●   Bản rời    

Bối Cảnh Lịch Sử Quanh TNĐL - Câu Chuyện Về Điệp Viên OSS Archimedes Patti

Bối Cảnh Lịch Sử Quanh TNĐL- Câu Chuyện Về Điệp Viên OSS Archimedes Patti

Trần Hải Âu

http://sachhiem.net/LICHSU/TR/TranHaiAu_a.php

07-Dec-2020

(tiếp Kỳ 1)

C. PHẦN BA: CÁC BẢN TUYÊN NGÔN

Sau đây là bản chụp của 3 Tuyên ngôn:

I. Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Bản tuyên ngôn với nội dung trên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Quảng trường Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945. Phần mở đầu ghi:

["Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi; và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi.”

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.] (^1)

II. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ năm 1776:

 

Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là tuyên bố được thông qua bởi cuộc họp của Quốc hội lục địa lần thứ hai tại Tòa nhà bang Pennsylvania (nay là Hội trường Độc lập) ở Philadelphia, Pennsylvania, vào ngày 4 tháng 7 năm 1776.

Trong phần mở đầu Bản tuyên ngôn ghi: “Chúng tôi khẳng định những chân lý này là hiển nhiên, mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Tạo hoá ban cho một số quyền tất yếu bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.” (^2)

III. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791:

(Tiếng Anh: Declaration of the Rights of Man and of the Citizen - Tiếng Pháp: Déclaration des droits de l'homme et du citoyen de 1789). Cách mạng Pháp   Được chấp thuận bởi Quốc hội Pháp, 26 tháng 8 năm 1791.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 có 10 điều và nguyên văn Điều 1 của Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cuộc Cách Mạng Pháp 1789 ghi: “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi. Sự phân biệt xã hội chỉ được phép thành lập trên cơ sở nó đem lại lợi ích chung cho cả cộng đồng.” (^3)

 

IV. Chuyện “Đạo Văn” (Plagiarism):

1. Định nghĩa của từ “đạo văn” từ các tự điển uy tín đến các trường Đại Học danh tiếng của Mỹ là là việc "sử dụng, mà không đưa ra tín dụng (tức ghi nhận) hợp lý và thích ứng đối với hoặc thừa nhận tác giả hoặc nguồn, tác phẩm gốc của người khác…

Có 5 loại đạo văn; nhưng ý của HDH là loại “đạo văn trực tiếp” (direct plagiarism). Bác Hồ là người có kinh nghiệm dày dạn chính trị không lẽ không biết đến việc trích dẫn nguồn thư tịch để đến nỗi 65 năm sau có một tên ngụy bày trò bắt bẻ lãng nhách.

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (năm 1791) xuất hiện 15 năm sau bản Tuyên Ngôn Độc lập (năm 1776) của nước Mỹ.

Nhiều nhà lãnh đạo của Cách mạng Pháp ngưỡng mộ Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ. Cảm hứng và nội dung của Tuyên Ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1789) nổi lên phần lớn từ những lý tưởng của Cách mạng Hoa Kỳ.

Tuyên bố cũng ảnh hưởng đến Đế quốc Nga. Tài liệu này có tác động đặc biệt đến Khởi nghĩa tháng Chạp và các nhà tư tưởng Nga khác.

Theo nhà sử học David Armitage, Tuyên Ngôn Độc lập đã chứng tỏ có ảnh hưởng quốc tế, nhưng không phải là một tuyên bố về quyền con người. Armitage lập luận rằng Tuyên bố là lần đầu tiên trong một thể loại tuyên ngôn độc lập, tuyên bố thành lập các nhà nước mới.

Các nhà lãnh đạo Pháp khác bị ảnh hưởng trực tiếp bởi văn bản Tuyên Ngôn Độc Lập. Tuyên ngôn của tỉnh Flanders (1790) là bản phát hành nước ngoài đầu tiên của Tuyên Ngôn; khác bao gồm Tuyên Ngôn Độc Lập của Venezuela (1811), Tuyên Ngôn Độc Lập của Liberia (1847), Tuyên bố ly khai của Liên minh miền Nam (1860-61), và Tuyên Ngôn Độc Lập của Việt Nam (1945). Những tuyên bố này lặp lại Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ trong việc tuyên bố độc lập của một quốc gia mới, mà không nhất thiết phải tán thành triết lý chính trị của bản gốc.

