●   Bản rời    

Vài Lời Với Giáo Sư Trần Ngọc Thêm

Vài Lời Với Giáo Sư Trần Ngọc Thêm

Phan Tùng Sơn

http://sachhiem.net/THOISU_CT/FB/PhanTungSon.php

28-Nov-2021

Theo thông tin trên nhiều ấn phẩm báo chí, tại cuộc hội thảo, chủ đề "Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục đào tạo" do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức ngày 21/11, Giáo sư (GS) Trần Ngọc Thêm (Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh) đã trình bày tham luận "Xây dựng Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo".

Tôi chưa được đọc toàn văn tham luận của GS Trần Ngọc Thêm, nhưng qua phản ánh của nhiều ấn phẩm báo chí, truyền thông, nội dung chính của tham luận này là GS đề nghị xóa bỏ khẩu hiệu giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Thực ra GS Trần Ngọc Thêm không phải là người đầu tiên khởi xướng việc đề nghị bỏ khẩu hiệu (bản chất là xóa bỏ triết lý giáo dục) “Tiên học lễ, hậu học văn”. Vấn đề này đã tốn khá nhiều giấy mực của công luận trong thời gian qua. Trên nhiều diễn đàn về giáo dục, không ít chuyên gia đã nêu vấn đề này. Tuy nhiên, khi nó được phát ngôn bởi một chuyên gia văn hóa có uy tín như GS Trần Ngọc Thêm thì dư luận mới dành sự quan tâm, chú ý rộng rãi.

Cần nói thêm, GS Trần Ngọc Thêm là một trong những nhà nghiên cứu văn hóa hàng đầu ở phía Nam hiện nay. Ông là người tôi rất kính trọng và nể phục bởi sức lao động và tâm huyết với văn hóa truyền thống, cốt cách dân tộc. Ông có nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian, dân tộc, được sử dụng thành giáo khoa văn hóa trong hệ thống giáo dục đại học.

Chính vì vậy, khi đọc những thông tin về việc ông kiến nghị xóa bỏ triết lý giáo dục “Tiên học lễ, hậu học văn”, tôi khá sốc. Nếu là một người khác, tôi sẽ lướt đi, nhưng với GS Trần Ngọc Thêm, tôi bắt buộc phải có vài điều trao đổi lại.

Nói về lý do xóa bỏ “Tiên học lễ, hậu học văn”, GS Trần Ngọc Thêm cho rằng: Sáng tạo thuộc về tài năng trong khi xã hội Việt Nam truyền thống hướng đến ổn định nên không hướng đến tài năng mà đề cao chữ lễ, đề cao sự phục tùng… Trong khi đó, để có con người sáng tạo, cần thực hiện dân chủ trong giáo dục, cần thay đổi quan niệm về người thầy từ việc truyền thụ kiến thức sang việc hướng dẫn người học sáng tạo và tự chịu trách nhiệm về sự sáng tạo của mình…Cần chấm dứt sử dụng khẩu hiệu "Tiên học lễ, hậu học văn" để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo… Chừng nào còn đề cao chữ “lễ” để ràng buộc người học thì tư duy phản biện sẽ không thể phát triển, không thể có xã hội phát triển…

Với những lập luận như trên, tôi đồ rằng GS Trần Ngọc Thêm đang cố tình khu biệt nội hàm của chữ “lễ”. “Lễ” trong quan niệm của xã hội phong kiến và xã hội hiện đại ngày nay đã có sự tiếp biến mạnh mẽ về nội hàm. Là người nghiên cứu sâu về văn hóa truyền thống của người Việt, chắc GS đồng ý với tôi rằng, bản chất vận động và phát triển của văn hóa là sự giao thoa, tiếp biến. Nó không đóng khung trong một quan niệm lỗi thời. Trong xã hội hiện đại, ai cũng hiểu, học “lễ” ở đây là quá trình rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của người học. Mỗi giai đoạn phát triển của đất nước sẽ có những chuẩn mực đạo đức được bổ sung, phát triển phù hợp, tương ứng với xu thế thời đại. Khu biệt nội hàm chữ “lễ” trong khuôn mẫu của từ Hán -Việt rồi quy kết học “lễ” là đề cao sự phục tùng, thủ tiêu sáng tạo có phải là sự võ đoán không, thưa GS?

