●   Bản rời    

Hoàng Phủ Ngọc Tường: Người Có Ba Nhà & Tôi

Hoàng Phủ Ngọc Tường

Người Có Ba Nhà @ Tôi

Phan Tấn Công

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgP/PhanTanCong_HPNT.php

26-Jul-2023

LTS: Tòa soạn nhận được tin nhắn của tác giả: "Gửi chị bài viết về vợ chồng anh chị Hoàng Phủ Ngọc Tường và Lâm Thi Mỹ Dạ. Hai vợ chồng vừa qua đời cách nhau không lâu và sẽ được di quan về Huế. Đây là tình bạn dấu tranh thời chiến. Cám ơn chị." Nhân đến ngày tưởng niệm thương binh liệt sĩ, chúng tôi cho đăng bài này cùng một tâm ý chia sẻ chung cho những người đã cùng tâm huyết cho cuộc chiến gian khổ trong thế kỷ qua để chúng ta có được một Việt Nam thống nhất cho tới nay. (SH)

Niên học 1961-1962, đã trên 20 tuổi còn cắp sách đến trường, sức sống trẻ trung cũng thôi thúc tôi muốn tìm một lối ra của cuộc đời bằng sự nghiệp học vấn của   mình. Thật ra tôi lớn lên ở nông thôn vào tuổi này thì cũng còn dại khờ, hay ngần ngại, rụt rè, chưa tự tin nơi chính mình. Và sau này tôi ít nhiều chịu ảnh hưởng nhân cách của thầy giáo mình yêu thích.

Nhớ những ngày đầu từ lớp 10 lên lớp 11, một thầy giáo trẻ dạy môn Văn  và triết học, đã phụ trách chủ nhiệm lớp tôi, lớp tôi là chuyên Toán Lý Hóa. Có thể thầy chủ nhiệm vì trách nhiệm của mình, nên đã đã dò tìm tên các học sinh khá về  Môn Văn trong hồ sơ học bạ của lớp mình phụ trách. Sau một hai lần vào buổi dạy môn văn (hình như là 3 giờ  liên tục về môn văn trong một buổi chiều), và khi dược gọi tên trong danh sách của lớp thì phải  đứng lên để thầy nhìn mặt. Như thế ông ta đã nhớ tên của vài người như tôi mà ông cần biết khả năng học môn văn của học trò mình dạy. Tôi muốn nói đến sự quen biết của tôi  với thầy giáo ban đầu chỉ có cái tên là Nhà giáo và sau này có thêm 2 nhà: Nhà Văn, nhà báo. Hình ảnh người thầy có 3 nhà ấy đã in sâu trong tâm thức tôi. Tuổi trẻ của chúng tôi đang  lớn lên trong thời kỳ đất nước bị chiến tranh tàn phá, sống dưới chế độ áp bức tôn giáo trị, gia đình trị của chính quyền Ngô Đình Diệm hoàn toàn phụ thuộc vào sự lãnh đạo, chỉ huy của Bộ máy chiến tranh xâm lược của Hoa kỳ. Ước mơ của bao nhiêu thế hệ của con dân VN là đất nước  được hòa bình, dành lại độc lập và thống nhất đất nước như tôi đã bị cuốn hút trong dòng lịch sử đấu tranh chung ấy, thì thầy Hoàng Phủ Ngọc Tường dạy môn Văn học cấp III Trường Quốc Học là một gương sáng của lớp  trí thức trẻ ở Huế  cho lớp đàn em noi theo. Sau đây theo cảm nghĩ riêng của mình mà chẳng giống ai viết về thầy Tường cả. Bởi  vì tôi không đi theo nghiệp văn chương, chỉ là một học trò có thời gian ngắn của một niên khóa, học Văn là một môn phụ của Ban Toán Lý Hóa. Ông HP. Ng Tường đã là một Nhà Văn lớn của thời đại, nhiều người đã viết về Ông ta quá nhiều. Tôi viết lên những kỷ niệm nhỏ của tôi với thầy Tường ở Trường QH hồi 1961-1962 và sau nhiều năm mới găp lại nhau, cả hai  đều lâm vào trong hoàn cảnh thương tật và di chứng đột quỵ phải ngồi xe lăn tay.

-- o0o --

Dạo ấy, Vào năm học khoản gần 2 tháng, thầy HP Ng. Tường mỗi tháng cho một đề luận văn làm bài ở lớp và nộp bài tại chỗ, và một đề luận văn về nhà làm, tuần sau nộp bài ở lớp. Hai đề luận văn này đều cho làm bài tập chung của 3 khối ;Ban A (Khoa học  sinh hóa, Ban B (T.L.H) và Ban C (Văn chương), thầy Tường phụ trách day Văn cho cả 3 Khối ở trường QH.

Thầy HP. N. Tường và tôi gặp cái duyên quen thân nhau từ hai bài luận văn. Bài văn thứ nhất là bình luận về đề tài Truyện Kiều tôi được điểm cao cùng một vài bạn trong lớp, không có gì ấn tượng. Tôi có kỷ niệm bài luận văn thứ hai có đề ra: Ảnh hường của sự ra đời chữ quốc ngữ ở VN cuối thế kỷ thứ 19…. Một đề tài Văn học sử mà tôi cảm thấy khó quá, đã một tuần trôi qua mà tôi viết nhiều lần và chỉ viết không được ba trang giấy Ô vuông nhỏ cớ 21x27. Khi đến lớp, tôi xin anh trưởng lớp cho tôi nộp bài sau cùng, tôi cố gắng viết thêm cho đủ 4 trang, mọi người ngồi dãy ghế trước và sau dãy bàn của tôi đều có cái nhìn chê tôi bê bối quá. Tôi không viết bậy nếu chưa nghĩ suy thấu lý lẽ của đề tài. Thường ngày tôi cũng viết chậm và cũng cảm thấy nhiều người viết rất nhanh và tôi vẫn thán phục họ cái tài viết nhanh theo dòng tư tưởng của họ.

Một tuần sau vào buổi học văn, cả lớp ngồi im phăng phắt để nghe thầy Tường dũa, chê bai rất lâu về cái ngu của cả lớp, không có ai được điểm trung bình vì tất cả đã viết lạc đề tài. Bài được thầy phát lại cho từng người và đọc điểm lên làm chúng tôi cảm thấy xấu hổ với số điểm từ hai đến bốn điểm. Riêng tôi thì các bạn hiểu lầm  vì cho tôi là không chịu làm bài, nộp bài trễ nên có thể cái điểm thấp nhất của lớp là bài của  tôi. Cả lớp đang chờ điểm bài làm còn lại duy nhất cầm trên tay, thầy Tường chần chờ một chút, và đọc tên tôi - tôi lo lắng có thể là điểm 00- hay 01 do tôi viết ẩu không nháp tại lớp để nộp bài cho kịp. Tôi vừa đứng dậy thì  cũng vừa lúc thầy Tường xướng điểm 7, 5/10 bài luận văn, tôi ngẩn ngơ với kết quả này và cũng là lúc cả lớp nhìn tôi sững sờ. Tôi cũng hơi mắc cỡ, cúi mặt xuống khi nghe thầy đọc bài văn của tôi cho cả lớp nghe, thầy phân tích từng đoạn văn. Cũng  nhớ rằng buổi học này không có ghi chép mà chỉ nghe thầy thuyết giảng  văn học sử của thời kỳ  khai sinh chữ Quốc ngữ. Thế mà 3 giờ học cũng trôi qua mau chóng vì cái bài luận văn này sôi nỗi quá. Cuối giờ, thầy Tường ra về và mượn lại bài văn này.

Sau đó, cũng với bài văn này thầy Tường đem kịch bản chê bai văn chương ở lớp tôi dán lên đầu mấy lớp bạn  Ban C chuyên văn chương, bài Văn của tôi cũng dược đọc lên trong các lớp đó. Bài văn  đã đi lòng vòng cả hai tuần, đến khi anh trưởng lớp gọi tôi ”K... ngủ” lấy bài, thì tôi mới có dịp đọc lại, mình đã viết cái gì trong bài văn  ấy!

Tôi là học trò lười biếng ghi chép, không muốn viết lên cái viễn vông, xây dựng lên hình tượng, nhân vật hay sự việc đâu đâu, không thực tế thì tôi chẳng bao giờ viết ra được câu nào cả. Làm văn  để kiếm điểm ở các lớp dưới thì tôi thường được điểm nhất nhì trong lớp. Hai bài văn làm đầu năm học này đã làm cho tôi có thêm bạn học Văn chuyên Ban C trường QH. Tiếp đến là sự tiếp xúc thân mật nhiều lần giữa thầy giáo dạy văn sáng giá này .

