Hai Giai Cấp Thống Trị Và Bị Trị Tại Việt Nam Trong Thời Kỳ 1885-1945
● Giai cấp thống trị ● Một Số Tiêu Chuẩn Để Thẩm Định Một Chế Độ Chính Trị Là Độc Tài Chuyên Chính ● Giai Cấp Thống Trị Ở Viêt Nam Trong Những Năm 1884-1945
● Một Vài Đặc Tính Điển Hình Của Giai Cấp Thống trị ● Nhận Diện Bộ Mặt Thật Ghê Tởm Của Giáo Hội La Mã và Giai Cấp Thống Trị Ca-tô ● Quan Niệm Về Quyền Lực Của Các Nhà Cầm Quyền Và Tôn Giáo Tại Các Nước Dân Chủ Tự Do
Giai cấp thống trị
Theo Hán Việt Từ Điển của học giả Đào Duy Anh, giai cấp thống trị có nghĩa là “giới người hành sử chủ quyền của quốc gia mà cai quản cả toàn thể nhân dân.” Việt Nam Tự Điển của học giả Lê Văn Đức nói ngắn gọn, giai cấp thống trị có nghĩa là “một giới người nắm hết quyền cai trị trong một nước”, và “giai cấp bị trị” là “dân bị cai trị”.
Trong bất kỳ chế độ độc tài chuyên chính hay chế độ của các đế quốc thực dân xâm lược nào cũng vậy, những người cầm quyền đều muốn bám chặt lấy chính quyền và sử dụng tất cả những phương tiện của nhà nước để cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải khuất phục và chấp nhận cho họ nắm quyền mãi mãi. Những thành phần chống đối hay không chịu khuất phục đều bị chính quyền đàn áp, bắt giam, tra tấn và thủ tiêu để trả thù.
Muốn làm được như vậy, họ phải ưu đãi những người tin cẩn nhất gọi là thành phần nòng cốt để sử dụng làm tay sai, cho nắm giữ các chức vụ chỉ huy các cơ quan công an, mật vụ, an ninh và quân đội với nhiệm vụ dò xét, truy lùng, bắt giam, tra tấn và thủ tiêu những thành phần chống đối chế độ hay chính quyền.
Ta gọi những người trong chính quyền và những người triệt để ủng hộ hay đứng về phía chính quyền là những thành phần nằm trong giai cấp thống trị, và đại khối nhân dân còn lại là những thành phần nằm trong giai cấp bị trị.
Cụ thể hai giai cấp đó trong lịch sử:
a). Giai cấp thống trị gồm có nhà lãnh đạo chính quyền và vây cánh bè đảng hay những người đồng đạo, nếu là chế độ đạo phiệt như ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, hay những người cùng trong một họ (hoàng gia) nếu là chế độ quân chủ chuyên chế (thí dụ nhà Nguyễn trong những năm 1802-1885). Tất cả những gì giai cấp thống trị làm đều nói là làm theo luật pháp, nhưng thực tế, phần nhiều là làm theo ý muốn cá nhân hoặc theo cơn bốc đồng của họ. Chuyện này có thể xẩy ra từ ông trưởng khóm, ông trưởng phường hay anh cảnh sát đứng gác tại một góc đường cho đến ông tổng thống. Đây là thực trạng ở miền Nam trong những năm 1954-1975.
b). Đại khối nhân dân bị trị, bị áp bức, bị bóc lột đến tận xương tận tủy giống như một bày nô lệ trong một chế độ quân chủ phong kiến của thời tiền Cách Mạng 1789 ở Pháp hay ở Việt Nam từ năm 1945 trở về trước và miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Những gì giai cấp thống trị được hưởng thụ đều do giai cấp bị trị bị cưỡng bách phải hy sinh đóng góp bằng vật chất, tiền bạc, sức lao động và cả sinh mạng nữa.
Các thành phần trong giai cấp thống trị.
Theo kinh nghiệm lịch sử, giai cấp thống trị chỉ có ở trong các quốc gia bị áp đặt phải sống dưới một chế độ độc tài chuyên chính hay dưới quyền thống trị của một đế quốc thực dân xâm lược. Vì vậy, ta có thể nhận thấy giai cấp thống trị trong thời kỳ này gồm những thành phần sau đây:
1. Những người quyền thế có địa vị chính thức hay không chính thức trong chính quyền để cưỡng bách những người dưới quyền phải tuân hành những khẩu lệnh hay những luật lệ thành văn do chính họ làm ra có lợi cho họ.
