From: Tran Quang Dieu
Sent: Saturday, September 26, 2015 6:50 AM
Subject: “Bước Mở đầu của sự Thiết lập Hệ thống Thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897)”
"Duyên cớ của cuộc viễn chinh, đó là các giáo sĩ."
Các Giáo Sĩ
Trích từ
“Bước Mở đầu của sự Thiết lập Hệ thống Thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-1897)”
Chúng tôi vừa phác họa qua loa những nét lớn về tình trạng tinh thần và những phản ứng sau hiệp ước 1862 của ba thành viên tham gia vào cuộc viễn chinh và vào hiệp ước: Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam.
Còn có một thành viên thứ tư, ít nhất cũng quan trọng ngang với 3 thành viên kia, mà chúng ta không thể bỏ quên trong bóng tối. Duyên cớ của cuộc viễn chinh, đó là các giáo sĩ. Trong hiệp ước, một phần quan trọng của các điều khoãn thì liên hệ đến các vị giáo sĩ và đến cái tự do tuyệt đối mà họ phải có trong việc truyền bá Kitô giáo. Trong mỗi một ngày quan trọng, trong mỗi một hành vi chính trị, và dĩ nhiên mỗi hành động tôn giáo, người ta đều thấy ở bình diện thứ nhất, hoặc rất tích cực đằng sau sân khấu, là các giáo sĩ. Họ cho rằng họ phải có mặt ở mọi nơi, họ cần phải nói tiếng nói của họ mọi nơi, họ phải được người ta đặt cho họ lên hàng đầu ở mọi nơi.
Thực tế là họ có mặt trong mọi chuyện rối ren phức tạp, trong mọi tình huống căng thẳng giữa nước Pháp và nước Việt Nam.
Các giáo sĩ có thể thỏa mãn với hiệp ước đã ký, trong đó mọi yêu cầu của họ đã được chấp nhận. Trong một nước Nam kỳ trở thành thuộc địa Pháp, họ chắc chắn có thể vào sâu mọi hang cùng ngõ hẻm, thực hiện đưa được nhiều người theo đạo Kitô.
Nhưng mặc dù họ được thỏa nguyện, họ lại hầu như ngay lập tức, tìm được một cơ hội chỉ trích: Đô Đốc Bonard dám tổ chức lại công việc hành chính bằng cách cắt bỏ các sĩ quan Pháp hoàn toàn không hiểu gì về phong tục tập quán Việt Nam ấy khỏi các trách nhiệm dân sự mà coi như họ đã đảm nhiệm mấy lâu nay sao? Ông ta không dám tuyên bố công khai rằng người Việt Nam sẽ trở lại điều hành công việc của họ, chỉ cần các sĩ quan phụ trách “công việc bản xứ” giám sát từ trên mà thôi sao?
Hơn nữa, chẵng phải ông ta đã đích thân tỏ ra muốn có một đường lối chính trị theo Nho giáo? các giáo sĩ đã nổi giận. Một vị phát ngôn của các giáo sĩ, là linh mục Launay, tuyên bố: “Bonard tổ chức lại việc dạy chữ Hán và phục hồi các chức vị tiến sĩ và cử nhân mà không tự hỏi xem có nên tách người Annam ra khõi tất cả những tư tưởng quốc gia dân tộc, nghĩa là những tư tưởng chống Pháp?”(6)
Vậy là đối với họ, vốn quen thói áp đặt quan điểm của mình trên kẽ khác, và coi mọi thứ lễ nghi trước khi họ đặt chân sang đều như không có. Họ thấy đó là một nguy cơ cho sự nghiệp truyền đạo của họ, và là điều quan trọng hơn tất cả.
Đây không còn là câu chuyện truyền đạo nữa. Họ đã cố tình vượt ra ngoài khuôn khổsứ mệnh tôn giáo của họ để đi vào linh vực chính trị. Họ hoạt động nhằm nô lệ hóa dân tộc Việt Nam, áp đặt tôn giáo của họ vào Việt Nam, [đồng thời] loại trừ mọi tôn giáo khác.
