●   Bản rời    

VATICAN:CH16.2 - Độc Thân và Sự Trinh Bạch của Tu Sĩ Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)

GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH16_2.php

11 tháng 10, 2009

Các bài trong chương 16: 1 2 3

CHƯƠNG 16 - 2


CHÍNH SÁCH TUYỂN DỤNG TU SĨ
VÀ DUNG DƯỠNG CHO HỌ HỦ HÓA


"SỐNG ĐỘC THÂN" KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ
KHÔNG CÓ LIÊN HỆ TÌNH CẢM VÀ TÌNH DỤC
VỚI NHỮNG NGƯỜI KHÁC PHÁI

 

Là một tổ chức chính trị có kinh nghiệm lão luyện trong việc sử dụng thuật ngữ, Giáo Hội La Mã chỉ đòi hỏi giới tu sĩ của Giáo Hội phải "sống độc thân", chứ trong thâm tâm không hề có chủ đích đòi hỏi họ phải "sống trinh bạch", dù Tòa Thánh Vatican luôn luôn cao rao là giới tu sĩ phải tuân hành ba điều:

1.- Tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên.

2.- Phải sống nghèo khó.

3.- Phải sống đời trinh bạch.

Trước hết, chúng tôi xin trình bày rõ ràng về định nghĩa của hai chữ "trinh bạch" và cụm từ “sống độc thân” rồi sau đó sẽ bàn đến vấn đề Giáo Hội đòi hỏi giới tu sĩ phải "sống độc thân".

Trinh bạch .- Theo Hán Việt Từ Điển của ông Đào Duy Anh thì "trinh bạch là tiết tháo trong sạch" (chaste, pur). Theo Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức thì "trinh bạch là trinh trắng, trong sạch, trọn tiết". Căn cứ vào hai định nghĩa trên đây, chúng ta có thể nói là "những người sống trinh bạch là những người không bao giờ có liên hệ tình cảm với người khác phái một cách không chính đáng". Nói cho rõ hơn, người "sống trinh bạch" vẫn có thể có liên hệ tình cảm và tình dục với một người khác phái, nhưng mối liên hệ này phải chính đáng đúng với "quy tắc đạo lý hay văn hóa" trong xã hội mà họ sinh ra, lớn lên và trưởng thành ở trong đó.

Độc thân.- Cũng theo Hán Việt Tự Điển của ông Đào Duy Anh thì "độc thân là đứng một mình, không kết hôn". Cũng theo Việt Nam Tự Điển của ông Lê Văn Đức thì "độc thân là một mình, không lấy vợ hay lấy chồng. Ở độc thân, sống độc thân". Như vậy, người sống độc thân là người sống một mình, không chính thức thành hôn, nghĩa là không chính thức sống chung với một người khác phái. Nói cho rõ hơn, trên giấy tờ hộ tịch, người sống độc thân là người không có hôn thú chứng tỏ người đó là chồng hay là vợ của một người nào.

Đó là nói về giấy tờ hộ tịch hay pháp lý. Thế nhưng, trong thực tế, có rất nhiều người được gọi là “độc thân” nhưng vẫn sống chung cùng một mái nhà với một người khác phái và có cả một đàn con. Rõ ràng nhất là các ông tu sĩ áo đen trong xã hội con chiên. Có ở trong chăn mới biết chăn có rận. Người “trong chăn” trong xã hội con chiên là Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn đã nói rõ thực trạng này trong hai số báo Tận Thế Số Ra Mắt (phát hành ngàn 15/6/2002 – nơi trang 27) và Tận Thế Số 2 (phát hành ngày 15/7/2002 – nơi trang 31). Địa chỉ Tòa Soạn của tờ báo này là P.O Box 8394, Fountain Valley, CA 92728 USA.

Qua việc cưỡng bách các ông tu sĩ phải bỏ vợ con, chúng ta thấy rõ hai sự kiện:

Sự kiện Thứ nhất là cái quy luật "quyền hành sinh lợi lộc và sinh ra tội ác, rồi tội ác lại sinh ra tội ác". Ở vào bất kỳ thời đại nào, quy luật này cũng có giá trị và ở trong bất kỳ phạm vi hoạt động nào trong xã hội, quy luật này cũng xẩy ra, nhất là trong xã hội sống dưới ách thống trị của chế độ đạo phiệt Da-tô, thì nó lại càng rõ rệt hơn cả. Chúng tôi sẽ bàn thêm vấn đề này ở phần sau.

Sự kiện thứ hai là Giáo Hội La Mã đã để lộ ra bộ mặt thật cực kỳ ích kỷ và vô cùng dã man, dã man đến độ không còn một chút gì gọi là "nhân tính". Giáo Hội chỉ biết chạy theo lợi lộc vật chất ở trên thế gian này, chứ không còn có chút gì gọi là lương tâm và nhân ái, và cũng không biết gì đến giá trị tinh thần của con người trong xã hội văn minh hay giá trị thiêng liêng trong thế giới thần linh mà Giáo Hội vẫn thường cao rao.

