●   Bản rời    

Ảo Tưởng Về God - Chương 1: Một Người Không Tin Nhưng Sâu Sắc Về Tín Ngưỡng

Ảo Tưởng Về God

(God Delusion)

Richard Dawkins / Huỳnh Văn Hoàng dịch

http://sachhiem.net/SACHNGOAI/GOD_DELUSION/StarkingH_01.php

20-Sep-2015

0  1

Đã xảy ra rất nhiều sự nhầm lẫn đáng tiếc vì người ta không phân biệt được cái gì được gọi là tôn giáo kiểu Einstein và tôn giáo tin tưởng vào siêu nhiên. Có đôi khi Einstein sử dụng tên God – và ông cũng không phải nhà khoa học vô thần duy nhất đã làm như vậy – điều đó khiến cho nhiều người hiểu lầm, đặc biệt là những người tin vào siêu nhiên rất muốn hiểu sai và tuyên xưng một nhà tư tưởng nổi tiếng như vậy thành người của phe họ. (Richard Dawkins)

CHƯƠNG I


MỘT NGƯỜI KHÔNG-TIN NHƯNG LẠI SÂU SẮC VỀ TÍN NGƯỠNG


Tôi sẽ không cố gắng để tưởng tượng ra một God có nhân tính; là đủ để giải thích các cấu trúc của thế giới này, cho đến chừng nào các giác quan giới hạn của chúng ta có thể thấu hiểu hết thế giới.

Albert Einstein

 

Xứng Đáng Được Kính Trọng

Một cậu bé nằm xấp trên thảm cỏ, cằm cậu gối trên hai bàn tay. Cậu bỗng nhiên thấy bản thân đang trải qua một cảm nhận kỳ lạ về những thân cây và rễ cây chằng chịt, một khu rừng thu nhỏ, thế giới dường như đã biến thành thế giới của loài kiến và loài bọ cánh cứng, thậm chí cậu còn cảm nhận được – dù vào thời điểm đó cậu không có kiến thức về nó – sự xuất hiện của hảng tỷ bacteria (vi sinh vật) trong lòng đất, đang âm thầm và vô hình giữ gìn tài nguyên của thế giới vi mô. Bỗng nhiên khu rừng thu nhỏ trong đám cỏ bắt đầu phồng lên và hóa thành một với vũ trụ, với đầu óc mê đắm của một đứa trẻ đang suy niệm về nó. Cậu bé đã diễn dịch những điều đó theo thuật ngữ của tôn giáo, và chính nó đã dẫn cậu đến con đường của một thầy chăn chiên. Cậu đã được phong chức thành một thầy tu Anh giáo, và cậu bé đó chính là thầy chăn chiên của trường tôi đã học. Thật sự mà nói thì ông là một trong những thầy dạy mà tôi khá kính trọng. Vì đó là nhờ những thầy chăn chiên tử tế như ông mà không ai trong chúng tôi có thể nói rằng đã bị nhồi nhét tôn giáo xuống tận cổ họng.

Trong một thời gian và không gian khác, cậu bé trên đó đã có thể là tôi, bên dưới những chòm sao, sự ngất ngây bởi những nhánh ngân hà như Orion, Cassiopeia hay Ursa Major cùng với ánh mắt nhòa lệ vì những bản nhạc không lời của dải ngân hà, với hương hoa thơm ngát của loài hoa Frangipani và hoa loa kèn trong một khu vườn ở Châu Phi. Vì sao cũng cùng một cảm xúc lại dẫn người thầy dạy giáo lý của tôi theo một hướng khác và tôi lại theo một hướng khác, quả thật đó không phải là câu hỏi dễ trả lời. Nó có cùng một phản ứng thần bí với thiên nhiên và vũ trụ giữa những nhà khoa học và những người theo thuyết duy lý. Nó không liên quan đến những niềm tin siêu nhiên. Trong thời thiếu niên của mình người thầy chăn chiên của tôi có lẽ sẽ không biết – và tôi cũng không biết – đến những câu kết thúc của The Origin of Species – đoạn văn nổi tiếng về bờ đất đầy muôn loài lẫn lộn - “với chim hót trong bụi cây, có muôn loài côn trùng đang bay lượn và những con sâu bò qua mặt đất ẩm ướt”. Nếu có cơ hội đọc những dòng đó, ông chắc chắn sẽ có sự đồng cảm với nó, và thay vì đi chăn chiên, có thể ông sẽ được dẫn đến quan điểm của  Darwin với cách nhìn mọi thứ như “có quy luật xung quanh chúng ta

Vậy là từ cuộc đấu tranh để sinh tồn trong thiên nhiên với cái đói và cái chết, các đối tượng thích nghi cao nhất đã phát triển thành những loài động vật cao cấp hơn. Có một sự vĩ đại trong cái cách nhìn này về sự sống, và nó chứa đựng rất nhiều quyền năng. Khi có sự hình thành của một trong ít sinh vật khởi đầu hoặc một sinh vật - khi hành tinh này đang quay vòng bằng định luật không đổi của trọng lực – chỉ từ một sự hình thành đơn giản như thế là một chuỗi nối tiếp bất tận những sinh vật đẹp nhất tuyệt vời nhất đã và đang hình thành phát triển – sự tiến hóa”.

Hay như Carl Sagan trong Pale Blue Dot đã viết rằng:

“Thật không hiểu tại sao mà hiếm khi có được bất kỳ một tôn giáo lớn nào khi nhìn vào khoa học mà có kết luận rằng – giải thích này hay hơn những gì chúng ta đã nghĩ ! Vũ trụ này thì lớn hơn rất nhiều lần so với những gì mà những nhà tiên tri chúng ta đã nói, nó vĩ đại hơn, huyền ảo hơn, và tao nhã hơn? Thay vào đó họ lại nói – không, không, không !!! God của tôi chỉ lả một vị God nhỏ bé, và tôi thích ông ta cứ như vậy thôi - Trong các tôn giáo, dù cũ hay mới, nếu như có ý muốn nhấn mạnh vào sự lộng lẫy của vũ trụ như khoa học hiện đại đã hé lộ cho thấy, có thể có khả năng tạo thêm nhiều sự tôn kính và thán phục từ các tín đồ, nhưng điều này lại ít được các tín ngưỡng truyền thống khai thác.”

Những cuốn sách của Sagan đã khơi dậy sự ngạc nhiên khi người ta có thể tự mình suy nghĩ về những cái mà tôn giáo đã giữ độc quyền trong nhiều thế kỷ qua. Các cuốn sách của tôi cũng có nguyện vọng tương tự. Vì những lẽ đó mà tôi trở thành một người được mô tả như là có tín ngưỡng sâu sắc. Một sinh viên người Mỹ đã viết thư cho tôi nói rằng  đã hỏi giáo sư của cô rằng có quan điểm gì về tôi hay không. “Chắc rồi” ông ấy trả lời, “Quan điểm khoa học của ông ấy thì không hòa hợp lắm với tôn giáo, tuy vậy ông ấy đã đánh bóng lên sự mê ly về thiên nhiên và vũ trụ, đối với tôi, đó cũng là một loại tôn giáo!”. Nhưng “ tôn giáo” có là từ đúng hay không? Tôi không nghĩ vậy. Một nhà vật lý đoạt giải Nobel – và là một người vô thần – Steven Weinberg nói về điểm này hết sức rõ ràng trong cuốn Giấc mơ về một lý thuyết cuối cùng (Dreams of a Final Theory):

“Một số người có những cái nhìn về God bao la và uyển chuyển đến đỗi rằng đương nhiên họ sẽ thấy God ở bất cứ nơi nào họ muốn tìm. Người ta hay nghe nói rằng – God là nguyên lý tối hậu – hay là – God là bản chất tốt hơn của chúng ta – hoặc – God là cả vũ trụ – Dĩ nhiên  giống như bất kỳ từ ngữ nào khác, từ God có thể được gán cho bất kỳ ý nghĩa nào mà người ta thích. Nếu bạn muốn nói rằng – God là năng lượng – Vậy tất nhiên là bạn có thể tìm thấy God trong một đống than đá”.

