Washington Lấy Tư Cách Gì Để Chỉ Trích Hà Nội Trước Thềm Chuyến Thăm Của Tổng Thống Putin
Sharma Rachana
http://sachhiem.net/SACHNGOAI/FB/SharmaRachana_01.php
22-Jun-2024
2 lý do chính mà Washington cảm thấy «khó ở» và đã thể hiện điều đó bằng sự bực tức kèm theo đó là thái độ hằn học và cay cú
Ba ngày trước chuyển thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Putin đến Việt Nam theo lời mời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Reuters - một kênh truyền thông lâu đời có trụ sở tại Anh đã đăng bài viết với tựa đề Russia's Putin to visit Vietnam, sparking US rebuke of Hanoi tạm dịch là Putin của nước Nga đến thăm Việt Nam, làm dấy lên chỉ trích của Mỹ đối với Hà Nội của 2 tác giả Francesco Guarascio và Khanh Vu đăng ngày 17 tháng 06 năm 2024.
Bài viết thể hiện sự hằn học và cay cú của Mỹ - Đối tác chiến lược toàn diện mà Hà Nội vừa mới nâng cấp vượt cấp lên 2 cấp hồi tháng 09 năm 2023, chỉ 3 tháng sau vụ khủng bố giết chết 6 nhân viên công vụ và 3 dân thường xảy ra tại Đắk Lắk do mấy con ki tin lầm (tin lành) thực hiện.
Với lý do Việt Nam «dám cả gan» mời Tổng thống Putin sang thăm giữa lúc chiến sự tại Ukraine đang đến hồi khốc liệt, nơi thế lực ủy nhiệm của Washington đang thất thế trên toàn mặt trận. Hội nghị thượng đỉnh tại vừa diễn Thụy Sĩ đã thất bại trong mưu đồ tập hợp dư luận toàn cầu để lên án, chống Nga. Hà Nội đã không cử đại diện đến hội nghị này nhưng lại cử Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự Đối thoại BRICS với các nước đang phát triển tại Nizhny Novgorod của Nga hôm 11 tháng 06.
Vậy Reuters đã viết gì? Sau đây là phần dịch toàn văn bài viết về lời chỉ trích của Mỹ đối với Việt Nam đăng trên kênh truyền thông này. (Reuters)
Đại sứ Hoa kỳ tại Việt Nam, Marc E. Knapper
HÀ NỘI, ngày 17 tháng 6 (Reuters) – Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm Hà Nội trong tuần này, truyền thông nhà nước Việt Nam và Nga cho biết hôm thứ Hai, nhấn mạnh lòng trung thành của Việt Nam do Cộng sản cai trị đối với Nga và gây ra sự chỉ trích của Mỹ.
Chuyến thăm diễn ra sau khi Hà Nội né tránh hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine ở Thụy Sĩ vào cuối tuần trước trong khi cử Thứ trưởng Ngoại giao tới cuộc họp BRICS ở Nga vào đầu tuần trước.
Các quan chức cho biết ông Putin, người mới tuyên thệ nhậm chức lần thứ năm chỉ hơn một tháng trước, dự kiến sẽ gặp tân chủ tịch nước Việt Nam, Tô Lâm, và các nhà lãnh đạo khác trong chuyến thăm hai ngày tới Hà Nội vào thứ Tư và thứ Năm.
Mỹ, quốc gia đã nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hà Nội vào năm ngoái và là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, đã phản ứng gay gắt.
Người phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội nói với Reuters khi được hỏi về tác động của chuyến thăm đối với mối quan hệ với Mỹ: “Không quốc gia nào nên tạo cho Putin một diễn đàn để thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược của ông ta và mặt khác cho phép ông ta bình thường hóa hành vi tàn bạo của mình”.
Người phát ngôn nói thêm: “Nếu ông ấy có thể đi lại tự do, điều đó có thể bình thường hóa những hành vi vi phạm luật pháp quốc tế trắng trợn của Nga”, đề cập đến cuộc xâm lược Ukraine mà Putin phát động vào tháng 2 năm 2022.
