●   Bản rời    

Nguyễn Trường Tộ: Đối Luận Với TS, GM Nguyễn Thái Hợp

Nguyễn Trường Tộ:

Đối Luận Với TS, GM Nguyễn Thái Hợp

Bùi Kha

http://sachhiem.net/BUIKHA/BuiKha15_NTT.php

  bản in     ¿   toàn bộ NTT 11 tháng 12, 2011

LTS: Ngày nay, không ai còn lạ gì những ý kiến bất đồng đến trái ngược giữa những người theo đạo Chúa ở Việt Nam và đại đa số quần chúng trong các quan niệm về những "anh hùng", những "vị thánh", và những người "yêu nước", hay những "kẻ tội đồ" của dân tộc, nhất là những nhân vật trong thời kỳ sau khi đạo Thiên Chúa du nhập vào Việt Nam. Lẽ dễ hiểu vì những gì có lợi cho Vatican, tức sáng danh "Chúa", đương nhiên đa phần là phải thiệt thòi cho dân tộc về mặt tinh thần lẫn vật chất. Cái họ gọi là mở mang dân trí hay khai sáng văn minh, thực ra là để mở mang nước Chúa, và lót đường cho thực dân xâm lược và cũng là để cho dân Chúa được tôn vinh. Ngược lại, các bậc anh hùng của nước ta chống lại sự xâm lăng của họ thì bị họ dèm pha, hạ bệ khi có thể.

Những bài đối thoại về các nhân vật lịch sử mà chúng tôi cố gắng trình bày, đã có từ chục năm nay khi người ta được tiếp cận những tài liệu về giai đoạn thuộc địa đã qua, chứng minh ngược lại những gì mà Giáo Hội Công giáo Việt Nam muốn ngụy tạo lịch sử.

Mỗi lần những kẻ chăn chiên hay các con chiên mở miệng ca ngợi một nhân vật lịch sử liên hệ đến giai đoạn này, thì gần như trăm lần như một, kẻ đó chắc chắn đã giúp ích không nhỏ cho con đường xâm chiếm Việt Nam của Vatican hay của Tây phương. Do đó ta nên tìm hiểu cho kỹ. Các tác phẩm của họ in ra đều luôn luôn "lén" pha trộn, nửa nạc nửa mở để vinh danh các "anh hùng đạo Chúa", biến kẻ đi giúp ngoại xâm thành người yêu nước, để đứng bên cạnh các anh hùng và các nhà yêu nước của ta. Việc này có một số tác giả đã lên tiếng. Xin nhiều người tiếp tục cảnh giác các tác phẩm của họ, nhất là trong giai đoạn mở cửa tự do ở bên nhà trong thập niên qua. (SH)

Nguyễn Trường Tộ

Tôi hơi ngại lúc viết bài đối luận với Tiến sĩ, Giám mục Nguyễn Thái Hợp vì tôi nguyên là một con chiên trong thời kỳ rất ấu thơ, nay thì không còn nữa. Nhưng vì đây là vấn đề sử nên, cần làm sáng tỏ để định vị cho đúng công hoặc tội của một số nhân vật lịch sử mà Nguyễn Trường Tộ là một.

Bài của TS, GM Nguyễn Thái Hợp dưới hình thức phóng vấn có tựa đề “Nguyễn Trường Tộ là người yêu nước một trăm phần trăm"do Vĩnh Khánh thực hiện, đăng ở web Văn Hóa Nghệ An, link http://vanhoanghean.com.vn/van-hoa-va-doi-song/khach-moi-cua-tap-chi/3629-tien-si-nguyen-thai-hop-nguyen-truong-to-.html

Dưới đây tôi tóm lược những ý chính trong phần trả lời của Tiến sĩ, Giám mục Nguyễn Thái Hợp và biện chính những tư duy sai sự thật để góp phần trả lại cho ông Nguyễn Trường Tộ những gì mà ông từng cưu mang.


Tiến sĩ, Giám mục Nguyễn Thái Hợp (từ nay: Nguyễn Thái Hợp): Phần đóng góp xuất sắc nhất của Nguyễn Trường Tộ là những sáng kiến, những kế hoạch, những hoạt động cụ thể để bảo vệ và xây dựng đất nước, trong thời gian đế quốc Pháp vào xâm chiếm nước ta.

Bùi Kha: Ngài trả lời như thế nhưng không cho độc giả, như tôi, biết ông Nguyễn Trường Tộ đã đóng góp những gì? Và xuất sắc ra sao? Trong các phần đối luận của tôi sẽ làm sáng tỏ nhận định sai lầm nầy của ngài.


Nguyễn Thái Hợp: 58 bản điều trần nhằm giải phóng quê hương và canh tân xứ sở. Tất cả 58 điều trần của Nguyễn Trường Tộ đệ lên triều đình tạo thành một khối nhất thống nhằm mục đích duy nhất là giải phóng 3 tỉnh rồi cả 6 tỉnh Nam kỳ.

- Bùi Kha: Cũng không thấy ngài cho chứng cớ? Để rộng đường dư luận, tôi muốn phụ ngài tóm lược 58 bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ:

     58 bản Điều trần (Trương Bá Cần, “Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo”, nhà xb TP HCM, 1988) được sắp theo thứ tự thời gian, từ bài số 1: Bàn về những tình thế lớn trong thiên hạ (Thiên hạ đại thế luận) viết vào khoảng tháng 3–4/1863, đến bài cuối cùng, thứ 58: Bài tựa sách Đàm thiên luận (viết gần cuối đời của ông).