Buổi học văn cuối tuần, vào đầu giờ chiều khi nắng vàng sáng tỏa trên sân trường QH, chúng tôi bạn bè  của lớp đang chờ thầy giáo, đứng chơi từng nhóm. Rồi một buổi chiều như thế, thầy Tường đã đến lớp trên chiếc xe đạp có chỡ theo túi vải, đựng bộ áo quần của võ sinh Nhu đạo, dựng xe ở gốc cây phượng già ở cuối hành lang vào hội trường, nhóm bạn tôi ba người sửa soạn vào lớp thì ở phía xa, Thầy HP. N. Tường đưa tay vẫy chúng tôi lại, khi gần đến thì thầy ra hiệu cho hai bạn kia vào lớp, còn tôi đứng lại bên thầy, đây là lần đầu tiên ở tuổi học trò tôi đang đứng trước một thầy giáo dạy văn tài năng, oai phong của  trường QH, một trí thức trẻ nỗi tiếng ở  Huế. Trong không gian tĩnh lặng của sân trường, hai chúng tôi đứng với nhau nói chuyện, lần đầu vào câu chuyện làm quen cũng rất nhanh chóng, bỏ qua chuyện học hành sinh hoạt-Nói về thời cuộc đất nước, một đề tài mà tôi ấp ủ trong lòng, chưa tỏ cùng ai-. Bây giờ trước mặt tôi là một  đàn anh có chí lớn, đứng cùng nhau từ xa nhìn tới như là đôi bạn đang trò chuyện, không phải là dáng đứng của học trò. Cả nửa giờ trôi đi mà câu chuyện vẫn còn dài, ở trong lớp  học đang chờ. Chúng tôi phải chia tay sau lời dặn của thầy: Các lần sau phải đi trước nửa giờ và chờ tôi ở đây K... nhé  !!

Thầy Tường loay hoay với cái túi trên xe đạp, còn tôi thì cắm cổ chạy vào lớp. nhiều bạn đùa giỡn gọi “K... ngủ đi trễ nghe”, tôi nhanh chân rẽ vào dãy bàn  sau cùng của lớp. Việc học trò đứng  rất lâu nói chuyện một thầy giáo trong sân trường QH, ít khi xãy ra mà chỉ có Thầy Tg và tôi, thật là hiếm có. Những tuần còn lại trong năm học, Thầy Tường chưa hề trễ hẹn các cuộc gặp ở gốc cây phượng già dễ nhớ ấy.

Sự tiếp xúc mỗi lần có thảo  luận góp ý về thời cuộc hàng tuần cho tôi một tầm nhìn của cuộc chiến VN sẽ kéo dài, cả thế hệ thầy và trò sẽ bị cuộc chiến dồn vào chỗ chết, tổ quốc phải thống nhất, phải dộc lập, bằng xương máu  rất lớn của nhân dân hai miền Nam Bắc VN. Những câu chuyện hàng ngày của chế độ chống Cộng cực đoan của chính quyền Công giáo trị Ngô Đình Diệm cũng được chúng tôi nói đến, xãy ra chướng tai gai mắt của đám quan quân, phần đông là giáo dân Nhà thờ cuồng tín. Hình ảnh ông Cậu Ngô Đình Cẩn đi du thuyền trên Sông hương, bỏ neo câu cá và đám lính hầu đứng gác trên bờ sông, vẻ mặt mất dạy nhìn dân chúng tò mò xem Cậu Cẩn câu cá, du thuyền của Cậu Cẩn di chuyển lên  thượng nguồn rồi về hạ nguồn và bá chủ cả một vùng sông nước mênh mông của Phá Tam giang huyền thoại, của những đêm trăng, vùng nước biển rất hào phóng thủy hải sản. Một tập đoàn gia đình trị và Tôn giáo trị đã biến phố thị Huế thành nơi độc quyền kinh doanh. Chúng dùng những cuộc hành quân có mục tiêu kép, vừa diệt Cộng vừa khai thác tài nguyên gỗ quý để xây dựng nhà  cửa và xuất khẩu.

Khốn nạn nhất, là chúng dự tính và đã  lên kế hoạch  ở Điện Thái Hòa trong  Đại nội Huế, khi trùng tu Đại nội chúng đã chừa lại một chỗ ở chánh điện để gắn môt cây Thánh giá, và chùa Thiên mụ sẽ được cắm cây Thánh giá, mọi việc chỉ chờ ngày TGM N. Đ Thục nhậm chức Hồng Y giáo chủ VN. Ai nghe cũng lộn ruột, máu xung lên đầu. Tôi vẫn ngờ ngợ câu chuyện động trời này và thắc mắc, anh Tường không những giỏi văn thơ mà còn thông hiểu lịch sử cân đại, anh nói là người ta cũng có lý lẽ để cắm cây Thánh giá trong Đại nội, bởi vi Hoang Tử Cảnh con vua Gia long đã rữa tội theo đạo. Các vuaNguyễn sau này và cân thần đều theo đạo.

  Những vấn đề này đã nhiều lần chuyện trò, trao đỗi thân tình, san sẻ thông tin xã hội . . thầy Tường và tôi luôn trăn trở với thời cuộc. Hành lang vào hội trường QH, gốc cây phượng già là không gian vật chứng làm nơi hẹn hò đáng nhớ để vài chục năm sau này chúng tôi nhắc đến trong ngày trở về gặp lại.

Cuối kỳ nghỉ hè 1962, tôi  đi khỏi trường QH và không bao giờ trở lại, chưa kịp gặp nhau để chào từ biệt ... Mùa hè 1963 trở lại Huế thì được biết thầy Tường là một huynh trưởng Gia đình Phật tử Thừa thiên Huế đang ở trong hàng ngủ lãnh đạo thanh niên Phật tử phụ trách một cánh thanh niên sinh viên học sinh Phật tử của Tp. Huế xuống đường. Vũ khí đấu tranh là các bài viết và diễn thuyết chống lại đảng Cần lao cường quyền áp bức tôn giáo. Bọn cảnh sát, mật vụ ra sức truy lùng bắt cho dược HP. Ng. Tường. Tôi về Huế lần này thì ông ta  đã lẫn tránh chính quyền ỏ một nơi nào đó.

  Kể từ mùa hè năm ấy, hai chúng tôi một người một ngã, Ông Tường mấy năm sau đã là một chiến sĩ CM yêu nước đã xông pha trên mặt trận chính trị, gia nhập MTGPMN VN. Anh Tường đã thoát  ly ra chiến khu Bình Trị Thiên vào mùa hè năm 1965, còn tôi thì theo tiếng gọi của một công dân yêu nước đích thực, mong muốn hòa bình và thống nhất đất nước nên cũng có đóng góp 2 tháng tù ở trại giam Tổng Nha Cảnh sát SG. vì tội rãi truyền đơn  đòi Hoa kỳ rút quân khỏi VN và ngồi vào bàn hội nghị  giãi quyết chiến tranh. Tôi  hèn nhát, không ra chiến khu cầm súng tham gia kháng chiến như anh Tường  mà ở lại thành phố, vì có công việc làm ăn chuyên ngành điện ở lại sống với đồng lương cao hậu hĩ của các công ty  XN. Rồi cuối cùng cũng bị bắt đi lính  VNCH, trở thành một Sĩ quan tác chiến bộ binh chức vụTrung đội trưởngThám kích. Anh Tường và tôi khi đó  đã ở hai bên chiến tuyến rõ ràng. Nhưng ngày đêm cũng nhớ tới những người anh em bên ấy, mà  Tâm lý chiến VNCH thường nói chúng tôi là bọn ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản.

-- o0o --

Hơn bốn mươi năm  gặp lại nhau.

Mùa hè năm 1998 sau 36 năm xa quê, tôi trở về Huế, một chuyến đi đặc biệt do tôi chuẩn bị đã nhiều  năm trước. Tôi đã sắm một chiếc xe hơi nhỏ hiệu Cytroeen 2 cv, hộp số bán tự động, tôi dã chuyễn  đổi lái và thắn bằng tay để tôi tự lái trên lộ trình ngắn, thay cho xử dụng  2 chân.

