Câu Chuyện Đình Chỉ Giỗ Vua Quang Trung ở Miếu Đôi - Phần 2
Nguyễn Đắc Xuân
http://sachhiem.net/NDX/NDX037a.php
02-Oct-2023
(tiếp theo Phần 1)
Trong lúc chờ kết luận của cuộc hội thảo do Tỉnh tổ chức sắp đến, chúng tôi thực hiện ý kiến của báo Thừa Thiên Huế từ nay “xin tạm dừng cuộc tranh luận, trao đổi tại đây”. (NĐX)
Miếu Đôi Làng Dạ Lê Chánh Tạm Ngừng Hoạt Động Để Chờ Ý Kiến Của Tỉnh Thừa Thiên Huế
Hôm nay là ngày 14.9.2023 đúng 80 ngày tọa đàm khoa học về Miếu Đôi kết thúc, cũng sau 1 ngày 231 năm ngày vua Quang Trung băng hà ở Huế. Trong ý nghĩ của tôi:
1. Dân làng Dạ Lê ở xa cũng như thân hữu của làng và của Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế không có lễ giỗ vua Quang Trung ở Miếu Đôi để tham dự, họ đã giỗ vua Quang Trung trong tâm của mình cũng có thể gọi là tâm giỗ;
2. Và cũng từ đây những người đã tham gia vào quyết định không cho phép làng Dạ Lê tổ chức giỗ vua Quang Trung lần thứ 231, họ đã có được một kỷ niệm mà mỗi lần họ đi trên đường Nguyễn Huệ, đường Quang Trung hay có con em học trường Quang Trung, học trường Nguyễn Huệ họ sẽ nhớ lại;
3. Sau lễ giỗ vua Quang Trung không thành, dân làng Dạ Lê cũng như các nhà nghiên cứu trong Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế tạm ngưng hoạt động để chờ kết luận theo ý kiến của GĐ Sở Văn hóa và Thể thao Phan Thanh Hải: “Do đó, đề nghị Hội Nghiên cứu và Phát triển di sản văn hóa Huế phối hợp cùng Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế và các nhà nghiên cứu, tiếp tục tổ chức Hội thảo, tọa đàm khoa học để tìm kiếm, đưa ra các chứng cứ khoa học về vấn đề nêu trên tạo được sự đồng thuận trong giới học thuật và dư luận.” (Trích công văn số 2163 của Sở Văn hóa ngày 11.9.2023).
Trong lúc chờ kết luận của cuộc hội thảo do Tỉnh tổ chức sắp đến, chúng tôi thực hiện ý kiến của báo Thừa Thiên Huế từ nay “xin tạm dừng cuộc tranh luận, trao đổi tại đây”.
Nguyễn Đắc Xuân
Nguồn: FB Nguyễn Đắc Xuân ngày 13 tháng 9, 2023
PHỤ ĐÍNH 1:
Sẽ Tìm Ra Chủ Nhân Và Sẽ Có Một Tấm Bia Đời Đời Với Lịch Sử
Xuân Phong
Kính gửi các nhà Việt học.
Kính gửi các nhà chức trách Cố Đô Huế.
Kính thưa quý vị!
“Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Thuở học, ở Thành phố Huế (Hùng Vương, Báo Quốc), lớn lên và trưởng thành trong chiếc nôi vương giả xứ kinh đô Huế và thấm nhuần nguồn tri thức thực học, trải nghiệm và tình người là cái gốc (đạo) của chủ nghĩa Thừa Thiên Huế.
Chúng tôi, luôn thao thức và tôn thờ tiền nhân. Từ chủ nghĩa Huế học, đến chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa bảo vệ, phát triển, “làm mới di sản” tại Cố Đô Huế. Với sự ảnh hưởng chung của đất nước và nhân loại trên thế giới…
Trong sự làm mới di sản ấy, với tâm huyết làm sống lại, sống dậy của một thời kỳ di sản vàng son trên đất Huế nói riêng và Việt tộc nói chung hơn 4000 ngàn năm. Chính 4000 năm văn hiến ấy mà nước Việt đã sinh ra những con người dám nghĩ, dám làm, còn hơn thế nữa.
Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang đã cho ta thấy rõ điều ấy, “chấp nhận dấn thân có nghĩa là chấp nhận hy sinh”. Phong trào sinh viên, phong trào xã hội (đô thị), phong trào Tiếp Hiện v.v…
Có nghĩa là chấp nhận dấn thân, chấp nhận hy sinh và sẽ có những con người biết chấp nhận sống với điều ấy vì tiền đồ dân tộc và Việt Nam và Huế.
Qua những thời kỳ biến chuyển của các xã hội (1945- 1963, 1975- 1995), xứ Huế, người cầm bút xứ Huế cũng phải dấn thân thăm dò, nghiêm trị và lãnh nhận xứ mệnh trái tim “Kết nối di sản, Hàn gắn di sản, Chuyển hóa di sản và Có lòng với di sản”.
