Đức Mẹ Maria (Phần II)

Trần Trọng Sỹ

http://sachhiem.net/TTS/TG/TranTrongSy07.php

17-Dec-2018

Trả lại Maria da thịt đàn bà, là đi một bước trước thời đại, chuẩn bị hòa nhập vào giòng chảy thực của lịch sử, là cứu vãn trước khi quá muộn chiếc tàu cao tốc Kitô giáo đang lao vào hư vô ảo ảnh.

Cứ tưởng chỉ mình tôi, kẻ ngoại đạo, mới dám ước mong lật tung lịch sử và trả lại sự thật với bản thiên anh hùng ca tuyệt vời của Đức Mẹ Maria, nào ngờ tôi không cô đơn, tôi có người chia sẻ cùng tư tưởng, kẻ ấy lại từng được thụ phong linh mục tại Hoa Kỳ

KITÔ GIÁO, TRIẾT LÝ NẶNG THÂN XÁC

Một nền triết lí đặt nặng thân xác, kèm với một cuốn kinh thánh mỗi khi bàn về tình dục thì rất sinh động và năng động, như việc hai người con gái phục rượu cho cha say rồi ngủ với cha để cha có con nối dõi. Cha say như bị gây mê toàn thân, nhưng chuyện giao hợp và truyền giống vẫn suông sẻ (chuyện Thánh Lót). Hoặc lời lẽ cực kỳ khích dâm như trong đoạn kinh Thánh Ê-xê-chi-ên 23:1-5 (bibliaonline.com) sau đây thì làm sao các tu sĩ Kitô giáo có thể nhắm mắt trước các thân xác bốc lửa của các con chiên xinh đẹp?

Lại có lời Ðức Giê-hô-va phán cùng ta rằng: Hỡi con người, có hai người đờn bà, là con gái của một mẹ. Chúng nó hành dâm trong Ê-díp-tô, chúng nó hành dâm từ khi còn trẻ; tại đó vú chúng nó bị bóp, tại đó chúng nó mất hoa con gái. Ðứa chị tên là Ô-hô-la, và đứa em trên là Ô-hô-li-ba. Chúng nó trở nên thuộc về ta, và đẻ con trai con gái. Ô-hô-la, tức là Sa-ma-ri; còn Ô-hô-li-ba, tức là Giê-ru-sa-lem. Ô-hô-la hành dâm khi nó đã thuộc về ta, theo tình nhơn nó, là dân A-si-ri...

Cùng một chương kinh ấy, ta lại đọc thấy như sau:

There she lusted after her lovers, whose genitals were like those of donkeys and whose emission was like that of horses. (http://biblehub.com/ezekiel/23-20.htm)

Kinh thánh tiếng Pháp:

«Là, elle avait éprouvé du désir pour des débauchés, à la sexualité bestiale et effrénée comme celle des ânes ou des étalons.»

Tiếng Việt:

"Và cô đã thèm khát bạn tình, bộ phận sinh dục của họ như của lừa, tiết tinh dịch ra như ngựa."

Tôi dám cam đoan phim sex của phương Tây bắt nguồn từ văn hóa nặng tính dục này.

Đạo Phật chủ trương diệt dục bằng cách chuyển hóa năng lượng dục thành năng lượng từ bi và giác ngộ, xem thân xác chỉ là một cõi tạm, là một thứ bất tịnh, giới luật đầu tiên cho người tại gia là cấm sát sanh, nhưng cho tăng và ni, giới đầu tiên lại là dâm dục, thậm chí không được có trang sức, giữ tiền bạc, ăn ngon, mặc đẹp, ấy vậy mà người gìn giữ được Phật giới, nghìn người chỉ được một, huống chi nếu kinh sách và lời Phật cũng phô bày nào là bóp vú, nào là dâm thủy ra như ngựa, thì e rằng Phật giáo đã bị diệt vong từ 2000 năm trước, vì nó là tôn giáo không sử dụng vũ lực hay mang lợi lộc ra để khuyến dụ và truyền bá !

Đọc chuyện ông Lot, kinh thánh cố dàn cảnh ông chỉ là nạn nhân, bị hai cô con gái chuốc rượu say mèm trong hai đêm liên tiếp, để nguời cha không mang tiếng loạn luận với con gái. Nhưng giấu đầu hở đuôi: say đến nỗi không biết gì, mà tinh trùng vẫn xuất vào hai người con gái thì đây lại thêm một chuyện chỉ có thể có trong thánh kinh. Tôi là nam nhân, từng say rượu một lần như chết, tôi không thể tưởng tượng được mình có khả năng truyền giống khi toàn thân hoàn toàn mất cảm giác như ông Lot.

Bỏ qua tính loạn luân hay thị kiến xã hội, kinh thánh phạm 3 lần lỗi lầm khoa học khi đưa nhân loại vào tình trạng phải đối mặt với nguy cơ diệt chủng vì dân số địa cầu quá ít (population bottleneck): lần thứ nhất trái đất được Chúa cấy giống từ cặp gene trùng huyết Adam và Eva, lần thứ hai lại lấp đầy dân số trùng huyết từ ông Noé sau khi Chúa nổi cơn thịnh nột giết toàn bộ nhân loại bằng trận Đại Hồng Thủy, lần thứ ba ở một quy mô kém hơn khi thành Sodom bị Chúa sai hai thiên sứ xuống giết sạch chỉ chừa có Lot với hai cô con gái căng tròn tuổi mộng. Theo khoa học hiện đại thì inbreeding (lấy nhau trong gia đình) dẫn đến kết quả nguy cơ bị trùng huyết (consanguinity) làm cho giòng giống khó có được một cơ địa máu huyết dẻo dai ít bị bệnh truyền nhiễm để sinh tồn trước các nghiệt ngã của thiên nhiên. Theo wikipedia, Sự trùng huyết trong dân số gia tăng tính nhạy cảm của nó đối với các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm như bệnh lao và viêm gan (Consanguinity in a population increases its susceptibility to infectious pathogens such as tuberculosis and hepatitis), là điều không cho phép, không hợp lý, khi con người chưa có thuốc kháng sinh và ăn uống thiếu dinh dưỡng trong giai đoạn sơ khai phải sống trong hang đá, chưa khám phá ra lửa. Tôi khó tưởng tượng được loài người phát xuất từ một cặp cha mẹ nguyên thủy mà có thể sống sót đến ngày nay với gen truyền huyết.

Một chi tiết khác của câu chuyện này cũng không kém quan trọng, số là khi hai thiên sứ đến thành Sodom, ông Lot mời hai thiên sứ này vào nhà và tiếp đãi tử tế, thì ngay lúc ấy dân trong thành thấy có người lạ, bèn kéo đến xét nhà Lot đòi ăn nằm với hai thiên sứ (họ không biết đó là thiên sứ, và kinh thánh cũng chả giải thích sao ông Lot lại biết). Để cho câu chuyện êm thắm, Lot đã đề nghị tặng hai cô con gái còn trinh của mình cho bọn dân đến đòi xét nhà (tặng con gái cho người đồng tính). Đọc kinh đến đó tôi nổi da gà (Sáng Thế Ký 19). Thiên sứ họ có quyền lực vô biên có khả năng giết toàn bộ dân số thành Sodom, họ cần gì Lot phải hiến con gái để bảo vệ họ ? Kinh muốn tâng công cho Lot chăng ? Tâng công kiểu đó thì thà làm gà làm chó nhà Lot còn hạnh phúc hơn làm con gái ruột. Nhưng kinh thánh bất chấp. Điều kinh thánh muốn, là phải hy sinh mạng sống cho thần linh, phải duy trì giống nòi bằng mọi giá, để có người kế thừa mà thờ phụng thần linh, chứ chết hết, thì Chúa oai phong quyền năng với ai trên trần thế ?

Câu chuyện thành Sodom cho ta thấy Thiên chúa tiêu diệt toàn thành chỉ vì họ đồng tính. Do chuyện này mà ngày nay, từ sodomie hay sodomy được dùng để chỉ cho annal sex. Món sex này oái oăm thay lại rất phổ thông trong các quốc gia chống sodomy nặng nhất là Hoa Kỳ.

Một chuyện khác về việc duy trì giòng dõi và loạn luân xảy ra trong Sách Sáng Thế chương 38:

Ông Giu-đa có ba người con trai, ông cưới nàng Ta-ma cho con trai trưởng là Ê-rơ, Ê-rơ vì độc ác trước mặt Đức Giê-hô-va nên ngài giết đi (chả biết ác thế nào), Giu-đa bảo người em trai Ô-nan của Ê-rơ đến ngủ với chị dâu để nối dõi cho anh. Ô-nan không muốn nối dõi cho anh nên để tinh trùng rớt ra ngoài đất. Chúa không hài lòng giết luôn Ô-nan (chúa vừa đồng lõa loạn luân, vừa tàn ác kinh khiếp). Sau này, để có con nối dõi, Ta-ma đã tìm cách giả làm gái để dụ Giu-đa ngủ với mình, đẻ ra một cặp con trai song sinh. Tóm lại Ta-ma ngủ với cả ba cha con nhà Giu-đa và Chúa Trời hài lòng về chuyện ấy.

Qua những câu chuyện trên, ta thấy gì qua văn hóa Do Thái, đúng hơn là văn hóa Abraham bao gồm   ba truyền thống tâm linh Do Thái, Kytô và Hồi giáo ?

Trong xã hội văn hóa này, chuyện quan trọng là phải sản xuất, phải phôi giống. Ai không chịu phôi giống là phạm tội với thiên chúa. Còn hễ phôi giống và sản xuất được, làm cho dân chúa thực đông, thực sinh sôi, bất chấp con cháu bị trùng huyết ra sao, miễn phải lấp chật mặt đất, như người ta nuôi heo, nuôi dê cân ký để bán, là làm vừa lòng Thiên Chúa. Bên Âu Mỹ còn đóng dấu vào bầy thú nuôi để phân biệt con nào thuộc trại nào, sinh vào lứa nào, vì các trại chăn nuôi trong các quốc gia văn minh đã kỹ nghê hóa nông nghiệp nên bò, heo, gà được kỹ thuật phôi giống nhanh, gọn, chính xác làm gia tăng năng suất, đáp ứng được nhu cầu ăn thịt của nhân loại.

Trong khi các truyền thống Á Đông xem trọng việc truyền bá tư tưởng, tâm linh, thì truyền thống Abraham xem nặng việc truyền giống sinh học.

Dấu vết truyền giống này còn in đậm tại các quốc gia Trung Đông theo Hồi Giáo cho đến ngày nay.

Việc truyền giống được văn hóa Abraham mà đặc biệt là Công giáo La Mã gìn giữ bảo vệ qua nhiều cách, như cấm giáo dân đeo bao cao su, cấm quan hệ tình dục đồng tính, và ngay cả việc ngừa thai cũng hoàn toàn bị ngăn cấm dù theo lịch sinh lý thiên nhiên hay sử dụng dược liệu. Phải mãi đến năm 1951, phương pháp tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt mới được giáo hội cho phép. Mời tham khảo đề tài này qua link https://en.wikipedia.org/wiki/Christian_views_on_birth_control

Sự truyền giống biến thành một vũ khí thực dân.

Người di dân Ả Rập đang dùng vũ khí này để chinh phục Âu châu được dự trù vào vài thế kỷ sắp tới. Họ biết rằng mỗi gia đình di dân Hồi giáo sinh sản từ 3 đến 5 người con, có khi đến 7, trong lúc người da trắng ở Âu châu rất lười sinh đẻ. Nếu đà lũy thừa này không có gì ngăn cản, họ có thể nắm phần kiểm soát chính trị Âu châu muộn lắm trong vòng 150 năm !

Các dân tộc cựu Kytô giáo Âu châu rất hãi hùng viễn tượng này, nhưng người lo sợ nhất chính là vị giáo hoàng chưa ra đời sẽ ngồi trên ngai vàng ở Vatican vào hậu bán thế kỷ XXII.

Âu cũng chỉ là cái vòng lẩn quẩn gậy ông đập lưng ông. Giáo hoàng đi thực dân các xứ khác, thì Hồi giáo đến thực dân ngay tại nhà của ngài.

Thân xác đóng vai trò quan trọng như vậy, nên ngày lễ Phục Sinh được xem trọng hơn lễ Giáng Sinh. Cả một niềm tin cứu rỗi của Kitô giáo được đánh cuộc vào cái xác chết sống dậy này, nó là  xương sườn của toàn bộ thần học Kitô giáo, không có nó, niềm tin vào sự cứu rỗi ban ơn hoàn toàn gãy đỗ. Nó ngụ ý rằng, Chúa phục sinh được, thì tín đồ cũng phục sinh được khi Chúa Tái Lâm, bất chấp trên thế gian từng có hằng nghìn người phục sinh như trường hợp của Giêsu, nhưng chưa ai được gọi là thiên chúa  hay phép lạ gì, hoàn toàn trái ngược với tư tưởng Á Đông sinh ký tử quy hoặc tư tưởng Phật giáo, xem cái chết là sự giũ bỏ thân giả tạm, như các phi thuyền vượt không gian phải tách rời các tầng ống mang đầy nhiên liệu thô. Văn hóa Á Đông xem việc đội mồ sống dậy là một sự phỉ báng con cháu. Mày làm sao đó ông già mày đội mồ dậy thì mày làm.

Để trộn lẫn đức tin vào sự thần bí thân xác, giáo hội La Mã đã thiết kế một đan dược ''tự kỷ ám thị'' rất dã man đối với người không say mê thần quyền như chúng ta, nhưng đối với con dân của Công giáo lại là một món ăn tinh thần, một lễ nghi không thể thiếu, một chất nghiện, đó là biến câu nói của Giêsu thành sự thực “Hoc est enim corpus meum. Hic est enim calix sanguinis mei”. Nghĩa là    “Đây là thịt ta”, “Đây là máu ta”  thành bánh thánh và rượu thánh trong lễ Misa tại các nhà thờ.

Jean-Luc Nancy, một tác giả người Pháp chuyên viết về đề tài thân xác đã cảm hứng từ chữ Corpus (xác thân), và lấy đó làm đầu đề một tác phẩm của ông, trong đó, ông phê bình câu đây là thịt ta đã nói một điều gì vượt lên trên ngôn ngữ, đó chẳng phải là nói, đó là dùng thân xác để viết (dit quelque chose, c’est hors de parole, ce n’est pas dit, c’est excrit – à corps perdu.). Động từ excrire gần như ít khi được xài trong ngôn ngữ thông dụng của pháp, ở đây, nó được dùng để làm phép hô biến câu nói của Giêsu thành sự thực: đây là thịt ta.

Jean-Luc Nancy (trái) - và Joseph Rouzel

Học giả của học viên Âu châu chuyên nghiên cứu về phân tâm học và điều nghiên xã hội (institut européen psychanalyse et travail social), ông Joseph Rouzel viết về sự kiện bí tích thánh thể như sau:

Hoc là enim corpus meum. Đây, thực sự / sự thực, là thân xác của ta. Bởi vì đây, cái mà các người đang thấy đó, các người không nên nghi ngờ, đúng vậy, ta nói với các người, đó là thân xác của ta. Câu nói kỳ lạ này biến thành một lò luyện linh đan tượng trưng ở tận cùng mép rìa của lý trí, làm cho chiếc bánh thánh, từ một miếng bánh mì, biến thành hiện thân xác thịt của chính Chúa Kitô, đã được lặp đi lặp lại hàng triệu lần từ 2000 năm, bởi hàng ngàn linh mục. [...]. Đây thực là một phương trình toán học được đưa vào hành động: cái này = thân xác của ta. Chúng ta có thể thấy từ cử chỉ thiêng liêng này, một cử chỉ rất sáng tạo, nhú ra chính bản chất của phép ẩn dụ, một trong những tiến trình trôi chảy nhất của ngôn ngữ thành hành động. Ông linh mục không cảm thấy cần phải định nghĩa nó, phép ẩn dụ, ông ta không là nhà ngôn ngữ học, ông ta là đạo diễn.

