Công lý lịch sử của :

Chùa Báo Thiên,

Nhà Thờ Lớn Hà Nội, và Tòa Khâm Sứ.

Ts. Lý Khôi Việt

http://sachhiem.net/TONGIAO/TOAKHAM/LyKhoiViet01.php

04 tháng 3, 2008

 

"Nếu như lịch sử  chứng minh đựơc rằng đất Nhà Chung Hà Nội, bao gồm cả Nhà Thờ Lớn, Tòa Tổng giám mục hiện nay và Tòa Khâm sứ đang tranh chấp, là đất Chùa Báo Thiên và đã bị Tây chiếm đọat đem cho các cố Tây, và từ đó thuộc quyền sở hữu của Nhà Chung Hà Nội, thì tôi tin rằng Giáo hội Công Giáo chúng ta sẽ chẳng ngần ngại gì mà không trả lại cho Phật giáo, cũng như Đức Tổng giám mục Duval đã trả lại ngôi nhà thờ Chánh Tòa Alger cho Hồi giáo, sau khi Algérie đựơc độc lập, vì lý do ngôi nhà đó vốn là một đền thờ Hồi giáo". Linh mục Thiện Cẩm (Vietcatholic)

Những người Việt nào chối bỏ  công lý lịch sử của dân tộc Việt Nam thì chưa đủ tư cách công dân để bàn luận về tự do dân chủ của nhân dân Việt Nam, và lại càng không xứng đáng để lãnh đạo đất nước Việt Nam. (Lý Khôi Việt)

 

LỊCH SỬ CỦA CHÙA BÁO THIÊN, NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI

 VÀ TÒA KHÂM SỨ.

Trung Hoa là một nước lớn, với rất nhiều công trình vĩ đại, như Vạn Lý Trường Thành, dài 5.000 cây số, như Tử Cấm Thành có 9.999 phòng, nên người Hoa thấy nước Việt ta chỉ là một nước nhỏ và không có cái gì vĩ đại để ca ngợi. Thế nhưng từ ngàn năm trước Trung Hoa đã nói đến An Nam Tứ Đại Khí, đó là bốn công trình Phật giáo tại Việt Nam, mà công trình lớn nhất, vĩ đại nhất là tháp Báo Thiên, đựơc xây năm 1057 dười đời Lý Thánh Tông, trên bờ hồ Lục Thủy ở về phía Đông Nam kinh thành Thăng Long, mà hiện nay là nhà thờ lớn Hà Nội và tòa Khâm Sứ.

Tháp này vốn là tháp " Đại Thắng Tử Thiên Bảo Tháp" của chùa Sùng Khánh Báo Thiên, sau nhân gian quen gọi tắt là tháp Báo Thiên. Cả chùa Báo Thiên và tháp Báo Thiên đều vào loại cực lớn, riêng tháp Báo Thiên là một công trình nghệ thuật kỳ vĩ. Tháp cao vài chục trượng ( 80 mét) gồm 12 tầng, trong tháp trang trí nhiều tượng bằng đá rất tinh xảo. Tháp đã cao lại xây trên một gò đất nên càng thêm cao. Từ xa mấy chục cây số, người ta đã thấy đỉnh tháp Báo Thiên cao vút mây trời. Tháp  hùng tráng, vĩ đại như vậy nên chùa Báo Thiên đương nhiên cũng nguy nga, tráng lệ. Có thể nói tháp và chùa Báo Thiên là di sản văn hóa tối thượng của quốc gia Đại Việt ta. Nhân gian có một câu hát ca ngợi  tháp Báo Thiên:" Mênh mong biển lúa xanh rờn. Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau. Một vùng phong cảnh trước sau. Bức tranh thiên cổ, đựơm màu giang sơn". Nhà thơ Pham Sư Mạnh đời Trần cũng ca ngợi tháp Báo Thiên:" Trấn áp đông tây cũng đế kỳ. Khung nhiên nhất tháp độc nguy nguy". Sơn hà bất động kinh thiên bút. Kim cổ nam ma lập địa chùy. Phong bãi chung linh thời ứng đáp. Tinh di đăng chúc dạ quang huy. Ngã lai dục tủy đề thi bút. Quản lãnh xuân giang tác nghiễn trì. (Trấn áp đông tây, giữ đế kỳ. Một mình cao ngất tháp uy nghi. Chống trời cột trụ non sông vững. Sừng sững ngàn năm một đỉnh chùy. Chuông khánh gió đưa vang đối đáp. Đèn sao đêm đến rực quang huy. Đến đây những muốn lưu danh tính. Mài mực sông xuân viết ngẫu thi, dịch bởi Vô Ngã Phạm Khắc Hòai, trong Thơ Văn Lý Trần, trích từ Nguyễn An Tiêm, Hà Nội: Từ Chùa Báo Thiên Tới Nhà Thờ Lớn, tạp chí Khởi Hành, số 122, tháng 12.2006, thuvienhoasen.org). Tháp và chùa Báo Thiên quả thật là một quốc bảo linh thiêng và tuyệt đẹp của nước Đại Việt ta.

Thế nhưng năm 1883, thực dân Pháp và  giám mục Pháp Puginier, qua những quan chức  Việt Nam tay sai, mà đứng đầu là một giáo dân Thiên chúa giáo, là tổng đốc Nguyễn hữu Độ, đã cưỡng chiếm và phá huỷ chùa Báo Thiên để  xây nhà thờ Joseph mà nay gọi là nhà thờ Lớn Hà Nội. Trong khuôn viên của chủa Báo Thiên cũng có xây thêm tòa Khâm sứ, tức trụ sở của vị khâm sứ đại diên cho quốc gia Vatican ( Riêng tháp Báo Thiên nguyên thủy thì đã bị giặc Tàu phá hủy khi chúng sang xâm chiếm trước ta vào năm 1426). Sách Từ Điển Đừơng Phố Hà Nội của Đại Học Hà Nội xuất bản viết rõ:" Nền nhà thờ hiện nay nguyên là nền đất chùa Báo Thiên rất nổi tiếng, ở đây còn có một tháp gọi là tháp Báo Thiên".

