Giới Thiệu Sách Mới
http://sachhiem.net/EMAILS/SH/Sachhiem17h.php
19-May-2023

VIỆT NAM QUỐC SỬ HÙNG CA
Tác giả: Cầu Móng NTTTLA
__________
Sách dầy 470 trang, mẩu A5 (5,83"X 8,27") bìa dày, giấy trắng, in màu, có nhiều hình ảnh. Đây là trường thi thể song thất lục bát dài 3.092 câu, tường thuật trọn bộ lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương đến ngày 30-4-1975.
Tuy là thi sử nhưng có phần giảng giải bằng văn xuôi từng đoạn thơ và có thêm phần chú thích, bình luận ...thuận tiện cho các giáo viên dạy môn lịch sử và hợp với tủ sách gia đình cho con cháu biết được lịch sử nước nhà qua thi ca cũng như văn xuôi.
Mời xem bài nhận xét của
GS Nguyễn Mạnh Quang:
Sách chia làm 26 chương, nói về lịch sử từ thời lập quốc Việt Nam cho đến “Đảng Phái Lưu Vong Chống Cộng ở Hải Ngoại”, và thêm 4 chương nhan đề là:
Chương 22: Việt Nam Hồi Sinh
Chương 23: Việt Nam Khải Hoàn Ca
Chương 24: Ta Yêu Em Việt Nam
Chương 25 : Hồn Tử Sĩ
Chương 26: Bản Đồ Trung Quốc “Không Có Hoàng Sa và Trường Sa”
Từ Chương 1 đến Chương 23 được viết bằng thể thơ song thất lục bát kèm theo phần ”Giảng Giải” bằng văn xuôi. Chương 24 “Ta Yêu Em Việt Nam” được viết bằng thể thơ 8 chữ cộng thêm phần “Vài Nét Về Tác Giả.” Chương này là một bài trường thi gồm 120 câu thơ nói lên tình cảm cuả tác giả đối với đất nước Việt Nam. Chương 26 sưu tầm các bản đồ như tựa đề.
* * *
Từ hai trang 4-5 với tựa đề “Sơ Lược Lịch Sử Việt Nam” đến cuối “Chương 15 nói về “Cuộc Nam Tiến Của Dân Tộc Việt Nam” được biên soạn gần giống như các sách sử Việt Nam của hai sử gia Trần Trọng Kim, Phạm Văn Sơn, và các tác giả Bộ sách Lịch Sử Việt Nam 15 Tập (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học và Xã Hội, 2017), chỉ khác là sách Vịệt Nam Quốc Sử Hùng Ca được viết bằng thơ như đã nói trên.
Điểm nổi bật nhất và quan trọng nhất của quyển sách này là tác giả nói rõ về những hành động mà Gíao Hội La Mã với cơ quan đầu não là giáo triều Vatican bắt đầu can thiệp vào nội tình Việt Nam hết sức trắng trợn. Đó là từ Chương 16 với nhan đề là “Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam” (tr. 196-248) đến Chương 20 “Cuộc Chiến Giải Phóng Miền Nam Thống Nhất Đất Nước 1954-1975”
NHẬN XÉT:
Đây là quyển sách lịch sử Việt Nam đầy đủ nhất mà tôi đã đọc, ít nhất là cho đến thế kỷ 21 này. Tác giả Cầu Mống NTTTLA trình bày toàn bộ Lịch Sử Việt Nam từ thời lập quốc cho đến ngày 30/4/1975 và nói sơ qua những công trình xây dựng đất nước của chính quyền Việt Nam hiện nay. Nhưng phần độc đáo là đã có thêm những mảng lịch sử quan trọng mà các tác giả khác không có. Đó là phần kể lại những hành động can thiệp vào chính trường Việt Nam của Giáo Hộ La Mã từ thế kỷ 17 cho đến nay, và những hành động chống phá chính quyền và dân tộc ta của những tín đồ đạo Ki-tô, và những tàn dư của các chế độ tay sai ngoại bang ở hải ngoại với ngọn cờ vàng, mang tên là “chính thể Quốc gia” của thời Bảo Đại bù nhìn thuộc Pháp.