Bản chất của “Tiên học lễ, hậu học văn” là giải quyết mối quan hệ giữa “đức” và “tài”. Nói về mối quan hệ này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đúc kết rất biện chứng: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong mối quan hệ biện chứng ấy, “đức” là nhân tố quyết định. Vậy thì “Tiên học lễ, hậu học văn” là quá đúng rồi. Trong tham luận của mình, GS có viện dẫn một số nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về “tài” và “đức” nhưng không hiểu sao GS lại “quên”, không trích dẫn triết lý căn bản này?

GS còn dẫn những ví dụ “quái đản” đã được báo chí phản ánh, như việc cô giáo bắt học sinh uống nước giẻ lau bảng, cô giáo không nói suốt 3 tháng đứng lớp…vv, để quy kết rằng, đó là hệ quả của việc đề cao quá mức vai trò của người thầy, đề cao học “lễ” trong giáo dục. Lấy một vài trường hợp cá biệt để nói về cái tổng thể là cách tư duy võ đoán nữa rồi. Vài trường hợp “quái đản” ấy, ai cũng biết, đó là lỗi cá nhân, môi trường giáo dục nào cũng có thể có. GS đề cao triết lý của người phương Tây rằng, ở phương Tây, "khiêm tốn" được hiểu là "thể hiện một sự đánh giá đúng mực về giá trị và tài năng của mình" thì ở Việt Nam, "khiêm tốn" lại thường được hiểu là sự nhún nhường, tự hạ thấp mình… Vậy, ở phương Tây, như bên Mỹ chẳng hạn, họ còn nổ súng trên giảng đường, trong lớp học thì sao? Đó có phải là sự tiến bộ của một triết lý giáo dục của phương Tây không? Thế nên, chúng ta đừng lấy cái cá biệt để quy chụp tổng thể, dù rằng, con sâu làm rầu nồi canh là có thật.

Chắc GS cũng thấy, hiện nay có nhiều người có học vị, chức tước cao, nhưng vẫn bị dân chửi là vô văn hóa. Tại sao? Vì họ đã coi nhẹ chữ “đức” hơn chữ “tài”, tức là coi “lễ” nhẹ hơn “văn”. Ngược lại, chỉ là bà nhặt ve chai, là chị bán vé số, là cậu bé đánh giày… nhưng lại được đề cao, tôn trọng. Tại sao? Vì những con người bình dị ấy tuy chả có chút tài cán gì, nhưng họ có đạo đức. Họ làm những việc chạm đến trái tim của nhiều người.

Như vậy, giá trị văn hóa trong mỗi con người hoàn toàn không phục thuộc vào tài năng, kiến thức, trình độ…, mà nó nằm ở tư cách đạo đức của con người. Vậy thì, chúng ta có cần giáo dục đạo đức không, hay là bỏ luôn triết lý “học lễ” như GS đề xuất? Nếu nền giáo dục coi nhẹ đạo đức, chỉ tập trung dạy công nghệ, ngoại ngữ, dạy cách khởi nghiệp, kiếm tiền… thì đời sống xã hội sẽ trôi đi đâu, về đâu?

Tôi đồng ý với GS rằng, nền giáo dục của ta hiện nay đã và đang tồn tại quá nhiều yếu kém, bất cập, hạn chế. Nhưng đó là cái yếu của cách làm giáo dục, của quản lý giáo dục, của chương trình giáo dục… chứ không phải là lỗi của triết lý giáo dục, của tư tưởng giáo dục. Để góp phần chấn hưng nền giáo dục hiện nay, chúng ta phải bắt đúng bệnh, kê đúng thuốc. Chừng nào con cháu chúng ta vào lớp 1 vẫn phải còng lưng khuân cả bao tải sách đến lớp; chừng nào học sinh các cấp còn phải học nhồi, học nhét, học chay; học trường chưa đủ tranh thủ học thêm; chừng nào bệnh thành tích còn ngự trị… thì chừng đó giáo dục còn kém. Chỉ có mỗi việc cấm dạy thêm, học thêm mà cả chục năm nay cứ loay hoay không giải quyết được, thì đó là lỗi của cách làm giáo dục, của quản lý giáo dục, chứ nó liên quan gì đến “Tiên học lễ, hậu học văn”, phải không, thưa GS? Muốn thay đổi, chúng ta (mà trực tiếp là Bộ GD&ĐT) phải thay đổi cách làm giáo dục, quản lý giáo dục, chương trình giáo dục…

Tóm lại, giáo dục của chúng ta hiện nay sai và yếu kém ở cách làm chứ không phải ở mục tiêu.

