Tây Dương Gia Tô Bí Lục

Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương

cùng soạn:

Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường, Nguyễn Bá Am và Trần Đình Hiên

nguồn: Tủ sách Talawas,  bản điện tử, đăng ngày 6/22/2007

http://sachhiem.net//TONGIAO/TDBL/TayDuongBiLuc5.php

07 tháng 10, 2007

Bấm vào số dưới đây để chọn bài đọc 

 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10 

Nam Lục lão tẩu: Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường

Hải Châu hậu tẩu: Nguyễn Bá Am, Trần Trình Hiên

Ngô Đức Thọ dịch và giới thiệu

 


Quyển IV

 

Lên núi cao, thể phách [1] Jêsu truyền bí pháp

Hoá chim câu [2] , thể phách Jêsu bịp loè người

Rồi đó, Jêsu khoác mây lên ngồi trên ngọn núi cao, môn đồ sụp xuống vái lạy, trong đó có Jiuse là cha đẻ của Jêsu [3] . Jêsu nghiễm nhiên ngồi nhận lễ rồi chỉ Jiuse mà bảo rằng: “Thưa bố già, ta vốn chẳng phải là con đẻ của bố, có đúng vậy không?” Jiuse đáp: “Thưa vâng!” rồi đứng dậy. Jêsu bảo cứ ngồi, Jiuse lại ngồi xuống. Rồi Jêsu hỏi chung các môn đồ: “Ta thường ngày nói về việc linh hồn người được lên thiên đường [4] . Nay ta về đây, các ngươi đã tin điều đó là đúng chưa?” Các môn đồ dạ rân vang núi: “Thư thầy tin ạ!” Jêsu bảo bọn họ ngồi thành hai hàng rồi nói: “Nay ta bảo các ngươi, đời người ta có sống thì có chết. Thọ trăm tuổi rồi chết cũng như mới ba mươi ba tuổi mà chết, cũng đều là không tránh khỏi một lần chết. Vả lại cuộc sống thì có hạn mà cái chết thì vô cùng. Dẫu lúc sống giàu sang thế nào, chết là trở thành hư không cả. Chính vì thế ta mới bảo rằng: thế gian nay chỉ là nơi vui giả [5] . Chi bằng đừng tiếc một chút xác thịt một đời để mà ngưng tụ cho được anh linh muôn nghìn đời. Cho nên, phải bỏ ngoài tai mọi dư luận, chẳng kể thiên hạ khen chê thế nào, tự mình phải vững chí như sắt đá. Làm được như vậy hồn thiêng sau khi chết chẳng có vị thần nào sánh bằng”. Các môn đồ đều nói: “Từ rày xin lĩnh thụ những lời giáo huấn tôn nghiêm của thầy, trước sau không dám thay lòng đổi dạ”.

Jêsu nói tiếp: “Tất cả những phép thuật của ta khi còn sống đều có những ý kín rất sâu xa, ngày trước ta chưa nói với các ngươi là cốt để đợi đến hôm nay nói ra thì các ngươi mới tin là đúng. Dân chúng ngu khờ cũng sẽ tin vào phép thuật của các ngươi. Nhưng vì ta là thiên thần nên khi còn sống ta có thể bay lên mây rảy nước làm mưa, làm một ít phép kỳ thuốc lạ khiến cho người ta phải kinh sợ, trong khi đó âm thầm thực hiện các lễ phép của ta. Nay bọn các ngươi không có phép thuật thần thông như ta mà chỉ dựa vào thế lực thì cũng có thể thuyết phục người ta được, nhưng phải tuân theo các phép của ta. Tất cả những phép thuật khi ta còn sống đều do ta làm ra cả, sau khi ta chết thì chẳng có vị thánh thần nào hơn ta nữa. Không những thế, những kẻ làm vua thiên hạ muốn kéo dài cơ nghiệp muôn vạn năm, muốn mở rộng biên thùy bờ cõi cũng đều phải tôn thờ ta làm thầy. Chẳng có sự gì ta không làm được, huống chi làm sống lại một tấm thân nhỏ bé hay sao?”.

Rồi đó Jêsu điểm lại các phép thuật đã làm khi còn sống, lần lượt nêu lên mà dạy cho các môn đồ các điều bí quyết. Các môn đồ đều chắp tay lắng nghe. Bỗng lúc ấy trên đỉnh núi sáng bừng một đám mây năm sắc rực rỡ. Trong nháy mắt, ở chỗ thầy trò Jêsu đang ngồi cũng hiện lên vô số lâu đài màn trướng. Bà Maria vừa kinh sợ vừa vui mừng, vội sụp mình lạy rằng: “Kính lạy đức chúa Con!” Jêsu chậm rãi nói: “Về phần xác, ta lấy làm thương tiếc cửa nhà bà. Nhưng về phần hồn thì ta là con chúa Trời, một sang một hèn, chẳng cần phải nhắc lại làm gì nữa” [6] . Nói đoạn nhìn sang ngôi lầu phía tây, chỉ tay bảo bà Maria lên ngồi ở đấy. Ngày nay các thầy tu khi được thăng lên chức thầy cả đều phỏng theo nghi lễ này.

Jêsu ngồi sập cao trên lầu phía bắc [7] bất chợt bước xuống đi tới gần hàng ghế các môn đồ đang ngồi. Mọi người đều đứng dậy. Jêsu nói: “Ngồi xuống! Ngồi xuống! Các con cứ ngồi yên”. Các môn đồ lại ngồi xuống ghế. Jêsu ôn tồn nói: “Nay ta bảo các ngươi, các ngươi hãy ghi tạc vào lòng: phép thuật tâm đắc nhất của ta trước hết là ở phép rảy nước thánh. Thực ra phép nước thánh cũng không có gì huyền diệu sâu sắc lắm đâu. Sở dĩ phải làm phép ấy trước hết là để mượn dịp mà dụ dỗ cho người ta tin rằng nước ấy có thể giải trừ được mọi tai ương chướng họa. Có tin như thế, lòng người ta mới ổn định. Lòng yên định thì chí khí mạnh. Chí khí đã vững mạnh thì dầu có vào chỗ nước sôi lửa bỏng cũng không việc gì không xong. Đã được việc thì người ta lại càng thêm tin tưởng. Cho nên ta mới nói rằng: dẫu là ma quỷ, hỏa hoạn, chỉ cần rảy nước phép là không có sự gì không qua khỏi. Bí quyết chỉ ở một điều ấy mà thôi”.

Môn đồ hỏi: “Nếu như thế thì cần gì phải rảy cả lên mâm thờ?” Jêsu đáp: “Phải rảy cả mâm thờ thì người ta càng tin hơn”. Môn đồ lại hỏi: “Thầy dạy tế trời không dùng thịt, là có ý kín gì?” Jêsu nói: “Tế trời, tế thần, tế người chết, cái lý cũng như nhau cả. Nếu đã không thì cùng không cả. Chính là muốn bỏ việc thờ cúng người chết, cho nên trước hết phải bỏ việc thờ cúng quỷ thần. Muốn bỏ việc thờ cúng quỷ thần thì trước hết phải bỏ việc tế trời. Bởi vì, không tế trời thì trời không phù hộ nữa, không thờ cúng quỷ thần thì quỷ thần không thiêng nữa. Không thờ cúng người chết, thì người chết không thể tác quái được nữa. Đó là ý kín của ta vậy”.

Môn đồ hỏi: “Chúng con trộm nghĩ: quỷ thần cũng như người chết, nếu không thờ cúng thì càng thêm nhiễu hại. Người ta vẫn bị nhiễu hại, thì họ biết là thầy trò ta lòe bịp lừa người. Như thế biết làm thế nào?” Jêsu đáp: “Phải vin vào chúa Trời mà giải thích, rồi rảy nước phép để làm cho có vẻ thần bí, khiến cho dân chúng kiên lòng hướng theo đạo ta, dẫu mười năm cũng như một ngày, như thế thì quỷ thần và người chết còn có lý nào mà sinh yêu tác quái được nữa? Vin vào chúa Trời mà giải thích tức là cái thuyết Lusaphê đấy”.

Môn đồ lại hỏi về ý nghĩa của phép chôn sâu không cải táng. Jêsu nói: “Chôn sâu, không cải táng và không khóc người chết, cũng đều cùng một ý nghĩa như nhau. Nguyên là người chết rồi thì cái xác chôn dưới mồ thường hay hiện lên làm yêu quái. Nay bảo người ta chôn sâu cho chìm lấp hẳn đi [8] , không cải táng cho xác nát hẳn, thì hồn người chết dẫu muốn hiện lên làm yêu quái cũng không được. Lại nữa: sau khi người ta chết, hồn vẫn còn phảng phất quanh đấy, nghe tiếng khóc thì thường trở về. Nay không khóc, khiến cho hồn lìa hẳn cái xác thì làm sao mà quay về được nữa? Vả lại ý ta bảo bỏ tục để tang là cốt để cho người sống quên hẳn người chết đi, thì cái tinh thần của đôi bên không thể cảm thông được với nhau nữa. Người chết không còn linh thiêng sinh yêu tác quái được nữa thì dân chúng càng tin vào đạo ta là linh thiêng. Đó là cái ý kín của ta vậy. Còn về những trẻ con chết từ khi là bào thai trong bụng mẹ hoặc là chết yểu sau khi sinh cũng thường hay hiện lên làm yêu quái, thì nên phỉnh họ rằng những trẻ ấy lên thiên đường sẽ cầu nguyện cho cha mẹ, như thế là họ vui ngay. Ta lại lừa họ rằng xác chết của những trẻ ấy là “thánh thi” (thi thể của vị thánh) thì dân làng sẽ đi đưa đám đông [9] , lại thêm mai táng chôn sâu nữa, như vậy lũ yêu ranh dẫu còn oan khi cũng phải tan rời.

“Việc bỏ tục xem đất đặt mồ thì thế này: mạch đất là nơi chung tụ anh linh, chọn được huyệt mộ ở những mạch đất tốt thì con cháu phần nhiều là thông minh tài giỏi. Nay ta phỉnh dụ họ bỏ tục xem đất đặt mồ khiến cho con cháu họ ngu đần dốt nát thì chúng mới nghe theo những lời thuyết giáo của ta. Việc chọn hướng làm nhà cũng như thế: chọn được hướng tốt thì con cháu về sau học hành thông minh có kiến thức cao. Ta khuyên họ bỏ tục ấy cũng chính là do cái ý đã nói. Cho nên ta đã làm những việc ấy cho đến năm ta ba mươi tuổi, thấy nét mặt dân chúng đã trở nên ngu khờ, khi ấy ta mới dám tự xưng là con chúa Trời [10] , chẳng ai là kẻ không tin lời ta. Các người hễ dụ dỗ được làng nào là cả làng đều theo đạo ta thì bao nhiêu những nơi sơn xuyên vượng khí khi các ngươi phải thác cớ gì đó mà sai người ra đào hoặc lấp đi cho dứt. Như vậy, về thần thì bách thần đều bị diệt hết; về người thì cả làng, đều trở nên ngu khờ, chỉ còn biết theo đạo ta mà thôi. Những phép ấy cứ từ từ đem thi hành trong một làng một huyện, rồi lan dần ra khắp nước thì cả nước đều theo đạo ta. Đối với những nước khác mà cả nước đã theo đạo ta thì cũng dùng phép ấy mà cắt yểm mạch tốt ở các nơi sơn xuyên đại địa, như vậy thì những nước ấy cũng trở thành ngu dốt, phải chịu tôn ta làm thầy, đó chính là lúc có thể thu gồm một mối những nước ấy vào với nước ta vậy. Đó chính là ý kín của ta.

“Về ý kín của phép rửa tội, trước hết phải nói với dân chúng về tội tổ tông truyền kiếp. Dân họ tin chuyện ấy rồi thì mới làm phép rửa tội được. Nguyên cái đỉnh thóp là chỗ thông khí của trẻ sơ sinh, rảy nước thánh xoa vào chỗ đó là để cho nhụt khí ấy đi, tiếp đó đọc to câu: “Tả rửa tội cho ngươi …” là cốt để trấn áp cõi lòng của nó. Còn lời nhẩm trong miệng thì niệm rằng: “Hồn ngươi không khôn, tính ngươi không thiêng” [11] , nhẩm như thế ba lần, thế là bao nhiêu trí tuệ thông minh của đứa trẻ đều tiêu tan cả”.

Môn đồ lại hỏi: “Đã thế thì như những đứa trẻ tầm thường hèn mọn cần gì phải rửa?” Jêsu đáp: “Đã rửa thì phải rửa cả! Người ta rối mắt loạn tâm thì càng không nghi ngờ. Còn việc đứa trẻ ấy sống lâu hay chết yểu thì lời niệm nhẩm trấn áp thông minh cũng chẳng nguy hại gì. Ấy là điều bí quyết huyền diệu của ta vậy” [12] .

Môn đồ lại hỏi: “Đối với những người bản tính cứng cỏi, trước sau vẫn sáng suốt thì làm thế nào?” Jêsu nói: “Đã có phép Cônfirmaxông: lấy chiếc đinh sắt mài ra lấy bột, hòa với dầu và chất bạc hà. Đinh sắt có tính đâm xuyên, bạc hà có tính làm tan khí, dầu nước thì khó rửa. Ba thứ ấy sắc thành cao để bôi lên đỉnh đầu cho người chịu lễ. Rồi đó, tay cầm kiến chỉ trỏ, miệng khấn nhẩm rằng: “Ta đóng đinh lên đầu ngươi, bản tính của ngươi sẽ phải tiêu diệt. Đầu người ta đóng đinh lên, trí óc ngươi sẽ hết sáng suốt”. Như thế, dầu bạc hà đã dẫn chất dính đâm xuyên vào đầu dân đạo. Ta lại nhẹ tay xoa mặt người ấy, tưởng như chuyện đùa thôi, nhưng kỳ thực là cốt để cho chất đinh sắt tan ra. Khấn niệm làm phép xong xuôi, rồi lấy khăn chùi sạch cho hết mùi vị, không cho ai biết. Sau khi đã làm như thế, hỏi còn khí chất thông minh nào không bị tiêu diệt?”

Môn đồ hỏi: “Phép ấy phải từ 10 tuổi trở lên mới làm được chăng?” Jêsu nói: “Không câu nệ gì, sáu, bảy hay mười tuổi cũng có thể làm được. Đại khái một đời người sinh ra ắt phải chịu một lần chịu phép đóng đinh niệm chú, không được để sót người nào. Thường nên nhắc nhở dân chúng rằng: Bất cứ người già hay trẻ con mà chưa kịp phép Cônfirmaxông thì nay nên đến xin chịu lễ. Họ đã tin ta, tất sẽ dắt díu nhau kéo đến ùn ùn, đều được ta làm phép đóng đinh cho hết thảy. Đấy là ý kín của phép Cônfirmaxông”.