 

GIÁO HỘI LA MÃ VÀ VẤN ĐỀ TRINH BẠCH

 

Mặc dù hai chữ "trinh bạch" luôn luôn được Giáo Hội cao rao, nhưng trong thực tế lại hoàn toàn không đúng như vậy. Tìm hiểu đời sống riêng tư của các vị chức sắc cao cấp trong hàng ngũ lãnh đạo Giáo Hội từ năm 325 cho đến ngày nay, tìm hiểu đời sống, việc làm của giới tu sĩ Da-tô trong xã hội con chiên, quan sát đời sống hàng ngày và cung cách cư xử của họ đối với mọi người xung quanh, chúng ta thấy rằng:

Đối với giới tu sĩ, trong 3 điều (tuyệt đối vấng lời các đấng bề trên, phải sống trong nghèo khó và phải sống đời trinh bạch) trên đây, Giáo Hội chỉ đòi hỏi họ phải tuân hành có điều 1 (tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên) mà thôi. Điều 2 (phải sống nghèo khó), để dành an ủi những Linh-mục lúc về già bị Giáo Hội bỏ rơi vì không còn khả năng làm việc, không còn làm lễ ở nhà thờ để kiếm tiền cho Giáo được nữa. Còn điều 3 ( phải sống đời trinh bạch). Đây là lời nói bịp bợm của Giáo Hội, sẽ được bàn ở đoạn sau.

Đối với giáo dân, Giáo Hội luôn luôn đòi hỏi họ phải tuyệt đối tuân hành điều 1 như trên. về điều 2, Giáo Hội chỉ dùng nó như một lời khuyên với dã tâm làm cho tín đồ an tâm sống nghèo mà đem tiền của đóng góp cho Giáo Hội. Nhưng khi muốn sử dụng họ làm con thiêu thân đi đánh phá các nhóm dân thuộc các tôn giáo khác, thì Giáo Hội lại dùng miếng mồi vật chất (tiền của) tức là chiến lợi phẩm để câu nhử, dụ khị hay lôi cuốn họ đi làm bia đỡ đạn cho Giáo Hội. Bản văn sử nói về lời kêu gọi giáo dân tham gia các đạo quân Thập Tự vào cuối năm 1095 của Giáo Hoàng Urban II (1088-1099) khi phát động Thập Tự Chiến (như đã nói ở trên) nói lên sự thật này.

Trong thực tế, con chiên ở những quốc gia đã bị áp đặt sống dưới chế độ cha cố lâu đời như Âu Châu trong thời Trung Cổ, Phi Luật Tân và các quốc gia Châu Mỹ La-tinh thì mới sống trong nghèo khó vì bị Giáo Hội và các đấng bề trên bóc lột bằng trăm phương ngàn kế. Còn về phía quý vị chức sắc cao cấp và giới giáo sĩ trong Giáo Hội, thì các ngài quả thật chẳng "sống trong nghèo khó" bao giờ cả, ngoại trừ một vài trường hợp của một số Linh-mục cùng đinh ở trong những xóm đạo nghèo nàn tại các quốc gia mà chính quyền không phải là tay sai của Giáo Hội. Cứ nhìn vào Tòa Thánh Vatican và các tòa giám mục, chúng ta sẽ thấy ở bất kỳ quốc gia nào vào bất kỳ thời đại nào, các ngài cũng sống trong lâu đài điện ngọc, bước đi một bước là có quân hầu đầy tớ, có giáo dân lũ lượt quỳ lạy tung hô.

 

GIÁO HỘI CÓ TÔN TRỌNG SỰ TRINH BẠCH HAY KHÔNG?

 

Trở lại vấn đề Giáo Hội La Mã đòi hỏi giới tu sĩ của Giáo Hội "phải sống trinh bạch". Sự thực, như đã nói ở trên, đây chỉ là một thuật ngữ, một lối sử dụng "hoa ngôn" hay "mỹ ngữ" để nhập nhằng và lộn sòng nhằm che đậy việc cưỡng bách họ phải "sống độc thân", nhưng vẫn thỏa thuận ngầm để có thể sống chung với người khác phái mà không có hôn thú. Làm như vậy, chủ ý của Giáo Hội là ngăn ngừa, không để cho giới tu sĩ chuyển nhượng cho vợ con những khối tài sản kếch sù của Giáo Hội mà họ quản lý ở trong họ đạo hay giáo phận của họ.

Điều kiện đòi hỏi tu sĩ phải sống trinh bạch: Đây chỉ là lời nói đầu môi chót lưỡi dùng để lừa bịp người đời mà thôi.

