Hơn hai năm qua tôi không viết được gì vì bận soạn một bộ sách nhỏ mười
cuốn; dự định hoàn thành vào đầu năm tới. Nay đọc bài
"Gửi Những Ai Quan Tâm" (http://www.sach hiem.net/TCNts/TCNts044.php) của GS Trần Chung Ngọc nhân những lá thư tâm tình của các bạn Bùi
Thúc Định, Tô văn Luyện… về hiểm họa Công Giáo tại Việt Nam, tôi được động não nên muốn
viết thêm vài ý kiến trong mối băn khoăn của các bạn trẻ về hiểm họa Công
giáo La Mã và Phản Thệ Giáo (Tin Lành) mà trước đây chúng tôi cũng nhận được
rất nhiều điện thư đồng tình và chia xẻ những thao thức như hai bạn.
Trước hết chúng ta nên thấy rõ các nước Âu châu
nguyên là cái nôi của Kitô giáo (Công giáo và Phản Thệ Giáo), nhưng ngày nay
chưa đến 10% đi lễ nhà thờ ngày Chủ nhật. Tại Mỹ cũng tệ hại không kém,
nhiều nhà thờ đã phải bán vì có quá ít tín đồ đi lễ. Công giáo tại đây vừa
được “thoa” vừa bị “đấm”. Được thoa để kiếm phiếu trong các mùa bầu cử. Và
bị đấm vì hệ thống thông tin đã hằng loạt tố cáo tội cha cố vi phạm tình dục
trẻ em, mà Giáo hội phải bán tài sản để bồi thường hàng tỉ Mỹ kim cho các
nạn nhân. Truyền thanh, truyền hình, báo giấy, báo mạng đã lột mặt nạ bộ mặt
đạo đức giả của Giáo hội Vatican La Mã.
Tuy nhiên trong các cộng đồng thiểu số như Việt
Nam, Phi, Mễ, Hàn (nghĩa là những di dân có trình độ giáo dục, văn hoá và
kinh tế thấp, sống tách biệt trong các ốc đảo đồng chủng) thì còn đi lễ nhà
thờ nhiều hơn cả cộng đồng bản địa. Một chủng viện tại bang Iowa có 72 chủng
sinh mà Việt nam đã chiếm hết 43 người. Điều đó cũng cho thấy sản phẩm mà
các phương trời Âu Mỹ đã phế thải thì con chiên các sắc dân nhược tiểu lượm
lại mà dùng. Cũng thế, trong lúc Mỹ bị thiếu linh mục trầm trọng thì cộng
đồng Công giáo Việt Nam tại Mỹ đã huấn luyện được hơn 600 linh mục mới, dự
định gởi về Việt Nam lúc có cơ hội để hỗ trợ việc đổi đạo bằng nhản hiệu USA
ngoại nhập.
Tại Việt Nam, một hiện tượng vừa lạ vừa buồn là
những cuốn sách nghiên cứu đứng đắn giá trị như các cuốn Công Giáo
chính sử, Thế giới Hồi giáo xưa và nay, Nguyễn Trường Tộ sau bức màn canh
tân...thì lại không được cấp giấy phép xuất bản với lý do mơ hồ như
"vấn đề nhạy cảm, tế nhị" v.v.., còn những loại sách hoặc các bài viết ca
tụng những tên gián điệp như Alexandre de Rhodes, tên đại việt gian Nguyễn
Trường Tộ ... thì được xuất bản và bày bán ở hầu hết các tiệm sách. Ngoài
ra, không biết người nào đó còn đề nghị cho nhà nước đặt tên đường tên
trường để vinh danh chúng. Thật buồn thấy một số mãng văn hoá nhưng phi văn
hoá đến thế hiện diện trên đất nước ta.