Weinberg chắc chắn là đúng, để cho từ God không trở thành vô dụng, nó nên được dùng theo cách thông thường mà mọi người thường dùng: “Để nói về một đấng sáng tạo siêu nhiên, và người đó xứng đáng cho chúng ta thờ phụng”.

Đã xảy ra rất nhiều sự nhầm lẫn đáng tiếc vì người ta không phân biệt được cái gì được gọi là tôn giáo kiểu Einstein và tôn giáo tin tưởng vào siêu nhiên. Có đôi khi Einstein sử dụng tên God – và ông cũng không phải nhà khoa học vô thần duy nhất đã làm như vậy – điều đó khiến cho nhiều người hiểu lầm, đặc biệt là những người tin vào siêu nhiên rất muốn hiểu sai và tuyên xưng một nhà tư tưởng nổi tiếng như vậy thành người của phe họ. Câu kết đột ngột và kịch tính – hay là một sự nghịch ngợm - Trong cuốn Một lịch sử tóm lược về thời gian của Stephen Hawking: “Đến lúc đó chúng ta sẽ biết được suy nghĩ của God” là câu nổi tiếng bị hiểu sai nhiều nhất. Câu đó đã dẫn mọi người đến suy nghĩ sai lầm khi tin rằng Hawking là một con người của tôn giáo. Nhà sinh vật học về tế bào Ursula Goodenough trong cuốn Những sâu thẳm linh thiêng trong thế giới tự nhiên dường như mang nhiều tính tôn giáo hơn so với Hawking hay Einstein. Bà yêu những nhà thờ, nhà thờ Islam, những đền thờ thần linh, và có nhiều đoạn trong sách của bà rõ ràng là được viết như phần phụ khác với câu chuyện tuy nhiên nó lại được những tôn giáo siêu nhiên sử dụng như đạn bắn. Bà còn đi xa đến độ tự gọi mình là một nhà “Tôn giáo tự nhiên”. Nhưng hãy cẩn thận khi đọc sách bà  để thấy rằng bà thật sự là một người vô thần, vững chắc như tôi vậy.

“Nhà tự nhiên học” là một từ mơ hồ. Đối với tôi nó nhắc cho tôi nhớ về nhà anh hùng thuở nhỏ của tôi, bác sĩ Dolittle của Hugh Lofting (là bác sĩ trong những câu chuyện trẻ em – The Story of Doctor Dolittle 1920). Trong thế kỷ thứ 18 - 19, nhà tự nhiên học có ý nghĩa gần giống với những gì như chúng ta thường hiểu ngày nay: học sinh của thế giới tự nhiên. Những nhà tự nhiên học trong trường hợp này, bắt đầu từ Gilbert White trở đi lại thường là các giáo sĩ. Chính Darwin lúc còn trẻ đã từng có ý định phụng sự nhà thờ với hy vọng có được một cuộc sống nhàn hạ ở vùng quê, điều đó sẽ cho phép ông có thời gian theo đuổi đam mê với loài bọ. Nhưng những triết gia lại dùng từ nhà tự nhiên học theo những nghĩa rất khác, đối nghịch với chủ thuyết siêu nhiên. Julian Baggini trong cuốn Thuyết vô thần: một khởi đầu rất ngắn đã giải thích ý nghĩa của sự gắn bó của chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa tự nhiên: “Có một điều mà hầu hết những người vô thần đều tin chắc, đó là chỉ có một thứ chất liệu duy nhất trong vũ trụ, nó chính là vật chất,  từ chất liệu này đã hình thành nên suy nghĩ, sắc đẹp, cảm xúc và những giá trị đạo đức... - ngắn gọn lại là tất cả những hiện tượng đem lại sự giàu có và phong phú trong  đời sống con người”.

Những suy nghĩ và những cảm xúc của con người có được từ những sự liên kết phức tạp của những quy trình vật lý bên trong bộ não. Một người vô thần trong suy nghĩ của những người theo chủ nghĩa tự nhiên theo triết học là: một người tin rằng không có gì ở ngoài thiên nhiên, thế giới vật lý, không có sự thông minh có tính sáng tạo siêu nhiên nào ẩn núp bí mật đằng sau vũ trụ, không tồn tại linh hồn bên ngoài cơ thể, không có phép lạ – ngoại trừ dùng để giải thích những hiện tượng tự nhiên mà chúng ta chưa hiểu được. Nếu có một sự việc gì đó mà dường như nó nằm ngoài thế giới tự nhiên, như hiện giờ chưa được hiểu một cách trọn vẹn, và chúng ta sẽ tin chắc rằng cuối cùng sẽ hiểu hết được nó và cho nó vào trong vòng tự nhiên. Giống như khi chúng ta giải thích được hiện tượng cầu vồng, sẽ không bởi vì vậy mà cầu vồng trở nên kém hấp dẫn.

Trong những nhà khoa học vĩ đại ở thời đại chúng ta, những người nghe có vẻ như có tín ngưỡng tôn giáo, rốt cuộc là không phải một khi bạn xét kỹ những niềm tin của họ. Điều này chắc chắn là sẽ đúng với Einstein và Hawking. Nhà thiên văn học hoàng gia cũng là chủ tịch của hội học thuật hoàng gia Martin Rees, ông nói với tôi rằng ông đi dự lễ nhà thờ giống như là một người “ Anh giáo không tin vào God... chỉ là do sự trung thành với cộng đồng của mình ”. Ông hoàn toàn không tin vào thuyết hữu thần, nhưng ông chia sẻ tự nhiên đầy thi vị mà vũ trụ đã kích thích tâm hồn của những nhà khoa học khác, mà tôi đã từng đề cập. Trong một buổi trò chuyện mới đây trên truyền hình, tôi đã thách thức một người bạn của tôi là bác sĩ khoa sản Robert Winston - ông là một trụ cột đáng kính của dân Anh có gốc Do Thái - có dám thú nhận rằng đạo Do Thái đích thực có tồn tại điều này (đi lễ vì sự trung thành với cộng đồng), và bản thân ông không thật sự tin vào bất cứ quyền năng siêu nhiên nào. Ông đã gần như thú nhận điều đó, tuy nhiên ông đã nhảy thoát ở chặn cuối cùng (mà thật ra đáng lẽ là ông phỏng vấn tôi chứ không phải ngược lại). Khi bị tôi ép ông đã trả lời rằng đạo Do Thái đã đem đến một kỷ luật tốt, nó giúp ông cấu trúc được cuộc sống để dẫn đến sự tốt lành. Có lẽ là vậy, nhưng những cái đó đã không mang lại một chút nào, dù là nhỏ nhất, giá trị thật sự cho bất kỳ thỉnh cầu siêu nhiên nào của nó. Có rất nhiều những người trí thức vô thần đã tự hào mình là người Do Thái, tuân theo những nghi lễ của đạo Do Thái, có lẽ vì họ trung thành với một truyền thống cổ xưa, hay cho những người thân của họ đã bị sát hại, nhưng trên hết cũng là sự sẵn sàng để lẫn lộn, và vẫn đang lẫn lộn “tôn giáo” với sự tôn kính không thần thánh (phiếm thần) mà nhiều người trong chúng ta đã chia sẻ với vị phát biểu lỗi lạc nhất, Einstein.  Họ có thể không tin nhưng, tôi xin mượn một cụm từ của triết gia Dan Dennett – believe in belief (tin vào niềm tin).

Một trong những câu nói của Einstein hay được dẫn sai nhất chính là câu: “Khoa học mà không có tôn giáo thì khập khiễng, tôn giáo mà không có khoa học thì mù lòa”. Nhưng Einstein cũng đã từng nói:

Tất nhiên, đó chính là lời nói láo mà các bạn đọc về sự xác tín tôn giáo của tôi, một điều dối trá vốn được lặp đi lặp lại một cách có hệ thống. Tôi không tin vào một God có nhân tính, tôi chưa từng phủ nhận điều đó và đã phát biểu nó một cách rõ ràng. Nếu một thứ gì đó trong con người tôi có thể được gọi là mang tính tôn giáo thì đó chính là sự ngưỡng mộ vô hạn đối với cấu trúc của thế giới xa đến mức mà khả năng nền khoa học của chúng ta có thể vươn tới được.

