●   Bản rời    

VATICAN:CH42- Mặt Trận Việt Minh

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH42.php

15-May-2013

 

Các Chương trong Mục XIII: (chưa đăng: Lời đầu, Chương 39, 40, 41) 42  43  44 

 

CHƯƠNG 42


E.- MẶT TRẬN VIỆT MINH


 

Khác hẳn với các chính đảng được gọi là “các đảng phái quốc gia” đã được trình bày trong các chương trước, Mặt Trận Việt Minh với sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản Việt Nam là một tổ chức chính trị cách mạng có những ưu điểm như sau:

1.- Có chủ trương: Vừa đánh đuổi Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp - Thập Ác Vatican, vừa thực thi cách mạng chính trị,, vừa tiến hành các cuộc cách mạng về xã hội và về kinh tế theo chủ thuyết Mác Xít.

2.- Có thành phần lãnh đạo giỏi: Thành phần lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh là những nhà cách mạng chuyên nghiệp dành hết cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng, chịu khó học hỏi lịch sử thế giới,  thấu hiểu trào lưu tiến hóa của nhân loại, biết rõ thế lực nào có chủ trương bơi ngược dòng lịch sử, cản trở và chống lại những bước tiến của loài người bằng bạo lực và bằng chính sách ngu dân nhồi để mê hoặc  nhân dân dưới quyền bằng những tín lý hoang tưởng và kìm hãm nhân dân trong vòng ngu dốt theo đúng cái triết lý “dân ngu đễ trị, dân dốt dễ lừa” hầu duy trì quyền lực của mình. Hơn thế nữa, họ còn là những người kiên trì theo đuổi lý tưởng cách mạng bất chấp tất cả mọi khó khăn, gian khổ và nguy hiểm đến sinh mạng và thân nhân ruột thịt. Cũng vì thế mà họ là những người có những thành tích vào tù ra khám và kinh nghiệm dấn thân lăn lộn để hòa mình với đại khối nhân dân bị trị.  Nhờ thế mà họ mới có thể nắm vững lý thuyết cách mạng và kỹ thuật đấu tranh. Những nhân vật như Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Xuân Thủy, v.v.. là những bằng chứng bất khả phủ bác nói lên sự kiên này.

3.- Có thành phần cán bộ tốt và trung kiên:  Thành phần cán bộ của Mặt Trận Việt Minh gồm một số khá nhiều những thành phần trung kiên dù là những người cũng xuất thân từ các gia đình giầu có, tiểu tư sản thành thị, nhưng đã kinh qua những thử thách và nhiều giai đọan đấu tranh tư tưởng, đã dứt khoát thoát ly để hiến thân cho cách mạng, sẵn sàng chấp nhận cuộc đời tù tội hay phải hy sinh thân thế cho cách mạng.

4.- Có thực lực: Nếu so sánh với Việt Cách, Việt Quốc và các chính đảng khác, thì Mặt Trận Việt Minh  có thực lực vừa mạnh, vừa rộng lớn dàn trải ra khắp nơi trên lãnh thổ toàn quốc và bám sâu vào trong đại khối nhân dân bị trị. Những thành phần càng nghèo khổ, càng bị áp bức và càng bị bóc lột, thì càng được nhắm tới để móc nối, bắt rế, bắt nhân và thâu nhận vào tổ chức, rồi được đoàn ngũ hóa thành những đơn vị gọi là tổ, phân đội, chi đội nằm tiềm phục ngay tại địa phương. Những tổ, phân đội và chi đội này cũng là những đơn vị của lực lượng xung kích lúc nào cũng túc trực tại các nơi phân nhiệm trong tư thế sẵn sàng nổi dậy hành động khi được lệnh trên ban hành.

5.- Xác định kẻ thù chính: 

Nhờ có học hỏi và nghiên  cứu lịch sử thế giới, đặc biệt nhất là lịch sử Âu Châu và lịch sử Giáo Hội La Mã,  Đảng Cộng Sản Việt Nam và  Mặt Trận Việt Minh biết nhìn ra chân tướng của Giáo Hội La Mã thực sự là thế lực chủ động đánh chiếm để thống trị Việt Nam, và bám chặt lấy Việt Nam như loài đỉa đói. Vì thế, họ mới có chính sách đặc biệt đối với Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô người Việt. Khi còn ở ngoài Bắc, vào những năm 1946-1951, người viết cũng được học tập về những bài học thuộc chính sách này.  Nhờ vậy mà họ không những đã chiến thắng anh dũng trong cuộc chiến giải phóng dân tộc vào năm 1954 mà họ còn chiến thắng trong cuộc chiến thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.