Nếu sắp 58 bản Điều trần theo thứ tự thời gian, chúng ta sẽ thấy tư duy của Nguyễn Trường Tộ không được bố cục một cách nhất quán, mà viết theo những biến chuyển của tình hình quân sự và tham vọng của Pháp tại Việt Nam lúc bấy giờ để, xoáy vào chủ điểm chính: Tại sao nên hợp tác với Pháp?

Với giọng văn điêu luyện, sắc sảo, chúng ta thấy Nguyễn Trường Tộ sử dụng hai luận điểm “Củ cà rốt và cục xương” để thuyết phục dân Việt Nam; không nên làm cho quân Pháp đổ máu.

Chiến thuật “củ cà rốt” là đưa ra một miếng mồi béo bổ như phải canh tân, phải đổi mới, phải khai thác hầm mỏ, sử dụng tài nguyên thiên nhiên... để làm cho dân giàu nước mạnh. Muốn đạt được mục đích đó thì phải hợp tác với Pháp (Di thảo số 5).

Chiến thuật “cục xương” là đưa ra một số đề nghị không thể thực hiện được như chỉnh trang võ bị, đào kênh từ Hải Dương đến Huế v.v... (Di thảo số 27) để qua đó muốn triều đình nhà Nguyễn phải mất thì giờ gặm xương.

Nguyễn Trường Tộ khéo và tài tình lồng tư tưởng Kinh Thánh vào hầu hết những bản Di thảo để một mặt thì hăm dọa: “Tạo vật đã định như vậy, sao cưỡng được” (Di thảo số 1), mặt khác thì an ủi chấp nhận số phận... “Vì tạo vật đã an bài” (trong nhiều Di thảo khác).

Một số Di thảo, thì đưa ra các dữ kiện sai lầm về sử liệu để bi thảm hóa tình hình quân ta, nhằm kêu gọi người Việt nên hòa với Pháp (Di thảo số 1), và để biện minh cho những đề nghị của mình (Di thảo số 5 và 27).

 Nguyễn Trường Tộ nhìn đất nước Việt Nam trong lăng kính tôn giáo, mang đầy tính cuồng tín, để từ đó dẫn đến hai hệ luận:

* Thứ nhất, Việt Nam là một phần tử trong tổng thể của vạn vật mà tạo hóa đã sáng tạo, do đó “không có tự do làm theo ý muốn” (Di thảo số 2). Và vì là sản phẩm của tạo vật nên phải chịu số phận cần được khai hóa (Di thảo số 1).

* Thứ hai, liên đới với hệ luận thứ nhất về mặt trần thế, do đó, Việt Nam nên “dùng giám mục và linh mục vào việc canh tân đất nước” (Di thảo số 17).

* Có 3 trong số 58 Di thảo không có nhiều giá trị cho việc đề nghị “canh tân” cũng như văn chương, học thuật, nên không đáng được quan tâm nhiều như Di thảo số 6: Về việc mua đóng thuyền máy; Di thảo số 7: Về việc đào tạo người điều khiển và sửa chữa thuyền máy”; Di thảo số 9: Về việc mua tàu London; Di thảo số 11: Tâm sự với Trần Tiển Thành; Di thảo số 16: Bài Bạt mừng đào xong thiết cảng; Di thảo số 28: Biểu tạ ơn vua, tháng 3/1868; Di thảo số 56: Bài Khải Quyên tiền sửa cầu; Di thảo số 58: Bài Tựa sách Đàm thiên luận (cộng chung có 17 tr., khổ 8x11).

* Trái lại, có 3 Di thảo dù không liên quan nhiều đến chính trị, kinh tế hoặc canh tân, nhưng về phương diện văn chương, lý luận và sự kiện thì rất hay, xuất sắc, nhất là tác giả lúc bấy giờ đang ở lớp tuổi 35 và cách đây khoảng 135 năm. Đó là Di thảo số 10: Thảo thư gửi Tây Soái; Di thảo số 47: Về việc cải cách phong tục; Di thảo số 50: Về việc chỉnh đốn quân đội và quốc phòng (3 Di thảo này gồm 18 tr.).

 * 4 Di thảo khác được viết trong bối cảnh bị triều đình Tự Đức nghi ngờ nên giọng văn và ý tưởng có vẻ nịnh bợ hoặc phân trần, hoặc viết để thăm dò ý của triều đình. Đó là Di thảo số 13: Ngôi vua là qúy; chức quan là trọng; Di thảo số 40: Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định; Di thảo số 51: Cần nắm vững tình hình chính trị ở Pháp; Di thảo số 52: Canh tân và mở rộng quan hệ ngoại giao (cộng chung có 18 tr.).

* Có 3 Di Thảo dài nhất và gói ghém phần lớn tư duy của Nguyễn Trường Tộ. Đó là Di thảo số 1: “Thiên hạ đại thế luận” (gồm 6 tr.); Di thảo số 5: “Kế hoạch làm cho dân giàu nước mạnh” (17 tr.); Di thảo số 27: “Tám việc cần làm” (56 tr.). Như vậy, 3 bài chính chứa đựng phần lớn tư duy của Nguyễn Trường Tộ, tổng cộng khoảng 80 trang và hai Di thảo có tính tôn giáo.

Về Kiến thức:

Nguyễn Trường Tộ tự khoe về kiến thức của mình như sau:

“ “Về việc học không môn nào tôi không để ý tới, cái cao của thiên văn, cái sâu của địa lý, cái phiền toái của nhân sự, cho đến luật lịch, binh quyền, tạp giáo, dị nghệ, các môn cách trí, thuật số, không môn nào tôi không khảo cứu, nhất là để nghiên cứu về sự thế dọc ngang, tan hợp trong thiên hạ”(Di thảo số 3).