Công sứ Pháp thời đó là Bonnal đã tường thuật sự  cướp đoạt chùa Báo Thiên, một  đệ nhất quốc tự đời Lý Trần, một  đệ nhất danh lam của Hà Nội, như sau:" San bằng cái chùa và tịch thu miếng đất thật không có gì dễ bằng trong thời chiếm đóng....,tuy nhiên công bình mà nói, tôi cảm thấy ít nhiều ái ngại khi phạm một sự lạm quyền kiểu đó, nên thấy nên nhờ ông tổng đốc Nguyễn hữu Độ. Ông rất tâm đầu ý hợp với giám mục (Puginier) và muốn làm vừa lòng ngài cũng như tôi vậy". ( André Masson, The Transformation of Hanoi 1873-1888, Madison, 1983, trích từ Vụ "tòa khâm": Lương Tâm Cầu Nguyện? trong phattuvietnam.net và giaodiemonline.com). France Mangin, trong bài viết về Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp với các di tích lịch sử Thăng Long viết rằng:" nhờ sự giúp đỡ của tổng đốc Nguyễn hữu Độ mà những trở ngại trong việc phá dỡ ngôi chùa Báo Thiên đã đựơc giải quyết nhanh chóng...Tiếp đó lô đất (chùa Báo Thiên) đã đựơc cho không Đòan Truyền Giáo, và (công sứ) Bonnal đã hài lòng giao cho vị giám mục (Puginier) giấy tờ chính thức xác nhận quyền sở hữu lô đất "(chùa Báo Thiên). Giám mục Puginier mở cuộc xổ số lấy tiền xây ngôi nhà thờ trên nền chùa Báo Thiên và hòan thành ngôi nhà thờ năm 1886: đó là Nhà Thờ Lớn hiện nay tại Hà Nội. Nhà Thờ Lớn Hà Nội đựơc khánh thành ngày 24.12.1886 (Nguyễn An Tiêm, đã trích dẫn ở trên).

 

Vâng lịnh quan thầy Pháp, Việt gian Nguyễn Hữu Độ đã dùng phù phép ma giáo sau đây để ăn cướp  lô đất rộng lớn, ở vị trị tuyệt đẹp, mà giám mục Puginier đang thèn muốn :"Thoạt tiên, ông cho điều nghiên xem có ai là hậu duệ của người sáng lập ra chùa, đã chết từ hai thế kỷ trước, và lẽ dĩ nhiên, không tìm ra ai. Thứ đến, ông chỉ thị cho các công dân lãnh đạo trong phường, đựơc chọn lựa có vẻ như là do sự may rủi giữa các người Công giáo, đến thẩm lượng mức kiên cố của ngôi chùa, họ không ngần xác quyết rằng ngôi chùa đã mục nát có thể sập gây nguy hiểm cho người qua lại. Bây giờ mọi chuyện đã đâu vào đấy, san bằng ngôi chùa và tịch thu miếng đất (André Masson, The Transformation of Hà Nội, 1873-1888, Madison,WI: Center for Southeast Asian Studies, University of Wisconsin-Madison, 1983, t 51, NQT, trích từ Trương Công Khanh, Những Bài Học Ứng Xử Cần Thiết, Talawas).

Ở đây, tác giả André Masson có sự lầm lẫn nhỏ là người sáng lập ra ngôi chùa  vào năm 1057 là vua Lý Thánh Tông, đã chết từ tám thế kỷ trước, chứ không phải từ hai thế kỷ trước. Tất cả tài sản của nhà Phật, từ chùa, tháp, chuông trống, tượng vv... đều đựơc gọi là tài sản tam bảo, không ai có thể đem cho, mua bán, trao đổi, đặc biệt là những ngôi chùa do vua lập ra đều là những quốc tự, tức là những ngôi chùa các quốc gia, hay nói theo danh từ ngày nay, là những di sản tâm linh và văn hóa của quốc gia, không thể nào bị cướp đoạt, đập phá và  đem giao cho một tôn giáo khác. Còn những ngôi chùa khác, do tăng, ni hay Phật tử lập ra thì đó không phải là tài sản riêng của các cá nhân đó, mà là tài sản chung vừa là của Phật giáo, vừa là của cộng đồng dân cư tại nơi tọa lạc của ngôi chùa, như một ngôi chùa tọa lạc trong một làng  thì đó là công sản của ngôi làng đó, không ai có thể mua bán, hay cướp đoạt. Nên nhân gian có câu:" Đất vua, chùa làng, phong cảnh Bụt". Trong lịch sử  gần 2.000 năm của Phật giáo Việt Nam chưa bao giờ có trường hợp một ngôi chùa bị tuyên bố vô chủ, rồi bị phá hủy và đem giao cho một tôn giáo khác. Việc này chỉ xẩy ra trong thời đất nước bị xâm lăng, chiến đóng bởi thực dân Pháp.