[Hoc est enim corpus meum ». Ceci, en vérité/en effet, est mon corps. Car ceci , ce que vous voyez là, vous ne vous en doutiez pas, eh bien, je vous le dis, c’est mon corps. Cette parole étrange qui transforme dans une alchimie symbolique au limites du raisonnable, qui fait passer l’hostie, d’un morceau de pain à l’incarnation du corps du Christ en personne, a été répétée des millions de fois depuis 2000 ans, par des milliers de prêtres. [...]. C’est une véritable équation mise en acte: ceci = mon corps. On voit poindre sous ce geste sacré, geste où ça crée, l’essence même de la métaphore, un des processus les plus fluides du langage en acte. Le prêtre n’éprouve pas le besoin de la définir, la métaphore, il ne se fait pas linguiste, il la met en scène.]

Tài Ngô, tác giả rất uyên thâm về thần học Kitô giáo, trong bài viết 'thiền sư thích nhất hạnh và đối thoại liên tôn từ “bí tích thánh thể” đến “an lạc từng bước chân” đã đưa ra những nhận xét rất rõ nét về triết lý thân xác của Công giáo La Mã như sau:

Đối với Thần học Tin lành, “Dicens” đơn thuần chỉ có nghĩa là “nói”, một lời nói bình thường ai muốn nghe thì nghe… Ngược lại, Thần học Công giáo khẳng định từ “Dicens” mang nội hàm thần bí như một “mệnh lệnh”, “lệnh truyền”, “lời Chúa phán” phải được thực hiện: “Hoc est enim corpus meum. Hic est enim calix sanguinis mei”. Nghĩa là: “Đây là (Hoc) Thịt Ta”, “Đây là (Hic) Máu Ta”… Ngay chính tại lúc ấy, bánh và rượu đã trở thành máu thịt thật của Chúa!

Công đồng Trento đã xác định và kết án tất cả những ai phi bác tín điều này. Với bản chất “chuyên chính Công giáo” thời trung cổ, không loại trừ nguy cơ kẻ chống lại tín điều này bị đẩy lên giàn hỏa!... Nghi thức “truyền phép” làm cho rượu và bánh trở thành “thịt thật, máu thật” của Chúa được các Linh mục Công giáo thực hiện hôm nay, và mãi mãi về sau không thể thay đổi cả về ý nghĩa nội dung lẫn hình thức, chừng nào Giáo hội Công giáo La-mã còn tồn tại trên hành tinh này…

Trên sự phục sinh của chúa Kitô, cả trăm ngàn ngôn ngữ, thần học, thi ca được xây dựng, mà trước hết là sự thách đố đối với cái chết.

Sống theo Kytô giáo trước hết phải là sống thân xác sinh học, người Kitô hữu hãnh diện về sự khác biệt không tôn giáo nào đáp ứng được này. Phật, Khổng, ngay cả Do Thái giáo, nơi mà từ đó Kitô giáo bắt nguồn, chả ai đáp ứng được một con người sinh ra bằng xương bằng thịt, chết đi bằng xương bằng thịt, sống dậy, và bay về trời bằng xương bằng thịt. Đó là cái sống vĩnh hằng thách đố mọi sự hủy diệt.

Nếu ta không đọc kinh thánh mà chỉ đọc những tán tụng, tâng bốc của thần học, dù tin hay không tin Giêsu phục sinh, ta cũng sẽ tự nhủ, đó là một triết lý không tồi, nó cho con người hy vọng, nó thắp sáng được hố thẳm đen ngòm đầy kinh hãi của sự chết.

Nhưng Giêsu đã chết thản nhiên như thế nào để phục sinh ? thách đố nào cho sự chết ?

Trước hết, phải biết rằng quan thái thú La Mã Pontius Pilate không muốn giết Giêsu, ông chỉ miễn cưỡng đóng đinh Giêsu do đám đông dân Do Thái la ó yêu cầu. Chi tiết này có hai giải trình:

Một, nó được người La Mã chỉnh sửa lại kinh thánh sau khi Kytô giáo được Constantin đưa lên làm quốc giáo, nhằm đẩy sự thù oán của tín đồ sang phía Do Thái thay vì họ sẽ căm phẫn chính La Mã.

Hai, nó giải thích vì sao Giêsu không chết. Pilate không thực tâm giết Giêsu, nên đã ngầm ra lệnh không đánh nát xương ống quyển của Giêsu mà theo tục lệ ai bị án tử hình, sau khi bị đóng đinh, lính La Mã sẽ dùng vồ đập nát xương ống quyển. Kẻ tử tù mất điểm tựa trên hai chân sẽ rũ xuống với sức nặng cơ thể dính trên các đầu đinh, mất máu, và chết rất đau đớn. Giêsu đã được thông đồng và giả vờ xỉu, lính tháo xác Giêsu và vất xuống hố. Pilate bí mật cho người cứu Giêsu và bảo ngài nên trốn đi biệt tích. (Ai muốn rõ chi tiết, xin tìm đọc tác giả Charlie Nguyễn trên sáchhiem.net. Ông là một tín đồ Công giáo có năm đời đạo dòng, ông dày công nghiên cứu và viết rất công phu về đề tài này).

Chuyện Giêsu phục sinh rất khả tín, vì đó không phải là chuyện gì quá hy hữu. Trên thế gian có rất nhiều người phục sinh sau khi chết chưa tới hai ngày hai đêm, như trường hợp của Giêsu, từ chiều thứ Sáu đến sáng Chủ Nhật. Nhưng điểm mà không bao giờ tôi tin được, đó là Giêsu đã bay về trời !

Thôi thì cứ xem như người ta ghét Chúa nên dựng chuyện nói xấu Chúa đi.

Nhưng kinh thánh, do chính các môn đồ của Giêsu viết về cái chết của ngài, thì ta không thể nghi ngờ họ có ác tâm với Đấng Cứu Thế của chính họ.

Một người thách đố với sự hủy diệt có quỳ lạy khóc than trước khi thọ tử không ? Chắc chắn là không, trái lại ngài ấy phải thản nhiên trên đường dẫn độ đến pháp trường.

Một người đầy quyền năng vượt lên trên cõi chết có van xin ai khác đừng cho giây phút thọ tử xảy ra hay không ? Chắc chắn là không, vì ngài phải tự biết mình sẽ sống dậy sau cái chết, thì việc gì phải bò lết van xin cầu sự sống ?

Thì đây, hình ảnh của Giêsu được chính các môn đồ chứng kiến tận mắt ngài đã thách đố với cái chết như thế nào, hãy đọc kinh thánh Tân Ước, mà giáo sư Trần Chung Ngọc đã bỏ công nghiên cứu và ghi chép lại như sau:

Mark 14: 33-35: "..Ngài cảm thấy hoang mang, sầu não vô cùng. Ngài bảo các môn đồ: "Linh hồn ta buồn rầu cho đến khi chết". Chúa đi một quãng, rồi quỳ sấp dưới đất, cầu xin cho giờ phút khủng khiếp đừng đến với Ngài nếu có thể được.."

Luke 22:24: "Trong lúc đau đớn thống khổ, Chúa cầu nguyện càng tha thiết, mồ hôi toát ra như những giọt máu nhỏ xuống đất."

Và vì lời cầu nguyện Chúa Cha không được đáp ứng nên Chúa Con vẫn bị lôi đi đóng đinh. Trước khi tắt hơi Chúa Con mới thất vọng, than rằng:

Matthew 27 và Mark 15: "Chúa tôi ơi! Chúa tôi ơi! Sao Ngài lìa bỏ tôi"

Tôi rất muốn tin vào hy vọng phục sinh của Đấng Cứu Thế chiến thắng trên sự chết, tin vào thông điệp cứu rỗi mà ngài để lại cho nhân thế sau khi bay về trời. Nhưng hình ảnh khiếp nhược, và, tôi thành thực xin lỗi phải nói rằng, ngài hơi bị hèn trước giờ lâm tử, khiến cho mọi ca tụng phục sinh  trở thành trò bồi bút cuồng tín.

Ba đoạn kinh trên chứng tỏ Giêsu bị xử chết một cách thụ động và thống thảm, hoàn toàn trái ngược với hình ảnh vị anh hùng sử dụng cái chết của mình để cứu rỗi nhân loại, nguyện chết vì người.

Tại sao người Do Thái không vinh danh ngài là anh hùng dân tộc như người VN vinh danh Trần Bình Trọng hay Nguyễn Thái Học ? Cứ so sánh họ qua bản sắc và với chút ít suy tư, ta có thể đánh giá toàn bộ giá trị mỗi người.

Giêsu phục sinh và bay lên trời đã đành. Và đó là tác phẩm tuyệt vời của Kitô giáo nguyên thủy mà rất nhiều người ngưỡng mộ.

Nhưng chưa đủ đô.

Phải thêm sự phục sinh và bay lên trời bằng xương bằng thịt của Đức Mẹ Maria nữa, thì Kitô giáo La Mã mới có công lao ngang bằng với 12 tồng đồ thời nguyên thủy. Trước La Mã là lập giáo, sau La Mã là triển giáo.

Các sáng tác về Mari học (mariologie) của Giáo Hội La Mã phải nói là cả một công trình tập thể mang tính biên niên, được gợi hứng từ chính sự phục sinh của Giêsu con bà. Người ta có thể tin con sống dậy bay về trời, sao lại không thể tin mẹ sống dậy và cũng bay về trời ? Và thế là đã sẵn bột sẵn đường, cứ thêm vào cái bánh nghìn năm kia một đóa hoa màu mè nữa là xong.

Kitô giáo tìm đủ mọi cách để xóa tan học thuyết tiến hóa, nhưng cho dù có một ngày người ta không còn tin vào học thuyết này, cũng phải công nhận rằng toàn bộ triết lý và đức tin của Kitô giáo là một quá trình tiến hóa không ngừng trước sự khắc nghiệt ngày càng nâng cao về xã hội và tri thức của nhân loại.

Không có kinh sách nào cho biết khi bay về trời, Đức Mẹ ngồi ở vị trí nào ?  Cả Cựu Ước lẫn Tân Ước không hề có một giòng nói đến sự giao hội giữa Đức Mẹ Maria với Đức Chúa Cha cả, nên ta thật khó hình dung được họ sum họp như thế nào ? Họ sẽ gọi nhau là gì ? Là vợ chồng ư ? Là mẹ con ư ? Nếu chỉ là linh hồn thuần túy bay về đây thì quả thật người thế gian chúng ta hoàn toàn không hiểu không biết thế nào là sinh hoạt ở Thiên Đàng, đằng này cả 3 đều có thân xác, mà Đức Chúa Trời từng chia gái với lính của ông Môi-se, nay gặp Maria bằng xương bằng thịt, Vô Nhiễm Nguyên Tội, Hằng Trinh và đẹp tuyệt thế này, đã vậy đạo đức học của Kitô giáo quy kết và đặt căn bản trên Quyền Năng và Phép Lạ của Chúa Cha, mà Đức Chúa Cha chưa hề được mô tả là không có thất tình lục dục như người trần thế, Ngài chưa bao giờ tự mô tả bằng đạo đức vô ngã vô dục như các triết lý Á Đông, ngài từng hưởng thụ mọi sự dâng hiến, lẽ nào ngài lại đưa Maria lên bàn thờ mà thờ như người trần thế ?

Thiết tưởng mọi sum họp gia đình đều có những ái ái ân ân, sự hưởng thụ trên thân xác sau khi chết là cốt lõi triết lý và niềm tin của người Kitô giáo, khiến ta không thể không đặt những câu hỏi mang tính sinh học và vật lý học.

GIÁ TRỊ CỦA NỮ GIỚI TRONG VĂN HÓA ABRAHAM

Ngày nay rất ít thánh đường thờ Chúa Trời, mà quan trọng là phải thờ Jésus, nhưng gần như Đức Mẹ Maria cũng đang dần thay thế Jésus trong các lời khấn nguyện, và thánh tượng của ngài luôn chiếm ngự một không gian tiên phong trước thánh đường tại các nhà thờ Công giáo Rôma Việt Nam. Người ta tin rằng vì là phụ nữ, Maria sẽ dễ có lòng thương xót hơn là các đấng mày râu như Jésus hay cha của ngài thần Giê-hô-va.

Tuy nhiên, Maria hoàn toàn không có lấy một địa vị dù khiêm tốn trong hai cuốn kinh Thánh. Tất cả vinh quang mà Maria có được là nhờ giáo hội ban tặng. Trong hai bộ kinh căn bản, Maria không những chả được tôn vinh, mà còn bị Jésus khinh thường.

Ta thấy trong Tân Ước mỗi khi Maria xuất hiện với Jésus, bà đều bị đứa con mình gọi là ''người đàn bà kia'' và không hề xem trọng.

Mathieu 12:47-50: Khi Ðức Chúa Jêsus còn phán cùng dân chúng, thì mẹ và anh em Ngài đến đứng ngoài, muốn nói cùng Ngài.

Có người thưa cùng Ngài rằng: Ðây nầy, mẹ và anh em thầy ở ngoài, muốn nói cùng thầy.

Ngài đáp rằng: Ai là mẹ ta, ai là anh em ta?

Ngài giơ tay chỉ các môn đồ mình, mà phán rằng: Nầy là mẹ ta cùng anh em ta!

Vì hễ ai làm theo ý muốn Cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, chị em ta, cùng là mẹ ta vậy.

Jean 2:1-4: Cách ba ngày sau, có đám cưới tại thành Ca-na, trong xứ Ga-li-lê, và mẹ Ðức Chúa Jêsus có tại đó. Ðức Chúa Jêsus cũng được mời đến dự đám với môn đồ Ngài. Vừa khi thiếu rượu, mẹ Ðức Chúa Jêsus nói với Ngài rằng: Người ta không có rượu nữa. Ðức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi đờn bà kia, ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ ta chưa đến.

Những lời lẽ như trong Jean và trong Mathieu đủ cho ta thấy Maria lúc sinh thời, chỉ là một cái bóng mờ nhạt và thiếu vắng sự tôn quý.

Trong Cựu Ước và Tân Ước chẳng hề có một tín ngưỡng dành cho Maria, mà là một khái niệm được thêm vào sau này để thoa dịu tính cách quá machisme (chủ nghĩa xem đàn ông là ưu việt) của các nền văn hóa Abraham.

Một kỹ sư người Tunisien làm chung với tôi từng nói, thượng đế sinh ra đàn bà chỉ là món đồ của đàn ông, mục đích để truyền giống và tạo niềm vui cho nam giới. Vai trò của phụ nữ phải ở trong nhà, phục vụ chồng, và lo cho con. Người đàn bà phải tuyệt đối vâng lời chồng. Thậm chí, anh ta còn nửa đùa nửa thật rằng, nếu thực sự môt người tin vào các thánh điển, như thánh kinh Kitô giáo hoặc kinh Coran của Hồi Giáo, thì khi người chồng tát tai vợ, bà ta không được quyền hỏi vì sao bị tát; và người chồng, nên thỉnh thoảng tát vợ mình vài cái mà không cần giải thích, để nhắc nhở cho bà ấy tính cách vì sao Chúa đã nặn bà ra từ cái xương sườn của đàn ông.