Các quốc gia khác đã sử dụng Tuyên bố làm nguồn cảm hứng hoặc có các phần được sao chép trực tiếp từ nó. Chúng bao gồm tuyên ngôn Haiti ngày 1 tháng 1 năm 1804, trong Cách mạng Haiti, Các tỉnh thống nhất của New Granada năm 1811, Tuyên ngôn độc lập Argentina năm 1816, Tuyên ngôn độc lập Chile năm 1818, Costa Rica năm 1821, El Salvador năm 1821, Guatemala năm 1821, Honduras năm (1821), Mexico năm 1821, Nicaragua năm 1821, Peru năm 1821, Chiến tranh giành độc lập của Bolivia năm 1825, Uruguay năm 1825, Ecuador năm 1830, Colombia năm 1831, Paraguay năm 1842, Cộng hòa Dominica năm 1844, Tuyên Ngôn Độc lập Texas vào tháng 3 năm 1836, Cộng hòa California vào tháng 11 năm 1836, Tuyên ngôn Độc lập Hungary năm 1849, Tuyên ngôn Độc lập New Zealand năm 1835 và Tuyên Ngôn Độc Lập Tiệp Khắc từ năm 1918 được soạn thảo tại Washington DC với Gutzon Borglum trong số những người soạn thảo. Tuyên ngôn độc lập đơn phương của Rhodesia, được phê chuẩn vào tháng 11/1965, cũng dựa trên cơ sở của người Mỹ. (^4)

Các bản văn Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp vốn là đóng góp trí tuệ của rất nhiều nhà chính trị lừng danh của Mỹ và Pháp đã trở thành tài sản tinh thần cực kỳ quí giá của nhân loại và đã gây cảm hứng cho các dân tộc khác giành độc lập; như thế thì tất cả các nước kể trên đều “đạo văn” cả ư? Kẻ tự cho là có học mà thực chất đã chẳng học được gì.

2. Bác Hồ đã dẫn nguồn một cách minh bạch các câu mở đầu trong các bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền thì không thể bảo là “đạo văn”. Ví dụ trong các bài viết khác nhiều người đã trích vài câu thơ của Truyện Kiều hay các văn nhân lỗi lạc; hoặc vài câu giáo lý trong các kinh tôn giáo thì không thể bảo tác giả đã đạo văn. Vậy thì trình độ tổng quát và sự thông tuệ về Việt ngữ của ông luật sư Mỹ biết nói tiếng Việt có vấn đề, hay chỉ có học mà không có thức vậy.

3. Đã mấy ai trên thế giới vào giai đoạn Đ2TC có được sự hiểu biết chính trị sâu rộng như Bác Hồ, chứ đừng nói đến dân Việt vốn bị thực dân Pháp và Vatican chà đạp đến 95% mù chữ thất học, khi đề cập đến những tư tưởng cao siêu của các bản văn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp và đưa vào Bản Tuyên ngôn Độc Lập của Việt Nam. Vì thế mà UNESCO đã công nhận Hồ Chí Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất.

 

D. PHẦN BỐN: Câu Chuyện Về Điệp Viên OSS Archimedes Patti

Interview with Archimedes L. A. Patti, 1981

Archimedes Leonidas Attilio Patti (July 21, 1913 – April 23, 1998). Ảnh chụp 1981.

Archimedes Patti (tên đầy đủ là Archimedes Leonidas Attilio Patti) sinh năm 1914 tại New York. Ông gia nhập quân đội Hoa Kỳ từ năm 1941 và trở thành một sĩ quan bộ binh trên chiến trường châu Âu trong Thế Chiến II. Cuối năm 1944, ông chuyển sang công tác tình báo tại Cục tình báo Chiến lược (OSS - Office of Strategic Services, tiền thân của CIA sau này) và được phân công làm Trưởng ban Đông Dương của OSS, hàm Đại úy. Tháng 4 năm 1945, ông sang Côn Minh và có những cuộc tiếp xúc đầu tiên với lãnh tụ của Việt Minh là Hồ Chí Minh. Sau khi Thế chiến kết thúc, ông được thăng hàm Thiếu tá và được cử làm trưởng phái bộ tiền trạm của quân đội Hoa Kỳ, thực hiện nhiệm vụ giải cứu tù binh và chuẩn bị cho việc giải giới quân Nhật tại Bắc Đông Dương.