Cũng vì thế mà Giáo Hội La Mã và bọn tín đồ Da-tô cuồng tín người Việt thù ghét Việt Minh y hệt như Vatican và những Da-tô cuồng tín Âu Châu

- thù ghét phong trào Tin Lành,

- thù ghét các nhà trí thức và tư tưởng gia trong Thời Đại Lý Trí (Age of Reason),

- thù ghét Cánh Mạng Pháp 1789,

- thù ghét Anh Hoàng Henry VIII (1491-1547),

- thù ghét nhà Cách Mạng Anh Oliver Cromwell (1599-1658),

- thù ghét cuộc Cách Mạng Vinh Quang  Anh  1681 (The Glorious Revolution of 1688),

- thù ghét Đạo Luật Ổn Định 1691 của nước Anh (the Act of Settlement of 1691),

- thù ghét Cách Mạng Pháp 1789, thù ghét Cáchy Mạng Mễ Tây Cơ 1857,

- thù ghét Cách Mạng Ý 1870,

- thù ghét Cánh Mạng Nga 1917,

- thù ghét Cách Mạng Tây Ban Nha 1936,

- thù ghét Cách Mạng Trung Quốc 1949,

- thù ghét Cách Mạng Cuba 1959, v.v…

Các từ “cách mạng”, “nhân quyền” cũng như các cụm từ “dân chủ tự do”, “tư do tư tưởng”, “tự do ngôn luận”, “tự do báo chí và  “tư do tôn giáo” đã trở thành dị ứng  và những điều cấm kị đối với Vatican cũng như đối với giới tu sĩ áo đen và tín đồ Ca-tô ngoan đạo (cuồng tín). Đây là sự thật lịch sử, và sự thật này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Tôn Giáo Và Dân Tộc viết:

Đức Giáo Hoàng Grégoire XVI đã gọi tự do báo chí là ”thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi...”

Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr. 76.

6.- Biết khai thác lòng căm thù phẫn uất của nhân dân:

Nhờ có  chủ trương bám sâu những người dân quê nghèo khổ ở nông thôn cũng như giai cấp công nhân lao động cơ cực ở các đồng điền cao su, trà, cà phê, ở các công trường khai thác quặng mỏ và ở trong các nhà máy kỹ nghêo ở trong các thành phố  để bắt rễ và đi sát với họ, Mặt Trận Việt Minh đã có thể tổ chức nhũng buổi họp mặt để giải thích cho họ hiểu rõ cái nhục mất nước và cái nhục bị khinh rẻ là "dân bán khai", "dân man di”, “dân mọi rợ" và đặt ra những vấn đề như:

- TẠI SAO  tài sản quốc gia lại do người ngoại quốc làm chủ nhân ông?

- TẠI SAO dân ta lại  phải kéo lê kiếp sống trâu ngựa làm nô lệ cho người ngọai bang?

- TẠI SAO các Nhà Chung (Giáo Hội La Mã) lại có những khối tài sản kếch sù, có những ruộng đồng thẳng cánh có bay, có thóc chứa đầy kho mà dân ta lại không có ruộng để cầy cấy, không có đủ cơm ăn áo mặc và đã lâm vào thảm cảnh chết đói tới hai triệu người vào mùa xuân năm Ất Dậu 1945?

- TẠi SAO tài sản của nước ta vô cùng phong phú, dân ta cần cù, siêng năng và chịu khó làm lụng khổ cực, mà vẫn rơi vào thảm cảnh chết đói nhiều như vây?

- TẠI SAO những người ngoại quốc và giới tu sĩ Da-tô lại sống trong những lâu đài, dinh thự vài biệt thự nguy nga lộng lẫy, sang trọng ở trong những khu phố khang trang giầu có, đẹp đẽ nhất trong các thành phố lớn cũng như nhỏ ở khắp nơi trong toàn quốc thì dân ta lại phải sống trong đói lạnh, chui rúc trong những căn nhà lụp sụp giống như ổ chuột trong những khu phố nghèo nhất ở trong các thành phố, không đủ cơm để ăn, không có đủ áo quần để mặc?

