vụ tự thiêu thứ 6 kể từ ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức hy sinh: Đại đức Thích Quảng Hương t
From: Tran Quang Dieu [mailto:tranquangdieu@hotmail.com]
Sent: Monday, November 14, 2011 8:29 AM
Subject: Đại đức Thích Quảng Hương tự thiêu tại công trường Diên Hồng
"Đại đức Nguyên Tài, tục danh là Đặng văn Cao. Quê quán người Bình Định. Đại đức là một trong những vị thanh niên Tăng nhiệt liệt tham gia cuộc vận động cho nguyện vọng của Phật giáo ngay từ buổi đầu tại Thủ đô. Trên đường phục vụ, Đại đức đã mất tích vào hạ tuần tháng 6 dương lịch 1963, tại vùng Phú thọ Hòa. Tìm kiếm khắp nơi không ra, hỏi nơi chính quyền thì Ủy ban Liên bộ (Đố dám nói. Hoặc là Bộ này cũng sẽ không biết. Chỉ có Mật vụ mới biết được - tqd) đáp là không một cơ quan nào đã bắt giữ Đại đức, Ủy ban Liên phái đành thúc thủ và đau đớn liệt Pháp hiệu của Đại đức vào bảng Linh vị để cầu nguyện."
________________________________________
Đại đức Thích Quảng Hương tự thiêu tại công trường Diên Hồng
(Nhằm phản bác những ai nói rằng thời ông Ngô Đình Diệm "không có đàn áp Phật giáo")
"Tại Sào gòn, một vụ tự thiêu thứ 6 kể từ ngày Hòa thượng Thích quảng Đức hy sinh đã diễn ra. Vụ tự thiêu này cũng là vụ thứ nhất sau thời gian sau khi các chùa bị đánh phá (đêm 20.8.1963).
Vào hồi 12giờ 30 ngày 5-10-1963, tại công trường Diên Hồng, trước cửa Nam chợ Bến Thành, trong lúc lực lượng an ninh của chính quyền Diệm đang bố trí, canh phòng nghiệm ngặt để ngăn ngừa những cuộc biểu tình của quần chúng, thì một ngọn lửa sáng lòa bốc lên làm cháy xém cả hàng cây trong công trường.
Mọi người qua đường dừng lại, các ký giả ngoại quốc ráo riết hoạt động và cảnh sát, mật vụ đổ xô về nơi có ngọn lửa. Mười phút sau quần chúng bao quanh công trường bị đánh rạt đi, lực lượng Cảnh bị phủ kín mặt đường. Máy quay phim, chụp hình bị đập nát, một vài ký giả ngoại quốc bị đánh gãy tay, lỗ đầu nằm vật xuống. Thế rồi, một thi hài cháy đen như than được lôi ra từ trong công trường, quăng lên xe và đem đi biệt tích.
Một sự kiện xảy ra không đầy 30 phút, vậy mà đã in hẳn đau thương trong tâm khảm mọi người, ghi đậm trên trang sử tranh đấu dũng liệt của một dân tộc yêu chuộng tự do, bất khuất trước bạo lực.
Người tự thiêu tại công trường Diên Hồng này là một Tăng sĩ trẻ tuổi: Đại đức Thích Quảng Hương (1). Trước đó, Đại đức Thích Quảng Hương đã có lần xin được tự thiêu, nhưng đại nguyện này không được Ủy ban Liên phái chấp nhận vì số người nộp đơn (xin tự thiêu) quá đông (2); hơn nữa Ủy ban Liên phái nhận thấy chưa cần đến một sự hy sinh rộng lớn và đau xót như thế này.
Nhưng khi các Thượng tọa lãnh đạo Ủy ban Liên phái bị bắt giữ và sau thời gian bị giam cầm 12 ngày tại đồn Rạch cát, Đại đức Thích Quảng Hương đã nhờ một số sinh viên, ni cô giúp sức để Đại đức thực hiện được ý định tự thiêu.
Người đã góp phần tích cực vào việc thực hiện đại nguyện của Đại đức Thích Quảng Hương là ni cô Chơn Phước và sinh viên Trương quang Đại.
Tuy rằng vụ tự thiêu của Đại đức Thích Quảng Hương gây một tiếng vang rất lớn trên thế giới, Tổng thống Kennedy lên tiếng chỉ trích chính phủ Diệm, Ngoại trưởng Dean Rusk đòi nhà cầm quyền Saigon phải xin lỗi Hoa kỳ và bồi thường các ký giả nạn nhân bị mật vụ đánh đập. Nhưng, đã đâm lao thì phải theo lao, chính quyền Ngô đình Diệm không còn kiêng nể gì nữa; Ngô đình Nhu huy động một lực lượng cảnh bị, mật vụ kỷ lục. Rút kinh nghiệm trong vụ đàn áp, họ bủa lưới vây khắp hang cùng ngõ hẻm Saigon, làm cho các hoạt động chống đối của quần chúng bị tê liệt.