Liệu bạn có cho rằng Einstein đang mâu thuẫn với chính mình? Vì lời nói của ông ta có thể được trích dẫn để hỗ trợ cho cả hai phe trong một cuộc tranh cãi? Không. Bởi vì “tôn giáo” của Einstein có một ý nghĩa rất khác so với ý nghĩa thông thường mà người ta vẫn nghĩ. Trước khi tôi tiếp tục làm rõ sự khác biệt giữa tôn giáo siêu nhiên và tôn giáo theo suy nghĩ của Einstein, đọc giả xin hãy luôn ghi nhớ là tôi chỉ gọi những God siêu nhiên là ảo tưởng.

Tiếp theo tôi xin đưa ra một vài trích dẫn từ Einstein, để cho quý vị hiểu được tôn giáo theo lối của ông ta.

Tôi là một 'người không tin' có tín ngưỡng sâu sắc. Điều này có thể gọi là một tôn giáo mới. Tôi chưa bao giờ gán ghép cho thiên nhiên một cứu cánh hay một mục đích nào đó, hoặc bất cứ điều gì có thể được hiểu như là thuyết về hình người. Những gì mà tôi nhìn thấy trong thiên nhiên chính là một cấu trúc vô cùng kỳ diệu mà con người chúng ta chưa hiểu hết được, chính điều đó đã mang lại cho chúng ta cảm giác khiêm tốn khi là một con người. Đây chính là cảm tình tôn giáo của sự thật, nó không dính líu gì đến sự thần bí.

Cái ý tưởng về một God có nhân tính là hoàn toàn không có trong tôi, và thậm chí tôi còn xem nó rất ngớ ngẩn.

Tuy vậy sau khi Einstein mất, có một số lượng lớn những người chống đỡ cho tôn giáo đang cố gắng để gán ghép Einstein vào phe của riêng họ. Nhưng kỳ lạ là một vài nhân vật tôn giáo trong thời kỳ ông còn sống lại nhìn ông rất khác biệt. Năm 1940 Einstein đã viết ra một bài báo rất nổi tiếng để giải thích cho tuyên bố của ông “Tôi không tin vào một God có nhân tính”. Và điều này đã gây nên một cơn bão từ giới tôn giáo chính thống, rất nhiều người trong số đó đã công kích đến nguồn gốc Do Thái của Einstein. Những trích dẫn tiếp theo sau đây được lấy ra từ quyển Einstein và tôn giáo của Max Jammer (đây cũng là cuốn sách tôi sử dụng khi trích dẫn Einstein) . Những người chăn chiên cấp tỉnh thuộc nhà thờ Catholic the Roman của thành phố Kansas lên tiếng: “Thật là buồn khi thấy một người xuất thân từ dòng giống của Cựu ước, đã phủ nhận truyền thống vĩ đại của dòng giống đó”. Và những thầy chăn chiên Cato khác vuốt đuôi theo: “Không có God nào khác, chỉ có một God có nhân tính. .. Einstein chẳng biết mình đang nói gì cả. Ông ta sai bét rồi, lầm lẫn hết. Một số người nghĩ rằng vì họ đã đạt đến trình độ cao trong giới học thuật ở một vài lĩnh vực nào đó, là có quyền bày tỏ ý kiến ở bất kỳ chỗ nào!”. Họ cho rằng tôn giáo là một lĩnh vực, trong đó người ta có thể xưng là có chuyên môn thành thạo, cái suy nghĩ này không nên bị bỏ mặc mà phải được chất vấn kỹ càng đến nơi đến chốn. Tôi đoán chừng rằng nhà chăn chiên đó sẽ không ý kiến gì và sẽ tin hết khi có một người tự xưng là “nhà chuyên môn về thần tiên” nói về hình dạng và màu sắc của những cánh tiên. Cả ông và nhà chăn chiên cấp tỉnh đều cho rằng Einstein không được đào tạo về God học nên đã hiểu sai bản chất của God. Ngược lại là khác Einstein hiểu rất rõ ràng và chính xác những gì ông đã phủ nhận.

Khi một luật sư người Mỹ theo Cato Roma giáo, thay mặt cho một liên minh các nhà thờ, đã viết cho Einstein:

Chúng tôi rất lấy làm tiếc khi ông phát biểu lời tuyên bố của ông... trong đó ông đã có ý chế giễu ý nghĩ về một God có nhân tính. Trong mười năm qua tuyên bố của ông đã được tính toán rất khéo léo, để làm mọi người nghĩ rằng Hitler có vài lý do chính xác khi trục xuất người Do Thái ra khỏi nước Đức. Tôi thừa nhận quyền tự do ngôn luận của ông nhưng tôi vẫn cho rằng tuyên bố của ông biến ông thành nguồn bất hòa lớn nhất ở nước Mỹ”.

Một thầy dòng ở New York đã nói: “Không nghi ngờ gì Einstein là một nhà khoa học vĩ đại nhưng quan điểm về tôn giáo của ông đối nghịch với đạo Do Thái của ông”.

Nhưng? Tại sao Nhưng? mà không “Và”?

Chủ tịch của hội lịch sử New Jeysey đã gửi một lá thư và đã chứng tỏ sự tai hại của não trạng tôn giáo, nó đáng được đọc hai lần :

Chúng tôi tôn trọng học thức của ông, Dr Einstein, nhưng có một điều là ông dường như chưa biết: God thuộc dạng tinh thần dĩ nhiên không thể được tìm thấy qua kính viễn vọng hay kính hiển vi, nó giống như suy nghĩ hay cảm xúc của con người vậy, God không thể được tìm thấy bằng phân tích lý trí. Mọi người đều biết tôn giáo là dựa trên lòng tin, không phải là sự hiểu biết. Có lẽ mỗi người hay suy nghĩ đôi khi cũng bị những hoài nghi về tôn giáo. Lòng tin của tôi cũng bị chao đảo nhiều lần, nhưng tôi chưa hề nói cho ai biết vì hai lý do:

Tôi sợ rằng chỉ đơn thuần bằng cách gợi ý nó lên sẽ làm xáo trộn, nguy hại đến đời sống cũng như hy vọng của người khác.

Và vì tôi rất đồng ý với một nhà văn khi nói “chỉ cần có một suy nghĩ sai lầm trong bất cứ ai thì người đó sẽ tiêu diệt lòng tin của người khác ”.

Tôi hy vọng là ông đã bị người ta trích dẫn sai, và ông còn những điểu chưa nói – những điều dễ nghe hơn những điều ông đã nói – nó sẽ làm hài lòng số lượng lớn dân chúng ở Mỹ, những người rất vui sướng và tự hào.

Thật là một bức thư tiết lộ đầy tai hại! Mỗi câu đều lộ rõ ra sự hèn nhát về trí tuệ và đạo đức.

Ít tai hại hơn nhưng gây chấn động hơn chính là lá thư từ người sáng lập Hội nhà thờ Calvary Taberbacle ở Oklahoma:

Professor Einstein, tôi tin là mỗi một người Kito ở nước Mỹ sẽ trả lời ông rằng: “Chúng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ niềm tin của chúng tôi vào God, và Jesus Christ con của God, nhưng chúng tôi mời ông, nếu không tin vào God như mọi người trong quốc gia này, thì hãy trở về nơi ông đã đến”. Tôi đã làm tất cả mọi điều với mọi khả năng của tôi để có một phước lành cho Israel, và sau đó ông xuất hiện với một lời tuyên bố báng bổ, nó gây ra nhiều thương tổn cho dân tộc của ông và hơn nữa dập tắt những nỗ lực của những người Kito – những người yêu mến Israel – đã làm để dập tắt chủ nghĩa bài Do Thái trên đất nước này. Tiến sĩ Einstein tất cả mọi người Kito ở Mỹ sẽ trả lời ông ngay lập tức: hãy đem cái học thuyết tiến hóa điên rồ và giả dối của ông về lại nước Đức nơi ông đã từ bỏ nó, hãy ngưng lại cái nỗ lực muốn bẻ gãy lòng tin của một dân tộc – những người đã chào đón ông – khi ông buộc phải trốn chạy khỏi đất nước của ông.