Đối với các ngài tu sĩ: Sự thật như thế nào, lịch sử đã nói rất nhiều về đời sống bê bối, thối tha của những vị chức sắc cao cấp nhất trong Giáo Hội mà chúng tôi đã trình bầy tương đối đầy đủ trong Chương 13 (Mục IV) ở trên. Độc giả cũng có thể theo dõi tin tức do các cơ quan truyền thông Hoa Kỳ và các nước khác loan truyền từ đầu năm 2002, nói về các ông tu sĩ Da-tô ở Hoa Kỳ liên hệ và can tội loạn dâm, sờ mó trẻ em nam nữ một cách bất bình thường. Nếu cần, độc giả cũng có thể làm một chuyến đi "thăm dân cho biết sự tình", đến cộng đồng con chiên nguời Việt ở thành phố Portland (Oregon), một thành phố lớn đứng hàng thứ nhì ở miền Tây Bắc Hoa Kỳ, hỏi thăm về đời sống "trinh bạch" của ngài mang chức thánh Cao Đăng Minh và hỏi tại sao Ngài lại bỏ Chúa, bỏ nhà thờ, âm thầm lặng lẽ ra đi không một lời từ giã con chiên của Ngài. Sau đó, quý vị quá bộ xuống đến thăm cộng đồng con chiên người Việt ở Houston, Texas hỏi thăm họ về đời sống "trinh bạch" của hai ngài mang chức thánh là Đào Quang Ch và Nguyễn Hũu Dụ. Tiếp theo, xin mời quý vị nên đến thăm cộng đồng con chiên trong thành phố Chicago (Illinois) để tìm hiểu về nếp sống "trinh bạch" của ngài mang chức thánh Trịnh Thế H. xem ra sao. Nếu có rộng thì giờ, xin quý vị làm một chuyến viễn du tới Orange County, California, mời bà Bích Ngọc cùng đến thăm Linh-mục Trần Công Nghị để nhờ ngài giảng về hai chữ "trinh bạch" và "sống nghèo khổ". Sau những chuyến viếng thăm này, nếu còn thì giờ, quý vị cứ tiếp xúc với bất kỳ Linh-mục nào trong số các ngài mà Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn đã nêu đích danh trong hai tờ Tận Thế Số Ra Mắt, ngày 15/6/2002 và Tận Thế Số 2, ngày 15/7/2002 để biết rõ "đời sống trinh bạch" của các ngài "mang chức thánh" người Việt của Giáo Hội La Mã.

Đối với giáo dân: Trong thực tế, Giáo Hội và các chính quyền đạo phiệt tay sai của Giáo Hội chẳng bao giờ tôn trọng "trinh tiết" hay sự "trinh bạch" của nữ giới. Các tài liệu lịch sử nói về đời sống bê bối thối tha trong giáo triều Vatican, cũng như những vụ tai tiếng về loạn dâm bùng nổ ở Hoa Kỳ từ tháng 1/2002 cho đến nay (2009) là bằng chứng rõ rệt cho sự kiện này.

Tiện lợi nhất là chúng ta hãy chọn chính quyền đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm làm tiêu biểu cho việc kiểm nghiệm này. Trước hết, chúng ta hãy giả thử hoặc tưởng tượng trong một nước dân chủ tự do như ở Hoa Kỳ này, nếu có một sĩ quan an ninh mặc quân phục và dùng xe chính phủ đi bắt vợ của một nghi can (bất kể tội gì) đem về sở thẩm vấn, rồi chính vị sĩ quan đó, hay một nhân viên khác trong chính quyền cưỡng dâm nạn nhân và sống công khai với nạn nhân như vợ chồng để phá nát hạnh phúc gia đình của nghi can đó, thì :

1.- Viên sĩ quan an ninh đó sẽ bị pháp luật trừng trị như thế nào?

2.- Các cơ quan truyền thông và dư luận quần chúng sẽ phản ảnh như thế nào?

3.- Nhà lãnh đạo chính quyền (thí dụ như Tổng Thống Bush hiện nay), hay cấp trên của viên sĩ quan này sẽ phải nhận lãnh trách nhiệm như thế nào đối với tội ác trời không dung đất không tha này?

Ấy thế mà trong chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm, mấy vị sĩ quan an ninh là thủ phạm những tội ác dã man như vậy đối vời bà vợ của Đại Tá Nguyền Chánh Thi và bà vợ Đại Úy Phan Lạc Tuyên không hề bị trừng trị.[13] Ngược lại, những tên ác ôn côn đồ này rất có thể còn được thăng chức nữa. Từ đó, quý vị có thể suy ra mà nhận thức được mức độ dã man của Giáo Hội La Mã trong việc chà đạp lên đời sống "tiết hạnh và trinh tiết" của phụ nữ và hạnh phúc của nhân dân. Hành động dã man này là nếp sống trong nền văn hóa Da-tô, vì rằng ở đâu có sự can thiệp của Giáo Hội La Mã, hay có chính quyền đạo phiệt Da-tô là ở đó có những hành động dã man như vậy.