Nhưng ngôi chùa Báo Thiên  vào năm 1883 có thật sự là vô chủ và mục nát như đánh giá của những người muốn ăn cướp lô đất của chùa hay không? "Sách Đại Nam Thông Nhất Chí thời Nguyễn cho biết trong Thăng Long Bát Cảnh còn ghi tám bài thơ vịnh cảnh Thăng Long, trong dó có một bài thơ của một người Thanh sang nước ta, cảm tác khi nghe tiếng chuông của chùa Báo Thiên "Báo Thiên hiểu chung (Chuông sớm chùa Báo Thiên). Và vào lúc đó còn có tên gọi phố Báo Thiên, bán vải thâm và dù xanh. Hơn nữa vào thời vua Tự Đức, Tổng đốc Tôn Thất Bật cũng đã có sửa sang lại chùa. Theo tác giả Nguyễn Đại Đồng, vào triều Thiệu Trị thứ 7 (1847) Hòa thượng Phúc Điền (1784-1863) về trụ trì chùa Báo Thiên. Trong Kế đăng lục in năm Tự Đức thứ 12 (1857) viết:" Lúc đó tại chùa Báo Thiên đang khắc ván bộ Phật Tổ thống kỷ của Trung Quốc. Sau khi Hòa thượng Phúc Điền qua đời, chùa Báo Thiên vẫn còn lại cho đến ngày thực dân Pháp chiếm thành Hà Nội lần 2 năm 1882” (theo tạp chí Văn Hóa Phật giáo,  Trưong Công Khanh, bài đã dẫn).

Chùa  Báo Thiên đựơc trùng tu bởi vị Tổng đốc của Hà Nội và là nơi khắc những bản kinh, sách Phật giáo thì  đó là những bằng chứng cho thấy tầm vóc quy mô của ngôi chùa, không những về kích thước, mà còn về các Phật sự, trước khi bị thực dân và cố đạo Tây Puginier cướp đọat. Những tội ác xúc phạm nặng nề những gì linh thiêng nhất của người Việt Nam,  mà thực dân Pháp cũng chùng tay không dám làm, thì các cố đạo thực dân và những kẻ Việt gian tay sai, với tình thần tôn giáo cuồng tín, đã thực hiện, không phải với lòng hổ thẹn, mà với sự hãnh diện. Trong một lá thư viết trước khi chết gởi tòan quyền và khâm sứ Pháp, Việt gian Nguyễn hữu Độ, kẻ đã trực tiếp giúp giám mục Puginier  ăn cướp  và phá hủy chùa Báo Thiên,  đã trân tráo tri ân thực dân Pháp:" Chính phủ Pháp vĩ đại đã không lìa bỏ chúng tôi...và tôi đã đựơc ân trạch giao tiếp với những viên chức cao cấp để giải quyết các vấn đề quốc gia. Nếu nước tôi có đựơc như ngày nay đó là nhờ lòng nhân đức của chính phủ Pháp....Than ôi, tôi không thể nào bày tỏ tất cả lòng tri ân nồng nhiệt và chân thành của tôi đối với chính phủ Pháp"(Thế Kỷ 21, số 172, tháng 8-2003, trích từ Vụ"tòa khâm" như trên, phattuvietnam.net).

Như vậy, một sự thật lịch sử đựơc khẳng định là Phật Giáo Việt Nam là chủ nhân liên tục của chùa Báo Thiên,  và tháp  Báo Thiên  suốt 826 năm, tính từ khi được xây dựng năm 1057 đến khi bị thực dân Pháp và Vatican cưỡng chiếm và phá hủy năm 1883. Với lịch sử hiện diện, như là một ngôi chùa lớn nhất, trong lòng kinh thành Thăng Long suốt 826 năm, chùa Báo Thiên đương nhiên là di sản văn hóa  hàng đầu của quốc gia Việt Nam.

Tang vật của vụ phá chùa, cướp đât quy mô.