Môn đồ hỏi: “Tại sao lại nói phép này trong đời chỉ làm một lần, nếu ai nhầm lẫn làm lại một lần thứ hai thì kẻ ấy sẽ phải đày xuống địa ngục?” Jêsu nói: “Phép này rất thiêng. Nếu làm lần thứ hai thì kẻ yếu bóng vía ắt phải chết, cho nên ta phải dọa như thế”. Môn đồ nói: “Nếu thế thì phép rửa tội và phép Cônfirmaxông ý nghĩa cũng như nhau, tuy có phép trước, phép sau, không sợ trùng lặp, nhưng cùng làm không có gì trái ngược”. Jêsu giơ ngón tay chỉ lên môi mà đáp: “Chính thế đấy!” Môn đồ lại hỏi: “Nếu làm phép Cônfirmaxông rồi mà đầu óc người ta vẫn sáng suốt thì làm thế nào?” Jêsu nói: “Biết làm thế nào nữa! Không đè bẹp được thì họ còn sống thì phải đè bẹp khi họ đã chết!” Mặc dù ngạc nhiên hỏi lại: “Thầy dạy thế nghĩa là thế nào?” Jêsu đáp: “Ấy tức là nói phải dùng các phép xức dầu cho người ốm, và làm lễ Quy lăng, Điện táng cho người chết. Người ốm sắp chết ắt phải bảo họ xưng tội, đến lúc hấp hối thì phải làm phép để thu linh hồn. Linh hồn đã bị thu thì không hiện lên được nữa. Cho nên phải dụ dỗ, bảo họ hối lỗi thì được lên thiên đường. Nếu họ chịu hối lỗi tức là họ có lòng lành, lòng họ lành thì không có dũng cảm nhuệ khí [13] , không có dũng cảm nhuệ khí thì làm sao còn biến hóa được nữa? Ấy là ý kín thứ nhất vậy”.

“Rồi đó các ngươi lại đem bánh thánh dâng lên trước bàn thờ ta, hai tay cầm kiếm vung múa làm phép, mím miệng niệm nhẩm khẽ đọc mấy chục lời niệm nhẩm: “Cầu chúa Jêsu hiện thân vào những miếng bánh này, bánh vào lòng dạ, tâm hồn kẻ kia phải u tối, đến chết là hết linh thiêng”. Các ngươi cứ ghé sát mặt kẻ hấp hối mà niệm, phả nhiều hơi thở cho da mặt kẻ ấy ẩm ướt. Lễ xong, các ngươi lại cầm kiếm liên tiếp chỉ trỏ làm dấu chữ thập để áp đảo. Trong một chiếc bánh có linh hồn của ta, hơi thở của các ngươi cùng là lời niệm chú bắt quyết để ràng buộc. Cả ba thứ ấy nuốt vào lòng dạ thì hồn khí của kẻ kia phải suy nhược, làm sao cho khỏi không tan? Ấy là ý kín thứ hai vậy”.

“Các ngươi lại còn đọc sách an ủi [14] khiến cho người hấp hối cảm thấy thanh thản trong lòng. Trong lòng thanh thản thì khí chất mềm yếu. Khí chất mềm yếu thì linh hồn không thiêng. Ấy là ý kín thứ ba vậy”.

“Đến khi làm phép xức dầu, các ngươi tay trái bưng bát dầu [15] , tay phải quệt dầu bôi lên thóp và đỉnh đầu, vừa bôi vừa nhẩm niệm: “Chiếc đinh thứ nhất đóng vào thóp ngươi, sau khi chết hồn ngươi phải lang thang phiêu giạt”. Đọc như thế ba lần, sau mỗi lần lại vung tay chỉ trỏ làm phép. Tiếp đến bôi dầu ở tay trái, làm phép như trước mà nhẩm niệm rằng: “Chiếc đinh thứ hai là đóng vào tay trái ngươi. Tay trái ngươi gãy khuỵu, không làm hại được ai”. Lại xức dầu cho tay phải, nhẩm niệm rằng: “Chiếc đinh thứ ba đóng vào tay phải ngươi. Tay phải ngươi gãy khuỵu, không làm hại được ai”. Tiếp tục xức dầu cho chân phải, nhẩm niệm: “Chiếc đinh thứ tư đóng vào chân phải ngươi. Chân phải ngươi gãy què, không thể gượng dậy sinh yêu được nữa”, cách vung kiếm làm phép như cũ. Lại xức dầu cho chân trái, nhẩm niệm: “Chiếc đinh thứ năm đóng vào chân trái ngươi, chân trái ngươi bị liệt, xuống đất không thiêng”. Cách thức vung kiêm làm phép như trên. Ấy là điều kín thứ tư”.

“Phàm những người không có dũng khí thì phải khiếp sợ, bị xua đuổi hắt hủi thì hồn phải tiêu tan, khí chất yếu đuối thì phải suy tàn, bị đóng đanh làm phép thì phải què liệt hẳn. Làm đủ cả bốn phép ấy lại thêm phép chôn sâu nữa, thử hỏi âm hồn của kẻ kia có còn linh thiêng được chăng?”.

Môn đồ lại hỏi: “Lúc khâm liệm người chết, thầy phải đến làm lễ tận nhà, vây màn che trướng bốn bề, ý kín của việc ấy là thế nào?” Jêsu đáp: “Khi người ta mới chết, khí thiêng bay đi, ta sợ rằng bấy nhiêu phép thuật cũng chưa đủ áp đảo nên phải đích thân đến tận nơi. Sau khi bảo mọi người lui hết ra ngoài, ta phỉnh cho con cháu người chết quỳ lạy mà cầu khấn, một mình ta vào trong màn kín đi vòng xung quanh tử thi ba vòng, vung tay làm dấu chữ thập và niệm nhẩm để cho hồn diệt hẳn. Lời niệm nhẩm rằng: “Hồn ngươi thoát xác cho nhanh, chần chừ ắt bị đóng đanh chém đầu”. Rồi lấy đinh nhọn đâm dứ vào tròng mắt người chết. Như thế tiếng gọi là đi vòng quanh người chết để cầu niệm, nhưng thực ra lúc đó đã làm phép đâm cho kẻ chết mù mắt, dẫu muốn làm gì cũng không được nữa [16] . Khi đưa tang đến huyệt, lại nhẩm niệm: “Nay xác ngươi đây, vùi xuống đất dày, cũng hồn nát thảy, tuyên không vãng lai” [17] . Niệm xong bảo người đi đưa đám rằng: “Càng lấp nhiều đất, được phúc càng nhiều”. Mọi người nghe nói thế tranh nhau ném đất xuống huyệt. Như vậy, nếu kẻ kia có chút hồn thiêng rơi rớt nào cũng phải kinh sợ tẩu tán. Đó cũng là một ý kín nữa”.

Môn đồ nghe Jêsu nói như vậy đều ngạc nhiên kinh sợ, đưa mắt nhìn nhau. Jêsu bặm môi trừng mắt hỏi: “Chớ lộ cho ai biết! Chớ lộ cho ai biết! Nói lộ ra thì nguy hại đến thân!”

Môn đồ lại hỏi về ý kín của lễ Quy lăng, Jêsu đáp: “Lễ Quy lăng có hai ý. Một là nếu không phải nhà phú hào giàu có thì không có tiền làm nổi lễ ấy. Hai là nếu không phải hồn của hạng phú hào thì cũng không cần phải lễ ấy. Nguyên là linh hồn của kẻ phú hào rất khó đè ép. Nay các ngươi cứ mượn tên ta mà làm cho có vẻ thần bí, trương lễ mộ lên mà lòe bịp bọn họ. Ý kín chỉ ở khi đi vòng quanh tử thi. Trước hết làm dấu chữ thập, đứng trước đầu quan tài niệm nhẩm: “Ta chém đỉnh đầu ngươi, đầu ngươi rơi địa ngục, đừng có kêu van! Chớ mong thờ cúng”. Rồi đi sang phía bên trái quan tài, niệm rằng: “Ta trói bên trái bên trái xiết buộc không thể múa may mong người thờ cúng!” Đi xuống phía chân người chết, niệm rằng: “Ta trói chân ngươi, chân ngươi đau xiết, không thể về nhà báo mộng xin ăn”. Các câu niệm phía bên phải cũng niệm như phía bên trái. Rồi đó cho thắp nến sáng bốn bên để đốt đuổi âm hồn. Làm như vậy, dẫu kẻ kia khí phách hùng dũng đến đâu, linh hồn cũng không thể không tan lìa”.

Môn đồ lại hỏi phép Điện táng có những ý kín gì. Jêsu đáp: “Người ta lúc sống thì có sinh khí, chết thì có anh linh. Các phép tuy nhiều, nhưng vẫn chưa đè nén được hết, cho nên ta mới đặt ra phép này. Nhà thờ là chỗ đông người tụ họp, đưa thi hài người chết vào chôn trong điện thờ thì người chết dẫu có linh cũng không biết nương tựa vào đâu, ắt phải sợ hãi bỏ trốn. Ý kín là ở chỗ đó”.

Môn đồ lại hỏi rằng: “Con trẻ chết non cũng có linh khí, có cho đưa vào chôn ở nhà thờ không?” Jêsu đáp: “Sao lại không được?”

Môn đồ nói: “Chỉ sợ năm tháng lâu dần, âm khí chứa chất nhiều, ắt sẽ hiện lên làm ma quái”. Jêsu nói: “Chẳng phải ta còn có phép bỏ thờ cúng người chết hay sao? Bỏ thờ cúng thì ma quỷ không biết nương tựa vào đâu, không có nơi nương tựa thì dẫu có anh linh, lâu ngày rồi cũng bị tiêu diệt”. Môn đồ lại hỏi: “Người ta ai mà chẳng có lòng thương xót người thân. Chỉ sợ rằng có khi người ta mộng mị chiêm bao thấy người thân kêu đói gọi khát thì thương mà cúng tế, như vậy không biết thuyết phục ngăn cản thế nào?” Jêsu nói: “Mắt đã bị đâm mù rồi, làm sao còn trở về báo mộng được”. Môn đồ nói: “Cứ coi là có như vậy thì làm thế nào?” Jêsu im lặng suy nghĩ hồi lâu [18] rồi cười đáp: “Ta vừa nghĩ ra một cách”. Môn đồ cũng cười mà hỏi lại: “Thưa thầy cách ấy là thế nào?” [19] Jêsu nói: “Hằng ngày khi làm lễ, các ngươi phải nói trước rằng: “Ma quỷ bịa ra nhiều cớ để mê hoặc dụ dỗ, chúng thường bắt chước y hệt như dáng mạo người thân của gia chủ, hiện vào mộng mị để kêu ăn xin uống, ở làng nọ có người tưởng là thần thật, bèn bày soạn mâm cỗ cúng tế. Về sau, khi người kia chết, bọn ma quỷ kia bèn tố cáo với chúa Trời rằng người kia phạm vào tội thờ cúng tổ tiên, Đức chúa Jêsu bèn phạt đày người kia xuống địa ngục. Từ nay về sau, dân chúng không nên tin vào mộng mị huyền ảo để khỏi phải chịu khổ cực như người làng kia. Các ngươi cứ nói như thế, tất ai nấy đều lấy làm sợ, dẫu cho hồn người thân của họ hiện về báo mộng, họ cũng cho đó là ma quỷ dưới địa ngục chứ không soạn cỗ bàn cúng tế”. Môn đồ cười mà nói rằng: “Thầy quả là bậc tài trí sáng suốt”.

Phêrô vốn là kẻ hay nói ngang, nghe xong liền nói: “Đúng là thầy đã giết người ta lúc sống lại giết cả người ta khi chết. Chẳng hay vì sao thầy lại chịu khổ mà làm những chuyện ấy” [20] . Jêsu đáp: “Không làm cho bọn họ ngu si, thì làm sao mà tôn các ngươi lên được? Không đè nén linh hồn của bọn họ thì làm sao cho kẻ khác biết đến ngươi?” [21] Môn đồ hỏi: “Như thế các thầy cả khi sống hay khi chết cũng đều phải chịu những phép ấy chẳng khác với người thường thì còn gì là linh thiêng? Nếu miễn cho các thầy cả không làm những phép ấy thì người ta ắt sẽ sinh nghi ngờ”. Jêsu đáp: “Các người phải biết rằng những phép ta vừa nói trên là để đè nén dân chúng, còn đối riêng với các thầy cả đạo ta thì khác chứ! Các phép lễ thì vẫn như thế, nhưng ý nghĩa thì khác. Vẫn có việc làm phép đâm dứ vào tròng mắt như đối với người thường, nhưng ý nghĩa lại là để giữ cho nó được toàn vẹn. Khi thầy cả sắp chết cũng làm lễ giải tội, nhưng phép giải tội đây cốt để định tâm, đọc sách luyện [22] là để định khí, khuyên răn thầy ấy không nên lo sợ. Không lo sợ thì dũng mãnh. Chí khí kiên định và dũng mãnh thì sau khi chết linh hồn sẽ ngưng tụ [23] . Khi làm phép cho ăn bánh thánh, đọc lời nguyện nhẩm rằng: “Cầu Chúa giáng lâm linh hồn cho miếng bánh này, bánh vào lòng dạ, hồn người thông tỏ trăm lần”. Rồi đó làm phép xức dầu, lấy nước lã [24] rảy lên đỉnh thóp và chân tay. Đọc lời niệm nhẩm, trước hết niệm về đôi mắt: “Cầu cho đôi mắt ngươi ngời tỏ, sau khi chết sáng láy như sao đêm”. Tiếp đến niệm nhẩm cho đôi tay: “Cầu cho đôi tay thiêng, tay thiêng cử động như sống, sau khi chết vẫy cờ cầm loa” [25] . Niệm nhẩm cho đôi chân: “Cầu cho đôi chân thiêng, chân thiêng đều nhanh, sau khi chết đạp mây đuổi gió”. Lời niệm nhẩm cho đầu: “Cầu cho ngươi đầu thiêng, đầu thiêng đeo ba vầng, sau khi chết chóng được lên thiên đường”. Đến khi nhập liệm, thay mặc lễ phục, đội mũ có dải tua, được chôn cất trong nhà thờ. Rồi đó làm hiệu cho con chiên cùng lúc khóc to để kêu gọi linh hồn của thầy cả ấy. Lễ Phần mộ và lễ Quy lăng, cũng theo nghi thức như đã nói. Khi đi quanh tử thi cũng nhẩm đọc những lời cầu niệm như thế. Tuy vậy, việc mai táng thi hài thầy cả trong điện thờ thì phải khác với người thường, khi khấn niệm cầu cho linh hồn được lên thiên đường, lo gì hồn họ không thiêng? Há các ngươi chẳng biết đối với những kẻ khác thì ta cầu cho hồn họ bị chìm diệt hẳn đi hay sao?” [26] .