2. Những người thuộc thành phần nòng cốt được chế độ tin tưởng và được tuyển dụng cho nắm những chức vụ chỉ huy trong các cơ quan trong bộ máy hành chánh, trong quân đội và đặc biệt là trong các tổ chức mật vụ, công an, cảnh sát và quân đội. (Thí dụ như nhóm thiểu số “kiêu dân công giáo” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.)
3. Những thành phần thực sự chỉ là người dân thường không nắm giữ một chức vụ nào trong chính quyền và cũng không phải là công nhân viên của nhà nước hay sĩ quan trong quân đội, nhưng họ thuộc vào hạng người đặc biệt được hưởng những ân huệ đặc biệt của nhà nước đương quyền ban phát. Họ được bao che khi làm những chuyện phi pháp, được giúp đỡ đưa vào làm những việc ngồi mát ăn bát vàng, hay cho nắm giữ những chức vụ có quyền lực trong chính quyền, nâng đỡ cho địa vị được thăng tiến.
Đây là những người thuộc loại (1) có bà con họ hàng hay bạn bè thân thiết với những người có thế lực trong chính quyền, hoặc (2) là đồng đạo với các nhà lãnh đạo của nhà nước đương quyền NẾU chính quyền là chế độ đạo phiệt Ca-tô như thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Đây là sự thật đã từng xảy ra trong lịch sử và đều được sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm ghi lại như sau:
“Từ 1955 đến 1963 là thời vàng son của chủ nghĩa cha chú, với những lợi ích thật chẳng bao nhiêu, nhưng với những hà lạm gây nhiểu tiếng tăm hơn, nhất là trong khi công chúng gồm 90% là ngoài công giáo mà bị kiểm hãm dưới một thứ «chính phủ công giáo». Khắp nơi, ở thành phố cũng như nông thôn, chiếc áo chùng thâm là biểu tượng của quyền thế.
Tại các vùng Công giáo di cư, cha xứ là toàn quyền, là những ông vua tuyệt đối. Giám mục Ngô Đình Thục cũng phải thừa nhận những chuyên hà lạm của các nhà độc tài áo đen. Trong một lá thư gởi cho một bạn cũ, ông viết: «Người ta có cả trăm hồ sơ, tố cáo các linh mục ăn cắp tiền của di cư, bằng những danh sách ma, bằng cách tẩy xóa sổ sách, bằng cách thu xếp để chiếm đoạt tiền bạc của chương trình Cải cách ruộng đất, hoặc bán hàng viện trợ Mỹ (theo các lời tố cáo của chính bà con di cư) hay là giữ tiêu riêng các khoản tiền họ nhận để xây dựng nhà ở cho bà con di cư: Nhà nước (và cả Giáo quyền) dễ dãi cứ nhắm mắt làm ngơ cái vụ đó, bởi vỉ linh mục rất cần cho việc huy động dân chúng trong cuộc chống Cộng.
Tại thành thị, các linh mục chẳng có bằng cấp, chẳng tài giỏi gì, mà vẫn điều khiển các trường tư thục, được tổ chức những áp phe vơ vét tiền bạc. Hai linh mục đã được cử làm viện trưởng của hai trong ba đại học của toàn miền Nam, trong đó có đại học Đà Lạt. Đại học này chỉ là Công giáo nơi danh nghĩa thôi. Đất đai và cơ sở kiến trúc của nó đều do Nhà nước đài thọ. Để có nguồn thu nhập cho đại học, giám mục Thục đã giành được độc quyền các vùng đốn cây tại Định Quán, là điểm ngon nhất nước. Ông cũng xin được những thửa đất ruộng mênh mông dọc bờ biển, để trồng dương liễu và dừa; công viện này được tiến hành nhờ có tiền vay được hàng triệu đồng của chính phủ. Đã có đại học Công giáo thì phải có sinh viên. Song Đà Lạt là một thành phố nhỏ miền cao nguyên, ở xa các trung tâm đô thị lớn và nhất là nó chỉ là một thành phố biệt thự dành cho hạng giàu có. Muốn cho đại học Công giáo này hoạt động, chính phủ quyết định dời khoa sư phạm Sài Gòn lên, đem theo toàn bộ sinh viên, anh chị em nào cũng có học bổng Nhà nước cấp.