 Xa quê lâu quá, ngày về ngổn ngang trong lòng, muốn gặp lại bạn bè thân thương, ai còn ai mất, bây giờ họ ở nơi đâu !Vài ngày yên nghỉ nơi quê nhà là khoảng thời gian nhớ tới người thấy trẻ, một đàn anh lớn trong hoạt động chính trị có ảnh hưởng rất lớn với lớp trẻ học sinh, sinh viên. . . Huế, không ít người đã noi gương thầy Tường ra vùng kháng chiến.

Chiếc xe hơi tôi về Huế năm 1998.

Tôi  nhờ  người bạn trẻ trong ngành giáo dạy văn quen biết với thầy HP. N. Tường. Anh ta đã tìm ra nơi ớ  của ông ta, nhưng rồi một sự cố xảy ra hung tin thầy HP. N. Tường vừa mới  bị đột quỵ vì tai biến mạch máu não, nằm điều trị ở BV Đà Nẵng. Tính mạng của thầy Tường từ đây rất nguy kịch, nhiều tuần hôn  mê trên giường bệnh. Người chăm sóc bên cạnh là một  người  đàn bà tài năng  cầm kỳ, thi họa, là vợ của thầy Tường.

Chuyện kể là chỉ còn hai ngày sau khi ông Tường đột quỵ: Chị ta - Lâm thị Mỹ Dạ - sẽ có chuyến bay sang định cư tại Hoa kỳ với người con gái. Các bạn bè ở Huế lo cho  mạng sống của ông Tường, những người bạn chiến đấu của ông Tường đã tác động tình cảm khiến chị LT Mỹ Dạ phải hoãn chuyển đi Mỹ. Trước đó vì có nhiều áp lực tinh thần và công việc, rồi một buổi tối ông Tường về đến một khách sạn quen thuộc, thì người phục vụ đã kịp thời phát hiện ông Tường đã bị đột quỵ trên hành lang vào  phòng nghỉ.

Biết mình khó gặp lại  nhau, trở về Sài gòn tôi luôn nghĩ đến người thầy giáo trẻ năm xưa ấy và cũng nuôi  hy vọng có ngày gặp lại. Cuộc đi tìm phải chờ thêm tám năm nữa tức là bốn mươi bốn năm sau vào năm 2006. Trong tám năm ấy, hàng năm tôi có về quê, bạn bè có thông tin cho tôi biết tình trạng sức khoẻ của ông Tường, mới biết rằng di chứng sau cơn đột quỵ xuất huyết mạch máu não đã làm tê liệt một tay và chân cùng phía bên trái.

Cũng trong thời gian ấy, hai vợ chồng HP. N. Tường @ LT. Mỹ Dạ đã đi từ BV này đến BV khác, coi BV là nhà ở để điều trị . Định mệnh quá khắc khe cho đôi trai tài, gái sắc này, LT. Mỹ Dạ hết nghĩ đến ngày lên máy bay đi Mỹ. Đôi vợ chồng này quả mỏi mòn với thời gian chữa trị, họ trở về Huế sống cho hết cuộc đời phế tật. Người ta thỉnh thoảng lại  nhìn thấy vào những buổi sáng đẹp trời, đôi vợ chồng tài hoa này từ căn nhà cũ của NS Trịnh Công Sơn trên đường Ng T. Tộ Huế đường lên nhà thờ Phủ Cam, người vợ đẩy chồng trên chiếc xe lăn tay đi tắm nắng. Họ cùng nhau đi cho hết quảng đường tình. Người tôi vốn đa cảm và hay tự sự với chính mình, trước cảnh vợ chồng dìu dắt nhau trong  hoàn cảnh chồng ngồi trên xe lăn tay với sức khoẻ yếu ớt, họ thương yêu nhau chân thật khiến lòng tôi cảm phục người phụ nữ thân mình nhỏ thó đa tài văn, thơ, nhạc.

Cảnh ngộ của đôi vợ chồng HP. N.T. @MỹDạ trên đường phố, làm tôi lại nhớ ra rằng từ khi tôi bị thương tật vì chiến tranh, có vợ cũng như không, hắn chưa bao giờ đưa tôi đi dạo phố một mình, nếu có đi chung với con cái hẳn thường tránh xa, không dụng vào chiếc xe lăn. Tôi đã học văn với thầy giáo trẻ này, bây giờ tôi lại một lần nữa, phải tìm hiểu, tiếp cận, gần gũi với họ để biết thế nào là hạnh phúc tình yêu trong mọi hoàn cảnh.

Người bạn trẻ đạy môn văn, một lần nữa lại đi tìm giùm tôi nhà ở mới của vợ chồng thầy Tường, họ không còn ở nhà của nhạc sĩ TC Sơn, đã chuyển về khu cư xá  ĐH. Huế đường Ph. B. Châu. Có hẹn trước, một buổi chiều đầu xuân 2006 sau Tết không lâu, tôi đã ở Huế, sau vài ngày vui chơi để ngày hôm sau vào SG -tôi đến thăm nhà thầy Tường.

 Chiếc xe hơi tự chế do tôi lái cặp cổng nhà, bậc thềm dổc vào sân ngang với  sàn xe nên người phụ đi theo xe, dễ dàng giúp tôi xuống xe lăn, anh bạn nhà giáo trẻ đã đến trước chờ tôi, ra đón tôi vào nhà. Thì hóa ra lâu nay ông Tường bị nuôi dưỡng trên nhà lầu tầng một. Tôi ngồi dưới chân cầu thang, lên lầu không được và Ông Tường cũng không xuống được.  Vì cái anh chàng võ sĩ hàng ngày dùng cơ bắp khỏe của mình để giúp ông ta xuống nhà khi cần thiết. Chiều nay xui xẻo, anh võ sĩ kia lại đi vắng, tôi bị lúng  túng, bà Mỹ Dạ từ nhà dưới lên tay cầm cái chỗi, hình như đang dọn dẹp vừa xong. Nét mặt ngỡ ngàng  với người khách lạ, đặc biệt, ngồi xe lăn mà chưa có ai là khách, xuất hiện trong ngôi nhà này. Hai chúng tôi nhìn trực diện - hai mắt, môi của người phụ nữ đứng tuổi này trang điểm sơ sài, cũng dễ coi - tôi tự giới thiệu mình là người học trò cũ năm xưa của thầy Tường, tôi trao bó hoa hồng, một bao đựng trái cây nhẹ tay là chút quà tặng. Anh bạn nhà giáo trẻ của tôi xử lý tình huống rất nhanh, anh ta lên lầu đấy ông Tường ra băng kông  nhìn xuống sân, còn tôi thì ra sân, lui vào cánh cổng, nhìn xiên lên băng kông, hai chúng tôi cách nhau khoảng hơn tám mét, dùng điện thoại nói chuyện với nhau.

Bốn mươi bốn năm cuộc đời, bao nhiêu đối thay, ký ức bị xóa nhòa đã chôn vùi nhiều kỳ niệm. Tôi nhẳc lại kỷ niệm ngày xưa tuổi học trò cấp ba ở trường QH Huế, học môn văn năm 1961-1962, nhẳc lại chỗ gốc cây phượng  già ở góc Hội trường của Trường QH và lối đi hành lang mà hai chúng tôi gặp nhau hàng tuần trước giờ học. Đến đây, ông Tường nói rõ lớn hơn: nhớ ra rồi K... ơi! trường hợp gặp thăm nhau như thế này là hiếm có. Hỏi về tôi, làm sao mà tồn tại trong xã hội mới này được, tôi không thể giấu giếm mình là một doanh nhân, việc làm ăn sinh hoạt của mình rất lương thiện và thành công. Cô Mỹ Dạ và vài người chứng kiến cuộc hội ngộ lạ lẫm này, họ nhìn tôi  với ánh mắt  đầy thiện cảm.

Bất chợt , bầu trời  ủ sầm, đảm mây đen kéo theo chùm mưa bụi, rụng xuống hai mái đầu, tóc bạc muối tiêu. Anh nhà giáo dạy văn kêu lên -Ôi! Cảm động quá, trời khóc cho cuộc hội ngộ hiểm có này, Em sẽ viết bài này. Thấy nhau như vậy thôi, phải  chia tay nhau kẻo trời mưa. Mỹ Dạ tiễn  khách và nói lần sau về Huế, anh Tường sẽ ở luôn dưới đất. Tôi chào  ra về...