Môn đồ hỏi: “Lúc trước thầy nói ngưng tụ khí phách thì thành anh linh. Thầy ngày thường có nhiều phép lạ, nhưng chung cục cũng phải cam chịu tử hình, như thế đâu phải là khí phách ngưng tụ?”. Jêsu đáp: “Các ngươi không hiểu được điều đó! Ta cắt đầu dương vật, sống một mình không lấy vợ chỉ là khí phách ngưng tụ nhỏ. Dám cam chịu chết, ấy mới là khí phách ta ngưng tụ lớn. Ý kín là ở chỗ đó. Phàm người ta chịu chết có nhiều cách: hoặc là chết vì nước sôi lửa bỏng, hoặc chết vì đói khổ, bệnh tật, tuổi già, tuy cũng có hồn thiêng nhưng chẳng được bao lâu. Chỉ người nào chết nhưng không phải do số mệnh bắt phải chết [27] thì chí khí mới thật sống động, muôn đời linh thiêng. Ngày thường ta chưa dám nói rõ, nhưng trong lòng thì vẫn cầu mong như thế, chỉ lo không được toại nguyện mà thôi! Nay đã được toại nguyện, ta rất vui lòng. Chính nhờ vậy mà ta mới được vẻ vang như ngày nay” [28] .

Môn đồ nói: “Dù vui lòng chịu chết chăng nữa, nhưng chịu đựng trăm chiều đau đớn như vậy mà vẫn lặng yên không động thì sự ấy ít người kham nổi”. Jêsu nói: “Các ngươi chưa hiểu. Nếu một chút dao động thì chí khí khiếp nhược. Chí khí khiếp nhược thì không cứng mạnh. Không cứng mạnh thì linh hồn tiêu tan. Tất phải lấy sự kiên nhẫn chịu đựng mà ngưng tụ, lấy sự thong dong mà nuôi dưỡng thì chí khí càng thêm cường tráng, sống động linh thiêng. Ấy là chỗ đạo ta khác với đạo người vậy. Không như thế thì làm sao có được ngày hôm nay” [29] .

Các môn đồ nghe dứt đều lạy tạ hồi lâu.

Môn đồ lại hỏi: “Ý kín của việc giết người chết thì đã nghe thầy nói rõ, nhưng còn điều kín về việc giết người sống cũng xin thầy cho chúng con được biết. Nhưng đối với hạng trẻ nhỏ chưa làm phép rửa tội, chẳng may bị bệnh cấp mà không gặp thầy cả thì làm thế nào?” Jêsu đáp: “Không gặp thầy cả thì sẵn ai là người có đạo cũng có thể làm thay được. Chỉ có việc rảy nước lên đầu và cầu niệm một câu nhân danh chúa Trời là đủ. Lời mật niệm như vậy là để cho giáo đồ đã từng chịu phép rửa tội khỏi mượn cớ có phần bị lôi thôi”.

Môn đồ lại hỏi về ý kín của phép xưng tội, giải tội như thế nào. Jêsu đáp: “Trước khi xưng tội một hai ngày, con chiên phải ngồi một nơi yên tĩnh mà suy xét các tội lỗi của mình [30] . Khi làm lễ [31] , các ngươi [32] ngồi trong cửa sổ, con chiên quỳ bên ngoài. Các ngươi sẽ bảo rằng: “Ta thay mặt Đức chúa Jêsu lắng nghe con thú tội [33] . Bao nhiêu điều lỗi trước đây, con phải thành thật kể hết, không được che giấu điều gì. Nếu con giấu giếm một tội nào thì sau khi chết, hồn con bị đày xuống địa ngục làm mồi cho quỷ dữ. Dưới địa ngục có quỷ giữ sổ ghi tội, đến khi con chết, quỷ sẽ đưa sổ trình lên chúa Jêsu phán xét bắt đày xuống địa ngục. Con chiên lo sợ ắt không dám giấu giếm điều gì. Xét trong các tội lỗi thì có mấy điều vào loại tội nặng, ấy là phạm vào các điều cấm thờ quỷ thần, cấm xem thiên văn địa lý, cấm bói toán cúng là điều cấm không được thờ cúng tổ tiên. Phải dọa nạt bọn họ rằng bấy nhiêu điều trọng tội đều là những tội bất kính đối với chúa, chết xuống địa ngục sẽ bị quỷ ăn đầu. Kẻ nào thờ cúng tổ tiên thì bị quỷ moi mắt [34] , kẻ nào ăn cỗ thờ cúng thì bị quỷ cưa mồm. Cứ phải dọa cho con chiên kinh sợ, tuyệt hẳn không dám phạm vào các điều cấm, dứt hẳn không dám nhìn ngó đến những chuyện ấy nữa, có như thế bọn họ mới dốc lòng theo đạo ta”.

Môn đồ lại hỏi: “Cấm họ không làm những việc ấy là đủ, sao lại còn cấm không cho họ xem người khác cúng tế, vậy có khắt khe quá không?” Jêsu đáp: “Người ta ai cũng có lòng thương xót người thân, nếu để cho con chiên xem người ngoại đạo cúng tế thì lòng họ thương xót không nỡ bỏ, ắt rồi cũng theo nhau bày soạn cỗ bàn cúng tế, không theo đạo ta nữa. Cho nên thà cứ đề phòng khắt khe như thế, khiến cho bọn họ phải chịu làm chó lợn tùy theo sự chỉ huy của ta! [35] . Còn các điều cấm khác như giết người, bất hiếu, gian dâm, trộm cướp, dối trá, ham muốn vợ người, tham lam của người, v.v. thì dẫu họ có xưng ra cũng không nên quở trách nặng lời. Tuy vậy cứ phải để cho nói hết, có thế người ta càng tin hơn. Nếu bảo họ không phải xưng những tội ấy thì họ biết là chúng ta lừa dối. Ta nói đến thế, các ngươi có hiểu không?” Môn đồ vâng dạ đáp hiểu cả.

Lại có người hỏi: “Nhưng xin thầy cho biết quả thật phép của thầy có giải được tội cho người ta không?” Jêsu đáp: “Phàm những kẻ phạm lỗi nhưng sau biết hối tức là người có lòng lành. Miệng người ta tự nói ra điều lỗi ấy thì về sau không tái phạm nữa. Huống chi ta đã phỉnh rằng chúa Trời tha tội cho họ, ai mà chẳng vui mừng tin điều ta nói là thật, từ đó họ sẽ tự sửa mình, đổi lỗi. Đó là một thủ thuật của đạo ta. Còn như thật sự có giải được hay không thì ai mà biết được?”

Các môn đồ nghe nói vậy đều cười ồ lên, Jêsu bèn chỉ tay bảo rằng: “Chớ nói lộ chuyện ấy!”

Môn đồ lại hỏi: “Những kẻ phạm các tội như trộm cướp, tà dâm mà cũng được giải tội thì về sau kẻ ấy lại càng rông càn hơn nữa, phải làm thế nào?” Jêsu yên lặng hồi lâu [36] rồi đáp: “Phải dọa họ rằng phép chúa Trời ai tái phạm thì không được tha thứ nữa. Con hãy ra phòng lễ có đông đảo mọi người một mình đứng dậy mà nói: “Con trót phạm điều cấm, tự biết là phạm phép lắm, xin Chúa trừng phạt không tha” [37] . Chúa Trời thương người biết hối, sẽ tha thứ hết mọi tội lỗi cho ngươi. Nếu không làm như thế ắt bị đày xuống địa ngục không còn nghi ngờ gì. Kẻ kia sợ hãi mà phải vâng theo, đã vâng theo thì biết xấu hổ, không dám tái phạm nữa”.

Môn đồ hỏi: “Bảo con chiên kể rõ tội lỗi, không biết họ có chịu nghe theo không?” Jêsu đáp: “Chỉ cần bảo họ nói mập mờ là phạm phép của Chúa thì có can hệ gì mà không theo?”. Môn đồ đưa mắt nhìn nhau mà cười, Jêsu thấy vậy cũng cười theo.

Môn đồ lại hỏi: “Đàn bà có tính hay thẹn, nếu phạm tội ấy chắc chẳng ai dám nói ra?” Jêsu thấp giọng bảo rằng: “Thì cứ tùy theo mức độ nặng nhẹ, bảo họ nộp tiền hoặc vải lụa để chuộc tội, như thế càng có lợi cho ta chi dùng, chứ có sao đâu! Người kia mừng được tha tội, lòng tin đạo lại càng bền vững hơn. Ý kín là ở chỗ ấy vậy”. Môn đồ lại nói: “Thầy dỗ dụ người ta đổi lỗi thật là giỏi quá!” Jêsu nghe vậy cười vang [38] .

Môn đồ lại hỏi: “Xin thầy cho biết ý kín của phép bánh thánh như thế nào? Vì sao những người đến xưng tội đều phải ăn?” Jêsu đáp: “Người ta đã xưng tội rồi mà không có phép gì để tỏ vẻ thần bí thì họ không tin, vì thế ta phải đặt ra bánh thánh và làm phép kín khi cho người xưng tội. Các ngươi hãy dỗ họ rằng: “Con đã được giải tội, hồn con từ nay được trong sạch. Đức chúa Jêsu ngự trị trong hồn con sẽ ban ánh sáng cho con”. Người xưng tội sẽ vui mừng nghe theo các người. Đến khi làm lễ, các cách mím miệng thổi hơi, giơ tay chỉ trỏ bắt quyết cũng như trước, nhưng lời niệm kín thì đọc khác đi. Niệm rằng: “Cầu chúa Jêsu giáng linh cho miếng bánh này, bánh nhập vào thể xác sẽ gò hãm cõi hồn ở nơi u tối, kẻ kia thành người vô tri vô giác, chỉ biết tuân theo đạo Chúa”. Đã có linh hồn của ta, và do ta làm dấu bắt quyết, hợp ba thứ ấy [39] lại thì kẻ kia ắt phải tối tăm ngu muội. Lại phải dạy con chiên khi ăn bánh thánh phải nuốt trửng, dọa rằng: “Bánh này là một phần thân thể của chúa Jêsu, chớ nhai mà bị tội chết”. Nếu cứ để cho nhai thì bánh sẽ ngấm nước bọt có mùi hôi thối, người ta không tin nữa. Ấy là ý kín của phép bánh thánh” [40] . Môn đồ nhân đó lại hỏi về ý kín của rượu thánh, Jêsu đáp: “Bánh thánh và rượu thánh, không có hai thứ ấy thì không thành lễ. Dùng rượu là để tượng trưng cho máu của ta, bánh là để tượng trưng cho thịt của ta. Phải có khí vị của ta ở đó thì ta mới có chỗ dựa mà giáng linh”. Môn đồ hỏi: “Linh hồn của thầy dựa vào đâu mà giáng xuống?” Jêsu đáp: “Dựa vào phần xác của ta mà con chiên đã được ban hưởng, cho nên gọi là giáng linh”. Môn đồ lại hỏi: “Nếu thế thì bánh và rượu có ý nghĩa cũng như nhau thôi, tại sao chỉ có con chiên ăn bánh chứ không được uống rượu, còn các thầy cả thì được ban hưởng cả hai thứ đó?” Jêsu đáp: “Bánh thì có thể làm được nhiều, chứ rượu thì lấy đâu ra cho nhiều?” Môn đồ lại hỏi: “Vậy sao không dùng rượu gạo [41] mà lại dùng nước ép quả nho [42] để đến nỗi khó kiếm thế?” Jêsu đáp: “Nếu dùng rượu gạo thì không khác với lễ tế thần [43] , người ta sẽ nghi ngờ đạo ta”. Môn đồ hỏi: “Cứ như ý thầy thì bánh thánh của các thầy cả đạo ta phải có phép riêng chăng?” Jêsu đáp: “Bánh thánh và rượu thánh ban cho các thầy cả thì có lời niệm khác. Lúc uống rượu thánh thì niệm rằng: “Cúi nguyện Đức chúa Jêsu giáng thân xuống chén rượu này, rượu vào lòng dạ mở trí tuệ diệu kỳ cho con”. Niệm xong đánh chuông, nâng chén rượu lên để con chiên vái lạy, rồi dốc chén uống cạn. Về bánh thánh, bánh vào lòng dạ thêm trí tuệ diệu kỳ cho con”. Niệm xong đánh chuông, giơ miếng bánh lên cho con chiên vái lạy, rồi bẻ miếng bánh ra làm đôi cúi đầu mà nuốt. Như vậy, bánh ấy rượu ấy sau khi được con chiên vái lạy [44] lại càng linh thiêng hơn. Linh hồn ta nhập vào các ngươi, các ngươi hóa thành thân ta. Rồi đó phân phát bánh nhỏ cho con chiên như cách thức đã nói trước”.

Môn đồ hỏi: “Thưa thầy như thế phải chăng ý kín của phép rượu thánh chỉ có một, còn phép bánh thánh thì có hai ý kín khác nhau?” Jêsu đáp: “Quả đúng như lời người đấy. Có loại bánh của người khỏe, có loại bánh của người ốm, có loại bánh thánh của thầy cả. Ba loại bánh ấy đều kèm theo những lời niệm dùng riêng cho khác nhau” [45] .

Môn đồ hỏi về ý kiến của phép chuộc tội, Jêsu đáp: “Đó là thủ thuật ta dùng để thử cho biết con chiên có thật lòng tin đạo hay không. Bảo họ đọc kinh, nộp tiền, liếm đất, họ đều nhất nhất làm theo, như thế thì biết họ thật lòng hối lỗi, nào có gì mà bảo là chuộc đâu!”. Nói đến đó thầy trò Jêsu nhìn nhau mà cười rộ [46] . Môn đồ hỏi: “Nộp tiền là sự việc rõ ràng, có thể biết được, còn như tụng kinh, liếm đất là những việc lờ mờ thì chúng ta làm sao mà biết được?” Jêsu đáp: “Có khó gì đâu! Nguyên là con chiên sợ nói dối phải tội cho nên không dám nói dối ta. Đợi khi họ đến xưng tội lần sau, ta sẽ hỏi họ: điều lỗi lần trước con đã chuộc chưa? Nếu họ trả lời “đã” thì tin là đúng. Điều đó đã thật thì biết lòng tin đạo của họ cũng là chân thật vậy”.