GS thực sự có tâm huyết với giáo dục, hãy góp ý cho Bộ GD&ĐT những giải pháp tháo gỡ, khắc phục những điểm nghẽn trong giáo dục hiện nay. Lấy những bất cập, tồn tại đó để đòi xóa bỏ triết lý giáo dục là cách tư duy ngụy biện chứng, chả khác gì thấy cành lá bị sâu mà lại đòi trốc cả gốc cây cổ thụ.

Ở thời đại nào cũng vậy, nếu con người coi nhẹ đạo đức, coi nhẹ giáo dục đạo đức, chỉ tập trung cho kiến thức chuyên môn thì xã hội suy, loạn. Nền tảng để giữ nước, để bảo vệ Tổ quốc chính là đạo đức công dân. Cốt lõi của đạo đức công dân là lòng yêu nước, thương nòi. Mà để có điều đó, không thể từ trên trời rơi xuống. Nó phải thông qua giáo dục. Hơn lúc nào hết, trong thời đại ngày nay, giáo dục Việt Nam càng phải coi trọng chấn hưng đạo đức. Không có bất cứ lý do gì lại đòi xóa bỏ triết lý giáo dục đề cao đạo đức con người cả, thưa GS kính mến!

Kính chúc GS sức khỏe, hạnh phúc!

Trân trọng!

Phan Tùng Sơn

Nguồn FB Phan Tùng Sơn ngày 24 tháng 11, 2021

______________

Xem tường thuật ở bài Giáo sư Trần Ngọc Thêm đề xuất bỏ khái niệm 'tiên học lễ, hậu học văn' đăng trên Vietnam Plus.

_______ Nhận Xét _______

Lê Bá Dương

Đạo làm người quy vào chữ đức, nếu chẻ ra bao gồm những yếu tố - cũng là tiêu chí : Nhân , nghĩa, lễ, trí, tín, cần, kiệm! Cách biểu đạt dài dòng đó thường được nhân gian gói gọn trong mấy từ đơn giản của nội hàm : LỄ NGHĨA . Trong đó , LỄ vừa là tiêu chí, nhưng là tiêu chí bao phủ , vừa là động lực tác động, chi phối đến các tiêu chí khác trong "bộ" lễ nghĩa . VĂN là là kiến thức, kỹ năng nghề trước đây biểu đạt cho hai lĩnh vực "chuyên môn" chính là văn võ , sau này thêm các lĩnh vực khoa học tư nhiên, xã hội thường được gói lại trong một vế chữ TÀI của nội hàm TÀI NĂNG . Cách biểu đạt theo thứ tự: Tiên hoc lễ, hậu hoc văn, âu cũng là tiêu chí khoa học để cho cái sự học hỏi trọn vẹn cái đạo làm người. Giáo sư làm khoa học, mà bỏ tiêu chí khoa học , đồng nghĩa với việc bỏ nguyên cả cái đạo làm người vậy.

Đông Á Chiêu

Đọc bài viết của PTS, hay, tâm huyết, phù hợp với phần đông suy nghĩ của côbgj đồng. Riêng có một điểm cần xem lai. PTS có nói...," Giá trị văn hóa của mỗi người HOÀN TOÀN không phụ thuộc vào tài năng, kiến thức, trình độ"....Câu này không ổn. Nó chỉ ổn khi nói ...Thang giá trị văn hóa của mỗi con người hoàn toàn ko phụ thuộc vào tài năng, kiến thức, trình độ...Vì các yếu tố đó tham gia cấu thành giá trị văn hóa của mỗi con người...