Mỹ Dạ 2006

Mỹ Dạ & HPNT 10 năm sau (7.7.2016)

-- o0o --

Ở S.Gòn tôi lên mạng để tìm hiểu thêm  tin tức và sinh hoạt của vợ chồng anh. Anh vẫn sáng tác về ký truyện, tự thuật. ... Người vợ giúp anh hoàn thành nhiều tuyển tập hay có giá trị cho văn học VN. Tôi không chú trọng đến nghiệp văn thơ mà nghĩ đến nỗi khổ của một người bị phế liệt ngồi xe lăn, phải đòi hỏi chị Mỹ Dạ hết lòng thương yêu chồng và lòng chung thuỷ của chị Mỹ Dạ đã được minh chứng.

Trước hoàn cảnh anh Tường giống tôi cũng có chiếc xe lăn trong cuộc đời, viết một thư dài về mình thăm anh chị, để anh yên tâm về mặt chính trị vì tôi là một sĩ quan TPB QLVNCH, xem anh Tường là một đàn anh lớn để thân tình và gần gũi hơn, không ngần ngại gửi cho anh một món quà nhỏ làm kỉ niệm

Mùa hè 2008

 

Sáng mồng bốn Tết AMl 2007

Mỹ Dạ ngồi bên cạnh chồng, gọi điện thăm  và cảm ơn  thư tôi, cùng nói luôn là người võ sĩ trong nhà đã dời phòng ở của anh Tường xuống nhà trệt, anh Tường tiếp tục cuộc  gọi này và nói chuyện với tôi. Tôi rất mừng việc anh Tường đã xuống dưới đất sinh hoạt, không còn cảnh cô tịch sống trên tầng lầu, chỉ quen nghe tiếng ve sầu của mùa hạ, tiếng chim hỏt của nhà quen bên cạnh, đàn chim sẻ quen ăn cơm thừa sau bữa ăn mà anh vẫy ra hiên cửa, và anh sẽ  không còn gọi điện thoại cho bạn bè nói rằng anh thèm nghe tiếng người.

-- o0o --

HOA XUÂN  TRÊN ĐƯỜNG THIÊN LÝ 

  Về  Huế nhiều lần, nhưng chưa được đón Tết  tại nhà cũ của mình. Tết Âm lịch năm sau (năm 2007), tôi sắp xếp một chuyển về quê lý thú. Đón giao thừa ớ Sài gòn, tôi vòng quanh ra phố phường rồi trở về nhà xông đất  đầu năm. Chuyển đồ đạc lên xe, tẳm rửa thay quần áo, chuẩn bị cho chuyển hành trình. Mờ sáng, con cháu nội ngoại đã đến xông đất sớm, làm xong thủ tục lì xì, thắp nhan bàn thờ ông bà, cùng tài xế lên xe, giao nhà cho con cháu ăn Tết.

Ai đã một lần xuất hành đi xa vào sáng sớm ngày mồng một Tết !! Mới  cảm thấy có ấn tượng khó quên, đi trong đường phố vắng người, hầu như chưa có xe cộ lưu thông, nhà cửa, hàng tiệm đóng cửa, con đường trống trải, có thể nhìn thẳng tấp đến cuối đường xa tít. Âm thanh trầm lắng, khỏi bụi như ngưng tụ lại dưới mặt đất, nhường lại cho bầu không khi trong lành hơn mọi ngày. Lướt qua những dãy phố  đang nghỉ ngơi, ngủ dậy trễ hơn mọi ngày, trong sương mù mờ nhạt của khi hậu miền Nam vào đầu Xuân, khi ra đến đường thiên lý Nam Bắc thì cảnh trí như xa lạ. Đằng xa kia, như ảo giác hay sao mà một bức tường xám đen hiện ra  xa trước mắt, rồi khoản cách ngắn lại, mới nhận ra là cầu Sài gòn, xe cứ phoon phoon chạy trên đường vắng, chuyển đi sáng sớm nay là chuyến đi xông đất đầu năm cho đường Thiên lý Nam Bắc. Quang cảnh chiều dài của con đường hùng vĩ làm cho ta thấy sự đối thay đất nước do con người làm nên lịch sử, sừng sững xuất hiện nổi tiếp trải  dài hàng trăm ki lô mét, những công trình xây dựng còn ngổn ngang cũng vừa ngừng hoạt động, xe cộ thi công nằm yên tại chỗ, không có người trông giữ, Ống khỏi của các khu công nghiệp thôi  nhả khỏi bụi... Tất cả đều ngừng nghỉ làm việc để vui chơi Tết. Xe cứ thế mà giữ chân ga tăng tốc, cẩn thận khi đến những ngã tư có đèn hiệu lưu thông. Không có cảnh sát gác đường, trạm thu phí cầu đường mở toang các cổng và không thu phí. Cảm giác tự do và thoải mái hơn cho người lái xe, nội thất của xe cũ này không đủ tiện nghi như xe đời mới, không khí trong xe thông thoáng nhờ khí trời. bên ngoài, vì thế vừa qua khỏi cầu Đồng nai thì luồng gió lạnh mát thông vào trong xe, cửa kính xe lại phải hạ xuống  để ngăn bớt gió. Trời  đã vào tầm 8 giờ sáng cũng chưa có một chiếc xe con nào vượt qua xe tôi, chiều lưu thông ngược lại cũng chưa có một phương tiện giao thông nào đi vào Sài gòn.

Vào khu dân cư thì hai bên đường , hàng tiệm, nhà ở cũng it ai mở cửa, vài cặp trai trẻ chỡ nhau trên xe máy vụt chạy nhanh như bay hưởng về Sài gòn, khi đến khu vực Hố nai cũng vắng  vẻ khác với ngày bình thường, dân đạo Chúa họ không ăn Tết ta, cái  Tết  cổ  truyền dân đạo cũng lơ là không  trang hoàng  hoa cây ngày Tết . Đường  vắng xe tha hồ mà chạy và qua những khu dân cư có tín ngưỡng Á đông, theo suốt đường thiên lý N Bắc, cảnh quang hoành tráng  vì ai cũng thi nhau sửa chữa cho mặt tiền nhà bằng sơn mới và trưng bày cờ hoa, mới thấy cái ốc đảo đạo Chúa Hố nai kia không cùng chung vui ngày Tết với toàn dân tộc, thì chỉ lạc lõng và trốn mặt trong ngày vui chung.

Hoa xuân thì năm nào cũng lập đi lập lại  Mai, Đào, Cúc... Màu vàng là chủ đạo trong ngày Tết, cứ như thế mà cảnh này cứ bày ra hai bên đường thiên lý, cơ giới vận tải không lưu thông, chỉ có vài ba xe con của những nhà giàu có, hay quan chức chạy vượt  nhanh và cảm giác an toàn đem lại  làm tài xế hứng thú nói chuyện cho khỏi buồn ngủ. Quá buổi trưa xe vào Tp Phan -thiết, chạy chầm chậm qua phố nhà gần sát lề đường, hàng tiệm không trưng bày hàng hóa, đã dẹp vào bên trong, đám trẻ con tung tăng chạy đùa giỡn, nhà nào cũng một phong cách ăn Tết gần như nhau. Xác pháo không còn, mà xác hoa cũng chưa rụng, chỉ lác đác trước thềm nhà một vài cụm tro tàn của giấy vàng mã. Trời vào xế trưa, xe ra khỏi  Tp Phan thiết, qua vòng xoay ngã ba, đầu xe hưởng chiều ra  bắc, qua các thị trấn cổ nằm sát bên đường thiên lý NB, ít nhà lầu, đặc điểm chung là nhà phố trệt và thấp, chiều ngang không quá ba mét, nhưng tất cả nổi tiếp và nổi tiếp sắc màu của ngày Tết cố truyền. Nhiều trạm xăng dầu không có người bán, nhưng rồi cũng có trạm xăng dầu còn người phục vụ, chúng tôi ghé vào nạp xăng cho xe và nghỉ ngơi, đem phần ăn ra nạp năng lượng cho cơ thể. Tài xế  đối ghế để ngủ chợp mắt, còn tôi  chuyển sang cầm vô lăng lái xe. Đường vắng, rất an tâm để lái, tập trung tinh thần cầm lái, cũng là một phép hoạt động giúp đầu óc thêm minh mẫn. Nằm ngủ thiếp khoảng một giờ, anh ta lại thay tôi tiếp tục cầm lái, cuộc hành trình liên tục lăn bánh như vậy sẽ đến Huế kịp thời. Trời về chiều, hai bên đường là những cảnh đồng hoang vắng, gia súc chăn thả không còn xuất hiện. Ánh đèn soi giăng câu ngoài  biển vẫn hiện hữu như mọi đêm, xe đi lúc trời vừa tối và thỉnh thoảng mới có vài xe máy chạy ngược chiều. Vừa qua khỏi nhà máy nước khoáng Vĩnh hảo, thì hương vị nước biển, cảm nhận từ một làng chài xa nào đó đưa đến theo luồng gió mạnh liên tục của vùng đất  Cà ná Bình thuận. Lên đỉnh dốc Mũi Cà ná, cũng vừa lúc một đoàn tàu lửa Bắc Nam chạy vào, đoàn tàu dài và it khách, họ nhìn ra biển, thường ngoạn một thắng cảnh sơn nước hữu tình .