Có thể nói rằng, khi viết đầy đủ về Lịch sử Việt Nam từ thời lập quốc cho đến khi Đạo Thiên Chúa du nhập vào Việt Nam từ năm 1533, và cho đến cuối thế kỷ 20 hay đầu thế kỷ 21, thì tất cả các tác giả hay nhóm tác giả nào cũng đều biên soạn gần giống như nhau. Nếu có khác nhau một vài điểm nào thì đó là những điểm không quan trọng. Đọc các bộ sách Lịch Sừ Việt Nam như (1) Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim, (2) Việt Sử Tân Biên của sử gia Phạm Văn Sơn, (3) Lịch Sử Việt Nam 15 Tập (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 2017) đo PGS TS Trần Đức Cường làm chủ nhiệm và tổng chủ biên), và cuốn Việt Nam Quốc Sử Hùng Ca của tác giả Cầu Móng NTTTLA, chúng ta sẽ thấy rõ ràng là như vậy.
Lịch Sử Việt Nam từ nửa thế kỷ 16 trở về sau (cho đến ngày nay) có sự hiện diện vai trò của Giáo Hội La Mã (đạo Ki-tô La Mã) can thiệp vào nội tình một cách cực kỳ thô bạo. Thế nhưng các sách Việt Nam Sử Lược, Việt Sử Tân Biên và bộ sách Lịch sử Việt Nam 15 tập đều không nói đến. Điều dễ hiểu là suốt trăm năm sống dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, các tác giả đều không thể viết ra được những sự thật về cái bàn tay sắt bọc nhung của Giáo Hội La Mã, sự thật này được bao che một cách triệt để. Bởi vậy các bộ sách này chỉ nói đến Pháp hoặc Mỹ như một chủ thể xâm lăng đơn độc, bỏ qua sự liên minh chặt chẽ của các cường quốc này với Vatican. Cho nên trong cả thế kỷ qua, dân ta chỉ được nghe các cụm từ “Pháp xâm lược” hay “Mỹ xâm Lược,” “Việt Nam dưới thời Pháp thuộc,” chứ không thấy cụm từ “Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, hay Mỹ-Vatican” như thực tế lịch sử đã thể hiện. Ưu điểm cao nhất của quyển Việt Nam Quốc Sử Hùng Ca của tác giả Cầu Móng NTTTLA là đã nói lên cụm từ “Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, hay Mỹ-Vatican”.
Chúng ta có thể thông cảm cho các tác giả của bộ sách Việt Nam Sử Lược và Việt Sử Tân Biên vì rằng:
- Thứ nhất, cả hai tác giả trên đây chỉ sống ở Việt Nam trong thời Liên Minh Pháp - Vatican thống trị Việt Nam (1885 – 1945). Trong thời kỳ này, việc biên soạn và phổ biến sách sử trên lãnh thổ Việt Nam đều bị Giáo Hội La Mã kiểm soát gắt gao qua bọn cha cố (linh mục) người Việt. Để biết rõ hành động này của bọn linh mục người Việt, xin quý vi đọc Đời Viết Văn Của Tôi (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1986, tr 99-101), hay Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê (TP Hồ Chí Minh: NXB Văn Học, 1993, tr. 354-356) của tác giả Nguyễn Hiến Lê.
- Thứ hai: Hầu hết các tác phẩm lịch sử nói về những khu rừng hành động mà Giáo Hội La Mã liên tục tác oai tác quái, gieo tai giáng họa cho nhân lọại trong gần hai ngàn năm qua, và can thiệp vào nội tình Việt Nam từ giữa thế kỷ 17 cho đến ngày nay chỉ được phổ biến rộng rãi từ đầu thập niên 1950 trở về sau.
Còn những tác giả vốn là tín đồ Thiên Chúa giáo như Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Cần (bút hiệu Lữ Giang và Tú Gàn), Cao Thế Dung, Nguyễn Lý Tưởng, v..v…, và các tác giả bảo vệ “quốc gia cờ vàng” của thời Bảo Đại như Hoàng Ngọc Thành, Phạm Cao Dương, Trần Gia Phụng, v.v… không hề biết về mối liên minh của Vatican và các cường quốc như nói trên, và sự can thiệp trắng trợn của Vatican vào chính trường của Việt Nam.
