II.- Sự Khác Nhau Về Phương Cách Truyền Bá Tư Tưởng
Phương cách truyền bá tư tưởng ở đây được hiểu là chính sách
giáo dục và truyền đạo. Phương cách truyền bá tư tưởng của
nền đạo lý Đông Phương là giáo dục nhân bản, vị tha, tự do
và khai phóng.
Trái lại, Giáo Hội La Mã lại (1) chủ trương thiết lập hẳn
một cơ quan tuyên truyền gồm những chuyên viên chuyên nghề
sử dụng những xảo ngữ và thuật ngữ với những danh xưng hàm
chứa những ý nghĩa cao cả và tốt dẹp để phỉnh gạt và lừa bịp
người đời.
A.- Phương cách truyền bá tư tưởng trong nền đạo lý vị tha của Đông Phương:
1.- Với niềm tin là “hữu xạ tư nhiên hương”,
sự truyền bá những
tư tưởng cao đẹp của xã hội Á đông, như tam giáo, có tính cách
phổ biến tự do, và cũng không có những xảo ngữ hay thuật
ngữ, hoa ngôn để phô trương cái vẻ bề ngoài của một đạo giáo nào
cả. Trong 14 điều dạy của Phật, chỉ toàn dạy thực tế cho phúc lợi
của người đời, không có câu nào ca ngợi cá nhân ông Phật cả. (xem
"Hai Bài Dạy Của Hai Miền Văn Hóa" của Lý Thái Xuân ở http://sachhiem.net/LTX/LythaiTG01.php)
2.- Không có bộ máy tuyên truyền để đảm
trách công việc truyền bá tư tưởng, và cũng không cần
phải huy động toàn thể đạo hữu tích cực tham gia vào công
việc này. Lý do là những nguyên tắc hay quy luật đạo lý Đông
Phương có những đặc tính vị tha, vị nhân sinh, không nhằm
để phục vụ cho một lớp người đặc biệt nào, nhưng có lợi chung
cho tất cả mọi người trong xã hội. Vì lẽ này mà tất cả mọi
người đều coi đó như là nếp sống văn hóa tốt đẹp
cần phải có, cần phải giữ gìn.
3.- Chính sách giáo dục nhân bản, tự
do và khai phóng: Vì những đặc tính kể trên mà các quốc gia
theo văn minh tam giáo luôn luôn:
a.- Chủ trương lấy con người làm đối tượng để rèn luyện thanh
thiếu niên phải nhận thức được trách nhiệm hay bổn phận của
chính mình đối với (a) mọi người trong gia đình, (b) xóm làng
(c) quốc gia dân tộc, và (d) cộng đồng thế giới.
b.- Tất cả các quy tắc đạo lý đều có mục đích
giúp cho mọi người ý thức được rằng trật tự xã hội bắt nguồn
từ sự tu tập bản thân. Phải dứt bỏ mọi thứ tham, sân, si để
có thể hành xử sao cho vừa mắt ta ra mắt người (kỷ sở bất
dục, vât thi ư nhân), phải yêu chuộng hoà bình (dĩ hòa vi quý),
coi mọi người trong thiên hạ như anh em trong một nhà (tứ hải
giai huynh đệ), khiêm nhường, biết rõ sư hiểu biết hay kiến
thức của mình dù cao sâu đến đâu đi nữa cũng có giới hạn (sơn
hữu ngoại sơn, thiên hữu ngoại thiên, cao nhân tất hữu cao
nhân trịu,và tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư). Do đó, phải
luôn luôn học hỏi đón nhận tất cả mọi tư tưởng cao đẹp đến
từ bất cứ phương trời hay nền văn hóa nào (nhật tân, nhật nhật
tân, hựu nhật tân).
4.- Tôn giáo không hề là "vấn đề" trong hôn nhân.
Dân tộc Đông Phương không bao giờ có vấn đề xâm lấn quyền
tự do tôn giáo của người khác. Cũng vậy, trong xã hội tam
giáo, không hề có chuyện lợi dụng việc hôn nhân
để chèn ép hay cưỡng bách người phối ngẫu phải từ bỏ tín ngưỡng
cổ truyền của gia đình và phải cam kết sống theo nếp sống tam
giáo đồng nguyên rồi mới được làm lễ thành hôn. Nhờ vậy mà
trong xã hội Đông Phương không hề xẩy ra những việc làm tội
ác, phá nát hạnh phúc gia đình do sự khác nhau về tôn giáo
gây ra, như Giáo Hội La Mã và tín hữu Ca-tô đã, đang và sẽ
còn tiếp tục làm.
5.- Về chính trị, nền đạo lý Đông Phương
chủ trương lấy dân làm gốc.
Ngay từ thời Nho giáo (khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên)
Á Đông đã quan niệm “Ý dân là ý trời”, “dân chi sở hiếu,
hiếu chi; dân chi sở ố, ố chi. Thử chi vị dân chi phụ mẫu”
Dù là trong thời quân
chủ cực thịnh bất kể là trung ương tập quyền hay lập hiến,
cách đây hơn 2 ngàn năm, người dân Đông Phương đã có nếp sống
văn hoá “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân
vi khinh” rồi, và:
”Nếu ông vua mà áp bức nhân dân thì ông ta không còn xứng đáng
được đối xử như là vua nữa. Cá nhân ông ta không còn thiêng
liêng nữa, và trừ khử ông vua đó không còn là một tội ác.
Nổi loạn giết một tên bạo chúa như vậy không những là một
việc làm hợp lý mà còn là một việc làm đáng được ca tụng,
và người đứng ra trừ diệt tên bạo chúa đó xứng đáng được đưa
lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân.” [1]
Sách Triết Học Đông Phương ghi như sau:
"Dục vi quân, tận quân đạo, dục
vi thần, tận thần đạo, nhị giả giải pháp, Nghiêu Thuấn nhi
dĩ dĩ hỷ” (Lý Lâu Thượng).
[”Làm vua thì phải hết đạo làm vua, làm tôi thần thì phải
hết đạo làm tôi thần”].