Và bởi chưng người nữ đã dụ dỗ người nam phạm vào cấm kỵ của thiên chúa nên trong thánh kinh, người nữ bị phạt sẽ bị chồng cai trị. Người nữ nào dám cãi lời chồng một tiếng, dù là con chiên ngoan đạo, đều sai lời chúa, vì chúa phán rằng chồng sẽ cai trị vợ, như sau:

Sáng Thế Ký 3:16 Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi.

Trong kinh Ê-Phê-Sô, văn hóa Abraham còn xác định chồng là cái đầu, vợ chỉ là thân mình:

Ê-phê-sô 5:22-24: Hỡi kẻ làm vợ, phải vâng phục chồng mình như vâng phục Chúa, vì chồng là đầu vợ, khác nào Ðấng Christ là đầu Hội thánh, Hội thánh là thân thể Ngài, và Ngài là Cứu Chúa của Hội thánh. Ấy vậy, như Hội thánh phục dưới Ðấng Christ, thì đờn bà cũng phải phục dưới quyền chồng mình trong mọi sự.

VĂN HÓA PHONG KIẾN TRUNG HOA, HỒI GIÁO & KYTÔ GIÁO

Có thể nói văn hóa Do Thái trong thánh kinh Cựu Ước, hoàn toàn tương đồng và có phần còn gắt gao hơn cả văn hóa phong kiến Trung Quốc, cái mà người Kitô giáo VN cho là hủ lậu, bất nhân, rừng rú. Có lần tôi nghe một bà vợ lấy chồng Công giáo người Bắc phê bình Khổng Tử về tam tòng tứ đức, bà ta đòi đá đít ông Khổng Tử, còn hăm là may ông ấy đã chết mất đất chứ nếu không … Nhưng văn hóa Abraham của đức lang quân bà đang trân trọng tin theo nó như thế nào ?

Ta thử nêu ra những điểm quan trọng mà chính người Tây phương cô đọng lại trong những điểm dưới đây:

● Unmarried women were not allowed to leave the home of their father without permission. (tương đương với tại gia tùng phụ)

● Married women were not allowed to leave the home of their husband, without permission. (Còn gay gắt hơn cả xuất giá tòng phu, chỉ đi ra khỏi nhà thôi, đã cần phải có sự cho phép của đức lang quân)

● They were normally restricted to roles of little or no authority. (Đàn bà Trung Hoa ít ra còn có quyền làm nội tướng)

● They could not testify in court. (Người đàn bà Đông Á có quyền làm chứng trước tòa)

● They could not appear in public venues ( Đàn bà Á Đông có quyền xuất hiện trước công chúng hay các nơi công quyền)

● They were not allowed to talk to strangers (Đàn bà Á Đông được nói chuyện với người lạ, chỉ cần giữ gìn lễ nghi nam nữ thụ thụ bất thân)

● They had to be doubly veiled when they left their homes ( Đàn bà Á Đông không cần che mặt khi ra đường)

Ngày nay, ai muốn xem văn hóa Abraham thực sự ra sao, chỉ cần nhìn vào các xứ sở Hồi Giáo (vì các quốc gia này chưa hoàn toàn được thanh hóa bởi văn minh của Kỷ Nguyên Ánh Sáng Âu châu), các quốc gia Trung Đông theo Hồi giáo còn đậm chất truyền thống này, đàn bà không được cho ai thấy mặt và hoàn toàn chỉ là cái bóng của người đàn ông. Ai muốn nghiên cứu những điều nêu trên, được dẫn chứng từng điểm một bằng kinh thánh Cựu Ước, mời truy cập nguồn sau đây: http://www.religioustolerance.org/ofe_bibl.htm

Có thể nói, Kitô giáo và Trung Quốc phong kiến (kể cả Trung Quốc đỏ) là hình và bóng của nhau. Cả hai đều là thế giới của nam quyền, cả hai đều chỉ xem phụ nữ như hàng hóa. Cả hai đều vì sự thống trị mà bất chấp thủ đoạn. Ta từng thấy người phong kiến Trung quốc đem phụ nữ buôn bán, giao dịch chính trị. Ta thấy trong kinh thánh, các vua Do Thái cũng mặc cả trên thân xác của phụ nữ để đạt được những mục tiêu chính trị, như vua Saul muốn gả con gái lớn nhất Merab cho vua David, người được văn hóa Kitô xem như thần thánh, ông thánh này cũng vì gái mà đi đánh giết người Philistine, cắt từ xác chết 100 miếng da quy đầu để làm sính lễ cưới vợ, nhưng chỉ cưới được cô em Michal chứ Merab đã được gả cho người khác. Trong kinh Thánh, những cuộc chiến tranh tàn khốc giữa Do Thái và các dân tộc chung quanh, bất kể thủ đoạn ra sao, lẽ phải luôn thuộc về thiên chúa của Do Thái (điều này vẫn nguyên vẹn mãi đến ngày nay khi họ tàn sát người Palestine).

Cũng vậy, đường Lưỡi Bò ở biển Đông, dù chưa hề có trong bản đồ Thanh Triều, thì thiên triều đỏ vẫn luôn có lý dựa vào sức mạnh hạm đội của họ. Thiên triều hay Thiên Chúa tựa hồ như hai anh em song sinh, rất tương cận nhau, cả hai đều cấm dân chúng không được nhìn mặt thiên nhan, kinh thánh xác định ai thấy thiên nhan thì hết đường sống“no-one may see [the LORD] and live” (Ex 33:20) . Bản thân vua David, kẻ được thánh kinh tôn làm tổ phụ của Jésus, cũng có nhiều vợ không thua các vua chúa phong kiến Trung Hoa. Các giáo hoàng, hồng y, cũng tam cung lục viện, rượu thịt trác táng thâu đêm tại La Mã, và ngày nay linh mục hãm hiếp trẻ em, phụ nữ, và các bà xơ cùng khắp thế giới, nhưng người Kitô giáo VN khạc nhổ lên phong kiến đa thê Trung Quốc mà lại luôn tôn sùng văn hóa Do Thái, cho là mẫu mực của văn minh và tiến bộ.

Rất nhiều người VN theo Công giáo Rôma, nhất là phụ nữ, nghĩ rằng vai trò người phụ nữ được tôn trọng ngang hàng với nam giới nhờ có thần học Kitô giáo, họ bị các cha nhà thờ nhồi sọ, đồng hóa văn minh Kitô với văn minh Tây Phương sau khi Cách Mạng Pháp truất phế và hủy bỏ văn minh Kitô khỏi Âu Châu để thay thế bằng các giá trị tự do, nhân quyền và bình đẳng của Kỷ Nguyên Ánh Sáng (Age of Enlightenment)

Sau đây là những biểu lộ đậm nét ''nam quyền'' trong thần học Kitô giáo mà ngay cả các tập tục trọng nam khinh nữ như nhất nam viết hữu thập nữ viết vô của Trung Quốc cũng cũng phải chào thua:

Thánh Augustine, cha đẻ của nền Thần học Kytô, được Kytô giáo tôn sùng, coi như là bực trí tuệ siêu việt, tác giả cuốn Thành Phố Của Chúa (City of God) có cái nhìn về phụ nữ, dù tôi không biết ông ấy đã bao giờ nhìn thấy thiên chúa bằng xương bằng thịt như thế nào, nhưng ông lại dám nói như sau:

Người đàn bà, khi xét cùng với chồng, là hình ảnh của Thượng đế.., nhưng khi xét riêng là đàn bà...thì không phải là hình ảnh của Thượng đế, nhưng đối với người đàn ông xét riêng, thì đó là hình ảnh của Thượng đế." (The woman, together with her own husband, is the image of God..., but when she is referred to separately..the woman alone, then she is not the image of God, but as regards the man alone, he is the image of God.)

Thánh John Chrysostom xem đàn bà còn thua cả cọp beo rắn rít:

"Trong những thú hoang dã, không có con nào gây hại như một người đàn bà" (Among savage beasts none is found so harmful as a woman)

Thánh Anthony xem đàn bà là quỷ, là rắn độc:

"Khi các ngươi thấy một người đàn bà, hãy coi như là các ngươi đối diện với, không phải là một con người mà chính là một con quỷ. Tiếng nói của người đàn bà là tiếng phun phì phì của con rắn." (When you see a woman, consider that you face not a human being, but the devil himself. The woman's voice is the hiss of the snake.)

Thánh Thomas Aquinas còn đi xa hơn, dám trách Thiên chúa đã sai lầm “Thiên Chúa đã phạm phải một sai lầm khi sáng tạo ra người đàn bà: không nên tạo ra cái gì thiếu sót hoặc hư hỏng khi sáng tạo ra những vật đầu tiên; do đó đàn bà không nên được tạo ra khi đó.” (God had made a mistake in creating woman: nothing (deficient) or defective should have been produced in the first establishment of things; so woman ought not to have been produced then.) - Đa phần các trích dẫn trên xin mạn phép chép lại từ giáo sư Trần Chung Ngọc.

Kinh Thánh và kinh Qu'ran rất song song trong việc xem thường phụ nữ. Cả hai cuốn kinh đều so sánh giá trị con người bằng tiền, và luôn luôn, giá tiền trả cho đàn ông cao hơn giá của phụ nữ.

Tùy theo tuổi tác, hai cuốn kinh song song định giá con người đực và người cái như sau:

Kinh thánh Lêvi ký 27: 3-7 viết:

Nếu ngươi định giá về một người nam từ hai mươi đến sáu mươi tuổi, thì hãy định cho năm chục siếc-lơ bạc (một đơn vị tiền tệ xưa), tùy theo siếc-lơ nơi thánh.

Nếu là một người nữ, hãy định giá ba chục siếc-lơ bạc.

Nếu là một đứa con trẻ từ năm đến hai mươi tuổi, thì hãy định giá hai chục siếc-lơ cho một đứa trai, và mười siếc-lơ cho một đứa gái.

Ví bằng một đứa trẻ từ một tháng đến năm tuổi, thì hãy định giá năm siếc-lơ bạc cho một đứa trai, và ba siếc-lơ bạc cho một đứa gái.

Nếu một người già cả từ sáu mươi tuổi trở lên, ngươi hãy định giá mười lăm siếc-lơ bạc cho một người nam, và mười siếc-lơ bạc cho một người nữ.

Vậy thì, tùy thuộc vào độ tuổi của họ, nữ chỉ bằng 1/2 đến 2/3 giá trị của người nam.

Còn Kinh Qur'an nói gì?

Kinh Qur'an 4:11

Allah ra lệnh cho các người về việc con cái của các người hưởng gia tài: phần của con trai bằng hai phần của con gái. Nhưng nếu chỉ có con gái và số con gái nhiều hơn hai, thì phần của tất cả các con gái là hai phần ba (2/3) gia tài để lại; và nếu chỉ có một đứa con gái thì phần của nữ là phân nửa (1/2) gia tài để lại.

Kinh Qur'an 4:176

Họ hỏi Ngươi về một quyết định pháp ly Ô. Hãy bảo: “Allah đã nghị định cho các ngươi về việc hưởng gia tài của một người không có cha mẹ và con cái như sau: nếu người quá vãng không có con mà chỉ có một người chị (hay em gái) thì người này được hưởng phân nửa (1/2) gia tài do y để lại. Nhưng nếu người chết không có con thì người anh (hay em) trai sẽ hưởng trọn gia tài của người chị (hay em gái) đó; còn nếu người chết có hai chị (em) gái còn sống thì hai người này sẽ được hưởng hai phần ba (2/3) của gia tài mà y để lại; và nếu có anh (em) trai lẫn chị (em) gái còn sống thì phần của nam bằng hai phần của nữ. Allah giải thích rõ điều này cho các người e rằng các người sai lạc. Và Allah Hằng Biết.”

Và Kinh Qur'an cho chúng ta biết chúng ta nên tin tưởng vào lời khai của một người phụ nữ như thế nào: nó đáng giá bằng một nửa so với đàn ông. Như kinh Qu'ran 2:282 sau đây:

...hãy gọi hai người đàn ông của các ngươi đến làm chứng; nhưng nếu không có hai người đàn ông thì chọn một người đàn ông và hai người phụ nữ của các ngươi đến làm chứng; mục đích là nếu một trong hai nữ nhân chứng đó nhầm lẫn, người nọ sẽ nhắc nhở người kia...

(Các trích dẫn kinh Qu'ran ở đây đều từ nguồn http://www.tusachislam.com/sp/index.php )

Để tránh né tính tàn bạo dâm ác đầy những khía cạnh tiêu cực của kinh thánh, người Âu châu thường hay đem kinh Qu'ran để làm bia đỡ đạn. Tội nghiệp cho cuốn kinh Qu'ran phải gánh chịu toàn bộ những phỉ nhổ của dân Âu châu. Tôi thỉnh thoảng cũng bất bình giùm cho Hồi giáo, nói đỡ vài lời rằng, kinh Qu'ran hay kinh Thánh chả khác gì nhau, thì liền bị chính người VN quay sang chụp ngay tôi cái mũ bôi nhọ tôn giáo, chẳng khác tổng thống Barrack Obama từng bị báo chí Mỹ tấn công khi ông so sánh sự tàn bạo của Kytô giáo trong lịch sử với sự tàn bạo của Hồi Giáo hiện tại trong một bữa ăn sáng cầu nguyện. Người Pháp trầm lặng và hiểu biết hơn nên họ đồng ý ngay rằng kinh Thánh và kinh Qu'ran nội dung không khác gì nhau. Thực ra chính các bực thầy Tây Phương truyền cho ta kiến thức về sự so sánh này. Đúng hơn, người trí thức ở đâu cũng biết rõ điều này, và đó là lí do giải thích tạo sao, Kitô giáo không khuyến khích sự tò mò tìm hiểu lịch sử và khoa học tuy rằng các giáo hội rất khuyến khích phát triển kinh tế, bất chấp Chúa từng nói người giàu vào Thiên Đàng còn khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim.

Một giai thoại có thật ở Hòa Lan như sau: Người ta lấy cuốn kinh Cựu Ước lột bỏ bìa, rồi gắn vào đó cái bìa kinh Qu'ran và đưa cho một số người đọc. Ai đọc cũng chê bai, nguyền rủa là dã man, tàn ác, nhưng khi họ biết đó là Thánh kinh của Kytô giáo thì họ im lặng sững sờ.

Link dưới đây dành cho bạn nào hiếu kỳ muốn xem sự thực, vì đa số rất ít chịu đọc, khi ai nói lên sự thực một cái gì trái với tín điều của mình, thì hay nổi giận cho rằng kẻ đó vu khống.

https://friendlyatheist.patheos.com/2015/12/04/these-pranksters-read-bible-passages-to-people-telling-them-it-was-the-quran-they-were-shocked/

https://friendlyatheist.patheos.com/2015/12/04/these-pranksters-read-bible-passages-to-people-telling-them-it-was-the-quran-they-were-shocked/

Văn hóa trọng nam khinh nữ vẫn còn vết tích đậm nét để lại trong Công giáo Rôma qua việc người nữ chưa bao giờ được quyền làm linh mục, mặc dù ngày nay có nhiều vận động hành lang để phái nữ được thụ phong như bên Anh giáo hay bên Tin Lành, nhưng Vatican vẫn chưa có sự quyết định dứt khoát về yêu cầu này, dù giáo hoàng Phanxicô nổi tiếng là người rất cấp tiến. Nếu các ma sœurs được quyền thụ phong linh mục, tôi tin rằng việc các cha nhà thờ hãm hiếp bà xơ sẽ giảm đi rất nhiều trên thế giới. Tôi cũng tin rằng nếu các linh mục được quyền lấy vợ như mục sư Tin Lành, nạn ấu dâm cũng như lạm dâm sẽ giảm sút.