Nhưng thực tế, tất cả 58 bản Di thảo của Nguyễn Trường Tộ mà chúng ta hiện có được, Nguyễn Trường Tộ dẫn chứng điển tích hầu hết là của Trung Hoa, không có bao nhiêu điển tích về Tây Âu, ngoại trừ về Tân Thế Giới (Hoa Kỳ), “Năm xứ Ấn Độ” (Thiên hạ đại thế luận), và tình hình giữa Anh và Pháp…, nhưng lại dẫn sai sự kiện lịch sử có hậu ý.

Ngay cả về võ bị (Tế cấp bát điều, TBC, trang 225), Nguyễn Trường Tộ cũng không có những sáng kiến nào về cách bày binh bố trận theo lối hiện đại của phương Tây thời bấy giờ, mà toàn là lặp lại những mưu lược trong cuốn Tôn Ngô binh pháp (Xem Bùi Kha, Nguyễn Trường Tộ & vấn đề canh tân, Nhà xuất bản Văn học, 30.3.2011, tr.116-118).

Sở dĩ Nguyễn Trường Tộ không thể sử dụng một số điển tích Tây Âu vì tiếng Pháp của Nguyễn Trường Tộ chỉ đủ để làm từ hàn tức là thư ký - phiên dịch (Theo bài viết Nguyễn Trường Tộ học ở đâu, học giả Đào Duy Anh trong tạp chí Tri Tân, số 7 năm 1941, trang 167).

Về sự nghiệp:

Nguyễn Trường Tộ đồng lõa lừa dối triều đình vua Tự Đức trong việc mua máy, mời thầy giáo để mở trường kỹ thuật ở Huế, không có mặt trong hàng ngũ nhân dân Việt Nam để kháng Pháp, trái lại cùng đi với Giám mục tình báo Gauthier, với Linh mục Nguyễn Hoằng, Nguyễn Điều và 4 người khác đến Đà Nẵng trước giờ Pháp đánh chiếm để chào mừng, và có mặt trong đám giáo sĩ người Pháp và cùng với những người này làm áp lực để quân Pháp đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Nhưng bị Đô đốc Genouilly đuổi đi Hồng Kông. Trong đám giám mục, linh mục bị đuổi có Nguyễn Trường Tộ.

Năm 1861, vâng lời của phó Đô đốc Charner để cùng với Giám mục tình báo Gauthier về lại Việt Nam để phụ giúp việc mở rộng vùng chiếm đóng tại Sài Gòn.

Sau khi thôi làm việc thư ký này, Nguyễn Trường Tộ làm một công việc trọng đại hơn là tùy theo tình hình xâm lược của Pháp để viết các bản Điều trần, lộng giả thành chơn, lúc thì hăm dọa quân dân Việt Nam “Ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa”, lúc thì đưa ra những đề nghị canh tân không tưởng, hoặc những đề nghị vô cùng tai họa cho quốc gia để có lợi cho Pháp, lúc thì nịnh bợ Triều đình để dễ bề chui sâu trèo cao như bài Ngôi vua là quý, chức quan là trọng, lúc thì làm như có vẻ yêu tổ quốc và chống Pháp như bài Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định viết năm 1871.

 Hô hào canh tân:

Như chúng ta đã thấy có nhiều đề nghị của Nguyễn Trường Tộ không thế áp dụng được, vì:

Thứ nhất, xa vời với thực tế, sai sử liệu và nguy hiểm như trong bài Thiên hạ đại thế luận, Lục lợi từ, Tế cấp bát điều v.v...

Thứ hai, hoàn cảnh đất nước không cho phép và quốc gia không có chủ quyền, như vụ mua tàu London bị lừa gạt, vụ tên lái buôn Dupuis ở Bắc Kỳ. Do đó, lúc đề nghị dùng “Hội nước ngoài để khai thác tài nguyên” là quá không tưởng.

Thứ ba, thực ra, Nguyễn Trường Tộ viết những bản Điều trần theo sách lược củ cà rốt và cục xươngNÚP BÓNG dưới chiêu bài CANH TÂN để làm lợi cho Pháp. Mặc dầu một vài bản Điều trần trông có vẻ thành khẩn và thực tế như Kế hoạch thu hồi sáu tỉnh, không nên cho giám mục biết tôi nói”...Nhưng hậu ý của Nguyễn Trường Tộ là cái khác chứ không phải cái đó.

Thứ tư, một số đề nghị khác của Nguyễn Trường Tộ, nếu triều đình Tự Đức áp dụng thì Việt Nam trở thành một cổ ba tròng:

Tròng thứ nhất, là thỏa hiệp với thực dân Pháp mà tôi đã chứng minh là hoàn toàn sai lầm: Mục đích của Nguyễn Trường Tộ là để cho Pháp có thì giờ Dưỡng binh súc nhuệ (chữ của Nguyễn Trường Tộ) để thực hiện kế hoạch tằm ăn dâu.

Tròng thứ hai, là giao hảo với Giáo hoàng để cho các Giáo sĩ thực dân như Legrand, Pellerin, Retort, Huc... và các linh mục Việt Nam bản xứ được có đầy đủ Trị ngoại pháp quyền để dễ đồng hóa và Ki Tô hóa dân tộc ta, đem tổ quốc dâng hiến cho Pháp .

Tròng thứ ba, là đề nghị một số giám mục, linh mục tình báo vào trong triều đình để dễ dàng đồng hóa biến người Việt Nam trở thành người Pháp và nước Việt


 Nguyễn Thái Hợp: Nguyễn Trường Tộ dâng điều trần “Bàn về tự do tôn giáo” (ngày 29.3.1863).