Bộ Ngoại giao Việt Nam không trả lời yêu cầu bình luận.
Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) có trụ sở tại Hague đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga vào tháng 3 năm 2023 với cáo buộc tội ác chiến tranh ở Ukraine. Việt Nam, Nga và Mỹ không phải là thành viên của ICC.
Liên minh châu Âu, một đối tác kinh tế quan trọng khác của Việt Nam, không bình luận trước chuyến thăm, nhưng bày tỏ sự không hài lòng vào tháng trước về quyết định của Hà Nội trì hoãn cuộc gặp với đặc phái viên EU về lệnh trừng phạt Nga - một sự chậm trễ mà các quan chức EU cho rằng có liên quan đến việc chuẩn bị cho chuyến thăm của Putin.
Ian Storey, thành viên cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore cho biết đây là cách Hà Nội thể hiện quan điểm thông qua chuyến thăm nhằm «chứng minh Việt Nam theo đuổi chính sách đối ngoại cân bằng, không thiên vị bất kỳ cường quốc nào», sau khi nước này tổ chức chuyến thăm của Joe Biden và Tập Cận Bình trong những tháng gần đây.
NĂNG LƯỢNG, VŨ KHÍ, CÔNG NGHỆ
Hai quan chức nói với Reuters rằng tổng cộng đã có 5 chuyến thăm và trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên tới Việt Nam kể từ năm 2017, ông Putin dự kiến sẽ công bố các thỏa thuận trong các lĩnh vực bao gồm thương mại, đầu tư, công nghệ và giáo dục, mặc dù các hạng mục đó có thể thay đổi.
Tuy nhiên, các quan chức cho biết, các cuộc thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể sẽ tập trung vào các vấn đề nhạy cảm hơn nhưng họ từ chối tiết lộ danh tính vì vấn đề này chưa được công khai.
Những cuộc đàm phán đó sẽ bao gồm vũ khí mà trước đây Nga là nhà cung cấp hàng đầu cho Việt Nam; năng lượng, với các công ty Nga hoạt động tại các mỏ khí đốt và dầu mỏ của Việt Nam tại các khu vực Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền; và thanh toán, vì hai nước gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch do các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với các ngân hàng Nga, một quan chức cho biết.
Không rõ liệu thông báo về các chủ đề này có được đưa ra hay không.
Carl Thayer, chuyên gia cấp cao về an ninh Việt Nam tại Học viện Lực lượng Quốc phòng Úc ở Canberra, cho biết: “Các vấn đề chính liên quan đến việc củng cố các mối quan hệ kinh tế và thương mại, bao gồm cả việc bán vũ khí”.
Ông Putin và các nhà lãnh đạo Việt Nam có thể sẽ đồng ý thực hiện các giao dịch tiền tệ bằng đồng rúp thông qua hệ thống ngân hàng để có thể thanh toán hàng hóa và dịch vụ, ông nói.
Trên là toàn văn bài viết đăng trên Reuters ngày 17 tháng 06 năm 2024, ngay trước thềm chuyền thăm của tổng Thống Putin đến Việt Nam.
Ngoài phần sau chủ yếu nói về các lĩnh vực mà lãnh đạo hai nước có thể thảo luận trong chuyến thăm thì phần đầu bài viết tập trung vào 2 lý do chính mà Washington cảm thấy «khó ở» và đã thể hiện điều đó bằng sự bực tức kèm theo đó là thái độ hằn học và cay cú.
Thứ nhất, bài viết dẫn lời phát ngôn của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội gọi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraina là «cuộc xâm lược» và các quốc gia không nên tạo diễn đàn cho ông Putin thúc đẩy cuộc chiến xâm lược và bình thường hóa hành vi tàn bạo.