Quang Đặng

Lúc trước, khi học môn Cơ sở Văn hóa Việt Nam, chúng em - sinh viên ở phía Bắc lấy giáo trình của thầy Vượng làm chính, giáo trình của thầy Thêm làm tham khảo, cả 2 giáo trình chưa ai đề cập tới "Tiên học Lễ, hậu học Văn" 1 cách bài bản và cụ thể. Đến bây giờ, thầy Thêm đề cập tới vấn đề này, anh có thể cho em đọc thêm 1 bài của anh về chủ đề "tại sao cần duy trì triết lý giáo dục "tiên học Lễ, hậu học Văn"" để em có cơ hội hiểu thêm được ko ạ? (Theo em được biết, chưa có ai khẳng định "tiên học Lễ, hậu học Văn" là triết lý giáo dục của Việt Nam, và cũng theo em được biết rất nhiều người Văn rất giỏi mà ko cần học Lễ (hoặc bỏ qua Lễ) đấy ạ!

Phan Tùng Sơn -> Quang Đặng

Vấn đề bạn hỏi, tôi đã viết trong tút này rồi đấy. Bản chất của tiên học lễ hậu học văn là mối quan hệ đức- tài trong giáo dục.

Quang Đặng -> Phan Tùng Sơn

anh trả lời vậy chưa hết nghĩa. Anh hãy viết 1 bài với quan điểm cá nhân anh đi ạ, ko ảnh hưởng gì, kể cả là lời phát biểu của thầy Thêm.

Phan Tùng Sơn -> Quang Đặng

Những gì cần trao đổi tôi đã viết rồi. Nếu GS Trần Ngọc Thêm có ý kiến trao đổi lại, tôi sẽ trao đổi tiếp trên tinh thần dân chủ, thẳng thắn. Còn việc viết bài trên báo chí, tôi sẽ làm theo chức năng. Đây là trang cá nhân trên MXH, tôi không thể đáp ứng nhu cầu riêng của từng người được.

Quang Đặng ->Phan Tùng Sơn

anh đã đưa ra mạng xã hội, thì anh cần dũng cảm trả lời theo nhu cầu mạng xã hội chứ ạ!

Quang Đặng ->Phan Tùng Sơn

Theo em, kể cả thầy Thêm và anh trong "luận điểm' này đều chưa hết nghĩa. Theo em "Tiên học Lễ, hậu học Văn" không chỉ là "triết lý" (như anh nói) hay là như "tôn chỉ mục đích" của việc giáo dục cho học trò, mà đó còn là 'tôn chỉ mục đích" cho cả người Thầy, người Thầy trong môi trường Giáo dục thì cũng cần trước hết là học Lễ, sau là học Văn. Nếu đầy đủ hơn, và nếu em là thầy Thêm thì: Rèn luyện Đạo đức, Chiếm lĩnh tri thức, Sáng tạo vươn lên, Quyết chí thành công.

Đúng như Bác Hồ nói: Trời có 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc Người có 4 đức Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Thiếu..

Em xin mạo muội "đố anh" tìm ra 1 từ nào "Nho giáo" của Bác Hồ trong tất cả các bài viết có từ "Tiên học Lễ, hậu học Văn"??

Phan Tùng Sơn -> Quang Đặng

Bày tỏ quan điểm cá nhân là quyền của mỗi người. Tôi tôn trọng ý kiến của bạn nhưng những gì cần nói tôi đã nói rồi. Tôi thấy không cần thiết phải nói lại, trừ khi GS Trần Ngọc Thêm có ý kiến phản hồi. Cảm ơn bạn đã đọc và còm vào bài.

Quang Đặng -> Phan Tùng Sơn

dạ, em tôn trọng ý kiến của anh. Em nói thêm 1 chút về nội dung khác, đó là: Chúng ta vẫn hay nói, Quân đội là trường Đại học lớn, "Kỷ luật là sức mạnh của Quân đội". Và, từ vấn đề này, nếu có thời gian, lúc nào rảnh 1 chút, nếu quan tâm anh có thể sắp xếp công việc chạy từ Nguyễn Bỉnh Khiêm về đường Nguyễn Thái Bình (sau Coopmart Cộng Hòa), vô cổng trường Thanh Bình (cấp 1, 2, 3), anh sẽ đọc được 1 câu khẩu hiệu "Có kỷ luật là có tất cả". Lúc đó, em nghĩ, anh sẽ có thêm luận cứ để viết về "tiên học Lễ, hậu học Văn" ạ!