”Quân chi thị thần như thủ túc,
tắc thần thị quân như phúc tâm. Quân chi thị thần như khuyển
mã, tắc thần thị quân như quốc nhân. Quân chi thị thần như
thổ giới, tắc thần thị quân như khấu thù” (Lý Lâu Hạ). [“Vua
phải biết coi nhân dân như chân tay thì nhân kính trọng vua
như bụng như lòng, nhưng nếu vua coi nhân dân như chó ngựa
thi nhân dân coi vua như một người dân thường trong nước,
và nếu vua coi nhân dân như đất như cỏ, thì nhân dân sẽ coi
vua như giặc như thù.” [2]
Tuy nhiên các tư tưởng vẫn nằm trong thế thụ động, chưa có cơ hội đủ nóng
để tạo ra một cơ chế chính quyền thay thế cho hệ thống Vua quan. Mãi đến thế
kỷ thứ 17, phong trào Lý Trí ở Âu Châu (do chống lại sự áp đặt tôn giáo của
La Mã) được chấp cánh bằng phong trào Cách Mạng Dân Chủ đưa đến Cách Mạng
Pháp vào thế lỷ 18. Từ đó một cơ chế dân chủ mới bắt đầu thay đổi các guồng
máy chính trị, lan rộng ra nhiều nước trên khắp thế giới.
B.- Phương cách truyền bá tư tưởng trong nền đạo lý vị
kỷ của Giáo Hội La Mã:
Khác với phương cách truyền bá
tư tưởng của nền đạo lý vị tha của các dân tộc Đông Phương,
nền đạo lý vị kỷ cúa Giáo Hội La Mã áp dụng nhiều phương
cách, chính sách hay thủ đoạn bất chính và bất nhân để truyền
bá tư tưởng Ki-tô hay phỉnh gạt và dụ khị những người thuộc
các tôn giáo hay văn hoá khác theo đạo. Dưới đây là một số
thủ đoạn hay chính sách mà giáo hội đã và đang áp dụng và
vẫn còn tiếp tục tiến hành:
1.- “Nhiệm vụ tông đồ”.
Đây là công tác mở mang nước Chúa. Từ khi ra đời vào
đầu thế kỷ 4 [có thể là từ năm 1075 khi ban hành bàn Tuyên Cáo
“Dictatus papae” trong thời Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085)], các
nhà lãnh đạo Giáo Hội La Mã luôn luôn nhắc nhở và huấn luyện
tất cả các người theo đạo sứ
mạng mà giáo hội gọi là “nhiệm vụ tông đồ”. Trong bất cứ
hoàn cảnh nào có thể, tín hữu luôn luôn phải cố gắng tối
đa để dụ khi, lôi cuốn, hoặc cưỡng bách hay chèn ép những
người thuộc các tôn giáo hay văn hóa khác theo đạo Chúa,
bằng những xảo ngữ, hoa ngôn, cùng với:
a.- những miếng mồi danh, lợi như chức
vụ trong giáo hội (được làm ca đoàn trưởng, hội trưởng hội con Đức
Mẹ, đạo binh Thánh gá, thày dạy giáo lý, vân vân...) hay trong chính
quyền nếu có thể (các linh mục can thiệp cho giáo dân nào ngoan đạo
để được miễn quân dịch, được khỏi tội tù, hoặc được làm tỉnh trưởng,
quận trưởng, vân vân,... ). Việc này rất thành công với
những phường xu thời, tham lợi, háo danh. Từ đó mới có câu: theo
đạo lấy gạo mà ăn, và theo đạo để tạo danh đời.
b.- những hứa hẹn về tinh thần như: Chúa
trả công vô cùng,
được lên nước thiên đường, được hưởng các phép bí
tích,... để mê hoặc, phỉnh gạt những người nhẹ dạ.
c.- những hình phạt tinh thần như "rút phép thông công",
hoặc hình phạt bịa như "bị sa hỏa ngục", "Chúa phạt" nếu làm
việc gì hay nói gì bất lợi cho giáo hội, đề khủng bố
tinh thần hay hù dọa những người yếu bóng vía.
Ngoài ra,
giáo hội còn sử dụng nhiều phương cách hay thủ đoạn khác tích
cực hơn để cưỡng bách hay dụ khi những người thuộc các tôn
giáo khác từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền của họ để theo đạo Chúa.
2.- Thánh
Bộ Đức Tin
Đây là bộ máy tuyên truyền thiết lập để (1)
củng cố niềm tin mù quáng, và (2) bưng
bít hay che giấu những chuyện xấu xa và tội
ác trong kinh thánh cũng như hành động gian manh bất chính mà giáo
hội đã làm trong gần hai ngàn năm qua.
Để cho việc làm này được hữu hiệu, cơ quan này cấy vào đầu óc
giáo dân:
a.- những tín lý Ki-tô nặng tính cách nhảm nhí, hoang
đưởng, phản khoa học. Những chuyện loạn luân,
phi luân, dâm loạn, cướp đoat, gian tham, tàn ngược, trong kinh "thánh"
cũng được gọi là chuyện thánh.
b.- tập quán, “phải giấu kín những
chuyện tội lỗi (của giáo hội), dù có thật, xẩy ra
trong giáo xứ, không nên để cho người ngoại đạo được biết.”
Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003),
tr.320., và khi tiếp xúc với những người thuộc các tôn giáo khác
hay khi viết lách bất kỳ đề tài nào cũng phải nhớ, “tốt
đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại.”[3]
Một vụ án khoa học (Galileo không được tuyên bố
rằng
trái đất
tròn và quay quanh mặt trời vì khác với thánh kinh
cho rằng trái đất
phẳng và mặt trời quay quanh trên vòm
như cái thau úp lên mặt đất): bức tranh thế kỷ 19 -
Joseph-Nicolas Robert-Fleury vẽ (http://en.wikipedia.org/
wiki/File:Galileo_before_the_Holy_Office.jpg)
Nói cho rõ hơn, nhiệm vụ Thánh Bộ Đức Tin là phải làm cho mọi người
tin rằng, (1) tất cả những gì của hay thuộc về giáo hội đều tốt
đẹp, đều thánh thiện, đều cao cả và đều tuyệt vời, bất kể là trong
kinh thánh có đầy dẫy những chuyện cực kỳ ghê tởm và hết sức kinh
khủng, bất kể là trong gần hai ngàn năm qua, giáo
hội đã gây ra hàng chục rặng núi tội ác, và (2) tất cả
những gì của hay thuộc về các tôn giáo hay nền văn hóa khác
đều tồi tệ, đều xấu xa, đều tội ác và đều phài bị hủy diệt
bằng mọi giá để thay thế bằng nếp sống văn hoá Ca-tô.