- TẠI SAO lại có những ngôi nhà thờ nguy nga tráng lệ, với những tháp chuông cao chót vót lên đến tận lưng trời, những tòa nhà vĩ đại giống như những tòa lâu đài của các ông hoàng bà Chúa trong trong thời phong kiến, trong khi đó thì dân ta phải chui rúc trong những căn tranh vách nát không đủ che nắng che mưa, hay những căn nhà giống như ổ chuột ở trong các thành phố? 

Giáo Hội La Mã không hề đem tiền bạc của Vatican mang từ La Mã  sang Việt Nam để  mua  vật liệu, thuê mướn những tay thợ chuyên môn và nhân công xây cất Những khối tài sản kếch sù, hàng ngàn ngôi nhà thờ nguy nga tráng lệ, với những tháp chuông cáo chót vót lên đến tận lưng trời, những tòa nhà vĩ đại trên đây. Đó là  do tiền của mà Giáo Hội La Mã đã a tòng với Pháp để ăn cướp được của đất nước ta và đã cưỡng bách nhân dân ta  phải làm lao nô phục dịch trong các công trường xây cất tất cả những thứ vĩ đại trên đây của giáo hội.

Nhà thờ Hải Phòng

Họ chứng minh rằng tất cả những tài sản kếch  xù, động sản và bất động sản hiện nay của Giáo Hội Ca-tô ở Việt Nam là của nhân dân Việt Nam mà giáo hội đã dựa vào quyền lực nhà nước bảo hộ để cướp đọat  bằng muôn ngàn hình thức mới có được.

nhà thờ Yên Bái

http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/5587853464/in/set-72157626376209988/

Pháp xây Công viên với tượng tên thực dân Jules Ferry ở Hải Phòng

Họ trình bày rõ ràng cho nhân dân thấy rõ  giặc Pháp đã cấu kết với Giáo Hội La Mã để cùng nhau cướp đọat tài nguyên của đất nước ta, cùng nhau đè đầu cỡi cổ, áp bức, và bóc lột nhân dân ta đến tận xương tận tủy. Tất cả đã khiến cho dân ta lâm vào cảnh đói khổ triền miên và rơi vào thảm hoạ hai triệu người chết đói trong mấy tháng đầu năm vừa qua (1945).

Họ nói thao thao bất tuyệt rằng, nước chúng ta là nước nông nghiệp. Hơn 90 phần trăm nhân dân ta sống trong nông thôn. Ngay cả những ngày nắng chang chang như thiêu như đốt trong mùa hè hay những ngày giá lạnh gió rét căm căm trong ngày tháng mùa đông, dân ta cũng vẫn phải trần thân giữa trời để vật lộn với ruộng đất sưốt từ 5 giờ sáng cho đến trời tối nhá nhem mời về nhà. Ấy thế mà TẠI SAO dân ta vẫn phải sống trong cảnh nghèo đói, cơ cực lầm than, vẫn rơi vào thảm họa chết đói ?

Sau những buổi học tập như vậy, các học viên, người nào cũng như người nào, đều mang nỗi lòng phẫn uất và  căm thù cả giặc Pháp và giặc Vatican đến cùng độ. 

Rồi họ đặt ra vấn đề: Nhân dân tá có quyền đòi lại những gì mà Vatican hay Giáo Hội La Mã đã ăn cướp của nhân dân ta hay không ?

7.- Theo dõi tình hình thế giới để chớp lấy thời cơ và chứng tỏ cho các cường quốc thấy rõ khả năng và khả tín của Mặt Trận Việt Minh . 

Mặt Trận Việt Minh không những có  đầy đủ cán bộ  hăng say dấn thân vào trong các làng thôn trong toàn quốc để tổ chức hạ tầng có sở, lôi kéo đại khối nhân dân bị trị  tích cực tham gia vào công cuộc đấu tranh cho đại cuộc, mà còn có cả một hàng ngũ lãnh đạo và cán bộ các cấp gồm toàn những nhà cách mạng chuyên nghiệp, nắm vững lý thuyết cách mạng cùng kỹ thuật đấu tranh với những sách lược hành động nhịp nhàng với tình hình thế giới và thời cuộc trong nước. Họ biết khai thác tình hình thế giới, tìm cách thân thiện với Hoa Kỳ, chứng tỏ cho đại cường này thấy rằng, tại Đông Dương chỉ có Mặt Trận Việt Minh mới có thể tin được và mới có khả năng giúp cho Đồng Minh  đánh bại quân Nhật ở vùng đất này. Sự kiện này được sử gia Bernard. B. Fall ghi lại trong cuốn Street Without Joy như sau:

Do việc “Du kích quốc gia” chỉ chú ý đến việc đánh đuổi đế quốc Pháp và Nhật ra khỏi quê hương, chẳng bao lâu “Việt Minh” đã chiếm được tiếng tăm về chiến tích quân sự. Theo các nguồn tài liệu của Đồng Minh, những chiến tích này giới hạn trong phạm vi tấn công những đồn hiến binh Nhật nơi nghỉ mát ở vùng núi Tam Đảo. Nhưng sự kiện rõ rệt là sau khi chính quyền Pháp sụp đổ (ở Đông Dương), chỉ có Việt Minh mới là phong trào thân Đông Minh có thành qủa ở Việt Nam. Hoa Kỳ đã thả dù những người và vũ khí tiếp viện cho họ.”(1)

Song song với những việc làm trên đây, Mặt Trận Việt Minh còn  dồn nỗ lực chú tâm vào việc theo dõi tình hình quốc tế, theo dõi diễn biến những trận đánh lớn giữa phe Đồng Minh và quân Nhật tại mặt trận Á Châu. Nhờ vậy mà họ đã có thể tiên liệu được ngày tàn của quân Nhật khiến cho chính phủ Đông Kinh phải đầu hàng. Cũng vì thế  mà ngay vào ngày 13/8/1945, hai ngày trước khi  chính quyền Nhật xin đầu hàng, ban chấp hành Việt Minh đã mau lẹ nhóm họp ra quyết định ban hành  lệnh Tổng Khởi Nghĩa.  Đồng thời, Việt Minh ra lệnh cho tất cả các cán bộ tại các địa phương phải lanh tay chớp lấy thời cơ, tạo áp lực và thuyết phục các chính quyền bù nhìn tay sai của Nhật  tai các địa phương trong toàn quốc (đang ở trong tình trạng như "rắn không đầu") phải cộng tác với họ trong việc thành lập ủy ban hành chánh lâm thời theo chế dộ mới dân chủ cộng hòa. Việt Minh cũng tích cực huy động nhân dân tham gia Mặt Trận để cùng chung lo việc nước. Sự kiện này được sách Street Without Joy ghi lại như sau:

“Vào ngày V-J quân Nhật  đầu hàng, chỉ có tổ chức Việt Minh khai thác cái khoảng trống chính trị ở Việt Nam. Sư huấn luyện của Cộng Sản đã giúp cho họ mạnh mẽ tiến lên chớp thời cơ trong khi các  nhóm quốc gia  lẻ tẻ thiếu thực tế còn tranh luận với nhau về những tiểu tiết nhỏ nhặt, thì Việt Minh Cộng Sản đã tiến hành chiếm chính quyền ngay trước mắt họ. Ông Trường Chinh, Tổng Thư Ký Đảng Cộng Sản Đông Dương, một nhân vật hoàn toàn xa lạ đối với Tây Phương, cho phát hành một cuốn sách nhỏ trong đó có nói rõ ràng phương cách Việt Minh thực hiện cuộc cách mạng chống thực dân và chiếm chính quyền. Ngày 13 tháng 8 năm 1945, Đảng Cộng Sản Đông Dương nhóm họp ở làng Tân Trào, thuộc tỉnh Tuyên Quang. Theo ông Trường Chinh thì:

 “Hội Nghị Đảng quyết định tổng khởi nghĩa, thiết lập chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và ra lệnh tổng khởi nghĩa rồi bế mạc.

Đảng Cộng Sản Đông Dương đưa ra một kế hoạch hướng dẫn nghĩa quân tước khí giới quân Nhật, chiếm chính quyền từ trong tay quân Nhật và chính quyền bù nhìn (Bảo Đại) trước khi quân Đồng Minh tới Đông Dương, và nắm chính quyền kiểm soát đất nước ngay khi Quân Đội Đồng Minh tới giải giới quân Nhật.” (2)

Nhờ vậy mà họ đã chớp được thời cơ, giành được chính quyền từ trong tay giặc Nhật, đáp ứng được khát vọng của nhân dân ta vào thời điểm này.

Trong phần tới (Phần IV), chúng tôi sẽ trình bày rõ ràng hơn về Mặt Trận Việt Minh trong việc lãnh đạo cuộc kháng chiến đánh được Liên Quân Xâm Lăng Pháp - Thập Ác Vatican để đòi lại núi sông cho dân tộc.