Le Cao Thinh

Có thể do bài viết ngắn chưa đề cập hết những vẫn đề góc cạnh, nhạy cảm cần lý giải thêm (mong tác giả có bài tiếp theo), nhưng với cái tâm sáng, trách nhiệm cao với xã hội Nhà báo Phan Tùng Sơn đã có bài viết giá trị, ý nghĩa rất kịp thời định hướng tư tưởng và tư duy về vấn đề vô cùng hệ trọng này.

Phan Tùng Sơn -> Le Cao Thinh Cảm ơn anh nhiều.

Trương Văn Thuận

Tác giả viết rất đúng, sâu sắc, đúng bản chất vấn đề là cái tát thẳng vào mặt giáo sư có trình độ, tư duy cao mà còn võ đoán hồ đồ, nếu cứ nể giáo sư, tôn thờ giáo sư là đầu nghành, là nhất, là ngấm ngầm, sói mòn và phá hoại nền giáo dục nước nhà, phá hoại nền văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, dần dần dẫn đến tự diễn biến phá hoại Tổ quốc Việt Nam, làm mất nước, thật nguy hiểm, cần phải ngăn chặn, dẹp bỏ tư tưởng đề xuất của giáo sư Thêm?

Trần Luân

"Tiên học lễ, hậu học văn", là mối quan hệ biện chứng giữa giá trị Đạo đức, nhân cách của một con người với Trình độ, tri thức của người đó. GS Thêm nhầm lẫn, coi khẩu hiệu này là một phương pháp GD. Giá trị đạo đức là bất biến theo thời gian. Ta chỉ thay đổi hoặc loại bỏ phương pháp GD không còn phù hợp để đạt được mục tiêu GD mà thôi.

Nhuê Lê Đình

Bài viết rất hay rất đúng với thực tế trong nghành giáo dục Việt Nam.Tiếc rằng một số kẻ bảo thủ, ngụy biện,cố tình bảo vệ cho cái đề xuất quái dị của GSTSKH Trần Ngọc Thêm..Thậm chí có kẻ hằn học cay cú như Chu Mộng Long , như một kẻ trâu lấm vẩy quàng,đem một số tiêu cực trong xã hội hiện nay để qui chụp cho mục tiêu giáo dục của Đảng và nhà nước ta.Rất mong nhà báo PTS có thêm nhiều bài viết sâu sắc hơn nữa.

Nguyễn Quang Thiêm

Cảm ơn tác giả Phan Tùng Sơn .Giá như Bài này của t/g mà g/s Trần Ngọc Thêm tĩnh tâm mà đọc cho kỹ cho thấu để chỉnh lại Tư duy của mình .Và nếu Khiêm tốn một chút hãy cố gắng sữa chữa cái "nhận thức "sai lầm nghiêm trọng này ông nhé ! Tôi không biết Học Hàm Học Vị của ông Phân Tùng Sơn nhưng qua bài Bình Luận của ông Sơn về "cái gọi là báo cáo khoa học về Giáo Dục của g/s Thêm"thì tôi vô cùng khâm phục và nể trọng !

Phạm Xuân Thính

Bài viết rất sâu sắc ! Thiết nghĩ với ông GS TS Thêm đã vậy mà sao cơ quan và người chủ trì cuộc Hội thảo khoa học này lại không thấy chính kiến gì và kết cục thì Hội thảo đã được và chưa được chỗ nào ? ( Một cuộc hội thảo cỡ này cũng phải là kinh phí bảo đảm dù tối thiểu chắc cũng đáng lưu tâm chứ !)