Qua khỏi Cà ná Bình thuận rồi  xuống dốc Cà ná bên kia là (Cà ná) Ninh thuận. Phan rang, phía  này khuất gió chúng tôi ngừng nơi trạm xăng có đèn sáng, lại đem phần ăn Tết mang theo ra ăn, chớp mắt ngủ trên xe, gió biển mát chỉ hơn nữa giờ, đã tĩnh tâm, rửa mặt rồi tiếp đến Phan rang trong đêm tối, mọi nhà còn thức chơi vui Tết. Chúng tôi thay nhau lái, thay nhau để ngủ mỗi lần đến trạm xăng, điều thú vị  là đêm này các trạm thu phí cầu đường vẫn còn bỏ ngỏ.

Xe đi trong đêm tối, nhà tranh cũng khó phân biệt với nhà ngói khi ra ngoại  ô, mặc dù không có một bóng người qua lại trên đường, qua đồng ruộng hiu quạnh, qua núi, rừng cây trên đèo... thì cảm giác an toàn trong một đất nước hòa bình, độc lập, cũng khiến lòng tôi tưởng nhớ công ơn của biết bao nhiêu nguòi đã gian khổ còn sống sót sau cuộc chiến tranh khốc liệt và nhất là hàng hàng triệu người đã hi sinh trong kháng  chiến  và họ là các anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân. Trong suốt con đường Nam Bắc luôn xuất hiện các Tương Đài tri ân ân các Anh Hùng Liệt Sĩ.

Thay nhau lái xe, sức khỏe cũng được duy trì ở tình trạng tốt, không sốt ruột, xe cứ đều đều mà chạy, đi qua các dãy nhà phố đóng cửa về khuya cũng như các nơi vắng vẻ của con đường một bên là núi, một bên là bờ biển và vào đêm tối trời như thế này dọc đất miền Trung VN thì thật là ấn tượng hiếm có của chuyển đi, trong đời mình có thể sẽ không lập lại.

Xuống đèo Cả rồi qua Phú yên-Tuy hòa, qua Sông Cầu đến đầm Ô Loan trời về khuya, chúng tôi muốn nằm nghỉ, xuống dốc Đèo Nại không xa thì chỗ dừng xe là cái quán ăn hải sản bình dân, quen biết cũ trước đây. Đèn thắp sáng để chơi bài ngày Tết mới thức khuya như thế này, chủ quán vui mừng ra đón, khách xông đất mở hàng đầu năm, bây giờ là vào lúc 02 giờ sáng ngày mồng hai Tết. Chúng tôi nghĩ thầm là mình phải ăn Tết dọc đường mới xứng đáng với công sức chuẩn bị của chuyển đi. Đây là nơi có hải sản tươi sống của vùng biển Phủ yên có đầm Ô loan nổi tiếng, mặc dầu chủ quán có mời ăn Tết với gia đình và tôi còn có đồ ăn Tết mang theo, nhưng tôi cũng muốn thay đổi thức ăn ngày Tết - lẩu cá dìa một con nặng gần một ki-lô gam, ăn với bún thì ngon tuyết vời. - Nghỉ ngơi  để phục hồi sức khoẻ ở nơi đây thì thật là giản tiện và hiệu quả vô cùng, chỉ nằm thẳng lưng trên ghế băng đá, ngủ vài ba giờ, thì tài xế đã thức dậy gọi uống cà phê, đó là nhờ nước biển Đầm Ô Loan trong gió lan toả, cho ta hít thở nguồn dưỡng khí dồi dào trong lành. Cuộc hành trình lại  hướng trục ra Bắc, trong sáng sớm sương mù trên Đèo Cù Mông, xe cộ vẫn chưa xuất hiện trên đèo, an toàn thoải mái nhưng vẫn cẩn trọng với tốc độ và nhấp thẳn lúc xuống dốc.

 Xuống đèo Cù mông là địa phận của tỉnh Bình định, xe cộ đã đông đúc, sinh hoạt mua bán đã có quản ăn hai bên đường, còn sáng sớm, một dãy quản ăn trong đường hẻm bình dân, chuyên dành cho ăn sáng cũng đã đông khách, tôi xuống xe  vào một quản cóc gọi hai tô bủn thịt đùi heo, giá cả cũng rẻ như mọi ngày. Không khi ngày Tết nơi đây chẳng có gì là Tết cả. Hôm nay là sáng mồng hai Tết, người ta xuất hành thăm viếng nhau, tuy không có xe thồ, xe tải, nhưng số lượng xe lưu thông nhiều chủ yếu là đi chơi. Trên Quốc lộ 1, đoạn đường qua Bình định còn chật hẹp, người lái xe không khỏi giật mình khi nhìn thấy dấu vết tai nạn giao thông còn ghi dấu phấn trên mặt đường kèm theo máu vung vãi chung quanh, một đoạn đường ngắn vài chục ki lô mét mà có tới  hơn năm tai nạn trong mấy ngày trước. Có ba cái cầu vượt bằng thép của xe lửa, phải chạy chui qua hết thì mới đến địa phận tính Quảng ngãi. Trong phố thì đông đúc xe, người qua lại, con đường Thiên lý vẫn còn ít xe lưu thông, trước cái nắng gần trưa của mùa xuân cũng không làm khó chịu, cũng đúng lúc 12giờ trưa, xe đến cầu Sông vệ, quanh xuống dưới chân cầu, dừng lại trước nhà người em con ông chú, đem hành lý vào nhà nghỉ ngơi, ăn Tết. Đồ ăn Tết mang theo trên xe còn nhiều, , tới địa chỉ này con cháu nhà này đông đúc thì đem hết ra làm quà Tết chung vui  trong nhà. Hơn một ngày đêm ngồi xe  tê mỏi cả thân mình, nơi đây là chỗ nghỉ ngơi, tắm giặt  để thư giãn nhiều giờ. Chiều đến chúng tôi lên xe về Huế, hai bên đường thì chẳng  có gì lạ mắt, nhưng rồi cái hình ảnh ghê rợn của  nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra trên đoạn đường thiên lý đi qua hai địa danh xử Quảng này. Bởi vì nơi có rượu Bầu đá ở Bình định và rượu Hồng Đào ở Quảng nam, dân nơi đây tham gia giao thông khi say xỉn vì Rượu, một tệ nạn lâu đời phải lên án. Tối mồng hai Tết xe các loại đi rong chơi từ quê  lên phố, từ phố về quê thăm bà con, ai cũng có tỉ rượu trong bụng nên người cầm lái cũng bị  ảnh hưởng, mất cảnh giác trên đường. Tôi ghé thăm cô em gái con chủ ở Đà nẵng gần cầu Sông Hàn, phố đêm muôn màu, một thành phố mới phát triển ban đầu, nhìn đã hoành tráng như vậy, và sau này quy mô còn bề thế hơn nữa.

Mười giờ đêm, chúng tôi ra xe về Huế, trạm thu phí Cầu Đường vẫn bỏ ngỏ. Lên đèo Hải vân, trời tối mù, chỉ vài xe chạy theo chiều ngược lại, hai bên đường không có gì nhìn rõ, nên cả hai chúng tôi phải quan sát phía trước mà đi, nói chuyện cho đỡ buồn. Xuống Đèo, thị trấn Lăng Cô sáng rực ánh đèn, mọi nhà đóng cửa, có cây xăng còn người phục vụ, ghé vào nạp xăng, lúc này cũng gần đến 11 giờ đêm, còn hơn 60 km nữa có thể đến Huế vào 12 giờ đêm. Chặn đường cuối đến Huế vẫn im lìm, xe lặng lẽ đi trong đêm dưới ánh đèn vàng cao áp, qua nhiều khu dân cư, thị trấn gần như nối tiếp nhau đến trung tâm thành phố. Qua 12 giờ  đêm, tôi muốn thường thức bữa ăn của quán cơm có tên là quán cơm Âm phủ đã truyền miệng từ xưa.