Patti nói rằng khi ông đến Côn Minh vào tháng 3 năm 1945, thực dân Pháp không muốn hoặc không thể hỗ trợ ông thành lập một mạng lưới tình báo Mỹ ở Đông Dương và do đó ông đã chuyển sang "nguồn duy nhất sẵn có" là Việt Minh.

Patti được Đại tá Austin Glass, chuyên gia OSS tại Đông Dương, giới thiệu về Hồ Chí Minh. Patti đã gặp Hồ Chí Minh tại biên giới Đông Dương-Trung Quốc vào cuối tháng 4/1945. Bác Hồ rất muốn tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ cho công cuộc giành độc lập dân tộc, đồng ý cung cấp thông tin tình báo cho đồng minh với điều kiện là Bác có thể có "một đường dây liên lạc với đồng minh."

Patti, gián tiếp đã giúp tổ chức, huấn luyện và trang bị cho các lực lượng non trẻ của Việt Minh đang đoàn kết và thống nhất chống lại quân Nhật. Ông còn được biết đến là người đã làm việc chặt chẽ với Hồ Chí Minh, lãnh tụ của phong trào độc lập Việt Nam trong vùng chiến khu Việt Bắc.

Patti sau đó đã hỗ trợ điều phối một số cuộc tấn công nhỏ chống lại Quân đội Nhật bằng cách sử dụng một nhóm nhỏ đặc nhiệm được gọi là Đội Hươu OSS (the OSS Deer Team) dưới sự chỉ huy của Thiếu tá Allison K. Thomas, người đã làm việc trực tiếp với Hồ Chí Minh trong tháng 8/1945.

Sau khi Nhật đầu hàng Đồng Minh, Archimedes L.A. Patti đến Hà Nội vào ngày 22/ 8 và ở lại đây đến ngày 30/ 9 năm 1945 để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là hỗ trợ hồi hương các tù nhân chiến tranh của đồng minh khi chính phủ Hoa Kỳ lo ngại sự trả đũa của người Nhật sau các vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki và thứ hai là thu thập thông tin tình báo. Đi cùng ông là đặc vụ OSS Carleton B. Swift, sĩ quan tình báo Jean Sainteny, Chỉ huy trưởng Phái đoàn 5 (gọi tắt là MI-5), người đã đại diện chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ Pháp-Việt (1946) với đại diện chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Hồ Chí Minh cùng Vũ Hồng Khanh. Thời gian này, ông có những tiếp xúc với Bác Hồ và chứng kiến ngày lễ Độc lập của Việt Nam. Năm 1980, ông cho xuất bản quyển hồi ký "Why Vietnam?: Prelude to America Albatross" (Tại sao Việt Nam? Màn dạo đầu cho thảm trạng của Mỹ), ghi chép lại những sự kiện chính trị quan trọng và về vai trò của người Mỹ tại Việt Nam trong giai đoạn này.

Tuy chỉ ở Đông Dương 4 tháng nhưng Patti đã kịp chứng kiến những sự kiện chính trị tại đây, khởi đầu cho một cuộc chiến tranh giành độc lập của người Việt Nam đồng thời được tiếp xúc với nhiều lãnh tụ hàng đầu của Việt Minh đang lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cũng như của các đảng phái quốc gia người Việt. Ông là đại diện chính thức cho quân đội Mỹ tại Đông Dương làm việc với các chỉ huy quân sự Nhật, Trung Quốc, Pháp, Anh đang đóng quân ở đây. Chính từ những sự kiện này mà ông đã tập hợp lại thành quyển hồi ký "Why Vietnam?: Prelude to America Albatross" (Tại sao Việt Nam? Màn dạo đầu cho thảm trạng của Mỹ), gây nhiều tranh cãi về vai trò của người Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

Sau khi về Mỹ, ông được thăng hàm Trung tá và tiếp tục công tác trong quân đội cho đến khi giải ngũ vào năm 1957. Sau đó ông trở thành một chuyên gia về quản lý khủng hoảng tại Văn phòng Kế hoạch khẩn cấp ở Washington, đặc trách xây dựng các kế hoạch tổ chức quản lý quốc gia trong trường hợp có xảy ra tấn công hạt nhân.