Thế là nhờ có sự bảo trợ của giám mục Thục thuộc địa phận Vĩnh Long, sau nầy làm Tổng giám mục Huế, các sinh viên Công giáo đã giành được những vị trí then chốt và lương bỗng cao. Tòa giám mục trở thành một loại phòng ngoài của dinh Tổng thống. Người ta thấy bộ trưởng, dân biểu, tỉnh trưởng, tướng tá (trong đó có nhiều người mới trở lại đạo) lũ lượt sắp hàng vào hầu đức cha. Tại các tỉnh, các linh mục cố vấn chính trị rất có ảnh hưởng cạnh tổng thống hoặc bên cạnh người em thứ ba của tổng thống – phó vương không danh nghĩa của miền Trung – các cha không ngần ngại tìm cách đưa con chiên mình vào thay thế các quận trưởng hay xã trưởng không công giáo.”(1) Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris, Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 124-125.
Trước Cách Mạng Pháp 1789, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nằm dưới ách thống trị của chế độ quân chủ phong kiến chuyên chính hay bị một đế quốc thực dân xâm lược cai trị. Các chế độ này thâu tóm cả ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp vào trong tay, rồi trao cho anh em bà con hay bọn chân tay tin cẩn (hoặc cả bà con và bọn chân tay tin cẩn) nắm giữ các chức vụ chỉ huy trong chính quyền để duy trì quyền lực mãi mãi cho bản thân và dòng họ. Thời đó, đại đa số nhân dân chưa có ý thức về nhân quyền và yên lòng sống kiếp “thần dân” hay “tôi thần” (subject) không một chút hoài nghi hay thắc mắc gì cả, ngọai trừ bị dồn vào bước đường cùng hay ở vào thế “khuyển cùng tắc phệ” mà thôi.
Cách Mạng Pháp bùng nổ vào năm 1789 với chủ trương phế bỏ chế độ quân chủ trung ương tập quyền, phủ nhận chế độ giáo hoàng (papacy), dùng những biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội La Mã, nâng cao ngọn đuốc “Bình Đẳng, Tự Do và Bác Ái” và hoằng dương dân chủ tự do cho nhân lọai tiến lên đòi lại quyền làm người. Sau khi xảy ra Cách Mạng Pháp thì tình thế và lòng người cũng thay đổi. Càng ngày càng có nhiều dân tộc dứt khóat từ bỏ hẳn chế độ quân chủ phong kiến chuyên chế và chỉ chấp nhận hình thức chính quyền dân chủ hay cộng hòa. Cũng vì thế mà có nhiều chế độ dân chủ hay cộng hòa giả hiệu ra đời để lừa gạt nhân dân.
Những chế độ chính trị dân chủ hay cộng hòa giả hiệu này thường có danh xưng là một chế độ cộng hòa hay dân chủ, nhưng bản chất thì không khác gì chế độ quân chủ phong kiến chuyên chính trong thời Trung Cổ. Thí dụ vài chính trị dân chủ hay cộng hòa giả hiệu như chế độ Cộng Hòa của Francisco Franco (1936-1975), ở Tây Ban Nha, Phát Xít Benneto Mussolini (1922-1945) Ý, chế độ Đức Quốc Xã (1933-1945), chế độ đạo phiệt Da-tô của Ante Pavelich (1941-1945) ở Croatia, chế độ độc tài Ca-tô của Batista (1952-1959), chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm (1954-1963) và chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu (1966-1975) ở miền Nam Việt Nam, chế độ đạo phiệt Ca-tô Augustin Misago (1994),..
Tất cả những chế độ này đều có danh xưng là chế độ cộng hòa, đều được bộ máy tuyên truyền và những thành phần trong giai cấp thống trị của các chế độ này rêu rao là chế độ dân chủ tự do và tốt đẹp hơn cả. Nhưng trong thực tế, bản chất của các chế độ chính trị này còn khốn nạn hơn cả các chế độ quân chủ phong kiến chuyên chính của thời nhà Nguyễn ở Việt Nam, ở Trung Hoa trước năm 1911 hay những chế độ quân chủ trung ương tập quyền ở Âu Châu trong thời tiền Cách Mạng 1789.
Như vậy thì làm thế nào để chúng ta có thể nhận biết một chế độ chính trị là một chế độ độc tài, phong kiến, chuyên chính hay là một chế độ dân chủ tự do thực sự?