Đây là nguyên
nhân khiến cho giáo hội mắc phải căn bệnh trầm kha là “cưỡng
từ đoạt lý.” Dĩ nhiên
là những hành động xẫc xược, ngược ngạo này đã làm cho những
người bình thường, yêu chuộng chân lý và công bẳng cảm thấy
chướng tai gai mắt, và cuối cùng phải lên tiếng.
Cũng vì thế mà trong một
điện thư trả lời con chiên cuồng tín Vũ Linh Châu, phổ biến
trên PhoNang@yahoogroups.com;
ngày 29/5/2011, nhả trí thức Ca-tô thức tỉnh Trần Tiên Long
đã viết:
“Thông thường, sự kính trọng của thiên hạ là do
mình lập công tự tạo, chứ mình không thể đòi hỏi
hay bắt buộc thiên hạ phải kính trọng mình theo cách
miễn phí. Mình có thể lên tiếng yêu cầu, nhưng mọi
người đều có quyền tự do chọn lựa kính trọng theo
ý mình hay không, vì sự kính trọng dành cho một người
thì tùy thuộc vào nhân cách và những hành xử của
con người đó. Một ông thày không thể đòi hỏi học
sinh phải kính trọng mình khi mình không có tư cách
của một nhà giáo..” [4]
“Cưỡng từ đoạt lý” hay “hiếp dâm ngôn ngữ” và sử dụng những
loại ngôn từ thiếu văn hóa là một sở trưởng vô cùng độc đáo
trong phương cách hay thủ đoạn truyền bá tư tưởng của Giáo
Hội La Mã và là công việc làm của bộ máy tuyền truyền của giáo
hội. Học giả Ca-tô Phan Đình Diệm viết:
“Hàng ngàn năm, để bưng bít và che dấu
7 chương tội đối ngọai và 1 chương tội đối nội là tám, nghệ
thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải đạt đến chő cực kỳ
ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần
thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo
Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo
Hội là Hiền Thê của Đức Giê-su, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh
Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của
Thiên Chúa... Giáo Hội tự nhận cho mình hết tất cả những khái
niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu
hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngòai nghệ thuật
tuyên truyền, Giáo Hội vẫn phải xây "vạn lý trường thành đức tin" và
buông bức "màn sắt thần học" lên đầu đoàn chiên.
Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền, dựa vào khoa thần
học phù phép, ảo thuật "núi tội thành con chuột", "kẻ
cướp mặc áo thày tu" và "quỷ Satan có diện mạo ông
thánh." [5]
3.-Thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi
sọ.
Tòa Thánh Vatican biết rõ là tất cả các tín lý Ki-tô
cũng như giáo luật và những lời phán dạy của giáo hội chỉ
là (a) những chuyện hoang đường, (b) những chuyền loạn luân,
phi luân, gian tham, tàn ngườic, dã man, (c) những lời dạy
chuyên chính, võ đoán, trịch thượng, (d) những thủ đoạn sử
dụng xảo thuật cưỡng từ đoạt lý một cách trắng trợn. Những
chuyện như thế chỉ có những hạng người ngu dốt đến độ không
còn khả năng sử dụng lý trí để “cách vật trí tri” (tìm hiểu
sự vật và sử việc) mới tin theo.
Vì biết rõ như vậy, cho nên giáo hội mới đưa ra chủ trương
tôn giáo chỉ đạo chính quyền với ý đồ thiết lập chế độ đạo
phiệt Ca-tô (papacy) hầu có thể sử dụng bạo lực của nhà nước
để
- (1) thi hành chính sách cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải
theo đạo. Được quyền chính, giáo hội sẽ hỗ trợ cho luật hôn
nhân cưỡng hách những người thuộc các tôn giáo khác phải theo đạo
rồi mới được làm lễ thành hôn với tín đồ của giáo hội.
- (2) kiểm
soát hết tất cả mọi sinh hoạt và phương tiện sản xuất trong xã hội,
bốc hốt vơ vét và tích lũy của cải để có thể chi tiền cho việc
mở mang nước Chúa.
- (3)
giáo dục nhồi sọ, làm cho
tín đồ bị điều kiện hóa giống
như con chó trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov hầu dễ
bề sai khiến đúng theo phương châm “dân ngu dễ dạy”. Trong mục này,
chúng tôi chỉ nói về chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của giáo
hội, còn những vấn đề khác, sẽ được trình bày trong một phần
khác ở sau.
Giáo dân hay bất kỳ người nào khác tiếp nhận sở học qua chính
sách ngu dân của giáo hội đều sẽ trở thành hạng người dốt nát.
Hệ lụy là họ không biết gì về quốc sử, không biết gì về lịch
sử thế giới, và càng không biết gì về những việc làm đại gian đại
ác của giáo hội trong gần hai ngàn năm qua. Cuối cùng là họ sẽ trờ
thành dị ứng đối với những tài liệu nói về những sự thật lịch
sử và những rặng núi tội ác mà giáo hội đã chống lại nhân loại
trong gần hai ngàn năm qua. Có như vậy, thì họ mới không thắc
mắc về những điều vô lý, sai quấy, dối trá, phi luân, loạn
luân, gian ác, tàn ngược và man rợ trong kinh thánh cũng như
trong những lời dạy và những hành động tội ác của giáo hội
như đã nói ở trên.
Chính sách ngu dân dạy
cho tín đồ Ca-tô "yêu Chúa trên đến hế trí khôn", lúc nào
cũng chỉ biết mơ màng tơ tưởng hướng về Nhà
Thờ (tức là giáo hội) ban phát cho họ những ân huệ và
tất cả những gì họ ước ao, khao khát và cầu mong. Thực trạng này
được nhà văn con chiên Nguyễn Ngọc Ngạn ghi nhận như
sau:
“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và
sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ.
Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục
đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân
xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật
tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên
đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt
ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung
cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn
chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc
tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại
cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải
tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về,
cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối,
trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để
đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung,
một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai
cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần
tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh
giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế,
cho nên chẳng lạ gì….” [6]
Với một chính sách nhồi sọ như vậy, Giáo Hội đã thành công
nhào nặn tín đồ thành những người có bản chất "huớng
ngọai", "vọng ngọai" (vong thân và
vong bản), lúc nào cũng- hướng về Giáo Hội La Mã tức là Tòa
Thánh Vatican "với lòng nhiệt thành dâng hiến" cho Tòa
Thánh tất cả những gì họ có và tất cả những gì họ có thể
làm được "với lòng thiết tha mong muốn sẽ được" Tòa
Thánh "nhậm lời" ban "hồng ân
Thiên Chúa" hay "phước lành" cho
họ. Đây là nguyên nhân TẠI SAO mà tín đồ Da-tô lại là những
kẻ luôn luôn coi nhẹ tình yêu lứa đôi và tình thương yêu gia
đình (sẽ nói rõ ở trong một chương ở sau), phản lại tổ quốc
và dân tộc của họ (như chúng ta đã thấy), tàn ngược với những
thành phần thuộc các tôn giáo với họ (đã được trình bày trong
Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách
này có thể đọc online trên sachhiem.net.)
Đồng thời, ngay từ thuở mới chào đời, tín đồ đã được các ngài "mang
chức thánh" và những "bậctrưởng
thượng" trong xã hội "dân Chúa" cấy
vào đầu óc niềm tin "Giúp Giáo Hội là giúp
Chúa và được Chúa "trả công" cho lên Thiên Đường" (Provide
help, create hope). Cái kiến thức phổ quát (tục lệ) này
trong xã hội "dân Chúa" không mấy ai là
không biết.
Nói là hướng về Thiên Chúa để cầu nguyện, nhưng trong thực
tế, việc hướng về Thiên Chúa để cầu nguyện lại nằm dưới quyền
kiểm soát của nhà thờ Vatican (và phải cầu nguyện theo những
câu kinh của chính Vatican đặt ra và do người của Vatican quản
lý. Như vậy, rõ ràng là Vatican đã dạy dỗ tín đồ phải hoàn
toàn trông cậy vào Vatican để được cứu rỗi và được ban cho
những ân sủng của Thiên Chúa. Câu nói “Ngoài Giáo Hội không
thể có cứu rỗi” (hors de l’Église, point se salut.) nói
lên sự thật này. Chính vì thế mà nhà biên khảo Da-tô Charlie
Nguyễn mới gọi Đạo Ca-tô là “đạo bịp”, ông viết:
“Cho nên người ta gọi đạo Công Giáo là đạo bịp hay đạo
dối, thật không sai chút nào. Nếu phải kể cho hết những chuyện
bịp của Công Giáo chắc phải viết một tràng thiên tiểu thuyết
thì may ra mới tạm đủ. Riêng về chuyện thánh Phêrô là giáo
hoàng đầu tiên cũng có hàng chục chuyện bịp…” [7]
Vì những đặc tính xấu xa và láo khóet trong kinh thánh [Chúa
Bố Jehovah (toàn năng, toàn thiện, có mặt ở khắp nơi), Adam
và Eva là thủy tổ của loài người, tội tổ tông, Jesus là Chúa
Cứu Thế, bà Maria Đồng Trinh, Đức Mẹ hiện ra, các phép bí tích,
v.v…] và bàn tay máu của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn
năm qua, cho nên, các bậc thức giả đều cho rằng Thiên Chúa
Giáo Ki-tô là đạo vị kỷ, tham lam ích kỷ, lấn lướt, vơ vào,
bốc hốt, lừa bịp, bạo ngược, ưa thích khủng bố và bạo hành.
Nhưng nhờ thế mà Vatican mới
có thể dễ dàng “biến những giáo dân hiền lành thành những
tên sát nhân cuồng nhiệt.“ [8]
Không phải chí có giáo dân ngu dốt mới hành xử theo phản ứng
Pavlov như vậy, mà ngay cả những con chiên tự phong là trí
thức hay có học vị đại học từ cử nhân trở lên, cũng có những
đặc tính ngu dốt như vậy. Lời tuyên bố dưới đây của con chiên
cựu luật sư Nguyễn Văn Chức là một trong những bằng chứng:
“Vì vậy, nếu trong công cuộc loại trừ bạo quyền cộng sản,
tôn giáo tại Việt Nam là động lực vận hành và thúc đẩy, thì
trong công cuộc phục hưng con người sau khi xóa bỏ chế độ
cộng sản, tôn giáo tại Việt Nam sẽ là nhân tố chủ đạo, chỉ
đạo và quyết định. Riêng về phía Thiên Chúa Giáo, quyển Thánh
Kinh sẽ là cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và
đạo lý tại Việt Nam.” [9]
Viết ra lời tuyên bố ngu xuẩn như trên, ông trí thức con chiên
Nguyễn Văn Chức đã tự chứng tỏ cho mọi người thấy rằng ông
ta quả thật là dốt đặc cán mai táu về kinh thánh Ki-tô, về
lịch sử thế giới và quốc sử. Có một điều hết sức khôi hài là
ông con cừu (con chiên) này lại to mồm, khoác lác làm ra
vẻ ta đây là một người thông kim bác cổ. Thực ra, trong xã
hội Ca-tô, hầu như tất cả những ông bà con
chiên tự nhận là trí thức hay có học vị đại học từ cử nhân
cho đến tiến sĩ (nếu còn tự nhận là tín đô Ki-tô và trung thành
với Vatican) đều là những người ở vào tình trạng dốt nát về
lịch sử và hợm hĩnh như ông con chiên Nguyễn Văn Chức. Đây
là một sự thật và được ông Nguyễn Hữu Ba đưa
ra nhận xét như sau:
“Kính thưa quý vị:
Trước đây có lần tôi đã nói: "Tôi
đọc Giao Điểm đã gần 20 năm. Tôi chưa thấy một bài phản
biện nào từ phía những người TCG cho ra hồn. Tất cả những
bài phản biện của họ đều viết theo cái lối "Không đá banh mà chỉ
đá vào chân của đối thủ". Tại sao lại như vậy? Có
phải vì phía Công Giáo thiếu nhân tài ??? Thưa không phải
như vậy. Mà lý do duy nhất là vì những tài liệu mà Giao
Điểm dẫn chứng đều là sự thật, không ai có thể chối bỏ
được sự thật”. Cho đến hôm nay tôi vẫn tin chắc chắn 100%
như vậy.