Có một điều mà những người thuộc phe hữu thần đều đúng, đó chính là Einstein không thuộc phe của họ. Ông đã rất nhiều lần bất bình trước ý kiến cho rằng ông là một người hữu thần (theist). Nếu vậy có phải ông là một người theo thần giáo (Deist) giống như Voltaire và Diderot? Hoặc là một người theo Phiếm thần (Pantheist) giống như Spinoza, người có cái triết lý mà Einstein ngưỡng mộ: “tôi tin vào God của Spinoza, là God tự hiển lộ trong cái trật tự hài hòa của những gì hiện hữu, không phải là một God quan tâm tới số phận và hành động của loài người?”.

Bây giờ chúng ta hãy cùng xem lại những thuật ngữ ở trên.

Một người Theist là người tin rằng có một trí tuệ thông minh siêu nhiên đã tạo ra vũ trụ này, ông ta vẫn còn luẩn quẩn ở khắp nơi để giám sát và can thiệp vào cuộc sống của những tạo vật do mình sáng tạo nên. Trong những hệ thống tin vào God có can thiệp, ông God này luôn liên hệ mật thiết với những vấn đề của con người. Ông ta lắng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện, tha thứ hay trừng phạt những gì ông ta không thích, người ta gọi là “tội lỗi”, ông ta can thiệp vào thế giới bằng các phép lạ, lúc nào cũng bực mình và bận tâm về những cái tốt và xấu, và biết trước khi nào chúng ta định làm chúng dù chỉ mới ở trong suy nghĩ.

Một người Deist cũng gần giống vậy tin vào một đấng siêu nhiên có trí tuệ, nhưng ông ta chỉ  can thiệp vào lúc đầu của sự hình thành vũ trụ bằng cách thiết lập nên các định luật cơ bản. Sau đó ông ta không bao giờ can thiệp, và dĩ nhiên không có mối quan tâm đặc biệt nào về vấn đề con người.

Còn những người Pantheist hoàn toàn không tin vào một God siêu nhiên hay có nhân tính gì hết, nhưng họ vẫn dùng từ God như là một từ có nghĩa là không có sự siêu nhiên tồn tại, khi nói về thiên nhiên hay vũ trụ hay những quy luật được xem như nền tảng của hoạt động tự nhiên.

Những người Deist khác với những người Theist ở những điểm God của họ không trả lời cầu nguyện, không quan tâm đến tội lỗi hay những lời thú tội, không đọc suy nghĩ của chúng ta cũng như không can thiệp bằng phép lạ vào thế giới này.

Người Deist khác với người Pantheist ở điểm là God của người Deist là một giống loài thông minh nhất vũ trụ, còn God của người Pantheist giống như là từ mang ý nghĩa ẩn dụ về các định luật của vũ trụ. Thuyết God có ở mọi nơi (Pantheism) là cách nói quá lên của thuyết không tin God (Atheism). Thuyết tin God không can thiệp (Deism) là cách nói bớt đi của thuyết God can thiệp (Theism).

Chúng ta có mọi bằng chứng để nghĩ rằng những câu nói nổi tiếng của Einstein như “God thì tinh tế, nhưng ông ta không ác độc”. Hay “ God không chơi trò ném xúc xắc”, hoặc “ Có phải God đã có một lựa chọn nào đó trong việc tạo ra vũ trụ”. Chính là theo thuyết God ở mọi nơi, không phải là thuyết God không can thiệp và càng không phải là thuyết God can thiệp.

God không chơi trò ném xúc xắc” phải được hiểu là “ Sự ngẫu nhiên không phải là nguồn gốc của mọi thứ”. Còn câu “Có phải God đã có sự lựa chọn nào đó trong việc tạo ra vũ trụ hay không” có nghĩa là “ có thể vũ trụ đã bắt đầu bằng một cách nào khác hay không?”. Einstein dùng từ God với ý tưởng hoàn toàn là ẩn dụ giống như thơ ca. Tương tự như vậy với Stephen Hawking và cũng với hầu hết những nhà vật lý khác – những người đôi khi sử dụng ngôn ngữ tôn giáo như một cách ẩn dụ. Quyển Trí Não của God của Paul Davies dường như ở giữa thuyết God ở khắp nơi giống Einstein và thuyết God không can thiệp, cho nên ông đã được trao giải thưởng Templeton (một giải thưởng với món tiền rất lớn được trao hàng năm cho một nhà khoa học nào đó sẵn sàng để nói một điều gì đó tử tế với tôn giáo) .

Hãy để tôi tóm gọn về tôn giáo theo kiểu của Einstein từ một câu trích dẫn cũng của Einstein:

Cảm giác rằng phía sau của bất cứ cái gì có thể trải nghiệm được, tồn tại một cái gì đó mà trí não của chúng ta không thể hiểu thấu được, vẻ đẹp và tính siêu việt của nó thẩm thấu đến chúng ta một cách gián tiếp, với một sự phản chiếu yếu ớt, đó là tính chất tôn giáo. Nếu theo suy nghĩ này, tôi là một người có tôn giáo”.

Nếu theo suy nghĩ này thì tôi cũng là một người có tôn giáo. Với cái ý “không thể hiểu thấu” được để ra ngoài, bởi vì theo tôi nó không thể là “không bao giờ hiểu thấu”. Tuy vậy tôi không thích gọi mình là có tôn giáo vì nó sẽ gây hiểu lầm. Nó thật sự là một sai lầm tai hại, vì đối với phần lớn mọi người từ tôn giáo có nghĩa là siêu nhiên. Carl Sagan đã viết rất hay về điều đó: “Nếu từ God có ý nói về những định luật vật lý chi phối vũ trụ thì rõ ràng có tồn tại một God như vậy. God này thì không cần sự đòi hỏi hay sự thỏa mãn về tình cảm... Vì chẳng có ý nghĩa gì nếu như chúng ta đi cầu nguyện với lực hấp dẫn”.

Buồn cười thay cái điều cuối ở trên của Sagan lại được tiến sĩ thần học Fulton J. Sheen (giáo sư đại học Kito ở Mỹ) sử dụng trong một cuộc tấn công vào Einstein khi nói về một God có nhân tính vào năm 1940. Sheen đã hỏi một cách mỉa mai rằng: “không biết liệu có ai sẵn sàng hi sinh mạng sống mình cho “dải ngân hà” hay không?”. Ông ta dường như đã nghĩ rằng ông đã tìm được một điểm yếu để chống lại Eintein thay vì chống lại chính mình, bởi vì ông ta còn nói thêm: “chỉ có một lỗi nhỏ với tôn giáo về vũ trụ (cosmical religion) của Einstein: Einstein đã đặt dư một chữ cái “s” vào từ Cosmical (Comical nghĩa là khôi hài)”. Thật ra chẳng có gì khôi hài trong tin tưởng của Einstein cả.

Tuy vậy tôi mong rằng những nhà vật lý sẽ tìm ra một từ nào đó chứ đừng dùng từ God khi muốn diễn tả những ý nghĩa mang tính ẩn dụ của họ. God của những nhà vật lý phải được hiểu như God ở khắp mọi nơi hoặc là God là hình ảnh ẩn dụ, nó khác biệt hàng ngàn năm ánh sáng với cái thứ God đóng vai trò là kẻ thích can thiệp, hay gieo tai họa hoặc giáng những phép lạ, đọc được suy nghĩ người khác hay đóng vai trò là kẻ trừng phạt, đáp ứng lời cầu nguyện. God đó là God của những thầy chăn chiên, những mullahs Islam, những rabbis Do Thái và trong ngôn ngữ thông thường. Sự cố ý lẫn lộn giữa hai ý nghĩa, theo suy nghĩ của tôi đó là một hành động phản bội lại trí tuệ.