Thứ hai, cũng là phát ngôn của đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội viện dẫn luật pháp quốc tế cũng như lệnh bắt giữ của tòa hình sự quốc tế (ICC) đối với Tổng tống Putin để lên án Nga «vi phạm luật pháp quốc tế trắng trợn»
Chưa cần bàn đến những lời lên án của Mỹ đối với Nga là đúng hay sai, chỉ riêng việc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội to còi, lớn tiếng chỉ trích Hà Nội đã thể hiện thái độ trịch thượng, bề trên và là hành vi can thiệp thô bạo, trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Cần phải nhắc lại rằng trong tuyên bố nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ hồi tháng 09 năm 2023 của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trong có đoạn:
Tôi và ngài Tổng thống Joe Biden đã thay mặt hai nước vừa quyết định thông qua tuyên bố chung nâng tầm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác phát triển bền vững.
Quan hệ đối tác đó sẽ tiếp tục dựa trên cơ sở tôn trọng đầy đủ những nguyên tắc cơ bản định hướng cho quan hệ hai nước trong thời gian qua, trong đó có sự tôn trọng hiến chương Liên Hiệp Quốc, luật pháp quốc tế và thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Chúng tôi cũng nhấn mạnh rằng sự hiểu biết lẫn nhau, hòa cảnh của nhau, tôn trọng các lợi ích chính đáng của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau là những nguyên tắc cơ bản có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước và quan hệ quốc tế. Việt Nam đánh giá cao và coi trọng sự khẳng định của Hoa Kỳ ủng hộ một nước Việt Nam mạnh, độc lập, tự cường và thịnh vượng.
Tuyên bố của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong sự kiện nâng cấp quan hệ ngoại giao lên cấp cao nhất với Washington, tháng 09 năm 2023.
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ thể hiện tái độ lưu manh, trịch thượng và thực hiện hành vi can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ ngoại giao lên cấp cao nhất chưa đầy một năm trước.
Ngày 22 tháng 04 năm 2024, Bộ Ngoại giao Mỹ ra báo cáo lên án tình hình nhân quyền Việt Nam trong năm 2023. Chỉ 7 tháng sau khi hai nước nâng cấp quan hệ ngoại giao lên cấp cao nhất, đây là lần đầu tiên Mỹ can thiệp thô bạo vào công việc nội bội của Việt Nam. Ba ngày sau Hà Nội lên tiếng bác bỏ và gọi đó là «nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác»
Ngày 01 tháng 05 năm 2024, Ủy hội Tự do Tôn giáo Quốc tế Mỹ (USCIRF) công bố báo cáo tự do tôn giáo 2024, tiếp tục kêu gọi Bộ Ngoại giao Mỹ chỉ định Việt Nam là Quốc gia Cần quan tâm Đặc Biệt(CPC) vì cho rằng chính quyền nước này “đàn áp tôn giáo một cách nghiêm trọng.”
Đây là lần thứ 2, trong vòng chưa đầy một tháng sau khi lên án tình hình nhân quyền tại Việt Nam Mỹ tiếp tục kiếm cớ can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Hơn 1 tuần sau, Hà Nội lên tiếng bác bỏ và gọi đó là «những nhận định không khách quan, mang tính định kiến và không chính xác về tình hình thực tế tại Việt Nam»
Trên chỉ liệt kê hai sự kiện mà Mỹ thực hiện hành vi can thiệp thô bạo vào tình hình nội bộ Việt Nam mà Hà Nội lên tiếng phản bác chính thức. Chưa kể những sự kiện mà Hà Nội không lên tiếng chính thức.
Như vậy trong vòng chưa đầy một năm kể từ khi Việt Nam và Mỹ nâng cấp quan hệ ngoại giao vượt cấp lên mức cao nhất là Đối tác chiến lược toàn diện. Bất chấp các tuyên bố của Hà Nội mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh về việc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đặc biệt là không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
Mỹ đã thể hiện cả bằng thái độ, lời nói và hành vi rằng Washington không coi tuyên bố của Hà Nội là cái quần què gì cả. Dù trước đó đám đầu sỏ chính trị Mỹ, trong đó có đại sứ Mỹ Marc Knapper luôn dùng những lời hoa mỹ nhưng sáo rỗng về cái gọi là hữu nghị Việt - Mỹ.