Môn đồ hỏi ý kín của lễ Phần mộ như thế nào, Jêsu đáp: “Lễ mồ và lễ Misa nguyên do cũng chỉ là một mà thôi: đó là vì người ta ai cũng có lòng thương xót người thân, nếu dứt hẳn cái tình cảm ấy đi, không theo tục lệ cũ một chút ít nào, gò bó lâu ngày không chịu nổi thì người ta sẽ không theo đạo ta nữa. Cho nên ta phải đặt ra hai lễ ấy để lừa gạt con chiên làm cho họ yên lòng” [47] . Môn đồ lại hỏi về ý kín của phép Matrimonitô, Jêsu đáp: “Vợ chồng ở đời có nhiều người muốn bỏ nhau, hoặc là vẫn cùng nhau chung sống nhưng trộm nhớ thầm yêu kẻ khác, cho nên bắt họ phải làm lễ yết chúa Trời, xin Chúa chứng giám là cốt để cho họ sợ mà không dám làm bậy. Ý kín chỉ có thế mà thôi. Còn như bảo họ xưng tội là cốt để trấn áp, làm các phép lễ là để tỏ vẻ thần bí, bảo họ úp tay lên nhau là thể hiện tình thân yêu, ban nhẫn cưới là để cho họ ghi nhớ, ca hát là để thêm phần văn hoa. Đó đều là những nghi thức phụ trợ thêm vào mà thôi. Còn như cùng một phép cưới mà phân biệt ra đại hôn lễ và tiểu hôn lễ chỉ khác nhau ở chỗ: tiểu hôn lễ là lễ cưới của người nghèo, còn đại hôn lễ là lễ cưới của nhà giàu. Bọn họ đều là con chiên của đạo ta cả, nhưng còn phân biệt khi làm lễ thì điều đó các ngươi còn chưa hiểu, lát nữa ta sẽ nói rõ [48] . Còn về những lời khuyên răn khi họ xưng tội để làm lễ cưới thì có khác so với những lời khuyên răn con chiên trong các buổi xưng tội bình thường, ta đã nói với các ngươi rồi. Riêng lần xưng tội để làm lễ cưới thì chờ cho họ nói xong, các ngươi sẽ bảo họ rằng: “Đối với các cặp vợ chồng trẻ, lũ quỷ ở địa ngục thường len lỏi vào tận nhà xúi cho vợ chồng đam mê dâm dục rồi chúng nhất nhất ghi hết vào sổ để sau đem trình với chúa Jêsu [49] bắt đày xuống địa ngục. Các con chỉ nên giao hợp một tháng hai lần thì mới đúng phép [50] . Nếu chịu được mỗi tháng một lần thì đó là điều rất được phúc để lên thiên đường [51] . Ta từng thấy một đôi vợ chồng vì dâm dục quá mà phát thai trong bụng người chồng [52] , chỉ hơn 5 tháng thì hai vợ chồng nhà ấy đều chết cả. Các con phải nên cẩn thận sự ấy”. Những lời khuyên trên đây nói cho cả vợ chồng cùng nghe. Nhưng lại sợ rằng khó bịp được người chồng, cho nên phải lừa dọa người vợ thì dễ hơn. Lừa dọa được người vợ thì vợ ngăn trở chồng, thế mới là diệu kế [53] . Cho nên phải dọa người vợ rằng: “Đàn bà mà khêu gợi chồng làm sự ấy thì nặng tội hơn. Chồng ép giao hợp nhiều lần mà vẫn ưng chịu, thì trước hết cũng cứ là tội của vợ [54] . Nay vợ chồng các con còn son trẻ, nếu sớm hôm đọc kinh cầu nguyện thì được chúa Jêsu yêu mến mà cho sinh con đẻ cái, không cứ là phải giao hợp nhiều [55] . Họ đã tin lời chăm lo tụng kinh không rỗi thì cũng bớt tơ tưởng chuyên nam nữ trong buồng riêng. Từ khoảng bốn mươi tuổi trở lên, tính tình người ta bình tĩnh, ít ham muốn nhục dục, thì không phải khuyên bảo gì nhiều. Còn đối với hạng dưới bốn mươi khi vào xưng tội, trước tiên đều phải hăm dọa như thế”.

Môn đồ hỏi: “Nếu họ vâng dạ bề ngoài, nhưng khi về nhà chứng nào tật ấy thì biết làm thế nào?” Jêsu đáp: “Những cặp vợ chồng trẻ vào xưng tội đều phải dọa rằng: “Nếu con mà làm chuyện kín trong buồng nhiều quá thì tội ác chồng chất, không che nổi mắt Chúa. Nay ta thấy khí sắc vợ chồng con không được như trước, xem chừng mệt mỏi ủ rũ lắm. Quỷ đã ghi hết tội của các con để trình với chúa Jêsu bắt đày xuống địa ngục”. Tính đàn bà thường hay thẹn, ắt sẽ lạy khóc, nhất nhất kể hết. Kiểm tính xem họ ăn nằm với nhau bao nhiêu lần [56] rồi sau mới khuyên rằng: “Từ đây về trước thì tha thứ cả, nhưng từ nay về sau thì phải răn lòng!” Người vợ về nhà sẽ bảo chồng: “Cha xứ có mắt thần, không nói, cha cũng biết. May mà nói ra khỏi đày xuống địa ngục”. Vậy là từ sau họ không dám giao hợp nhiều nữa”.

Môn đồ hỏi: “Chỉ sợ họ đem chuyện ấy nói lộ ra thôi”. Jêsu nói: “Cái ấy thì có gì phải sợ! Việc kín trong chỗ buồng the, vợ chồng nhà ai nhà ấy biết, họ dại gì mà nói với người ngoài?” Môn đồ lại hỏi: “Làm cái việc bí mật ấy liên quan đến ý kín như thế nào?”

Jêsu đáp: “Nếu không có ý kín thì cần gì phải nói cho thêm phiền. Nguyên do là vì giao hợp nhiều thì sinh đẻ lắm, đạo ta khó kiềm chế được. Vả lại sinh đẻ nhiều không ngừng thì đàn ông thế nào cũng lấy vợ bé. Cho nên phải dọa như thế để giảm bớt việc sinh đẻ của bọn họ”. Môn đồ hỏi: “Nếu họ chẳng chịu nghe thì biết trị thế nào?” Jêsu cười đáp rằng: “Các ngươi phải khuyên bảo như thế cho hết chức trách của mình, chứ lòng người ta thì biết thế nào mà phòng trước được? Nhưng người ta phần nhiều ngu khờ, còn những kẻ cứng đầu cứng cổ thì cũng không mấy, chẳng cần phải quá lo xa đề phòng”. Môn đồ đều cười rộ [57] . Jêsu nói: “Thi hành phép cưới như thế, những kẻ sợ chúa Trời chẳng bao giờ dám ăn ở hai lòng, chuyện ấy không phải nói đến nữa. Còn như vợ chồng lấy nhau hợp sở nguyện thì phép của ta lại càng tỏ ra là đúng. Đại để thân thuộc trong 5 hạng để tang [58] thì từ hàng anh em con chú con bác trở lên tình còn thân thiết không nỡ lấy nhau, từ hàng ấy trở xuống quan hệ đã xa, có thể muốn lấy nhau rồi. Khi làm lễ giải tội phải hỏi kỹ đôi bên trai gái để biết rõ ý muốn của họ. Sau đó dọa cha mẹ đôi bên rằng: Chúng nó muốn lấy nhau là do ý chúa Trời đã định trước. Nếu không cho chúng được thành vợ chồng tức là làm sai ý Chúa, ngày sau sẽ bị đày xuống địa ngục [59] . Cha mẹ đôi bên sợ mà phải cho lấy nhau. Trai gái được toại nguyện thì có lý gì mà bỏ nhau nữa. Đó cũng là ý kín vậy”. Môn đồ nói: “Dựa theo tình cảm của người ta để mà thực hiện ý kín của mình, thầy thật là giỏi quá! Nhưng mà cho người cùng chung huyết thống lấy lẫn nhau như thế thì có đúng đạo lý không?” Jêsu đáp: “Ý kín chính là chỗ vợ chồng chung lộn huyết thống như vậy đấy [60] . Đại để đạo ta lấy sự ngu dân làm đầu. Dung túng cho người cùng huyết thống lấy nhau thì con cái đẻ ra sẽ đần độn, chỉ biết tuân theo sự sai khiến của ta. Sinh đẻ càng ít thì càng đỡ lo, ta chỉ cốt sao thi hành được mưu kế chứ họ hàng gia tộc thì kể gì? [61] . Sang hèn không tương xứng cũng cứ mặc cho họ lấy nhau, ý nghĩa cũng thế thôi. Dọa cha mẹ họ rằng đó là diệu ý của chúa Trời thì ai là những chẳng tuân theo? Nguyên là những người đầu óc sáng suốt thì khó lừa gạt, kẻ ngu khờ dốt nát thì dễ thuần phục hơn. Kẻ sang mà lại lấy người sang thì khí tốt chung đúc, con cái sinh ra sẽ tinh anh hoạt bát, ngày sau lớn lên ắt sẽ hơn người. Bọn ấy sẽ quát nạt dân chúng thì còn ai tôn thờ đạo ta nữa? Đạo của ta ắt sẽ bị thiệt hại. Dọa họ rằng ý chúa Trời muốn tác thành cho họ ăn đời ở kiếp với nhau thì tinh anh tú khí sẽ bị hỗn dục, con cái đẻ ra ắt phải u mê, dễ dàng hãm vào trong vòng pháp thuật của đạo ta”.

Các môn đồ đều vui mừng nói: “Thầy quả thật là thần” [62] .

Môn đồ lại hỏi: “Phép một vợ một chồng, đè nén tình người quá lắm, chưa rõ ý riêng của thầy thế nào?” Jêsu đáp: “Một vợ một chồng thì dân chúng thông thường ai cũng thế, ta không phải lo. Nhưng mà đặt ra phép ấy chỉ là để đề phòng các nhà giàu sang quyền quý mà thôi. Bọn họ đều nhờ mạch đất tốt mà phát đạt [63] khó lừa dối nổi. Nếu để họ lấy nhiều vợ, sinh nhiều con cái, vượng khí tốt đẹp chung tụ vào những người tài giỏi xuất chúng thì làm sao mà mê hoặc được nữa? Nếu không ngăn chặn trước, con cái họ lớn lên sẽ ở trên mọi người, uy thế bao trùm khiến cho bọn dân ngu không tin theo đạo ta nữa, bọn ta ắt sẽ bị chém đầu. Cho nên phải đặt ra phép ấy để ngăn chặn. Trước hết phải lừa dọa đó là phép chúa Trời định ra, khiến cho họ không dám làm trái ý Chúa. Như thế thì sinh đẻ ít, dễ bề chế ngự. Khi truyền giảng phép này nên chọn kẻ nào chỉ có một vợ nhưng nhiều con làm ví dụ, nói rằng: “Đó là số mệnh do chúa Trời định trước, đâu phải cứ lấy nhiều vợ mới có nhiều con! Lại chọn kẻ nào nhiều vợ nhưng không có con làm ví dụ, nói rằng: “Chúa Trời đã không cho có con, lấy nhiều vợ có ích gì đâu?” Nói như thế người ta sẽ phải tin. Hơn nữa, tính đàn bà hay ghen, dễ bị lừa dối. Nắm lấy cái tính hay ghen ấy, trước hết dọa vợ thì vợ về sẽ ngăn trở chồng”.

Môn đồ hỏi: “Nếu người ta không có con thừa tự cũng đành phải chịu thôi hay sao?” Jêsu đáp: “Chết rồi không phải thờ cúng, thì cần gì phải có con thừa tự? Phải dụ dỗ để họ chịu vậy mà thôi” [64] . Lại bảo rằng: “Từ nay, ai không có con, chúa Trời lại càng thương, sau khi chết được lên thiên đường mau hơn. Nếu nhiều người không có con thì chúng ta càng đỡ phải lo thuyết dụ. Đó là ý kín của phép một vợ một chồng. Còn như trong số những người theo đạo có không ít kẻ phú hào tùy theo đạo ta vẫn giữ ý lấy nhiều vợ. Phải đợi đến khi họ gần chết sẽ bảo họ từ bỏ hết vợ thì mới được làm phép giải tội ăn bánh thánh, và mau lên thiên đường. Kẻ nào vẫn không chịu làm như thế thì các ngươi cứ bảo là không dám tự ý làm phép giải tội trái ý Chúa, cứ để cho hồn họ bị đày xuống địa ngục. Ta lại dụ dỗ người vợ để người ấy thúc bách chồng. Người bệnh đang hấp hối ắt phải miễn cưỡng nghe theo. Làm như thế những người ngoài đạo có mặt tại chỗ lúc ấy hẳn không dám mượn cớ chê bai, từ đó sẽ càng vững tin ở phép một vợ một chồng”.

Môn đồ hỏi: “Về việc cho những kẻ góa vợ góa chồng đi lại với nhau cũng là có ý kín gì chăng?” Jêsu đáp: “Đối với những người trẻ tuổi mà ép ức họ quá thì họ không theo đạo ta nữa. Một người đã không theo thì người khác cũng bắt chước, đạo ta ắt sẽ tan rã. Cho nên phải đặt ra phép ấy để khơi thông tình cảm cho họ. Ý kín là ở chỗ đó” [65] .

Môn đồ chuyển sang hỏi về cái thuyết chúa Trời ba ngôi: “Thuyết ấy thực hư thế nào, xin thầy bảo thật cho chúng con được rõ”. Nghe nói chuyện ấy, Jêsu khẽ nhếch mép rồi bất giác ha hả cười to mà rằng: “Chỉ có một chúa Trời, chẳng làm gì có cái chuyện “ba ngôi”! Nhưng nếu không mượn oai chúa Trời thì không mê hoặc được dân chúng. Mình không có chút phép lạ thì người ta không chịu tin. Kiếp trước ta vốn là sơn thần có nhiều phép lạ, cho nên ta mới viện chúa Trời ra. Nào có ai trèo lên trời mà biết là ba ngôi? Việc ấy để sau ta sẽ nói thêm cho các ngươi hiểu rõ”.

Môn đồ lại hỏi: “Cái thuyết thiên đường địa ngục có thật hay không?”. Jêsu đáp: “Trời cũng là chất khí. Nếu có nhà cửa ở trên đó thì hẳn là phải có cột, có nền. Đã có cột gỗ nền đất thì tức là trên mặt đất này rồi, chứ đâu phải là trời! Cũng ví như là đã có đất mà lại có mặt trời, mặt trăng, mây, gió thì đó là “trời” chứ đâu phải là “đất” nữa? Vòm trời di chuyển, xoay trái chuyển phải, cứ nhìn các ngôi sao thì sẽ rõ. Nếu có nhà cửa ở trên trời thì khi vòm trời chuyển động làm sao cho khỏi sụp đổ? Mặt trời như khối lửa, rực cháy rọi xuống, nhân gian đã đủ nóng bức khổ sở. Nếu trên trời lại có nhà cửa há không cháy trụi cả hay sao?” [66] Chỉ vì nói đến anh linh thăng giáng cho nên gọi là “trời” (thiên), lập đền thờ phụng cho nên gọi là “đền trời” (thiên đường). Nếu chẳng phải xây cất trên mặt đất này thì ngôi đền trời ấy há lại lơ lửng trên chín tầng mây hay sao? Nhưng đền trời vắng vẻ lắm, đâu được vinh hiển như nơi tôn miếu của triều đình. Phải nói ra cho có cách thần bí như thế thì dân chúng mới ham thích mà theo đạo ta. Cho nên trước hết phải đem thiên đường ra để dụ dỗ cái tai người ta”. Môn đồ nghe nói như thế bèn cười ồ lên cả.