Như chúng ta đã quen với văn hóa Kitô giáo, hễ có sai, thì len lén chỉnh sửa chứ không bao giờ được minh nhiên thừa nhận sự thật, và cách hay nhất để chỉnh sửa là nói ngược lại, làm ngược lại những sai sót, những khiếm khuyết. Và cho dù nếu có xin lỗi, thì mục đích của nó lại là để mưu danh chuốc lợi, chứ không bao giờ là thực sự sám hối, như những lời thú tội của giáo hoàng Gioan Phaolồ II vào đầu thiên niên kỷ.

Chẳng hạn trong kinh thánh Cựu Ước, ta thấy nói chuyện mắt đền mắt, răng đền răng, thì trong Tân Ước, khi ai tát má phải ta phải đưa thêm má trái.

Đức mẹ Maria bị mang tiếng không chồng có con, thì phải đưa ra hình ảnh mẹ là đồng trinh, thậm chí là hằng trinh dù đã lấy chồng, và con của Maria là con của Thiên Chúa, để tránh bị dèm pha chế diễu một đứa con không rõ nguồn gốc.

Bản thân Jésus bị phán tử tội, nhưng có lẽ không chết, sống dậy, trốn biệt khỏi Do Thái, thì được bảo là đã thăng thiên, cách hay nhất để giải thích vì sao Jésus không có mặt tại Do Thái sau khi phục sinh.

Những người lãnh đạo giáo hội rất xảo quyệt ma mãnh, họ biết rằng cứ cho một cái lý do, càng siêu hình càng tốt, một thứ lí do mà không ai có thể chứng minh rằng điều đó là bịa đặt, mặc dù giáo hội cũng không thể chứng minh rằng điều đó không phải bịa đặt, nhằm đánh mạnh vào người có đức tin, giáo hội không cần đối diện với lý lẽ, cái lý duy nhất vào thời Trung Cổ là thanh gươm cùng bó củi, ai không tin thì … giết !


Điều tàn bạo khát máu này là cốt lõi của sự gia tăng dân số Kytô giáo từ lúc Constantin đưa Jésus lên làm giáo chủ trong đế quốc La Mã đến mãi tận thế chiến thứ hai. Bất kỳ sự hãnh diện nào về dân số Kitô giáo đồng lõa với lịch sử khát máu của Giáo Hội Rôma trung cổ. Tính cách tàn bạo này không chỉ nằm trong phạm vi kiểm soát của Giáo Hội Rôma, mà còn theo chân các đoàn quân cướp của phong trào Tân Thế Giới do Christophe Colomb lãnh đạo, một tên cướp biển được nữ hoàng Isabelle de Catholique vương quốc Tây Ban Nha sử dụng và cải hóa thành người phiêu lưu khám phá, đi cướp đất, tàn sát, diệt chủng khắp mọi nơi ; ở đâu có sự sống loài người, nằm trong tầm với của kỹ nghệ hàng hải châu âu thời bấy giờ, ở đó có quân cướp đến cắm cờ chữ thập và tận diệt mọi nền văn minh; đặc biệt là Mỹ châu, nguyên cả một lục địa từ Bắc chí Nam được cây thập ác xẻ làm hai ; Bắc là của Tin Lành (hay Phản Thệ), Nam là của Công giáo Rôma.

Đông Á và Việt Nam cũng lọt vào tầm ngắm này từ những năm 1553 cho đến nay, được gia cố bằng mục tiêu tiến về Á châu vào thiên niên kỷ thứ III do giáo hoàng Gioan Phaolồ II phát động, các thừa sai người bản địa không ngừng thi đua đạt chỉ tiêu truyền giáo, bất chấp thủ đoạn, miễn là cây thập giá và ngọn cờ Vatican càng giương cao càng vào sâu nơi rừng hoang núi thẳm của các xứ sở Á châu, nếu có thể tiêu diệt và thay thế được các tôn giáo địa phương từ Trung Quốc dọc xuống phía nam và vòng qua bán đảo Ấn Độ, thì Catô Rôma giáo có thể phát dương quang đại, muôn năm trừng trị, nhất thống giang hồ (cụm từ của tiểu thuyết gia Kim Dung trong Tiếu Ngạo Giang Hồ dành để ca tụng Ma Giáo).

Dù ngày nay Kitô giáo không thể tiếp tục chánh sách không theo thì giết, nó vẫn là tôn giáo đặt ưu tiên việc gia tăng dân số (prosélitisme - chính sách chuyên đi rủ rê cải đạo) bực nhất hoàn vũ.

ĐƯA NỮ TÍNH THOA DỊU VĂN HÓA DO THÁI ĐẦY PHỤ QUYỀN (machisme)

Nằm trong những chỉnh sửa này, phải nói rằng, cách đưa Maria lên làm Mẹ Thiên Chúa là cách hay nhất để biến sa mạc khô cằn thành nơi có hoa cỏ thơm mát. Không gì thân thiện bằng khuôn mặt của một phụ nữ đẹp, quý phái và hiền diệu được tôn thành thần linh sau bao nhiêu thiên niên kỷ bị đám đàn ông chém chém giết giết nhảy múa loạn xà ngầu trên sân khấu văn minh Abraham.

Đưa Maria lên với hình ảnh tương tự như Phật Bà Quan Âm là lợi thế cực kỳ khôn ngoan của Công giáo La Mã trong mục tiêu tiến chiếm Châu Á.

Ngày nay, không nhà thờ Rôma nào thiếu vắng một thánh tượng Maria ngay lối vào.

Sự tán tụng Maria ngày càng dày đặc các kinh thánh Công giáo, trong thi ca và nhất là trong âm nhạc. Giáo hội tìm cách khai thác triệt để mẫu tính qua hình ảnh nữ của Maria. Chỉ một chữ mẹ thôi đã làm ấm áp cõi lòng, ghép vào mẹ những phép lạ nhiệm màu nữa, thì sự ấm áp trở nên huyển ảo theo cấp số lũy thừa, thế là Maria từ một người đàn bà bình thường, bỗng có thêm đôi cánh bay cao vào ngày Assomption, và giáo hội chỉ mong có thế.

Đoạn văn tung hô về Maria bằng Pháp ngữ dưới đây cho thấy giáo hội rất cần sự có mặt đậm nữ tính của Maria và thừa nhận sự mờ nhạt của Maria khi còn sống:

Marie s'efface pour que l'Église grandisse à sa pleine taille: la maturité de l'Église s'accomplit par la présence maternelle de Marie, discrète durant son pèlerinage final sur la terre, déployée depuis son Assomption glorieuse.

Cette présence maternelle épouse la fécondité maternelle de l'Église, en sa prière, en sa foi, en son amour. (https://croire.la-croix.com/Definitions/Bible/Marie/L-Eglise-parait-Marie-s-efface)

(Maria tự xóa mình đi để Giáo Hội được lớn lên bằng với vóc dáng tròn đầy của mình: sự trưởng thành của Giáo Hội được hoàn mãn nhờ vào sự hiện diện đầy tình mẹ của Maria, kín đáo trong suốt cuộc viếng thăm cuối cùng nơi trần thế, (nhưng) có mặt cùng khắp từ cuộc Thăng Thiên vinh quang của ngài.

Sự hiện diện mẫu tính này nối kết với khả năng biết sinh đẻ của giáo hội, trong sự cầu nguyện nơi ngài, trong niềm tin vào ngài và trong tình yêu của ngài.)

Đoạn ca tụng trên cho thấy Maria được nâng cao sau khi chết, nghĩa là được giáo hội vẽ thêm cho bà đôi cánh, chứ trong lúc sinh thời, bà chỉ discrète durant son pèlerinage final sur la terre. Đây cũng là sự thừa nhận nhờ cái công tô son điểm phấn của Giáo Hội, mà bà được hiện diện (déployée) cùng khắp sau khi thăng Thiên.

Tôi không hiểu trí thức Công giáo Rôma có chịu hiểu cho những dòng văn quá tự thú về tính phi thực của người mà họ tôn sùng là Đức Mẹ Đồng Trinh Vô Nhiễm Nguyên Tội này không ? Marie s'efface pour que l'Église grandisse có nghĩa là, lúc còn sinh tiền, chính Maria cố tình không xuất hiện như một vị thần bên cạnh Jésus, để các tông đồ mới có thể kết hợp thành Giáo Hội chung quanh con bà. Tại sao bà cần phải lép vế thì các tông đồ mới nổi cộm được? Nếu Maria biểu hiện nhiều phép lạ như Chúa Ngôi Hai con bà, thì chuyện gái trinh có chửa lại càng được người Do Thái tin tưởng, sao lại phải kín đáo (discrète), sao lại phải tự xóa nhòa (s'afface) đến nỗivai vế còn thua cả đám đồ đệ được diễn tả trong Tân Ước ? Cái gì ngăn cản giáo hội trưởng thành nếu Maria tỏ ngay cho loài người thấy được quyền năng của một Mẹ Thiên Chúa khi bà còn sống ? Đợi chết rồi thì đưa cái mộ trống ra, rồi nhét vào đó đủ thứ hoa, vẽ lên bia đủ thứ vinh quang, thì thật khó thuyết phục.

Thêm nữa, Lễ Thăng Thiên do đâu mà có, do ai quyết định ? Hãy đọc đoạn văn sau từ một tờ báo Công giáo Pháp:

L'Assomption:

Comment la vie terrestre de Marie s'est-elle terminée ? La Bible ne dit rien sur ce sujet et les traditions chrétiennes sont diverses. Ce n'est que le 1er novembre 1950 que le pape Pie XII a solennellement défini, après consultation de tous les évêques qui étaient unanimes sur ce point, que "l'Immaculée Mère de Dieu, Marie toujours vierge, après avoir achevé le cours de sa vie terrestre, a été élevée en corps et en âme à la gloire céleste".

L'Assomption signifie que Marie, après sa mort, a été élevée au ciel par Dieu. Première créature humaine à entrer avec son corps et son âme dans la gloire de Dieu, elle préfigure notre destinée. Les chrétiens d'Orient (orthodoxes) parlent eux de la Dormition de Marie, un doux sommeil qui révèle un mystère. (https://croire.la-croix.com/Definitions/Bible/Marie/Qui-est-Marie)

Lễ Thăng Thiên:

Cuộc sống trần thế của Đức Maria chấm dứt như thế nào ? Kinh thánh hoàn toàn không nói gì về điều này và các truyền thống Kitô giáo lại có nhiều khác biệt. Chỉ vào ngày 1 tháng 11 năm 1950, sau khi thăm dò ý kiến và được sự đồng thuận tuyệt đối của các giám mục về điểm này, giáo hoàng Pie XII mới trịnh trọng tuyên bố rằng "Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội của Thiên Chúa vĩnh viễn đồng trinh, sau khi hoàn tất cuộc sống thế tục, đã được nâng cao cả hồn và xác vào cõi trời vinh quang".

Thăng Thiên có nghĩa là Đức Maria, sau khi chết, đã được Thiên Chúa nâng cao lên trời. Là con người đầu tiên đã đi vào vinh quang của Thiên Chúa bằng cả xác lẫn hồn, bà đã vạch con đường cho chúng ta. Tín đồ Chính Thống Giáo thì cho rằng Đức Maria Đi Vào Vĩnh Hằng, một giấc ngủ nhẹ nhàng thần khải một bí ẩn.

Kinh thánh không nói gi về cái chết của Maria. Đi ngược về lịch sử thì hình như người đầu tiên tưởng niệm lễ Maria Đi Vào Vĩnh Hằng (Dormition) là Hoàng Đế Maurice của đế quốc Byzantine vào thế kỷ thứ VI, lúc ấy chưa có từ Assomption (Thăng Thiên). Mãi đến thế kỷ thứ VII, giáo hoàng Theodore chịu ảnh hưỏng bởi lễ này và ngài du nhập nó vào giáo hội phương tây, và thế kỷ sau đó nó mới được gọi là Lễ Thăng Thiên (Assomption) nhưng vẫn chỉ là một ngày kỷ niệm tự phát do lòng sùng tín của tín đồ, chưa chính thức được tôn lên thành tín điều (dogme) như Pie XII quy định năm 1950.

Lịch sử thường được chỉnh sửa khi có những dữ kiện mới, hoặc tài liệu chính xác hơn mới được khai quật, hay được khám phá. Nhưng lịch sử của Kitô giáo thì được thêm thắt thêu dệt để tìm cách giải tỏa những bế tắc mà trước đó, với đầu óc và thủ công còn vụng về, người ta chưa biết vá những đóa hoa lên những chỗ rách lủng. Người đương thời tài hoa hơn nhưng lại quên một điều: càng vá víu, chỗ rách lủng được khuất lấp, nhưng lại càng dày cộm lên, càng khiến người ta dòm ngó chú ý. Dẫu chả ai nói ra lời, thì ai cũng mặc nhận rằng, đóa hoa thêu bên trên càng đẹp càng lớn, thì cái lỗ bên dưới càng rộng càng sâu.

Từ một người đàn bà câm lặng trong Tân Ước, khi con mình bị giết chết, bà ta cũng chết câm lặng vô danh và rất đẹp nếu chả ai đào bới thêm thắt. Gần 600 năm sau người ta tôn xưng cái chết ấy là Giấc Ngủ Vĩnh Hằng (Dormition). 800 năm sau lại được tôn xưng là Bay về Trời (Assomption), nhưng phải đợi đến gần 2000 năm sau thì một người phàm tục mới chính thức tấn phong sự thăng thiên của Maria thành giáo điều để toàn thể tín đồ thờ lạy. Lớp thêu này chồng thêm lớp thêu khác, từ một người mẹ yếu đuối vô danh bình thường như bao người mẹ, Maria được đánh bóng là Trinh Nữ trọn đời, sau đó lại thêm Vô Nhiễm Nguyên Tội, sau đó lại thêm Mẹ của Thiên Chúa, ngay cả tín đồ Kitô giáo Phản Thệ còn không thể tin và không chấp nhận thì với một người phi Kitô, những khái niệm trên lại càng xa lạ và phi lý.

PHÉP LẠ CỦA ĐỨC MẸ.

A. FATIMA

Maria cũng chính là chủ đề cho việc lần chuỗi Mân Côi trong Công giáo và Chính Thống Giáo, nhưng điều mà chúng ta cần quan tâm nhất về Đức Mẹ chính là các phép lạ mà ngài từng thể hiện.

Tôi không kể lại hai câu chuyện động trời mà tất cả chúng ta ai cũng từng nghe qua, chuyện Đức Mẹ hiện ra ở Fatima khiến cả mặt trời nhảy múa, chuyện phép lạ ở Lourdes, mà giáo sư Trần Chung Ngọc đã viết rất chi tiết sự thực trên Sách Hiếm. http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/CGchinhsu/CGCS7.php


giáo hoàng PIE XII 1939-1958

Về vụ Fatima, báo Pháp Figaro đưa ra nghi vấn y như trong bài viết của GS Trần Chung Ngọc, sự kiện giáo hoàng PIE XII kể lại ông ta từng chứng kiến tận mắt ''phép lạ'' Fatima 3 lần, nghĩa là mặt trời nhào lộn, nhảy múa, xoay tít, lượn lờ như lá rụng, phát ra ánh sáng ngũ sắc, rồi lại bay vút lên ngay tại Rome! Trong văn khố của gia phả dòng họ Pacelli (giòng họ giáo hoàng Pie XII), ký giả Ý Andréa Tornielli đã tìm ra thủ bút của chính vị giáo hoàng kể lại hiện tượng phép lạ Fatima do chính mắt ngài thấy tại Vatican, xảy ra ngày 30, 31 tháng Mười và ngày 1 tháng Mười Một năm 1950, nhằm ngày tuyên bố tín điều Đức Mẹ Maria Đồng Trinh Thăng Thiên.