Đồng thời Mỹ luôn sẵn sàng chà đạp, vứt bỏ tất cả các cam kết khi cần thiết, kiểu nói vậy nhưng không phải vậy hay lật lọng nói một đằng làm một nẻo. Đây là phong cách ngoại giao lưu manh đặc trưng của phường đế quốc mà Mỹ chưa bao giờ từ bỏ nhất là đối với những nước yếu thế hơn Mỹ.
Về kinh tế, theo thống kê về đầu tư nước ngoài, hiện nay Mỹ đang đứng chót bảng về số vốn đầu tư tại Việt Nam.
Biểu đồ tỉ lệ số vốn đầu tư của các quốc gia tại Việt Nam tính đến năm 2023
Quan hệ kinh tế Việt - Mỹ chủ yếu là Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, nhưng để xuất khẩu được vào Mỹ, ngoài rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, Việt Nam còn chịu vô số các điều kiện chính trị, các vụ kiện chống bán phá giá vô lý, các doanh nghiệp Việt Nam bị chèn ép, bị đối xử bất bình đẳng trong các vụ tranh chấp thương mại do Mỹ chưa công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường dù EU, Nhật, Hàn đã công nhận từ lâu.
Lý do Mỹ không công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam không phải vì tiêu chuẩn của Mỹ cao hơn các nước khác. Mà lý do thực sự là Mỹ muốn sử dụng đây như một miếng mồi, một miếng phô mai trong cái bẫy chuột để tiếp tục trục lợi, lạm dụng và là con bài mặc cả khi muốn chèn ép, răn đe Hà Nội trong các vấn đề chính trị.
Về lịch sử, kể từ khi cuốn gói tháo chạy vào ngày 30 tháng 04 năm 1975 sau thất bại ô nhục trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam, kể từ đó đến nay hầu hết nếu không muốn nói là tất cả các cuộc chiến lớn nhỏ trên thế giới từ Nam Tư đến Afghanistan, Iraq, Libya, Syria,… đều có bàn tay lông lá của Mỹ.
Một lính Mỹ đang tươi cười tạo dáng bằng thi thể trẻ em Afghanistan sau khi bắn chết nạn nhân. Hình ảnh được truyền thông Đức công bố năm 2011
Đặc biệt trong hai cuộc chiến gần đây tại Iraq và Lybia nơi Mỹ vô cớ thực hiện các cuộc xâm lược phi pháp và tàn bạo nhằm vào các quốc gia có chủ quyền bằng những lý do ngụy tạo với vô số tội ác chiến tranh, mà nổi tiếng nhất là vụ ngược đãi, tra tấn tù nhân Iraq tại nhà tù Abu Ghraib.
Một kiểu nhân quyền mà Mỹ dành cho người dân Iraq tại nhà tù Abu Ghraib sau khi lật đổ «chế độ độc tài» Saddam Hussein.
Tuy nhiên, khác với những lời tuyên tuyền nhội sọ mà bọn điếm truyền thông cả trong và ngoài nước tung ra trong giai đoạn đầu của các cuộc chiến tranh xâm lược về cái gọi là lật đổ độc tài, phi dân chủ. Ngày nay cả dư luận quốc tế và nhiều người Việt Nam đã nhìn ra chân tướng và bản chất các cuộc chiến này không gì ngoài mục đích bảo vệ sự thống trị của đồng đô la và chiếm đoạn tài nguyên của các quốc gia mục tiêu bị Mỹ xâm lược.
Mỹ lấy lý do Iraq sở hữu «vũ khí giết người hàng loạt» để phát động cuộc chiến xâm lược nước này. Sau khi lật đổ Tổng thống Saddam Hussen cho đến nay Mỹ vẫn chưa tìm được vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iraq, nhưng dư luận thế giới chứng kiến cảnh lính Mỹ ngồi trên đống vàng của Iraq theo theo đúng nghĩa đen.
Vàng của Iraq thì Mỹ hưởng, còn uranium nghèo dành cho người dân Iraq. Trong hình là cảnh các ca dị tật, quái thai do cha mẹ các bé bị phơi nhiễm uranium nghèo từ vũ khí mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh xâm lược Iraq.