Theo sự tìm hiểu của người viết, nhân loại đã trải qua không biết bao nhiêu là chế độ chính trị trong đó có rất nhiều chế độ độc tài chuyên chính, mà gần đây nhất là Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp, Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Nhật, Đức Quốc Xã, Phát Xít Ý, Cộng Sản, nhưng không có chế độ độc tài chuyên chính nào lại bạo ngược và dã man như Giáo Hội La Mã và các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai của “cái tôn giáo ác ôn" này.

 

GIÁO HỘI LA MÃ LÀ TỔ QUỐC CỦA CÁC TU SĨ DA TÔ

 

Việc tuyển dụng tu sĩ của Giáo Hội La Mã gặp phải khó khăn là do việc đặt ra hai điều kiện đòi hỏi con chiên khi dấn thân vào học nghề làm Linh-mục. Hai điều kiện đó là:

A.- Phải cam kết sống độc thân trọn đời.

Đây là điều kiện khắt khe nhất và làm mất nhân tính khi phải dấn thân vào làm nghề Linh-mục. Ai cũng biết rằng, tình cảm thiêng liêng cao qúy thiên bẩm của con người là tình yêu lứa đôi trai gái (khi thăng hoa thành tình yêu vợ chồng, nguồn gốc của tình yêu gia đình). Đòi hỏi các ứng viên học nghề làm Linh-mục "phải cam kết sống trọn đời độc thân" tức là đòi hỏi họ phải dứt bỏ cái nguồn gốc của tình yêu gia đình. Đây là điều kiện rất khó cho một người bình thường có thể tuân hành được, vì nó đi ngược với quy luật "âm dương kết hợp" bẩm sinh của con người và một số loại sinh vật ở trên cõi đời này. Điều kiện này lại càng khó thực hiện hơn đối với những người đã được thụ phong Linh-mục, hay đã được gọi là "mang chức thánh" trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã, vì rằng họ là những người do lòng thèm khát quyền lực, háo danh và hám lợi mà dấn thân vào học nghề làm Linh-mục, và sau khi được thụ phong Linh-mục rồi thì quyền lực bao trùm lên cả thế quyền tại địa phương. Từ đó trở về sau, họ bước vào cuộc đời quyền uy, danh vọng, tiền bạc, giầu sang, oai phong lẫm liệt, hét ra lửa, mửa ra khói, không khác gì một ông lãnh chúa trong thời chế độ phong kiến còn cực thịnh. Bằng chứng là:

1.- Những hình ảnh của các ông Linh-mục Việt Nam trong thời 1862-1945 như Trần Lục (Phát Diệm), Cố Ân (Hà Nội), Cố Antôn, cố Giăng, cố Anvarê Cao, v.v... Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại qua câu chuyện nói về Cố Antôn và Cố Giăng dưới đây là bằng chứng bất khả phản bác.

"Phải nói rằng các cố thừa sai, do mầu da và chiếc áo chùng thâm của họ, họ đứng ở một vị trí rất cao trên chiếc thang xã hội. Người ta phải cung kính họ ngang với các quan đầu tỉnh (gọi là công sứ tại hai miền Trung và miền Bắc). Và nhiều ông đã lợi dụng vị trí của họ như thế để cai quản theo kiểu bạo chúa. Một vài thí dụ, Cố Antôn đi qua một làng lương, trên người mang áo chùng thâm và các áo phép. Một số thiếu niên người lương thấy cố ăn mặc kỳ cục thì cười diễu, có vài trẻ dám chửi rủa Cố. Trở về nhà, Cố tức giận tập hợp giáo dân lại, ra lệnh cho họ đi ruồng qua làng lương kia, trừng phạt đích đáng mấy đứa có tội, nghĩa là đánh đập tất cả những người họ bắt gặp ngoài đường. Họ tung hoành trong làng ấy như đối với quân thù vậy. Các cụ bô lão trong làng lương bèn gửi đơn khiếu nại lên huyện. Và thật là ngỡ ngàng khi thấy quan huyện bắt họ phải mua lễ vật, theo phong tục Việt Nam mà đến sắp mình lạy trước mặt Cố, xin tha thứ cho những gì đã xúc phạm Cố. Quan huyện còn nói thêm: Đó là bản án còn nhẹ đấy, bởi đây là lần đầu tiên dân tụi bay đã phạm lỗi như thế. Chớ quên rằng, nếu còn tái phạm, thì bô lão sẽ vào tù, còn phạm nhân thì sẽ bị tử hình".