Ngay chim sẻ bay lên đáp xuống cùng một chỗ cũng hiếm khi tới ba lần trong ba ngày liên tiếp, nói gì mặt trời múa lượn đến ba lần cho ngài giáo hoàng xem riêng một mình. Điều này cũng nên hỏi thử xem nếu Giêsu còn sống, ngài ấy có dám đại ngôn cỡ này không ?

http://www.lefigaro.fr/sciences/2017/05/13/01008-20170513ARTFIG00121-l-enigme-de-la-danse-du-soleil-a-fatima-peut-elle-s-expliquer-par-la-science.php

Ngày xưa khi tạo dựng vũ trụ, chúa xem mặt trời và mặt trăng chỉ như hai cái đèn, một cái thắp ban ngày, một cái thắp ban đêm. Ngày nay giáo hoàng Pie XII cũng xem mặt trời như cái máy bay tiêm kích nhào lộn trên bầu trời La Mã, hình như cả hai đều không ý thức được sự di chuyển dù rất nhẹ của mặt trời, cũng tác động lên sinh mạng toàn thể nhân loại. May mà cả hai đều chỉ nói khoác, chứ nếu có có thực quyền uy điều khiển vũ trụ, thì e rằng chúng ta chả ai còn sống sót.

Chúng ta có thể không thể giải thích được hiện tượng mặt trời nhảy múa cách nay 101 năm, nhưng tôi tin rằng hiện tượng này sẽ không ''dám '' xảy ra trên thế giới nữa, cũng tương tự như không ai còn ''dám'' bay lên trời vào thời đại khoa học đang ngự trị.

Người ta có thể nhát ma trong đem tối, chứ giữa ánh quang rực sáng của mặt trời, yêu ma đều tan biến cả.

Tuy nhiên chúng ta có thể phân tích về những bí mật mà Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đã ưu ái để lại cho nhân loại xuyên qua 3 bí mật được Lucia, đứa bé dốt chữ ghi lại và đã trở thành di sản trân quý của tòa thánh. Ai đọc bài viết của giáo sư Ngọc thì đã rõ những bí mật ấy là gì và giáo sư cũng đã phản biện đồng thời dẫn chứng lời phản biện rất hùng hồn của tác giả Avro Manhattan trong tác phẩm Vietnam: Why Did We Go.

Ở đây ta không nói chuyện của hai bí mật đã được giáo sư Trần Chung Ngọc phân tích. Tuy nhiên, bí mật thứ 3 chỉ được giáo hoàng Gioan Phaolồ II tuyên bố vào năm 2000, như sau:

"Sau hai phần mà con đã giải thích, phía bên trái của Ðức Bà và cao hơn một ít, chúng con đã thấy một Thiên thần cầm một thanh gươm bằng lửa nơi tay trái; nó lấp lánh và phát ra những tia lửa dường như sẽ đốt cháy thế gian; nhưng chúng tắt ngúm khi chạm đến ánh quang chiếu toả từ tay phải của Ðức Bà hướng về trần gian: chỉ về trái đất bằng tay phải, Thiên thần lớn tiếng thốt lên: ‘Ðền tội, Ðền tội, Ðền tội!'. Và chúng con thấy trong một luồng sáng lớn là Thiên Chúa: ‘một cái gì tương tự như cách người ta xuất hiện trong một tấm gương khi người ta đi ngang qua’ một Giám mục bận đồ trắng ‘chúng con có cảm nhận đó chính là Ðức Thánh Cha’. Các Giám mục, các Linh mục, các tu sĩ nam nữ khác leo lên một ngọn núi dốc thẳng, trên đỉnh núi có một Thánh giá lớn làm bằng thân cây thô nhám như thể của một cây bần với vỏ cây; trước khi đến đó, Ðức Thánh Cha đi qua một thành phố lớn, một nửa bị tàn phá và một nửa rung chuyển, với bước chân nghiêng ngả, buồn khổ vì đau đớn và ưu phiền, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những thân xác ngài gặp trên đường; khi đã lên đỉnh núi, quỳ dưới chân Thánh giá lớn, ngài đã bị một nhóm lính giết hại bằng đạn và mũi tên, và cùng một cách thức như thế các Giám mục, Linh mục, tu sĩ nam nữ khác, và các người giáo dân thuộc mọi giai cấp và địa vị xã hội khác nhau lần lượt bị giết hại. Bên dưới hai cánh tay của Thánh giá có hai Thiên thần, mỗi vị cầm trong tay một chiếc bình bằng pha lê, trong đó các ngài hứng máu của các vị Tử đạo và với máu đó các ngài rảy trên các linh hồn đang tiến về Thiên Chúa." (wikipedia việt ngữ)

(xem Anh ngữ)

http://www.ncregister.com/blog/jimmy-akin/9-things-to-know-and-share-about-the-third-secret-of-fatima

The "Third Secret" of Fatima is the most famous private revelation of the 20th century. Here are 9 things to know and share with friends about it.

Phần tiết lộ này bị cả thế giới nghi ngờ, cho rằng đã bị xén bớt, nhưng giáo hoàng Benedict sau khi từ chức đã khẳng định rằng bí mật thứ 3 hoàn toàn chỉ có thế.

Với đoạn văn trên, tôi có cảm tưởng đọc một phiên bản khác của sách Khải Huyền đầy máu và hoàn toàn chả có một nội dung thực tế. Đây là không khí bí ẩn cố hữu để hăm dọa mà kinh Thánh hay thường dùng. Người có tâm chánh trực đọc nó như đọc chuyện ma quái quỷ mị cho vui chả có tác dụng.

Một trang báo khác của những nguời chuyên đi săn lùng các vật thể bay không xác định và người ngoài hành tinh, nêu lên những ý kiến khá cực đoan, nhưng mang nhiều tính khoa học hơn mê tín. Họ cho rằng vụ Fatima chỉ có thể là hai trường hợp xảy ra như sau:

1. Hoặc do các UFO (unidentified flying object) bay đến quan sát đám đông đang tụ tập bên dưới và người ngoài hành tinh bên trong đĩa bay nhân cơ hội biểu diễn một màn hù dọa mặt đất.

2. Hoặc do những tia sáng cực mạnh phát ra từ mặt đất rọi lên các đám mây và chơi trò hoạt hình như ngày nay người ta chiếu lên các tòa nhà những cảnh quang và màu sắc vào ngày đại lễ.

Đọc bài báo này, ta nên chú ý đến những chi tiết như sau: mặt trời không thể nhảy múa thấp hơn các đám mây sau lưng nó. Còn ánh sáng của mặt trời, dù chỉ ló ra từ phía sau đám mây vào giữa ngày cũng khiến ta chói mắt, nhưng đám đông con chiên Công giáo đã tham dự một cuộc biểu diễn ngoạn mục đủ thứ màu sắc không hề chói mắt tựa như ngày nay ta đi xem biểu diễn không lực. Nếu quả thực mặt trời nhảy múa như được mô tả ở Fatima, thì không những không còn là phép lạ, mà là đại họa, là ngày tàn của trái đất, không một ai có thể sống sót với những điệu nhảy kinh khiếp như  sà xuống mặt đất rồi bay vút lên, một cách thái mà các định luật vật lý không cho phép. Chỉ một trận bão kinh khiếp như bão Florence, một vụ cháy rừng như ở California thôi đã kinh hoàng, nói gì mặt trời sà xuống đất rồi bay vút lên như chim sẻ thì e rằng ngay cả người Homo Sapiens cũng không thể tin.

https://www.pennlive.com/expo/news/erry-2018/09/5ffb1ced264122/hurricane-florence-storm-bears.htmlhttps://www.yorktonthisweek.com/winds-cause-flare-ups-of-big-southern-california-wildfire-1.23494369

Bão Florence ở North Carolina 15 tháng 9, 2018 - Trận cháy rừng Woolsey Fire ở Cali trong tháng 11, 2018

Vào năm 1947, tức là 30 năm sau vụ Fatima, Kenneth Arnold, một phi công Hoa Kỳ đã thấy quang cảnh mặt trời nhảy múa tại đỉnh núi Rainier, được kể lại như sau:

Điệu múa của mặt trời, rối loạn khí quyển, tốc gió và mặt đất phủ màn trắng, cây cối chao đảo, chớp loé, ánh sáng và nhiệt độ giảm đi, sấm sét, đĩa bạc chao lượn không thể đoán định phương vị, đổi hướng thẳng góc, quay tít như chong chóng, rơi như chiếc lá hoặc theo hình chữ Z, vút lên thẳng đứng, tăng tốc thần tốc, đứng sững lại, ánh sáng chiếu khắp vùng, mọi yếu tố đều phù hợp để cho thấy sự hiện diện của một vật thể bay không xác định. (xem bản tiếng Pháp)

Dù đọc rất nhiều về quang cảnh phép lạ Fatima, một sự kiện vẫn lu mờ là khi mặt trời nhảy múa, bầu trời hoàn toàn quang đãng hay vẫn có mây che sau một trận mưa như trút ? Thú thật, báo chí của giới khoa học gần như không nói gì về sự kiện này, mà đa phần thông tin đều do báo chí hoặc người của giáo hội đưa ra, người thì nói lúc đó trời hoàn toàn quang đãng, người lại nói mặt trời vẹt mây chun ra, nên ngày nay chúng ta khó biết đâu là sự thực. Nếu lúc mặt trời xuất hiện, bầu trời hoàn toàn xanh lơ, thì không thể chỉ có con dân Công giáo thấy mặt trời như vậy, mà cả thế giới phải thấy hiện tượng này, nhưng thực tế cho biết mặt trời không hề nhảy múa nơi khác. Còn nếu có mây che, thì mặt trời làm sao chui qua khỏi đám mây để biểu diễn ? Một điều quá nghịch lý với khoa học rất i tờ. Cái vẹt mây bay xuống có thể không phải bịa đặt, nhưng cái ấy chắc chắn không phải mặt trời.

Một thông tin hơi bất ngờ được đăng ngay trên trang báo chuyên về chuyện người ngoài hành tinh này (http://extraterrestre.eu/) đặc biệt gây cho tôi sự chú ý:

Benedict XVI, người thừa kế một tin giả.

Giải pháp đã được Benedict XVI đề nghị vào năm 2002, lúc đó đang là trưởng ban truyền bá Đức Tin. Ông đã quyết định thu hẹp sự nổi tiếng tôn giáo đó (vụ Fatima) thành một nhóm người ngoan đạo. Tốt nhất nên giảm thiểu vụ phép lạ lại hơn là đưa giáo hội vào một tình huống gần như không thể vượt qua một ngày nào đó.

Đồng thời, sự kiện Benedict XVI đã được chọn làm Giáo Hoàng khi ông không phải là giáo sĩ có khả năng được bầu khiến càng gây thêm rắc rối. Làm thế nào có thể ngăn chặn vụ Fatima tốt hơn cách đặt lên ngai vàng của Thánh Phêrô kẻ đã phủ nhận quyền năng phép lạ của ngài ? Tiếng bạc được gieo rất khéo nhưng thu hoạch lại không mấy lớn lao. Điều gì được nhìn thấy ngày đó (luôn) thách đố lương tri và lý trí. Giáo hội, hoàn toàn nắm quyền lực vào thời bấy giờ, có thể hướng dẫn sự kiện theo cách riêng của mình, lần lượt chia ra, trước hết là sùng mộ, sau đó là chối bỏ.

Bí mật thực sự Fatima, bị niêm phong, như vậy, đã bị tịch thu một cách tinh tế, bị chôn vùi từ đấy. Xem bản nguồn tiếng Pháp ở http://extraterrestre.eu/religions/le-demantelement-du-miracle-du-fatima-par-le-pape-benoit-xvi/

Như vậy có nghĩa là không chỉ chúng ta không tin vụ phép lạ Fatima, mà ngay giáo hoàng Benedict XVI cũng không tin, nhưng ngài là Hồng Y, sau đó là Giáo Hoàng, ngôn ngữ của ngài không thể nói huỵch toẹc như người vô thần.

Truy tìm thêm về thông tin này, ta có được lời tuyên bố chính thức của Hồng Y Ratzinger như sau: «Cái thấy không diễn đạt được một cách như ảnh chụp những chi tiết của những sự kiện sắp xảy ra, mà chúng chỉ thu gọn và cô đọng trên cùng một nền tảng những dữ kiện được phân phốí theo thời gian trong một chuỗi nối tiếp và một sự kéo dài không xác định » (Xem nguồn tiếp Pháp ở http://www.fatima.be/fr/fatima/secret/analyse.php

Tóm gọn câu nói luôn mang hơi hướng triết học của ngài, chúng chỉ thu gọn và cô đọng trên cùng một nền tảng (résument et condensent sur un même arrière-plan) hàm ý sự việc chưa xảy ra, chúng đã có sẵn sự cô đọng và tóm gọn trước, nếu cùng có một nền tảng niềm tin. Với văn phong ngôn ngữ mà hơn tỉ giáo dân toàn thế giới kể cả linh mục cũng chưa chắc ai hiểu, thì tôi mạn phép dịch ra bằng một chùm chữ khác, cũng do chính ngài là tác giả, khi ám chỉ về phép lạ Fatima, đó là chùm chữ mặc khải riêng tư (revélation privée) rất tương ứng với chùm chữ nhóm người ngoan đạo (un mouvement de piété), và các phân tích gia khác của vụ Fatima lại đưa ra chùm chữ ảo giác tập thể (hallucination collective).

Kết luận sai 2 năm nghên cứu về phép lạ Fatima, một học giả vô thần theo trường phái duy lý, ông Gérard de Sède, đã công bố một nghiên cứu năm 1977, chối bỏ toàn bộ hiện tượng siêu nhiên tại Fatima, ông cho những''vụ hiện ra'' như là những gian trá hoàn toàn do gia đình của những tên thầy bói dàn dựng và ông đặt những ''phép lạ'' vào ngăn của ảo giác tập thể được gia cố bởi các hiện tượng tự nhiên. - đọc từ Wikipedia pháp ngữ.

(l'autre critique la plus commune est celle de penseurs athées et rationalistes. Gérard de Sède après deux ans d'enquête et d'étude publie en 1977 une étude sur les apparitions. Niant toute manifestation de surnaturel à Fátima, il considère les « apparitions » comme une supercherie montée de toute pièce par les familles des voyants et met les « miracles » sur le compte d'une hallucination collective renforcée par des phénomènes naturels)

B. LOURDES

Để có một ý niệm chính xác về Lourdes tôi xin đưa một câu nói của một người phục vụ khách sạn được báo Canard, tờ báo rất được người Pháp tìm đọc, hay châm chọc những bê bối, những bất chánh trong xã hội Pháp vào năm 1990, ghi lại như sau:

"Lourdes, c’est un spectacle. On peut considérer que les bénévoles et les brancardiers sont les acteurs, et les pèlerins les figurants."

(Lourdes, là một màn diễn. Người ta có thể xem những kẻ tự nguyện miễn phí và những người khiêng băng ca là diễn viên, và người đi hành hương là kẻ đóng phông nền).

Rất nhiều người tin rằng Lourdes có thể chữa mọi bệnh tật, ngay cả người đạo Phật ở Pháp.