Ngoài những cuộc chiến và tội ác chiến tranh trong quá khứ thì hiện nay, bên cạnh cuộc chiến tại Ukraina, Mỹ đang tích cực tham gia một cuộc chiến khác với vai trò đồng phạm tích cực. Đó chính là cuộc diệt chủng ghê rợn và man rợ của Israel đối với người dân Palestine.
Một cuộc diệt chủng công khai và thách thức dư luận quốc tế, vi phạm tất cả các chuẩn mực luật pháp quốc tế về luật nhân đạo trong chiến tranh cũng như các chuẩn mực về đạo đức, nhân đạo đã gây ra làn sóng phẫn nộ khắp thế giới.
Thậm chí, ngay chính tại nước Mỹ hàng loạt cuộc biểu tình của sinh viên đã diễn ra để phản đối vai trò đồng phạm tích cực của chế độ Washington trong cuộc diệt chủng người Palestine của Israel. Đáp lại các cuộc biểu tình ôn hòa không tất sắt của sinh viên là các cuộc đàn áp không khoan nhượng của cảnh sát Mỹ, là dùi cui, là hơi cay và thậm chí là cả súng bắn tỉa.
Cảnh sát Mỹ đàn áp các cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên ủng hộ Palestine và phản đối vai trò đồng phạm của Washington trong cuộc diệt của Israel tại Gaza.
Blogger chính trị Jackson Hinkle nói về lính bắn tỉa Mỹ được triển khai tại Đại học Ohio để đối phó với các cuộc biểu tình ôn hòa của sinh viên.
Ngay cả khi Liên Hiệp Quốc đã liệt Israel vào danh sách đen các quốc gia xâm hại quyền trẻ em thì chế độ Washington vẫn tiếp tục bao che và bơm vũ khí cho chế độ Netanyahu thực hiện cuộc diệt chủng tại Gaza.
Rất nhiều trẻ em Palestine đã thiệt mạng trong các cuộc đánh bom, không kích vào các mục tiêu dân sự của Israel trong sự bao che, dung túng của Mỹ và phương Tây.
Kinh tởm hơn, khi Tòa Hình sự Quốc tế - ICC lên tiếng về những tội ác của Israel và ra lệnh bắt giữ Thủ tướng Netanyahu, kẻ có vai trò cầm đầu trong cuộc diệt chủng tại Gaza. Thì ngay lập tức, Mỹ với vai trò đồng phạm tích cực của Israel đã lớn tiếng đe dọa trừng phạt các quan chức của tổ chức này.
Cần phải nhắc lại rằng ICC chính là tổ chức đã phát lệnh bắt giữ Tổng thống Putin với cáo buộc rằng việc Nga sơ tán trẻ em Ukraina khỏi vùng chiến sự nguy hiểm là bất hợp pháp thì chính Mỹ đã hoan nghênh tổ chức này bắt giữ Tổng thống Putin. Joe Biden nói Putin phạm tội ác chiến tranh và gọi cáo buộc của ICC là chính đáng.
Ngoài Joe Biden thì lệnh bắt giữ Tổng thống Putin còn nhận được sự tán dương của đám đầu sỏ chính trị Mỹ. Nổi tiếng nhất trong đám này là Lindsey Graham, một tay diều hâu khét tiếng từng nói với Zelensky rằng người Nga đang chết và Mỹ chưa bao giờ tiêu tiền tốt như vậy. Lindsey Graham còn được biết đến như một trong những kẻ khuyến khích người Ukraina đánh Nga đến người Ukraina cuối cùng.
Dư luận quốc tế đã chụp hình so sánh phát ngôn của tay này đối với ICC khi tổ chức này phát lệnh bắt Tổng thống Putin và Netanyahu.
Lindsey Graham khi ICC ra lệnh bắt Tổng thống Putin:
Quyết định của ICC ban hành lệnh bắt giữ Vladimir Putin là một bước đi đúng hướng của cộng đồng quốc tế.
Nó còn hơn cả được chứng minh bằng bằng chứng.