Một Số Tiêu Chuẩn Để Thẩm Định Một Chế Độ Chính Trị Là Độc Tài Chuyên Chính
Muốn thẩm định một chế độ chính trị để biết chế độ đó là độc tài chuyên chính, chúng ta cần phải cần có một số tiêu chuẩn làm cơ sở luận xét xem một chế độ chính trị là một chế độ độc tài chuyên chính hay một chế độ dân chủ tự do thực sự:
1.- Bằng cách nào cá nhân hay thế lực lên cầm quyền?
a.- Sử dụng bạo lực để tiếm đoạt hay do một ngoại cường đưa lên để làm tay sai cho họ, hay
b.- Có công đánh đuổi quân thù xâm lược hay khử bạo cứu dân hoặc được toàn dân tuyển chọn qua một cuộc tổng tuyển cử tự do giống như ở các nước dân chủ ở Âu Châu, Bắc Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v… hiện nay.
2.- Thành tích cá nhân và các nhân vật lãnh đạo là thế nào?
a.- Những người đã từng làm tay cho chính quyền đế quốc thực dân xâm lược đã và đang thống trị đất nước, hay
b.- Những người có thành tích hoạt động chống chính quyền đế quốc thực dân xâm lược đã và đang thống trị đất nước.
3.- Mục đích của luật pháp hay lệnh truyền là thế nào?
a.- Nhằm để phục vụ cho quyền lợi của cá nhân, gia đình, phe đảng và tôn giáo của nhà cầm quyền, hay
b.- Theo ý muốn của đại khối nhân dân bị trị và để phục vụ cho phúc lợi của nhân dân.
4.- Mục đích sử dụng các phương tiện của nhà nước:
a.- Phục vụ theo ý muốn của cá nhân, gia đình, phe đảng hay tôn giáo của nhà cầm quyền.
b.- Phục vụ cho quyền lợi và ý muốn của đại khối nhân dân.
5.- Những chức vụ quan trọng trong chính quyền và những việc đấu thầu cung cấp những dịch vụ và những đồ trang bị cho các cơ quan chính quyền và trong quân đội dành cho ai.
a.- Ưu tiên dành riêng cho thân nhân, phe đảng và những người đồng đạo của nhà cầm quyền.
b.- Trao cho những người có đủ điều kiện quy định trong các văn thư được chính thức công bố và được tuyển chọn qua một kỳ thi sát hạch hay một cuộc đấu thầu công khai và công bằng.
6.- Ruộng đất canh tác là tài sản chung của toàn dân được:
a. Tập trung vào trong tay của một nhóm thiểu số thân thiết với nhà cầm quyền.
b. Phân phối công khai cho tất cả mọi người dân không phân biệt địa phương, tôn giáo, giai cấp, nam nữ, sắc tộc và theo những tiêu chuẩn và quy luật do đại biểu nhân dân quy định.
7.- Tài nguyên quốc gia được khai thác cho ai:
a.- Theo ý muốn của cá nhân, gia đình, phe đảng và tôn giáo của nhà cầm quyền.
b.- Theo ý muốn của đại khối nhân dân.
8.- Chính quyền phân phối những khỏan tiền ngọai viện nhân đạo và các khoản tiền viện trợ (của các cường quốc) để mở mang kinh tế, giáo dục, v.v… thế nào?
a.- Chia chác cho những người bà con, phe đảng và đồng đạo với nhà cầm quyền tùy nghi sử dụng.
b.- Được phân phối cho tất cả mọi người đúng theo tiêu chuẩn đã được quy định bởi một ủy ban đặc nhiệm do những đại biểu nhân dân đề cử hay tuyển chọn.
Trong số 8 tiêu chuẩn nêu ra trên đây, hai tiêu chuẩn 1 và 2 liên hệ đến điều kiện cần phải có cho một cá nhân hay một thế lực lên nắm chính quyền.
Từ ngàn xưa, dân tộc nào cũng coi người lãnh đạo đất nước, và những nhân vật nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền là mối ưu tư hàng đầu. Nếu những người này thuộc vào trường hợp "a.-" thì họ là những người hay thế lực không có chính nghĩa và không có đủ tư cách lên nắm chính quyền, và chính quyền của họ đương nhiên là một chính quyền độc tài chuyên chính. Sự hiện diện của những hạng người này trong chính quyền chỉ làm cho đại khối nhân dân khinh bỉ, ghê tởm, thù ghét, và luôn luôn sẵn sàng vùng lên để khử diệt vào bất cứ khi nào có cơ hội.
Chỉ có những người thuộc vào các trường hợp "b.-" thì mới có chính nghĩa hay tư cách lên nắm quyền lãnh đạo đất nước hay tiếp tục ở lại chính quyền và mới có hy vọng chính quyền đó là một chính quyền dân chủ phục vụ cho phúc lợi của người dân và quyền lợi tối thượng của dân tộc.