Để các bạn trẻ hiểu thêm, gần đây trong mục “Ý
kiến” của một tờ báo trong nước, tôi có gửi góp ý một đoạn ngắn như dưới đây
nhưng không được đăng mà lý do cũng vì "vấn đề nhạy cảm"
MỤC Ý KIẾN: THAY ĐỔI LỊCH SỬ
“Sau ngày giải phóng, người dân Sài gòn thấy
Nhà nước có một số chương trình thay đổi mang tính lịch sử và văn hoá cao và
đúng với tâm cảm của người dân, như đẩy những tên tài phiệt Chợ lớn ra khỏi
đất nước, di dời bia mộ, mà phần lớn là của những tên có liên hệ gắn bó với
thực dân được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, ra ngoại thành, đổi tên
trường Trung học Trương Vĩnh Ký thành Lê Hồng Phong, vì Pétrus Ký đã từng
cộng tác đắc lực với thực dân Pháp, biên soạn và dịch thuật các tác phẫm văn
hoá nhằm giúp Pháp đô hộ và đồng hoá dân tộc ta như ông đã bày tỏ trong một
bức thư gởi nhà cầm quyền Pháp, và cũng đổi tên đường Alexandre de Rhodes,
tên gián điệp đội lốt tôn giáo sớm nhất trên quê hương , thành Thái Văn
Lung.
Nhưng sau khi chính sách Đổi Mới ra đời, có
người lại đổi luôn cả lịch sử bằng một sử quan từ tả khuynh duy ý chí sang
hữu khuynh …loạn xà ngầu. Vì thế, một trường Trung học mới cũng mang tên ông
Việt gian Trương Vĩnh Ký lại được xuất hiện tại TP. HCM mà hiệu trưởng là
một cán bộ Cọng sản cao cấp, ông Hoàng Như Mai. Đường Thái Văn Lung bị đổi
trở lại thành Alexandre de Rhodes giữa một thành phố quốc tế mang tên Bác.
Gần đây, một hôm đi qua quận Tân Bình, thành phố
Hồ Chí Minh, tôi lại thấy có tên đường Nguyễn Bá Tòng mà tâm hồn chua xót,
chẳng biết mình thật hiện hữu hay trong một giấc nam kha. Vì Nguyễn Bá Tòng
là Giám Mục đầu tiên của Việt Nam và cũng có lẻ là người Việt đầu tiên được
chính phủ thực dân tặng cho Bắc Đẩu Bội Tinh Đệ ngũ đẳng huân chương, vì ông có công
đóng góp cho thực dân Pháp quá lớn trong việc Pháp xâm lăng và đô hộ nước
ta. Giám Mục Nguyễn Bá Tòng trong bài cảm ơn tại buổi lễ trao tặng huân
chương đã phát biểu “…tỏ lòng trung thành con dân Việt Nam đối với mẫu quốc
đại Pháp…”(Toan Ánh, Hội hè đình đám). Giám Mục Tòng cùng Lê Hữu Từ,
Phạm Ngọc Chi… còn thành lập khu tự trị Phát Diệm để chống lại Việt Minh
đang kháng chiến chống Pháp. Chưa hết, tên đường Nguyễn Trường Tộ, một đại
Việt gian núp dưới chiêu bài CANH TÂN (*) mà những tài liệu mật gần đây đã cho
thấy, vẫn còn tồn tại ở nhiều tỉnh thành và TP. HCM. Ở Huế thì có trường
trung học mang tên ông Việt gian nầy cũng đang trơ gan trên đất cố đô.
Qua chính sách đổi mới mà một số người đã vô
tình hay cố ý lợi dụng đổi luôn cả lịch sử để tái vinh danh hay còn tiếp tục
vinh danh những tên đại Việt gian vừa kể. Việc làm thiếu nghiên cứu nầy
chẳng lẽ ngầm khuyến khích con em, nhất là thế hệ trẻ, nên noi gương những
tên Việt gian bán nước sao? Và công trình của Bác và Đảng cũng như xương máu
mà các chiến sĩ và toàn dân hy sinh để đánh thực dân Pháp, đuổi đế quốc Mỹ
mang lại độc lập, thống nhất và hòa bình cho quê hương là phí phạm vô nghĩa
sao?
Nên chăng đã đến lúc các sử gia, Viện Sử học Hà
Nội và Bộ Văn Hoá Tư tưởng nên xem xét lại vấn đề rất quan trọng nêu trên,
vì ảnh hưởng đến uy tín quốc gia và tủi thân cho những người đã hy sinh vì
tổ quốc".