Những ngày gần đây, tất cả mọi độc giả đều thấy những cây
bút từ phía Ca-Tô Rô-Ma Giáo đã hoàn toàn đuối lý .
Cho nên họ toàn móc ra những chuyện râu ria để đánh trống
lảng. Họ cố tình dẫn dắt chúng ta sang những đề tài ngoài
lề, không cần thiết.
Do đó, tôi xin đề nghị quý vị đừng để ý nhiều đến những
chuyện không đáng nói mà họ cố tình moi ra. Chúng ta chỉ
nên chú trọng đến những phần tài liệu mà đa số độc giả thầm
lặng cần biết mà thôi. “[10]
Bản văn trên đây của ông Nguyễn Hữu Ba cho chúng ta thấy rõ
các ông trí thức con chiên
đều không những dốt nát về lịch sử Giáo Hội La Mã, lịch sử
thế giới, ịch sử Việt Nam, mà còn thiếu lương thiện, nếu không
muốn nói là lưu manh. Học giả Ca-tô đã phản tỉnh Charlie Nguyễn
nói về đặc tính thiếu lưiơng thiện và lưu manh của giới tu
sĩ Ca-tô và các chiên trí thức như sau:
“Chúng ta nên phân biệt hai loại ngươi đối tượng: Loại
thứ nhất lả các tu sĩ công giáo và tập thể chính trị gia,
trí thức công giáo lưu manh là bọn người xưa nay chỉ vì tư
lợi mà gây ra rất nhiều tội ác chống lại nhân loai và dân
tộc. Đối với loại người này, chúng ta phải xác định họ là
kẻ thù nguy hiểm mà chúng ta cần phải đấu tranh diệt trừ
không thể khoan nhượng. Đứng đầu bọn này là Hội Đồng Giám
Mục, những dòng tu đang biến đức tin công giáo thành một
món hàng béo bở để tận dụng khai thác làm giầu như dòng tu
Đồng Công ở Missouri chẳng hạn. Kế đến là bọn chính trị lưu
manh đang ẩn nấp trong các đoàn thể ở nhà thờ như hiệp sĩ
đoàn. Vào một lúc nào đó thuận tiện, chúng sẽ mau chóng biến
thành những đoàn quân võ treng hoặc những đoàn quân mật vụ
hiếu sát như những đoàn thể của Linh-mục Hoàng Quỳnh. Lê
Hữu Từ, Le Roy hoặc Trần Kim Tuyến. Loại người thứ hai là
tuyệt đại đa số giáo dân, những người mải lo làm ăn, vô tư,
chất phác. Chỉ vì thiếu hiểu biết, (cho nên) họ đã bị các
tu sĩ và trí thức lưu manh lừa gạt, kích động, xô đẩy vào
những hoạt động phá hoại đất nước mà họ không biết.”[11]
“Hầu hết các tu sĩ là những kẻ đại gian đại ác ngụy trang
dưới những lớp áo đen, áo đỏ, áo trắng đóng vai đạo đức giả
để phỉnh gạt tín đồ. Bề ngoài, họ làm ra vẻ thuận thảo với
nhau, thật sự bên trong nội bộ, họ ganh tị tranh đua nhau
và sẵn sàng hạ thủ nhau để tranh quyền đoạt thế. Họ dùng
đủ mọi thủ đoạn để bòn rút tiền bạc xương máu của giáo dân
để xây nhà thờ nguy nga đồ sộ chỉ cốt được vênh vang với
đời. Mái nhà thờ của họ càng lớn rộng bao nhiêu, thì càng
che khuất ánh sáng mặt trời chân lý bấy nhiêu. Các bức tường
của nhà thờ càng cao bao nhiêu thì càng ngăn cách con người
với nhau bấy nhiêu. Giáo sĩ là những con ký sinh trùng vừa
ăn bám, vừa phá hoại xã hội. Họ tội lỗi cùng mình lại nắm
quyền tha tội cho đám tín đồ vô tội hoặc ít tội hơn họ. Họ
thực sự là một bọn cướp nguy hiểm hơn bọn cướp thường vì
những kẻ cướp thường đều bị luật pháp trừng trị. Trái lại,
bọn cướp đội lốt giáo sĩ lại được giáo dân tôn kính, tâng
bốc là những vị lãnh đạo tinh thần. Tất cả các tệ nạn này
đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của đại đa số giáo dân.
Do vậy, việc giáo dục khai sáng tâm linh là việc vô cùng
cần thiết để cứu nước và bảo vệ nền văn hóa nhân bản rất
cao đẹp của dân tộc ta mà tuyệt đại đa số giáo dân không
hề biết tới.”[12]
Người ta thường nói, “Có ở trong chăn mới biết chăn có
rận”. Học giả Charlie Nguyễn ở trong cái chăn Giáo Hội
La Mã đã phơi bày cho thiên hạ biết rõ những “con rận
quạ đen” và bọn trí thức con chiên mang đầy tội ác
hà hiếp và bóc lột những người đồng đạo ít học, ngu dốt,
và hay lòe thiên hạy bằng những xảo ngữ với những giọng điệu
khoa trương, huênh hoang, khoác lác, làm ra vẻ ta đây là
người thông kim bác cổ. Ngoài những căn bệnh ghê tởm như
trên, họ ( còn
có một loại tội ác trời không dung đất không tha. Tác giả
sách “Vấn
Đề Thượng Đế: Một Nghi Ngờ Thần Thánh” nói rõ như sau:
“LINH MỤC BỆNH HOẠN: Một trong những giáo lý của đạo CG
là chuyện giao cấu chỉ được có giữa hai vợ chồng với một
mục đích duy nhất là sinh con. Ngay cả khi hai vợ chồng giao
cấu với nhau vì khoái lạc là thành ra tội rồi (Catechism
2181 & 2353). Đạo thì gắt gao như vậy nhưng trong các
giáo hoàng có ông (Alexander VI) có đến 7 đứa con chính thức
và 10 không chính thức. Theo báo cáo chính thức của Vatican
“Canonical History of Clerical Sexual Abuse”, chuyện dâm
loạn của các Linh mục đã có từ 17 thế kỷ trước. Tai họa nầy
lan rộng đến nổi Công đồng Treves năm 1227 đã công khai quyết
định sẽ rút phép thông công các Linh mục đòi tình dục ngay
trong phòng xưng tội. Đó là chuyện đời xưa. Chuyện đời nay
cho thấy năm 2007, chỉ một giáo phận Los Angeles đã phải
dùng tiền giáo dân để trả 660 triệu Mỹ kim cho 508
nạn nhân bị các Linh mục xâm phạm tình dục. Ngoài nước
Mỹ, đại họa nầy cũng diễn ra tại Ái Nhĩ Lan, Hoà Lan, Pháp,
Ý, … Đặc biệt tại Đức người ta tìm ra chính đương kim Giáo
Hoàng Benedicto XVI, năm 1980 làm Giám mục Munich cũng đã
thuyên chuyển một linh mục dâm loạn từ nhà thờ nầy qua nhà
thờ khác. Tháng 2/2002, khi những vụ dâm loạn của các Linh
mục CG bắt đầu bị tố cáo, chính ông đã tuyên bố “riêng tôi
tin chắc rằng đây là một chiến dịch của báo chí để bôi xấu
nhà thờ. Tỉ số các Linh mục dâm loạn không cao hơn hoặc có
thể thấp hơn tỉ số trong các nghành nghề khác”! Khi Giáo
hoàng so sánh Linh mục (người đại diện Chúa) với luật sư,
thợ hàn, thợ mộc, bác sĩ, thợ làm nail … thì còn gì để bàn?
