Việc Tranh Chấp Đất Của Giáo Xứ An Bằng

Lê Minh Tựu

http://sachhiem.net/XAHOI/xhL/LeMinhTuu.php

26 tháng 10, 2008

LTS: Bài viết này do chính tác giả gửi đến tòa soạn, và đã gọi điện thoại xác nhận. Đồng thời tác giả cũng báo động về việc ông bắt đầu bị những người Ca-tô giáo phiền hà đến những người thân do việc ông lên tiếng trình bày sự thật trong vụ này. Thật ra ngày nay người ta không còn lạ gì cái "thói đời" của nền văn hóa thích gây hấn đó. Tác giả thố lộ rằng anh "không sợ". Nếu đọc giả thấy bài viết này có điều nào không đúng và muốn đính chính xin liên lạc với tác giả nhờ tòa soạn chuyển (SH)


 

Những ngày qua, các báo chí thân Đạo Chúa như RFA 12OCT08, Cali Today 14OCT08, Việt Báo 15OCT08, VietCatholic Net 21OCT08, ... đều đăng bài lên tiếng về việc chính quyền đã không để cho linh mục và giáo dân tiếp tục cầu nguyện đòi chiếm đất trong làng An Bằng. Theo lời của linh mục Nguyễn Hữu Giải, đó là vùng đất của ông Lê Khinh giao cho giáo xứ An Bằng. Linh mục Giải cũng là kẻ đầu đàn đứng ra tranh chấp với chính quyền địa phương.

Chúng tôi là người làng An Bằng, lại chính là những người trong Lê Tộc, và do đó biết rõ sự việc. Nghe những lời kể lại không đúng sự thật, cảm thấy quá bức xúc nên chúng tôi phải lên tiếng. Sự việc và tình tiết có thể tóm tắt trong diễn tiến lịch sử như sau.

GỐC GÁC CỦA DÂN LÀNG AN BẰNG

Gốc gác làng An Bằng thành lập từ thời Chúa Nguyễn Hoàng, di cư vào từ Thanh Hóa Nghệ An, nguyên là dân làng An Đôi (*). Là những người được Chúa Nguyễn nhờ dùng thuyền đưa hoàng tộc và quan quân vào Thuận Hóa, thì chính Chúa Nguyễn đã cấp vùng đất mang tên Tiểu Hoàng Sa, (Vùng đất cát vàng, đúng ra là phải gọi là dãi đảo cát vàng mới đúng, vì dãi đất nầy có chiều dài rất dài và chiều ngang thì hẹp, bởi dãi đất nầy là trong sông ngoài biển, hai đầu có hai cửa ăn thông giữa biển và sông) từ cửa Thuận An của ngày nay đến tận cửa Tư Hiện cho tất cả những người đưa thuyền của làng An Đôi thời đó lập nghiệp. Do gốc gác từ dân làng An Đôi nên những thế hệ khai canh mới đặt tên làng là làng An Bằng.

NGUỒN GỐC ĐẠO CỦA DÂN LÀNG AN BẰNG

Dân An Bằng phần nhiều là theo tam giáo, một số người tự nhận là đạo thờ ông bà. Bởi từ thời Pháp thuộc, ít người dám nhìn nhận mình là đạo Phật, nhất là ở những vùng thôn quê hẻo lánh. Còn về đạo Chúa, chúng tôi là những kẻ hậu sinh, sự hiểu biết của mình là được các bậc ông cha truyền miệng lại.

Số là bà cô bà tên là Lê Thị Bạo trong họ Lê chúng tôi, thời đó rất là nghèo, nên đành phải đi làm người ở cho một gia đình đạo Chúa tại làng Hà Úc. Khi bà về kể lại là bà đã rửa tội theo đạo Chúa, tất nhiên là những người trong gia đình không đồng ý. Lại có ông Văn H. nguyên là người tán tỉnh bà, nhưng bà không ưa. Ông H. giận, ném miểng sành trúng má bà.

Bà nầy về mách lại với ông linh mục và giáo xứ Hà Úc nghe, họ cậy thế chính quyền thực dân Pháp, bắt ông. Bấy giờ họ bảo ông phải rửa tội theo đạo họ mới hủy bỏ truy tố và khỏi phải tội tù. Ông H. không còn cách nào khác đành phải chịu phép rửa tội và theo đạo. Đạo Chúa xâm nhập vào làng An Bằng từ đó, tính ra vào khoảng 1895-1905. 