Sáu tiêu chuẩn còn lại nói về những đặc tính của một chế độ chính trị. Nếu chính quyền nào có tất cả các tiêu chuẩn thuộc vào trường hợp (a), thì chính quyền đó thuộc lọai siêu độc tài, siêu tham nhũng. Nếu chính quyền nào có tất cả những tiêu chuẩn thuộc vào trường hợp (b), thì chính quyền đó là một chế độ dân chủ tự do thực sự.
Tất cả các chế độ đạo phiệt Ca-tô, con đẻ của Giáo Hội La Mã, dù là mang danh xưng “Việt Nam Cộng Hòa”, “dân chủ tự do” hay bất kỳ một danh xưng tốt đẹp nào khác, thì bản chất của nó cũng vẫn có những đặc tính A trong những tiêu chuẩn nêu lên ở trên. Độc giả có thể kiểm chứng sự kiện này bằng cách tìm hiểu chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm (1954-1975) và quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) ở miền Nam Việt Nam.
Giai Cấp Thống Trị Ở Viêt Nam Trong Những Năm 1884-1945
Trong thời kỳ này nước ta bị Liên Minh Thánh Xâm Lược Pháp – Vatican tấn công và thống trị (1884-1945), bọn Việt gian làm tay sai cho giặc mà hầu hết là giới tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt được coi như là những thành phần nòng cốt và tin tưởng nhất của chế độ. Chính vì vậy mà họ được chế độ cho đặc hưởng một số những quyền lợi về kinh tế và chính trị. Đây là món quà của Liên Minh Thánh Pháp – Thập Ác Vatican ban thưởng cho họ và được coi là phần thưởng để khích lệ họ tiếp tục hăng say làm tay sai đắc lực cho chế độ. Do đó, ta có thể coi họ là một trong những thành phần nằm trong giai cấp thống trị trong thời kỳ này. Đó là các thành phần:
1.- Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp
2.- Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican
3.- Nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô chỉ biết tuyết đối tin tưởng vào Tòa Thánh Vatican và được Giáo Hội La Mã bao che và bảo vệ
4.- Triều đình bù nhìn nhà Nguyễn từ năm 1884 cho đến năm 1945.
5.- Thiếu số Việt gian được Liên Minh Thánh Xâm Lược Pháp – Thập Ác Vatican sử dụng làm tay sai trong bộ máy cai trị và đan áp nhân dân ta.
Trong thời 1884-1945, giai cấp bị trị ở Việt Nam gồm toàn thể nhân dân ta trong đó có tới 98% sống trong các làng xóm ở trong các vùng nông thôn và sống theo quy luật và tập tục của nền tam giáo cổ truyền của dân tộc.
Xã hội nào cũng cần có 1 chính quyền
Trong lịch sử loài người, từ ngàn xưa, ở đâu có nhân dân, thì ở đó có chính quyền để:
1.- Ổn định trật tự, bảo vệ an ninh,
2.- Phân xử những việc tranh tụng giữa những người dân với nhau hay với chính quyền,
3.- Đương đầu với tai trời ách nước,
4.- Điều hành mọi việc sinh họat trong nước,
5.- Đảm trách việc phòng thủ đất nước, huy động nhân dân cùng chung lưng góp sức chống lại quân thù ngoại nhập.
Những người trong chính quyền đảm nhiệm tất cả các công việc trên đây từ cấp bậc cao nhất ở trung ương cho đến các cấp bậc thấp nhất ở các địa phương (và thân nhân ruột thịt của họ) được gọi là những thành phần nằm trong giai cấp thống trị. Những người dân khác đều là những thành phần nằm trong giai cấp bị tiị.
Thế nhưng, ở nuớc ta, (1) trong những năm 1884-1945 trong toàn quốc, (2) trong thời kỳ Kháng Chiến 1945-1954 ở các vùng tạm chiếm, và (3) ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, có một biệt lệ là tất cả những tu sĩ và tín đồ Da-tô dù nắm một chức vụ nào trong chính quyền hay không cũng đều đuợc coi như là nằm trong giai cấp thống trị. Trong các thời kỳ này, tu sĩ và tín đồ Da-tô ở Việt Nam đã trở thành một giai cấp thượng đẳng, một thứ kiêu dân trong xã hội. Bọn người này thường thường là những hạng người phi cầm phi thú, uống máu người không biết tanh, như đã được trình bày đầy đủ nơi các Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc ở http://sachhiem.net/....