Nếu bạn muốn biết thêm mục nầy, xin hãy vào hai websites:
Chính vì họ lưu manh, gian ác và sống đời tội ác như vậy,
cho nên nhà cách mạng lão thành thành người Ý Đại Lợi Giuseppe
Garibaldi (1807-1882) mới nói rằng, “Linh-mục là hiện thân
của sự sai lầm.” (The priest is the personification of
falsehood), Hoàng Đế Napoleon I (1769-1821) của nước cũng tuyên
bô rằng, “Ở khắp mọi nơi và mọi thời linh mục đã đưa vào
sự gian dối.” (Priests have everywhen and everywhere introduced
fraud and falsehood.) Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden
Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 292 và 300., nhân dân Pháp
mới gọi họ là “bọn quạ đen” (Les Corbeaux noirs), và từ đầu
năm 2002 cho đến nay, tin tức loan truyền qua các cơ quan truyền
thông quốc tế cho chúng ta thấy rằng họ (giới tu sĩ Ca-tô)
chỉ là một băng đảng dâm tặc áo đen hay “hắc y dâm tặc” với
sự đồng lõa, dung dưỡng và bao che của cả Giáo Hoàng John
Paul II (1978-2005) và đương kim Giáo Hoàng Benedict XVI (2005-
). Xin xem bản văn trích dẫn ở trong Phần 1, Mục B, Tiểu Muc
3 với tựa đề là “Biệt Đãi Giới Tu Sĩ…” ở trên.
4.- Ban hành giáo luật về hôn nhân:
Một trong
những thủ đoạn bất chính, bất nhân và hết sức đê tiện của Giáo Hội
La Mã là dựa vào lòng khát vọng yêu đương của những cặp trai
gái yêu nhau muốn sống đời với nhau dưới cùng một mái nhà để
ban hành luật hôn nhân cưỡng bách những người thuộc các tôn
giáo khác muốn lập gia đình với người yêu là tín đồ Ca-tô
thì phải theo đạo rồi mới được làm lế thành hôn. Chính vì
cái luật lưu manh này mà kho tàng thi ca Việt Nam mới có thêm
mấy câu vè dưới đây:
"Lạy Chúa Ba Ngôi, tôi lấy
được vợ, tôi thôi nhà thờ."
5.- Thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô tại các nơi nào mà
quyền lực của Vatican vươn tới.
Đây là vấn đề sinh tử
của Giáo Hội La Mã vì rằng «cái tôn
giáo ác ôn » này
chì tổn tại được là (1) nhờ vào khả năng mê hoặc, phỉnh
gạt và lừa bịp bằng
chính sách tuyên truyền và
chính sách ngu dân như đã nói trên, và (2) dựa bạo lực của
nhà nước đạo phiệt Ca-tô (được gọi là chế độ papacy). Việc
thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô chỉ là việc cụ thể hóa điều
mà Giáo Hoàng Léo I (440-461) đòi nằng nặc:
Giáo Hoàng Léo I (440-461)
“Quyền hành của Giáo Hoàng phải bao trùm lên tất cả quyền
hành của các nhà cầm quyền thế tục.” [14]
Vào giữa thập niên 450, thấy rằng Đế Quốc La Mã đang trên
đà suy yếu, Giáo Hoàng Léo I (440-461) tưởng rằng thời cơ
có thể giúp cho giáo hội nhẩy lên bàn độc thay thế chính quyền
Đế Quốc La Mã để thao túng sân khấu chính trị Âu Châu, cho
nên, ông ta mới đưa ra lời tuyên bố ngược ngạo như trên vào
năm 451. Nhưng đó chỉ là ảo tưởng vì rằng lúc đô Đế Quốc Byzantine
(330-1453), vốn sẵn có quyền lực và vần còn vững mạnh, đã thứa
thắng xông lên, lanh tay nhẩy lên chiếm thế thượng phong thay
thế địa vị của Đế Quốc La Mã. Vị vậy mà Giáo Hội La Mã đành
phải co vòi lại thúc thủ, không dám trổ mòi ngang ngược đòi
thống trị thiên hạ một cách hung hãn và trắng trợn như Giáo
Hoàng Léo I đã tuyên bố như trên.
Sau này vào hậu bán thế kỷ 11, Đế Quốc Byzantine rơi vào
tình trạng suy yếu; đồng thời các thế lực Đức, Ý và Pháp cũng
suy yếu, không còn khă năng quân sự và chính trị để ngoi lên
nắm quyền bá chủ Âu Châu. Nhờ vậy mà năm 1075, Giáo Hoàng Gregory
VII (1073-1085) mới chụp lấy cơ hội này để đưa ra bản Tuyên
Cáo "Dictatus papae" với dã tâm nhẩy lên bàn độc
làm bá chủ Âu Châu. Bản tuyến cao này gồm 27 cái mà giáo hội
gọi là 27 nguyên tắc. Tất cả những nguyên tắc này chỉ là phó
sản của cái đòi hỏi ngược ngạo do Giáo Hoàng Léo I (440-461)
đã lớn tiếng tuyên bối vào năm 451. Tất cả những nguyên tắc
này đều nhằm vào một mục đích duy nhất là cướp đoạt quyền lực
chính trị để tiến lên biến Giáo Hội La Mã thành một đế quốc
thực dân xâm lược trong mưu đồ làm bá chủ Âu Châu và vùng ven
biển Địa Trung Hải. Vấn đề này đã được trình bày khá đầy đủ
trong Chương 13 có tựa đề là “Những Hành Đông Cưỡng Đoạt
Và Vơ Vét Quyền Lực của Vatican”, sách Tâm Thư Gửi Nhà
Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc onlỉne trên sachhiem.net.