Không Xứng Đáng Để Kính Trọng

Tựa đề của tôi “Ảo tưởng về God” không bàn về God giống như của Einstein hay các nhà khoa học sáng suốt khác như đã nói ở trên. Đó là nguyên nhân vì sao ngay từ lúc bắt đầu tôi đã đem tôn giáo theo kiểu Einstein tách ra vì nó có khả năng gây bối rối cho đọc giả. Trong phần còn lại của quyển sách tôi chỉ nói duy nhất về những God siêu nhiên, trong đó những người đọc quyển sách này sẽ quen thuộc với một God là Yahweh (God trong cựu ước). Tôi sẽ nói về anh ta chút nữa thôi.

Nhưng trước khi kết thúc chương mở đầu này tôi còn có một vấn đề phải giải quyết nữa, nếu không nó sẽ làm hỏng toàn bộ cuốn sách. Vấn đề này thuộc về phạm trù của phép lịch sự. Bởi vì một vài đọc giả giàu tín ngưỡng tất nhiên sẽ cảm thấy bị xúc phạm với những gì mà tôi phải nói cũng như họ sẽ đọc được trong quyển sách này, với niềm tin tưởng “ đặc thù ” của riêng họ, họ sẽ tìm thấy sự thiếu kính trọng (với vài người khác thì lại là những tư tưởng quý giá). Sẽ thật là đáng tiếc khi những điều mà họ cho là xúc phạm sẽ ngăn họ không đọc tiếp quyển sách. Vì vậy tôi muốn giải quyết điều đó ngay từ đầu.

Một ý nghĩ mà hầu như tất cả mọi người trong xã hội – bao gồm cả những người không tôn giáo – đều chấp nhận đó là lòng tin tôn giáo thì đặc biệt rất dễ bị xúc phạm. Nó được bảo vệ bằng một bức tường dày đến bất thường của sự tôn trọng, nó được xếp vào hạng đặc biệt khác với những sự tôn trọng khác. Douglas Adams viết rất hay về nó trong bài phát biểu ngẫu hứng ở đại học Cambridge, cách không lâu trước khi ông qua đời. Tôi luôn thích thú nhắc lại lời ông:

Tôn giáo …. với một ý nghĩa chính xác, khi mà chúng ta gọi nó là thiêng liêng, là thần thánh hay là bất cứ cái quái gì đi nữa. Nó còn kèm theo cái nghĩa nữa là “ đây là một ý tưởng, một khái niệm mà bạn không được nói bất kỳ điều gì xấu về nó, bạn không được phép”. Mà tại sao lại không được phép? - Vì.... bạn không được! Nếu một người nào đó muốn bỏ phiếu cho một đảng Chính Trị mà bạn không thích, bạn có quyền tự do để tranh luận về điều đó đến hết mức tùy thích, mọi người đều có một lập luận của riêng họ và đâu có ai cảm thấy bị xúc phạm đến phải buồn bực bởi nó. Nếu một ai đó nghĩ rằng tiền thuế nên tăng hay giảm, bạn có thể thoải mái bàn luận về nó. Nhưng trên một khía cạnh khác khi một ai đó nói “tôi không được bật công tắc đèn trong ngày thứ Bảy” và bạn trả lời “tôi tôn trọng điều đó”.

Vì sao chúng ta hoàn toàn hợp pháp khi ủng hộ Đảng Lao Động, Đảng Bảo Thủ hay Đảng Cộng Hòa hoặc Đảng Dân Chủ, mô hình kinh tế này đối lập với mô hình kinh tế khác, máy tính Mac thay vì máy tính Windows – nhưng khi chúng ta có ý kiến về việc vũ trụ đã bắt đầu như thế nào, ai tạo ra vũ trụ ….thì người ta lại la lên rằng: không, không được, đó là linh thiêng ?. ..Người ta đã quen với việc không được thách thức những ý tưởng của tôn giáo, nhưng thật sự thú vị khi thấy Richard đã tạo ra những náo động như thế nào khi anh ấy thách thức nó! Nó khiến cho mọi người hoàn toàn phát cuồng lên vì bạn không được phép nói về tôn giáo. Khi bạn nhìn vấn đề này với lý trí thì sẽ thấy không có lý do vì sao những ý tưởng về tôn giáo lại không nên đem tranh luận công khai như bất kỳ ý tưởng nào khác, trừ khi chúng ta, bằng cách nào đó, đã mặc định đồng ý rằng là không nên.

Đó là một dẫn chứng cụ thể về việc quá tôn trọng trong xã hội chúng ta dành cho tôn giáo. Ngày nay nền tảng dễ dàng nhất để có được tư cách pháp lý trong việc phản đối chiến tranh trong thời chiến chính là tôn giáo. Bạn có thể là một triết gia với đạo đức và sự lỗi lạc kèm theo một luận án tiến sĩ đạt giải thưởng, đã chỉ ra tường tận những tàn ác của chiến tranh nhưng bạn vẫn bị hội đồng nhập ngũ gây khó khăn, khi bạn tuyên bố phản đối chiến tranh vì lương tâm. Tuy nhiên nếu bạn nói rằng cha hoặc mẹ hoặc cả hai là một tín đồ của giáo phái Quaker, bạn sẽ đi qua cửa ải nhẹ nhàng như một làn gió cho dù bạn có hiểu hay không hiểu về chủ thuyết hòa bình hay chính cả lý thuyết của giáo phái Quaker.

Để xoa dịu những người theo chủ nghĩa hòa bình, người ta không dùng những cái tên tôn giáo cho những phe phái trong chiến tranh. Ở phía Bắc Ireland, người Catholic và Protestants được nói khác đi là phe của những người “quốc gia” và những  người “trung thành”. Thật sự là những từ có liên quan đến tôn giáo đã bị cắt bớt để trở thành những từ như “cộng đồng” ví dụ “chiến tranh giữa những cộng đồng, sắc tộc”. Như ở Iraq sau cuộc xâm lăng của liên minh Anh Mỹ năm 2003 đã hình thành nên nội chiến sắc tộc giữa những người Hồi giáo Sunni và Shia. Rõ ràng đó là cuộc xung đột tôn giáo – tuy vậy trong tiêu đề của tờ báo Independence ra ngày 20 tháng 5, 2006 mô tả nó như một cuộc thanh trừng sắc tộc. Từ sắc tộc là một cách nói nhẹ nhàng, những gì chúng ta thấy rõ ở Iraq chính là sự thanh trừng loại trừ tôn giáo lẫn nhau. Cách dùng cụm từ “thanh trừng sắc tộc” ở Yugoslavia lúc trước cũng là một cách nói khác đi cho sự loại trừ tôn giáo lẫn nhau giữa dân Orthodox Serbs, Catholic Croats và Muslim Bosnians.

Trước đây tôi đã từng kêu gọi mọi người chú ý đến sự ưu đãi quá đáng dành cho tôn giáo trong những thảo luận công khai về đạo đức trong giới truyền thông và trong chính quyền. Bất cứ khi nào mà nổi lên tranh cãi về đạo đức trong vấn đề tình dục và sinh sản bạn có thể đánh cược mà không bao giờ sợ thua rằng sẽ có mặt những nhà lãnh đạo của nhiều giáo phái tôn giáo khác biệt được mời làm đại diện trong những ủy ban có ảnh hưởng, hay là người điều khiển trong những cuộc thảo luận trên đài phát thanh hoặc truyền hình. Tôi không đề nghị chúng ta phải kiểm duyệt quan điểm của những người này, nhưng tại sao chúng ta cứ phải đi theo một con đường dẫn đến cánh cửa của những người này, họ có đủ chuyên môn để chúng ta có thể đánh giá được hay không? giống  như triết gia ngành đạo đức học, một luật sư về gia đình hay một bác sĩ ?