Bùi Kha: Đúng ngài là một Giám mục chứ không phải người nghiên cứu sử như chúng tôi. Hân hạnh được hầu ngài vài suy nghĩ của các Đô đốc người Pháp về tôn giáo.

  Nguyễn Trường Tộ viết: “Xét ra đạo Công giáo vào nước ta từ thời Lê. Đầu tiên, các giáo sĩ Bồ Đào Nha đến giảng đạo ở tỉnh Hưng Yên, tiếp đến có các giáo sĩ người Pháp, người Y Pha Nho đến, được nhiều người tin theo. Lúc bấy giờ giáo dân và những người trong ba đạo (Phật, Lão, Khổng) tuy tín ngưỡng khác nhau nhưng vẫn ân ái tiếp đón nhau, lễ nghĩa đối đãi nhau, năng lui tới với nhau không có gì hiềm nghi, đều là con dân của nước nhà mà thôi. Từ khi ban hành lệnh nghiêm cấm thì mới sinh ra ghen ghét kỳ thị nhau, do ghen ghét kỳ thị nhau mới sinh ra tội lệ. Từ đấy giáo dân bị phiền nhiễu đến nỗi phải lưu ly thất sở mà mắc vào vòng hình phạt. Nước vốn trong, có quấy lên mới bị đục, nếu ngừng thì chốc lát sẽ trong trở lại”(Giáo môn luận, TBC, Sđd, tr. 116).

Mật thư đề ngày 24/7/1862, Đô đốc Bonard gửi cho Chasseloup Laubat cho ta thấy tình hình tôn giáo thời bấy giờ:

 “Ai (các giáo sĩ, BK) cũng ôm ấp lý tưởng trở lại thời kỳ mà Giá-mục Bá Đa Lộc được xem như ông vua thực sự của xứ An Nam, thời kỳ mà mọi việc chỉ có thể được thực hiện theo lời khuyến cáo của ông giám mục này, hoặc được ông cho phép. Để đạt mục đích đó, các nhà truyền giáo đã dùng kế hoạch sau đây: Nếu những ai nối vị vua Gia Long mà không theo ý của các ông giáo sĩ, thì họ sẽ tìm cách phủ nhận tính chính thống của vua này, và khi lật đổ được triều đình hiện tại thì sẽ bầu lên một ông vua khác theo ý họ””.

Nguyên văn tiếng Pháp:

“Tous caressent l'idée de revenir au temp où l'Évêque d'Adran était le véritable souverain du royaume d'Annam, temps où rien ne se faisait que par ses conseils ou sa permission. Pour parvenir à ce but voici quels moyens ils ont employés: les unes et les autres, ne trouvant pas que les successeurs de la dynastie de Gia Long obtempérassent assez à leurs désirs, ont contesté la légitimité de ceux-ci et ont cherché à mettre en avant un candidat qui, s'il renversait la dynastie régnante, leur offrit plus de garanties pour arriver à leurs fins”. (Trích trong Archives du Ministère des Affaires Étrangères, Asie, Mémoires et Documents, Vol, 28, Fol.85 - 88: Thư khố Bộ Ngoại giao, Á châu, kỷ yếu và tài liệu, tập 28, trang 85-88, CHT, Sđd, trang 150).

Một đoạn khác trong thư đó viết về hành động của các giáo sĩ dòng tu Đô-Mi-Níc người Tây Ban Nha:

Còn tu sĩ dòng Dominique Tây Ban Nha thường chiếm cứ nhiều vùng miền thượng du Bắc Việt, họ lại còn bất trị hơn: Hăng hái và quá cuồng tín, đa số trong bọn này phát xuất từ các đoàn du kích và phe Carlistes, họ rời bỏ Tây Ban Nha và sẵn sàng mang gươm, súng và thánh giá chữ thập, dốc toàn lực tham dự vào các cuộc nổi loạn gây tai họa cho xứ Bắc Kỳ””.

Nguyên văn tiếng Pháp:

“Quant aux Dominicains espagnols qui occupent généralement le haut Tonkin ils sont beaucoup plus ingouvernables: ardents et fanatiques au dernier degré, un assez grand nombre d'entre eux sortant des bandes de guérillas et de carlistes ayant abandonné l'Espagne portent assez volontiers le sabre et le mousquet avec la croix et sont mêlés, et de coeur et le corps, aux révoltes qui affligent le Tonkin” (CHT, Sđd, p.152).

Hai trong nhiều thí dự nêu trên, đã cho thấy Nguyễn Trường Tộ bênh vực và đánh giá sai về vai trò của các giáo sĩ.


Nguyễn Thái Hợp: Nguyễn Trường Tộ đệ đạt nhiều kế hoạch giải phóng vùng bị xâm chiếm, kể cả mưu tính đánh úp Gia Định mà ông đóng vai chính.

Bùi Kha: Ngài Nguyễn Thái Hợp viết sử mà giống như phán cho con chiên nên không cần phải dẫn sử liệu. Mời Giám mục lướt qua một số sử liệu sau đây:

Nguyễn Trường Tộ: Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định, viết ngày 9/2/1871.