"Cố Giăng, nằm trong một cái cáng do 2 giáo dân khiêng đi tới một thành phố cách nhà 18 kilomet. Vừa ra khỏi xứ đạo, một trong hai người khiêng cáng thưa rằng mình bị bệnh, xin cố kiếm ai thay thế. Cố bảo: Cứ bắt được ai thì bắt! Có một người đi qua, Cố kêu: “Bớ anh kia, đến khiêng ta đi tỉnh!”. Người kia lắc đầu: "Không, tôi không thể và tôi không muốn". – “Thằng xấc láo, mày không muốn hả? Thằng giặc!”. Người kia vẫn không chịu khiêng: "Tôi là lý trưởng, tôi không thể khiêng được". Đứng trước sự khước từ dứt khoát như thế, ông Cố xuống khỏi cáng, cầm gậy nhẩy bổ tới đánh đập viên lý trưởng, miệng nguyền rủa "…Lý với không lý, liệu mà khiêng cáng cho tao. À thằng giặc Cộng Sản! Mày sẽ biết tay tao!"

Hôm đó, Cố Giăng đến nhà quan đầu tỉnh và tố cáo rằng làng bên lương cạnh xứ đạo của ông đang nổi loạn mà chính tên lý trưởng cầm đầu. Qua ngày hôm sau, viên lý trưởng bị cách chức và bị tống vào ngục. Không hiểu Cố Giăng có tạ ơn Chúa cho mình chiến thắng tên ngoại đạo kia chăng, nhưng chắc Cố phải rất thích thú thấy rằng, phong trào chống giáo sĩ bên chính quốc Pháp chưa được du nhập sang các vùng thuộc địa." [14].

2.- Trong thời Kháng Chiến 1945-1954, tình trạng này còn ghế gớm hơn nữa. Xin xem lại Mục II trong bộ sách này và Chương 5 trong cuốn Nói Chuyện Với Tổ Chức Viêt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston: TX: 2004).

3.- Trong thời chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm (1954-1963) và quân phiệt Da-tô Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975), tình trạng này lại càng trầm trọng hơn trước nữa. Những hình ảnh của Giám-mục Ngô Đình Thục (Vĩnh Long và Huế), GM Phạm Ngọc Chi (Quy Nhơn), và các Linh-mục Hoàng Quỳnh (Chợ Lớn), Mai Ngọc Khuê (Tân Sa Châu, Tân Bình, Gia Định), Đinh Xuân Hải (Phú Thọ Hòa, Tân Bình, Gia Định), Tô Đình Sơn (Phú Yên), Trần Đình Vận (Dốc Mơ, Long Khánh), Cha Triệu (Bến Dinh, Châu Đốc), Cha Tông (Chương Thiện), Cha Nguyễn Lạc Hóa (Biệt Khu Hải Yến, Cà Mâu), v.v..là bằng chứng rõ ràng không ai có thể phủ bác được. Những hành động tác oai tác quái của các ngài lãnh chúa áo đen và áo tím này, đã để lại dấu ấn trong xã hội miền Nam Việt Nam trong thời kỳ này bằng một câu vè: "Nhất đĩ, nhì cha, tam sư, tứ tướng". Thiết nghĩ rằng bất kỳ người dân miền Nam nào từ tuổi lên 10 đã sống ở miền Nam vào thời đó cũng đều biết cả.[15]

4.- Ngay cả ở hải ngoại từ tháng 4 năm 1975 cho đến ngày nay (2004), sống trong chế độ tự do dân chủ như ở Bắc Mỹ này, mà các ngài lãnh chúa áo đen vẫn còn lộng hành chẳng khác gì như khi các ngài còn ở miền Nam Việt Nam trước ngày 30/4/1975. Những hành động ghê tởm của của các ngài như Nguyễn Hữu Việt Ch, (Louisiana), Cao Đăng M., (Oregon), Trần Công Ngh., (California) Trịnh Thế H. (Chicago, Illinois), Nguyễn Hữu Dụ, (Texas), Đào Quang Ch. (Texas), Nguyễn Đức T. (California) và tất cả các ngài được Linh-mục Nguyễn Thanh Sơn nêu đích danh nơi các trang 27-28 trong tờ Tận Thế Số Ra Mắt, ngày 15/6/2002, và nơi các trang 31-32 trong tờ Tận Thế Số 2, ngày 15/7/2002 là bằng chứng bất khả phản bác cho sự kiện này. (Địa chỉ Tòa Soạn của tờ báo này là : P. O. Box 8394, Fountain Valley, CA 92728 USA).