Tất cả các tài liệu chứng minh chùa Báo Thiên là tài sản của Phật giáo, có lịch sự gần 900 năm, và bị phá hủy, cướp đoạt để xây nhà thờ Lớn Hà Nội đều là những tài liệu xuất phá từ ngoài Phật giáo, như các chính sử do các nhà nho viết ra, như là các cuốn sách do các nhà truyền giáo và các nhà nghiên cứu ngoại quốc viết ra, như là các cuốn sách về sử Việt Nam cận đại do những nhà nghiên cứu ở Hà Nội viết ra, cho nên những bằng chứng lịch sử này là khách quan, trung thực. Nếu có ai còn hồ nghi thì xin hãy đến để thấy một tang vật của vụ ăn cướp quy mô này tại ngay tòa Giám mục, hay là nhà thờ Lớn Hà Nội, số 40 phố Nhà Chung, nằm trong khuôn viên của chùa Báo Thiên, đó là chiếc giếng đá cổ  chạm hình hoa sen có niên đại 951 năm. Sau khi bộ trưởng ngoại giao Vatican ra lịnh cho Giám mục Ngô Quang Kiệt chấm dứt tranh đấu đòi lại tòa Khâm sứ, cũng nằm trong khuôn viên chùa Báo Thiên của Phật giáo, thì ông đã tuân lịnh và giáo dân đã đem cây thánh giá bằng sắt tây cao khoảng bốn mét mà họ đã dựng lên trước tòa Khâm sứ cũ về lại trong khuôn viên của tòa giám mục và đem dựng lên đằng sau miệng giếng đá cỗ, rồi họ đốt lên khoảng 50 cây nến có nhiều màu sắc khác nhau, ánh nến sáng rực làm nổi bật hình các hoa sen đựơc khắc chạm vào giếng đó, và hình ảnh này đựơc truyền đi khắp nơi. Nhờ đó mà các nhà nghiên cứu Phật giáo mới khám phá đó là giếng đá  của chùa Báo Thiên, có niên đại cổ nhất của Việt Nam, gần 1.000 năm. Tạp chí Văn Hóa Phật giáo cho biết:" Đây là một giếng cổ khá to bằng đá nguyên khối. Nó hiện lên trước mắt tròn trìa như một cái đỉnh, quanh chân chạm khắc hoa văn hình hai lớp cánh sen lồng vào hau tuyệt đẹp. Chiếc giếng đá này có ba đặc điểm: thứ nhất, nó nằm trong khuôn viên của đế nhất danh lam thắng cảnh đời Lý là chùa Báo Thiên. Theo sử liệu, có thể đóan rằng cách giếng đá không xa là bảo tháp 12 tầng, với chóp bằng đồng, vốn là một rong bốn "Đại Nam tứ khí" thời xưa. Thứ hai, về mặt tạo hình mỹ thuật và chất liệu, đó là một giếng đá độc đáo của Thăng Long còn sót lại tới nay....Giếng đá cổ có bệ hình vuông với mỗi cạnh đo bằng 1,5 mét. Từ bệ lên tới miệng cao 0,60 m, vòng bụng chỗ giếng phình ra rộng tới 1 mét.Tthứ ba, ngoài nội dung di tích, giếng đó còn là một chứng tích của những giai đọan lịch sử sóng gió. Vì như đã nói, cổ tự Báo Thiên là đệ nhất danh lam của kinh thành, song tời thế kỷ 15, bị quân Minh chiếm phá và đập tháp để lấy vật liệu chống đỡ sức tiến công của đại quân Bình Định Vương Lê Lợi. Đến đời Lê, chùa đựơc trùng tu. Cuối thế kỷ 18, chùa trở nên đổ nát vì chiến sự, rồi đựơc phục hồi lại dưới triều Nguyễn. Thời Pháp lại bị phá lần nữa, mà theo nhà sử học Trần Huy Liệu, đó là "sự phá hoại đáng kể đầu tiên của thực dân Pháp ở Hà Nội"....Cổ giếng  là một khối đá tròn, tạo dáng thắt cổ bồng như lư hương. miệng giếng hơi bóp vào, phần thân dưới phình ra, chạm hoa hình cánh sen hai lớp. Cổ giếng đặt khít khao trên một bệ đá tám cạnh nguyên khối...có chạm hoa văn rồng, mây, hoa lá....Giếng đá cổ độc đáo của chùa Báo Thiên ai cũng phải thừa nhận nó đạt đến trình độ kỹ thuật lẫn nghệ thuật rất cao, chưa có cái nào khác sánh bằng. Sở dĩ như thế vì đây là giếng đá của ngôi quốc tự danh tiếng bậc nhất kinh đô. Chùa, tháp Báo Thiên là đỉnh cao của mỹ thuật kiến trúc Phật giáo. Theo sử sách ghi chép, ngôi chùa này đặc biệt có rất nhiều tự khí, tượng thờ bằng đá to lớn, tuyệt đẹp. Cổ giếng  là một khối đá tròn, tạo dáng thắt cổ bồng như lư hương. miệng giếng hơi bóp vào, phần thân dưới phình ra, chạm hoa hình cánh sen hai lớp. Cổ giếng đặt khít khao trên một bệ đá tám cạnh nguyên khối...có chạm hoa văn rồng, mây, hoa lá....Giếng đá cổ độc đáo của chùa Báo Thiên ai cũng phải thừa nhận nó đạt đến trình độ kỹ thuật lẫn nghệ thuật rất cao, chưa có cái nào khác sánh bằng. Sở dĩ như thế vì đây là giếng đá của ngôi quốc tự danh tiếng bậc nhất kinh đô. Chùa, tháp Báo Thiên là đỉnh cao của mỹ thuật kiến trúc Phật giáo. Theo sử sách ghi chép, ngôi chùa này đặc biệt có rất nhiều tự khí, tượng thờ bằng đá to lớn, tuyệt đẹp. Trở lại vấn đề, năm 1883, thành Hà nội bị thực dân Pháp đánh chiếm, sau đó giám mục Puginier cấu kết với công sứ Bonnal và gian thần Nguyễn Hữu Độ chiếm đọat chùa Báo thiên để kiến tạo nhà thờ chính tòa Hà Nội. Từ đó một biểu tượng văn hóa của kinh đô Thăng Long, niềm hãnh diện chung của dân tộc Việt dần dần bị quên lãng.  Trãi qua gần 1.000 năm, biết bao biến động lịch sử, ngoại xâm nội chiến, cuồng tín hận thù mà giếng đá Báo Thiên vẫn tồn tại, thật là điều kỳ diệu. Nó xứng đáng đựơc vinh danh là cái giếng đá cổ xưa nhất, đẹp nhất và hoàn chỉnh nhất dể làm biểu tượng văn hóa, lịch sử của vùng đất thiêng Thăng Long-Hà Nội. Đó chính là "của tin" còn lại của cả dân tộc, chẳng của riêng ai" (Vụ Đòi Tòa Khâm: câu chuyện về chiếc giếng cổ, phattuvietnam.net).

Diện mạo chùa, tháp Báo Thiên khi bị  cố đạo Puginier phá hủy và cướp đọat.