Tự sự: Năm (1863), ông đề nghị cho lính nghỉ ngơi để thực dân Pháp giữ bờ cõi cho mình. Năm 1868, La Grandière bất chấp lệnh của chính phủ ông là Không được chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kỳ, nhưng y vẫn làm. Vua Tự Đức phản đối việc này và định cử sứ bộ qua Pháp tố cáo La Grandière đã lạm quyền và đòi trả lại 3 tỉnh mới chiếm. Nếu sứ bộ đi Pháp thì có thể 3 tỉnh ấy đã được trao trả, nhưng Nguyễn Trưởng  Tộ viết bài chiêu dụ cản ngăn. Đến nay (1870), Pháp thua Phổ nhưng đã cho lính nghỉ ngơi từ lâu lấy ai để đánh? Ông lại bày mưu đánh. Nhưng đề nghị bí mật tuyển người từ Bắc, Trung và một số khác tại địa phương, chứ không hề đề cập đến các phong trào đang kháng Pháp tại Nam Kỳ, như Thiên Hộ Dương, Thủ Khoa Huân, Nguyễn trung Trực v.v…, và kêu gọi họ hợp tác hay ủng hộ để đuổi kẻ thù chung? Nguyễn Trường Tộ còn nói ông cũng vào Gia Định để chỉ huy nhưng ngụy trang đi giảng đạo, và đồng thời báo tin cho ông Giám mục tình báo Ngô Gia Hậu (Gauthier) biết.

Nguyễn Trường Tộ viết: “Đến đêm khởi sự, một mặt tôi dùng kế (Khoản này các câu bẩm trước chưa nói đến) phá đê ngăn nước thì các thuyền Tây ở mặt dưới, không kể lớn nhỏ đều bị chìm hoặc bị vùi dưới bùn, hoặc trôi xuống ngã ba mà tan rã hết” (TBC, Sđd, tr. 330). Tại Gia Định, và cả miền Lục tỉnh lúc bấy giờ và ngay bây giờ, làm gì có sông nào, đê nào ngăn nước để Nguyễn Trương Tộ phá và thuyền sẽ bị chôn vùi?

Nếu Nguyễn Trường Tộ đề nghị đánh gấp, thì ông ta quả tình là một người yêu nước không còn phải bàn cãi. Nhưng rất tiếc, ông viết: “Kế này phải đòi hỏi khoảng hai năm mới thành”(TBC, Sđd, tr. 331). Thời gian hai năm đã tố cáo cái dã tâm của ông. Lý do:

Một, như trên đã nói, ông Tộ đề nghị sử dụng những thường dân (không phải lính) chiêu mộ từ Bắc, Trung, Nam chứ không kêu gọi nghĩa quân tại địa phương, người vừa có tinh thần chiến đấu vừa đã được huấn luyện và có kinh nghiệm, thì làm sao thắng được?

Hai, lịch sử cho thấy nếu đánh vào giai đoạn sau tháng 9/1870 Việt Nam nhất định thắng. Dưới đây là sử liệu:

 “Ở Âu-châu, chiến tranh bùng nổ giữa nước Pháp và nước Phổ ngày 19/7/1870, nhưng mãi tới ngày 5/8/1870 tin ấy mới tới Sài Gòn. Cornulier-Lucinere vội cho tổ chức sự phòng thủ sông Sài Gòn vì sợ rằng triều đình Huế thừa cơ hội mà tiến quân xuống miền Nam hay ra lệnh cho lục tỉnh Nam Kỳ nổi loạn. Song cả cho đến ngày 25/9/ 1870 là khi tin quân Pháp đại bại ở Sedan tới Sài Gòn, triều đình Huế vẫn án binh bất động. Quốc triều chánh biên toát yếu chép là: Năm Canh Ngọ tháng 9, nước Đại Pháp đánh với Phổ Lỗ Sĩ, quan Pháp soái thương cho ta biết, ngài khiến quan thương bạc hỏi thăm. Thái độ của triều đình Huế còn kỳ quặc hơn khi triều đình tỏ lòng mong muốn quân Pháp sẽ rút khỏi Nam Kỳ để trở về Pháp cứu vãn tổ quốc lâm nguy. Triều đình đã hoàn toàn không lợi dụng những nỗi khó khăn của Pháp khi nền đệ nhị thể chế sụp đổ thay thế bởi một chính thể cộng hòa, và khi mà quân Pháp bị cô lập ở Nam Kỳ” (Nguyễn Thế Anh, “Việt Nam thời Pháp đô hộ”, Lửa thiêng xuất bản, Sài gòn 1970, tr. 66).   

   Giả sử triều đình bị mắc lừa bởi kế hoạch của ông Tộ, hai năm sau mới đánh, thì kết quả sẽ thế nào? Hai năm sau tức là năm 1873. Lúc này Việt Nam ở vào thế rất yếu nhưng Pháp rất mạnh, khó lòng thắng. Vì tại chính quốc, tình hình chính trị đã được ổn định, chính phủ mới đã được thành lập. Tại thuộc địa, Pháp đã bình định 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ được 11 năm, và 3 tỉnh miền Tây được 6 năm. Họ rất rảnh tay. Còn tại Bắc Kỳ, chính phủ Pháp ngăn cấm Đô đốc Dupré về một cuộc phiêu lưu mới tại Bắc Kỳ, nhưng cũng giống như La Grandière, ông ta không tuân lệnh thượng cấp. Và các viên chức trong tòa lãnh sự Pháp tại Trung Hoa cũng muốn chính phủ họ chiếm Bắc Kỳ như Dupré. Sử liệu cho thấy:

  Vào năm 1873, lãnh sự Pháp ở Quảng Đông, Bá tước Chappedelaine, báo cáo về Paris như sau: Ở Bắc Kỳ, quan lại An Nam bị thù ghét dữ dội. Không phải dùng đến 2000 người và 4 tuần dương hạm, mà chỉ cần phái một tuần dương hạm cùng vài pháo hạm và một đại đội thủy quân lục chiến tới cửa sông Hồng Hà là đủ làm xứ Bắc kỳ trở thành một thuộc địa Pháp (J. Dupis, Le Tonkin de 1872 à 1886, Histoire et Politique. Paris, 1910, p. 125. Dẫn theo Nguyễn Thế Anh, Sđd, tr. 81). Nguyễn Trường Tộ, một người yêu nước là thế đấy!