Từ ngàn xưa, trong những kẻ có quá nhiều quyền lực trong tay, nhất là những hạng người thèm khát quyền lực, háo danh tham lợi như giới tu sĩ Da-tô (đã chứng minh ở trên), rất hiếm người lại biết tôn trọng nhân quyền và sự trinh bạch của nữ giới. Tất cả sự kiện này đã được trình bày khá đầy đủ và rõ ràng ở các Chương 9, 10 và 11 (Mục IV) ở trên.

B.- Phải tuyệt đối tỏ lòng tin tưởng và trung thành với Giáo Hội La Mã.

Đây chỉ là một lối sử dụng thuật ngữ để tránh né khỏi phải nói thẳng ra rằng "linh-mục bản địa phải tuyệt đối tuân hành lệnh của Giáo Hội để chiến đấu ở ngay trong đất nước họ chống lại bất kỳ chính quyền nào không phải là tay sai của Giáo Hội, và chống lại những nhóm dân không phải là tín đồ của Giáo Hội." Như vậy, rõ ràng là cụm từ "Phải tuyệt đối trung thành với Giáo Hội La Mã" tức là "phải dứt khoát từ bỏ tình yêu đối với quê hương và dân tộc để hướng trọn tâm linh vào việc tôn thờ và phục vụ cho Giáo Hội La Mã". Sự kiện này được thể hiện ra qua lời tâm sự của Linh-mục Trịnh Văn Phát trong bài viết "Cảm Nghĩ Một Chuyến Đi " đăng trong tờ Liên Lạc Số 2 với nguyên văn như sau:

"Trong suốt thời gian tôi ở Việt Nam, tôi đã suy nghĩ và tự hỏi mình phải làm gì cho quê hương và Giáo Hội. Giúp quê hương không phải là bổn phận của tôi, nhưng tôi có bổn phận với Giáo Hội vì tôi là người của Giáo Hội và được đào tạo để sau này phục vụ cho Giáo Hội. Có nhiều anh em yêu cầu tôi về giúp cho địa phận, tôi thẳng thắn trả lời là tôi không có tự do chọn lựa, tôi được huấn luyện để phục vụ theo nhu cầu của Giáo Hội." [16]

Ai cũng biết rằng, trong thực tế, Giáo Hội La Mã chỉ là một danh xưng bề ngoài của Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican. Như vậy là điều kiện "Phải tuyệt đối trung thành với Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican" là một lệnh đòi hỏi con chiên và những con chiên theo học nghề làm Linh-mục, phải trở thành một phần tử trong lực lượng xung kích trong đạo quân thứ 5 nằm vùng tại địa phương, sẵn sàng tuân lệnh Giáo Hội vùng lên chống lại chính quyền quốc gia bản địa, nếu chính quyền này không chịu khuất phục hay thỏa mãn những điều kiện của Tòa Thánh Vatican đưa ra.

Đã tuyệt đối trung thành với một đế quốc thực dân xâm lược, thì khi đế quốc này phát động cuộc chiến xâm chiếm quốc gia của đương sự thì đương sự phải đứng về phía đế quốc đó để chống lại đất nước của mình. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ những người dấn thân vào học nghề làm Linh-mục cho Giáo Hội La Mã, Nếu tuân hành đúng điều kiện này, thì họ đương nhiên thành hạng người VONG BẢN, PHẢN QUỐC. Sự kiện này đã thể hiện ra bằng những hành động của họ trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam từ năm 1533 cho đến ngày nay(2004). Cái bản chất vong bản, phản quê hương, phản dân tộc của họ vẫn còn nguyên vẹn như vậy khi mà họ vẫn còn "tin tưởng và tuyệt đối vâng lời Giáo Hội La Mã", và còn "triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên của họ". Lời nói "giang sơn dị cải, bản chất nan di" của người Trung Hoa quả thật không sai chút nào cả.