◎
Việc ăn hối lộ mà hai bạn có đề cập, thì từ 1996,
trong bài "Những Đại Pháp Nạn Của Phật Giáo Việt Nam" (Phật Giáo
Trong Thế Kỹ mới, Tập 1" ) chúng tôi có đưa ra sáu nhận định về Công giáo và
Phản Thệ Giáo như sau:
1. Vatican muốn ve vãn chính phủ Việt Nam như hứa
viện trợ, giúp phương tiện kỷ thuật...để làm giảm bớt căng thẳng giữa nhà
nước Việt Nam và Thiên chúa giáo để họ dễ bành trướng nước chúa.
2. Ở hải ngoại, họ ném đá dấu tay, xúi các đoàn thể
và tôn giáo khác chống cọng để họ mặc cả một cái giá tại Việt Nam.
3. Đút lót công an phường xã, quận tỉnh để dễ bành
trướng nước chúa.
4. Gởi người vào các bộ các ngành dưới dạng nhân
công và chuyên viên để nằm vùng, đợi thời cơ một cuộc nỗi dậy như Ba Lan,
hoặc chận đứng những việc bất lợi cho tôn giáo họ.
5. Tạo phương tiện hoặc giúp đỡ thành phần con cháu
cán bộ tiếp tục việc học hoặc du học để trồng người như, Pháp gài bà Nguyễn
Thị Lan làm vợ vua Bảo Đại để biến ông vua Việt Nam tương lai thành người
Thiên Chúa giáo.
6. Đổi đạo dân miền Thượng để thiết lập những quốc
gia nhỏ độc lập tự trị trong một quốc gia lớn.
Điều mà tôi muốn chia xẻ với các bạn trẻ, những
người đã thấy được hiểm họa của Công giáo La mã, nhưng còn Tin Lành thì sao?
Đúng ra không thể gọi là Tin Lành mà là Phản
Thệ Giáo (Protestant), là một bộ phận tách rời khỏi Công Giáo La mã từ thế
kỷ 16 vì bất đồng quan điểm chính trị, tín lý và tín điều. Hiện nay có trên
250 giáo phái trên thế giới, và được truyền bá mạnh tại các quốc gia kém mở
mang nhờ bả vật chất. Phản Thệ Giáo nguy hiểm hơn Công Giáo vì mấy lý dó:
a. Không có một lịch sử quá tàn ác như Công giáo nên
các chính phủ ít để ý những hoạt động của họ.
b. Không có một giáo triều với quyền bính tập trung nên
có vẽ dân chủ và bình đẳng
c. Rất cuồng tín, chịu khó và có nhiều tiền của tư bản
Tây phương tài trợ.
Tại Việt Nam, trước 1975, Phản thệ Giáo (Tin Lành)
có khoảng 150 ngàn tín đồ. Sau khi thống nhất đất nước, chính phủ không quan
tâm những hoạt động của giáo phái nầy, họ được quyền tự tung tự tác vùng Cao
nguyên. Lúc tín đồ gia tăng đến số lượng đáng kể, họ đã hô hào con chiên nỗi
dậy thành lập một nước Đê-Ga Tin Lành tự trị tách rời khỏi Việt Nam, năm
2001, nhưng bị dập tắt.
Theo thống kê, trong nhiều năm qua, tín đồ Phản thệ
giáo tại Việt Nam đã gia tăng 600% (từ Phúc trình Nhân quyền của Bộ Ngoại
giao Mỹ năm 2008). Tại Việt Nam ngày nay có khoảng 1 triệu 600 ngàn. Số ước
tính nầy còn quá thấp. Nếu không có một chính sách tôn giáo hợp lý, với đà
tăng trưởng như thế, 20 năm sau số lượng tín đồ Phản thệ giáo sẽ chiếm 50 %
dân số Việt Nam. Lúc đó sẽ có đủ thứ giáo phái Phản thệ đòi tự trị độc lập
như Cao nguyên Trung phần năm 2001,và nội chiến có thể xẩy ra giữa Phản Thệ
giáo và Vatican giáo như Ái nhĩ Lan kéo dài nhiều thập niên qua. Lúc đó mặc
sức cho ngoại bang và láng giềng hỗ trợ họ để áp lực và khuynh loát nước ta.