Ông Trần Gia Phụng còn tuyên bố thẳng thừng như sau:
“Có một điều cần nhấn mạnh là cá nhân người nào làm thì người đó chịu trách nhiệm, đừng vì cá nhân đó theo tôn giáo này hay tôn giáo khác mà đưa vấn đề thành sự đối đầu tôn giáo rất nguy hiểm. Ví dụ tôi viết về chế độ Ngô Đình Diệm, thì chế độ Diệm có điểm tốt mà cũng có điểm không tốt. Rủi một điều là cái điểm không tốt nguy hại nhất cho chế độ Diệm chính là vụ cấm treo cờ Phật Giáo mà ai đã từng ở miền Trung, nhất là ở Huế và Đà Nẵng đều thấy và biết. Chuyện này cũng được các tác giả Ky-tô giáo viết lại, ví dụ cụ thể nhất là linh mục Cao Văn Luận. Từ cái điểm không tốt mới nẩy sinh ra đủ thứ chuyện, làm sụp đổ chế độ Diệm. Cái điểm không tốt này thuộc về trách nhiệm cá nhân hai ông Ngô Đình Thục và Ngô Đình Diệm chứ không liên hệ gì đến Ky-tô giáo cả. Phải tách bạch rõ ràng như thế để tránh những hiểu lầm đáng tiếc, những chụp mũ vu vơ.” [Trần Gia Phụng (phungtrangia@yahoo.com). “Viết Cho Sự Thật.” Ngày 24/11/2009. Phổ biến trên các điễn đàn điện tử ngày 25/11/2009.]
Thế nhưng, bộ sách Lịch Sử Việt Nam 15 Tập (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 2017) được biên soạn trong điều kiện và hoàn cảnh thuận lợi hơn rất nhiều.
- Thứ nhất: Tất cả các ông Trần Đức Cường (chủ nhiệm và tổng chủ biên) và các tác giả biên soạn bộ sách lịch sử này đều sống trong thời đất nước độc lập dưới quyền lãnh đạo của Bác Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam, không còn bị kìm kẹp và kiểm soát gắt gao các việc biên soạn, tham khảo các nguồn tài liệu, phát hành và phổ biến rộng rãi những tác phẩm của mình.
- Thứ hai: Bộ sách Lịch Sử Việt Nam 15 tập nói trên được phát hành vào năm 2017, nghĩa là được biên soạn vào những năm sau năm 1975, tức là được biên soạn vào thời kỳ mà các thư viện ở các nước Âu Mỹ đã có đầy dẫy những sách sử được biên soạn bằng tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, v.v… nói về những khu rừng tội ác mà Giáo Hội La Mã đã liên tục chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua, và nhất là đã can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách cực kỳ thô bạo từ giữa thế kỷ 17 cho đến cuối thế kỷ 20. Nếu các tác giả chịu khó tìm tài liệu tham khảo thì đã có thể có những thông tin này một cách dễ dàng.
- Thứ ba: Chính ông Hồ Chí Minh cũng đã nhận ra được sự liên kết của Vatican và các thế lực xâm lăng nói trên khi viết tác phẩm Bản Án Thực Dân Pháp trong khoảng những năm 1921-1925. Chương 10 trong số 12 chương của tập sách này, tựa đề là “Chủ Nghĩa Giáo Hội” có đoạn viết như sau:
“… giáo hội Xiêm chiếm đoạt một phần ba diện tích ruộng đất canh tác trong xứ; giáo hội Nam Kỳ chiếm một phần năm; giáo hội Bắc Kỳ, chỉ riêng ở Hà Nội đã chiếm một phần tư đất đai, cộng thêm một cái vốn bé xíu 10 triệu phrăng. Không cần nói cũng biết là phần rất lớn tài sản ấy, giáo hội giành được bằng những thủ đoạn mà họ không thể và cũng không bao giờ thú nhận.