Một điểm đặc biệt nổi bật nữa, là có hai anh em họ Lê chiếm hữu 2 sào đất ruộng tam bảo. Hai người bị làng đưa ra xét xử,  nhưng được ông linh mục can thiệp, bảo các ông nầy vào đạo thì họ sẵn sàng lấy đất cho mà khỏi bị luật pháp truy tố. Cuối cùng thì vì lòng tham nên phải vào đạo Chúa để có 2 sào đất.

Đến giai đoạn khoảng thập niên 1940-50, Tây về bắt những gia đình mà họ cho là có người theo Việt Minh phải theo đạo Chúa. Nhà có từ hai người con trai trở lên, phải theo đạo Chúa một người. Gia đình nào không theo, họ bắt một người đi làm nô dịch và cho đi biệt luôn. Lúc bấy giờ, mấy ông linh mục đến nhà bảo trong nhà cho một người theo đạo Chúa đi thì họ sẽ đứng ra xin cho người thân được thả về. Trong đó có ông Hỳnh Q. không chịu theo đạo phải bị tù mấy năm. Quả thực như vậy, trong làng có được bao nhiêu người theo đạo là bấy nhiêu người nhà được thả về. Điển hình như ông Lê C. theo đạo thì người anh là ông Lê Th.  được cho về và một số những người khác nữa v.v.

Thời kỳ thập niên 1960 -70 là thời kỳ họ dùng gạo, bột mì, và áo quần Mỹ viện trợ, đưa vào nhà thờ, để dụ những người nghèo theo đạo. Thời kỳ nầy thế hệ chúng tôi được chứng kiến tận tai nghe mắt . Tất nhiên là một số người vì miếng cơm manh áo nên cũng đành ùa nhau chạy theo.  Mặt khác thì bên đạo ép buộc người khác theo đạo Chúa qua đường hôn nhân để kiếm thêm linh hồn. Song cho đến nay thì đạo Chúa trong làng An Bằng cũng chỉ có khoảng từ 5%-10% là cùng.

ĐẤT ĐAI VÀ SỰ TRANH CHẤP, NHIÊU KHÊ

Nguyên dãi đất ngoài bờ biển là đất của nhà nước, người dân trong làng mạnh ai nấy mang dương liễu ra trồng. Thứ nhất, để che mát cho những người ra vào biển, ngang qua đó có bóng mát để núp khi trời nắng gắt. Thứ nhì, để có củi mà đun lửa, hoặc bán đi kiếm tiền. Rồi những người nào trồng được khoản dương liễu nào đó, lâu ngày sẽ trở thành của riêng mình, chứ thực ra chẳng có ai có mảnh giấy tờ sở hữu chứng minh là đất của mình.

Theo các bài báo nói trên, linh mục Nguyễn Hữu Giải nói rằng mảnh đất 600m2 mà giáo xứ An Bằng đòi tranh chấp là do gia tộc họ Lê cúng cho giáo xứ An Bằng. Chính chúng tôi là người trong gia tộc xin xác nhận rằng, gia tộc họ Lê gồm cả bác Lê Khinh không hề sở hữu mảnh đất đó, nên không có chuyện cúng cho gáo xứ.

Giáo xứ An Bằng tự động xây tượng Đức Mẹ không có giấy phép của chính quyền.  Vì đất đó thuộc về của quốc phòng, nên chính quyền yêu cầu giáo xứ dời các tượng Chúa và Đức Mẹ đi.  Ông Lê Khinh cũng như cả họ Lê chúng tôi không hề có giấy tờ sở hữu mảnh đất đó.

(SH- Đất tranh chấp ở An Bằng - http://www.vietcatholic.net/News/Html/67960.htm)

Lòng Đố Kỵ

Như đã trình bày ở trên, đạo Chúa ở trong làng An Bằng chỉ có từ 5%-đến 10%, nhưng họ có đến 2 nhà thờ: nhà thờ tại vùng An Bắc đã có từ lâu, và một tại vùng An Mỹ, mới xây. Giáo hữu Ca-tô đã làm thủ tục “đầu tiên” cho chính quyền địa phương để có giấy phép mà xây nhà thờ thứ hai này.  Họ đã có họ đã có một tượng đức Mẹ Maria lộ thiên, ngoài bãi biển hướng mặt ra biển, cao khoảng 4-5 thước, xây từ thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

Thêm nữa, bên cạnh nhà thờ vùng An Bắc còn có một trường học, tên là trường Mai Khôi. Thời ông Diệm làm tổng thống, họ bắt những dân làng đánh cá phải nộp cá đánh được vào để xây trường học riêng cho nhà thờ. Điều nầy có lẽ người đạo Ca-tô cho là công bằng do Chúa lòng lành vô cùng ban thưởng, còn người khác thì không có tiếng nói, nên càng ngày đạo Chúa cứ càng ... "công bằng" thêm.