Năm 1971, ông nghỉ hưu và về sống tại Florida, viết một cuốn sách và vài bài báo về Việt Nam. Năm 1973, ông bắt đầu thu thập các tài liệu, đến năm 1980, ông đã cho xuất bản quyển hồi ký "Why Vietnam?: Prelude to America Albatross" (Tại sao Việt Nam? Màn dạo đầu cho thảm trạng của Mỹ) viết về mối quan hệ của ông với Hồ Chí Minh và những sự kiện liên quan đến ngày lễ Độc lập của Việt Nam ngày 2 tháng 9 năm 1945 cũng như tình hình chính trị Việt Nam mà ông quan sát được trong thời gian ông công tác tại miền Bắc Việt Nam. Đây là một tài liệu lịch sử có giá trị được viết bởi một nhân chứng lịch sử tham gia trực tiếp vào các sự kiện tại Việt Nam, có điều kiện chứng kiến, thu thập thông tin một cách chuyên nghiệp và tiếp xúc với nhiều lãnh đạo của các phe phái chính trị tại Việt Nam cũng như với chỉ huy quân đội các nước Đồng Minh đóng quân tại đây.

Lãnh đạo Việt Minh và OSS năm 1945. Trong đó có chỉ huy lực lượng OSS tại miền Bắc Việt Nam, Archimedes Patti, đứng giữa Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp.

Trong hai ngày 28 và 29-8-1945, Bác Hồ tập trung soạn thảo bản tuyên ngôn. Ngày 30-8, Bác mời một số đồng chí Thường vụ Trung ương Đảng trao đổi, góp ý kiến.

Các chứng nhân đã ghi lại: Theo tác giả William Duiker thì “trước khi viết ông đã hỏi Dan Phelan, một trung úy Mỹ về đoạn mở đầu Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, bởi ông định sẽ đưa vào bản tuyên ngôn của Việt Nam”. Còn chính Phelan thì kể lại: "Nhưng thực ra thì có lẽ ông ấy biết về bản Tuyên ngôn còn rõ hơn tôi". Theo Thiếu tá OSS Archimedes Patti "Why Vietnam?: Prelude to America Albatross" (Tại sao Việt Nam? Màn dạo đầu cho thảm trạng của Mỹ) Chương 23, thì Hồ Chí Minh cũng đã hỏi ông về đoạn mở đầu này. Điều này cho thấy Bác Hồ đã làm việc rất cẩn thận, hỏi nhiều người Mỹ tháp tùng để lấy ý kiến mà họ không hề biết nhau về chuyện này, hoặc không biết Bác đã có sẵn bản sao; bởi còn ai có thể nói về Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ rành bằng giới chức Mỹ thời bấy giờ; tựa như ai biết về truyện Kiều bằng người Việt. Như thế không có nghĩa là họ đã cùng soạn bản tuyên ngôn.

Patti gặp Hồ Chí Minh vào ngày 26 tháng 8 năm 1945, ăn trưa tại tư dinh của ông ở Hà Nội và vài ngày sau đó, Hồ Chí Minh đọc bản thảo Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam cho ông và Patti đề nghị sửa một số điểm mà ông cho là gần với bản sao chính xác của Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ. (Patti met with Ho Chi Minh on August 26, 1945, over lunch at his residence in Hanoi and several days later Ho Chi Minh read a draft of the Vietnamese Proclamation of Independence to him and Patti offered several corrections on what he perceived to be a near exact copy of the American Declaration of Independence. ["Vietnam: A Television History; Roots of a War; Interview with Archimedes L. A. Patti, 1981"] openvault.wgbh.org.)

Trong các tài liệu này Patti không hề cho mình là người cùng soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập mà bác Hồ đã đọc ở Ba Đình. Ông chỉ nhận là đọc lại bản thảo và đề nghị chỉnh vài chỗ cho sát với bản bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ mà ông ta nhớ; hoàn toàn không biết rằng trước đó Hồ chủ tịch đã có bản sao từ Đại tá Austin Glass nhờ Bộ Tư lệnh không đoàn số 14 của Mỹ đóng tại Côn Minh thả dù xuống chiến khu. [NX: Ngụy con HDH nên đọc nhiều lần đoạn hồi ký này nhé!]

Ngay sau đó, vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, Hồ Chủ tịch tuyên bố độc lập và vài giờ sau đó Patti đã ăn tối với ông. Vào mùa thu năm 1945, các lực lượng thuộc địa của Pháp đã trở lại Đông Dương trên các con tàu Liberty có người lái của Hoa Kỳ.  

Patti rời Hà Nội vào cuối tháng 9 năm 1945, sau những cáo buộc của Pháp rằng người Mỹ đã thúc đẩy một cuộc cách mạng ở đó.