Vừa đến cầu An cựu, xe ngừng lại, tôi hỏi người chạy xe xích lô  đang chờ khách bên góc đường, chỉ giùm tôi cái quán Cơm Âm phủ. Anh ta không biết và bảo tôi rằng quẹo vào đây thì có cháo Âm phủ với nụ cười hài hước. Sinh hoạt sau 00 giờ là thời gian của ma quỉ, của thế giới bên kia. Thôi được tôi sẽ vào ăn cháo Âm phủ. Xe quẹo ớ ngã tư cầu bên phải , dọc theo bờ sông An Cựu khoản 10 mét cặp vào lề cho xe đổ.

 Ba cái quán cóc có mái che rộng, dọc theo bờ sông, đèn sáng trưng, liền có người mời vào ăn cháo cá tràu (cá lóc).  Khách ăn vây quanh bếp lửa hồng, khoảng  bốn, năm bàn nhỏ, người ra vào thế chỗ liên tục. Tôi quan sát xem thử cách thức nấu bếp và khấu phần ăn có gì đặc biệt - Đặc biệt lắm chứ! - Cái tô gọi là cái đọi không to hơn chén cơm mấy, nồi cháo trắng đã nấu sẵn bên cạnh bếp, được lấy ra cho từng tô và mỗi lần nấu thêm cá cho một tô riêng, ví dụ một bàn yêu cầu ba tô, thì cũng phải nấu thêm cả ba lần. Kể cũng sốt ruột, nôn nao vì gặp công việc phải giải quyết nhanh, mà kiểu ăn như thế này, cũng gây phiền lòng . Ngoài ra cả lóc làm sẵn để nguyên con không có đầu, nấu tô nào thì cắt mỏng cá cho tô ấy. Tôi cũng bị cuốn hút vào món cháo Âm phủ này. Tôi xin chủ quán cho tôi cái bàn kéo ra xa bếp lửa, ngồi gần bờ sông, lời đề nghị được  chóng vánh thực hiện. Người phục vụ đem hai ly nước chè nóng từ trong bếp ra bàn chúng tôi và tiếp theo từng tô cháo một, tôi nói mỗi người phải ăn hai tô. Cháo nóng hổi vừa thổi vừa ăn, thật là sản khoái. Một tô chào chỉ ba ngàn đồng, đúng là giá cả phục vụ cho bà con bình dân. Cuộc hành trình đến Huế đã kết thúc, khi tôi về đến nhà thì đã 03 giờ sáng ngày mồng ba Tết.

-- o0o --

Bốn mươi bốn năm gặp nhau, nhìn nhau với khoảng cách để nói chuyện vội vàng vào năm ngoái. Đã hẹn trước, sáng mồng bốn Tết tôi đến thăm  nhà anh chị HP. Ngọc Tường tới muộn sau 07, 30 giờ sáng, nhưng anh Tường đã ngồi chờ ở phòng khách, áo quần đã thay mới, đối với người bình thường thì thay áo quần mới không là gì cả, nhưng với người như anh Tường việc thay áo quần lại nhờ sự giúp đỡ của chị Mỹ Dạ. Tôi lăn xe tôi đến gần anh. Chị M. Dạ đứng sau anh, chào bằng lời nói chân thực rằng hôm nay anh Tường dành một ngày để hai anh em chuyện trò, ngày này nhà không tiếp khách. Tôi nắm bàn tay trái của anh bị xuội, hơi ẩm lan toả của một con tim đầy nhiệt huyết, tôi liền nắm thêm lấy bàn tay bên phải, tôi giữ chặt tay lâu hơn để khám phá thêm đức tính và nhân cách của thầy giáo cũ qua khoa tướng số. Tôi không dám nói ra điều này. Tôi không phải làm nghề bói toán, nhưng ai đã là nhà doanh nghiệp hợp tác làm ăn với nhau, những người có quyền cao, chức trọng... Chung quanh là những cạm bẫy giăng câu, nịnh hót cầu tài của cấp dưới, thì cũng không ít người có một lần nghe lời khuyên nên xem một lần bói toán cho chính mình và các người cọng sự về tuổi tác có hợp mạng để làm việc với nhau, nhất là tuyển chọn người mới  vào vị trí tin cậy, ngoài năng lực thì cần có sự trung thực, sự trung thành, lòng tự trọng... theo một quy trình tuần tự của nhà đoán số, sau khi sàn lọc được một vài người ngang tài, ngang sức, người đoán số sẽ nói nhỏ với chủ nhân xử dụng người  cấp dưới đáng tin cậy sẽ là người có bàn tay ấm áp, phải nhận ra sự ấm áp ấy khi bắt tay họ để quyết định lần cuối. Tôi không tin dị đoan, tôi suy đoán  thêm là bàn tay ấm áp của anh Tường là do trái tim  của anh hoạt động mạnh mẽ, mạch máu lưu thông khắp toàn thân người giúp cho tinh thần anh luôn sáng suốt và duy trì trí nhớ  tuyệt vời để viết sách. Trừ những khi bị sốt cao, con người cũng có cái riêng tư không giống một ai về hơi ấm  thường ngày của bàn tay. Bàn tay ấm áp của anh Tường đã cho tôi cảm nhận rất  gần gũi với mọi người, rất tình nghĩa.

Trở lại câu chuyện buổi sángTết năm ấy, chị Mỹ Dạ đem lên mâm thức ăn sáng, hai chúng tôi mãi nói chuyện mà quên ăn cứ để yên chén muỗng trên mâm, đến lúc chị Mỹ Dạ ngồi vào bàn, ăn cùng với nhau. Tôi chậm rãi từng miếng ăn để nhìn cách ăn vụng về của cánh tay yếu ớt còn lại của anh, vợ của anh phải giúp anh gắp thức ăn vào chén, có lúc phải chị phải cho anh ăn trực tiếp. Không những thế, cái di chứng sau tai biến để lại, làm anh bị sặc sụa thỉnh thoảng khi nuốt cơm vào. Việc chăm sóc anh cũng đã qua bảy, tám năm và còn lâu hơn nữa, mới thấy số phận của chị M. Dạ không còn rời xa anh Tường nữa. Tôi thầm cầu mong cặp đôi này sẽ cùng nhau đi cho hết con đường tình còn lại. Bữa ăn sáng cũng nhanh qua, còn  lại là hai chén chè hạt sen, bình nước trà nóng và bánh mứt ngày Tết.

Hai chúng tôi tiếp tục đi vào câu chuyện bốn mươi lăm năm cuộc đời  của mình. Tôi cho anh biết chiến tranh để lại  cho tôi phế  tật do chính quyền VNCH- Mỹ bắt đi quân dịch, bị tổng động viên và bị đưa ra các đơn vị tác chiến vì trong thời còn học ở Trường Điện. SG đã có hành động ủng hộ MTGPMN VN, rãi truyền đơn đòi Hòa bình, chấm dứt chiến tranh... để xua tan cái quá khứ bi thương chung, không  cần nhắc tới, có chị Mỹ Dạ lúc này cùng ngồi chung, tôi liền nói qua vấn đề khác

- Hè vừa rồi tôi có đi tham quan đường Trường sơn và lên chiến khu Dương hòa Thừa thiên để thăm  mộ cha tôi, chiến khu Dương hòa là nơi Xử Uy Trung kỳ trú đóng trong thời kỳ chống Pháp. - Rồi câu chuyện kể cho anh nghe về đường Trường Sơn và Hồ Tả trạch khu đầu nguồn Sông Hương cũng là nơi  có chiến khu Dương hòa, mà chắc rằng anh Tường đã nhiều lần đi qua hay trụ lại đâu đó trên thượng nguồn. Không ngờ, câu chuyện sự đổi thay của núi rừng Trường sơn, Vùng Hồ Tả Trạch đầu nguồn sông Hương.

Vợ chồng anh chị lắng nghe tôi nói về con đường Trường  sơn từ Kontum về  Đà nẵng có Thị trấn D"Lei sau này sẽ là một Da lạt  chỉ cách Đà nẵng một trăm km, qua đèo Lò xo huyền thoại trong thời chiến, rồi tiếp là trên quê hương Thừa thiên Huế , trên đầu nguồn sông Hương, Hồ Tả Trạch được hình thành bởi một cái đập ngăn nước ngang dòng sông để tạo nguồn điện và tưới tiêu.. . Con đường bề thế từ hồ Tả Trạch về ngã ba Dạ Lê - QL 1 Huế thì tuyệt đẹp, đồi núi thấp, con đường rộng và quanh co liên tục, hai bên đường cây xanh phủ kín, cũng có vài  đồi thông xuất hiện, cũng có cảm giác như đi vào ngoại ô Đà Lạt.