Lindsey Graham khi ICC ra lệnh bắt Netanyahu:
Quyết định quá đáng này thực sự là một cái tát vào mặt nền tư pháp độc lập ở Israel, quốc gia nổi tiếng về nền độc lập.
Tôi sẽ đưa ra một tuyên bố chi tiết về các hành động thái quá của ICC chống lại Nhà nước Israel và tôi sẽ tích cực làm việc với các đồng nghiệp ở cả hai đảng trong cả hai viện để đưa ra các biện pháp trừng phạt thích đáng đối với ICC.
Tiêu chuẩn kép, đạo đức giả, mặt dày, vô liêm sĩ,… là những tính từ mà dư luận quốc tế nói về chế độ Washington và đám đầu sỏ chính tri Mỹ khi so sánh phản ứng của nước này đối với ICC khi tổ chức này phát lệnh bắt giữ tổng thống Putin và Netanyaho.
Bất chấp những sự kiện trên đám đầu sỏ chính trị Mỹ vẫn tự do đi lại khắp nơi rao giảng đạo đức, dân chủ và nhân quyền. Tại Việt Nam chúng được tự do dạo phố đi lại, điều mà chúng thậm chí còn không dám làm ngay trên đất Mỹ. Nhưng không một quốc gia nào lên tiếng với thái độ ghen ăn tức ở như cái cách mà đại sứ Mỹ tại Hà Nội thể hiện trước chuyến thăm của Tổng thống Putin đến Việt Nam.
Hơn nữa việc Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội viện dẫn luật pháp quốc tế lẫn ICC để lên án, chỉ trích Hà Nội càng cho thấy cái bản mặt lưu manh, đế quốc của chế độ Washington khi tìm cách can thiệp một cách thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam. Nó chà đạp lên mọi nguyên tắc ngoại giao quốc tế, chà đạp lên tuyên bố của Hà Nội khi nâng cấp quan hệ ngoại giao với Washington.
Rõ ràng xét về chính trị, kinh tế, lịch sử, luật pháp quốc tế, Mỹ không có bất kỳ tư cách gì để lên án hay chỉ trích Hà Nội khi Việt Nam mời Tổng thống Putin sang thăm.
Vậy câu hỏi đặt ra là Mỹ lấy tư cách gì để chỉ trích là lên án Hà Nội. Câu trả lời đó là Mỹ lấy tư cách ông chủ nói với đầy tớ. Đó là tư cách đế quốc nói với chư hầu. Và chỉ có ông chủ với đầy tớ hay đế quốc với chư hầu mới có kiểu nói chuyện trịch thượng, lưu manh như vậy.
Cần phải nhắc lại cho những ai chưa biết hoặc không nhớ rằng đây không phải là lần đầu tiên Washington tỏ thái độ trịch thượng và lưu manh như vậy đối với Hà Nội.
Cách đây 9 năm vào tháng 03 năm 2015, Washington đã “yêu cầu” Hà Nội không được cho máy bay Nga tiếp nhiên liệu tại các căn cứ quân sự tại Việt Nam, với lý do Nga thực hiện các chuyến bay “khiêu khích” gần lãnh thổ Mỹ.
Trong bài viết đăng trên VOA - kênh truyền thông của Mỹ với tựa đề US Asks Vietnam to Stop Russian Use of Cam Ranh Bay, tạm dịch là “Mỹ yêu cầu Việt Nam không cho Nga sử dụng vịnh Cam Ranh”.
Bài viết trên VOA nói về việc Washington yêu cầu Hà Nội không cho máy bay Nga sử dụng cảng Cam Ranh.
Nội dung bài viết có đoạn:
Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội đã yêu cầu chính phủ Việt Nam ngừng cho phép Nga sử dụng căn cứ quân sự để tiếp nhiên liệu cho máy bay của mình. Mỹ cho biết Nga đã thực hiện cái mà họ gọi là “các chuyến bay khiêu khích” quanh lãnh thổ Mỹ ở Thái Bình Dương. Các quan chức chưa nhận được câu trả lời từ Chính phủ Việt Nam.