      “Kế hoạch thu hồi sáu tỉnhNguyễn Trường Tộ viết ngày 01/02/1871, và “Kế hoạch đánh úp Gia Định” (9/02/1871), cách nhau chỉ có 8 ngày, mâu thuẫn với nhau và cũng được viết theo kiểu nước rút. Tại sao vậy? Vì tình hình chính trị và quân sự của Pháp quá nguy khốn như sử liệu dẫn trên cho thấy.

Tuy vậy, khuyên theo kế sách ngoại giao trông lộ liễu và phi lý quá đáng!(vì theo sử gia Nguyễn Thế Anh thì tình thế đã chín muồi, phải đánh). Hơn nữa, để cầm chắc triều đình Việt Nam theo con đường “đi xin” chứ không dùng võ lực, nên 8 ngày sau, ông Tộ lại viết bài chiêu dụ “Bổ túc ckế hoạch đánh úp Gia Định” nhằm nhận diện xem ai xuất hiện “đánh”, thì Pháp sẽ tiêu diệt ngay từ trứng nước. Và nhóm nào muốn đánh nhưng không thể bắt hoặc cản ngăn được thì dùng kế hoãn binh, khuyên không nên đánh bây giờ mà phải hai năm sau, như đã phân tích ở trên!

  Nói gọn, thời vua Tự Đức có hai cơ hội tốt nhất để đuổi thực dân Pháp ra khỏi bờ cõi. Cơ hội một là từ 1858 đến 1863 nhưng Nguyễn Trường Tộ khuyên cho lính nghỉ ngơi. Cơ hội thứ hai là khoảng 1870 lúc Pháp thua Phỗ, nhưng Nguyễn Trường Tộ lừa đảo và đề nghị hai năm sau mới đánh.

     Và nếu để ý thêm, chúng ta sẽ thấy, hầu hết 58 bài chiêu dụ của Nguyễn Trường Tộ cũng chỉ nhắm vào hai điểm then chốt.

        Một, bằng mọi cách, phải kêu gọi hòa và hợp tác chứ đừng bao giờ để quân dân Việt Nam sử dụng võ lực đối với thực dân Pháp.

Hai, sử dụng tất cả các thủ đoạn chính trị lươn lẹo để đưa các ông giáo sĩ lọt vào hầu hết các cơ quan công quyền nhằm Công giáo hóa rồi Pháp hóa dân tộc ta. Để che đậy các âm mưu ấy, Nguyễn Trương Tộ phải giả vờ nguyền rủa Pháp, phải sử dụng những danh từ hoa mỹ, canh tân, đổi mới, thưc dụng,  phải bày ra chương trình này, kế hoạch nọ để đánh lạc hướng và đẩy triều đình theo con đường mà thực dân Pháp mong muốn.

          Thật vậy, Nguyễn Trường Tộ chỉ nhắc tên các giáo sĩ: Cùng thời với ông có những tấm lòng muốn canh tân đất nước như: Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Phạm Phú Thứ và các sĩ phu yêu nước như: Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Quản Thanh, Quản Lịch... Nguyễn Trường Tộ được gán cho hai chữ canh tân và yêu nước, nhưng đọc tất cả 58 bản Điều trần, chúng ta không thấy có chỗ nào ông nhắc đến tên vài người Việt Nam yêu nước, hoặc nêu tên một vài sĩ phu nói trên để dùng vào việc canh tân, vào việc đánh úp mà chỉ thấy ông lặp đi lặp lại nhiều lần tên giáo hoàng, các giáo sĩ thực dân và giáo sĩ Việt gian. Tại sao vậy? Chúng ta nên nghe cuộc đối thoại giữa ông Toàn quyền de Lanessan và Giám mục Puginier như sau:

    De Lanessan: Theo ông thì nước Pháp nên đối xử với tầng lớp sĩ phu như thế nào?

Puginier: Phải thủ tiêu họ đi.

De Lanessan: Tại sao?

Puginier: Vì các sĩ phu có một ảnh hưởng rất lớn, một uy tín rất lớn; họ được kính trọng mỗi khi họ ra làm quan, cho nên cần thiết phải thủ tiêu họ đi. Chừng nào tầng lớp sĩ phu còn, thì chúng ta còn phải lo sợ tất cả, bởi vì với lòng yêu nước nồng nàn, họ không thể nào chấp nhận nền đô hộ của chúng ta. Còn một điều nữa là chẳng ai trong họ chịu theo đạo Công giáo cả (Nguyễn Xuân Thọ, Sđd, tr. 436-437).

Đầy dẫy những mâu thuẫn và sai lầm trong 58 bài chiêu dụ của ông Tộ.


Nguyễn Thái Hợp: Cơ sở tư duy của ông luôn đậm đà bản sắc dân tộc tương tự như Võ Trường Toản hay La Sơn Phu Tử, và giàu kiến thức đông tây kim cổ khác nào Lê Quý Đôn.

Bùi Kha: Không nên thấy người sang bắt quàng làm họ. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại.


Nguyễn Thái Hợp:Nguyễn Trường Tộ là người yêu nước một trăm phần trăm và cũng là tín hữu Công giáo một trăm phần trăm”.