Sau đây là một dẫn chứng khác về sự ưu đãi tôn giáo. Vào ngày 21 tháng 02, 2006 tòa án tối cao của nước Mỹ đã ra một phán quyết cho phép một nhà thờ ở tiểu bang ở New Mexico được miễn luật cấm không được dùng thuốc gây ảo giác. Lý do là những tín đồ trung thành của Centro Espirita Beneficiente Uniao tin rằng họ có thể hiểu được God bằng cách uống trà hoasca, loại trà có chứa chất gây ảo giác bất hợp pháp dimethyltrytamine. Lưu ý rằng chỉ cần họ “tin” loại thuốc này tăng hiểu biết của họ là đủ, không cần đưa ra bất kỳ bằng chứng nào. Trong khi ngược lại có rất nhiều bằng chứng cho thấy cần sa giúp giảm bớt ói mửa và khó chịu cho những người bị ung thư đang được trị liệu bằng thuốc tiêu diệt tế bào, tuy vậy tòa án tối cao năm 2005 lại quy định rằng những bệnh nhân dùng cần sa trong mục đích y tế sẽ bị kết án. Tôn giáo luôn luôn là con át chủ bài để thắng tất cả. Hãy tưởng tượng những thành viên của một hội thưởng thức mỹ thuật xin tòa án rằng họ “tin” là một loại thuốc gây ảo giác có thể giúp họ hiểu nhiều hơn về những bức tranh của các họa sĩ thuộc trường phái ấn tượng hay siêu thực, cùng lúc đó có một nhu cầu tương tự, nhà thờ vẫn sẽ được tòa án tối cao trên toàn quốc ủng hộ. Đó là sức mạnh của tôn giáo, một lá bùa hộ mệnh.

Khoảng 18 năm trước, tôi là một trong 36 nhà văn và nghệ sĩ, được tạp chí New Statesman mời để viết bài ủng hộ nhà văn nổi tiếng Salman Rushdie, ông đang mang án tử hình vì tội viết một cuốn tiểu thuyết. Nổi giận vì những nhà lãnh đạo Kito và những người gây dư luận “đồng tình” cho những người Muslim bị “đau đớn” và “xúc phạm”, tôi so sánh như sau:

Nếu những người ủng hộ kỳ thị chủng tộc có sự khôn ngoan của họ về những điều họ đòi hỏi - về tất cả những gì tôi thực sự biết - rằng sự cho phép pha trộn nhiều sắc tộc là chống lại tôn giáo của họ. Thì phần lớn những người chống đối với quan điểm trên sẽ cung kính nhón chân tránh xa. Và sẽ không đi đến đâu, nếu cho rằng đó là sự so sánh thiếu công bằng, vì phe kỳ thị chủng tộc không có một biện minh nào hợp lý hết. Tất cả những lòng tin tôn giáo có sức mạnh là bởi vì nó không phụ thuộc vào sự biện minh hợp lý. Mặc dù chúng ta thì lại phải chống đỡ ý kiến của mình bằng sự biện minh hợp lý, nhưng khi đòi một tín đồ biện minh cho lòng tin của họ thì bạn đã vi phạm vào “tự do tôn giáo”.

Tôi biết chút ít một vài chuyện tương tự như vậy cũng xảy ra trong thế kỷ 21. Tờ báo Los Angeles Times số ra ngày 10 tháng 4, 2006 viết rằng nhiều nhóm Christian trên nước Mỹ đã kiện những trường đại học của họ vì những trường này đã ban hành những luật lệ mạnh mẽ chống lại việc đối xử kỳ thị, bao gồm những luật cấm không cho quấy rối hoặc ngược đãi những người đồng tính. Một ví dụ điển hình là năm 2004, James Nixon, một cậu bé 12 tuổi của bang Ohio đã thắng kiện và được quyền mặc đến trường một cái áo T-shirt trên có in khẩu hiệu “đồng tính luyến ái là một tội lỗi, đạo Hồi là dối trá, phá thai là giết người, mọi vấn đề chỉ đơn giản là trắng và đen”. Nhà trường đã khuyên em đừng mặc cái áo như vậy – sau đó cha mẹ em đã kiện nhà trường. Cha mẹ của em có thể được cho là hợp lý khi họ dựa trên Điều Bổ Sung số 1 (hiến pháp Mỹ) đảm bảo về việc tự do ngôn luận, nhưng họ đã không làm vậy. Do vậy thay vì dẫn chứng đến quyền tự do ngôn luận, luật sư của gia đình Nixons đã sử dụng quyền tự do tôn giáo. Vụ kiện đã thành công với sự hỗ trợ của Quỹ Bảo Vệ Liên Minh của tiểu bang Arizona, công việc của Quỹ này là “đẩy mạnh trận chiến pháp lý cho tự do tôn giáo”.

Nhà chăn chiên Rick Scarborough tiếp tay cho những vụ kiện tương tự, nó dẫn đến việc thiết lập tôn giáo như là một sự viện dẫn hợp pháp để kỳ thị chống lại những người đồng tính và các nhóm khác, nó được đặt tên là đấu tranh cho dân quyền trong thế kỷ XXI: “Người Ki-tô hữu phải mạnh mẽ đứng lên cho quyền được làm tín đồ Ki-tô”. Một lần nữa, nếu những người như vậy đứng lên cho quyền tự do ngôn luận thì người ta còn có thể thông cảm, nhưng đó không phải là những gì họ muốn. "Quyền được làm Ki-tô hữu trong trường hợp này có nghĩa là quyền chỉa mũi vào đời tư người khác. Vụ kiện cho phép kỳ thị chống lại đồng tính đang lên cao như là vụ kiện ngược lại để chống kỳ thị tôn giáo! – Thật đáng ngạc nhiên là dường như pháp luật chấp nhận điều này. Bạn có thể được thoát tội nếu nói: "Điều đó vi phạm quyền tự do tôn giáo của tôi." Cái gì, khi nghĩ về điều đó, có khác biệt gì đâu chứ? Tuy vậy, một lần nữa, tôn giáo là con át chủ bài đè tất cả con bài khác.

Tôi sẽ kết thúc chương này với một trường hợp nghiên cứu cụ thể, nó sẽ cho thấy sự tôn trọng một cách quá đáng của xã hội đối với vấn đề tôn giáo, nó đi quá xa và quá cao vượt lên trên sự tôn trọng con người bình thường. Đó là vụ án nổi lên vào tháng 2 năm 2006 – đó là một vở kịch hết sức lố bịch với tình tiết nghiêng ngả qua lại giữa hai thái cực của bi kịch và hài kịch. Vào tháng 9 trước đó, tờ báo Jyllands – Posten của Denmark đã cho đăng 12 bức tranh biếm họa mô tả nhà tiên tri Muhammad. Suốt 3 tháng tiếp theo sự phẫn nộ đã được nuôi dưỡng hết sức cẩn thận một cách có hệ thống trên khắp thế giới Hồi giáo bởi một nhóm nhỏ người Hồi sống ở Denmark, cầm đầu là 2 người Hồi vốn là những người tị nạn ở Denmark. Đến cuối năm 2005 những người tị nạn độc ác này đã từ Denmark sang Ai Cập, họ mang theo một bộ hồ sơ, và bộ hồ sơ đó nó đã được phổ biến và lưu hành khắp thế giới Hồi giáo, bao gồm cả Indonesia. Trong đó chứa đựng những cáo buộc sai sự thật về sự ngược đãi những người Hồi giáo ở Denmark, nó nói láo một cách có chủ đích rằng tờ báo  Jyllands – Posten là một tờ báo của chính phủ. Dĩ nhiên nó cũng bao gồm cả 12 bức tranh biếm họa trên, thêm nữa là những người nào đó đã thêm vào 3 hình biếm họa có nguồn gốc bí ẩn, không biết từ đâu, nhưng chắc chắn là không liên quan gì đến Denmark. Khác với 12 bản gốc 3 hình được thêm vào này thực sự rất chướng tai gai mắt và sẽ gây ra sự xúc phạm  nếu nó thật sự mô tả Muhammad – bị cáo buộc là những kẻ tuyên truyền cuồng nhiệt. Một hình đặc biệt gây khó chịu trong 3 hình trên không phải là một bức tranh biếm họa mà là một bản fax của một bức ảnh, trong đó chụp hình một người có râu quai nón đeo một cái mũi heo giả được buộc bằng một sợi dây plastic. Sau đó người ta mới biết đây chỉ là một bức ảnh của báo Associated Press chụp một người Pháp đang tham dự cuộc thi giả tiếng heo kêu ở một phiên chợ tại Pháp. Bức ảnh này không có liên quan gì với nhà tiên tri Muhammad, không có kết nối gì với islam, cũng không dây mơ rễ má gì đến nước Denmark. Nhưng những tên gây rối Muslim, trong mục đích khuấy động một cách tai ác ở thủ đô Cairo, đã khiến cho cả 3 sự kết nối trên thành sự thật. Và kết quả có thể đoán trước được.