Ngày 20 tháng 11 năm 1873, Francis Garnier đem quân tấn công thành Hà Nội lần thứ nhất, thành thất thủ, tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri phương bị bắt và đã tuyệt thực để chết trong danh dự, khi đó giám mục Puginier, với tư cách là thông dịch viên và cố vấn cho Francis Garnier, đã đến đóng bản doanh ở chùa Báo Thiên, nghĩa là ngay từ thửa đó, khu đất chùa Báo Thiên đã ở trong tầm nhắm của vị cố đạo thực dân này.  Gần 10 năm sau, ngày 25 tháng 4 năm 1882, Henri Rivière đem quân đánh Hà Nội lần thứ nhì,  thành thất thủ, tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu tử trận. Khi đó giám mục Puginier tiếp tục đóng vai trò thông dịch viên và cố vấn cho quân xâm lăng. Năm sau ông phá hủy chùa Báo Thiên và cướp đất của ngôi chùa này. Năm 1884, vua Tự Đức công nhân sự đô hộ của thực dân Pháp, cùng năm đó, Puginier cho xây một nhà thờ  St Joseph  trên lô đất chùa Báo Thiên, mà ngày nay la nhà thớ Lớn Hà Nội. Trong cảnh binh lửa,  dường như không ai có cơ hội để chụp hình ảnh của ngôi chùa này trước khi bị đập phá. Tuy nhiên, vài năm sau đó, hình ảnh cổng tam quan của một ngôi chùa sát bên cạnh chùa Báo Thiên, là chùa Báo Ân, hay còn gọi là chùa Liên Trì,  đã đựơc chụp lại bởi bác sĩ Ch.E.Hocquard vào khoảng năm 1884-1885 ( có thể xem ở thuvienhoasen). Ngôi chùa này cũng bị thực dân Pháp phá hủy vài năm sau đó để xây bưu diện Hà nội, dù rằng hình ảnh chụp được trước khi bị phá hủy là một cảnh chùa uy nghi, rộng lớn và tuyệt đẹp. Dựa vào hình của chùa Báo An, ta có thể khẳng định chùa Báo Thiên trước khi bi Puginier phá hủy cũng là một ngôi chùa uy nghi, rộng lớn và tuyệt đẹp, nếu không hon thì cũng không thua gì chùa Báo Ân.

Cho tạm dễ hiểu, ta tạm so sánh chùa Báo Ân bị Tây phá hủy để xây nhà bưu điện Hà Nội chỉ lớn cỡ chùa Xá Lợi trong khi đó chùa Báo Thiên bị giám mục Puginier phá huy để xây nhà thờ lớn Hà Nội  tương đương cỡ chùa Vĩnh Nghiêm, ở Sài Gòn,  rộng lớn hơn, nguy nga tráng lệ hơn. Tội phá và cướp đất của một ngôi chùa nhỏ hay trung bình đương nhiên nhẹ hơn tội phá và cướp đất của một ngôi chùa lớn, đựơc coi như di sản văn hóa hàng đầu của quốc gia Việt Nam.

Sau đây tôi chứng minh không những chùa Báo Thiên lớn hơn chùa Báo  Ân, mà đó còn là ngôi chùa lớn nhất Hà Nội, và lớn nhất nước Việt Nam trong thời Lý Trần. Nếu Đế Thiêng Đế Thích của Cao Miên là công trình Phật giáo lớn nhất và là biểu tượng văn hóa, tâm linh của xứ này, thì chùa Báo Thiên cũng có một vai trò tương tự. Nếu Đế Thiêng Đế Thích bị phá hủy và cướp đoạt để xây một nhà thờ Thiên Chúa giáo La Mã thì không biết người dân Cao Miên nghĩ thế nào?

- Theo chính sử, thì  chùa và tháp Báo Thiên đựơc vua Lý Thánh Tông cho xây năm Long Thụy Thái Bình thứ tư (1057). Đựơc xây bởi đương kim hoàng đế nên đương nhiên đây là một ngôi quốc tự rất lớn.

- Chùa và tháp thường đi đôi với nhau, nên tháp Báo Thiên cao 80 mẻt, một công trình kiến trúc cao nhất nước Việt Nam, và là một công trình kiến trúc đứng đầu "An Nam Tứ Đại Khí" như sự ca ngợi của Trung Hoa, thì chùa Báo Thiên nếu không phải là ngôi chùa lớn nhất, thì cũng là một trong vài ba ngôi chùa lớn nhất nước Việt Nam. Chùa Báo Ân không hề đựơc nhắc đến với sự trân trọng và ca ngợi như thế, nên đương nhiên là nhỏ hơn.

- Vua Lý Thánh Tông phát ra 12.000 cân đồng để đúc chuông chùa Báo Thiên. Đây là đại hồng chung lớn nhất nước Việt Nam. Chuông chùa và tầm cỡ của ngôi chùa thường tương ứng với nhau nên chùa Báo Thiên có thể đựơc xem là ngôi chùa vĩ đại nhất của Việt Nam, có giá trị như một quốc bảo văn hóa và tâm linh của Việt Nam, ít nhất là trong thời đại Phật giáo Lý Trần. Chùa Báo Ân, tuy có cổng tam quốc rất đẹp, có thể là một trong những cổng tam quan đẹp nhất nước Việt Nam, nhưng đó chỉ là một ngôi chùa lớn bình thường, không thể so sánh của chùa Báo Thiên.

- Lễ Hội chùa Báo Thiên, trong tháng giêng là một trong những lễ hội lớn  nhất của Thăng Long-Hà Nội. Người Phật tử đầu năm, ngày tết đều đi chùa, và họ thường chọn những ngôi đại già lam để cầu nguyện trong dịp năm mới. Chùa Báo Thiên chắc hẳn là một đại già lam lớn nhất Hà Nội, có khuôn viên rộng lớn nên thu hút nhiều nhất sự thăm viếng của nhiều người, từ đó hình thành lễ hội chùa Báo Thiên truyền thống, kéo dài từ vua Lý Thánh Tông đến khi chùa Báo Thiên bị phá hủy năm 1883. Chùa Báo Ân không có một vị trí văn hóa nổi bất qua suốt gần chín thế kỷ như thế.