Ông viết cuốn "Why Vietnam?: Prelude to America Albatross" (Tại sao Việt Nam? Màn dạo đầu cho thảm trạng của Mỹ), trong đó mô tả mối quan hệ của ông với lãnh tụ du kích Cộng sản Hồ Chí Minh vào giữa những năm 1940. Về sau khi Mỹ bị lún sâu vào cuộc chiến tranh Việt Nam, ông bảo “Theo tôi, chiến tranh Việt Nam là một sự lãng phí lớn. Không cần thiết để nó xảy ra ngay từ đầu. Chẳng được gì cả. Trong suốt những năm chiến tranh Việt Nam, không ai tiếp cận tôi để tìm hiểu chuyện gì đã xảy ra vào năm 1945 hoặc năm 1944. Trong tất cả những năm tôi ở Lầu Năm Góc, Bộ Ngoại giao trong Nhà Trắng, tôi chưa bao giờ được tiếp cận với bất kỳ ai có thẩm quyền. Tuy nhiên, tôi đã chuẩn bị một số lượng lớn, và ý tôi là khoảng hơn 15 tài liệu về vị trí của chúng tôi tại Việt Nam. Nhưng tôi không bao giờ biết chuyện gì đã xảy ra với chúng. Những thứ đó chỉ biến mất, chúng chỉ bị quăng xuống giếng khô.

Một số nhà nghiên cứu trên thế giới sau khi đọc bản Tuyên ngôn Độc lập lịch sử của Bác Hồ đã đặt câu hỏi: Vì sao Hồ Chí Minh lại trích dẫn hai bản tuyên ngôn của hai quốc gia Âu, Mỹ. Chủ tịch của Nhà nước Việt Nam độc lập muốn khẳng định rõ ràng trước thế giới rằng: Cách mạng Việt Nam là sự nối tiếp của sự nghiệp giải phóng con người; và đó là con đường tiến hóa của nhân loại đã và sẽ đi. Nhưng ẩn ý khác là Bác Hồ mong muốn Đồng Minh, đang trên đà thống trị thế giới công nhận nước VNDCCH.

Do những cống hiến của mình trong cả quân sự lẫn dân sự, ông Patti được chính phủ Hoa Kỳ trao tặng huân chương Ngôi sao Đồng với Nhành sồi.

Ông lập gia đình với bà Margaret Telford Patti. Hai người có với nhau 2 người con gái là Alexandra Eldridge và Giuliana Scott.

Ông qua đời ngày 23 tháng 4 năm 1998 tại Winter Park, Florida, thọ 84 tuổi, và được an táng theo nghi thức danh dự của quân đội tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington.

Để kết luận, tác giả tặng cho ông HDH những lời dạy của các tiền nhân khi tuyên bố điều gì trước công chúng thì nên: “Uốn lưỡi 7 lần trước khi nói.” Nếu sính Pháp thì có câu: “Il faut tourner sa langue sept fois dans la bouche avant de parler”. Ou tais toi! Nếu sính Mỹ thì “Turn your tongue seven times before speaking”. Or Shut up. Mong ông sớm trở thành người trí thức chân chính

Trần Hải Âu

__________________________

PHẦN GHI CHÚ THAM KHẢO:

1) Tuyên ngôn Độc lập 1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh

http://baothanhhoa.vn/bao-hang-thang/tuyen-ngon-doc-lap-1945-...

2) Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ 1776

https://en.wikipedia.org/wiki/United_States_...

3) Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791

https://en.wikipedia.org/wiki/Declaration_of_the_Rights...

4) Nhà nước độc lập non trẻ và cái thế sợi tóc treo nổi nghìn cân

https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/...

5) Maier, American Scripture, p. 156. McDonald, "Jefferson's Reputation", 178–79; Maier, American Scripture, p. 160. Armitage, Global History, p. 92. Armitage, Global History, p. 90; Maier, American Scripture, p. 165–67.

6) Nhật Bản xâm lược Mãn Châu

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_...

7) Chiến tranh Trung – Nhật

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_...

8) The OSS in Vietnam, 1945: A War of Missed Opportunities by Dixee Bartholomew-Feis

https://www.nationalww2museum.org/war/articles/...

9) Quân Đội Nhật Xâm Chiếm Đông Dương

https://anhxua.net/album/quan-doi-nhat-...