Qua một thời gian tranh đấu mấy tháng trời ròng rã, biết bao nước mắt, máu xương của nhân dân đã đổ. Vậy mà, những kẻ độc ác trong gia đình họ Ngô vẫn không chùn tay khủng bố, mọi nhà giam đã chật ních người, việc tra tấn đến độ kinh tởm nhất. Người ta tưởng tượng, chốn địa ngục cũng không có những dụng cụ khảo đả và cách thức khai thác độc ác như thế này. Việc treo người lên xà nhà suốt ngày đêm, đổ dầu hôi, eau de javel, nước mắm vào miệng vào mũi và dí (gí - tqd) điện vào chỗ hiểm là những cực hình cổ điển mà Tăng, Ni, Phật tử cũng như nhân dân nổi dậy chống chế độ độc tài, một khi bị bắt thường phải hứng chịu. Ngoài những việc đó, bọn tay sai của Ngô đình Diệm còn sáng chế nhiều cách thức tra tấn dã man gấp trăm lần như: Dùng điện 5.000 nến rọi vào mắt nạn nhân cho đui mù, dùng kìm sắt bẻ răng, tước móng tay móng chân cùng đóng đinh vào đầu ngón tay những người mà chúng gọi là "tội nhân". Tu sĩ Thanh Tùng bị đóng đến 10 cái đinh năm phân vào xương sống. Sinh viên Từ Thịnh bị đổ át-xít tuột hết da đầu. Còn gì bạo ác hơn?
Ngoài ra còn một số Ni cô và nữ sinh bị cưỡng bức, có người đến phải mang thai như nữ sinh Nh. và K.T chẳng hạn. Có người bị bọn thú vật thay phiên nhau làm nhục rồi dùng giày đinh đạp vào chỗ hiểm.
Bà Phước J.M. người Canada, phục vụ tại một bệnh viện ở Saigon đã thấy rõ được hậu quả của việc đó. Cũng trong thời gian này, bà J.M. tới thăm gia đình giáo sư Th. khi gặp bà Th, bà phước J.M đã ôm lấy bà Th, vừa khóc vừa nói:
"Chị ơi! Sao lại như vậy? Sao người ta lại đối xử với phụ nữ như vậy? Chị có biết ở Phi Châu có cảnh tượng khủng khiếp này không, hay chỉ có ở Việt Nam...?"
Những kẻ có hành động độc ác, dã man trên đây là những kẻ nào? thuộc thành phần nào? Một mình gia đình họ Ngô, kể cả già trẻ bé lớn có bỏ sức ra làm việc mãn đời cũng không thể tạo ra nhiều tội ác như thế này.
Tất nhiên phải có bọn người hung bạo tiếp tay cho họ Ngô, mà bọn người này phải đông đảo nên mới gây được những tội ác kinh thiên động địa khiến thế giới phải ngỡ ngàng, tưởng như nền tiến hóa của con người theo một sự tuần hoàn và đang trở lại đời sống bán khai.
Bao nhiêu kẻ đã tiếp tay với gia đình Ngô đình Diệm dấn mình vào tội ác bây giờ ở đâu? làm gì? Có còn trí khôn và có trăn trối gì không?
Cũng nhờ bọn tay sai này mà gia đình Ngô đình Diệm ít nhiều thực hiện được ý định đè bẹp phong trào nổi dậy của quần chúng trong một thời gian.
Vào khoảng giữa tháng 10 năm 1963, trước sự khủng bố nhất loạt và tàn ác của bọn tay sai gia đình họ Ngô, nhân dân tuy quá căm phẫn nhưng đành thúc thủ. Súng đạn không có, lấy gì đương đầu với những kẻ ngoài hình hài ra không còn dấu vết nào để có thể đó là con người?
Quần chúng quả có khiếp sợ trước những người phi nhân bản và vô nhân đạo đó. Vì vậy, phong trào tranh đấu lắng xuống một cách thảm thương."
(Công cuộc tranh đấu của PHẬT GIÁO VIỆT NAM by Quốc Tuệ. In lần thứ nhất tại Sài gòn năm 1964; In lần thứ hai tại Pháp quốc năm 1987, từ trang 453 đến 458)
_________________________________
Chú thích của Trần Quang Diệu:
1) Phải hiểu, trong những vụ tự thiêu, ngoài ngài Hòa thượng Thích quảng Đức là vị cao niên, còn lại những người khác thì hầu như ai cũng đều nằm ở tuổi trẻ dưới 30. Thậm chí, có người chỉ mới 17 tuổi như thầy Thích Thanh Tuệ tự thiêu ở Huế. Nghĩa là họ đang ở tuổi sung mãn sức lực, quãng đời còn rộng thênh thang, nếu không tu nữa thì lo chi không kiếm được một mái ấm gia đình như bao nhiêu người khác; họ không có chi là bi quan yếm thế. Nhưng họ đã dám can đảm viết di bút để lại cho thân nhân, cho Ủy ban Liên phái; gởi cho Liên hiệp quốc, và cho anh em nhà Ngô Đình Diệm để rồi sẵn sàng quyết tâm tự hủy thân của họ để gióng lên lời cảnh cáo về sự bạo tàn mà Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo gần như đến hồi tê liệt sau đêm 20.8.63 khi chính phủ Ngô đình ra lịnh thiết quân luật rồi đồng loạt tấn công đập phá các chùa trên toàn cõi Nam Việt nam.