Đại tá B… viết: “Điều mà người thực dân phải dựa vào nhà nước để làm – thì người truyền giáo cứ làm, bất chấp nhà nước. Bên cạnh lãnh thổ của người chủ đồn điền, mọc lên lãnh thổ của nhà chung. Chẳng bao lâu nữa, sẽ không còn rẻo đất nào cho người An Nam có thể sinh cơ lập nghiệp nếu không cam chịu kiếp nông nô!”.
Amen! Lạy Chúa tôi.”
Hồi tháng 7 năm 1924, Linh mục Trần Tam Tỉnh cũng đã viết về một số trong những khu rừng tội ác tội ác mà Giáo Hội La Mã đối với dân tộc Việt Nam như sau:
“Tháng 7 năm 1924, tại Đại Hội V Cộng Sản Quốc Tế, thanh niên Hồ Chí Minh lúc đó gọi là Nguyễn Ái Quốc, đã lên tiếng tố cáo chủ nghĩa thực dân bóc lột và vai trò của Giáo Hội (La Mã) trong chuyện này. Chỉ một mình Nhà Chung Công Giáo mà chiếm hết một phần tư đất trồng trọt Nam Kỳ. Phương thế để chiếm hữu các đất đai đó rất đơn giản là dùng tham nhũng, hối lộ và cưỡng ép. Đây là vài thí dụ rõ ràng. Nhà Chung lợi dụng khi mất mùa để cho nông dân vay tiền, rồi bắt họ phải đem đất ruộng làm của cầm. Tiền lời cho vay rất nặng, nên con nợ sẽ không thanh toán nổi khi đến ngày trả và như thế đất cầm trở nên đất của Nhà Chung. Giáo Hội không từ một việc nào để nắm được những giấy tờ hệ lụy bí mật và nhờ đó dọa dẫm các quan chức, bắt buộc họ phải làm theo ý mình muốn. Giáo Hội cũng liên minh với tay tài phiệt để khai thác những vùng đất nhượng cho không và những thửa ruộng cướp được của nông dân. Giáo Hội có người của mình nắm những vai trò thế giá trong chính quyền thuộc địa…” Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1988), tr. 76-77.
Sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm của tác giả Trần Tam Tình xuất bản và phát hành vào năm 1988 cũng đã nói rõ số lượng ruộng đất canh tác của dân ta bị Giáo Hội La Mã cướp đoạt nhiều gấp rưỡi số lượng ruộng đất canh tác mà Thực Dân Pháp cướp đoạt của dân ta.
- Số Lượng ruộng đất bị Thực Dân Pháp chiếm đoạt là: 15.952,06 hectares (mẫu tây)
- Số lượng ruộng đất bị Giáo Hội La Mã chiếm đoạt là: 23.928,05 hectares (mẫu tây) (Sđd., tr. 204.)
Ấy thế mà bộ sách Lịch Sử Việt Nam 15 Tập do PGS TS Trần Đức Cường làm chủ nhiệm và tổng chủ biên được xuất bản và phát hành vào năm 2017, sau thời điểm Bác Hồ nói về tội ác của Giáo Hội La Mã đối với dân tộc Việt Nam là 93 năm và sau tác phẩm của Linh-mục Trần Tam Tỉnh 29 năm trời lại không nói gì đến những sự kiện lịch sử trên đây.
Không những thế, PGS TS Trần Đức Cường và các tác giả biên soạn các Tập 4, 5, 6, 10, 11, và 12 còn có những sai sót như sau:
a.- Không nói đến hay không nêu đích danh các nhân vật đại diện giáo triều Vatican tại Việt Nam như Giám Mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc), Giám Mục Paul Francois Puginier (1835-1892), và Tổng Giám-Mục Antoni Drapier (đại diện Tòa Thánh Vatican tại triều đình Huế tư 1936-1950) đã can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách cực kỳ trắng trợn.