Vinh Ngo

Tôi ủng hộ bài viết. Ngô Bảo Châu có tài ko? Quá tài chứ, nhưng ô ta đã giúp được gì cho đất nước ngoài việc bôi nhọ người Việt, phỉ báng Hồ Chí Minh sau khi nhận sự ưu đãi đặc biệt vượt quá nhiều lần sự ưu ái so với các gsts chuyên gia hàng đầu trên các lĩnh vực trong nước. Một thằng con có chút tài nhưng ngang ngạnh, phá phách, coi khinh ae họ hàng, chưởi mắng bố mẹ...Ông Gs Thêm thích ko, coi trọng nó ko? Muốn là người tài có ích, điều tiên quyết phải được giáo dục và hấp thụ được tâm, đức, chính, liêm, trung.

Hoang Duong

Tôi chỉ biết ngày Bác Hồ còn sống, Bác không sử dụng cái khẩu hiệu Tiên học Lễ, hậu học Văn để nói về giáo dục cả. Bác đã chuyển hoá Nho giáo sang Việt Nam học rất nhiều, rất gần gũi. VD: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ, học để phụng sự tổ chức, đoàn thể, phục vụ Tổ quốc, dân tộc và nhân loại". 5 điều Bác Hồ dạy; 6 điều Bác Hồ dạy CAND. Không như hậu duệ sính chữ nhưng làm thì như... Ông Thêm viết có cái hay, cái đúng cần tiếp thu. Ông ấy đề nghị bỏ cái khẩu hiệu treo, gắn đầy các trường mà làm không ra hồn, chứ có nói bỏ không dạy đạo đức, phủ nhận đạo đức đâu. Không biết Đức là cơ sở để tạo Lễ hay Lễ là cơ sở tạo Đức nhỉ.

Anh Vo Cat Hien Giữ lễ mà không sáng tạo được sao???? Thế mà cũng làm nhà khoa học nghiên cứu văn hóa....phí tiền của dân của nước để có những giáo sư tiến sỹ như vậy.....

 

Trang Thời Sự




Đó đây


2024-03-28 - 25: Khắc Phục Hậu Quả Sau Khi Ông VVT Rời Ghế CTN - Ông Võ Văn Thưởng ra đi có chấm dứt mọi chuyện chưa?

2024-03-28 - Chấn động người Việt ở #Thailand: Thiếu tướng GĐ CA tỉnh Gia Lai … xuất hiện … chuyện gì xảy ra …? -

2024-03-24 - Thiếu tướng Hoàng Kiền _BUỒN, VUI, "GIẢI OAN" VẤN ĐỀ CHỐNG LẬT SỬ - Đôi lời với ông Võ Văn Thưởng

2024-03-22 - Thật là buồn khi một người mình đặt nhiều kỳ vọng lại làm mình thất vọng -

2024-03-22 - Tá hoả tịch thu! Tòa án NY bắt đầu kê biên tài sản sân golf, dinh thự Seven Springs -

2024-03-21 - VKSND TP HCM: Bị cáo Trương Mỹ Lan không ăn năn - VKSND TP HCM nêu quan điểm bị cáo Lan phạm tội nhiều lần, phạm tội có tổ chức, bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, chiếm đoạt và gây thiệt hại số tiền đặc biệt lớn cho nhà nước

2024-03-21 - NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY Ở VIỆT NAM -

2024-03-20 - Toàn cảnh đề nghị mức án với vợ chồng Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân và đồng phạm -

2024-03-20 - Lý do đồng chí Võ Văn Thưởng có đơn xin thôi các chức vụ -

2024-03-20 - Trung ương đồng ý ông Võ Văn Thưởng thôi chức Chủ tịch nước - Ban Chấp hành Trung ương đồng ý để ông Võ Văn Thưởng thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13, Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo nguyện vọng cá nhân



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -

● 2024-01-29 - Kinh Khải Huyền Cho Biết Jesus Là Một Tên Ác Qủy Đê Tiện, Man Rợ - Ri Nguyễn -

● 2024-01-29 - Vatican Cho Phép Linh Mục Hiếp Dâm Trẻ Con - Đó là chính sách! - Ri Nguyen -

● 2024-01-28 - Quận Utah cấm Kinh Thánh ở các trường tiểu học và trung học cơ sở - Ri Nguyen -

● 2024-01-26 - Chiên Hô Hào Các Bạn Chiên Đừng Đọc Sachhiem.net: "Nhận Diện!" - SH vs Nguyễn Trọng Nghĩa -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 >>>