Đáng lẽ ra tình trạng này cũng đã xẩy ra ở Đông Dương trong thời kỳ 1884-1954. Cũng may là trong thời kỳ này, người Pháp cầm trịch trong bộ máy cai trị Đông Dương vốn dĩ đã ghê tởm cái chủ trương “mở mang nước Chúa” bằng bạo lực của Tòa Thánh Vatican, cho nên họ đã cố gắng ngăn cản không cho Vatican tự tung tự tác phát động những chiến dịch "làm sáng danh Chúa" theo Kế Hoạch Kitô Hóa nhân dân ta do Giám-mục Puginier đưa ra vào thập niên 1860, khi đó, ông Giám-mục này đang giữ chức khâm sứ đại diện cho Tòa Thánh Vatican ở Đường Ngoài có trụ sở ở Hà Nội. (2) Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam 1857-1914 (Thành Phố Hồ Chí Minh: Công Ty TNHH Sách Phương Nam, 2014), tr. 301-317.
Tuy nhiên, vì không thể tự tung tự tác tiến hành kế họach Ki-tô hóa bằng bạo lực, Giáo Hội La Mã và bọn tín đồ Ca-tô người Việt quay ra dồn hết nỗ lực vào các họat động kinh tài bất chính bằng trăm phương ngàn kế như o bế, luồn lọt, thuyết phục, kể công, v.v… với người Pháp trong chính quyền bảo hộ để cướp đọat tài nguyên quốc gia, bóc lột nhân dân, tích lũy của cải thành những khối lượng tài sản khổng lồ. Những khối lượng tài sản này của Vatican đã được trình bày đầy đủ nơi Phần 2, Chương 13 sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Phần này có thể đọc online trên http://sachhiem.net.... Tình trạng này đã khiến cho dân ta lâm vào tình trạng điêu đứng đói khổ triền miên kéo dài cả gần một thế kỷ. Thảm họa hai triệu người chết đói vào mùa Xuân năm Ất Dậu 1945 là bằng chứng nói lên cái bản chất dã man, gian tham, tàn độc của Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp – Thập Ác Vatican và bọn tín đồ Ca-tô người Việt làm tay sai của chúng.
Như trên đã nói trên, trong thời 1884-1945, Giáo Hội La Mã và tín đồ Ca-tô người Việt được coi là thành phần nằm trong giai cấp thống trị. Họ là những hạng người bất chính, bất nhân, gian tham và độc ác. Trong những năm 1954-1975, giai cấp thống trị ở Việt Nam trong thời kỳ này được người ngoại bang “bồng về” Sàigòn cho cầm quyền cai trị nhân dân miền Nam Việt Nam. Vậy làm sao miền Nam Việt Nam có chính nghĩa hay lý tưởng để cho người dân tin tưởng và ủng hộ để chiến đấu?
Đây là một vấn nạn đối với những người tự xưng là “người Việt Quốc Gia” trong cuộc Kháng Chiến 1945-1954 giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị của Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp – Thập Ác Vatican và cuộc chiến thống nhất đất nước trong những năm 1954-1975.
Một Vài Đặc Tính Điển Hình Của Giai Cấp Thống trị
Theo kinh nghiệm lịch sử và sự tìm hiểu của người viết, giai cấp thống trị thường thường có những đặc điểm dưới đây:
1.- Coi đất nước là nước của riêng của họ,
2.- Coi tài nguyên quốc gia là của riêng của họ,
3.- Coi việc nước và quản trị nhân dân là của riêng của họ,
4.- Coi chính quyền là của riêng của họ,
5.- Coi các thành phần đối lập chính trị và những người dân bất khuất là kẻ thù bất cộng đái thiên của họ và họ tìm đủ mọi cách để khử diệt những thành phần này.
6.- Coi nhân dân như là bầy nô lệ và họ tự cho là có quyền sai khiến làm việc cho họ như là những người hầu hay đầy tớ trong gia đình của họ.
7.- Coi những người thuộc giai cấp bị trị (dưới quyền) học hành thành tài là công ơn của họ tạo nên dù cho những người này đã phải nhẫn nhục chịu đựng không biết bao nhiêu khổ nhọc tủi nhục để dồn nỗ lực vào việc học hành, trau dồi kiến thức mới thành công trong lãnh vực học vấn. Đây cũng là trường hợp của người viết.