Nếu đọc đoạn văn của văn hào Emile Zola viết về cái bồn tắm mà các cha dùng để chữa bệnh bằng Phép lạ, thì chỉ tưởng thôi cũng đủ thấy mọi rợ, ngu dốt, và mê tín cùng cực. Các cha nhà thờ đổ nước lạnh còn hơn nước đá vào cái bồn, rồi bệnh nhân, bất kể là bệnh gì, đều cổi quần áo và ngâm mình vào đó để cầu mong phép lạ. Thông thường những người cầu đến phép lạ thì chúng ta biết bệnh trạng của họ thế nào. Zola diễn tả những thứ như da người, băng dính máu, mày ghẻ lở các vết thương, giẻ băng bó...đều tìm thấy trong bồn, vậy mà kẻ cuồng Chúa, không ngần ngại ngụp lặn vào, và kết quả là người bệnh ít cũng thành bệnh nhiều và chết. Zola gọi đây là « un affreux consommé de tous les maux, de toutes les plaies, de toutes les pourritures. Il semblait que ce fut une véritable culture de germes empoisonneurs, une essence des contagions les plus redoutables, et le miracle devrait être que l'on ressortit vivant de cette boue humaine. » (một cái bồn kinh tởm tọng đầy mọi dơ bẩn, mọi lở loét, mọi thối rữa. Hình như đây chính là nơi gieo cấy các thứ mầm độc hại, một thứ cốt lõi của bệnh truyền nhiễm giết người, và phép lạ, hẵn phải là ai đó khi ra khỏi chốn nhầy nhụa sình người này mà sống sót).

Những kinh tởm kể trên cũng không xa lạ với tín đồ Kitô giáo châu Á. Tại VN con chiên uống nước từ mả của ông Đỗ Tựu (được phong thánh) chảy ra, có lắm tín đồ Công Giáo không ngần ngại cầm tay con nhỏ cho sờ vào bộ xương của ông linh mục Phêrô Khang đã chết để cầu phép lạ mà không sợ bị vi khuẩn lây nhiễm. Xem http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/tranh-nhau-uong-nuoc-chay-ra-tu-bo-hai-cot-gan-200-tuoi-102384.html  và  https://www.youtube.com/watch?v=djsr8T1tG7s .

Một bác sĩ Pháp kể câu chuyện như sau:

(Xem bản tiếng Pháp)

Một kỹ sư người Bỉ mắc bệnh Parkinson, đã quyết định đi đến nhà thờ Lourdes với sự chấp thuận của cha xứ. Ông ta được ngâm mình trong hồ tắm và bị nhiễm lạnh cùng cực, ông phải cấp tốc trở về nhà và, được biết là ông bị viêm phổi cấp tính và chết ba ngày sau khi trở về. Vụ viêm phổi dĩ nhiên là không được ghi nhận bởi văn phòng y tế của nhà thờ Lourdes. (Theo) Bác sĩ Spehl.

Ai muốn tìm hiểu thêm về phép lạ của Lourdes thì đọc thêm các nghiên cứu của GS Trần Chung Ngọc, ông viết quá đầy đủ về Lourdes đến nỗi tôi không còn gì để viết thêm.

PHÉP LẠ NGOÀI FATIMA và LOURDES

Lên google xem phép lạ của Đức mẹ, tôi đọc thấy hằng trăm chuyện kể, nhưng tôi đưa ra hai câu chuyện sau làm mẫu điển hình nhất về phép lạ của Đức Mẹ như sau:

https://sites.google.com/site/giaoxuduchoa/home/tai-lieu/cac-phep-la-cua-me-maria

Chuyện thứ nhất, NHẸ NHƯ BÔNG

Năm 1240 quân Mông cổ hung hãn tiến quân chiếm phá biên giới nước Nga, đối phá nhà thờ và làng mạc không tiếc tay. Nhà Dòng thánh Giacintô đang ở cũng bị uy hiếp nặng nề. Các thầy giục cha thánh Giacintô trốn thoát ngay kẻo nguy cho tính mạng. Thánh nhân bình tĩnh vào nhà nguyện lấy bình đựng Mình Thánh đem đi theo mình, khi ngang qua tượng Đức Mẹ, ngài thầm nghĩ: “Nếu để Mẹ ở lại thì thế nào quân giặc cũng xúc phạm tới, mà đem đi thì. . . nặng ơi là nặng, tượng Đức Mẹ bằng xi-măng to lớn, vì lòng mến yêu Đức Mẹ ngài nhất định đem tượng Mẹ đi theo và đến tận nơi giơ tay ôm choàng lấy tượng Mẹ ôm đi.

Ôi, quyền phép Mẹ vô song. Mẹ đã làm cho tượng trở nên nhẹ nhàng ôm đi như ôm một bó bông vậy. Thế là một tay bế Chúa một tay ẵm Đức Mẹ, Thánh Giacintô đã tiến qua quân giặc vô sự. Ra tới bờ sông, thuyền bè không có mà cứ tin vào Mẹ, thánh nhân bước trên mặt nước tiến về nhà dòng tại Cracôvie. Bấy giờ đặt tượng Mẹ xuống, pho tượng lại trở nên nặng như cũ.

Đọc câu chuyện này, tôi có cảm tưởng người kể chuyện đang kể trước các người bằng gỗ. Tôi cảm nhận được sự khinh bỉ cùng cực mà tác giả dành cho độc giả.

Chuyện thứ hai,  MỘT EM BÉ

Ðời Ðức Mauritio làm giám mục thành Constantinopoli có thói lành: sau khi linh mục cho giáo dân rước Chúa, nếu còn sót lại các mụn Bánh Thánh, thì đưa cho các em nhỏ chưa có trí khôn chịu lấy, lý do vì các em có tâm hồn trong sạch.

Trong thành Constantinopoli có 1 gia đình Do Thái làm nghề nấu thủy tinh, cũng cho con cái đi học trường Công giáo. Một hôm em bé Do Thái theo chúng bạn vào nhà thờ dự thánh lễ, rồi cùng lên rước mụn Bánh Thánh còn dư. Lúc về nhà em kể cho ba. Ba của em là người Do Thái sẵn óc ghét Công giáo, nghe con nói liền nổi xùng lên, túm lấy hai chân em bé ném vào lò lửa đốt sẵn để nấu thủy tinh. Bà vợ vắng nhà, khi về, không thấy con đâu, hỏi chồng, ông làm thinh không nói. Bà đi khắp nơi hỏi han tìm kiếm ba ngày mà vẫn biệt vô tín.

Tới ngày thứ bốn, bà ngồi ở nhà khóc ròng, thì nghe tiếng con gọi, giật mình, bà nín khóc lắng tai nghe. Biết rõ tiếng kêu phát ra từ lò thủy tinh, bà xấn xổ chạy tới, nhìn vào trong thấy con mình đang ngồi giữa lửa. Sợ hãi kinh khiếp, bà kêu thất thanh xin cầu cứu.. Hàng xóm láng giềng tuôn đến vây quanh.

Ôi lạ lùng, em bé chẳng bị cháy, không bị bỏng, ngồi bằng yên vô sự, mặt mày vui vẻ. Người ta đưa em ra khỏi lò lửa, đưa em vào nhà, được em kể lại: Em đi dự lễ với các em Công giáo và lên rước mụn Bánh Thánh, lúc về nhà khoe với ba, ba tức giận ném vào lò lửa. Nhưng khi đó có một Bà đẹp, giống như Bà đứng trong tòa ở nhà thờ Công giáo, Bà giữ gìn em cho khỏi lửa cháy và cho em ăn.

Mọi người tin thật đây là Ðức Maria đã cứu em khỏi chết cháy. Vua nghe tin đã truyền chém đầu tên bố, còn em bé và mẹ em đã trở về Công Giáo, sống đạo rất tốt lành.

Không biết các bạn đọc xong câu chuyện trên rồi nghĩ sao, chứ phép lạ kiểu này, mà chỉ là một trong hằng nghìn hằng vạn, nếu kể cho người có phản xạ suy tư, thì người ta kinh khiếp cho bộ óc của người kể; còn nếu kể cho trẻ em, thì quá tội nghiệp và xui xẻo cho đứa bé chẳng may rơi vào nền giáo dục loại này. Người Công giáo không tin dưới độ nóng trên 2000° trái tim ngài Quảng Đức không cháy, nhưng có thể tin một đứa bé bị ném vào lò nung thủy tinh được Đức Mẹ bảo vệ không có lấy ngay cả một tì vết. Vậy mà ngày xưa, khi người ta hành hình chúa Giêsu, chúa than khóc cầu nguyện Cha mình đến cứu lại hoàn toàn chả thấy vân mồng Cha ở đâu, Đức Mẹ thì im hơi lặng tiếng, đau xé ruột gan, nhìn người ta đóng đinh con mình mà hoàn toàn bất lực. A, thì ra là vậy. Chúng ta hiểu ngay vì sao mà Chúa Giêsu sống lại và lập tức biến mất ! Cũng may có những đoạn kinh trong Tân Ước cho chúng ta biết được sự sợ hãi và đau xót của Chúa Giêsu như thế nào, chứ nếu không họ lại bảo chúng ta bịa chuyện.

Phép lạ kiểu như chúng ta vừa đọc không thấy xuất hiện trong đời thường, ngay cả lúc Chúa bị giết, mà chỉ xuất hiện trong chuyện kể; chuyện kể càng kinh khiếp, ta càng thấy được trình độ mê tín của tín đồ. Trong đời thường, ta chỉ thấy Đức Mẹ khóc chảy máu chỗ này một vệt, chảy dầu chỗ kia vài giọt, chảy nước chỗ nọ vài nhểu trong các quốc gia kém văn minh thôi, chứ Đức Mẹ không làm vậy tại Paris, hay tại London, có lẽ vì ngày nay dân Pháp dân Anh sung sướng gấp nghìn lần hơn lúc Đức Mẹ hiện ra ở Lourdes với cô bé mù chữ. Dân Pháp sướng quá thì Mẹ đâu đến đây mà khóc làm gì. Cũng như cha nhà thờ Giuxe Trần Đình Long chữa được tất tần tật mọi thứ bệnh nan y, như bệnh ung thư, suy thận mãn tính, sờ lên đầu hói thì tóc mọc. Những phép lạ này của linh mục Long cũng chưa từng thấy một linh mục người Âu châu nào làm được, dù giáo dân Công giáo ở Âu châu chết vì ung thư, và ngay cả bệnh đái đường cũng không ít, nhưng do Chúa chê không tới các quốc gia tư bản vì họ đã có lắm tiền và dân trí cao. Tôi có một người chị họ phía bên vợ chết vì bệnh đái đường ở Paris, và bà này từng đi Lourdes cầu xin nước thánh rất chân thành, cũng từng tặng bà con, trong đó có vợ tôi, những tượng Đức Mẹ bằng plastique mang về từ Lourdes có chứa nước linh thiêng ấy.

Theo một số các nhà nghiên cứu, hễ tin thì có thể xảy ra kỳ tích, nhưng trong triệu người, chỉ chừng một hai, còn kỳ dư là cò mồi, là do đức tin mà thổi phồng thêm. Một khi đức tin mạnh, thì dù tin vào cục đá bên lề đường, cứ van vái cầu khấn tin tưởng, cũng có thể có phép lạ. Tôi buồn cười nhất là ngày nay cứ lên FB hoặc Youtube mà tìm thuốc chữa ung thư, hay bất kỳ bệnh gì, đều có những bài thuốc gia truyền thi nhau được ''up'' lên để ''làm phước''. Đứa em gái tôi cũng đưa cây này, cỏ nọ, và nhiều bài thuốc dân gian chữa nào loét dạ dày, ung thư tử cung, chai gan, suy thận lên trang FB của nó, mà bản thân nó bị bệnh trĩ và đau dạ dày đã nhiều năm chữa không hết, còn chị cả tôi vừa  qua đời vì ung thư tử cung dù chị từng nói đã chữa khỏi nhờ lá đu đủ.

Từ đó tôi suy ra rằng, người ta hay tán tụng miễn phí những chuyện hư ảo phi thực, họ kể ra một cách vô tư dù rằng chính họ không hề được chữa khỏi, như em gái tôi.

Có người bạn ở Paris cho tôi mượn cặp đá mà người Việt Nam tán lên tận mây xanh, chỉ cần nướng trong lò vi sóng, rồi đau chỗ nào, cứ ''chằm'' chỗ ấy, thì trị được bá bệnh, tựa như phép lạ. Tôi nghe cũng có lí, cũng mượn về ''chằm'' cột sống thường nhứt mỏi cả 3 tháng, chẳng thấy được bất kỳ một hiệu quả nào, chỉ là do hơi nóng và ảo giác khiến chúng ta có được vài giây phút thoải mái, như lúc được xoa bóp và chằm đá nơi một chuyên viên vật lý trị liệu, nhưng rất mất thì giờ, sau đó thì mọi việc đều trở về trạng thái như trước. Giá bán cặp đá này là 50 Euros, không rẻ, và là món hời lớn cho các tay con buôn đứng đằng sau. Những bệnh nhức mỏi xương khớp, cần nên luyện tập thể dục mỗi ngày, tôi cam đoan với các bạn, thể dục thường xuyên đều đặn, là thần dược trị bá bệnh.

Suy cho cùng, ta luôn ao ước phép lạ xảy ra mỗi khi gặp tai biến hay bất hạnh, niềm ao ước đó bí mật biến thành phép lạ, dù nó không hề xảy ra. Hằng triệu người mua số, chỉ có một người trúng độc đắc, hằng nghìn người chơi số đề, có khi chả có lấy một người trúng.

Giáo hội Công giáo rất sành tâm lý cầu may trong xã hội thấp kém, họ chỉ cần "nổ" ra vài chuyện phép lạ, dân ít học tự thêm thắt, tự thổi phồng và sáng tạo ra phép lạ đến vô tận.

Người có lòng nhân thận trọng từng lời, sợ tác hại cho đời. Kẻ bất nhân lợi dụng sự ngu dốt mà tuyên truyền để trục lợi.

VI KHUẨN KITÔ GIÁO

Cái hay cái tốt ít lan lây, còn vi khuẩn vi trùng thì lan lây nhanh đến chóng mặt. Vi trùng đức tin có thể so sánh với siêu vi trùng HIV, nó vừa nhanh chóng vừa giết người khủng khiếp, nhưng không hề tác động lên chính cơ thể của con bệnh khi chưa phát tác. Đưa ra một ca bị lây nhiễm mà bệnh nhân lại tự hào được mang mầm bệnh, như trường hợp ông Đỗ Mạnh Tri trong câu nói trích dẫn sau đây:

"Dù đạo Chúa vào Việt Nam cách nào đi nữa, điều chính yếu vẫn là cha ông ta trong Đức Tin đã đón nhận Tin Mừng... Họ là những người đầu tiên khẳng định tự do tôn giáo trên đất nước này: họ không theo đạo của nhà vua, của số đông. Đối với họ, yêu quê hương đất nước không có nghĩa là phải yêu cái đạo hay ý thức hệ của Nhà Nước, của vua quan, của dân tộc."[Tuyển Tập Tin Nhà Paris: "Hai Ngàn Năm Một Thuở: Chứng Từ Của Một Số Người Công Giáo" phát hành năm 2000]

Đỗ Mạnh Tri (ĐMT) vô tình tiết lộ lắm bế tắc trong chỉ một câu nói, mà tôi có cảm tưởng ông rất tự hào.

Ngay vào đề đã biểu lộ sự sự thiếu máu trí thức ở mức độ cao, dù đạo Chúa vào Việt Nam cách nào đi nữa, cho thấy tác giả đã thú nhận rằng sự truyền bá đạo Chúa vào VN có cái gì bất ổn, có cái gì bất chính, nhưng vẫn cần được biện hộ. Ý tưởng này thuộc nhóm chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện mà ngày nay nhân loại đã kinh tởm. Đây là ý tưởng bá đạo được cho là phát xuất từ chủ thuyết Machiavélisme.