Sự gieo trồng một cách cẩn thận để tạo nên những xúc cảm như “đau đớn” và bị “xúc phạm” đã dẫn đến sự bùng nổ sau 5 tháng từ khi 12 bức tranh biếm họa đầu tiên được xuất bản. Những người biểu tình ở Pakistan và Indonesia đốt cờ Denmark (không hiểu họ kiếm đâu ra), họ yêu cầu chính phủ Denmark phải xin lỗi (xin lỗi vì điều gì ?,họ không vẽ ra những bức tranh biếm họa, cũng không xuất bản chúng. Người Đan mạch chỉ đang sống trong một đất nước có tự do báo chí, mà những điều đó sẽ khiến những người sống trong vài đất nước hồi giáo khó có thể hiểu được). Và những tờ báo ở  Norway, Đức, Pháp và thậm chí ở nước Mỹ (nhưng thật kỳ lạ không có Anh quốc) đã cho in những tranh biếm họa để thể hiện sự đoàn kết với  Jyllands – Posten, nhưng nó đã đổ thêm dầu vào lửa. Đại sứ quán và lãnh sự quán Denmark bị phá đổ, đập vụn, hàng hóa bị tẩy chay, công dân Denmark – và những người phương Tây nói chung – bị hăm dọa, bị tấn công, các nhà thờ Christian  ở Pakistan  - không có liên quan với Denmark hay Châu Âu – bị đốt cháy. 9 người đã thiệt mạng khi người dân Libya nổi loạn tấn công và đốt cháy lãnh sự quán Ý tại Benghazi. Giống như Germainei Greer đã viết rằng những người này thực sự rất thích thú và có kỹ năng gây ra sự hỗn loạn tột độ.

Một món tiền trị giá 1.000.000 USD cho cái đầu của “người Denmark đã vẽ những bức tranh biếm họa” do một lãnh tụ Hồi giáo  ở Pakistan treo thưởng – người đó rõ ràng không biết rằng có tới 12 người Denmark khác nhau đã vẽ những bức tranh biếm họa, và càng không biết rằng 3 bức tranh xúc phạm nhất chưa bao giờ xuất hiện ở Denmark (và nhân tiên, 1 triệu USD đó ở đâu ra ?). Tại Nigeria những người Muslim đã biểu tình phản đối những tranh biếm họa Denmark, họ đốt nhiều nhà thờ Christian  và chém những người Christians  bản xứ (người da đen Nigerian)  bằng dao trên đường phố. Một người Christian  đã được đặt trong lốp xe cao su đổ xăng lên và châm lửa thiêu sống. Những bức ảnh chụp người biểu tình ở Anh cho thấy những biểu ngữ trên đó ghi rằng: “giết hết những người xúc phạm Islam”, “băm xác những người nhạo báng Islam”, “châu Âu sẽ phải trả giá – sự hủy diệt sắp đến” và thêm một câu nói đầy mỉa mai “hãy chặt đầu những người nói rằng Islam  là một tôn giáo bạo lực” .

Sau những hậu quả tai hại của tất cả chuyện này, nhà báo Andrew Mueller đã phỏng vấn Sir Iqbal Sacranie – một người Islam ôn hòa hàng đầu của nước Anh. Ồng ta có thể là ôn hòa theo tiêu chuẩn Islam ngày nay nhưng thực sự trong những gì mà Andrew Mueller kể lại là ông ta vẫn giữ vững nhận xét của ông ta khi cho rằng Salman Rushdie đáng bị kết án tử hình khi viết cuốn tiểu thuyết đó: “chết là quá dễ dàng cho ông ta rồi” - một nhận xét chứng tỏ ông ta thật đê tiện khi so sánh với người tiền nhiệm rất dũng cảm , cũng là một người Islam có ảnh hưởng nhất nước Anh, tiến sĩ Zaki Badawi quá cố, ông đã cho  Salman Rushdie trốn trong nhà riêng của mình. Sacranie đã để cho Andrew Mueller nghe mối bận tâm của mình về những bức tranh biếm họa Denmark. Andrew Mueller  cũng có mối bận tâm như vậy nhưng với một lý do khác: “tôi lo ngại rằng những phản ứng vô lý không xứng đáng đối với vài bản vẽ sơ sài không có gì buồn cười, trên một tờ báo không mấy ai biết ở tận vùng Scandinavia có thể dẫn đến kết quả rằng... Islam và phương Tây không thể hòa giải được”. Ở một mặt khác Sacranie lại biểu dương báo chí Anh đã không in lại bức tranh biếm họa, Andrew đã bày tỏ nghi ngờ về mục đích thật sự của điều này: “hành động của những tờ báo Anh bắt nguồn từ sự thông cảm với Muslim thì ít mà với mong ước những cửa sổ của họ không bị đập vỡ thì nhiều hơn”.

Scaranie nói rằng: “trong con người của nhà tiên tri là sự yêu chuộng hòa bình, ông được tôn kính hết sức sâu sa trong giới Islam với một tình yêu không thể giải thích được bằng lời. Nó vượt trên cha mẹ, con cái, và cả những người thân yêu của bạn, nó là một phần của lòng tin, có một giảng dạy trong giới Islam là người ta không vẽ tranh để mô tả nhà tiên tri”. Nó giống với những gì Andrew Mueller nhận xét: “Những giá trị của Islam thì lớn hơn giá trị của ai khác – đó là điều mà bất kỳ theo Islam đều khẳng định, cũng giống như những tôn giáo khác, họ đều tin rằng con đường của họ, là duy nhất để dẫn đến ánh sáng của sự thật. Nếu ai đó muốn yêu một nhà giảng đạo ở thế kỷ VII hơn chính gia đình mình, đó là chuyện của họ, nhưng người khác không bắt buộc phải quá coi trọng chuyện đó”.

Nhưng nếu như bạn không quá coi trọng và không dành một sự tôn trọng hợp lý cho nó, bạn sẽ bị đe dọa và hãm hại, với một tiêu chuẩn mà không có một tôn giáo nào khác kể từ thời trung cố mơ ước đến. Người ta không thể hiểu được tại sao việc dùng bạo lực là cần thiết, nếu như họ đã cho rằng, như Andrew đã biết: “nếu như bất kỳ ai trong cái đám hề  các bạn là đúng về bất kỳ thứ gì thì chằng phải những họa sĩ vẽ tranh biếm họa sẽ xuống địa ngục hết đúng không nào? Trong khi đó nếu bạn muốn kích động về những chuyện xúc phạm người Muslim thì tốt nhất bạn nên đọc những bản tường trình của tổ chức  Ân Xá Quốc Tế về Syria và Saudi Arabia”.

Nhiều người đã nhận ra có một sự tương phản giữa việc hô hào “bị xúc phạm” trong cơn cuồng loạn tự suy diễn của người Muslim với việc mà các phương tiện truyền thông ở Arab cho in những tranh biếm họa chống người Do Thái. Đơn cử trong một cuộc biểu tình ở Pakistan chống tranh biếm họa Denmark, một người phụ nữ trong bộ burka đen mang một biểu ngữ ghi: “God ban phước cho Hitler”.

Để phản ứng với sự hỗn loạn huyên náo điên cuồng trên, một vài tờ báo ôn hòa đã lên án bạo lực và gióng vài tiếng kêu để bảo vệ quyền tự do ngôn luận . Những đồng thời họ cũng bày tỏ “ sự tôn trọng” và “ sự thông cảm” cho “sự xúc phạm” sâu xa, khi những người Muslim đã bị “đau lòng” và “phải khổ sở”. Hãy nhớ rằng những cái như “ bị tổn thương” hay “khổ đau” đã không xảy ra vì một người nào đó phải chịu đựng sự bạo lực hay đau đớn thân xác thật sự, không có khác gì khác hơn chỉ lả một vài vết mực in trong một tờ báo mà không ai ngoài Denmark đã từng nghe nói đến. Tất cả chỉ vì một chiến dịch có chủ đích để kích động tình trạng bạo động và phá hoại..