Các giáo sĩ cho rằng địa vị của họ là ở tất cả mọi nơi, rằng họ được quyền lo lắng mọi sự, được quyền ra lệnh và khuyên nhủ mọi người. Họ hiến mình cho sự nghiệp tinh thần cũng như vật chất.. Chúng ta đã thấy một giám mục, Pigneau de Behaine, không những trở thành đặc phái viên toàn quyền của ông vua ngoại đạo, tuyễn mộ một số quân tình nguyện nhằm ngăn cản cái mà ông ta coi như một sự bất lực của chính phủ Pháp, mà còn trở thành đích thực một “chiến sĩ” không phải nhằm đánh đuổi quân ngoại đạo, mà nhằm đặt lên ngôi vàng Việt Nam một kẻ ngoại đạo do mình lựa chọn.
Chúng ta đã thấy một ông giáo sĩ khá kỳ quặc, là một tay du lịch bốn phương trời, linh mục Huc, không ngần ngại viết thư cho Napoleon III để nhắc Hoàng đế nhớ rằng nước Pháp cần chiếm đóng Việt Nam. Một điều cần chú ý là ông linh mục này chưa hề đặt chân lên đất Việt Nam bao giờ, [ông] không biết một chút gì về xứ sở này. Nhưng có sao đâu! Không những ông ta tự coi mình là kẻ đủ tư cách bàn bạc chuyện đó, mà bởi ông ta là linh mục, cho nên cuộc vận động của ông đã được hoàng đế xem như một đề nghị tối quan trọng; nếu đề nghị ấy do một người khác đưa ra thì chắc chắn là chẵng bao giờ được chuyễn đến tay Hoàng đế.
Dĩ nhiên là khi một giáo sĩ bình thường mà cũng tự cho mình có tư cách đề đạt những chính kiến lên với Hoàng đế thì tập thể những giáo sĩ ở Việt Nam ngại ngùng gì mà không quấy nhiễu các ông đô đốc cầm quyền, về bất cứ chuyện gì và bất cứ lúc nào?
Những ông đô đốc cầm quyền này là những kẻ ngoan đạo, ai cũng biết bắt đầu họ đã cố gắng sống hòa hợp với những vị đồng hương mang một sứ mệnh tinh thần cao cả ấy. Họ cũng tranh thủ lợi dụng các giáo sĩ để có được những thông tin về nội bộ nước Việt Nam, về những phong trào này nọ, về các tài nguyên v.v... nhưng thường là những chỉ dẫn thiếu chính xác; đã nhiều lần, các ông đô đốc phải khẳng định rằng các giáo sĩ không thể làm những nhân viên do thám có thể tin cậy được.
Trong công cuộc bình định của họ, không những các đô đốc cầm quyền không thể dựa vào các giáo sĩ được mà còn phàn nàn một cách chua chát về thái độ cư xử của họ và những khó khăn họ thường gây ra cho các nhà chức trách quân sự và dân sự.
Ngay từ ngày 25/12/1859, Đô đốc Page đã viết cho Bộ trưởng Hải quân: “Những năm đầu mới lên ngôi, vua Tự Đức có một thái độ đối xử khá ân cần với họ (các giáo sĩ). Nhà vua đã ra lệnh cho các quan lại địa phương có thái độ khoan dung, rộng rãi với họ trong những chuyện làm trái pháp luật, những vụ phạm pháp nhỏ. nhưng rồi các giáo dân, do các giáo sĩ lãnh đạo đã ngày càng xấc xược ngạo mạn đến mức độ họ không thèm biết đến cả chính quyền địa phương. Họ công khai nổi loạn; họ tuyên bố người Kitô giáo không thể vâng lời những kẻ theo một tôn giáo khác
....
(xin đọc tiếp)">http://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NguyenXTho.php
2024-10-02 - Linh mục ở San Jose, California biển thủ tiền quyên góp bị phạt tù, phạt 1,9 triệu đô la - Linh mục Nguyen đã bị kết án ba năm tù vì tội gian lận ngân hàng và phải bồi thường sau khi ông chuyển hơn 1,4 triệu đô la tiền quyên góp của nhà thờ vào tài khoản ngân hàng của mình.
Vào tháng 3, Nguyen bị tòa án liên bang kết tội về 14 tội danh gian lận ngân hàng. Nguyen đã từng là giám đốc của trung tâm từ năm 2001-2011,và từng là cha xứ của Nhà thờ St. Patrick, nay được gọi là Nhà thờ Đức Mẹ La Vang.