Wikipedia viết về Machiéval đã kết nối học thuyết này với Nữ Hoàng Catherine Médicis trong cuộc thảm sát Saint-Bartholémy, với kết quả là số tín đồ Tin Lành bị thảm sát bằng cách nào đi nữa để phục vụ Công Giáo La Mã đã lên đến 30.000 người.

Cuộc thảm sát Saint-Bartholémy ở kinh thành Paris năm 1572

Đỗ Mạnh Tri đã không ngần ngại cho rằng để phục vụ và truyền bá đạo Chúa, thì dù cách nào đi nữa cũng chính đáng, làm ưng khuyển cho quân xâm lăng, dạy giáo dân phản quốc cũng là để phục vụ Chúa, đúng như giáo hoàng Grégoire XIII đã ăn mừng khi biết tin vụ thảm sát này. Vua Philippe II của Tây Ban Nha đã cụng ly Champagne với tên giáo Hoàng khát máu, nhưng vua Maximilien II của Đế Quốc Thánh (Saint Empire) La Mã ở Áo lại nói ngược lại rằng lưỡi kiếm và bạo lực không thể giải quyết các tranh chấp tôn giáo. Vậy Đỗ Mạnh Tri sống ở thế kỷ 21, mà lại cùng đẳng cấp tư tưởng với sự cuồng tín của thế kỷ thứ XVI, lúc chưa được chiếc đồng hồ báo sáng của Thế Kỷ Ánh Sáng (Age of Enlightenment) đánh thức.

Kế tiếp, ĐMT dõng dạc hô to: Họ là những người đầu tiên khẳng định tự do tôn giáo trên đất nước này.  Câu văn khẩu hiệu của họ Đỗ cho thấy ông bất chấp lịch sử tôn giáo tại VN. Từ khi lập quốc đến khi Kitô giáo vào truyền bá tại VN, chưa hề có một đạo luật nào cho thấy VN, qua bao biến thiên lịch sử và triều đại, có bất kỳ một đạo luật nào ngăn cấm tự do tôn giáo cả, thì việc gì phải nhờ con dân Công giáo La Mã vào VN để khẳng định tự do tôn giáo ?

Tôi nhắc ông ĐMT một chi tiết lịch sử mà gần như trẻ con VN ai cũng biết, đó là khi các giáo sĩ Tây phương bắt đầu công cuộc truyền giáo vào thời Lê, họ hoàn toàn tự do truyền đạo từ năm 1533 thời vua Lê Trang Tông mãi đến thời Minh Mạng 1820. Nếu có sự việc cấm đạo dưới Triều Nguyễn, thì ông nên đọc các tác giả Công giáo như Nguyễn Văn Trung, Lý Chánh Trung, và linh mục Trần Tam Tỉnh, để biết vì sao Triều Nguyễn, từ Minh Mạng về sau, đã cấm đạo ? Hãy ít nhất biết phân biệt thế nào là chính trị, và thế nào là tôn giáo, khi bàn luận về đề tài này, hy vọng ông ĐMT định rõ ranh giới giữa hai lãnh vực. Cho dù không có trình độ học vấn tối thiểu, một người biết suy nghĩ, sẽ tự đặt cho mình nghi vấn: tại sao Công giáo được tự do truyền đạo trong gần 300 năm không bị cấm đoán, đã từng giúp Gia Long đánh Tây Sơn dựng nên Nguyễn Triều, lại bị chính Triều Nguyễn cấm đạo ? Cho đến nay, dù có rất nhiều chứng cứ cho thấy Công giáo đã đào tạo những kẻ phản lại dân tộc, phục vụ cho mưu đồ thống trị VN, muốn biến VN thành chư hầu của siêu đế quốc Vatican, nhưng các chính quyền VN vẫn không hề có một đạo luật nào cấm đạo Công giáo như tại Nga.

Nếu có một quốc gia cấm đoán tự do tôn giáo, thì quốc gia đó lại chính là Vatican.

Và cuối cùng, ông thản nhiên lập luận: Đối với họ, yêu quê hương đất nước không có nghĩa là phải yêu cái đạo hay ý thức hệ của Nhà Nước, của vua quan, của dân tộc. Chính tại câu nói này, ĐMT đã giải thích được vì sao đạo Chúa đã bị cấm tại VN vào Triều Nguyễn, và nếu nó không bị đa số nhân dân VN ghét bỏ, thì tôi tin chắc ông ĐMT không việc gì phải đi từ tự ti biến thành tự tôn lố bịch, tố cáo chính bản chất thực dân văn hóa của mình, như trên, để biện minh.

Ta có thể tưởng tượng một người Trung Hoa du lịch sang Paris, và nói với người Pháp rằng, tôi yêu nước Pháp, nhưng không yêu tháp Effeil, không yêu lịch sử người Gaulois, không yêu nhà thờ Công giáo, không thích rượu vang và bánh mì, nhưng tôi sẽ ở đây, sẽ khiến người Pháp bỏ bánh mì, ăn cơm bằng đũa, bỏ Kytô giáo theo Nho giáo !

Nếu anh da vàng này không bị ném đá vào mặt thì đó là phép lạ của Khổng Tử !

Nhưng chắc chắn không anh Tàu nào ngu xuẩn như vậy.

Khổng giáo hay Phật giáo, hay bất kỳ nền văn hóa nhân bản nào, đều lấy việc yêu thuơng nhân loại, bao dung văn hóa và sống chung hòa bình làm căn bản nhận thức, trong khi ông ĐMT sử dụng ý thức hệ độc thần mà rêu rao rằng yêu VN không có nghĩa là yêu cái gì của VN, ngay cả những giá trị đậm sắc truyền thống và dân tộc. Câu này nên được hiểu như thế nào ? Ta có thể dịch nôm như sau, yêu nước theo Công giáo, là yêu ở đâu, thì cứ xóa sạch văn hóa và truyền thống của chỗ đó, như nó đã làm tại Mỹ Châu, tại một số nước Phi châu, và tại Philippines, nghĩa là khi cuốn kinh thánh được trao ở đâu, dân tộc ở đó sẽ dâng toàn bộ đất đai cho Chúa (câu nói của giám mục Tutu) và tự xóa sổ truyền thống và tâm linh của mình trên bản đồ thế giới.

Từ sự hợm hĩnh của ĐMT, ta thấy rằng, mê tín dù sao cũng ít nguy hiểm bằng cuồng tín.

Mê tín làm lây lan con vi khuẩn có hại cho cá nhân, cho những nhóm người vô học ; nhưng cuồng tín, kiểu như ĐMT, có thể gây ra thánh chiến, sẵn sàng tạo ra thảm sát và diệt chủng. Loại ý tưởng thống trị bành trướng rặc khuôn Grégoire XIII, Philippe II, Nữ Hoàng Medicis của Đỗ Mạnh Tri phát xuất từ triết lý độc thần, ma giáo, tất cả đất đai dưới  trần thế đều phải thuộc về giáo hội, mà tất yếu phải là Giáo Hội viết hoa Công Giáo La Mã, ngay Tin Lành cùng thờ một chúa cũng phải huyết sát.

May mắn thay, nước Pháp, nơi mà ông ĐMT cư ngụ đồng thời cũng từng là nước theo chân cây thập giá đem quân xâm lược VN ngày nay lại là nước rất bao dung. Tôi ở Pháp nhiều hơn ở VN, trưa nào cũng đi ăn với các đồng nghiệp; trong gần 40 năm, với nhiều sự di chuyển nghề nghiệp và du lịch trên toàn cõi nước Phú Lang Sa, tôi chưa hề thấy một người Pháp nào làm dấu thập giá khi ngồi vào bàn ăn ; và kỳ lạ thay, rất hiếm thấy người đeo thập giá ra đường, nếu họa hoằn gặp, thì gần như 8/10 trường hợp  là da vàng hay da đen.

Người Pháp trên đường phố

Nên tôi có thể kết luận rằng, dù chính người Pháp đã đem hạt giống Kitô vào VN, họ gần như đã bỏ hẳn loại cỏ dại rất lây lan thường giết chết các giống cây tốt này, nó lại bắt rễ và mọc tràn lan ở những xứ sở nghèo đói lạc hậu mà họ từng đem hạt tới gieo.

Nếu ai hỏi tôi có yêu mến người Kitô giáo không, tôi sẽ không do dự trả lời rằng, ngưòi Kitô giáo Âu châu rất cởi mở và hoàn toàn tôn trọng sự khác biệt tín ngưỡng, họ vào các chùa VN ở Paris như tôi vào nhà thờ Notre-Dame của họ, tôi rất yêu mến họ.

Ở Âu châu, lệnh của tòa thánh La Mã chỉ mật truyền trong nội bộ nhà thờ. Đa số giám mục Pháp không phải nhất nhất cái gì cũng tuân lệnh La Mã. Nhà thờ ở Pháp rất thưa vắng người đi, ngay cả ngày chủ nhật, trừ nhà thờ Đức Bà, vì là điểm đến du lịch nổi tiếng của thành phố. Một nhắc nhở, Pháp không phải là quốc gia vô thần nhất Âu châu so với Hòa Lan hay Bỉ.

Con vi khuẩn Kitô giáo ở Âu châu chỉ nằm đợi chết chứ hết có khả năng truyền bệnh.

HÃY TRẢ NỮ TÍNH LẠI CHO MARIA

Trong 10 điều răn, điều thứ nhất là không được thờ ai ngoài Thiên Chúa, vậy thờ Giêsu có trái với điều răn không ?

Không, vì Giêsu đã được các tông đồ biến thành Thiên Chúa trong Tam Vị Nhất Thể (trinity) vào khoản thế kỷ thứ IV. Trong Tân Ước hay Cựu Ước, ta không thể tìm thấy bất kỳ dấu vết nào của từ Trinity cả.

Theo các nhà nghiên cứu, triết lý trinity được lấy cắp từ rất nhiều nền văn hóa đi trước mà ta có thể kể ra đây:

Ấn Độ

Brama, Vishna, và Shiva.

Ai Cập

Kneph, Phthas, và Osiris

Văn hóa thượng cổ Phonicia

Ulomus, Ulosuros, và Eliun

Hy Lạp

Zeus, Poseidon, và Aidoneus

Cổ La Mã

Jupiter, Neptune, và Pluto

Babylone và Assyria

Anos, lllinos, và Aos

Các xứ Celtic

Kriosan, Biosena, và Siva

Văn hóa cổ Đức

Thor, Wodan, và Fricco

Vậy là Kytô giáo thờ Giêsu ngang hàng với Thiên Chúa không còn trái với 10 điều răn, điều mà Do Thái giáo và Hồi Giáo không thể chấp nhận, vì cả 3 tôn giáo cùng phát xuất từ một nguồn gốc độc thần.

Nếu Giêsu đã là Thiên Chúa, thì Maria không thể là phàm nhân, phàm nhân không thể sinh ra Thiên Chúa, họ bèn sơn phết và biến Maria thành Hằng Trinh, họ chối luôn việc bà sinh con với Joseph, phong cho bà cái mà họ gọi là Vô Nhiễm Nguyên Tội, để cuối cùng gọi bà là Mẹ của Thiên Chúa ; và chưa đủ, họ sắm luôn cho bà cái phi thuyền bay về trời.

Triết lý của Kitô nó rất đơn giản, thiếu đâu thêm vào, dư đâu chặt bỏ, tổn hữu dư, bổ bất túc, một thứ triết lý hàng tôm hàng thịt mà ta có thể tìm thấy ở bất kỳ cái chợ nào trên mặt đất: xẻo miếng thịt bỏ lên cân; chưa đủ, xẻo bỏ thêm; dư, xẻo bỏ bớt.

Và chính nhờ vậy mà Maria đã được ngồi phi thuyền không gian bay vào vũ trụ, một là để phi tang, hai là để thành thánh. Cũng như chính nhờ vụ Lourdes, vụ Fatima mà các cô bé nghèo nàn dốt nát tên Bernadette, Lucia mới thành hai bà xơ tượng đá sống cách biệt với nhân thế, không ai được phép gặp họ, hoặc nếu gặp thì phải nói chuyện trước mặt các cha giám hộ.

Đức mẹ Maria được nâng cao, cao quá, xa cách nhân loại đến ra khỏi cả hệ mặt trời, biến thành một biểu tượng phi nhân, một văn hóa xơ cứng, một dấu tích đã hóa thạch dù bà chỉ cách thời đại của chúng ta có hai thiên niên kỷ.

Tôi đề nghị La Mã nên trả chất người lại cho bà.

Trước hết, cái đầu tiên phải trả cho Maria chính là cảm giác của da thịt nơi người phụ nữ, bà phải có khả năng tính dục y như mọi người thế gian. Người đàn bà chẳng có khả năng yêu đương là người đàn bà đã đánh mất sự trinh trắng của đời người. Không phải là phụ nữ thì chữ trinh có ý nghĩa gì ? Người Manequin trong các shop thời trang còn Hằng Trinh hơn gấp bội Maria đấy mà có ai thèm nhìn ? Người ta nhìn quần áo cô ta mặc, lột bộ quần áo đi thì cô ta chỉ là con ma. Maria là người, chẳng phải một thạch nữ. Có gì cao quý trong việc thờ lạy một tượng đá vô cảm giác, một hình tượng phi nhân tính ? Người đàn ba cao quý nhất chẳng phải là mẹ của chúng ta đó sao ? Mẹ của chúng ta đã từng là con gái, là thiếu phụ, biết yêu, biết ân ái, biết đau đớn khi đẻ ra chúng ta, có gì không thánh thiện trong đời mẹ ? Tại sao phải triệt sản mẹ đi thì mẹ mới cao quý ? Đó là triết lý điên cuồng bệnh hoạn chỉ vì một ít lợi lộc chính trị, đã không ngần ngại biến Maria thành một động thạch nhũ, bất chấp khát khao làm mẹ của bà, luôn âm thầm đeo bám theo những đứa con, im lặng chịu đựng mọi gian nan và ngay cả sự hất hủi của những đứa con chỉ biết đam mê được ca tụng. Sự xuất hiện rất khiêm tốn của bà trong Tân Ước chứng minh được tình yêu thương đứa con trong câm lặng nơi bà.

Với nền văn hóa nặng nam tính vào thời của Giêsu, thực khó có ai dám nghĩ rằng, hãy cứ để nguyên phiên bản Maria là người đàn bà bằng xương bằng thịt, có con mà không có chồng. Và phản ứng thông thường của họ là nói ngược 180° lại lời xì xào bàn tán như tôi đã trình bày bên trên. Văn hóa nam tính xem việc thất tiết của phụ nữ là một sỉ nhục. Trong kinh thánh có sự trừng phạt kinh khiếp mà Thiên Chúa dành cho người đàn ông phạm tội bằng cách cho người khác hành dâm vợ của gã trước mặt công chúng.

SAMUEL 12:11-12  

11 Yavê phán thế này: "Này Ta dùng chính gia đình ngươi mà gây họa cho ngươi: Ta sẽ lấy các vợ ngươi trước mắt ngươi mà ban cho kẻ tranh ngôi với ngươi, và nó sẽ nằm với các vợ của ngươi trước mắt mặt trời trên kia. 12 Vì ngươi, ngươi đã làm chùng lén, nhưng Ta, Ta sẽ thi hành điều này trước toàn thể Israel, trước thanh thiên bạch nhật!"

Ai dám nghĩ rằng, một Thiên Chúa của Kytô giáo lại đưa ra hình phạt cho người khác hành dâm với vợ tội nhân trước mặt mọi người không ?

Nhưng đó là hình phạt sỉ nhục nhất dành cho nam giới được Thiên Chúa thiết kế.