Mức Phản Thệ giáo gia tăng nhanh tại Việt Nam còn
có thêm một nguyên nhân chính khác là do hệ quả của chính sách di dân và lao
động nước ngoài của chính phủ VN đối với Nam Hàn. Những cô gái Việt lấy
chồng Hàn bị cải đạo rồi chính những cô nầy lại về nước cải đạo cha me, anh
em và xóm làng của cô ta. Mặt khác, nhiều thanh niên nam nữ người Triều tiên
qua Việt Nam học tiếng Việt, rồi rảo rảo đi gõ cửa từng nhà một để truyền
cái đạo lỗi thời nầy cho một dân tộc đã từng chịu trăm cay nghìn đắng vì cái
đạo Thập ác. Có tin, chưa kiểm chứng, nói rằng họ đã xây một số bệnh viện
tại Việt Nam cho mục đích dụ đạo nhưng được núp dưới nhãn hiệu từ thiện và y
tế. Bệnh viện chính tại Long An có tên là Cegro đã hoạt động trên 10 năm
qua. Nhiều bác sĩ và y tá Việt Nam làm việc cho họ với lương cao. Hình như
tại Đà nẵng, Thái Bình và một số nơi khác cũng đã có hoặc sẽ có những bệnh
viện tương tự.
Theo thống kê của chính phủ Nam Hàn thì năm 1985
Phản thệ giáo có 6.5 triệu tín đồ (16 phần trăm trong dân số gần 40 triệu).
Và hiện nay Hàn quốc (đứng sau Mỹ) có đến 16 ngàn cán bộ chuyên
nghiệp của Phản Thệ Giáo đi truyền đạo khắp thế giới, mà Việt Nam là một
trong những địa bàn thuận lợi mà họ nhắm đến. (Trong lúc đó Phật Giáo Việt
Nam nghĩ rằng mình có 80% trong tổng số hơn 80 triệu dân lại chưa có một đội
ngũ giảng sư chuyên nghiệp, ngay cả chỉ vài trăm người, cho Việt Nam!).
Để chận đứng quốc nạn nầy, đúng ra chính phủ nên
áp dụng luật pháp quốc gia để nghiêm trị những thành phần vi phạm nhân quyền
(mà hiến chương Liên hiệp quốc điều 16 và điều 24 cũng đã quy định) như đem
gạo mua tín đồ, ép cải đạo qua đường hôn nhân hay tang tế, hoặc đi gõ cữa
nhà dân để truyền đạo. Tự do tôn giáo là, chỉ được giảng đạo trong khuôn
viên các chùa, các nhà thờ, các cơ sở tôn giáo mà thôi. Cam Bốt và Lào cũng
đã áp dụng biện pháp nầy.
◎
Đất nước ngày nay có nhiều phát triển và tiến bộ
vượt bậc. Từ một quốc gia nghèo đói và bệnh tật vì chiến tranh, dân thiếu ăn
thiếu măc. Nay dân số tăng gấp đôi nhưng gạo không những đủ ăn mà còn thừa
để xuất cảng (đứng hàng thứ nhì trên thế giới). Từ hang cùng ngõ hẻm điện,
nước, điện thoại, tivi, radio, máy lạnh… đã được trang bị. Nạn khủng hoảng
kinh tế trầm trọng toàn cầu hiện nay thì Việt Nam vẫn trên đà tăng trưởng.
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia ổn định và an ninh nhất vùng Đông Nam
Á. Cũng như cuộc thăm dò của một tổ chức nước ngoài gần đây cho thấy 70% dân
chúng Việt Nam cảm nhận đời sống của họ rất có hạnh phúc. Sơ lược vài nét
vàng son như thế để các bạn trẻ nuôi dưỡng hy vọng mà sống, và hy vọng là
một sự sung sướng đang ở cảnh đợi chờ.