Có thế gần mười năm rồi sau di chứng đột quỵ, anh thiếu hình ảnh thực tế bên ngoài, bạn bè chiến đấu của anh cũng đã tuổi già sức yếu có đến thăm cũng thiếu thông tin đổi mới trên quê hương mình. Bất chợt nghe anh tiếp câu chuyện tưởng chừng  chuyển sang đề tài khác, thì anh chậm rãi nói rằng anh cảm thấy những năm ở trên Trường sơn anh  rất hạnh phúc và an toàn, không cảm thấy khổ sở, tinh thần thoải mái, không lo lắng như khi còn ở thành thị . Người ta đã đành cho anh một căn hầm có phòng nhỏ có một bộ bàn ghế và bút giấy để viết, ăn uống có người lo hàng ngày, thịt thú rừng săn bắt được nhiều, phải đổi món ăn sau vài ngày. Anh đã vài lần qua lại giữa Quảng Nam và Thừa Thiên Huế, nói là thượng nguồn nhưng nơi ở cũng giáp hoặc vượt qua biên giới nước Lào. Đây là vùng núi cao, rừng xanh và sâu thâm thẩm, nơi mà anh đã nghỉ ngơi dài ngày trong cuộc chiến khốc liệt với Mỹ, có thời gian để anh lang thang đi tìm nguồn cội của những nhánh sông con suối, có lúc hiền hòa, có lúc hung dữ, tụ họp lại làm nên con Sông huyền thoại của Huế. Tác phẩm”Ai đã đặt tênchoDòngSông”cũng được ra đời ở nơi chiến khu Trường sơn này. Nói tới đây, anh ngập ngừng trong chốc lát rồi đắm nhìn qua khung cửa sổ. Tôi cảm nhận nơi anh đang gợi nhớ những kỷ niệm về Trường sơn năm xưa, một  cái nhìn xa xăm trong im lặng  đó là trạng thái nhớ rừng của Chúa sơn lâm.

Câu chuyện của nhà văn tôi nghe mà cứ tưởng như mới mẻ, nhưng rồi kết  cục là những gì anh nói ra nghe hấp dẫn đó là thay lời một  lá thư dài, đáng ra anh đã phải viết hồi âm thư của tôi, gửi thăm anh năm ngoái mà tôi có ý  trông đợi, rất thông cảm vì anh không tự mình viết lên trang giấy. Mỹ Dạ xin phép đứng lên và xuống nhà dưới, không bao lâu chị ấy trở lên, ghé vào kế sách lấy ba quyến tuyển tập của anh Tường, và ba tuyển tập thơ của chị Mỹ Dạ đề tặng tôi. Bàn bên kia Mỹ Dạ loay hoay viết lưu bút tặng trên trang đầu tuyển tập, bên này anh Tường thật khó khăn của một cánh tay còn lại  vụng về để run lên trang giấy  vài hàng chữ ngoằn ngoèo để tặng tôi. Ôi!! thương quá một tài năng sáng giá bị nạn... Hàng chữ tặng có câu "Tặng người bạn cổ xưa nhất... lúc ấy tôi mới về Trường QH... " Sau này tôi mới nghiệm ra chữ Cổ Xưa là của nhà Văn ẩn ý muốn nói rằng bạn cũ thời ấy còn rất hiếm, bây giờ rất nhiều bạn giao lưu trong nghề nghiệp văn thơ mà thôi. Nhìn nét chữ của anh, tôi nhớ lại có một lần ở nhà một người bạn học  cùng lớp trong thành nội Huế, chồng tập vở cũ học cấp ba của anh ban B chuyên Toán Lý Hoá, chữ viết và trình bày rất đẹp, các bài giải ba môn học ấy anh ghi chép và trình bày mạch lạc, có thể in ra xuất bản, tôi đã khám phá thầy dạy Môn Văn cấp ba chuyên Văn  lại là ông Tú Tài  2 Ban B Toán Lý Hoá, không học ĐH khoa họcT. vật lý. . . Mà chuyển sang học Văn Khoa. Có thế cái nghiệp văn thơ làm đời anh khó nhọc. Tôi nói điều này ra, Mỹ Dạ hơi bất ngờ về chồng mình đã có một thời trai trẻ  học tập  rất giỏi và gương mẫu. .

Ngồi chơi chuyện trò với nhau cũng vài ba tiếng đồng hồ rồi, cũng như ban sáng, cô bé giúp việc lại đem mâm cơm Tết cho tài xế của tôi chờ ngoài xe. Rồi một mâm cơm thịnh soạn đãi khách được bày ra, anh Tường ăn chậm, kéo dài bữa ăn mãi hơn 12 giờ trưa. Đã đến lúc anh cần lên giường nghỉ và tôi cũng như thế. Chia tay, vợ chồng anh nói đầu năm mới, tôi đem đến niềm vui đặc biệt hơn bao giờ cho gia đình anh chị... Tôi ra về mà lòng còn vương vấn  nơi con người ấy...

Tôi đến thăm anh chị vào buổi chiều ngày  7. 7. 2016

Sau này vài năm, tôi về Huế nhiều lần và ghé thăm nhà anh chỉ Tường. Vào năm 2010 anh chị đã vào Sài gòn  và có báo tin cho tôi. Chỗ ở là khu chung cư Cao ốc Văn thánh quận Bình thạnh gần cầu Sài gòn. Tôi đã đến thăm anh chị vài lần. Chỗ ở lại thay đổi một lần nữa, anh chị lại chuyển nhà sang cao ốc bên cạnh gần đó, nhưng bây giờ thay vì ở lầu ba, nay anh chị ở tầng số 10/. 3, 4, 5  diện tích rộng và nhiều tiện nghi hơn. Mỹ Dạ bảo tin cho tôi biết, khó nỗi cho tôi đến tìm chưa được nhà vì chị ta cho tôi cái địa chỉ có thể tôi nhầm hay sao, hay chị ta thẩn thờ vì bệnh hoạn tuổi già. Tôi quyết tâm sẻ đến thăm anh chị một lần nữa hay nhiều hơn trong đời.

Vắng thăm nhau hơn bốn năm, gần đây vì công việc gia đình và tôi  di dời chỗ ở mới, tôi cảm thấy có sự thất hứa với anh chị. Tôi đã chuẩn bị trước một vài tháng và chiều ngày 7.7.2016, tôi ghé thăm anh chị vì biết rõ chỗ ở anh chị ở địa chỉ chung cư SAMLAND Văn Thánh, Q. Bình thạnh, TP. HCM. Tôi vào nhà, người giúp việc đưa tôi đến phòng nghỉ của  anh Tường. Anh vẫn nhận ra ngay tôi và bật người ngồi dậy, chị giúp việc vội đỡ anh xuống xe lăn. Đôi mắt anh vẫn sáng ngời vẻ cương nghị, có già đi theo tuổi tác, nhưng  trí nhớ cũng còn minh mẫn và rất mong tôi có những lần đến thăm anh nữa.

 Có tiếng người nói chuyện trong nhà, Mỹ Dạ ở phòng bên cạnh thẩn thờ đi ra tủm tỉm cười, người giúp việc lại giới thiệu đây là người đẹp của anh Tường, bây giờ không nhớ tên ai nhưng biết người quen, người lạ. Mỹ Dạ đã quên hết mọi chuyện đời, chỉ còn nhớ và gọi một tên “anh Tường ơi” và ngồi gần anh Tường mỗi ngày. Tôi lại được người giúp việc  giới thiệu thêm là vẻ đẹp của Mỹ Dạ vẫn còn khoe sắc, giờ này nước da vẫn trắng hồng khỏi cần son phấn tô điểm-điều ấy tôi thấy đúng. Người đàn bà sắc nước đa tài này đã chịu bao cay đắng của muôn mặt tình đời, đến thời điểm nầy, chị ta đã không biết ưu phiền, hiền lành như một tiểu thư hay công chúa để sống trọn vẹn với anh Tường. Lời cầu mong hạnh phúc cuối đời cho anh chị HPNT& LTMD giờ đây đã  là có thật.