Chế độ đạo phiệt Ca-tô này của Giáo Hội La Mã được
các ông tu sĩ áo đen người Việt ở miền Nam Việt Nam trong những
năm 1954-1963 tóm gọn bằng một cụm từ “Nhất Chúa, nhì cha,
thứ ba Ngô Tổng Thống.” Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông
Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003), tr. 18. Theo chủ trương phản
tiến hóa này (tôn giáo chỉ đạo chính quyền), người dân không
có quyền vùng lên làm cách mạng để thay đổi chính quyền dù
rằng người cầm quyền đã trở thành một thứ bạo chúa tàn hại
nhân dân. Sự kiện đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Triết
Lý Quốc Trị Đông Phương ghi rõ sự kiện này như sau:
“… một triết gia Âu Châu khác là thánh Aquinas (1225-1274)
chủ trương rằng nhà vua được thượng đế chọn lựa cho nên nhân
dân phải dùng các phương tiện hợp pháp để trục xuất một vị
vua gian ác; nhân dân KHÔNG THỂ LÀM CÁCH MẠNG giết
vua để thay đổi cơ chế chính quyền. Theo Aquinas, nhấn dân
thà có một ông vua gian ác còn hơn là phải đối đầu với hiểm
họa đất nước bị phấn chia. Sự cai trị độc ác của một lãnh
tụ có thể phản ảnh ý định trừng phạt người dân của Thượng
Đế; và nếu các phương tiện hợp pháp không thể trục xuất vị
lãnh tụ gian ác, người dân chỉ còn cách duy nhất là cầu
nguyện Thượng Đế. Nếu Thượng Đế (tức là nhà thờ) không đáp
lời để bắt buộc vị lãnh tụ quốc gia đó thóai vị, thì nhân
dân phải chấp nhận vị lãnh tụ gian ác này bởi vì đó là ý
của Thượng Đế (nhà thờ).”[15]
C.- Kết luân:
Các phần trình bày trên đây cho chúng
ta thấy rằng: ở Đông Phương không có cái gọi là tôn giáo như
bên Tây Phưng, mà chỉ là tín ngưỡng của
tam giáo đồng nguyên, kết thành một nền đạo lý và văn hóa.
Đó là một
nền đạo lý vị tha, vị nhân sinh. Đạo lý Đông Phương
không có giáo chủ nào đòi tôn thờ hay phục vụ chính
mình. Họ đều lấy con
người làm đối tượng để phục
vụ, giáo hóa con người trở nên hiền lương,
chân chất. Đạo lý Đông Phương không hề trịch thượng, đối
xử với nhau sao cho vừa mắt ta ra mắt người (kỷ sở bất
dục, vật thi ư nhân). Nhờ
vậy mà trong xã hội Đông Phương,
(1) chưa hề xẩy ra chuyện
cưỡng bách những người khác phải từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền
của người ta để theo tôn giáo của mình vì hôn nhân, vì việc
làm hay vì vấn đề an ninh của cá nhân và gia đình,
(2) chưa
hề có một người nào bị một cá nhân cuồng tín về tôn giáo
mưu đồ hãm hại người khác đạo, và
(3) chưa hề xẩy ra chiến
tranh tôn giáo.
Vì những lẽ này, ta có thể ví nền đạo lý
vị tha của các dân tộc Đông Phương như những bông hoa có
đầy đủ cả hương và sắc, tự nó lan tỏa nhẹ nhàng, chứ không
cần có những tổ chức hay những đạo binh đặc nhiệm để mở mang.
Trái lại, xã hội Ki-tô là một xã hội vị tôn giáo, coi con
người là nô lệ cho tôn giáo, mà thực ra là làm nô lệ cho Giáo
Hội La Mã, đúng như người ki-tô hữu thường tự nhận là “tôi
tớ hèn mọn” của giáo hội, và giáo hội thì coi tín đồ như
một loài thú vật mà họ gọi là “con chiên” (cừu non, một thứ
cừu chưa trưởng thành). Nền đạo lý này được xây dựng trên
sự dối trá, phỉnh gạt, lừa bịp và bạo lực.
Ngoài ra, hầu hết những tín lý Ki-tô, những giáo luật và những
lời phán dạy của giáo hội đều nặng tính cách hoang đường, nghịch
lý, loạn luân, xảo quyệt, bất nhân, và trịch thượng, cho nên Giáo
Hội La Mã phải theo đuổi chủ trương “tôn giáo
phải chỉ đạo chính quyền” hầu
có thể:
1.- Dùng miếng mồi vật chất và các chức vụ trong
chính quyền để dụ khị và câu nhử những phường tham lợi, háo
danh, thèm khát quyền lực và bọn xu thời chạy theo bắt mồi
rồi theo đạo. Dùng bạo lực của chính quyền để cưỡng ép
nhân dân dưới quyền phải theo đạo, nếu không thì có thể sẽ
bị thủ tiêu, hoặc là an ninh về việc làm và sinh mạng sẽ bị
đe dọa trầm trọng. Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris:
Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr. 130.
2.- Thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi
sọ để làm cho tín đồ và người dân dưới quyền mất hết khả
năng sử dụng lý trỉ để tìm hiểu sự vật và sự việc. Dân chúng
dưới quyền trở thành ngu dốt, chấp nhận thế lực của đạo Ki-tô
như một "nền văn minh" trong lúc họ không cần biết gì về (a)
lịch sử thế giới, và (b) sự thật lịch sử Việt Nam cận và hiện
đại. Có như vậy thì họ mới không biết gì về bộ mặt
thật vô cùng ghê tởm.