- Bùi Kha:Nguyễn Trường Tộ là tín hữu Công giáo một trăm phần trăm”. Đúng thế. Nhưng có yêu nước 100% hay không, mời Giám mục Nguyễn Thái Hợp đọc vài thông tin trong sử liệu sau đây:

*Ngày 16.10.1858, Nguyễn Trường Tộ ra cửa Mành sơn Đà Nẵng để chào mừng quân Pháp và cùng với đồng bọn là áp lực để Pháp đánh Huế.

Sử liệu:Theo lời khai của một lang y (người thôn Thuận An, tổng Thanh Vân, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) tên Trần Vinh bị tàu Pháp bắt đem đi rồi sau trốn thoát được, kể lại thì ngày 10 tháng 9 (tức 16/10/1858), tàu Pháp (trên đó có Trần Vinh) đến đảo Nhãn Sơn, trước cửa Mành Sơn, để đón “Đức Thầy Huy và Cố Lý” (tức Giám mục Gauthier và Linh mục Croc, cũng có tên là Hậu và Hòa) nhưng “hôm qua hai vị đã lấy thuyền Nhà Chung với 8 người đi rồi”. Khi tàu Pháp trở về Trà Sơn, Đà nẵng, thì thấy thuyền Nhà Chung đã ở đó rồi” (xem Châu bản Triều Nguyễn CBR 22/47). Các giáo sĩ Pháp tập trung khá đông đảo tại Đà Nẵng đứng đầu là Giám mục Pellerin, đã cùng nhau làm áp lực để quân Pháp chiếm đánh thẳng Huế cho chóng dứt điểm. Nhưng bộ chỉ huy quân sự Pháp đánh giá là không thể dễ dàng tiến đánh Huế mà phải chuyển hướng về Sài Gòn. Do đó, trước khi đem quân vào Sài Gòn, Đô đốc Rigault de Genouilly đã tìm cách bắt buộc các giáo sĩ Pháp, hoặc trở về nhiệm sở hoặc đi tạm lánh ở Hồng Kông. Giám mục Gauthier cùng với Nguyễn Trường Tộ và những người tháp tùng đã đi Hồng Kông trong những điều kiện như thế vào đầu năm 1859” (TBC, Sđd, tr. 22).

* Năm 1861 Nguyễn Trường Tộ cùng với ông tình báo Gauthier về Sài gòn để giúp Pháp mở rộng vùng chiếm đóng:

Sử liệu: Hơn nữa, nếu Nguyễn Trường Tộ có đi Pháp thì sớm nhất là giữa năm 1859 (14) mới tới nơi và khó có thể có mặt ở Hồng Kông đầu năm 1861 để cùng với Giám mục Gauthier trở về Sài Gòn, theo yêu cầu của Đô đốc Charner viên chỉ huy được giao trách nhiệm gom quân để mở rộng vùng chiếm đóng ở Sài gòn (TBC, Sđd, tr. 22).

          Để thấy rõ hơn về ông Nguyễn Trường Tộ, tôi tóm lược một số mâu thuẫn trong các bài chiêu dụ của ông và tình hình thực tế lúc bấy giờ:

Giám Mục Jean Denis Gauthier tên Việt Ngô Gia Hậu

 

 

Giám Mục Jean Denis Gauthier, Nguyễn Trường Tộ liên hệ với ông tình báo nầy gần 20 năm, 6 tài liệu mật cho thấy điều đó (xem Bùi Kha, SĐD, tr.137-147).

 

 

 

1. Nguyễn Trường Tộ: “Ai hòa với họ là phúc, chống lại họ là họa... hòa với Pháp là thượng sách... nên cho lính nghỉ ngơi... để Pháp giữ bờ cõi cho mình như có hổ báo trong rừng thì chồn cáo không dám bén mảng tới... Quân ta mới nghe thanh thế Pháp đã phách lạc hồn xiêu...”. Nhưng các tài liệu mật của Pháp cho thấy từ 1858 đến năm 1863, tình hình quân đội Pháp tại Việt Nam vô cùng nguy kịch. Họ có ý định rút về và bỏ hẳn mọi mưu toan đánh chiếm Việt Nam.

2. Nguyễn Trường Tộ: Tại sao giết giáo sĩ. Ý kiến của Đô đốc R. de Genouilly: “Không một nền cai trị nào, dẫu phục vụ cho đạo Công giáo, lại có thể dung thứ...””

3. Nguyễn Trường Tộ: ... Giáo sĩ thì họ chỉ lấy việc mở rộng đạo giáo chống gian tà,... chẳng liên quan gì đến việc tranh thành tranh đất cả. Nhưng Đô đốc Bonard (ngày 24/7/1862) cho biết: “Nếu những ai nối vị vua Gia Long mà không theo ý của các ông giáo sĩ, thì họ sẽ phủ nhận tính chính thống của vua này, và khi lật đổ được triều đình hiện tại, thì sẽ bầu lên một ông vua khác theo ý họ... Còn tu sĩ dòng Dominique Tây Ban Nha, thường chiếm cứ miền thượng du Bắc Việt, họ lại còn bất trị hơn.

4. Nguyễn Trường Tộ:Lúc đầu dân bản xứ xem họ như thù địch, dần dần chịu gần gũi... những người dân ở đây đã học được hết những kỹ xảo của người phương Tây, cho nên không đầy 100 năm sau đã đuổi được người phương Tây ra khỏi đất mình... Họ là kẻ vỡ hoang mà ta thì hưởng cái thành quả!”. Nguyễn Trường Tộ viết như vậy để thuyết phục triều đình Việt Nam hợp tác với Pháp. Ông viết tiếp: “Xin kể ra các phương pháp làm hột nổ và đúc súng, đúc kim loại, cùng các môn quang học, cơ học, hóa học, khai thác mỏ than. Nhưng đọc trong bài và kể cả các bài chiêu dụ khác chúng ta cũng không thấy ông nêu ra một phương pháp nào cả.