Nhận Diện Bộ Mặt Thật Ghê Tởm Của Giáo Hội La Mã và Giai Cấp Thống Trị Ca-tô
Muốn biết bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã ghê tởm như thế nào, chúng ta chỉ cần tìm hiểu các quốc gia mà quyền lực của Vatican vươn tới, và quan sát các vấn đề sau:
1.-/Nhìn vào con số nạn nhân trong quốc gia bị chính quyền đạo phiệt Ca-tô thủ tiêu, tàn sát, tra tấn và giam cầm, chúng ta sẽ biết được mức độ tàn ngược và dã man của Giáo Hội La Mã và giai cấp thống trị mà hầu hết là tín đồ Ca-tô.
2.-/Nhìn vào con số tài sản tích lũy của giáo hội ở nơi đó, chúng ta sẽ biết được mức độ gian tham của Tòa Thánh Vatican và giai cấp thống trị mà hầu hết là tín đồ Ca-tô.
3.-/Nhìn vào mức độ ngu dốt cũng như mức độ vong bản của tín đồ Ca-tô và những người tiếp nhận chính sách ngu dân của Vatican, chúng ta có thể biết được mức đồ thâm độc và hiểm ác của Tòa Thánh Vatican và giai cấp thống trị tại quốc gia này. Những chuyện tượng Đức Bà khóc chảy ra một chất lỏng mầu trắng giống như cứt chim hải âu (sea gull) ở Sàigòn vào những ngày cuối tháng 10/2005 và tượng Đức Bà ở nhà thờ Vietnamese Catholic Martyrs trong thành phố Sarcamento khóc chảy ra một chất lỏng mầu đỏ vào ngày 20/11/2005 là một trong những bằng chứng nói lên mức độ tác hại của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ ở Miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 đã làm cho người Việt Ca-tô mới tin rằng những chuyện này là chuyện tượng Đức Bà Maria đã khóc thực sự. Sự kiện này cũng nói lên mức đồ thâm độc và hiểm ác của Tòa Thánh Vatican và giai cấp thống trị tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.
4.-/ Nhìn vào những hành động ngang ngược của tín đồ Ca-tô như không tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do di chuyển, tự do du lịch của những người khác tôn giáo và những người khác chính kiến, chúng ta sẽ biết được khả năng nhồi sọ của Vatican đã biến những người dân hiền lành thành hạng người mà nhà báo Long Ân ghi nhận như sau:
“Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.” (3) Trích trong Mục Thiên Hạ Phong Trần, Nguyệt San Việt Nam Mới, Seattle, Số 207 ra ngày 23/12/1994 và Số 208 ra ngày 30/12/1994
5.-/ Nhìn vào “miệng lưỡi” của những tín đồ Ca-tô làm MC trong các chương trình văn nghệ hay cung cách ăn nói và viết văn những người trong ngành truyền thông (qua những bài viết phổ biến trên các đài truyền thanh, truyền hình và các ấn phẩm, cung cách sử dụng ngôn ngữ của những ngừoi viết báo, viết sách), với những giọng điệu bị điều kiện hóa theo những sách lược “hàm huyết phún nhân”, “Tăng Sâm giết người”, “cả vú lấp miệng em” hay “lấy thịt đè người”, chúng ta có thể biết được mức độ thành công của Vatican trong việc uốn nắn con người chất phác tại quốc gia đó thành những hạng người “quay quắt, lắt léo, lượn lẹo, lật lọng và ăn không nói có” để phục vụ trong bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã.
Trên đây là 5 điều được coi như là 5 tiểu chuẩn dùng làm cơ sở để thẩm định tội ác của Giáo Hội La Mã và giai cấp thống trị ở những quốc gia mà quyền lực của Giáo Hội vươn tới.
Cũng nên biết quyền lực của Giáo Hội đã vươn tới nước ta kể từ năm 1858, lan rộng ra trên toàn thể lãnh thổ Việt Nam kể từ năm 1885 cho đến năm 1945, và riêng miền Nam Việt Nam, quyền lực của Giáo Hội còn kéo dài thêm “ba mươi năm chinh chiến từng ngày”. Vì thế mà nhân dân miền Nam Việt Nam đã phải sống trong chế độ đạo phiệt Ca-tô trong những năm 1954-1975. Vì lẽ này mà ngày nay, những người Việt hải ngoại (vốn đã ở miền Nam trong những năm 1954-1975), mỗi khi viết thống báo hay thông cáo hay cảm tạ để loan tin hay mời đồng hương trong cộng đồng đến tham dự một buổi họp mặt hay lễ lạc gì đó, các hội đòan tại các địa phương thường hay đưa nhóm chữ “kính thưa quý vị lãnh đạo tinh thần” hay “Kính gửi quý vị lãnh đạo tinh thần” được đưa lên hàng trên cùng của bản văn. Đây là thói quen của những người bị điều kiện hóa bởi chính sách ngu dân của cái chủ thuyết “thần quyền chỉ đạo thế quyền”. Trái lại, trong những tờ loan báo hay thư mời tương tự như vậy của người dân trong các chế độ dân chủ không có cái mục khôi hài và quái đản này.