Tất cả những tội ác bị phơi bày, phát hiện trước lịch sử và công luận thường chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm. Những cái gì chưa đựơc biết đến còn ghê gớm, khủng khiếp hơn rất nhiều.  Vì chủ thể phạm tội  đã phá hủy, thủ tiêu tang chứng, hay vì thời gian làm cho phai mờ, hay vì những nạn nhân đã bị giết hại không cơ hội lên tiếng, hay vì một số  ít người  là chứng nhân vì sợ hãi đã im lặng. Nhất là đối với Vatican, một tôn giáo có lịch sử truyền đạo bằng chiến tranh và bạo lực suốt gần 20 thế kỷ vừa qua.  Và luôn che dấu những tội ác của mình dưới những chiêu bài cao cả, thánh thiện. Những tội ác của Vatican đối với nhân loại tuy đã có hàng ngàn cuốn sách đựơc xuất bản, nhất là bằng Anh ngữ, nhưng vẵn chưa nói lên hết tầm cỡ rộng lớn tòan câu, suốt gần hai ngàn năm và đối với hàng trăm triệu nạn nhân, và hàng ngàn cơ sở, thờ phụng của các tôn giáo khác. 

Đất nước Việt Nam  và Phật giáo Việt Nam là nạn nhân của âm mưu xâm lăng chiếm đóng bằng quân sự và bằng Công giáo, cấu kết chặt chẽ giữa thực dân Pháp và các nhà truyền giáo Pháp. Mà giám mục Puginier là khuôn mặt tiêu biểu và nổi bậc nhất. Và vụ chùa Báo Thiên, nhà thờ lớn Hà Nội và tòa khâm sứ là một trường hợp điển hình nhất.

Tháp Báo Thiên nguyên thủy cao 80 mét, một di sản văn hóa vĩ đại của Việt Nam, một quốc bảo tối thượng của nước Đại Việt trong thời Lý Trần đã bị giặc Tàu phá hủy năm 1426. Có người muốn chứng minh là giám mục Puginier, và rộng hơn là  Vatican và Công giáo Việt Nam, không có phá hủy tháp Báo Thiên, vì nó đã không còn tồn tại trong năm 1883. Tuy nhiên, nếu có tác giả nào viết tháp Báo Thiên bị phá năm 1883 bởi giám mục Puginier thì cũng không có gì sai, vì sau khi tháp nguyên thủy bị phá hủy,  người đã xây lại tháp khác, nhỏ hơn rất nhiều. Cảnh chùa, tháp bị hư hỏng, đổ nát và đựơc trùng ta vô số lần trong lịch sử rất lâu đời của Phật giáo Việt Nam là chuyện phổ biến. Cho nên chùa và tháp Báo Thiên đã đựơc tổng đốc Tôn Thất Dật trùng tu vào thời vua Tự Dức  thì đương nhiên vào năm 1883, tháp tại chùa Báo Thiên vẫn còn và cũng bị phá hủy như chùa Báo Thiên. Trên khu đất của chùa Báo Thiên đã hiện diện tháp Báo Thiên (nguyên thủy) suốt gần 400 năm thời đại Lý Trần, cũng như trên khu đất này của Phật giáo, về sau, đã có xây thêm một tòa nhà mà người ta gọi là tòa khâm sứ. Có người đã dùng một số tài liệu lịch sử để chứng minh tháp Báo Thiên đã bị phá hủy từ lâu, để biện minh rằng Thiên Chúa giáo La Mã đã không phá hủy tháp Báo Thiên. Đây là sự biện minh không cần thiết, vì bản cáo trạng không cáo buộc Vatican, Hội Thừa Sai Pháp và chủ thể kế thừa là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã phá hủy tháp Báo Thiên. Nêu vấn đề tháp Báo Thiên để làm lạc hướng của cuộc tranh luận về CHÙA BÁO THIÊN VÀ KHU ĐẤT CỦA CHÙA BÁO THIÊN, mà hiện nay là nhà thờ lớn Hà Nội và tòa khâm sứ.

Tháp Báo Thiên còn hay mất vào năm 1883, thì vẫn không thay đổi sự thật lịch sử là giám mục Puginier, hay nói rộng hơn là thực dân Pháp, Vatican và chính quyền tay sai của thực dân, đã cướp đoạt, phá hủy chùa Báo Thiên, một trong những ngôi chùa lớn nhất cùa Việt Nam, và là một trong những di sản văn hóa hàng đầu của quốc gia Việt Nam để cướp đất của chùa Báo Thiên, tức là đất của Phật giáo Việt Nam, để xây trên đó nhà thờ lớn Hà Nội.

 Vấn đề đặt ra ở đây là - sự chiếm đoạt chùa Báo Thiên của giám mục Puginier vào năm 1883, với sự hổ trợ của thực dân Pháp, trong thời gian Việt Nam bị thực dân Pháp độ hộ, có giá trị pháp lý gì không? - Và công lý và luật pháp của một nước Việt Nam độc lập, văn minh, phải xét xử và quyết định như thế nào đối với sự cưỡng chiếm  phi pháp và bất công chùa Báo Thiên của Phật Giáo, đồng thời cũng là cưỡng chiếm một di sản văn hóa  vĩ đại, hùng tráng cấp quốc gia của dân tộc Việt Nam?

CÔNG LÝ VÀ LUẬT PHÁP ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP CHÙA BÁO THIÊN, NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI VÀ TÒA KHÂM SỨ

Việt Nam không phải là nước vô chủ. Từ hàng ngàn năm nay, người Việt đã là chủ nhân  trên lãnh thổ Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào đầu thế kỷ thứ nhất và tuyên ngôn độc lập" Nam quốc sơn hà Nam đế cư" trong thế kỷ 11 cùng  nhiều cuộc đấu tranh  kiên cường để bảo vệ độc lập và giành lại độc lập của Việt Nam  trong suốt hơn 2.000 năm qua đã khẳng định chân lý này. Sự xâm lăng và chiếm đóng Việt Nam của thực dân Pháp, kể từ đầu thập niên 1860, đến năm 1954, cùng mọi sự thủ đắc bất cứ bất động sản  có chủ nào, do sự đe dọa, hay xử dụng võ lực, hay dùng mưu mô, thủ đọan, dựa trên sự cấu kết với thực dân Pháp, đều là bất hợp pháp.