5. Nguyễn Trường Tộ:Rồi ta lại qua nước La Mã thông hiếu với Giáo hoàng ... để nhờ giúp đỡ. Nhưng kể từ Giáo hoàng Innocent X, năm 1652, đến những giáo hoàng kế tiếp, tất cả đều vận động để Pháp chiếm nước ta.

6. Nguyễn Trường Tộ: Gấp rút việc sửa đổi võ bị. Nhưng về chiến lược, thì ông cóp nhặt ý trong cuốn Tôn Ngô binh pháp. Về binh, ông khuyên nên cho lính nghỉ ngơi thay vì phải tổng động viên.

7. Nguyễn Trường Tộ: Giờ đây trong số các quan viên văn võ có những vị nào quê ở lục tỉnh Nam kỳ, triều đình phải đặc biệt ưu ái họ. Cho họ thường xuyên về thăm anh em họ hàng. Phải đãi ngộ họ thân mật nồng nàn hơn trước, khuyên bà con họ hàng của họ không nên dời nhà cửa đi nơi khác, đừng lánh đi xa (Di thảo số 27, TBC, Sđd, tr. 239).

Dân Nam Kỳ lúc đó được sử gia sử gia Chesneaux mô tả: “Cuộc ra đi hàng loạt của các bậc sĩ phu và của dân chúng, rời bỏ các tỉnh miền Đông Nam Kỳ bị người Pháp chiếm đóng, để về vùng tự do ở miền Tây, và tổ chức kháng chiến…

8. Nguyễn Trường Tộ: Bổ túc kế hoạch đánh úp Gia Định, viết ngày 9/2/1871. Nhưng chỉ để dối gạt dân chúng.

9. Nguyễn Trường Tộ chỉ nhắc tên các giáo sĩ: Cùng thời với ông có những tấm lòng muốn canh tân đất nước như: Nguyễn Lộ Trạch, Bùi Viện, Phan Thanh Giản... và các sĩ phu yêu nước như: Trương Công Định, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Quản Thanh, Quản Lịch... Nguyễn Trường Tộ được gán cho hai chữ canh tân và yêu nước, nhưng đọc tất cả 58 bản Điều trần, chúng ta không thấy có chỗ nào ông Tộ nhắc đến tên vài người Việt Nam yêu nước, hoặc nêu tên một vài sĩ phu nói trên để dùng vào việc canh tân, vào việc đánh úp mà chỉ thấy ông lặp đi lặp lại nhiều lần tên giáo hoàng, các giáo sĩ thực dân và giáo sĩ Việt gian. Tại sao vậy? Chúng ta nên nghe cuộc đối thoại giữa ông Toàn quyền de Lanessan và Giám mục Puginier như sau:

De Lanessan: Theo ông thì nước Pháp nên đối xử với tầng lớp sĩ phu như thế nào?

Puginier: Phải thủ tiêu họ đi.

De Lanessan: Tại sao?

Puginier: Vì các sĩ phu có một ảnh hưởng rất lớn, một uy tín rất lớn; họ được kính trọng mỗi khi họ ra làm quan, cho nên cần thiết phải thủ tiêu họ đi. Chừng nào tầng lớp sĩ phu còn, thì chúng ta còn phải lo sợ tất cả, bởi vì với lòng yêu nước nồng nàn, họ không thể nào chấp nhận nền đô hộ của chúng ta. Còn một điều nữa là chẳng ai trong họ chịu theo đạo Công giáo cả (Nguyễn Xuân Thọ, Sđd, tr. 436-437).

10. Chúng ta nhớ rằng, Gauthier (thầy của Nguyễn Trường Tộ là một tên tình báo) là thuộc hạ của Puginier tại Việt Nam vào giai đoạn ấy. Đó là lý do để giải thích tại sao không bao giờ nhắc đến tên một sĩ phu nào ngoại trừ các giáo sĩ thực dân và giáo sĩ Việt gian.

Đầy dẫy những mâu thuẫn và sai lầm trong 58 bài chiêu dụ của Nguyễn Trương Tộ. Nhưng, bài này chỉ liệt kê 10 trường hợp tiêu biểu để đối luận với Tiến sĩ, Giám mục Nguyễn Thái Hợp vì ngài viết không có cái gì đúng!

 

Bùi Kha*

30.11.2011

* Bùi Kha, “Nguyễn Trường Tộ & Vấn đề canh tân”, nhà xuất bản Văn học, 30.30.2011. Có bán tại các nhà sách, hoặc liên lạc Trung tâm nghiên cứu quốc học(84-8) 6290 7430. ĐC: 72 Trần Quốc Thảo, P.7, Q.3, TP HCM. Giá 75 ngàn, bìa cứng, in rất đẹp.

 


Phụ lục của SH:

JeanDeCoux is welcomed by GHCGVN in Hanoi

Jean Decoux và vợ được các đại diện giáo dân Việt Nam đón mừng ở Hà Nội khi y được cử làm Toàn Quyền Đông Dương (1940-1945) dưới nội các bù nhìn Vichy của Pháp.

Hãy xem thái độ cung kính của đám nô lệ An Nam, gồm cả Hồng Y, xúm xít trước bọn thực dân, long trọng đón mừng những quan xâm lăng từ phương Tây .