Tôi từ giã anh chị mà  không khỏi ngậm ngùi khi thoát ra khỏi cửa. Trên đường về nhà, nắng chiều đã xuống-Dạ Thư, người con gái của anh chị Tường trên dường đi làm về gọi điện cho tôi, nói hối hả và liên hồi không ngừng nghỉ như đang chia sẻ được nỗi niềm thương cha mẹ tuổi già bệnh tật, Cháu nói rằng Chú ơi! Mấy năm nay không ai đến thăm Ba cháu-chú ơi đến thăm Ba cháu vói-!Vài tuần, cháu có đưa Ba cháu xuống Thủ đức thăm chú Phan! Xót xa khi nghe cuộc gọi này. Tôi dự định lần sau gặp Dạ Thư, tôi sẽ giải thich và an ủi cho cháu biết các vấn đề thái thế nhân tinh của con người:

- Những người bạn cổ xưa cùng trang lứa như TCS, Ngô Kha và bạn bè ở tuổi này phàn lớn đã hóa ra người thiên cổ hoặc còn sống cũng là những ông già lẩm cẩm, hoặc vi khớp xương không đi xa được. Hàng năm số lượng ông già này càng ít đi.

- Bây giờ vợ chồng anh Tường thôi viết văn sáng tác, thì những cây bút trẻ, họ không còn đến nhà anh chị thăm viếng và kiếm  chút it ảnh hưởng trên văn đàn.

- Cháu Dạ Thư không nên buồn lòng vì sự vắng vẻ  bạn bè của Ba cháu. Cháu Da Thư phải luôn luôn tự hào về Ba cháu, chú đã kính trọng Ba cháu như nhiều người cùng trang lứa với chú. Ba cháu đã có vị trí xưng đáng trong lịch sử đấu tranh cho hòa binh, độc lập dân tộc và sự nghiệp văn học VN...

- Dạ Thư hãy cố chịu đựng vất vã, chăm sóc Ba Mẹ cháu. Báo đáp công ơn cha mẹ sanh thành, trời không phụ lòng người con hiếu thảo...

(viết thêm và hoàn tất ngày 12.7.2016 dành riêng cho Anh Tường)

(Trich trong tập tự truyện Chuyện của một đời người, dành cho con cháu trong gia đinh)

Phạm Kông Ẩn (nguyên Trung Úy QLVNCH)

Phan Tấn Công

Nguồn: tác giả gửi

Trang Thời Sự




Đó đây


2023-09-22 - Tham Nhũng, Suy Thoái, Lật Sử, Phản Bội Đảng - Bài Học Xương Máu Cho Việt Nam -

2023-09-22 - Nghị Quyết 686/QH-UBTVQH15 về việc thực hiện đổi mới chương trình, SGK Giáo ục Phổ Thông - Nghị quyết 686/NQ-UBTVQH15 2023 giám sát chuyên đề về việc thực hiện Nghị quyết 88/2014/QH13 và Nghị quyết 51/2017/QH14 · thuộc tính Nghị quyết

2023-09-21 - Trình Quốc hội quyết định việc biên soạn bộ sách giáo khoa Nhà nước - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký Nghị quyết số 686/NQ-UBTVQH15 sau cuộc giám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Cùng với đó, cần nghiên cứu, xem xét cơ chế, chính sách miễn tiền bản quyền đối với việc xuất bản SGK do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả.

2023-09-19 - Hai nhân vật từng ủng hộ Hoàng Duy Hùng, giờ nhận xét - Phù Sa (bên trái) và Hoàng Hải Hà (bên phải)

2023-09-19 - Ổi Xanh: 251. Tại sao HDH bôi nhọ Chính phủ VN? -

2023-09-18 - Vụ xâm nhập Tòa nhà Quốc Hội Mỹ 6 Jan 2021 - Lê Ngọc Mai Nhi, - một cư dân tiểu bang Illinois bị bắt ngày 8 tháng 9, 2023, đối mặt với án 3 năm tù. Các hình ảnh chụp được tư trong máy Camera giám sát. Những lời cổ võ kích động cực đoan còn ghi trong điện thoại của cô.

2023-09-18 - Bộ Nội vụ về Dân Bản địa: Ngày Sự thật và Hòa giải - 30 tháng 9 là Ngày Quốc gia về Sự thật và Hòa giải, một ngày để tìm hiểu về 150.000 (150 ngàn) tuổi thơ đã bị mất và nhiều trẻ em không bao giờ trở về nhà từ hệ thống Trường học dành cho người da đỏ ở Canada.

2023-09-17 - Vatican yêu cầu các giám mục che đậy việc lạm dụng tình dục - Tài liệu tiếng Latinh dài 69 trang mang dấu ấn của Giáo Hoàn Gioan XXIII đã được gửi đến mọi giám mục trên thế giới. Các hướng dẫn nêu ra chính sách bí mật "nghiêm ngặt nhất" trong việc giải quyết các cáo buộc lạm dụng tình dục và đe dọa những người lên tiếng sẽ bị vạ tuyệt thông.

2023-09-16 - Thủ tướng Việt Nam hội đàm với Thủ tướng Trung Quốc -

2023-09-15 - Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh và tầm nhìn "bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa" - Ngày 14/9, thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, nguyên Thứ trưởng Quốc phòng, qua đời tại nhà riêng sau thời gian bạo bệnh, hưởng thọ 64 tuổi. Trong hơn 40 năm quân ngũ, ông đã để lại dấu ấn sâu sắc ở lĩnh vực phụ trách, gồm tình báo quân đội và đối ngoại quốc phòng, đặc biệt là việc Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc.



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2023-09-20 - Hôm nay, lịch sử đã bị đánh tráo rồi ư? - Hoàng Hp Minh -

● 2023-09-18 - Ngày 30 tháng 9 toàn quốc Canada Tưởng Niệm 150 ngàn Trẻ Em Bị Hại Ở Các Trường Nội Trú - Bộ Nội vụ về Dân Bản địa CANADA -

● 2023-09-08 - Cách nông dân chúng tôi chống giặc trong tập đoàn giết sử - Mặt Trận Đấu Tranh Chống Xuyên Tạc và -

● 2023-09-05 - Vì Sao Giáo Dục Lịch Sử Phải Là Môn Học Bắt Buộc Và Thi Bắt Buộc - FB Trịnh Thắng -

● 2023-08-27 - Linh mục nói "Chúa mà nổi cơn thịnh nộ, chúng mày chết hết" - Diệu Quý -

● 2023-08-24 - Về hướng đi ngoại giao của nhà nước với Vatican - Gửi các bạn thiện chí - Lý Thái Xuân -

● 2023-08-24 - Truyện Ngụ Ngôn La Phông Tên - Con cáo và chuồng heo - Ái Hương Trần -

● 2023-08-21 - Các anh theo Chúa, thế đã bao giờ đọc sách của Chúa chưa? - An Nhiên -

● 2023-08-11 - Nó dần lớn mạnh cho đến khi thay thế vai trò của Đảng mới thôi - Đồng Trần Tử -

● 2023-08-11 - Nhà Thờ Đức Bà Paris của Nước Pháp đã được xây dựng trên nền những Ngôi Đền Cổ Đại bị phá hủy - FB Tuấn Lê -

● 2023-08-06 - Chuyện Ban Nhạc Black Pink - Nhục Quốc Thể, Càng Bao Che Càng Nhục! - Văn Tùng -

● 2023-08-05 - Khó lắm ông GH Francis ơi! Đòi đất cho Chúa là giáo dân tốt , nhưng không thể là công dân tốt - Lý Thái Xuân -

● 2023-08-01 - TRUYỀN GIÁO NGƯỢC - Đời đảo lộn, thấy buồn cười! - Lý Thái Xuân -

● 2023-07-30 - Một Lỗi Lầm Chết Người Chỉ Vì Coi Thường Nước Nga Và Lãnh Tụ Putin Vĩ Đại ! - Mike Wilson -

● 2023-07-08 - Nhóm vô thần buộc người mẹ ở bang California (Mỹ) gỡ bỏ cây thánh giá tôn vinh đứa con trai đã chết ! - An Thanh Dang -

● 2023-07-03 - Tên Đường: Trương Vĩnh Ký Và Phan Thanh Giản - Ban Tuyên Giáo, Ban Chấp Hành Trung Ương - Vũ Trọng Phụng -

● 2023-07-03 - CÁC DÒNG NỮ TU CA TÔ LA MÃ SẮP BIẾN MẤT KHỎI HÀ LAN - Du Nguyên -

● 2023-06-26 - Giáo hoàng Francis không thể trả lời câu hỏi của một cô bé người Philippines - Trang Tiếng Chuông -

● 2023-06-23 - Chiên Ôm Chúa, Còn Chúa Ôm Tiền ! - Dân BA Tư -

● 2023-06-23 - Phật giáo Phú Yên năm 1963 rất thê lương ảm đạm - Thích Nguyên Nguyên -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 >>>