Công lý tối thiểu, một khi nước nhà đã giành lại được độc lập, là ban hành một đạo luật tuyên bố  những sự chiếm hữu như thế là bất hợp pháp, và tịch thu và hòan trả lại  những bất động sản này cho người chủ nhân thật sự trước khi bị thực dân Pháp và tay sai cướp đoạt  một cách bất công và phi pháp.

Chùa Báo Thiên là một tài sản của Phật giáo Việt Nam, không những thế còn là một di sản văn hóa  và tâm linh linh thiêng, vào hàng bật nhất, của quốc gia Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đã làm chủ bất động sản này một cách liên tục trong suốt 826 năm. Việc hoàn trả lại cho Phật giáo chùa Báo Thiên là thực thi công lý tối thiểu cho Phật giáo của một quốc gia Việt Nam có chủ quyền, có công lý và có luật pháp nghiêm minh.

Không những Giáo hội Công giáo Việt Nam  và chính quyền Việt Nam, phải hòan trả lại khu bất động sản, trong đó hiện nay là nhà thờ Lớn Hà Nội và tòa Khâm sứ, mà  Giáo hội Công giáo Việt Nam còn phải bồi thừơng cho Phật giáo về những thiệt hại phát sinh từ sự chiếm đọat và đập phá chùa Báo Thiên vào năm 1883, và những thiệt hại khác do Phật giáo bị tướt đọat một cách bất công và phi pháp quyền làm chủ và quyền xử dụng chùa Báo Thiên trong suốt 125 năm qua.

Việc này, từ khi nước nhà độc lập  từ năm 1945 đến nay, chưa hề có.

Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay là người thừa kế của Hội Thừa Sai Pháp, cả hai đều là một tổ chức tôn giáo phụ thuộc vào Vatican. và thay nhau đại diện cho Thiên Chúa giáo La Mã trên lãnh thổ Việt Nam. Nguyên tắc căn bản của luật thừa kế, áp dụng cho cá nhân, đòan thể và quốc gia, đồng thời cũng áp dụng trong luật quốc tế và trong luật của các nước, là chủ thể thừa kế  đựơc hưởng những quyền lợi, là thừa hưởng những tài sản, và đồng thời phải có trách nhiệm là phải gánh chịu những nợ nần của chủ thể đã qua đời hay không còn tồn tại. Trong luật gọi là những tích sản và những tiêu sản.

Chủ thể thừa kể không thể chỉ nhận lãnh những tích sản, và chối bỏ không nhận lãnh những tiêu sản. Giáo hội Công giáo Việt Nam đã và đang thừa hưởng  hầu như trọn vẹn tất cả tài sản, nhất là những bất động sản, của Hội Thừa Sai Pháp, cụ thể nhất là hiện nay Giáo hội này đang thừa hưởng một nhà thờ, gọi là nhà thờ Lớn, và cũng đang đòi hỏi một cơ sở khác, gọi là tòa Khâm Sứ, trên lô đất mà suốt 826 năm thuộc về chùa Báo Thiên của Phật giáo Việt Nam. Nên giáo hội  này cũng phải chịu trách nhiệm đối với sự cướp đoạt bất công và phi pháp chùa Báo Thiên năm 1883 của giám mục Puginier thuộc Hội Thừa Sai Pháp, với sự cấu kết của thực dân xâm lăng và những kẻ Việt gian tay sai. Kẻ cướp đất chùa Báo Thiên năm 1883 là giám mục Puginier, ông này mấy năm sau đó, đế đáp lại món quà mà thực dân Pháp đã ban thưởng cho ông là lô đất  của chủa Báo Thiên, nơi có vị trí đẹp vào bậc nhất Hà Nội, nên đã huy động,  qua một linh mục Việt gian tay sai là Trần Lục, đem 5.000 giáo dân  Việt Nam, cùng với quân Pháp tấn công chiến lũy Ba Đình của anh hùng dân tộc Đinh Công Tráng. Ba Đình thất thủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam sụp đổ. Trước đó, tổng đốc thành Hà Nội, và cũng là anh hùng dân tộc Nguyễn Tri Phương, sau khi thành Hà Nội thất thủ và bị giặc Pháp bắt giữ, đã nhịn ăn để chết vì nước, trước khi mất, ông đã mắng vào mặt tên giám mục Puginier đến giở trò đạo đức giả để dụ hàng ông:" Hẳn rằng ông đã hài lòng lắm, vì nhờ sự tiếp tay của ông, và những mưu kế của ông mà lũ ăn cướp người Pháp đã cướp mất xứ Nam Kỳ của chúng tôi, và rồi chúng sẽ còn cướp nốt xứ Bắc kỳ nữa" (Le Tonkin, Paris, 1888).

Giám mục thực dân Puginier đã ca ngợi giáo dân Việt Nam tiếp tay đắc lực cho sự xâm lăng, chiếm đóng suốt gần 100 năm của thực dân Pháp trên quê hương chúng ta như sau:" Không có giáo dân Việt Nam hổ trợ thì Pháp như con cua bị bẻ gãy càng, không có cách nào có thể xâm chiếm nổi Việt Nam" (André Masson, sách đã dẫn). Puginier đang ca ngợi các tín đồ phản quốc của ông, và đồng thời cũng đang ca ngợi chính mình, vì ông là người lãnh đạo họ  trong suốt thời gian lịch sử ăn cướp ô nhục này, vừa tàn phá, cướp nước Việt Nam,và vừa phá hủy, cướp đất chùa Báo Thiên. Nhưng lời tự ca ngợi này, trước công lý lịch sử, lại chính là lợi nhận tội chân thành nhất, đầy đủ nhất, chính xác nhất của Vatican, của các đòan truyền đạo Thiên Chúa giáo La Mã và của Công giáo Việt Nam đối với  đất nước và nhân dân Việt Nam.