Jêsu lại nói: “Nói địa ngục, các ngươi há lại không hiểu? Đất liền một khối, có hang lỗ nào thông xuống bên dưới đâu? Dưới đất làm gì có tù ngục để tập hợp ma quỷ cho chúng ăn thịt người? Giá như có một cái ngục như thế chăng nữa thì lũ ma quỷ kia vào ra đường nào mà hại người được? Các ngươi chẳng lẽ không thấy quỷ thần đều ở trên mặt đất cả, có cái gì gọi là địa ngục đâu? Chẳng qua chôn người chết xuống đất thì gọi là âm phủ [67] mà thôi. Địa ngục tối om, ai dễ thấy quỷ sứ cai quản cái ngục ấy? Nguyên do ta nói cái chuyện mập mờ bí hiểm ấy là muốn cho người ta kiên tâm theo đạo ta mà thôi. Cho nên trước hết phải đem địa ngục ra dọa cho người ta sợ đã”. Môn đồ nói: “Như vậy những điều thầy dạy về phúc, thiện, họa, dâm đều chẳng có gì hết hay sao?” Jêsu nói: “Không phải thế! Đó là nhằm vào những việc đại gian đại ác chứ đâu phải để ý đến những chuyện vặt vãnh linh tinh! Những kẻ ngu ngốc thật dễ lừa dối lắm thay!” Nói đến đó, thầy trò Jêsu đều huơ tay cười vang [68] .

Môn đồ lại hỏi về thuyết tận thế có thật hay không? Jêsu đáp: “Có chứ. Nhưng trời đất từ lúc bắt đầu đến lúc chung tận cứ một nguyên là 12 hội [69] , cứ thế chẳng biết đến mấy nghìn vạn năm [70] , vận trời mở đóng rất khó, đâu phải đột nhiên tận diệt? Ta phải bịa ra cái chuyện mưa dầu hạn lửa khiến cho người ta phải sợ hãi, có thế họ mới kiên lòng tông sùng đạo ta. Khi gặp sự biến giặc dã tai dị thì phải dọa rằng: “Nay xem thiên tượng thấy nhật thực, động đất, đó là điềm báo trước ngày tận thế chỉ trong khoảng chưa đầy ba mươi năm nữa mà thôi, con chiên cần phải lo tu tỉnh để được lên thiên đường”. Lời nói có chứng nghiệm như thế thì dân chúng lại càng sợ, không kịp rỗi để mà hưởng cuộc sống yên vui”.

Môn đồ lại hỏi: “Thầy nói về thuyết tận thế chung và tận thế riêng là nghĩa thế nào?” Jêsu đáp: “Cái chết của một người nào thì ta gọi là “tận thế riêng” của người đó. Nói như thế thì ai nghe cũng phải lấy làm mừng là sẽ tránh được cái khổ sở khủng khiếp của ngày tận thế chung. Có thế họ mới vui mà theo đạo ta, coi chết như về” [71] .

Môn đồ lại hỏi: “Thầy nói người ta quý nhất là phần hồn, còn phần xác do đất vắt nên chỉ là vật hèn mọn, như vậy là thế nào?” Jêsu ha hả cười vang mà đáp: “Trong khoảng trời đất này, vật gì lâu ngày cũng hư hoại, hư hoại thì biến thành đất, nào phải riêng gì thể xác người ta! Như vậy thể xác quả thật là vật hèn mọn chăng? Nếu là hèn mọn cần gì phải trang sức mũ áo? Người giàu sang sao lại không dám lấy kẻ ăn mày? Thể xác với thể xác đều cùng một công dụng, có gì phân biệt sang hèn? Nhưng ta lo rằng người ta không quý gì hơn mạng sống, nếu có kẻ dùng vũ lực mà uy hiếp thì người ta không tôn thờ đạo ta nữa. Cho nên trước hết ta phải đem cái thuyết ấy ra lừa phỉnh, kiến cho những kẻ ngu khờ tin rằng thể xác của họ đúng là vật hèn mọn do đất vắt ra, tự cho là không đáng quý trọng mà chỉ có linh hồn mới thật đáng quý trọng. Đó chính là cái mồi để nhử họ luôn luôn kiên lòng theo đạo ta. Như thế dù nhà vua đột nhiên cấm đạo, dẫu có phải đứng trước gươm giáo sáng lòe, người ta vẫn coi như sự sống mà trước sau không hai lòng, đạo ta do vậy mà được tôn lên. Vua không cấm được dân nữa thì đạo ta được tôn thờ vậy” [72] .

Môn đồ lại hỏi: “Thầy nói ông Nôê có nghìn con vạn cháu, sau thành ra người muôn nước; ý nghĩa chuyện ấy như thế nào?” Jêsu đáp: “Ý ta muốn liên kết lòng dân các nước khiến họ cùng tôn nước ta, cho nên mới phải đặt ra chuyện ấy khiến cho người các nước khác nhận rằng họ đồng tộc đồng tôn với người Tây Dương [73] , như thế thì chẳng ai là người không theo về với nước ta vậy. Chuyện này cũng như chuyện Ađam đều cùng một ý tôn thờ chúa Trời”.

Môn đồ hỏi về việc các thầy cả chịu phép cắt đầu dương vật. Jêsu đáp: “Chẳng có việc gì không có ý kín. Sở dĩ làm phép ấy một là để ngăn chặn lòng ham muốn nhục dục, hai là để cho các thầy tu khỏi bỏ đạo giữa chừng. Chỉ một thầy tù nổi lòng dâm hoặc nửa chừng bỏ đạo thì dân chúng sẽ khinh thường, không theo đạo nữa”.

Môn đồ lại hỏi: “Mỗi làng đều có hai hòm quỹ: một hòm gọi là quỹ chung, chi dùng cho công việc của nhà thờ; một hòm đựng tiền thu được khi làm lễ, gọi là quỹ tế bần (quỹ cứu giúp người nghèo). Vậy mà chúng tôi thấy mỗi khi có việc chi tiêu chung của nhà thờ đều do giáo đồ đóng góp cả, còn những kẻ nghèo khó trong các làng chưa từng nghe nói một ai được cứu giúp, như vậy là thế nào?

Việc này hết sức bí mật, về sau sẽ nói rõ.

Jêsu nói: “Những ý trên đây ta đã nói cho các ngươi biết rõ. Song ngoài những phép kín ấy cũng còn có nhiều ý khác nữa!”. Môn đồ hỏi: “Thưa thầy bảo sao?”. Jêsu đáp: “Trong nước xảy ra nhiều sự loạn nghịch là bởi triều đình để cho dân chúng học chữ, đọc sách, biết các phép thiên văn, địa lý, bói toán, v.v. Dân chúng thông hiểu sách vở thì sẽ là kẻ địch của đạo ta. Ngày nay nếu cấm hẳn việc học hành, thì dân chúng ngu muội [74] , không phân biệt được những lời thuyết giáo của ta là phải hay trái, không biết rõ đạo ta là chân chính hay gian tà, để cho ai muốn theo đạo ta thì theo, ai muốn theo đạo cũ thì theo [75] , như thế có phải là thích hơn không nào? Các ngươi thử nghĩ mà xem” [76] .

Jêsu lại nói: “Ngoài các phép kín còn các phép kín nữa”. Môn đồ hỏi: “Dám phiền thầy chỉ dạy cho chúng con được rõ”. Jêsu thấp giọng nói nhỏ [77] rằng: “Ngăn trở đạo ta thì chỉ ở những kẻ quyền hào và những người thông minh trí tuệ mà thôi. Bọn họ thường nạt nộ không cho dân chúng tôn thờ đạo ta. Tất phải giết hết bọn ấy đi thì sự đạo về sau mới được dễ dàng”. Môn đồ hỏi: “Làm thế nào mà giết được?” Jêsu đáp: “Cứ phải thân thiện với họ, hết sức mềm mỏng, đi lại biếu xén quà cáp trước sau như một, cứ dăm tháng một lần đem thuốc quý rượu ngon đến biếu. Đợi ba bốn năm sau họ hết nghi ngờ, rồi đó sẽ bí mật lấy thạch tín [78] trộn vào thục địa để làm thang dược hoặc bỏ vào thang thuốc hoặc đem ngâm rượu, chế thành viên tễ, v.v. Nhân một dịp kẻ kia bị đau ốm loàng xoàng gì đó thì từ từ đem thuốc ấy mà cho. Chỉ vài tháng sau, kẻ ấy phải chết, có thế đạo ta mới thành. Trước đây ta thường dùng sách này rất nhiều, nhưng các ngươi không hề hay biết. Thằng bé Nacô chỉ là một kẻ trong số đó mà thôi. Cả Xari và Annô nữa, há chẳng phải cũng bị chết bởi cách ấy đó sao?”.

Môn đồ sửng sốt đưa mắt nhìn nhau, Jêsu nói tiếp: “Không làm như thế, nghĩa là các ngươi không muốn giết bọn họ, ngày sau bọn họ được vẻ vang đắc chí thì họ sẽ giết hết các ngươi. Kẻ nào muốn giết ngươi thì ngươi phải giết kẻ ấy đi, đó là lẽ đương nhiên vậy. Có gì là tội lỗi? Nhưng phép ấy có thể cũng chỉ nên đem dùng đối với người nước ngoài, chứ không nên dùng đối với người trong nước” [79] .

Tiếp đó Jêsu bảo các môn đồ rằng: “Bây giờ ta dạy cho các ngươi nghi thức phép Thánh thể (Mình thánh) [80] . Phép này thể hiện đủ các phép kín, các ngươi hãy họp nhau lại ghi chép cho hết, từ việc rảy nước thánh trở đi, ghi xong bao phong cất kín. Một mặt các ngươi phải học thuộc lòng những lời cầu niệm khi làm lễ, tập cho thành thạo các cách thức là dấu phép. Sau đó sắm sửa các đạo phục, chia làm hai hạng” [81] . Môn đồ thấy hình trang đạo phục quả là kỳ quái, Jêsu giải thích rằng: “Mũ triều thiên cùng các áo lễ để các ngươi lúc sống mặc vào người cho vẻ vang tấm thân, khi chết thì dùng luôn làm đồ liệm [82] , đạo phục hạng thứ hai cũng có công dụng như thế. Còn về ý nghĩa thì đai thụng đen để tượng trưng cho việc quân Jiuđê trói ta bằng dây da, áo trắng có các dải tua là để tượng trưng cho việc ta bị bọn chúng trùm khăn trắng lên đầu. Diềm vải trắng xung quanh cổ là để tượng trưng cho việc ta bị đeo gông. Các chỗ dải tua thắt nút là để tượng trưng cho việc ta bị xiềng khóa. Chiếc đại vải buộc đầu tượng trưng việc ta bị trói vào giá câu rút. Áo choàng thụng không tay là để tượng trưng cho việc ngày hôm ấy ta bị bọn quân lính choàng chiếc váy đỏ lên người”.

Môn đồ hỏi: “Thầy bảo sắm sửa các thứ đạo phục rắc rối như vậy nhằm mục đích gì?” Jêsu đáp: “Một là để ghi nhớ những nỗi cực khổ khi ta chịu nạn, hai là để các ngươi khắc sâu trong lòng, dẫu bị cực hình như thế cũng không phản đạo”. Rồi đó đặt thêm kiểu mũ đen bốn góc” [83] .

Jêsu lại dặn rằng: “Về sau các ngươi nên cho làm nhiều ảnh và tượng mô tả việc ta bị đóng đanh trên giá câu rút, treo dựng khắp các nơi công tư trong và ngoài nhà thờ để các ngươi hằng ngày trông thấy mà tự thề dầu phải chịu chết như thế cũng không bỏ đạo”. Môn đồ đồng thanh dạ ran.

Định xong nghi thức áo mũ, Jêsu bèn phân định chức đạo cho các môn đồ, chia thành hai bậc: trên là vít vồ (tổng giám mục), thứ đến là giám mục. Tổng giám mục bên ngoài mặc đạo phục hạng nhất, bên trong mặc thêm đạo phục hạng nhì. Các giám mục thì cùng dùng đạo phục hạng nhì mà thôi. Phêrô được chỉ định giữa chức tổng giám mục, các môn đồ khác đều là giám mục. Bấy giờ Jiuđa [84] đã phản thầy, có người tên là Mathêu [85] đến xin chịu đạo. Jêsu thấy các môn đồ đều tỏ ý ưng thuận bèn đưa vào phòng kín cắt đầu dương vật, bôi thuốc cho lành rồi cho nhận chức giám mục cho đủ số 12 môn đồ.

Tất cả 11 giám mục đều chịu quyền điều khiển của giám mục đốc chính. Định ra các cấp bậc làm lễ: phép Cônfirmaxông, phép Cômônhong [86] , phép quyết Antrixông [87] , ngoài các giám mục không ai được làm. Chất dầu thánh cũng phải do giám mục điều chế, các thầy cả chỉ được lĩnh về làm lễ mà thôi [88] . Ngoài ra những lễ khác thì thầy cả đều được phép làm. Lai lịch ra cách thức đọc lời niệm: đối với người trong nước, vì là cùng tiếng nói nên phải đọc nhẩm cho khác đi, còn đối với người nước ngoài, vì khác tiếng nghe không hiểu thì cứ đọc to rõ. Lại định ra kiểu làm nhà thờ và cách thức làm lễ. Đại khái kiểu nhà thờ cũng như kiểu nhà ở. Gian giữa lập bàn thờ hình con ba tầng, trên hẹp dưới rộng như nghi thức cung điện ở trong triều. Bên trên treo ảnh chúa Jêsu hoặc ảnh đức mẹ Maria bế chúa hài đồng, đằng trước có màn che, đặt đài cắm nến. Môn đồ sắp đặt đầy đủ lễ phục cho cha xứ, để ở phía bên phải bàn thờ. Bánh thánh, rượu thánh đặt bên trái bàn thờ. Gian thứ hai là nơi ngồi của các môn đồ. Từ gian thứ ba trở ra, tùy theo chiều dọc nhà thờ lớn dài hay ngắn có thể chia ra hai lãnh vực cho giáo dân đàn ông ngồi phía trên, đàn bà ngồi phía dưới. Bắt đầu vào lễ, mọi người cùng đọc kinh Mười điều răn và kinh Bởi trời [89] . Đọc xong, cha xứ mặc thường phục để đầu trần [90] từ trong tư thất đi lên nhà thờ ở phía bắc gian giữa, có một người phụ lễ đi theo. Cha xứ đứng trước bàn thờ đọc lời niệm nhẩm [91] . Niệm xong, bước lên thềm để xỏ chân vào giày rồi theo trình tự mà mặc lễ phục theo đúng nghi thức như đã nói, đọc lời niệm “an phục” [92] . Mặc lễ phục xong, quay lại phía con chiên xòe hai bàn tay ra rồi nắm lại [93] . Niệm nhẩm [94] , niệm xong lại hướng ra phía ngoài giơ tay phải làm dấu chữ thập. Làm dấu xong quay lại hướng lên bàn thờ đọc 6 chương kinh [95] . Đọc xong, lắc chuông, gõ mõ ra hiệu thắp nến [96] , rồi làm lễ dâng rượu thánh, bánh thánh, nghi thức như đã nói ở đoạn trên. Các thiếu nữ đồng trinh cất giọng hát chúc [97] theo lối hát đuổi [98] . Sau đó, những người đã xưng tội chịu lễ cách thức như đã nói trước [99] . Cha xứ ngồi trên ghế lễ hướng xuống phía con chiên mà tuyên thị lời răn [100] . Răn xong lại nhẩm đọc mật kinh một lần nữa rồi trở vào tư thất [101] . Giáo dân ngồi lại đọc kinh Mười điều răn để kết thúc cuộc lễ. Phép Cômônhong bắt đầu có từ đó.