Họ cũng không nói tới những tội ác mà bọn cha cố người Việt trực tiếp chỉ huy các toán lính đạo trong các xóm đạo trong các cuộc hành quân tiến vào các làng lương kế cận để đốt phá nhà cửa, thiêu hủy các miếu, đền, đình, chùa cùng các nơi thờ tự khác, tàn sát bất cứ tráng niên hay thanh niên chúng bắt gặp, hãm hiếp đàn bà con gái, và cướp đoạt những gì chúng có thể mang đi được.
b.- Bóp méo sư kiện lịch sử Giám-Mục Pigneau de Béhaine tự động tìm đến gặp Chúa Nguyễn Phúc Ánh để xin được làm đại diên cho Chúa Nguyên Ánh dẫn Hoàng Tử Cảnh đến Triều Đình Vua Louis XVI xin quân viện giúp Nguyến Ánh trong cuộc chiến chống nhà Tây Sơn.
c.- Cắt bớt (giấu nhẹm) đoạn văn nói về ngụy quyền Ngô Đình Diệm “không rớ tới 370 ngàn mẫu Anh mà Giáo Hội La Mã làm chủ (đã cướp đọat của dân ta)” [Joseph Buttinger,Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A. Praeger, 1967), pp 932-933.]
Những vấn đề nêu ở trên đều đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong bài viết “Những Thiếu Sót Và Sai Lầm Quan Trọng Trong Bộ Sách Lịch Sử Việt Nam 15 Tập” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ101.php).
Rõ ràng là những sự kiện lịch sử cần phải nói là vai trò của Giáo Hội La Mã hay Ki-tô giáo với cơ quan đầu não là giáo triều Vatican đã liên tục can thiệp vào nội tình Việt Nam từ giữa thế kỷ 17 cho đến ngày 30/4/1976. Giáo Hội La Mã vẫn còn tiếp tục sử dụng bọn “Kiêu Dân Công Giáo Thời Ngô Đình Diệm” đánh phá chính quyền và đất nước ta liên tục từ đầu năm 1976 cho đến ngày nay. Những điều này không được các sách Việt Nam Sử Lươc, Việt Sử Tân Biên và bộ sách Lịch Sử Việt Nam 15 tập nói đến, không hiểu là vì thiếu thông tin, hay biết nhưng cố tình tìm cách lảng tránh không viết, vì lý do khó nói.
Cũng may là những sự kiện cần phải nói trên đây đã được tác giả quyển Việt Nam Quốc Sử Hùng Ca nói đầy đủ không khác gì chúng tôi đã nói trong các sách:
- Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000)
- Bộ sách Thực Chất Giáo Hội La Mã (TXB, 1999)
- Nói Chuyện Với Tổ Chức VNCH Foudation (Houston, TX: Đa Nguyên, 2004).
- Bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã với 125 chương và đã được phổ biến trên mạng sachhiem.net vào khoảng gần 70 chương.
- Bộ sách Dấu Giày Vatican Trên Quê Hương Tôi (3 tập, đã phát hành Tập1)
Giá trị lớn lao của sách Việt Nam Quốc Sử Hùng Ca là ở chỗ đó.
Tôi thiết tha ước mong các giáo viên dạy các lớp bậc trung tiểu học, tất cả các giáo viên chuyên về môn Lịch Sử & Công Dân và mỗi gia đình người Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại đều có cuốn sách này để đọc mà hiểu rõ hơn về Lịch Sử Việt Nam và cũng là biết rõ hơn về:
a. Giáo Hội La Mã Ki-tô giáo đã tác oai tác quái, gieo tai giáng họa cho đất nước và dân tộc ta như thế nào liên tục từ giữa thế kỷ 17 cho đến ngày nay.
b. Bộ mặt thật của người tín hữu Ki-tô Việt Nam.
Mong lắm thay!
Ngày 5/5/2023
Trân trọng
Nguyễn Mạnh Quang
PS:
Số sách có giới hạn, cho nên ưu tiên cho các thư viện, trường học, cơ quan công tư, hiệu trưởng các trường trung-tiểu học, đặc biệt là giáo viên dạy môn lịch sử. Bạn đọc có thể theo dõi online trên sachhiem.net bản electronic sẽ được đăng lên trong thời gian tới.
Ở trong nước, xin liên lạc cô Trần Ly, số điện thoại : 0968552145