Tuy nhiên đất nước cũng đang đối diện một số vấn
nạn nguy hiểm mà chúng ta cần quan tâm:
- Áp lựcTrung quốc. Một lân bang
khổng lồ đang lăm le xâm lấn mọi mặt, từ hàng hoá, lãnh thổ, lãnh hải, khai
thác quặng mõ…
- Áp lực của Mỹ. Một mặt Mỹ o bế Việt Nam
để kéo Việt Nam vào Liên minh Á Châu gồm Việt, Miên, Lào, Thái, Phi, Hàn,
Mã, Nam dương, Singapor và Nhật để chận đứng ảnh hưởng của Trung quốc và
Nga. Nhưng mặt khác, Mỹ cũng muốn thay thế chính phủ Việt Nam, nếu có thể,
bằng một chính phủ Phản Thệ Giáo hay Công giáo La mã đễ dễ sai bảo.
- Áp lực Vatican. Như trên đã cho thấy
sáu kế sách mà Phản Thệ Giáo và Công Giáo La Mã thực hiện tại Việt Nam. Với
một đạo quân khoảng sáu triệu người (gấp mấy lần quân đội Việt Nam ngày nay)
luôn luôn mai phục sẵn với khẩu hiệu "Thà mất nước chứ không thà mất
Vatican", nên luôn luôn quấy rối dưới sự chỉ đạo của những thành phần
như Ngô Quang Kiệt, Giám mục Hà Nội. Con chiên thì ngây thơ vô tội, họ chẳng
biết gì ngoài việc "Nghe lời Cha để được lòng với Chúa" lúc chết Chúa rước
lên Thiên Đàng. Nếu còn biết ngượng, biết thể diện liêm sĩ thì các chức sắc
Công Giáo Việt Nam nên cúi đầu sám hối với Tổ tiên, với quốc dân vì tội theo
Đạo mà rước thực dân Pháp vào dày xéo quê hương. Di họa nay vẫn còn.
- Áp lực Phản thệ giáo
như đã trình bày ở trên. Cách đây 3 năm, ngày 7.1.2006, trong cái gọi là
“Thông Điệp Phước Lành” của Mục sư Trần Long (dài 75 trang) từ “Phòng Mục
Sư Đoàn thuộc Liên Đoàn Truyền Giáo Phúc Âm Việt nam tại 28 Hồ Tùng Mậu -
Phường Nguyễn Thái Bình - Quận 1 – Sài Gòn, gởi cho“Tổng Bí
thư Nông Đức Mạnh, Chủ Tịch Nước Trần Đức Lương, Thủ tướng Phan Văn Khải,
Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An, Bộ Trưởng Công An, Uỷ Ban Tôn Giáo Trung
Ương, Viện Trưởng Viện Kiểm Sát Nhân Dân”. Vị mục sư nầy có đầy những ý
nghĩ cuồng tín, vô minh và thất học như: “CHÚA JESUS LÀ TIN LÀNH, LÀ VĂN
HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC TẠI VIỆT NAM”. Ông còn hổn láo và xấc xược với dân
tộc như (nguyên văn): “TIN LÀNH ĐEM LẠI VINH HIỂN CHO DÂN TỘC. CHỦ NGHĨA
MÁC VÀ ĐẢNG CS ĐEM SĨ NHỤC CHO DÂN TỘC” .Chỉ mới có chưa đến hai
triệu tín đồ mà hành hoạt và tâm chất đã bất hảo trùm cả dân tộc như thế!
- Tham nhũng hối lộ. Những lời dạy
của Hồ Chủ Tịch cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư hầu như đã
trôi theo mây gió. Một cán bộ được bầu vào bộ máy công quyền, ông hay bà đó
nghĩ rằng năm hay mười năm nữa mình cũng phải ra đi. Do đó, thay vì dốc toàn
lực vì bổn phận và nhiệm vụ thì lại để thì giờ kiếm "chút cháo" trước đã.
Nếu không nhanh chân lúc hết chức thì hết quyền, mà hết quyền thì hết tiền.
Một số đông khác thì lương không đủ sống nên nếu cần kiệm liêm chính thì vợ
con chết đói, do đó phải tham nhũng. Vì quốc nạn tham nhũng hối lộ nên dân
không tin, chúng không nể, nhân viên cán bộ ngờ vực lẫn nhau và nhiều lúc bị
ngoại bang mua chuộc. Còn nhân viên công chức cấp thấp lương không đủ sống
làm thế nào mà chu toàn bổn phận trách nhiệm đã giao phó. Lúc Thủ tướng,
hoặc Bộ trưởng Việt Nam đi ra nước ngoài, vì thủ tục ngoại giao, vì xã giao
và quyền lợi mậu dịch và chính trị nên các đối tác trải thảm đỏ đón rước,
nhưng trong lòng chưa chắc họ đã có những trọng nễ như sự biểu hiện bên
ngoài của họ. Điều nầy làm giảm uy tín và thế mạnh của quốc gia trong cộng
đồng nhân loại.