Định xong nghi thức phép răn, Jêsu nói tiếp: “Bây giờ ta dạy các ngươi về lễ cập môn. Lễ này chủ yếu dùng bánh thánh và rượu thánh, đem hai thứ đó mà cúng ta. Ngoài hai thứ ấy ra cố nhiên vẫn phải có đèn nến, để linh hồn ta dựa vào đó mà giáng xuống, nếu không thì biết dựa vào đâu? Các ngươi chỉ nói đó là lễ dâng mình thánh chứ không được nói đó là lễ thờ cúng linh hồn ta. Nếu nói như thế giáo dân suy ra mà biết đạo ta cũng không bỏ thờ cúng, do đó mà trở lại theo tục thờ cúng tổ tiên”. Môn đồ vâng dạ nghe lời. Jêsu lại dặn cách làm lễ: “Lễ này ngày nào cũng phải làm. Ngày nào các ngươi cũng ăn bánh thánh, uống rượu thánh, ngày nào các ngươi cũng được ăn linh hồn ta, mặc quần áo của ta. Như vậy các ngươi làm lễ cũng như chính ta làm lễ vậy. Vả lại hằng ngày các ngươi gặp gỡ con chiên, dạy họ thêm chút tinh thần, họ càng dốc lòng tin đạo, dẫu có ai dụ dỗ bỏ đạo, họ cũng không lay chuyển”. Môn đồ vâng dạ tuân lời.

Jêsu lại căn dặn: “Đạo ta thường hay làm dấu thánh chữ thập là có hai ý: khi ăn uống, làm dấu ấy là để tưởng nhớ công ơn thiêng liêng của ta. Khi trừ tà yểm quỷ, làm dấu ấy là có ý dùng giá câu rút [102] mà trấn áp ma quỷ. Ma quỷ thấy giá câu rút thì kinh sợ như thấy gươm đao vậy. Cho nên những khi cần yểm trừ ma quỷ thì phần nhiều phải làm dấu chữ thập”.

Rồi đó, Jêsu lấy ba bộ sách khi còn sống vẫn thường dùng để xem thiên văn, địa lý và tướng người trao cho các môn đồ mà căn dặn rằng: “Phải học cho tinh thông ba bộ sách này thì mới thực hành được lời dạy của ta”. Jêsu lại trao cho môn đồ một cuốn sách nói về âm dương thuật số, bói toán do mình soạn ra, bảo rằng: “Các ngươi phải tinh thông các thuật ấy để làm kế phòng thân, không được tiết lộ cho bọn ngu dốt biết, trong đó đã có [đủ cơm ăn] áo mặc rồi đấy”.

Các phép đã sắp đặt xong, Jêsu lại lấy một quyển sách thuốc trong đó ghi chép các phương thuốc hay trao cho môn đồ, dặn rằng: “Đó là chỗ dựa để gây thế lực ban đầu. Trong đời ta từng đi nhiều nơi trong thiên hạ, những điều gì sở đắc đều có ghi chép gom thành một bản. Nay ta trao quyền lại cho các ngươi, các vít vồ và giám mục các ngươi chia nhau đi giảng đạo. Trước sau đi qua những miền nào, nói những gì, ta đều ghi chép lại có thứ tự cả. Cứ năm mươi năm là một kỳ, một trăm năm là một lệ. Phải ba trăm năm, bốn trăm hoặc năm trăm năm mới biến đổi một lần, muốn nhanh cũng không được. Đến khi việc thành [103] , các môn đồ của ta lớn sẽ làm quốc quân (vua), nhỏ thì cũng là quốc sư”. Môn đồ đáp: “Kinh vâng lời thầy dạy”.

Jêsu nói: “Đi đến đâu các ngươi cũng phải mang theo những sách ấy, và cũng phải có nhiều vàng bạc để làm vốn. Thoạt đầu, thuê nhà ở trọ, đem vàng bạc hàng hóa biếu xén cho những kẻ quyền hào ở địa phương, ai mà chẳng nhận? Đã một lần ham của mà nhận thì họ sẽ quý mến, sau đó phải chịu ơn các ngươi. Lại xem có ai đau ốm bệnh gì có thể chữa được thì cho thuốc, cứu sống họ qua lúc hiểm nguy thì tự nhiên họ sẽ tôn các ngươi làm thầy. Rồi đó sẽ xét kỹ tướng mạo xem kẻ ấy thuộc hạng ngu đần hay thông minh mà tìm cách mê hoặc dụ dỗ. Khi bốc thuốc chữa bệnh thì phải niệm nhẩm và rảy nước thánh, cốt làm cho họ trông thấy rồi lòe phỉnh rằng: “Đó là phép diệu của đạo ta, chỉ cần một lòng tin thực thì ắt khỏi bệnh, không có lòng tin thì không chữa được”. Khi một kẻ nào đó đang đau ốm họ không thể không tin ở ta. Chịu uống thuốc của ta mà khỏi bệnh ắt họ sẽ ca tụng đạo ta là thần diệu. Sau đó phỉnh dụ cho họ biết đạo ta muốn sự phải lấy đức tin làm đầu, cho nên chẳng việc gì không hiệu quả. Lại thường phải lui tới viếng thăm luôn để biết rõ kẻ ấy có thật lòng tin ở phép nước thánh và niệm chú chữa bệnh hay không. Nếu thấy kẻ ấy thật lòng tin thì hãy đem tặng hàng hóa. Cứ như thế lâu ngày kẻ ấy cũng phải xiêu lòng.

“Nếu có người ốm do bị tà ma ám ảnh thì rảy nước thánh cho họ dọa rằng: “Nước phép này rất linh thiêng, đã rảy vào đâu thì bệnh tật tà ma đều phải tan biến”. Nhìn kỹ nét mặt, nếu thấy thái độ người ấy nửa tin nửa ngờ thì chớ vội nói đến tên Đức chúa Jêsu, mà phải tùy theo nghề nghiệp của từng người, trước hết đem ông trời ra mà dọa, thì họ không cảm thấy điều gì là trái. Khi họ đã tin rồi, các ngươi mới thong thả bảo rằng: “Trời đất rộng lớn vô hạn cần phải biết là có một kẻ làm chúa tể hết thảy, như vậy mới gọi là có hiểu biết” [104] . Đại khái cứ nói như thế, ai dám bảo là sai? Sau đó dần dần dụ dỗ hỏi rằng: “Đã thật tin trên trời có Thiên Chúa chưa?”. Nếu họ đáp: “Tin rồi”, thì các ngươi bèn khéo léo mà bảo rằng [105] : “Thiên Chúa chỉ một thôi, nhưng mà có ba ngôi”. Kẻ kia lấy làm ngạc nhiên hỏi lại: “Đã nói chỉ có một ngôi, sao lại còn nói ba ngôi?”, các ngươi bèn át giọng mà trả lời: “Ba nhưng cũng là một thôi”. Người kia hỏi tại sao như thế, các ngươi đáp rằng: “Thứ nhất là ngôi Đức chúa Cha, thứ hai là ngôi Đức chúa Con, thứ ba là ngôi chúa Phiritô Santô”. Có ba tên gọi, nhưng kỳ thực chỉ có một mà thôi. Nguyên chúa Trời vốn không hình không dạng, nhưng vì thương người đời nhiều kẻ sa vào vòng tội lỗi, nên mới cho một phần linh hồn của Đức chúa Cha, tên là Jêsu giáng sinh xuống trần để dắt đường chỉ lối cho dân chúng, còn lại ngôi thứ ba vẫn ở trên trời [106] . Cho nên mới nói tuy là ba ngôi nhưng chỉ một chúa Trời mà thôi”. Môn đồ hỏi lại rằng: “Cha sinh con, con sinh cháu, sao lại gọi là Phiritô Santô?” Jêsu đáp: “Nếu chỉ một mình ta ở ngôi hai gọi tên là Jêsu thì người ta biết là có ý thiên tư một mình ta. Cho nên phải đặt ra một tên gọi cho ngôi thứ ba để tỏ ra công bằng, không phải chỉ tông riêng một mình ta. Người đã tin chúa Trời thì tự nhiên ta cũng được tôn trọng rồi” [107] .

Môn đồ nói: “Lời giảng của thầy thật hay quá!” Jêsu nói: “Xem chừng người ta đã tin cái thuyết chúa Trời ba ngôi rồi thì bảo họ rằng: “Trên trời có thiên đường, dưới đất có địa ngục. Trên thiên đường có các vị thánh chuyên việc phạt tội. Nếu kẻ nào giữ lòng nghi ngờ không tin đạo, kẻ áy sẽ bị ma quỷ mê hoặc, sau khi chết không được lên thiên đường”. Người ta ai mà chẳng sợ ma quỷ? Nghe nói như thế họ càng vững lòng tin đạo ta hơn. Nhưng hãy cứ nói đến đấy đã, để xem thái độ họ thế nào? Nếu thấy họ còn nửa tin nửa ngờ thì hãy cho họ thêm một ít vàng lụa nữa. Nếu kẻ kia vẫn chưa hoàn toàn tin hẳn thì càng cần phải năng đi lại quan hệ, biếu thuốc chữa bệnh, cho tiền của để làm mê đắm, kiên trì đến mười năm thì lòng họ cũng phải mềm. Cho nên lâu lâu lại phải thử xem họ đã thật lòng tin chưa. Hễ họ đã tin chúa Trời thì dần dần họ cũng sẽ tin ta (Jêsu) và Phiritô Santô. Thế là họ sẽ chịu theo các điều ta dạy như không dùng thịt trong lễ tế chúa Trời, v.v. Cứ thế khuyên dụ họ dần dần thì chẳng điều gì họ không tin theo. Những việc như bốc thuốc chữa bệnh khiến cho người ta mê đắm; nói về chuyện thiên đường để cho có vẻ thần bí; nói về chuyện địa ngục, ngày tận thế khiến cho người ta khiếp sợ; bỏ việc cúng tế khiến cho quỷ thần không biết nương dựa vào đâu; đặt lệ chôn sâu khiến cho linh hồn người chết bị chôn vùi; cắt yểm mạch đất khiến cho dân chúng đần độn; đặt phép rửa tội, phép Cônfirmaxông (kiên đạo) để tiêu diệt lý trí của người ta; phép xức dầu thánh, lễ Quy lăng, lễ Điện táng để tiêu diệt linh hồn người ta; các phép xưng tội, giải tội, chuộc tội để kiểm nghiệm lòng tin của người ta; phép bánh thánh để làm tinh thần ngưng tụ; phép hôn thú một vợ một chồng là để giảm bớt sinh đẻ; cho lấy nhau chung lộn huyết thống là để cho con cái sinh ra phải ngu đần; phục thuốc độc để giết hại thân hào các nơi, v.v. Tất cả đều là diệu pháp nhằm làm cho người sống trở nên u mê, người chết tuyệt linh hồn, mà lõi cốt thì lấy việc cắt yểm mạch đất làm chính: phá một hướng đất mồ mả có thể làm ngu một họ, cắt một long mạch có thể làm ngu một làng, đứt một mạch núi có thể làm ngu một huyện. Làm được như thế thì trước hết dân họ sẽ trở thành dân theo đạo ta, sau ba trăm năm thì quân lính nào cũng là quân lính của ta, sau năm trăm năm thì quan tướng của họ cũng là quan tướng của ta. Đến khi ấy, dẫu vua nước họ có giết dân theo đạo ta ở nước họ, thì ta cũng đã có cách đối phó, có nước nào lại không phải là nước của ta [108] .

“Còn như [lệ] các làng đạo nộp tiền là để đề phòng một khi nhà vua hạ lệnh cấm đạo của ta thì đã sẵn có tiền đó để lo lót xin chuộc mạng cho người bị bắt. Một lúc có ngay hàng trăm vạn quan tiền thì giống chó có bao giờ chê thịt? Ta cứ ném tiền cho chúng thì chúng sẽ sa mưu kế của ta [109] , đạo ta nhờ thế mà tồn tại lâu dài bất diệt”.

Môn đồ sụp đầu vái lạy tung hô rằng: “Thầy thật là bậc cao minh viễn kiến, lo toan trước mọi việc sau năm trăm năm!”

Rồi đó Jêsu đúc kết tất cả những phép kín thành một lời giới răn (đại giới) bảo các môn đồ khắc sâu vào lòng chỉ một lời “Sacramentô”.

Môn đồ hỏi lại: “Lời ấy trước đây chúng con từng nghe thầy nói, xin thầy cho biết ý nghĩa thế nào?” Jêsu đáp: “Gộp chung đại ý có nghĩa là: trên dưới một lòng, vững như sắt đá, người trước chết, người sau tiếp, gặp nạn cũng không sờn lòng [110] . Được như thế thì một mình ta có nghìn vạn anh linh, mà bờ cõi các nước ngoài sau năm trăm năm cũng sẽ thu về một mối”.

Môn đồ đồng thanh dạ ran [111] , Jêsu bèn chọn Phêrô làm đốc chính cai quản tất cả 12 giám mục, căn dặn rằng: “Xét ra nước Jiuđê có nhiều mạch đất hùng mạnh, cho nên dân chúng phần nhiều hung hãn cứng đầu, cần phải theo phép ta dạy mà làm [112] thì đạo ta mới thoát hiểm họa. Các ngươi phải cố gắng mà sống [113] , ít nhất cũng phải có ba, bốn người trốn sang nước Italia [114] tự xưng là tổng giám mục, xin vào yết kiến nhà vua. Nước ấy nhiều long mạch sâu hiểm, ngày trước ta từng xem đất đặt mộ tổ cho vua họ, may ra họ nể tình mà bao dung các ngươi cũng nên. Nếu được như vậy thì hẳn là có lợi cho đạo ta [115] . Khi trước ta từng thuyết giáo khuyên dụ nước ấy, là cốt để khi gặp nguy cấp có nơi mà trú chân. Đó cũng là một ý kín nữa vậy” [116] .

Môn đồ vâng dạ tuân lời. Rồi đó thể phách Jêsu bỗng bay vút lên không mà biến mất cùng với đoàn quỷ sứ LâmBô tùy tòng. Các tòa lâu đài nguy nga cũng phút chốc tiêu tan. Các môn đồ ngửa mặt lên trời mà vái lạy. Cha mẹ Jêsu thảm thiết kêu gào van nài Jêsu ở lại thu xếp việc nhà, nhưng Jêsu không đoái tới [117] .

Mấy ngày sau các môn đồ lại tụ tập ở nhà cha mẹ Jêsu. Chợt có một ngọn lửa giống hình chiếc lưỡi từ trên cao rơi xuống rồi hóa thành một người có cánh có lông như chim, tự xưng: “Ta là chúa ngôi ba Phiritô Santô hiển linh thành lưỡi lửa giúp cho các ngươi khi đi giảng đạo ở nước ngoài, đến nước nào thì nghe hiểu được tiếng của người nước ấy”. Nói xong liền biến thành một con chim bồ câu [118] mà bay đi.