Như vậy là, trên lý thuyết hay trong tư tưởng và suy tư, cũng như trong thực tế hay trong hành động và cung cách hành xử, họ phải từ bỏ tình yêu và nghĩa vụ đối với Tổ quốc, từ bỏ tình yêu và nghĩa vụ đối với dân tộc để hết lòng trung thành và phục vụ cho Giáo Hội. Nhưng thực chất Giáo Hội La Mã là Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Vatican, với chủ trương bất di bất dịch là sử dụng bạo lực, đem quân đi đánh chiếm đất đai của các dân tộc thuộc tôn giáo khác làm thuộc địa (hay dùng bọn tín đồ cuồng tín tại địa phương để cướp chính quyền) rồi cưỡng bách dân tộc nạn nhân này phải theo đạo và làm nô lệ cho Giáo Hội. Việc ban hành thánh chỉ Romanus Pontifex vào ngày 8 tháng 1 năm 1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455) và các thánh chỉ kế tiếp sau đó trong thời các Giáo Hoàng Callistus III (1455-1458), Sixtus IV (1471-1484) và Alexander VI (1492-1503) là bằng chứng cho sự kiện này. Xin xem Chương 3, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Trong lịch sử, Giáo Hội thực sự đã từng là một trong hai thành phần đem quân xâm lăng, đánh chiếm Việt Nam từ cuối thập niên 1850 và đã thiết lập được hệ thống quyền lực ở Việt Nam cả hơn một thế kỷ. Mãi cho đến ngày 30/4/1975, hệ thống quyền lực của Giáo Hội mới bị phá vỡ, nhưng vẫn còn cố gắng giẫy dụa tác hại cho dân tộc Việt Nam ta bằng cách này hay cách khác. Những tàn dư của thế lực này vẫn còn ở lại Việt Nam tuy đã co lại thành những đạo quân thứ 5 nằm trong các giáo xứ, các làng đạo hoặc xóm đạo. Như vậy, dân tộc Việt Nam rõ ràng là nạn nhân của quân xâm lăng Vatican tức Giáo Hội La Mã. Kinh nghiệm lịch sử cho thấy rằng, Giáo Hội La Mã là quân cướp ngoại thù nguy hiểm nhất, thâm độc nhất, dã man và tàn ác nhất nếu so với các đế quốc xâm lăng Tầu, Pháp và Nhật mà dân tộc ta đã kinh qua. Thực tế lịch sử đã cho thấy rõ sự thật là như vậy.

Ấy thế mà họ (những người hành nghề Linh-mục và tất cả các con chiên được Giáo Hội coi là ngoan đạo mà chúng ta gọi là cuồng tín) vẫn coi Giáo Hội như là Tổ quốc đích thực của họ, phải tuyệt đối trung thành với Giáo Hội và phải làm tất cả những việc làm chống lại quê hương, chống lại truyền thống của gia đình và truyền thống dân tộc. Sự kiện này đã được thể hiện ra bằng những suy tư, thái độ và hành động của hầu hết những tu sĩ Da-tô và con chiên ngoan đạo người Việt trong suốt chiều dài lịch sử, từ khi đạo Da-tô được truyền vào Việt Nam từ giữa thế kỷ thứ 16 cho đến nay. Như vậy, rõ ràng là họ đã trở thành những quân vong bản, phản quê hương, phản dân tộc.

 

MỘT THỨ GIAO KÈO THUÊ NHÂN CÔNG

 

Bất kỳ công ty kỹ nghệ sản xuất hàng hóa nào cũng cần phải có những chuyên viên điều hành các công việc chuyên môn trong công ty. Những chuyên viên này, được tuyển dụng theo một giao kèo trong đó có những điều khoản mà cả công ty (ông chủ) và chuyên viên được thuê mướn đều có thể chấp nhận được. Tùy theo khả năng chuyên môn của mỗi người, công ty phải trả tiền lương hàng tháng hay hàng năm cho họ và một số quyền lợi vật chất khác. Ngược lại, chuyên viên được thuê mướn phải đem hết sức lao động và kinh nghiệm chuyên môn của mình để phục vụ cho công ty.

Một đế quốc thực dân xâm lược với một bộ máy cai trị bao gồm cả chính quốc và các thuộc địa cũng cần có những ông quan cai trị giỏi, vừa phải tuyệt đối trung thành với chính quyền trung ương vừa phải triệt để chấp hành mệnh lệnh từ trên ban xuống, vừa phải biết trị an và bóc lột nhân dân tối đa để có thể thu vơ được thật nhiều lợi nhuận đem về làm giầu cho chính quốc. Những ông quan cai trị này cũng được tuyển dụng theo một giao kèo trong đó nhà nước đế quốc vừa phải trả lương cho họ một cách hậu hĩ, vừa phải ban cấp cho họ những quyền hành giống như một ông vua con hay một ông lãnh chúa trong địa hạt trấn nhậm.