Quan Niệm Về Quyền Lực Của Các Nhà Cầm Quyền Và Tôn Giáo Tại Các Nước Dân Chủ Tự Do
Tìm hiểu nếp sống của người dân trong các xã hội theo chế độ dân chủ tự do thực sự, chúng ta thấy rằng:
Thứ nhất.- Trong các chế độ dân chủ tự do thực sự không có có vua, (nếu có thì chỉ là ngồi chơi sơi nước như ở Anh Quốc) không có chế độ hoàng gia, không có giai cấp quý tộc, không có chế độ biệt đãi về tôn giáo, không có một tổ chức hay một tôn giáo nào tự phong là “Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” đưa ra thuyết “thần quyền chỉ đạo thế quyền” để tự tung, tự tác cưỡng bách nhân dân phải tin theo những chuyện hoang đường quái đản phản khoa học và những giáo luật phi nhân thất đức.
TẠI SAO lại như vậy? Câu trả lời rõ ràng nhất và đúng với thực tế nhất là những thành phần như vua, quan, quý tộc và tu sĩ đều là những thành phần không sản xuất, chỉ là những thứ ăn bám xã hội (vivre sur le dos de la société). Tại Pháp, trước ngày Cách Mạng 1789 bùng nổ, hai giai cấp này nắm trọn quyền lực chính trị, kiểm sóat mọi sinh họat đời sống trong xã hội, tự tung tự tác, tác oai tác quái, ngồi mát ăn bát vàng. Trong khi đó thì đại khối nhân dân bị trị phải trần thân ra lao động quần quật 12 giờ một này, 7 ngày một tuần, 52 tuần trong một năm mà vẫn không có đủ cơm ăn và áo mặc. Xin xem Chương 16, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam (online trên http://sachhiem.net.)
Nhờ không có hai giai cấp ăn bám này mà người dân trong các quốc gia theo chế độ dân chủ thực sự không phải è cố ra đóng thuế nuôi những của nợ này. Và cũng nhờ không có các giai cấp không sản xuất mà ngồi mát ăn bát vàng, cho nên tất cả mọi người dân trong nước đều là “công dân” (citizens) của một quốc gia, chứ không phải là “thần dân” (subject) của một ông vua. Tất cả mọi người đều không có nghĩa vụ phải trung thành với ông vua, với ông Chúa, hay với Tòa Thánh Vatican, hay với một cá nhân nào cả. Họ chỉ có nghĩa vụ đối với đất nước, gia đình, hay trong tình thày trò, tình bằng hữu, cộng đồng địa phương, và cộng đồng dân tộc. Tất cả những nghĩa vụ này đều có tính cách hỗ tương (mutual) và “có đi có lại mới toại lòng nhau” (reciprocate), chứ không phải là một chiều.
Đặc biệt là đối với tôn giáo có nhiều chuyện huyền bí hay bất khả tín hoặc không thể kiểm chứng được như đạo Ki-tô chẳng hạn, thì mọi người đều có quyền luận bàn, phản bác, lên án trong xã hội dân chủ. Mọi người đều có quyền và phương tiện tìm hiểu để biết rõ tại sao văn hào Voltarie lại gọi Giáo Hội La Mã là “cái tôn giáo ác ôn”, học giả Charlie Nguyễn gọi là “đạo bịp”, “đạo máu”, học giả Henri Guillemin gọi là “cái giáo hội khốn nạn”?
____________
Chú thích:
(1) Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris, Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 124-125.
(2) Cao Huy Thuần, Giáo Sĩ Thừa Sai Và Chính Sách Thuộc Địa Của Pháp Tại Việt Nam 1857-1914 (Thành Phố Hồ Chí Minh: Công Ty TNHH Sách Phương Nam, 2014), tr. 301-317.
(3) Trích trong Mục Thiên Hạ Phong Trần, Nguyệt San Việt Nam Mới, Seattle, Số 207 ra ngày 23/12/1994 và Số 208 ra ngày 30/12/1994.