Quan Hệ Đối Tác Chiến Lược Toàn Diện Của Ngoại Giao Việt Nam Và Các Quốc Gia
Nguyễn Tiến Trung
http://sachhiem.net/THOISU_CT/FB/NguyenTienTrung.php
12-Sep-2023
Với việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã chính thức nâng cấp mức quan hệ ngoại giao từ đối tác toàn diện lên đối tác chiến lược toàn diện, và đây là quốc gia thứ 5 đến thời điểm hiện nay Việt Nam nâng cấp ở mức quan hệ ngoại giao cao nhất.
Trước đó, Việt Nam đã là đối tác chiến lược toàn diện với: Trung Quốc (2008); Nga (2012); Ấn Độ (2016); Hàn Quốc (2022). Vậy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện của ngoại giao Việt Nam với các quốc gia là như thế nào
1. Đối tác chiến lược toàn diện là gì:
- Mức cao nhất trong quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia là đối tác chiến lược toàn diện (comprehensively strategic partnership.
- Các quốc gia có sự tin cậy lẫn nhau ở cấp chiến lược, tức là không tấn công lẫn nhau, không liên minh chống lại các nước khác, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
- Các quốc gia hỗ trợ lẫn nhau và thúc đẩy sự hợp tác sâu rộng và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực mà các bên cùng có lợi. Cụ thể:
- Chính trị - Ngoại giao: sự tin cậy và hữu nghị, tức là 5 quốc gia (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ) tin cậy 100% vào chính trị và chính sách ngoại giao của quốc gia Việt Nam.
- Kinh tế - Thương mại – Đầu tư: Giúp kinh tế Việt Nam phát triển, đem tiền vào VN đầu tư nhiều hơn.
- An ninh – Quốc Phòng: mua bán vũ khí của nhau, cho thuê căn cứ quân sự giá rẻ, làm hậu cần cho chiến tranh.
- Khoa học – Công Nghệ: Giúp khoa học, công nghệ VN phát triển.
- Văn Hóa: trao đổi văn hóa giữa các quốc gia nhu Âm nhạc, điện ảnh,…
2. Trong quan hệ với 5 quốc gia đối tác chiến lược toàn diện thì Việt Nam ưu tiên lĩnh vực mà quốc gia đó có thế mạnh:
- Các quan hệ đối tác chiến lược của Việt Nam mang tính toàn diện và linh hoạt bao gồm các hợp tác trên nhiều lĩnh vực, như chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng, khoa học - công nghệ, văn hóa,...
- Trong quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam ưu tiên các lĩnh vực kinh tế và Chính trị vì đó là thế mạnh của Trung Quốc.
- Với Nga thì ưu tiên lĩnh vực quốc phòng – an ninh.
- Với Ấn Độ thì ưu tiên quốc phòng và khoa học công nghệ.
- Với Hàn Quốc thì ưu tiên lĩnh vực kinh tế và tài chính.
- Với Mỹ thì ưu tiên Quốc Phòng – An Ninh và kinh tế.
Ví dụ dễ hiểu:
- Về nguyên tắc hợp tác không nhất thiết phải ở cấp cao, mà có thể diễn ra ở từng ngành hoặc địa phương chỉ cần thông qua hệ thống chính quyền hoặc Sở-Ban-Ngành, Ví dụ như một trường đại học của Hoa Kỳ liên kết với Bộ Giáo dục của Việt Nam thành lập nên một trường đại học Mỹ Việt hay một bệnh viện, 1 công ty ở Hoa Kỳ,…
- Việt Nam có thể mua vũ khí từ Mỹ
- Việt Nam có thể diễn tập quân sự với Hoa Kỳ.
3. Khái niệm Đối tác chiến lược toàn diện ra đời khi nào?
- Đại hội X của Đảng (năm 2006) tiếp tục nhấn mạnh “Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế”, đồng thời đặt mục tiêu “Đưa các quan hệ quốc tế đã được thiếp lập đi vào chiều sâu, ổn định, bền vững”.
- Đại hội X, XI, XII, XIII của Đảng, khái niệm “quan hệ đối tác” được đề cập ở “mức độ cao hơn, sâu sắc hơn, chất lượng hơn và toàn diện hơn”, từ đó mới có định nghĩa Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam.
Nguyễn Tiến Trung
Nguồn FB Nguyễn Tiến Trung ngày 11 tháng 9, 2023
Trang Thời Sự