Lisa Wishman là nhân viên Đại sứ quán tại Việt Nam. Bà nói với VOA hôm thứ Năm rằng Mỹ đã truyền đạt mối quan ngại của mình một cách riêng tư tới chính phủ Việt Nam vào tuần trước. Bà nói rằng chính phủ Mỹ tôn trọng quyền của Việt Nam trong việc ký kết các thỏa thuận với các nước khác. Nhưng bà nói thêm rằng Mỹ không muốn Việt Nam cho phép quân đội Nga sử dụng Vịnh Cam Ranh để “tiến hành các hoạt động có thể gây căng thẳng trong khu vực”.
…
Vincent Brooks là tướng chỉ huy của Lục quân Thái Bình Dương của Mỹ. Ông nói với hãng tin Reuters hôm thứ Tư rằng các máy bay Nga đã thực hiện các chuyến bay "khiêu khích". Chúng bao gồm các chuyến bay qua các khu vực xung quanh lãnh thổ Guam của Mỹ, cách Việt Nam 4.000 km về phía đông.
Từ việc “truyền đạt mối quan ngại của mình một cách riêng tư” cách đây 9 năm cho đến lên án, chí trích công khai là một bước leo thang đáng kể trong chính sách ngoại giao lưu manh, đế quốc của chế độ Washington đối với Hà Nội.
Vấn đề đặt ra là dựa trên cơ sở nào để Mỹ có bước leo thang đáng kể như vậy, câu trả lời đó là ngoài cái trại chó chuyên huấn luyện chó chăn cừu công khai mang tên ĐH Fulbright được thành lập năm 2016 thì Mỹ còn có hơn 7 triệu con ki mà thái độ của chúng là không cần che giấu tình yêu vô hạn đối với nước Mỹ, sự trung thành tuyệt đối với vatican và sự ác cảm thâm căn cố để đối với chế độ Cộng sản.
Hơn nữa, khác với năm 2015 kể từ năm 2024 vatican đã giành được quyền công khai cài một tên đặc vụ nằm vùng ngay tại Việt Nam dưới danh nghĩa đại diện không thường trú để thuận tiện trong việc chỉ đạo nhanh chóng và trực tiếp hơn 7 triệu con ki nói tiếng Việt ngay trong nội địa.
Tay đặc vụ nằm vùng này không ai khác chính là Marek Zalewski, một con ki đến từ Ba Lan, nơi nảy nòi phong trào Công đoàn đoàn kết làm sụp đổ chế độ Cộng sản tại nước này. Tại sao tôi lại gọi Marek Zalewski là tay đặc vụ nằm vùng, đây là một chủ đề nằm ngoài phạm vi bài viết này, có dịp tôi sẽ trình bày chi tiết trong một bài viết khác.
Một con ki đầu sỏ trong vài trò cầm đầu, kích động các cuộc bạo động tại Hồng Kông và chỉ đạo đám bạo động đối đầu với cảnh sát năm 2019.
Mấy con ki Hồng Kông tích cực xuống đường tham gia bạo động năm 2019.
Một pha “biểu tình ôn hòa” tại Hồng Kông trong phong trào dù vàng năm 2019.
Ngày 11 tháng 06 năm 2024 đánh dấu tròn 1 năm vụ khủng bố đẫm máu, man rợ tại Đắk Lắk giết chết 6 cán bộ nhà nước và 3 dân thường ngay trước chuyến thăm Trung Quốc của tưởng thú Phạm Minh Chính và chỉ 3 tháng trước khi Hà Nội quyết định nâng cấp quan hệ ngoại giao với Washington lên cấp cao nhất.
Vụ khủng bố dẫm máu tại Đắk Lắk là cái bợp tai lật mặt mà Washington dành cho Hà Nội về những điều mà nó không hài lòng, dù không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Lần này Washington đã thể hiện thái độ cay cú, hằn học ra mặt đối với Hà Nội thì liệu sẽ có thêm những “cái tát” lật mặt nào dành cho Hà Nội hay không? Chúng ta hay chờ xem.
Sharma Rachana
Nguồn vk.com/@consect-... ngày 20 Jun, 2024
Trang Thời Sự