Câu Chuyện Lịch Sử Tàn Bạο Của Đạo Chúa Về 3 Cái Lồng Kim Loại Treo Trước Tháp Chuông Nhà Thờ Thánh Lambert Ở Nước Đức.
Kaushik Patowary/ Lê thị Kim Hoa
http://sachhiem.net/TONGIAO/FB/FBLeThiKimHoa08.php
27-Jun-2024
Khi ta cho du nhập một thứ tôn giáo mà giáo lý mang tính cực đoan, độc đoán, bất khoan dung, tức là ta đã liều lĩnh giao sinh mạng của xã hội vào tay của họ. Một bài học về Cách Mạng Màu dưới hình thức tôn giáo. Đây cũng là một bài học về tự do tôn giáo và tôn giáo bất khoan dung. (SH)
Nếu bạn ngước cổ nhìn lên khi đứng trước Nhà thờ Công giáo thánh Lambert ở Münster, nước Đức, bạn có thể nhìn thấy ba chiếc lồng sắt treo trên gác chuông của nhà thờ, ngay phía trên mặt đồng hồ. Những chiếc lồng trống rỗng, nhưng năm trăm năm trước chúng đã giam giữ những χác cнết bị cắt χén, thối rữα của ba nhà cách mạng đã lãnh đạo một trong những cuộc cách mạng Tin lành tàи bạο nhất trong lịch sử.
Vào thế kỷ 16, Münster được cai trị bởi giám mục thân vương tên Franz von Waldeck. Waldeck là người Công giáo, nhưng ông ta chấp nhận bất kỳ loại đức tin nào miễn là nó có nguồn gốc Cơ đốc giáo. Thái độ nhập nhằng của Waldeck đối với những người theo phong trào Cải cách đã thu hút mọi loại người, vì nó cho phép họ thực hành tôn giáo của mình mà không bị đe dọa đàn áp.
Trong bối cảnh đó, một người Hà Lan tên là Johan Beukelszoon đến từ thành phố Leiden, vì anh ta nghe nói Münster rất thân thiện với những người theo đạo Anabaptist (Rửa tội lại). Những người ủng hộ giáo phái Anabaptist, mà nhiều người coi là một nhánh của đạo Tin lành, tin rằng chỉ những người lớn tuyên xưng đức tin của họ vào chúa Kitô mới có thể được rửa tội chứ không phải trẻ sơ sinh. Họ cũng tin rằng mọi người đều bình đẳng và mọi của cải phải được phân chia đồng đều.
Khi đến nơi, John xứ Leiden—tên thường gọi của anh ta—nhận thấy nhiều tín đồ đang hào hứng với những ý tưởng mới này. Anh ta không mất nhiều thời gian để lôi kéo một số nhà truyền giáo địa phương và họ cùng nhau bắt đầu tiến hành các bài giảng tố cáo các giáo lý Công giáo và cổ vũ giáo phái Anabaptist. Thông qua các cuốn sách nhỏ được phân phát khắp miền bắc nước Đức, những người theo giáo phái Anabaptist kêu gọi người nghèo trong vùng tham gia cùng công dân Münster để chia sẻ sự giàu có của thị trấn và hưởng lợi ích tinh thần từ việc được Thiên đường bầu chọn.
Chẳng bao lâu sau, John đã huy động một nhóm lớn những người cuồиg tín để biến thành phố khoan dung này thành một nơi rất khác.
Giám mục Franz von Waldeck và hội đồng thành phố bị đuổi khỏi chức vụ, và một thị trưởng mới được bổ nhiệm. Những người không theo đạo bị đuổi ra khỏi nhà và tài sản của họ bị tịch thu. Họ được thay thế bởi những người theo đạo Anabaptist tràn vào từ các làng xung quanh với số lượng lớn. Các thánh đường và tu viện trở thành địa điểm tổ chức các cuộc truy hoan của phong trào bài trừ thánh tượng khi đạo Anabaptist trở thành bắt buộc. Tiền bị đặt ngoài vòng pháp luật và việc sở hữu tài sản bị cấm. Sách bị đốt cháy.
John xứ Leiden tự xưng là người lãnh đạo và thành lập Huân chương Hoàng gia hoàn chỉnh với Tòa án Hoàng gia. Anh ta tự may cho mình một bộ trang phục của vua, đồng thời yêu cầu những người theo mình khỏα thân để chuẩn bị cho Ngày chúa tái lâm. Chế độ đa thê được thực hiện bắt buộc và bản thân John đã lấy mười sáu người vợ. Hình phạt tử hìиh cho những tội tầm thường đã trở nên phổ biến. Trong khi đó, người dân cнết đói vì lương thực và nguồn cung cấp cạn kiệt.
Sau hơn một năm vô luật pháp, giám mục Công giáo Franz von Waldeck đã thành công trong việc giành lại thành phố từ tay quân nổi dậy. Vào tháng 1 năm 1536, John xứ Leiden, Bernhard Knipperdolling (thị trưởng mới) và một tín đồ nổi tiếng khác, Bernhard Krechting, bị trα tấn và hành qυyết tại khu chợ Münster. Thi thể của họ được đặt trong những chiếc lồng có kích thước bằng quan tài và treo trên gác chuông của Nhà thờ Thánh Lambert, lưu giữ ở đó trong suốt 50 năm. Những chiếc lồng vẫn treo trên gác chuông nhà thờ.
Kaushik Patowary / Lê thị Kim Hoa dịch
Source: The Hanging Cages of St. Lambert's Church in Münster https://www.amusingplanet.com ... , Mar 12, 2020
Nguồn: Lê Thị Kim Hoa ngày 1 tháng 6, 2024
Trang Thời Sự