Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc trong pháp môn Tịnh Độ KHÁC Thượng Đế /Thiên Đàng
[Đây là một cảm nhận sau bài: "Tìm Chỗ Đứng Cho Thiên Chúa Trong Đạo Phật Nhiệm Vụ Bất Khả Thi Của Thần Học Ki-Tô Giáo" của tác giả Ngô Triệu Lịch đăng ở http://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NgoTrieuLich_07.php và xác minh của tác giả theo sau]
From: Tran Quang Dieu
Date: Thu, June 13, 2019 5:42 am
Tôi vừa mới đọc hết bài của tác giả Ngô Triệu Lịch và thấy rằng:
Một: Các nhà thần học Kitô không thể đồng hóa Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc trong pháp môn Tịnh Độ của Phật giáo như vai trò Thượng Đế và Thiên Đàng như Kinh Thánh đã mô tả được.
Hai: Kinh A Di Đà là xuất xứ trong hệ thống tư tưởng của Phật giáo Đại Thừa tại Ấn Độ bằng văn Phạn ngữ chứ không phải "do", hay "của" Trung Hoa.
Ba: Các học giả tây phương,có lẽ hiểu sai về lịch sử xuất xứ Kinh A Di Đà và, nghiêm trọng nhất là đồng hóa A Di Đà như vai trò và quyền năng của một ông Chúa chuyên làm chuyện ban thưởng.
Các bạn có thể lướt qua xuất xứ và ý nghĩa về Pháp Môn Tịnh Độ (cõi An Tịnh - bất nhiễm trần = Giải Thoát) nơi Phật giáo ở đây:
- "Trong bài phú nôm "Cư Trần Lạc Đạo" của vua Trần Nhân Tông có những câu khẳng định Đức Phật A Di Đà chính là cái tâm trong sạch của mình:
Tịnh độ là lòng trong sạch, chớ còn ngờ hỏi tới Tây phương.
Di Đà là tánh lặng soi, mựa phải nhọc tìm về Cực Lạc.
Ta hãy nghe thiền sư Trung Hoa Không Cốc Long, sống đầu thế kỷ 15, bàn về niệm Phật:
Pháp môn niệm Phật là con đường thể hiện Đạo Phật ngắn nhất. Đừng tin ở hiện hữu sắc thân hư huyễn này, bởi vì tâm trước vào những phù hư của kiếp sống thế gian là cội gốc của luân hồi. Cõi Tịnh độ là đáng mong cầu nhất và phép niệm Phật là đáng trông cậy nhất. Đừng hỏi niệm Phật như thế nào gấp rút hay thư thả; đừng hỏi tụng đọc danh hiệu Ngài như thế nào, cao giọng hay thấp giọng; đừng để gò bó bởi điều luật nào, mà hãy nhất tâm bất loạn, tịch tĩnh và trầm mặc niệm tưởng. Khi chứng đến chỗ chuyên nhất không bị ngoại cảnh quấy nhiễu, rồi một ngày kia một biến cố sẽ bất ngờ gây ra trong mình một thứ cải biến tâm lý, và nhờ đó mà nhận ra rằng cõi Tịch Quang Tịnh Độ là chính cõi đất này, và Phật A Di Đà cũng chính là cái tâm này. Nhưng hãy cẩn thận đừng phóng tâm mong chờ một cảnh tượng như thế, vì nó sẽ trở nên chướng ngại sự chứng đắc.”
Vài hàng đóng góp. Có gì xin các anh chị chỉ giáo.
Tran Quang Dieu
____________________
Subject: Trả lời thư
From: TL Ngo
Date: Sat, June 15, 2019 4:08 am
Cám ơn chị.
