Chế độ Ngô Đình Diệm được thành lập. Dụ số 10 (thời BD Pháp thuộc) vẫn được duy trì
From: "Tran Quang Dieu tranquangdieu@hotmail.com [DiendanDanToc]"
Sent: Saturday, July 23, 2016 11:24 PM
Subject: [DiendanDanToc] Chế độ Ngô Đình Diệm được thành lập. Dụ số 10 vẫn được duy trì như một phương tiện kỳ thị, đàn áp đối với PGVN.RE: Sự thật về Thich quảng Đức
Sau khi chiến tranh Việt - Pháp chấm dứt vào năm 1954. Tiếp theo thì đất nước lại bị qua phân?
"Tại miền Nam Việt Nam, chế độ Ngô Đình Diệm được thành lập. Dụ số 10 vẫn được duy trì như một phương tiện kỳ thị, đàn áp đối với PGVN. Từ năm 1956 trở đi, PG càng ngày càng bị nhiều áp lực nặng nề. Biện pháp đó lộ liễu đầu tiên của chính quyền nhắm vào PG là phủ nhận ngày lễ Phật Đản bằng cách loại bỏ ngày này khỏi danh sách các ngày nghỉ lễ chính thức (Ngày “Chúa giáng sinh” thì đâu có bị mang số phận bất hạnh như thế!? – tqd).
Thế nên PG đã phải báo động để tự vệ.
Tháng 02.1962, nhân danh Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, Ôn (Thích Tịnh Khiết - tqd) đã gởi cho Tổng Thống và Quốc Hội tập hồ sơ ghi lại hơn năm mươi trường hợp kỳ thị, khủng bố, đàn áp điển hình tại các tỉnh miền Trung với lời khuyến cáo: “… muốn tránh cho lịch sử dân tộc một chấm đen đồng thời muốn ngăn ngừa một tai họa quốc gia khi mà hàng Phật tử… thấy cần bảo vệ đúng mức tôn giáo của mình!”
Chế độ Ngô Đình Diệm đã bỏ qua những lời lẽ nhẫn nhục chân thành nhưng cương quyết đó. Hành động kỳ thị, khủng bố, đàn áp gia tăng mà giọt nước cuối cùng khiến ly nước phải đổ tràn ra ngoài chính là biến cố mùa Hạ 1963.
Một tuần sau vụ đàn áp đẫm máu tại đài phát thanh Huế, PG đã phổ biến một tuyên ngôn năm điểm nguyện vọng yêu cầu chánh quyền thừa nhận trách nhiệm trong vụ đài phát thanh Huế, chấm dứt chánh sách kỳ thị, thực thi tự do và bình đẳng tín ngưỡng đối với PGVN.
Với năm nguyện vọng này, PGVN đã tự minh thị phong trào vận động của mình là hoàn toàn có tính cách tự vệ trong giới hạn tín ngưỡng. PG không tấn công thẳng vào toàn bộ những sai lầm của chế độ mà chỉ nhắm vào một khía cạnh hạn hẹp là chính sách kỳ thị tôn giáo của chế độ. Chế độ hẳn đã thừa biết điều đó. Nhưng, thay vì giải quyết ổn thỏa, chế độ lại cố đi xa hơn trong âm mưu biến cuộc tranh đấu của PG về chính sách bình đẳng tôn giáo thành cuộc “thánh chiến” với chế độ để có cớ triệt hạ PG. Cũng vì thế mà PG đã bị dồn vào một hoàn cảnh “Không thể lùi”, như một con thuyền đã bị đẩy ra giữa giòng nước lũ, đành phải chèo chống không thể rời tay.
Chủ lực và trung tâm vận động được chuyển từ Huế vào Saigon. Đại hội bất thường của T.H.P.G.V.N (Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam) được triệu tập ủy nhiệm công cuộc vận động cho một cơ cấu mang tên Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo.
Bởi lý chế độ Ngô Đình Diệm đã chỉ dành cho tương lai PG một ngõ cụt diệt vong cho nên chuyện phải đến, đã đến: hai tháng rưỡi sau ngày ký Thông Cáo Chung giữa PGVN và chế độ, đến 20 tháng 8, tất cả cơ sở PG toàn quốc đều bị quân đội, cảnh sát, mật vụ tràn ngập bố ráp, tất cả những thành phần lãnh đạo và tham gia phong trào đều bị bạo hành, giam giữ.
Một trong những mục tiêu của phong trào bảo vệ tín ngưỡng là tố cáo chánh sách “Kỳ thị, bất công, gian ác” đối với PGVN. Lời tố cáo đó một lần nữa, và cũng là lần cuối cùng, đã được thực chứng trong đêm 20 tháng 8. Đêm lịch sử này đã là một bằng cớ hùng hồn cho mọi người thấy rõ chế độ đệ nhất Cọng Hòa đã không tôn trọng nhân quyền, không thực thi tự do, dân chủ, và đồng thời cũng không tha thứ cho bất cứ cá nhân, đoàn thể nào dám lên tiếng đòi hỏi những quyền thiêng liêng căn bản đó.
Sự kiện đó đã đẩy mọi tầng lớp và thành phần dân chúng, quân nhân đến chỗ phải quyết định. Và dân chúng đã lựa chọn: đệ nhất Cọng Hòa không còn lý do để tồn tại nữa."
Vì vậy mà:
- Sáng ngày 2.11.1963 hàng vạn người dân thủ đô Sài gòn đã tràn ra đường mừng vui hớn hở, họ đưa tay lên cao, tung hô những biểu ngữ: “Hoan Nghênh Cách Mạng Thành Công”, “Trừng Trị Ngô Đình Diệm” v.v… Nhà chức trách lâm thời đã cấp tốc thành lập “Ủy Ban Tố Cáo Tội Ác Nhà Ngô”, họ câu lưu và truy tố ông Ngô Đình Cẩn (cùng những tay sai ác độc khác của nhà Ngô), tuyên án tử hình và sau đó cho thi hành án tại sân bắn khám Chí Hòa.
2024-12-10 - Ông Trương Gia Bình: Chục năm chuẩn bị cho cuộc hợp tác với Nvidia - FPT hiện là một trong những đối tác lớn nhất khi cùng Nvidia xây dựng nhà máy AI ở Việt Nam và Nhật Bản. Tròn một năm kể từ lần gặp trực tiếp CEO Nvidia Jensen Huang ngày 10/12/2023,
2024-12-05 - Cấp Bằng "Tổ quốc ghi công" cho 12 liệt sĩ hy sinh trong diễn tập ở Đồng Nai - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định cấp Bằng “Tổ quốc ghi công” cho 12 liệt sĩ thuộc Bộ Quốc phòng.
Đây là các chiến sỹ thuộc Đại đội 3, Tiểu đoàn 17, Sư đoàn 5, Quân khu 7. Cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 126/CĐ-TTg ngày 5/12/2024 về việc tai nạn trong diễn tập