10) Tại sao Nhật Bản theo phe Phát xít Đức trong Thế chiến thứ hai?

https://jpninfo.com/vn/418

11) Nhà Thanh

https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%C3%A0_Thanh

12) Tưởng Giới Thạch

https://vi.wikipedia.org/wiki/...

13) Đảng Cộng sản Trung Quốc – Wikipedia tiếng Việt

https://vi.wikipedia.org/wiki/...

14) Archimedes Patti

https://en.wikipedia.org/wiki/Archimedes_Patti

15) OSS in VN

https://www.nationalww2museum.org/war/articles...

16) Chính phủ Liên hiệp Lâm thời Việt Nam

https://vi.wikipedia.org/wiki/...

17) Chuyện TQ mất đất sau Chiến tranh Nha phiến

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-44356411

18) Chiến tranh Hoa Kỳ-Philippines

https://vi.wikipedia.org/wiki/... -Philippines

19) Chiến dịch Philippines (1944-1945)

https://vi.wikipedia.org/wiki/... (1944-1945)

20) Liên quân tám nước

https://vi.wikipedia.org/wiki/...

21) Thái độ của các cường quốc trước sự kiện 19-12-1946

http://ussh.vnu.edu.vn/d6/vi-VN/news/Thai-do-...

22) Toàn quốc kháng chiến

https://vi.wikipedia.org/wiki/...

23) Nạn đói năm Ất Dậu, 1944-1945

https://vi.wikipedia.org/wiki/... _1944-1945

24) "Tuần lễ vàng" năm 1945 ở Hà Nội

https://anninhthudo.vn/tuan-le-vang-...

25) Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập Mặt trận Việt Minh tại Cao Bằng

http://baocaobang.vn/Chinh-tri/Chu-tich-Ho-Chi-Minh...

26) Chiến tranh Trung – Nhật

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_...

27) Đuổi Quân Tưởng Về Nước, Vô Hiệu Hóa Hoạt Động Của Bọn Tay Sai, Nội Phản: Bước Chuẩn Bị Quan Trọng Cho Kháng Chiến Toàn Quốc

http://khxhnvnghean.gov.vn/...

28) Chiến tranh Đông Dương

https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh...

Trần Hải Âu

Nguồn: tác giả gửi

Trang Thời Sự




Đó đây


2024-05-05 - VTV Đặc biệt: Vòng vây lửa - Hồ sơ mật của Pháp về Điện Biên Phủ lần đầu được giải mã -

2024-05-05 - Em bé “được cưng nhất” lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ -

2024-05-05 - Tập Cận Bình thử máy … alô … “đuổi cổ” Blinken về Mỹ nghen. Họp mật căng thẳng … Tiktok -

2024-05-03 - Dự án kênh đào Funan Techo đầy tham vọng của Campuchia làm dấy lên mối lo ngại gần xa - “Một số người có nhiều đất nên dù bị ảnh hưởng bởi dự án này vẫn có thể di chuyển. Nhưng tôi không có mảnh đất nào khác”, người dân huyện Koh Thom, tỉnh Kandal cho biết. “Người thân của tôi khi đến thăm đều bật điện thoại lên để nghe tin tức về con kênh này. Tôi đã bảo họ đừng nghe.”

2024-05-03 - Phó thủ tướng Campuchia bày tỏ về các quan ngại quanh dự án kênh đào Funan Techo - Sun Chanthol, Phó thủ tướng Campuchia, cho biết dự án sẽ không ảnh hưởng đến môi trường ở Campuchia hay Việt Nam.

2024-05-03 - Diễu Binh Kỷ Niệm 70 Năm Chiến Thắng Điện Biên Phủ -

2024-05-02 - Chương trình đọc báo: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc -

2024-05-02 - Chơi kỳ … tưởng nhớ 30-4 lại là ngày vinh danh bà Trùm phản chiến Jane Thân Cộng -

2024-05-01 - NGÔ ĐÌNH DIỆM KẺ KHÁT MÁU | NHÂN CHỨNG TRẦN THỊ MỸ - Tham khảo Vietnam: A Television History; Interview with Tran Thi My, 1981

2024-05-01 - NGÔ ĐÌNH DIỆM KẺ KHÁT MÁU | NHÂN CHỨNG TRẦN VĂN LAI - Tham khảo Vietnam: A Television History; Interviwe with Tran Văn Lai, 1981 (Part of The Vietnam Collection)



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>