3.- Mở các cơ quan kinh tài, chen lấn vào các
cơ quan đầu não để kiểm soát hết tất cả mọi phạm vi
sinh hoạt trong xã hội: các nhà thương, trường học, viện dục
anh, tế bần, các phưng tiện truyền thông,.. để có thể hỗ trợ
và vơ vét và tích lũy cho đầy kho Nhà Chung hay Nhà Chúa các
linh hồn và tài sản của các linh hồn đó, lại vừa được tiếng
là bác ái, xã hội!
4.- Dùng bạo lực để tàn phá và huỷ diệt các di
sản văn hóa và các công trình kiến trúc của các tôn giáo
và văn minh khác. Lý do thứ nhất là
triệt để tuân hành lời phán dạy trong kinh thánh mà sách Leviticus
đã nói rõ nơi Chương 26 (1-18). Lý do thư hai là truyền thống
trịch thượng.
Trong
suốt chiều dài lịch sử từ những
năm đầu thời Trung Cổ cho đến ngày nay, Giáo Hội La Mã đã
liên tục sử dụng chính sách giáo dục được gọi là “rèn luyện
họ theo tinh thần công giáo” để họ chỉ có thể sống theo “đức
tin Ki-tô” hay sống theo “lương tâm công giáo”.
Quan niệm
của Giáo Hội La Mã về con người Ki-tô hữu sống theo “đưc tin
Ki-tô” hay “lương tâm công giáo” rất nghịch thường và khóa
chấp nhận. Nhận xét này có thể chứng minh qua những hành
động của các nhân vật tiêu biểu bên đạo Chúa từ lúc truyền
đạo qua Việt Nam cho đến nay: (1) các giáo sĩ đến Việt
Nam truyền đao như Alexandre de Rhodes, Pigneau de Béhaine
(Bá Đa Lộc), Joseph Marchand (cố Du), Pelleirin, Lergrand de
Laraye, Huc, Puginier, Gauthier (Ngô Gia Hậu), Sohier, v.v…,
(2) các tu sĩ Ca-tô người Việt như Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng,
Ngô Đình Thục, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Ngô Quang Kiệt, Hoàng
Quỳnh, Vũ Đức Khâm, Nguyễn Kim Điện, Lương Huy Hân, Mai Đức
Tín, Vũ Đức Luật, Nguyễn Quang Ân, Mai Ngọc Khuê, Nguyễn Văn
Thuận, Nguyễn Lạc Hóa, Đinh Xuân Hải, Nguyễn Bá Lộc, Trần Đình
Vận, Hoàng Quỳnh, Tô Đình Sơn, Cao Văn Luận, Vũ Thạch Nghị,
Trần Dzu, Nguyễn Quang lãm, Trần Công Nghị, Đào Quang Chính,
Cao Đăng Minh, Việt Châu, Nguyễn Hữu Du, Nguyễn Hữu Lễ, Phan
Văn Lợi, Nguyễn Văn Lý và tất cả các ngài đại diện Chúa được
Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn nêu đích danh nơi trang 27 trong
tờ Tận Thế Số Ra Mắt, ngày 15/6/2002 (Toà Soạn: P.O. Box 8394,
Fountain Valley, CA 92728. USA), và (3) một số đông giáo dân
có địa vị cao ở Việt Nam trong những năm 1858-1975 như Trần
Bá Lôc, Lê Hoan, Ngô Đình Khả, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Diệm,
Nguyễn Trường Tộ, Petrus Trương Vĩnh Ký, Ngô Đình
Nhu, Ngô Đình Cẩn, Trần Kim Tuyến, Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn
Quang, Lâm Văn Phát, Hoàng Văn Lạc, Lý Tòng Bá, Huỳnh Văn Cao,
Lê Quang Tung, v.v…, Tất cả
đều có những ác tính cực kỳ ghê tởm, đều là những tên tội
đồ chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam, đều mất hết nhân
tính và phản ảnh đúng bản chất của loài súc sinh mà Giáo Hội
La Mã gọi chúng là “bày cừu non”.
Khác với nền đạo lý Á Đông lấy
con người làm căn bản, Ki-tô giáo chỉ xây dựng trên những chuyện
hoang đường xa thực tế, ngày càng lạc hậu với kiến thức nhân
loại ngày nay, lại thêm bản chất tham lam của Giáo Hội La
Mã (luôn xưng là Vua của các Vua), nên việc truyền đạo của
họ luôn kết chặt với những thủ đoạn quỷ quyệt về chính trị.
Do đó, tất cả những tổ chức liên quan đến việc truyền đạo trong
lịch sử của Vatican đều nhúng tay vào tội ác. Nỗ lực che đậy
tội ác của Vatican lại càng gia tăng cường lực của tội ác.
Nhưng không may cho GHLM, văn minh nhân loại ngày càng tiến
lên, đã đến lúc GHLM khó có thể khóa chặt những cánh cửa trong
các căn hầm bí mật chứa đầy hồ sơ tội ác của họ.
[6] Nguyễn
Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn,
2003), tr 148.
[7] Charlie
Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove,
CA: Giao Điểm, 2001), tr. 272.
[8] Trần Tam
Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978),
tr. 104.
[9] Chu Văn
Trình, Thái Vân & Trần Quang Anh, Việt Nam Với Cuộc
Dấy Loạn Hòa Bình của Giáo Chủ John Paul II - Tập 1 (Mt.
Dora, FL: Ban Tu Thư Tự Lực, 1994, tr. 10.
[13] Vincent
Bugliosi, Vấn Đề Thượng Đế: Một Nghi Ngờ Thần Thánh, (Lý
Nguyên Diệu dich). Nguyên tác Divinity of Doubt: The God
Question (Nhà Xuất Bản: Vangurd Press, 2011). Bài viết
này được ông Trần Tiên Long qtran@ec.rr.com phổ
biến trên các diễn đàn điện tử PhoNang@yahoogroups.com,
chinhnghiaviet@yahoogroups.com, goidan@yahoogroups.com,
ngày 31/5/2011.
[14] Malachi
Martin, The Decline and Fall Of The Roman Church (New
York: G.P. Putnam’s Sons, 1982), p. 64.Nguyên văn :« …
But more than that, he has declared the authority of the
Roman bishop over all temporal rulers as well.”
[15] Dương
Thành Lợi, Triết Lý Quốc Trị Đông Phương (Toronto,
Canada: Làng Văn, 1997), tr. 93.