Sách Thực lục thì chỉ ghi như vậy, nhưng sách Bí lục thì nói rằng kẻ hình người cánh chim ấy chính là linh hồn Jêsu hiện lên để chứng tỏ lời mình nói chúa Trời ba ngôi là có thật. Còn sách Ngoại lục thì nói rằng đó là đức chúa ngôi ba Phiritô Santô, cho nên ngày nay có cuộc lễ gọi là lễ chúa Phiritô Santô hiện xuống [119] . Theo lý mà suy thì lời kín của Jêsu đã nói rằng chúa Trời chỉ có một, chẳng phải có ba. Nhưng y là kẻ rất quỷ quyệt nghi ngờ gì nữa. Lại còn cái thuyết nói nhờ lưỡi lửa ấy mà các môn đồ của Jêsu đi đến đâu đều hiểu tiếng nước ấy thì lại càng quỷ quyệt lắm. Đại phàm cư trú lâu ngày ở nước ngoài thì hiểu tiếng nước ấy chứ cần gì phải có cái lưỡi lửa? Sách Ngoại lục lừa bịp người ta phần nhiều là như vậy.


[1]Nguyên văn: tô phách (phách là phần xác, đối với phần hồn). Người chết mà sống lại, ăn nói đi đứng như người sống, trong các truyền thuyết huyền thoại nói chung thường có thể gọi là hồn. Nhưng huyền thoại Gia Tô giáo đều nói chính phần xác của Jêsu sống lại trong ngày Phục sinh (ba ngày sau khi bị đóng đanh câu rút), chứ không phải chỉ hiện hồn về. Xem Phúc âm: “Nhưng mà ông Phêrô chạy ra xem mồ: ông ấy chạy ra thì thấy trong mồ chỉ còn những đồ liệm xác Đức chúa Jêsu ở đấy mà thôi” (Luca, XXIV, 1, 12) cũng xem Juan, XX, 1, 6).

[2]Nguyên thư chép là “linh điểu” (chim tích linh), sửa là cáp diều (bồ câu).

[3]Dân tả đạo, cha mẹ vái lạy con cái từ đó.

[4]Nguyên thư chép: “Ngô bình nhật, kiến chung nhân thăng thiên đường” (Ta thường ngày thấy mọi người lên thiên đường). Theo lời kể của tác giả, bạn đọc sẽ thấy ở đoạn này chính Jêsu đang phải thuyết phục cho các môn đồ tin là mình đã lên thiên đường (chứ không phải thường ngày đã trông thấy việc ấy). Chúng tôi ngờ nguyên thư có sai thiếu vài chữ, hợp lý có lẽ là: Ngô bình nhật thuyết chúng nhân thăng thiên đường [chi sự.]

[5]Nay dân đạo thường hay nói câu ấy.

[6]Câu nói này khiến cho đến ngày nay chẳng ai là không muốn đập cho nát cái đầu Jêsu ra! Than ôi! Bọn chó má đem thói tục man di làm rối loạn đất hoa hạ (văn minh), thật quá lắm vậy.

Nguyên thư chép lời bình này ở câu sau, xin chuyển lên cuối câu trước, thích hợp hơn.

[7]Vua thiên tử ngồi quay mặt về phía nam. Đây nói Jêsu ngồi ở ngôi lầu phía bắc nhìn về phía nam tức là ngôi ghế vua thiên tử. Nguyên văn: lâu âm (ngôi lầu phía âm). Âm, dương, ngoài nghĩa thường gặp còn dùng để chỉ vị trí: dương = nam, âm = bắc (đối với núi, đối với sông thì ngược lại). Các ngôi lầu trong huyền thoại kể đây có quy mô to lớn, tính vị trí như đối với núi, do đó: âm = lầu bắc (ngôi lầu phía bắc).

[8]Nguyên văn viết là: “thâm táng dĩ trầm chi”. Trầm nghĩa là chìm trong nước, dùng vào đây có phần không chính xác lắm, tuy vậy cũng tạm rõ ý, xin dịch là: chìm lấp.

[9]Trẻ chết non, tương truyền thường hay hiện hồn làm yêu quái, vì vậy dân chúng kiêng kị ít người muốn đi dự đám tang.

[10]Lộ hết tất cả do gốc gác của điều kín.

[11]Người Tây với người Tây thì họ niệm nhẩm lí nhí (mật chú), bởi vì tiếng các nước bên Tây đại khái tương đồng (sợ người ta nghe rõ), cho nên phải niệm nhẩm. Còn các cố đạo cầu niệm cho người nước khác thì cứ đọc to, bởi vì khác tiếng, người ta nghe không hiểu.

[12]Các cố đạo thường bảo môn đồ hễ thấy trẻ con ăn mày thì giả cách cho tiền cho thuốc để dỗ nó làm phép rửa. Những năm mất mùa đói kém, các cha cố và cả những người giúp lễ chia nhau đi các nơi làm lễ rửa tội, cũng đều một lý do như vậy mà thôi.

Rửa tội được cho một người cũng tức là phép lễ đầu tiên để đưa thêm một người theo đạo.

[13]Nguyên thư chép: “…từ tâm tắc dũng nhuệ”, xét theo ý thì thiếu một chữ “vô”; từ tâm tắc vô dũng nhuệ. Đã đính chính.

[14]Ngày nay tả đạo làm sách an ủi: khi có người ốm nặng sắp chết, một thầy tu ở lại trong nhà ngồi cạnh mà đọc. Lời an ủi trong sách đại khái lừa phỉnh người hấp hối về niềm vui ở trên thiên đường, mặt khác lại kể những hình phạt ở dưới địa ngục để đe dọa. Lại bảo rằng người ấy được Chúa rủ lòng yêu mến hơn kẻ khác. Nếu có người lúc chết vật vã không được thanh thản thì phải đặt ngực bụng cho bằng phẳng để thở. Đến lúc kẻ ấy sắp chết thì khuyên dỗ con cháu rằng người ấy được chúa Trời yêu mến rất mực, há lại chẳng hơn kẻ ốm liệt mê man hàng năm rồi mới được rời hồn khỏi xác!

[15]Tả đạo nói “quyết” (bắt quyết) là “pháp” (làm phép) để phân biệt với chữ Hán.

Nguyên văn: “Tả thủ chấp đinh pháp” (tay trái cầm đinh phép). Ở trên đã nói lấy đinh mà thành bột, trộn với dầu và bạc hà. Cho nên đinh phép nói đây chính là bát dầu phép.

[16]Nếu không phải vì chuyện đó thì cần gì phải vây màn tướng ngăn cách mọi người? Dân tả đạo sao không hiểu ra?

[17]Nguyên thư chép: “Kim nhữ thử phách, hạ thổ hạ thổ, dữ phách cụ hủ”, chữ phách thứ hai có lẽ là chữ “hồn” mới đúng.

[18]Xem câu này thật rất buồn cười.

[19]Xem cung cách của thầy trò Jêsu, bất giác cũng phải phì cười.

[20]Câu nói này đúng là một lời buộc tội Jêsu.

[21]Nguyên thư chép: “…bất áp tha phách tắc tha trí nhữ” (không đè nén xác họ thì họ sẽ biết các ngươi). Chúng tôi ngờ trong câu này có chỗ chép nhầm. Như đã chú trong quyển này hai chữ phách và hồn có vài nơi chép nhầm. Chữ tha có lẽ là chữ chép nhầm. Xét ý nghĩa liên quan với câu trước thì câu này đúng ra có lẽ là: “bất áp tha hồn, tắc hà nhữ thi” (dịch như trên).

[22]Tả đạo có sách Luyện thư, gồm 3 quyển, dùng đọc khi thầy cả ốm sắp chết để luyện khí cho thành linh.

[23]Ngưng tụ và tiêu tan, theo lập luận của tác giả sách này là hai dạng trái ngược khiến cho hồn (của người sau khi chết) thiêng (linh hồn) hoặc không thiêng (u hồn).

[24]Nguyên văn: chân thủy = nước thật.

[25]Nguyên thư chép: “huy kỳ thiên đồng”. Đồng là cái ống (ống loa). Ở vị trí chữ “thiên” phải là một động từ, sánh với chữ “huy” (vẫy). Có lẽ đó là chữ chấp (cầm) chép lầm?

[26]Đoạn này lời lẽ rườm ra, đại để đều là những lời tuyên hồn cho thánh linh. Nay chỉ lược biên ra những câu có hệ trọng mà thôi.

[27]Nguyên văn: phi mệnh nhi tử.

[28]Thật là những lời lẽ gượng ép. Nếu như thế thì vua quan bọn chúng chết đúng chính mệnh cũng không nên lập đền thờ.

[29]Đó là ý kín của cha cố tả đạo thong dong chịu chết lúc lâm hình.

[30]Nay tả đạo gọi là “xét mình”.

[31]Nguyên văn: chi nhật (đến ngày làm lễ), cách nói thời gian xét về phía người chịu lễ, còn đối với các cha cố thì làm phép xưng tội, giải tội là công việc thường xuyên.

[32]Nguyên văn: “ngô tọa dữ nội” (ta ngồi trong cửa). Xét ý đoạn này mượn lời Jêsu dạy các môn đồ cách làm lễ xưng tội (có nói: Ta “thay mặt Đức chúa Jêsu”), chúng tôi dịch đổi chủ ngữ là “các ngươi” (môn đồ chúa Jêsu) cho rõ ý.

[33]Jêsu tự nhận là kẻ thay mặt chúa Trời, các thầy tu lại tự nhận là kẻ thay mặt Jêsu, thật nực cười.

[34]Chẳng biết ai là quỷ? Mà cũng chẳng biết là quỷ moi mắt hay người moi mắt?

[35]Khiến người ta làm chó lợn hay chính là làm chó râu?

[36]Mấy chữ “yên lặng hồi lâu” cho thấy Jêsu đã lâm vào nước bí. Ngày nay, các thầy tu khi gặp người bài bác tả đạo thường cũng “yên lặng hồi lâu” rồi mới trả lời.

[37]Nguyên thư chép: nguyên tội vô hiệu. Chữ hiệu chắc là do chữ xá (vô xá = không tha) chép nhầm. Hai chữ xá và hiệu viết thảo không khác nhau mấy.

[38]Xem đến đây cũng phải bật cười cho Jêsu.

[39]Ba thứ: cầu Chúa giáng linh cho bánh thánh, tức là trong miếng bánh đã có linh hồn của Chúa (“có linh hồn của ta”). Cha xứ đọc lời niệm làm phép mím miệng thổi hơi, tức là hà hơi thở của Chúa vào miệng bánh (“có hơi thở của ta”), giơ tay chỉ trỏ làm dấu tức là lập lại cách làm dấu phép của Jêsu. Xem Phúc âm: “Vì chưng thị tao thật là của ăn và máu tạo thật là của uống. Ai ăn thịt tao và uống máu tao thì ở trong mình tao, và tao ở trong mình kẻ ấy”. (Juan, VI, 8, 56-57).

[40]Một hôm xem cố đạo làm lễ, tôi thấy người ấy cầm miếng bánh lớn giơ lên rồi bẻ ra làm tư mà nuốt. Lại cứ cách 3 ngày làm lễ một lần, chia bánh thánh cho mọi người ăn. Có khi còn lại 2 người nhưng chỉ còn 1 miếng bánh, cố đạo bèn bẻ đôi phát cho 2 người kia mỗi người một nửa. Nếu quả thật đó là chân thân linh thiêng của chúa Jêsu, phải nuốt trửng chứ không được nhai, thì tại sao cố đạo kia lại được bẻ nhỏ ra?

[41]Nguyên văn: chân tửu = rượu thật, tức là rượu gạo (mễ tửu) như nguyên chú đã ghi.

[42]Xem câu này thì thấy tả đạo bắt người ta không dùng rượu gạo để tế tổ tiên, chỉ dùng rượu gạo để tế Jêsu (…triệt tụ mễ tửu tế tổ, chỉ dĩ mể tửu tế tha) (Lời chú này trong nguyên thư chép ở đoạn trên sau câu: “… gọi là giáng linh”), không ăn khớp với chính văn xin chuyển xuống vị trí này. Mặt khác chúng tôi nhận thấy có lẽ có sự nhầm lẫn trong lời chú ấy vì các câu văn trên dưới không thấy nói đến việc dùng rượu gạo trong nghi lễ đạo Gia Tô?

[43]Không theo tục thường (tế bằng rượu gạo), hiểm thay!

[44]Dân tả đạo mỗi khi tụ hội làm lễ chỉ xỏa tóc ngồi nép (có xếp hai chân về một phía, ND), khi vái lạy chỉ cúi đầu chắp tay mà thôi.

[45]Ngày nay các cha cố dạy giáo dân rằng: ai chịu đọc sách Ngữ lục của chúa Jêsu thì liền đó sẽ hóa thân thành thánh thể của Jêsu, còn như lời niệm của cha cố ra sao thì giáo đồ không hiểu. Về sau các cố đạo nước ngoài khi làm lễ lấy nước lã làm rượu nói dối giáo dân rằng: nguyên là người phương Tây xưa kia không biết uống rượu nho.

[46]Xem đến đây chẳng ai nhịn cười được!

[47]Về sau người Tây Dương có lễ các thánh lên trời giải tội cho linh hồn, cũng đều một ý nghĩa như thế.

Nguyên thư chép câu này chung với dòng chính văn, chúng tôi nhận thấy đó là lời ghi thêm, xin điều chỉnh xuống phần nguyên chú.

[48]Xem đoạn dưới thì biết ý mật là để kiếm tiền.

[49]Chúa Jêsu thật là tốt quá.

[50]Chữ “phép” (đúng phép) nghe thực nực cười!

[51]Đáng thương gã thợ mộc Jiuse và vợ là Maria lúc trước chưa được ai bảo ban cho nên một tháng “làm” sự ấy đến mấy lần!

[52]Cái thai trong bụng người ấy chính là cái gã ở ngoài thành Bêtlêhem!

[53]Binh lính và tuần đinh (ở Jêrusalem) từng bảo rằng Jêsu dạy vợ chồng người ta cách ăn nằm với nhau trong chốn buồng the, đoán chừng thế mà đúng đấy!

[54]Jêsu sao không lẻn vào trong buồng mà kiểm điểm xem sao?

[55]Nếu thần diệu như thế thì cần gì phải lấy vợ lấy chồng rồi mới sinh con đẻ cái?

[56]Phải tính đếm cho thật đúng đấy!

[57]Gần đây có anh đồ nho họ Phạm ở Nam Minh (nguyên văn Nam Minh. Nói Nam Minh tức là muốn nói một địa điểm là không chỉ rõ, tự như nói làng mỗ, làng Bông lông, xã Ba la, v.v. Nam Minh nghĩa là biển Nam, do câu của Trang Tử: Nam Minh giả, thiên trì dã (biển Nam là ao trời vậy)) đùa tếu nói với một ba bốn người bên đạo rằng: “Tôi có người cùng học nho nhưng đi đạo mới lấy vợ. Anh ta nói với tôi rằng: trước hôm cưới đến nhà thờ làm lễ xưng tội, cố đạo răn bảo nhiều chuyện tức cười lắm”. Thế là mấy người bên đạo phật ý làm thinh. Rồi cũng anh đồ họ Phạm ấy một hôm lại nói với một tốp hai ba ả con gái bên đạo mới về nhà chồng rằng: “Trong họ tôi có cô con gái theo đạo, trước khi cưới đi nhà thờ làm lễ xưng tội, khi về nhà kể lại cho chồng những lời răn mật của cha xứ. Anh chồng này là một tay bạt mạng, đem chuyện kể lại với tôi rành rọt không giấu giếm, nghe ra thật lắm chuyện buồn cười”. Mấy ả kia nghe nói như thế đều phật ý đỏ mặt bỏ đi nơi khác. Nay muốn thử người bên đạo cứ nói như thế là biết ngay.

