Các Nhà Phê Bình Thời Khai Sáng Coi Hầu Hết Các Giáo Lý Của Thiên Chúa Giáo Là Mê Tín
Lê thị Kim Hoa
https://sachhiem.net/TONGIAO/FB/FBLeThiKimHoa09.php
31-Mar-2025
... những nhà phê phán tôn giáo này đã thành công trong việc biến chiến dịch chống lại ma thuật và MÊ TÍN của Kito giáo vào thế kỷ 17 thành một chiến dịch chống lại chính Kito giáo.

Trích “Bách khoa toàn thư về thời kỳ Khai sáng”
Trong cách sử dụng hiện đại, niềm tin và sự thực hành nghi lễ xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, sợ hãi trước những điều chưa biết, hoặc tin tưởng vào ma thuật (SH- họ gọi là "phép lạ") và sự may rủi. Trong suốt thời kỳ KHAI SÁNG, những nhà phê bình tôn giáo cấp tiến đã gọi bất kỳ niềm tin nào vào PHÉP LẠ, SỰ MẠC KHẢI, phép thuật, hoặc siêu nhiên, là MÊ TÍN. Họ xem hầu hết giáo lý Kito giáo là MÊ TÍN.
Trong suốt thế kỷ 17, một chiến dịch đã được các nhà thần học Kito giáo chính thống, cả Công giáo La mã và Tin lành, tiến hành chống lại việc thực hành ma thuật. Những thực hành không được hoan nghênh này được dán nhãn là MÊ TÍN, và những người thực hành ma thuật bị BỨC HẠI như những kẻ dị giáo.
Các nhà phê bình tôn giáo ở thế kỷ 18 được khai sáng đã chỉ ra những điểm tương đồng giữa MÊ TÍN với niềm tin chính thống, nhấn mạnh sự thật rằng tất cả các phép lạ, đều là những sự kiện phi tự nhiên không tuân theo các quy luật cũng như vận hành trong vũ trụ. Họ đặc biệt chỉ trích các truyền thống xung quanh các phép lạ của Giêsu Kito và các thánh.
Bằng cách đánh đồng tất cả các niềm tin Kito giáo với sự MÊ TÍN, ngoại trừ những thứ có thể tiếp cận với lý lẽ, những nhà phê phán tôn giáo này đã thành công trong việc biến chiến dịch chống lại ma thuật và MÊ TÍN của Kito giáo vào thế kỷ 17 thành một chiến dịch chống lại chính Kito giáo.
Sự kết hợp giữa Kito giáo với MÊ TÍN thường bao hàm những cuộc phê phán ngầm vào sự CUỒNG TÍN, vào sự không khoan dung, và vào mối quan hệ quyền lực đan xen chặt chẽ giữa nhà thờ và nhà nước. Các nhà văn khai sáng nổi bật gắn liền với cuộc tấn công vào MÊ TÍN là Pierre Bayle, David Hume và Voltaire..



Lê thị Kim Hoa dịch
Source: (Encyclopedia of the Enlightenment by Wison, Ellen Judy 2004) trang 577https://archive.org/details ...
Nguồn: Lê Thị Kim Hoa ngày 30 tháng 3, 2025
Trang Thời Sự