Trong số đó, một tác viên Tâm Hằng, Nguyễn Đắc Xuân, nay đã là ông cụ 86 tuổi đời và đúng tròn 50 tuổi của người Thanh niên Non sông và Gấm vóc, cách mạng Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Tất Thành tiếp lửa và tạo hồn (làm linh hồn, làm chủ, lãnh đạo nhân dân) dấn thân và lên đường vì một Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu.
Người cầm bút Nguyễn Đắc Xuân mang bên mình trọng trách và tiếp nối ngọn lửa Thanh niên ấy trong hơn 1/3 đi tìm lại xứ Huế, đi tìm lại hồn dân tộc, có nghĩa là cất bước - dấn thân đi tìm giá trị các vị đế vương của dân tộc, bất kỳ chiến tuyến nào, thời đại hưng suy nào và cũng có nghĩa là đi tìm lại các giá trị di sản và nhân văn, Huế học bị chôn vùi…
Chính vì cái khó, của các thời đại hưng suy và đổi trắng thay đen nên đại đa số các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa, các nhà Việt học không thể quan sát và cảm ẩn bằng mắt thường được mà phải bằng kinh nghiệm xương máu, bằng hơi thở độc lập, bằng trí tuệ của tiền nhân và cẩn trọng xử lý các vấn đề từ sử học tới thực chứng (điền giã) vừa khoa học cũng phải vừa có yêu tố bí sử phương Đông- phải rất châu Á, phải rất Huế… đó là truyền thống ghi sử và khám phá sử và truyền sử có từ thời nhà nước Văn Lang - nhà Nguyễn trị vì…
NNC Nguyễn Đắc Xuân, không chỉ độc lập, dấn thân một mình mà NNC, Huế học đã thai nghén tinh thần tập thể, có tổ chức, thậm chí luôn có giới nhà nước, chính quyền các cấp bảo trợ và xác tín việc làm (1960-2023), song song bên cạnh cuộc đời ngâm cứu còn có các nhà tri thức lỗi lạc, các nhà yêu nước (Việt học) cận kề, các danh nhân đương đại (1945- 1960) chứng tri và chủ trì đồng sự.
Với tinh thần, việc làm, hữu duyên nói trên đã thể hiện đúng vai trò, trách nhiệm, công tâm của chủ Hội, Hội sáng lập NC, BV, PT DS VH (Hội Nghiên Cứu và Phát Triển Văn Hoá Huế) do nhà Huế Học Nguyễn Đắc Xuân cầm cương, không tiếc tuổi sức mà phục vụ Tỉnh nhà Thừa Thiên Huế - với vai vừa là cán bộ thanh niên tới cán bộ lão thành hiến dâng (không ngồi hưởng hưu trí) - Từ vai anh hùng thanh niên Phật tử 1963 tới cung đón Thiền sư Thích Nhất Hạnh, nhạc sĩ Phạm Duy, Giáo sư Trần Văn Khê …về cố quốc, sống và chết trên chính quê hương.
Từ vai Chủ tịch Hội được Thành phố phê duyệt, nhà chức trách cao cấp- Ủy Ban ND T T Huế bảo ký tới vì chữ nghĩa, chữ tình, chữ sĩ phu - Dã Lê nơi mình sinh ra nên quên mình một lần nữa để phụng sự và dấn thân về mảnh đất quê hứa: “Sẽ tìm ra các chứng tích…” chứng tích hoa cái hay chứng tích niên đại cổ xưa…, lập làng hoặc là chứng tích bí mật cách mạng… (Nơi tập kết lòng cứu quốc, tâm ái quốc của dân làng , quân lính, nho sĩ… trong các thời kỳ, năm tháng chiến tranh …)
Cả ba việc làm, ý nghĩa và tư cách trên Miếu Đôi, làng Dã Lê Chánh sẽ có kết quả, sẽ tìm ra chủ nhân và sẽ có một tấm bia đời đời với lịch sử, sẽ có một tấm giấy ghi nhớ công ơn của từ Tỉnh nhà hoặc từ Bộ Văn Hoá nước Việt Nam ban tặng cao quý, vốn có một quá khứ ẩn tình, linh ẩn - (Không….nói gì… từ Tinh Thần Phương Đông - Hùng Vương - Âu Cơ - Lạc Long Quân- Đinh Lê Lý Trần, Thích Quảng Đức, bí mật Tháng 8 Thành Công… )
Miếu Đôi vốn xuất thân Hiếu nghĩa, Hiếu quốc của bà con Dã Lê, Thuỷ Vân - TP Huế !?
Có thể đó là tấm lòng vàng son không có hai, cái tâm- tình duy nhất của một đời ông, cái dạ bên trong con người yêu Huế, yêu nước Việt, yêu kinh thư, trọng vọng yêu kính Quang Trung Nguyễn Huệ của NNC Nguyễn Đắc Xuân.
Viết tại Đường Nguyễn Sinh Cung.
Huế Mùa tựu trường, Ngày 14 tháng 09 năm 2023
Hậu bối, Phật Hoàng Trần Nhân Tông. PGVN
Tỳ Kheo Thích Pháp Bảo
Đăng bởi : FB Nguyễn Đắc Xuân ngày 13 tháng 9, 2023
Bài gốc: FB Xuân Phong ngày 13 tháng 9, 2023
Trang Lịch Sử