[58]Nguyên văn: Ngũ phục = 5 loại áo tang theo tang chế ngày trước, tùy theo quan hệ thân sơ (trảm thôi, tề thôi, đại công, tiểu công, tư ma). Đây nói từ hàng “tái, tùng” tức là từ hạng 2, 3 (tề thôi, đại công) trở lên. Đại công: kiểu áo dự đám tang thuộc hàng anh em họ (để tang 6 tháng).

[59]Nay xem ra lời các cố đạo khuyên dỗ quả đúng như thế (?)

[60]Xem câu này thì thấy việc sách Ngoại lục nói Jêsu ghét vua YdoDi (Hêrôtê) bắt chị em con cô con cậu vào làm phi tần, cái lý của câu đó không cần phải bẻ cũng tự nhiên phải gãy.

[61]Đọc đến đây chẳng ai không phẫn nộ mà vứt sách đi!

[62]Lúc trước viên quản giáp bảo Jêsu là con chó râu, biết đâu lại chẳng phải là do chúa Trời xui nói?

[63]Nào phải Jêsu không biết xem mạch đất đâu!

[64]Khiến người ta phải kinh sợ toát mồ hôi.

[65]Ba điều trên đây đã quay trở lại về lệ thường phép cưới Matrimôniô (đối với trai gái chưa vợ chưa chồng), và ngoại lệ (đối với những người góa vợ góa chồng, gọi là phép riêng).

[66]Jêsu nói như thế hẳn là cũng thông hiểu thiên văn đấy chứ!

[67]Nguyên thư phiên là LâmBô (tiếng Latinh: Limbo) nghĩa là âm phủ.

[68]Xem câu này thì biết mọi thứ lý thuyết chỉ là do Jêsu bày đặt ra để lừa người.

[69]Hội: theo cách tính của Thiệu Ưng (đời Tống) trong sách Hoàng cực kinh thế thì 30 năm = 1 thế, 12 thế = 1 vận (360 năm), 30 vận = 1 hội (10.800 năm), 12 hội = 1 nguyên (129.600 năm).

[70]Đúng là Jêsu cũng có biết đại số của trời đất, âm hợp với người Trung Hoa, chứ đâu phải là không biết?

[71]Ngày nay xem nét mặt của dân tả đạo người nào cũng có dáng sợ sệt. Thế mới biết, những lời lẽ của các cố đạo dọa nạt như trên đã ăn sâu vào người ta như thế nào.

[72]Ngày nay dân tả đạo nhiều người bị vua bắt hành hình. Những người ít hiểu biết ngộ nhận bọn họ là những kẻ trung nghĩa. Vậy là không cứu xét đến nguồn gốc sự việc. Những kẻ kiên lòng theo tả đạo cũng là do nguồn gốc như vậy.

[73]Không thờ cúng người chết thì nhận là người đồng tộc đồng tôn làm gì?

[74]Nguyên văn: kiêm thủ tận ngu. Chu gọi dân là “lê dân” (dân đen đầu). Tần Thủy Hoàng đổi gọi là “ kiềm thủ” (đầu đen) (Sử ký, Tần Thủy Hoàng bảo kỷ).

[75]Nguyên văn: Sử chỉ giả tả, sử chi hữu giả hữu. Tả và hữu ở đây dùng để phân biệt những người theo đạo cũ (hữu, Do Thái giáo) và đạo mới (tả, Gia Tô giáo).

[76]Dân tả đạo bị cấm học từ đó. Xét ra thì tả đạo trước sau chỉ làm theo bốn chữ “Ngu muội dân chúng” (Nguyên chú thích dùng bốn chữ “kiềm thủ tận ngu” ở chính văn nhưng ở đây nói về một phương châm, cho nên chúng tôi đổi thành cách dịch để bao hàm một động từ. ND). Bậc thánh nhân chuyên lo mở mang cho dân hiểu biết, còn bọn rợ Tây chỉ cốt bưng bít ngu dân. Nhà Tần là rợ phương Tây (Ấp phong đầu tiên của nhà Tần (ấp Tần) thuộc tỉnh Cam Túc ngày nay, người Trung nguyên thường gọi là rợ phương Tây (Tây nhung. ND) thì cấm đọc sách làm cho dân ngu. Người Tày Nùng ở nước ta thì cấm không cho dân đi học. Đại phàm bọn rợ Tây đều dùng một mưu mô hiểm độc . Ngày nay bọn hương hào (nước ta) phần nhiều cản trở người làng đi học cũng đồng một ý như thế. Còn nhà vua thì không hề ngăn cấm.

[77]Ngày nay dân tả đạo nói chuyện với nhau phần nhiều đều thì thào như kiểu trai gái tán tỉnh, nguyên vì đạo lý của họ không quang minh chính đại cho nên không dám nói to, khi đọc kinh cũng rì rầm như thế.

[78]Thạch tín tức là nhân ngôn (uống chết người. ND).

[79]Thế mà lúc trước Jêsu nói người khắp muôn nước đều cùng chung một tổ. Kể từ lúc bấy giờ, bọn thầy tu tả đạo đã âm mưu làm việc giết người. Nhiều người có tiếng ngày nay bị giết bởi cách ấy mà không ai chịu tìm cho ra nguyên do, không thể không cẩn thận.

Những lời lẽ trên đây là khiên cưỡng, đúng là thủ đoạn giảo hoạt (Thủ đoạn giảo hoạt, nguyên thư chép hoạt pháp với chữ hoạt (sống). Chúng tôi cho rằng đó là chữ “hoạt” (gian xảo, giảo hoạt), vì đồng âm mà chép lầm. ND) để dụ dỗ lừa phỉnh người ta (Nguyên thư chép câu này liền vào chính văn, xét ý thì đó là lời của người bình chú, vì vậy điều chỉnh xuống vị trí của các nguyên chú. ND).

[80]Nguyên thư chép: CôMôThành pháp, ở dưới lại chép CôMôNhung pháp. Chữ sau mới là chữ đúng: CôMôNhung là chữ phiên âm tiếng Latinh: Communio (tiếng Anh), Cômmunin (tiếng Pháp), nghĩa là phép Thánh thể, bổn đạo cũng là gọi phép Mình thánh. Chững Nhung là để phiên âm to-nio, –nion, và dạng chữ hơi giống với chữ Thành nên chép nhầm. Một số sách của bổn đạo xuất bản trước đây thường phiên là Cômônhong.

[81]Đạo phục hạng thứ nhất gồm: mũ triều thiên, dải tua xana (tựa như yên ngựa, thòng từ trên vai xuống buộc trước ngực), giày đỏ. Đạo phục hạng thứ hai thêm: một đai thụng đen (thòng từ trên đầu xuống, buộc chéo trước bụng, vòng ra sau lưng rồi buộc trước bụng), áo lễ trắng, gậy bạc. Áo may theo kiểu áo thụng chui đầu, gọi là kiểu Y đường diên (nguyên văn: Xuyên thủ y hiệu Y đường diên: phiên âm từ Italien (kiểu áo của người nước Ý). Xem thêm ở đầu quyển VIII sẽ thấy tác giả cho biết rằng kiểu áo này lúc đầu là đạo phục của giáo sĩ Gia Tô, về sao Giáo hoàng La Mã phổ quát hóa thành quốc phục của người Ý. ND) tay hẹp, hai vạt trước sau đều thêu hoa. Một tấm khăn trắng có đai dài vòng qua vai bắt chéo qua ngực rồi buộc sau lưng, tựa như chiếc đai lưng trắng. Một tấm vải 7 thước (Thước, tấc ghi ở đây là hệ thước ta cũ (= 1/3 hệ mét. ND) khoét lỗ tròn để xỏ tay vào, hai nửa buông trước ngực và sau lưng. Một dải đai đỏ dài 6 thước rộng 1 tấc buộc ngang trán chít ra phía sau, lại vòng ra hai bên ngực. Lại một đai thụng dài 6 thước rộng 7 tấc đeo quàng bên tay phải. Một áo khoác choàng thụng không tay cũng thuộc kiểu áo lồng qua đầu thả xuống, hình dáng tựa như cái mai rùa. Hai hạng áo lễ trên đây đều không may giáp lai, đằng trước đằng sau chỉ buông thụng theo hình chữ thập. Các thứ đồ dùng làm lễ cũng như thế (Nguyên thư chép: Kỳ đạo khi diệc đồng (dịch như trên), chúng tôi thấy không rõ nghĩa vì đoạn trên đang mô tả đạo phục, có thể có vài chữ sai thiếu trong văn bản. ND), nhưng lấy vàng và bạc làm thành hai hạng. Lại định ra kiểu áo của người trợ tế. Các vít vồ (giám mục địa phận) và thầy cả đều có 2 người trợ tế. Áo lễ của người trợ tế cũng là kiểu áo thụng chui đầu, tay rộng mà ngắn, các vạt áo thêu hoa thuần một màu trắng. Nay dân tả đạo khi chết đều liệm bằng loại áo ấy, tục gọi là áo dòng.

[82]Jêsu nói phần xác là vật hèn mọn, vậy cần gì phải trang sức mũ áo?

[83]Mũ này ngày nay các cố đạo chỉ đội khi làm lễ Phần mộ.

[84]Nguyên thư chép nhầm là là KhuDiêu, đúng ra là KhuGia, tức là Jiuđa Ixcariôt.

[85]Mathêu: Các sách Kinh Thánh đều ghi là Mathêu là người được bầu thay vào chỗ của Jiuđa: “Đừng kể thằng Jiuđa đã hư đi mất trước, song các thánh tông đồ đã bầu ông thánh Mathêu cho đủ số 12” (Phúc âm, Mathêu, XXI, 20.3 chú). Nguyên thư phiên là SácCâuTinh, chưa rõ là phiên theo chữ gì, có thể là phiên chữ Augustin chăng?

[86]Tức là Communion đã chú ở trên; người bản đạo ngày trước thường đọc là cômônhong.

[87]Nguyên thư chép: AnSong quyết: chưa biết rõ nguyên ngữ của từ ngày. Theo một tài liệu thì Antrisong là phép sám hối các tội lỗi đã phạm phải, phân biệt với Contrisong là sám hối về tội đã mất đức tin chúa Trời (Xem: Sách giống mà thiêng liêng. Cha Trùng Thiều (Fr. Juan Serra) dọn lại. Phú Nhai đường, 1912, tr. 299). Như vậy có lẽ AnSong là phiên âm chữ Antrisong.

[88]Nguyên vì có việc mài đinh sắt lấy bột cho nên phải giấu giếm.

[89]Lúc bấy giờ chỉ có hai mình ấy mà thôi.

[90]Giấu tóc trong cổ áo.

[91]Cầu niệm yên tĩnh để làm lễ.

[92]Niệm rằng dẫu gặp nạn cũng không thay lòng đổi dạ.

[93]Dấu phép bảo con chiên đồng tâm.

[94]Cầu niện Chúa bảo hộ người có đạo.

[95]Tức kinh Lạy cha (đã nói ở Q. I).

[96]Gọi là nến nghênh đón bánh thánh, rượu thánh.

[97]Đã nói ở trước (Q. I).

[98]Nguyên văn: Du thanh ca.

[99]Nội dung 10 điều răn: xem Q. I.

[100]Hoặc phỉnh dụ về chuyện thiên đường, hoặc dọa nạt về chuyện địa ngục, tùy ý sắp đặt mà nói, cốt để giáo dân kiên lòng theo đạo.

[101]Hoặc có người đến đón mời cha xứ đi ban bánh thánh cho người ốm, hoặc cha xứ sai người đưa đi, hoặc người ốm đã được đem đến ở nhà dưới.

[102]Nguyên văn: quốc bình chi cụ (thứ binh cụ của nước Jiuđê).

[103]Xong việc truyền đạo ở nước ngoài.

[104]Nguyên văn: “tri thiên” (biết trời).

[105]Rất hiểm độc!

[106]Nguyên thư: Tôn đệ tam vi tắc nhưng nhiên tại thiên địa (… vẫn ở trời đất), ngờ thừa chữ địa.

[107]Lúc trước Jêsu không thánh lễ về thuyết một chúa Trời ba ngôi, đến đây mới nói rõ.

[108]Đọc đến đây, ai nấy đều phải lạnh toát cả người (Lời bình này được một người khác tán thưởng khuyên 5 vòng son trùm đủ 7 chữ của nguyên chú. ND).

[109]Những kẻ tham tiền thì bọn chúng gọi là chó.

[110]Cho nên ngày nay, nếu một cố đạo bị giết thì một cố đạo khác lên đến thế chức cai quản xứ đạo.

[111]Đúng là âm mưu giảo hoạt của lũ giặc!

[112]Tức là phép cắt yểm long mạch.

[113]Nguyên văn: nhữ tào bất khả tử, tu tồn tam tứ nhân … (các ngươi không thể chết hết, phải còn 3, 4 người …).

[114]Tức là nước Tây Dương (Nguyên thư phiên: IthiTô, nhưng chú là nước Tây Dương. Đây chỉ nước Italia. ND)

[115]Câu nói này của Jêsu bao hàm cả hai ý: nếu không được làm vua nước Jiuđê thì cũng phải cố để khỏi mất chức quốc sư nước Italia.

[116]Thiệt là diệu trí!

[117]Jêsu, Jêsu! Cha mẹ vái con, ơn lễ trịnh trọng, đi không lời chào, sao ngươi nỡ tâm? Ngày nay lễ chúa Jêsu lên trời là căn cứ theo tích này.

[118]Nguyên thư ở đoạn này chép tên chim là “linh điểu”.

Linh điểu = tích linh điểu, tức là chim chìa vôi. Nhưng theo các huyền thoại Thiên Chúa giáo đều kể chuyện chim bồ câu khi nói về Chúa Thánh Thần (Spiritu Sancto). Như vậy, có phần chắc chữ linh là chữ cáp bị chép nhầm. Cáp điểu là chim bồ câu (chữ cáp và chữ linh viết thảo dễ lẫn).

[119]Ngày nay có bức ảnh thờ vẽ hình chim bồ câu. Lại có ảnh thánh Thôma sau lưng có hình chim bồ câu phun tỏa ánh sáng, gọi đó là ánh sáng do chúa Phiritô Santô mang xuống.

Nguồn: Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1981.

Bản điện tử do talawas thực hiện, Sách Hiếm cho thêm hình ảnh đăng lại ngày 6/29/07.

Trang Tôn Giáo