- Phật giáo. Có thể nói được rằng
trong vài chục năm qua, chính phủ Việt Nam hiện tại có phần dễ giải với Phật
giáo mà lý do dễ hiểu, vì Phật giáo là một tôn giáo nếu không có lợi cho dân
tộc thì hoàn toàn vô hại. Lịch sử hơn hai ngàn năm đã chứng minh điều đó.
Các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần, các ông vua và quan Đại thần đều là Phật
tử và khi Phật giáo là quốc giáo là những thời kỳ đất nước thịnh trị nhất
trên mọi mặt từ văn hoá, xã hội, quân sự, chính trị, kinh tế… Quân Nguyên
Mông xâm lược cùng cả thiên hạ, nhưng lúc đến Việt Nam họ không những thua
trận một lần mà đến ba lần bởi các ông vua Phật tử. Thời kỳ chống ngoại xâm,
nhiều nhà sư cởi áo cà sa mang chiến bào, các hội Phật giáo cứu quốc ra
chiến trường chống đế quốc xâm lược. Nhiều nghĩa quân lúc sơn cùng lộ tuyệt
thì kéo nhau đến nương náu cửa thiền để bảo toàn lực lượng đợi ngày tái
chiến. Nhưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hiện nay đang gặp nhiều chướng
duyên cần nhận diện một số.
Trong nước thì nạn Tăng Ni lạm phát, phẩm thấp
lượng cao. Một linh mục cai quản một giáo xứ, một ngày 24 giờ ông ta làm
việc đến … “25 giờ”. Còn nhiều Tăng hoặc Ni một ngày chỉ làm việc chưa đến
vài giờ mà phần lớn là cung ứng cho việc ma chay tế tự (dĩ nhiên là không
thể thiếu) mà rất lơ là công việc hoằng pháp lợi sanh. Cao nguyên bỏ ngỏ cho
Phản Thệ giáo, thôn quê giao phó cho "Vatican", còn thành thị thì sống chung
với văn hóa Coca Cola. Bộ máy điều hành Trung Ương cồng kềnh và thiếu hiệu
quả. Tổ chức Giáo hội là một cổ xe già nua, thừa kiêm nhiệm thiếu tổ
chức, thừa thâm niên thiếu sáng tạo. Có người ví cơ cấu Giáo hội như cái
ghế một chân, vì đệ tử Phật có bốn chúng: Tăng, Ni, Cư sĩ Nam, Cư sĩ Nữ,
nhưng nhân sự của Giáo hội hầu hết là Tăng, và có những vị đức trọng nhưng
tuổi quá cao không còn sức và thiếu kiến thức thời đại để điều hành Giáo
hội.
Nhìn trên các mạng lưới, chúng ta thấy Phật giáo
ngày nay rất khởi sắc. Các Trường hạ, các lớp đào tạo trú trì, giảng sư,
phật học viện, lễ nghi, cúng bái hương hoa rực rỡ. Cờ phướn, văn nghệ, đạo
tràng tấp nập. Nhưng sự tấp nập nầy là con số trăm, quá lắm là vài ngàn cho
mỗi buổi lễ. Đây chỉ là hình thức (mặc dù không thể thiếu) nhưng đó không
phải là “cái chính” của một đạo Phật trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.
Nói thì buồn và bị cáo buộc là phạm thượng nhưng thực tế là một giáo hội
đang khắc khoải trước thời đại, là một con nai vàng ngơ ngác giữa rừng gươm.
Hơn 30 năm rồi mà Giáo hôi PGVN ngay cả chưa có một đội ngũ giãng sư, dù chỉ
vài trăm người, chuyên đi truyền đạo, giảng pháp. Về tuế toái nhân sự, nạn
“cữa quyền” trong vài giáo hội địa phương không phải là không có. Một vụ nhỏ
như Bát nhã Lâm đồng mà hầu như Giáo hội Trung ương chưa có biện pháp thích
hợp với luật Phật và thích nghi với luật nước.