- o0o -

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy Mặt Trân Việt Minh là một lực lượng nghĩa quân cách mạng được tổ chức rất khoa học, có mục tiêu cấp bách rõ rệt là đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican và giặc Nhật để:

a.- Giành lại chủ quyền độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước hầu giải thoát cho dân tộc khỏi ách thống trị bạo tàn của người ngoại bang.

b.- Tiêu diệt chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền hầu giải thoát cho dân các ách phong kiến lạc hậu lỗi thời. 

Mặt trận Việt Minh gồm những người lãnh đạo cách mạng chuyên nghiệp và có tài chính trị, quyết tâm dấn thân với lòng dũng cảm vô biên, tận tuy hy sinh vì nước, không sợ chết, không sợ bị tra tấn, không sợ bị tù tội.

Cán bộ của Mặt Trận gồm những thành phần trí thức, thấu hiểu được trào lưu tiến hóa của nhân loại, nắm vững tình hình thế giới và hoàn cảnh lich sử Việt Nam trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Ngoài ra, tổ chức còn có nhiều thành phần nông dân nghèo khổ và giới công nhân lao động trong các đồn điền cao su, trong các mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, Uông Bí và trong các nhà máy kỹ nghệ tại các thành phố lớn trong toàn quốc.

Các tổ, phân và chi bộ tại các địa phương gồm những đảng viên được võ trang tinh thần bằng lòng yêu nước và bằng những kinh nghiệm của chính bản thân bị áp bức bị bóc lột và bị khinh rẻ.

Nhờ vào các ưu điểm trên, các nhà lãnh đạo Việt Minh mới có thể ra lệnh cho tất cả các cán bộ tại các địa phương chớp lấy thời cơ, và mau lẹ ra quyết định ban hành lệnh Tổng Khởi Nghĩa ngày 13 tháng 8, 1945.

Trong khi đó thì Quốc Dân Đảng, Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội, Đại Việt Duy Dân, Việt Cách còn ở bên Trung Hoa và mãi tới đầu  tháng 9/1945 mới lục tục theo Quốc Quân Trung Hoa về tới Hà Nội. Họ lại không có những lực lượng xung kích dàn trải ra mọi nơi trong toàn quốc, tất cả đều trông cậy vào hai nhân vật Trung Hoa là Tiêu Văn và Lư Hán giàn xếp cho lên nắm quyền.

Thực trạng này cho chúng ta thây rõ việc Việt Minh thắng thế, và việc Quốc Dân Đảng, Đại Việt Duy Dân, Việt Cách, v.v… thất bại thì cũng là lẽ đương nhiên.  


CHÚ THÍCH

(1) Bernard. B. Fall,  Street Without Joy (Mechanicsburg, PA: Stackpole Books, 1989), p 25-26.

"Soon, posing as "nationalist guerrillas", only interested in evicting both the Japanese and French imperialists from their native homeland, these "Viet Minh" acquired a reputation far in excess of  their military accomplishments. Those, according to Allied sources, were limited to attacks of a small Japanese gendarmeri post at the Tam Dao mountain resort. But the fact reamains that after the collapse of the French, the Viet Minh were only the pro- Allied movement of any consequences in the country. American O.S.S. missions and some weapons were parachuted to them."

(2) Bernard. B. Fall, ibid., p. 26. 

"When V-J Day dawned, the Viet Minh were the only group of any size in Viet Nam to exploit the power vacuum existing in the the area. Their Communist training gave them an unbeatable head-start over small idealistic nationalist groups which now began to squable over the details while the Communists were taking over the country under their very nose. A small books published by Truong Chinh, then the secretary general of the Indochinese Communist Party (ICP), which is completely unkown in the  West, shows clearly how the Viet Minh took over the country and the anti-colonial revolution. On August 13, 1945, the ICP met at the village of Tan Trao, in the province of Tuyen Quang. According to Truong Chinh:

"... the ICP met in a National Congress decreed the general uprising and put into place the Vietnamese democratic republic regime.... The National Congress began at very moment when the order of general insurrection had been given. Thus, its session was  rapidly closed...

In the course of this history making Congress, the ICP proposed a clear-cut program: guide the rebels so as to disarm the Japanese before the arrival of the Allies in  Indochina; to take over the power that was on the hands of the Japanese and their puppets, and to reiceive, as the authority in control of the country, the Allied Forces coming demobilize the Japanese."

 

© sachhiem.net