Trả lời thư anh Tran Quang Dieu
Điểm Một: Trong ngữ cảnh bài này, việc đồng hóa Phật A-di-đà với Thiên chúa của Kito giáo đều được trích dẫn lại từ nguồn tư liệu sách vở của bên Công giáo do Vatican Imprimatur, thậm chí ngay trong các văn kiện Công đồng Vatican II như Tuyên ngôn Nostra Aetate… Chúng ta nói “không thể đồng hóa…” Nhưng họ cứ nói, cứ viết, cứ rao giảng, cứ “đối thoại” bằng các luận điểm sặc mùi đạo phiệt như thế! Liệu rằng chúng ta có thể khoanh tay ngồi nghe họ thuyết giảng, hay cần phản biện lại một cách đanh thép rằng: Phật giáo không có chỗ đứng cho thiên chúa của Kito giáo… Cần nói thêm, cái gọi là “Thần học theo cung cách Châu Á” chính là học thuyết họ dựa vào đó để đồng hóa văn hóa tôn giáo châu Á, trong đó có Phật giáo. Nếu chúng ta mù mờ không rõ điều này, liệu rằng cái sứ mệnh “giải hoặc” chúng ta tự nguyện gánh vác có thực hiện được không?...
Điểm Hai: Bài này chỉ phê phán các quan điềm Thần học nhắm vào Tịnh Độ tông, xem Tịnh Độ tông là đối tượng cần được “Công giáo hóa”… Đây là bài viết không nhằm mục đích nghiên cứu phát tích, hệ tư tưởng Tịnh Độ. Nhưng nhấn mạnh vào góc độ “Trung Hoa hóa” tông phái này… Trong ngữ cảnh bài này, tôi đã viết: tín ngưỡng Tịnh Độ hình thành nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh tha lực của đại bộ phận người dân Trung Hoa vốn bị ảnh hưởng sâu đậm văn hóa bản địa. Giáo pháp nguyên chất của Gotama bị văn hóa bản địa Trung Hoa pha tạp với liều lượng đậm đặc khiến không còn nhìn ra tính chất nguyên thủy qua lăng kính Tịnh Độ Trung Hoa… Xin nói rõ để không bị hiểu lầm. Khi người Công giáo “làm thần học theo cung cách Châu Á”. Họ cũng đã nhìn Phật giáo qua lăng kính Tịnh Độ Trung Hoa để khám phá ra bóng dáng Thiên Chúa của họ qua lăng kính này, chứ họ không hề quan tâm đến Phật A-di-đà xuất xứ trong hệ thống tư tưởng Phật giáo /Đại thừa tại Ấn Độ…
Điểm Ba: Trong bài tôi có dẫn lại một đoạn của Will Durant, do Nguyễn Hiến Lê dịch trong quyển Lịch sử văn minh Ấn Độ và đã nhận định: sai lầm của một số học giả phương Tây và Vatican về Phật giáo không có gì khác, chỉ khác ở mục đích. Nếu các nghiên cứu của học giả phương Tây chỉ phục vụ học thuật, thì mục đích của Vatican là cải đạo được ngụy trang dưới chiêu bài “đối thoại liên tôn”…
Điều làm tôi thắc mắc là sai lầm của Will Durant về Phật giáo là quá thô thiển thế nhưng từ đó đên này không một nhà nghiên cứu nào dám phê bình! Hay vì chiếc bóng của Will Durant quá lớn khiến những nhà nguyên cứu phật học ở VN ngại không dám đụng đến?!...
Rất mong có một vị nào đó phê bình về vấn đề này...
Ngô Triệu Lịch
Đó đây
2024-09-19 - Xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên và quần chúng - Thượng tướng Trịnh Văn Quyết yêu cầu các cơ quan giúp việc cần bám sát và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; đồng thời cho rằng,
việc xử lý nghiêm các hành vi vi phạm thời gian qua đã góp phần cảnh báo răn đe, ngăn ngừa và hạn chế các vụ việc tương tự.
2024-09-08 - 279. Nặng lòng với quê hương! - Cám ơn kênh Ổi Xanh đã bỏ công thực hiện video này bằng những hình ảnh sống động để người ta dễ dàng nhận biết nội dung đi kèm với nhân vật trong câu chuyện đăng trên VOV5 cùng đề tài.
2024-09-08 - Cảnh sát Đại học Georgetown đang điều tra sau khi phát hiện một cây thánh giá - bị hư hại bên trong nhà nguyện của trường đại học GeorgeTown, Wa. DC, Mỹ, và phát hiện một bức tượng Đức Mẹ bị dịch chuyển và nằm trên mặt đất. Phó chủ tịch phụ trách Truyền giáo và Mục vụ,
Cha Mark Bosco và Phó chủ tịch phụ trách An toàn công cộng Jay Gruber đã viết 1 lá thư chung gửi đến nhân viên và sinh viên của Georgetown.