Đầu óc nặng nam tính rất gần với sinh hoạt rừng rú trong thiên nhiên. Lô gíc săn bắn, du mục hay trồng trọt chủ yếu dựa vào cơ bắp là chuyện thường trong mọi nền văn hóa. Người ta thấy trong xã hội và truyền thống Á Đông kể từ Hậu Hán, tục lệ đàn bà ngoại tình bị bỏ vào rọ và quăng xuống nước, trong khi đàn ông có quyền có 5 thê 7 thiếp.

Tôi có sự chai lì trước các sản phẩm thủ công hoa giả, dù rất đẹp. Văn hóa hoa giả cũng phát xuất từ cùng một giòng suy nghĩ của giáo hội Kitô đầu tiên vào thế kỷ thứ nhất, thay vì nhìn đóa hoa bị ngắt, hoặc héo úa theo nhiên tánh, tại sao không chế ra những đóa hoa vải, đẹp rực rỡ hơn hoa thật, lại không bao giờ tàn phai.

Hoa giả đẹp thật, nhưng không cho ta cảm giác. Tôi vẫn thích ngắm một đóa hoa tàn hơn là hoa giả, tôi trân trọng chiếc lá khô bị gió tốc dưới các gốc cây hơn là chiếc lá cây bằng vải màu lục tươi thắm trong bình sứ. Ngày nay, người ta bán cả hoa khô, vì nó có cái đẹp rất ẩn kín và nhả ra mùi hương thoang thoảng.

https://news.zing.vn/dan-ong-nhat-tim-tinh-yeu-dich-thuc-noi-bup-be-tinh-duc-post759057.html
Một người Nhật và búp bê tình dục

Có nhiều người đàn ông đau khổ và thất vọng vì phụ nữ, đã quay sang say mê và ngay cả yêu đương búp bê tình dục. Một ông người Nhật cho búp bê ngồi xe đẩy, mặc quần áo sang trọng đắt tiền, xịt nước hoa của Pháp, đi đâu cũng đẩy người vợ yêu ấy theo, và dĩ nhiên đêm về, ông trịnh trọng làm tình với nàng. Những đàn ông này, do không đủ can đảm nếm đắng cay từ người đàn bà ngày càng có địa vị rất nâng cao trong xã hội, đã không thể và không biết biến vị đắng ấy thành hạnh phúc để được tiếp tục sống và yêu một người đàn bà bằng xương bằng thịt, đành dễ dàng chấp nhận yêu thương một người vợ búp bê tình dục luôn chìu theo ý mình. Hoa giả, búp bê tình dục, là cách để phủ nhận thất bại, hoen ố, thì đó cũng chính là thái độ không dám nhìn nhận sự thật về sự thất tiết của Maria, cái thất triết rất triết học, rất sáng tạo, nếu biết sử dụng, có thể đưa Maria thành Mẹ, không phải chỉ là mẹ Công giáo La Mã, mà là mẹ của nhân loại.


Ảnh vẽ một phụ nữ Do Thái lớn tuổi
thời thế kỷ thứ nhất

Trả lại cho Maria da thịt đàn bà, cũng có nghĩa là trả lại toàn bộ lịch sử thực của Kitô giáo: Giêsu là người của trái đất, sinh ra từ nhân loại, bất kể cha ông là ai, miễn rằng ông ấy là thánh qua tư cách chứ không qua dòng tộc.

Trả lại Maria da thịt đàn bà, là đưa con người về làm chủ lấy chính mình, là chấp nhận thực sự đương đầu với thân phận làm người, không chạy trốn khỏi thân phận ấy qua hình ảnh một thiên giới mà chưa hề ai biết.

Trả lại Maria da thịt đàn bà, là phủ nhận mọi liên hệ giữa Giêsu Kitô với Thiên Chúa, là tham dự và đồng hành với nhân loại, là chấp nhận sự sống có sinh có diệt, từ bỏ ảo tưởng về sự sống đời đời như người say thuốc lắc qua bí tích thánh thể. Chẳng phải khi viết ra Tân Ước, đầu óc của các Tông Đồ đã manh nha sự từ bỏ Cựu Ước hay sao ? Đã dám xem Cựu Ước là lỗi thời, thì việc gì không dám cắt luôn sợi dây gắn vào Thiên giới ?

Sớm muộn gì loài người cũng sẽ đi đến nhận thức rằng, chả có ông Trời nào như được diễn tả trong thánh kinh có quyền năng và quyết định mọi sự trên nhân loại. Trí tuệ của Kỷ Nguyên Ánh sáng và cuộc Cách Mạng Pháp đã khai tử Thượng Đế Kitô giáo, và đám tang không kèn trống của ông ta sẽ không còn xa, vì nhân loại ngày nay đã rất tiến bộ, biết tiến đến việc làm chủ mọi sinh hoạt và sinh mệnh của mình.

Trả lại Maria da thịt đàn bà, là đi một bước trước thời đại, chuẩn bị hòa nhập vào giòng chảy thực của lịch sử, là cứu vãn trước khi quá muộn chiếc tàu cao tốc Kitô giáo đang lao vào hư vô ảo ảnh.

Cứ tưởng chỉ mình tôi, kẻ ngoại đạo, mới dám ước mong lật tung lịch sử và trả lại sự thật với bản thiên anh hùng ca tuyệt vời của Đức Mẹ Maria, nào ngờ tôi không cô đơn, tôi có người chia sẻ cùng tư tưởng, kẻ ấy lại từng được thụ phong linh mục tại Hoa Kỳ.

Đó là tình cờ tôi đọc được bài thơ của James Kavanaugh, ông đã có ý tưởng như tôi, muốn trả lại Maria thân thể của một người đàn bà, có da thịt, biết yêu thương, biết cảm nhận, biết ái ân, biết hy sinh thân xác, qua những vần thơ thật đẹp:

“Maria, lonely prostitute on a street of pain,
You, at least, hail me and speak to me 
While a thousand others ignore my face.     
You offer me an hour of love,      
And your fees are not as costly as most.      
You are the madonna of the lonely,      
The first-born daughter in a world of pain. 
You do not turn fat men aside,   
Or trample on the stuttering, shy ones,       
You are the meadow where desperate men  
Can find a moment's comfort...”

But you, Maria, sacred whore on the endless pavement of pain,    
You, whose virginity each man may make his own
   Without paying ought but your fee,
You who know nothing of virgin births and immaculate conceptions,

You who touch man's flesh and caress a stranger,
Who warm his bed to bring his aching skin alive,

You make more sense than stock markets and football games
 Where sad men beg for virility.
You offer yourself for a fee--and who offers himself for less?

Maria, gái ăn sương cô đơn trên đường phố khổ đau,
Nàng ít ra đã chào tôi và nói chuyện với tôi
Khi nghìn người khác chả ai thèm nhìn tôi, Thì nàng hiến tôi một giờ tình ái,
Và giá của nàng rẻ ơi là rẻ
Nàng là thánh nữ của niềm cô đơn,
Là con gái đầu lòng của thế giới khốn cùng
Nàng không quay lưng lại với đàn ông béo mập
Không ngược đãi những kẻ lắp bắp e thẹn
Nàng là cánh đồng nơi mà bọn đàn ông thất vọng
Có thể tìm được vài phút giây an ủi...

Nhưng mà nàng, Maria, người gái điếm thần thánh trên vô tận đá lót đường khổ đau,  
Nàng, mà trinh tiết của mình mỗi đàn ông đều nếm ra hương vị riêng
Chẳng phải trả cái gì cao xa hơn tiền thù lao
Nàng chẳng biết gì về trinh sản hay vô nhiễm nguyên tội
Nàng từng nếm da thịt đàn ông và biết ve vuốt người xa lạ    
Kẻ biết sưởi ấm chiếc giường làm khơi dậy sự sống trên làn da đau buốt của hắn (người xa lạ)       
Nàng cho đời nhiều ý nghĩa hơn trái phiếu thị trường hoặc các trận bóng đá
Nơi mà bọn đàn ông buồn khổ cầu xin được biểu lộ nam tính
Nàng cho ra để lấy chút tiền – có gã nào cho ra để lấy ít hơn (nàng) ?

Thật cảm động.

Tôi chưa hề đọc một bài văn nào về Maria mà xúc động như những lời đầy chân tình của vị linh mục đã cổi áo để được tự do làm thơ và viết văn này. Tất cả ác cảm mà tôi dành cho Maria tượng đá bay về trời hoàn toàn tan biến khi đọc những giòng thơ đẹp, lãng mạn và tràn ngập nhân văn này. Đối với tôi, người đàn bà đứng đường mới là trinh nữ Maria, kẻ sẵn sàng dâng hiến những phút giây ấm áp cho các linh hồn bơ vơ lạc lõng giữa đêm đông không nhà. Tà áo trắng trinh tuyền sáng lên những nơi tăm tối, hiện thân vào vũng lầy nhầy nhụa nhơ nhớp nhất của trần thế, nơi mà mỗi mảnh đời một viên gạch lát thành con đường khổ đau đến vô tậnthe endless pavement of pain,không có trinh nữ vĩnh hằng, chẳng có tội tổ tông nào để cần phải vô nhiễm, chỉ có khổ đau, và trong muôn vàn khổ đâu ấy, mẹ đã hiến mình cho con người, qua hình bóng cô gái điếm.

Không, Maria không bay về trời, cũng chẳng gian manh hiện ra ở Loudes hay Fatima đưa ra đủ thứ yêu sách nào là nước Nga phải được dâng hiến làm của lễ, nhà thờ phải được xây hoành tráng, nàng vẫn im lặng len lõi vào cuộc đời, im lặng và chịu đựng, hiến dâng thân xác trinh tuyền cho niềm khổ đau chực biến thành thú dữ.

Thực là một hình ảnh cách mạng, tưới máu vào tượng đá, làm hồi sinh Thánh Nữ Maria.

Tôi sẵn sàng quỳ xuống lạy phục hình ảnh này, dẹp bỏ cái ta của mình, cái ta ấy, quá nhỏ bé trước một Đức Mẹ như vậy, một Đức Mẹ biết làm ấm chiếc giường để cho sống dậy những cảm gíac đã chai sạn vì sự đọa đày thống khổ trên làn da trần thế (Who warm his bed to bring his aching skin alive). Ai dám nói là gái điếm ? Là gái điếm thì đã sao ? Tôi từng lạy ăn mày, tại sao không thể lạy gái điếm ? Vấn đề là, Maria có dám từ bỏ Thiên Đàng, từ bỏ sự sống vĩnh hằng ảo tưởng, trở về  sống chết với thế trần đau khổ trong từng hơi thở, từng nhịp tim hay không ?

Siddhartha (tên của Đức Phật khi chưa đi tu) từ bỏ ngôi vị thái tử, từ bỏ ngai vàng, vợ đẹp con ngoan, để trở thành kẻ ăn mày nghèo nhất thiên hạ. Mỗi lần nghĩ đến Đức Phật, tôi hay nghĩ đến đôi chân ngài, đôi chân mà từ khi rời kinh thành ra đi tìm chân lý, đã chưa từng xỏ vào một đôi dép cho đến lúc nhập Niết Bàn. Tôi ước ao có ngày đến được Kushinagar để kính cẩn và yêu mến hôn vào đôi chân ấy.

Ôi, người gái điếm thần thánh trên vô tận đá lót đường khổ đau, mà trinh tiết của mình mỗi đàn ông đều nếm ra hương vị riêng (But you, Maria, sacred whore on the endless pavement of pain, whose virginity each man may make his own) thật tuyệt vời !

Tôi cũng mong ước người ta trả lại Maria cái thân xác bị đời hãm hiếp, vẫn can đảm im lặng cho ra đời đứa con mang cả đau khổ của nhân loại lên hai vai.

Paris, mùa Giáng Sinh 2018, riêng cho Đức Mẹ Maria.

 

_____________

Bài đọc thêm:

- Who was Mary of Nazareth? (Bà Mary ở làng Nazarette là Ai? http://www.womeninthebible.net) gồm có các chi tiết trong các đề mục: - Bà Mary ra sao, Nữ trang của Mary, Y phục của Mary ra sao, Thiên tài về ăn nói, làng mạc của bà ra sao, ngôi nhà Mary sống như thế nào, Có bàn ghế gì không, Những Ai trong gia đình của Mary, .... cho đến Bà Mary và Ki-tô giáo nguyên thủy.

 

 


PHỤ LỤC

TOÀN VĂN BÀI THƠ TUYỆT ĐẸP VỀ MARIA,

(tập thơ được in và bán cả triệu cuốn.)

James Kavanaugh, There Are Men Too Gentle to Live Among Wolves

“Maria, lonely prostitute on a street of pain,

You, at least, hail me and speak to me

While a thousand others ignore my face.

You offer me an hour of love,

And your fees are not as costly as most.

You are the madonna of the lonely,

The first-born daughter in a world of pain.

You do not turn fat men aside,

Or trample on the stuttering, shy ones,

You are the meadow where desperate men

Can find a moment's comfort.

Men have paid more to their wives

To know a bit of peace

And could not walk away without the guilt

That masquerades as love.

You do not bind them, lovely Maria, you comfort them

And bid them return.

Your body is more Christian than the Bishop's

Whose gloved hand cannot feel the dropping of my blood.

Your passion is as genuine as most,

Your caring as real!

But you, Maria, sacred whore on the endless pavement of pain,

You, whose virginity each man may make his own

Without paying ought but your fee,

You who know nothing of virgin births and immaculate conceptions,

You who touch man's flesh and caress a stranger,

Who warm his bed to bring his aching skin alive,

You make more sense than stock markets and football games

Where sad men beg for virility.

You offer yourself for a fee--and who offers himself for less?

At times you are cruel and demanding--harsh and insensitive,

At times you are shrewd and deceptive--grasping and hollow.

The wonder is that at times you are gentle and concerned,

Warm and loving.

You deserve more respect than nuns who hide their sex for eternal love;

Your fees are not so high, nor your prejudice so virtuous.

You deserve more laurels than the self-pitying mother of many children,

And your fee is not as costly as most.

Man comes to you when his bed is filled with brass and emptiness,

When liquor has dulled his sense enough

To know his need of you.

He will come in fantasy and despair, Maria,

And leave without apologies.

He will come in loneliness--and perhaps

Leave in loneliness as well.

But you give him more than soldiers who win medals and pensions,

More than priests who offer absolution

And sweet-smelling ritual,

More than friends who anticipate his death

Or challenge his life,

And your fee is not as costly as most.

You admit that your love is for a fee,

Few women can be as honest.

There are monuments to statesmen who gave nothing to anyone

Except their hungry ego,

Monuments to mothers who turned their children

Into starving, anxious bodies,

Monuments to Lady Liberty who makes poor men prisoners.

I would erect a monument for you--

who give more than most--

And for a meager fee.

Among the lonely, you are perhaps the loneliest of all,

You come so close to love

But it eludes you

While proper women march to church and fantasize

In the silence of their rooms,

While lonely women take their husbands' arms

To hold them on life's surface,

While chattering women fill their closets with clothes and

Their lips with lies,

You offer love for a fee--which is not as costly as most--

And remain a lonely prostitute on a street of pain.

You are not immoral, little Maria, only tired and afraid,

But you are not as hollow as the police who pursue you,

The politicians who jail you, the pharisees who scorn you.

You give what you promise--take your paltry fee--and

Wander on the endless, aching pavements of pain.

You know more of universal love than the nations who thrive on war,

More than the churches whose dogmas are private vendettas made sacred,

More than the tall buildings and sprawling factories

Where men wear chains.

You are a lonely prostitute who speaks to me as I pass,

And I smile at you because I am a lonely man.”

Trần Trọng Sỹ

___________________

Các bài của Trần Trọng Sỹ: link http://sachhiem.net/TTS/ListTTS.inc.php

Trang Tôn Giáo