Phật Giáo Việt Nam ở nước ngoài cũng không khá
lắm. Hàng xuất gia vì bận lo cơ sở vật chất nên đời sống tu và học có phần
chểnh mảng. Nạn lạm phát tự viện đã kéo theo sự trì trệ cho việc hoằng dương
Phật pháp, vì hầu hết tài chánh được dùng trả tiền vay ngân hàng hằng tháng,
không còn một ngân khoản nào cho các công tác Phật sự cần thiết khác. Ngay
cả một tờ báo đại chúng của Phật giáo hay một Thông Tấn xả chính thức của
Phật giáo, cần có, để hướng dẫn dư luận thông tin, đã hơn 30 năm qua, vẫn
chưa thai nghén. Trong lúc đó Công Giáo và Phản Thệ Giáo sở hữu nhiều đài
truyền thanh truyền hình và báo giấy. Do đó Phật giáo nhiều lúc bị động, và
bị dẫn vào quỷ đạo của họ.
Trước 1975, Phật giáo bị đế quốc và ngoại giáo chia
làm hai. Phe nầy bắc loa cáo buộc phe kia “giáo gian”. Thì giờ và sức lực
phần lớn tập trung vào đó; để lại những “cánh đồng hoang” cho “cỏ dại” mọc.
Ngày nay cũng thế, người thì nhận tiền của CIA Mỹ, kẻ thì tham vọng cái bánh
vẽ giải hoà bình Nobel trên mây nên bày lắm trò tiểu xảo, phe ta chống phá
phe mình, chỉ làm lợi cho ngoại giáo và rơi vào cạm bẩy của những phe thù
nghịch. Chúng ta đều biết “tự do tôn giáo và nhân quyền” trong một tình
huống nào đó, là khí giới của kẻ xâm lăng. Đông Timor đã độc lập tự trị ra
khỏi Nam Dương vì vấn đề tôn giáo. Những cuộc bạo động của tín đồ Hồi giáo
tại Nam Thái lan trước đây và Tân cương vừa qua là ba trong số những bằng
chứng cho thấy hệ quả cái cạm bẩy nhân quyền và tự do tôn giáo “kiểu Mỹ”.
Những bạo loạn nầy vẫn còn tiếp tục dài dài như những trận cuồng phong bất
tận mà Thái hầu như không bao giờ dẹp được.
Chính phủ Việt Nam không thể cùng một lúc đương
đầu nỗi nhiều mặt trận. Do đó phải nhượng bộ cho Phản Thệ Giáo và Vatican La
mã được tự do đổi đạo dân lành bằng các long gạo hoặc bằng con đường từ
thiện. Lúc một người trở thành tín đồ của Phản Thệ Giáo hay con chiên của La
Mã thì họ có khuynh hướng quay lưng với tổ quốc, đặt lợi ích tôn giáo trên
lợi ích dân tộc. Đó là kế sách của ngoại bang mà một số lớn người con Phật
bị trúng kế toàn bộ. Những nhà viết sử tương lai không thể bỏ qua những hành
động vô tình hay cố ý của những thành phần núp bóng nhân quyền và tàng hình
dưới mề đai tự do tôn giáo để làm hại tổ quốc.
Phác họa vài điểm tiêu cực như thế đề các bạn nắm
vững tình hình mà cố gắng hy sinh vì quốc gia dân tộc, vì hạnh phúc của muôn
dân. Những việc phát xuất từ con người, mà chúng ta là con người, con người
có tâm, có trí, có dũng thì chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề do
con người tạo ra.
Cầu chúc các bạn luôn được chân cứng đá mềm, tâm
thần vững chắc như núi Thái sơn..
Ghi Chú từ thư của Bernard (Tuesday, September 29, 2009 11:21:26 PM):
Tại phường 1 – Tân Bình – HCM. Có một con đường tên Canh Tân. Không biết nó có ý nghĩa gì?!! Đường này song song với Phạm văn Hai, nối từ Lê Văn Sỹ qua Nguyễn Trọng Tuyển. Ai có ý giải thích giùm.