Vậy mà, ngày nay, lại có một ông Mục sư Nguyễn Huệ Nhật, đã từng một thời ăn cơm chùa tại xứ anh hùng Tây Sơn Nguyễn Huệ - Bình Định, lại có thể nhẫn tâm (lẽ ra phải nói là táng tận lương tâm mới chuẩn nghĩa) viết ra những lời vô đạo rằng những vị tự thiêu đó là "chán đời" hoặc "muốn nổi tiếng...". Người ta có thể hỏi Mục sư Nguyễn Huệ Nhật: Cần nổi tiếng điều gì với một thanh niên như thầy Thích Thiện Bình khi ông tự nguyện móc đôi mắt của mình và gởi cho phái đoàn Liên hiệp quốc? Chán đời điều gì khi phần đông trong họ là đi tu vào những năm lên 7 lên 8 thưa Mục sư Nguyễn Huệ Nhật?!
Nếu Mục sư Nguyễn Huệ Nhật có viết như vậy ở đâu đó, rồi đến những bàn tay nhám nhúa của thời đại, họ hí hửng, khoái chí, đắc ý chuyển đi trên các diễn đàn điện tử Internet thì xin Mục sư Nhật hãy thành thật với lòng mình trước đấng Thiên Chúa hiển linh - như một tấm kiếng sáng trưng: Xin Mục sư đưa mặt của mình mà nhìn vào đó xem sao, mái đầu của mình đến chừ đã chuyển sang màu muối tiêu hay chưa?
2) Tình hình lúc đó, nếu chính phủ Ngô Đình Diệm không được cải tổ; nếu 5 nguyện vọng và Thông cáo chung giữa Ủy ban Liên bộ và Ủy ban Liên phái đã đồng thuận ký không được thực thi; và nếu không có cuộc cách mạng bùng nổ, thì, nhất định con số tự hủy thân sẽ còn tiếp tục cứ được tăng dần lên trên bàn thờ của Uỷ ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo bằng những bài vị.
Ngày 11.8.1963, Phật giáo làm lễ cầu siêu cho Đại đức Thích Nguyên Hương (người tự thiêu tại Phan Thiết). Việc đau đớn, làm cảm động mọi người là UBLPBVPG cũng đã phải viết tên của một người khác bị mất tích lên bàn thờ. Đó là Đại đức Thích Nguyên Tài. Việc như sau:
"Đại đức Nguyên Tài, tục danh là Đặng văn Cao. Quê quán người Bình Định. Đại đức là một trong những vị thanh niên Tăng nhiệt liệt tham gia cuộc vận động cho nguyện vọng của Phật giáo ngay từ buổi đầu tại Thủ đô. Trên đường phục vụ, Đại đức đã mất tích vào hạ tuần tháng 6 dương lịch, tại vùng Phú thọ Hòa. Tìm kiếm khắp nơi không ra, hỏi nơi chính quyền thì Ủy ban Liên bộ (Đố dám nói. Hoặc là Bộ này cũng sẽ không biết. Chỉ có Mật vụ mới biết được - tqd) đáp là không một cơ quan nào đã bắt giữ Đại đức, Ủy ban Liên phái đành thúc thủ và đau đớn liệt Pháp hiệu của Đại đức vào bảng Linh vị để cầu nguyện." (sđd ở trên, tr 328).
(còn tiếp)
Xem bài "Thầy Thích Thiện Mỹ tự thiêu trước nhà thờ Đức bà - Sài gòn"
2024-10-02 - Linh mục ở San Jose, California biển thủ tiền quyên góp bị phạt tù, phạt 1,9 triệu đô la - Linh mục Nguyen đã bị kết án ba năm tù vì tội gian lận ngân hàng và phải bồi thường sau khi ông chuyển hơn 1,4 triệu đô la tiền quyên góp của nhà thờ vào tài khoản ngân hàng của mình.
Vào tháng 3, Nguyen bị tòa án liên bang kết tội về 14 tội danh gian lận ngân hàng. Nguyen đã từng là giám đốc của trung tâm từ năm 2001-2011,và từng là cha xứ của Nhà thờ St. Patrick, nay được gọi là Nhà thờ Đức Mẹ La Vang.
2024-09-29 - Thanh tra việc chấp hành pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, xây dựng tại Dự án Trung tâm Đức mẹ Núi Cúi, - Ban Chỉ huy Quân sự huyện Thống Nhất thiếu trách nhiệm, để chủ đầu tư san lấp mất "Mốc khống chế pháo binh – số hiệu 7Q/41" trong quá trình thi công thuộc dự án
nhưng không phát hiện và xử lý kịp thời. Theo kết luận thanh tra, trong quá trình triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư đã nhiều lần có hành vi vi phạm về đất đai, xây dựng.