Riêng Phật Giáo có khoảng 85%-90% mà chỉ có một ngôi Chùa, song tất cả Phật tử từ hải ngoại đến trong nước có cùng tâm nguyện muốn xây dựng một tượng đài Quán Âm Lộ Thiên suốt bao nhiêu năm mà không được. Vì văn hóa Phật giáo không cho phép dùng thủ tục “đầu tiên” để đi xin phép, cho nên mới kéo dài hơn 10 năm như thế.

Cách đây vài ba năm, chính quyền đưa ra cái đòn “trưng cầu dân ý” trong làng, thì có 2 người trong đạo Chúa đứng lên phản đối không đồng ý cho Phật Giáo xây Tượng Đài, đó là ông Phạm Chí và ông Lê Viên, nên chính quyền dẹp, không cấp giấy phép. Nhân thời kỳ chính phủ mở cửa phóng khoáng về tôn giáo, Phật Giáo mới có cơ hội được cấp giấy phép để xây dựng, nay lại có kẻ nóng mặt!!! Họ lợi dụng đất nước cởi mở và duồn (mượn) gió bẻ măng, nhân vụ việc Tòa Khâm Sứ và vụ Thái Hà ở Hà Nội để làm lớn chuyện.

Cũng nên nhớ, vụ Tòa Khâm Sứ là một trong nhiều vết nhơ mà từ những người đạo Chúa Việt Nam cho đến Vatican không thể nào và không bao giờ có thể xóa được. Đó là việc phá Chùa Báo Thiên và Tháp Báo Thiên, một trong tứ đại linh khí của quốc gia, để xây Tòa Khâm Sứ và nhà Thờ Lớn Hà Nội.

Lịch sử sẽ còn ghi cái vết nhơ nầy cho đến muôn thế hệ sau không thể xóa hết được. Thế mà các người còn muốn tạo bao nhiêu vết nhơ nữa mới chịu sống hòa thuận với văn hóa dân tộc Việt Nam? Hễ phi dân tộc là phản dân tộc.

Tôi rất đau lòng khi phải nói lên những câu chuyện liên hệ đến những người trong thân tộc.  Nhưng vì  lương tâm, vì vận mệnh đất nước, không thể vì tình riêng,  đành phải nói ra sự thật xót xa này.  Thay lời cuối, xin mến tặng quí đọc giả một vài câu ngẫu hứng:

Văn minh địa ngục thiên đàng

Đem vào dân Việt xóm làng phân chia

Văn minh đại bác đạn tia

Pháo vào dân Việt xác chia từng phần

Văn minh dụ kẻ cơ bần

Không theo thì đói, kệ, lần Amen

 

Lê Minh Tựu

Xin xem bài kế tiếp


* Có người cho rằng gốc gác làng An Bằng thành lập từ thời Chúa Nguyễn Hoàng, di cư vào từ Thôn An Ba, Xã Cừ Hà, Huyện Khang Lộc, Phủ Tân Bình (tức Quảng Bình ngày nay).

 

Bài liên quan đến kiêu dân Công Giáo thời Ngô Đình Diệm

- Kiêu dân công giáo thời Ngô Đình Diệm (Trần Lâm)

- Việc Tranh Chấp Đất Của Giáo Xứ An Bằng (Lê Minh Tựu)

 

 


Những bài có đề tài về những đợt cải đạo đầu tiên:

- Gốc Gác Lang An Bằng (Lê Minh Tựu)

- Lịch Sử Tên Làng An Bằng (Nguyễn Tấn)

- Củ Khoai Lùi Bếp Tro (Charlie Nguyễn)

- Cuộc Cải Đạo Vĩ Đại Đầu Tiên Ở Làng Tôi (Kim Phượng)

 


Các bài về Ca-tô Việt Nam tranh chấp đất đai

 

Trang Xã Hội