Giáo Hội La Mã vừa là đế quốc thực dân xâm lược có quyền lực bao trùm từ giáo triều Vatican (curia) cho tới các thuộc địa (giáo phận) ở khắp mọi nơi trên toàn cầu, vừa là công ty kinh doanh khai thác kỹ nghệ “buôn thần bán thánh”, nắm độc quyền sản xuất những chuyện hoang đường, tín lý nhảm nhí, chế tạo thánh, sản xuất thánh tích, v.v..., tất nhiên là Giáo Hội cũng phải cần có khối nhân sự vừa là ông quan cai trị với những đức tính và chức vụ giống như một ông quan phong kiến của một đế quốc thực dân xâm lược, vừa là nhân viên có khả năng chuyên môn có tài nói láo để tô vẽ và quảng bá những sản phẩm (những chuyện hoang đường, láo khoét) của Giáo Hội đã tung ra thị trường tiêu thụ. Những ông quan phong kiến trong bộ máy cai trị của Giáo Hội La Mã cũng được tuyển dụng theo một giao kèo giống như ông quan trong bộ máy cai trị của bất kỳ một đế quốc thực dân xâm lược nào khác, nhưng ông quan phong kiến trong Giáo Hội La Mã có nhiều quyền lực hơn (vì rằng Giáo Hội theo đuổi chủ trương "thần quyền chi đạo thế quyền"), được tôn vinh là "giáo sĩ" và "tu sĩ" (một giới người được xếp vào hàng thượng đẳng của xã hội trong thời ông Moses) để chỉ đạo nhà cầm quyền thế tục. Chính vì các ông giáo sĩ hay tu sĩ Da-tô có nhiều quyền lực hơn một ông quan trong một đế quốc xâm lược hay trong một nước theo quân chủ phong kiến chuyên chế, cho nên có rất nhiều con chiên mong muốn trở thành tu sĩ của Giáo Hội.

Thói đời, "có đi, có lại thì mới tọai lòng nhau", hay "ông mất cái giò, bà thò nậm rượu". Quyền lực và danh lợi mà giới tu sĩ Da-tô chạy theo đeo đuổi và có được là do Giáo Hội La Mã ban cho và được phỉnh nịnh bằng mỹ từ "Chúa chọn" hay "ơn Chúa" (nặng tính cách bịp bợm). Ngược lại, họ phải hy sinh cả cuộc đời cho Giáo Hội trong đó có cả (a) việc phải hy sinh tình yêu lứa đôi trai gái, phải sống độc thân trọn đời, ghê gớm hơn nữa là (b) việc phải từ bỏ tình yêu và nghĩa vụ đối với Tổ quốc và đối với dân tộc, (c) phải tỏ lòng tuyệt đối trung thành đối với Giáo Hội (được ngụy trang bằng mỹ từ "trung thành với Chúa" ).

Trên đây là ba đặc tính nổi bật nhất của người tu sĩ Da-tô. Không có ba đặc tính này hay thiếu một trong ba đặc tính này thì họ không còn là "tu sĩ Da-tô" đúng như Giáo Hội La Mã mong muốn, và sẽ bị Giáo Hội cho là "rối đạo". Đây là trường hợp Linh-mục Trần Tam Tỉnh, tác giả cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris, Sudestasie, 1978).

Riêng về phía bầy con chiên, Giáo Hội chỉ đòi hỏi họ phải tuyệt đối tin tưởng vào tất cả tín lý thần học Kitô, phải triệt để tuân hành tất cả giáo luật, và tuyệt đối vâng lời dạy dỗ của Giáo Hội, vâng lời các đấng bề trên. Làm đúng như vậy thì mới được gọi là tín đồ "ngoan đạo". Nhưng nếu làm đúng như vậy, thì họ lại trở thành người vong bản, phản quê hương, phản dân tộc. Nếu không tin tưởng vào tín lý thần học Ki-tô, hay không vâng lời dạy dỗ của các đấng bề trên, thì họ sẽ bị Giáo Hội và con chiên "ngoan đạo" coi như là "phản đạo" hay "Chống Chúa" và có thể bị vạ "tuyệt thông" (excommunicated). Đây là trường hợp các ông Charlie Nguyễn (tác giả cuốn sách Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, Thực Chất Đạo Công Giáo Và Các Đạo Chúa), ông Phạm Hữu Tạo (chủ bút tờ Đông Dương Thời Báo ở Houston, Texas), và tất cả những con chiên đã phản tỉnh và đã nhìn ra bộ mặt thật cực kỳ ghê tởm của Giáo Hội La Mã.

Cũng xin nhắc lại rằng, đối với Giáo Hội La Mã, sống độc thân phải được hiểu ngầm là không được chính thức lập gia đình, nhưng không có nghĩa là "sống đời trinh bạch", dù rằng Giáo Hội vẫn luôn luôn cao rao và nêu lên hai chữ "trinh bạch" đối với tu sĩ. Những người hiểu rõ lịch sử Giáo Hội đều đồng ý với câu nói, "Đừng tin những gì Giáo Hội nói, hãy nhìn những gì Giáo Hội đã và đang làm."

 

(xem tiếp phần 3)

CHÚ THÍCH


[13] Chính Đạo, Nhìn Lại Biến Cố 11/11/1960 (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr.208-231.

[14] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr 51-52

[15] Xin xem thêm Chương 2 sách Nói Chuyện Với Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation của người viết ( Houston, TX: Đa Nguyên, 2004)

[16] Trịnh Văn Phát. "Cảm Nghĩ Một Chuyến Đi." Liên Lạc Giáo Hoàng Học Viện Piô Đà Lạt Số 2 tháng 7/ 1995, tr 72

© sachhiem.net