Tôi không ủng hộ việc xúc phạm hay làm tổn thương bất cứ ai với mục đích tổn thương hay xúc phạm. Nhưng tôi thật sự ngạc nhiên và rất hoang mang, không thể hiểu nổi trước sự thiên vị trong những đặc quyền dành cho tôn giáo trong xã hội của chúng ta so với các mặt khác. Như các chính trị gia thường phải quen với việc hứng chịu những bức tranh biếm họa thiếu tôn trọng vẽ khuôn mặt của họ, và không có ai gây bạo loạn để bảo vệ cho họ. Vậy thì tôn giáo có gì quá đặc biệt đến nỗi chúng ta phải cấp cho nó một đặc quyền tôn trọng độc nhất như vậy? Như H.L.Mencken đã từng nói: “ chúng ta tôn trọng tôn giáo của người khác, nhưng chỉ giới hạn trong ý nghĩa và trong phạm vi giống với việc chúng ta tôn trọng lý thuyết của anh ta khi anh ta nói rằng vợ anh ta thì đẹp và con cái anh ta thì thông minh”.

Đó là tất cả những gì tôi muốn nói về sự tôn trọng không gì sánh bằng của tôn giáo , tôi sẽ không thừa nhận điều đó trong quyển sách này. Tôi sẽ cố gắng không đi quá xa ngoài lối đi của mình để nhằm mục đích xúc phạm bất cứ ai. Nhưng tôi cũng sẽ không chọn cái găng tay mềm như da dê để hành xử với tôn giáo một cách nhẹ nhàng hơn cách tôi sẽ hành xử đối với bất cứ cái gì khác.

Kỳ tới - Chương 2: The God Hypothesis (các giả thuyết về God)

 

Trang Sách Ngoại




Đó đây


2024-04-25 - Phóng Sự: Thiếu Tướng Hoàng Kiền -Ahllvtnd Nói Chuyện Thời Sự Về Đường Trường Sơn Đường Hồ Chí Minh -

2024-04-25 - CHẾ ĐỘ TAY SAI - BÀI VIẾT CỦA TIẾN SỸ MỸ T.P.WINKINSON -

2024-04-20 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Nhóm Việt Nam vinh danh các liệt sĩ Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam - Chủ nhật ngày 17/3/2024, 1 nhóm Việt Nam đến viếng mộ 5.099 quân nhân Hàn chết trong chiến tranh ở Việt Nam. Dòng chữ trên một tấm có nội dung: “Bởi vì các chiến sĩ của các bạn yên nghỉ ở đây, đất nước chúng ta đứng vững với niềm tự hào.” Thật là không biết nhục!!

2024-04-19 - Israel Tấn Công Trả Đũa Iran -

2024-04-19 - 80 Năm Thực Dân Pháp Đô Hộ Việt Nam - Văn minh hay bóc lột? -

2024-04-19 - HOÀNG NAM: DÂN TA ĐÃ QUÁ NHÂN TỪ VỚI HỌ NGÔ - Gửi Hoàng Nam, chủ kênh Challenge Me.

2024-04-18 - "THUẾ THUỘC ĐỊA" - 60 NĂM CHÂU PHI VẪN LÀ BÒ SỮA NUÔI BÉO NƯỚC PHÁP -

2024-04-18 - Ổi Xanh: 274. Ông Võ Văn Thưởng từ chức. Thái độ của HDH và một số YouTuber... bố đời. -

2024-04-17 - Sidney, Úc: 1 Giám mục bị đâm trong lúc làm lễ - Không biết Chúa làm gì mà bắt các giám mục của Chúa phải đổ vỏ! Các đây mấy năm, có viên chức chính phủ đề nghị treo bảng ở các nhà thờ "Đây là nơi nguy hiểm cho trẻ con"

2024-04-16 - Đọc báo QĐND - Bài viết: Không "chính trị hoá" các vụ án kinh tế -



▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 >>>




Thư, ý kiến ngắn
● 2024-04-21 - KHÔNG BIẾT NHỤC - Một Nhóm Việt Nam vinh danh các lính Hàn trong chiến tranh Việt Nam! - SH sưu tầm -

● 2024-04-19 - “CỬA LÒ - KHÁT VỌNG TOẢ SÁNG” - Nguyễn Tiến Trung -

● 2024-04-16 - Bất bình trước sự san bằng, trộn lẫn CHÍNH /TÀ của những người mù sử: HOÀNG NAM - Chủ kênh Challenge Me - FB Lý Thái Xuân -

● 2024-04-01 - Phim ĐÀO PHỞ & PIANO -Tại sao không nên đánh dấu người yêu nước bằng biểu hiệu của một tập thể thiểu số - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-21 - CHỐNG CỘNG: Chuyện cười ra nước mắt ở Sở Học Chánh Tacoma, Wa - Lý Thái Xuân -

● 2024-03-09 - Tổng thống Nga, Vladimir Putin đọc thông điệp gửi Quốc hội Liên bang (29/2/2024) - Gò Vấp -

● 2024-03-09 - Các hoạt động của Mặt Trận Việt Nam Công Giáo Cứu Quốc trong những năm 1942-1954 - trích Hồi ký Nguyễn Đình Minh -

● 2024-03-08 - Hồi ký lịch sử 1942-1954 - Liên Quan đến Giám mục Lê Hữu Từ, Khu tự trị Phát Diệm, Công Giáo Cứu Quốc - VNTQ/ Khôi Nguyên Nguyễn Đình Thư -

● 2024-02-15 - Trương vĩnh Ký dưới con mắt của người dân - Trần Alu Ngơ -

● 2024-02-14 - Các nhà hoạt động ẤN ĐỘ GIÁO phản đối chuyến viếng thăm của Giáo hoàng John Paul II - FB An Thanh Dang -

● 2024-02-09 - “KHÁT VỌNG NON SÔNG” của VTV1 và chuyện Trương Vĩnh Ký - Nguyễn Ran -

● 2024-02-05 - Góc kể công - Đồng bào Rô ma giáo cũng có người yêu nước vậy! Đúng. - Lý Thái Xuân -

● 2024-02-01 - Câu Lạc Bộ Satan Sau Giờ Học Dành Cho Trẻ 5-12 Tuổi Sắp Được Khai Trương Ở Cali, Hoa Kỳ - Anh Nguyen -

● 2024-01-29 - Giáo hội Rô ma giáo Đức "chết đau đớn" khi 520.000 người rời bỏ trong một năm - The Guardian -

● 2024-01-29 - Một tên Thượng Đế-Chúa ngu dốt về vũ trụ, nhưng thích bốc phét là tạo ra vũ trụ - Ri Nguyễn gửi Phaolo Thai & John Tornado -

● 2024-01-29 - Kinh "Thánh" dạy Con Chiên Giết Tất Cả Ai Theo Tôn Giáo Khác - Ri Nguyễn vs John Tomado -

● 2024-01-29 - Nhân Quyền Ở Nước Mỹ: Vụ Án Oan, 70 Năm Sau Khi Tử Hình Bé George Stinney - - Giác Hạnh sưu tầm -

● 2024-01-29 - NOEL - Ba Giáo Hoàng John Paul II, Benedict XVI, Francis I Thú Nhận Đã Bịp Chiên- Cừu Chuyện Jesus Ra Đời - Ri Nguyen -

● 2024-01-29 - Một dàn đồng ca, ngày càng đặt câu hỏi về quyền lực của Giáo hoàng - John L. Allen Jr. -

● 2024-01-29 - Tỷ lệ phá thai nơi người công giáo lại cao hơn nơi người ngoài công giáo! - Lê Hải Nam -


▪ 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119 120 121 122 123 124 125 126 127 128 129 130 131 132 133 134 135 136 137 138 139 140 141 142 143 144 145 146 147 148 149 150 151 152 153 154 155 156 157 158 159 160 161 162 163 164 165 166 167 168 169 170 171 172 173 174 175 176 177 178 179 180 181 182 183 184 185 186 >>>