Tuy chùa Báo Thiên đã bị cướp đọat một cách bất công, phi pháp trong suốt 125 năm qua bởi giám muc thực dân Puginier thuộc Hội Thừa Sai Pháp, và tiếp tục bị chiếm đọat  một cách bất công, phi pháp, bởi kẻ thửa kế của Hội Thừa Sai Pháp là Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhưng điều này không có nghĩa là công lý sẽ không có ngày được thực thi trên quê hương Việt Nam.

Giáo Hoàng John Paul II đã thú nhận bảy núi tội lỗi của đạo Thiên Chúa giáo La Mã trong 2.000 năm qua đối với nhân lọai, trong đó có tội đi  truyền đạo bằng bạo lực. Trên con đừơng truyền đạo bằng máu và nước mắt này Vatican, Hội Thừa Sai Pháp và những chủ thể thừa kế tại các quốc gia địa phương đã cướp dựt, chiếm đọat  bất công, phi pháp rất nhiều bất động sản của các tôn giáo khác, đây cũng là những di sản văn hóa của các dân tộc mà Vatican muốn hủy diệt để xóa bỏ bản sắc văn hóa đặc thù của các dân tộc hầu dễ dàng nô lệ hóa nhân dân các nước, nhất là  ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á. Việt Nam là một bằng chứng điển hình, nổi bật nhất. Và chùa Báo Thiên, nhà thờ Lớn Hà Nội, và tòa Khâm sứ là một lời tố cáo những núi tội lỗi đối với Phật giáo và dân tộc Việt Nam của Vatican, của Hội Thừa Sai Pháp và của Giáo Hội Công giáo Việt Nam một cách sống động, hùng hồn nhất.

Hôm nay công lý lịch sử đang lên tiếng. Sẽ có một ngày công lý pháp luật sẽ đựơc thi hành. Chùa Báo Thiên, bị giặc Tây phá hủy từ năm 1883, và tháp Báo Thiên, bị giặc Tàu phá hủy từ năm 1426, sẽ vươn cao trên bầu trời Thăng Long như trong thời đại Lý Trần vinh quang. 

Lễ hội chùa Báo Thiên, một  trong những lễ hội lớn nhất tại kinh thành Thăng Long, sẽ trở về như đã trở về  mỗi năm trong tháng giêng, ngày Tết, suốt 826 năm từ thời vua Lý Thánh Tông năm 1057 đến năm 1883, năm giáo sĩ thực dân Puginier phá hủy chùa Báo Thiên  cổ kinh, linh thiêng  và khi đó vẫn còn nguy nga, bề thế, nhu  là ngôi chùa lớn nhất kinh thành Thăng Long.

Sẽ có một ngày, tiếng đại hồng chung 12.000 cân của chùa Báo Thiên sẽ vang dội cả kinh thành Thăng Long. Và ngày đó mới xứng đáng là ngày kỷ niệm  Một Ngàn Năm Thăng Long, Một Ngàn Năm Rồng Bay.

Chính sử ghi rằng năm 1057 vua Lý Thánh Tông đã phát 12.000 cân đồng để đúc chuông chùa Báo Thiên. Kích thước của chuông chùa thường tương ứng  với kích thước của ngôi chùa. Chùa Thiên Mụ tại Huế có đại hồng chung nặng hơn 3.000 cân, và đây là một ngôi chùa lớn nhất, tráng lệ nhất miền Trung khi đựơc trùng tu trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Chuông chùa Báo Thiên nặng và lớn gấp bốn lần chuông chùa Linh Mụ thì ta có thể ứơc đóan là chùa Báo Thiên nguyên khởi, khi đựơc xây dưới thời vua Lý Thánh Tông, lớn lao, hùng tráng gấp vài ba lần chùa Linh Mụ, nghĩa là đây là ngôi chùa lớn nhất của Việt Nam trong thời  hưng thịnh nhất của Việt Nam, thời Lý Trần từ  đầu thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 14.

Sau khi đánh đuổi quân Minh, vua Lê Lợi đã  đến hồ Lục Thủy trả lại gươm thần  cho rùa thần, từ đó nhân dân gọi hồ Lục Thủy là hồ Hòan Kiếm. Khi đó tháp Báo Thiên đã không còn, giặc Minh vừa phá tháp để làm công sự, trước khi chúng đầu hàng rút chạy về Tàu. Khi đó chuông chùa Báo Thiên cũng không còn, vì giặc Minh đã  nấu chuông lấy đồng làm binh khí. Cũng từ đó thời đại quân chủ Phật giáo Lý Trần vẻ vang suốt bốn thế kỷ đã không còn, và đất nước bắt đầu thời đại quân chủ Nho giáo. Và Việt Nam bắt đầu chu kỳ suy tàn, tan rã, yếu hèn, sa đọa và tủi nhục.

Chủ đạo văn hóa, chính trị  truyền thống, trên nền tảng từ bi, bao dung, khai phóng cúa đạo Phật cần phải đựơc phục hưng đế Việt Nam có đựơc một kỷ nguyên dựng nước mới, một cuộc cách mạng phát triển mới, và bắt đầu 1.000 năm Rồng  Việt  chuyển mình tung bay.

 

Lý Khôi Việt

(Câu Lạc Bộ Phật Giáo Thăng Long)    

Các bài cùng tác giả:  1  2  3  4

Các bài viết cùng đề tài


Các bài viết cùng đề tài

 


Trang Tôn Giáo