,

Tôi Đọc: “Nationalist In The Vietnam Wars: Memoirs Of A Victim Turned Soldier”

của Nguyễn Công Luận

(Người Quốc Gia Trong Chiến Tranh Việt Nam:
Hồi Ký Của Một Nạn Nhân Trở Thành Chiến Binh)

Trần Chung Ngọc điểm

http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts062.php

15-Nov-2012

 

Nationalist in the Viet Nam Wars: Memoirs of a Victim Turned Soldier

Như tên cuốn sách đã viết rõ, cuốn Nationalist In The Vietnam Wars: Memoirs Of A Victim Turned Soldier, là một cuốn Hồi Ký, nghĩa là theo định nghĩa, nội dung là kể lại cuộc đời của tác giả, những kinh nghiệm bản thân của tác giả, và những điều tác giả trực tiếp biết.  Chính tác giả cũng khẳng định như vậy: “Những hồi ức này hầu hết căn cứ trên các sự kiện và biến cố mà tôi kinh nghiệm khi tôi là một đứa trẻ và là một người trẻ tuổi đã in sâu vào ký ức, tuy rằng tôi không định nhớ đến chúng” (These memoirs are based mostly on facts and events I experienced as a child and as a young man that are imprinted on on my memory, although I did not not try to remember).  Tác giả không định nhớ nhưng đọc qua cuốn sách, chúng ta thấy tác giả đã nhớ rất nhiều, và nhớ với những chi tiết chi li với một trí nhớ tuyệt luân thừa hưởng di truyền từ Bà Nội.  Tác giả viết: “Bà nội tôi có một trí nhớ toàn hảo…Bà có thể đọc thuộc lòng 3254 câu của Truyện Kiều.. Tôi thừa hưởng trí nhớ tốt đó, nó giúp tôi trong trường học và đặc biệt là khi viết lại những ký ức này” (My grandma had a perfect memory…She could recite by heart 3254 lines of Truyện Kiều…I inherited her good memory, which helped me in school and especially in writing these memoirs.) 

Ngoài ra, tác giả viết về nội dung của cuốn sách như sau:  “Đây không phải là một tác phẩm nghiên cứu hàn lâm, cho nên không có những tài liệu tham khảo dài. Tôi chỉ sưu tập lại những kinh nghiệm từ ký ức về sự xung đột giữa những người thân-Cộng và những người chống-Cộng để viết lại những ký ức này với cố gắng hết sức để viết một cách lương thiện và không thiên vị.”

(This is not an academic study, so there are no lengthy references.  I only compiled my experience from my memory concerning the conflict between the pro-communists and the anti-communists to write these memoirs with my best effort at honesty and impartially.)

Và tác giả nêu rõ mục đích của tác giả viết cuốn sách trên: “Tôi có bổn phận phải góp phần nhỏ nhoi của tôi trong việc bảo vệ danh dự những người trong quân đội của chúng ta và những đồng bào quốc gia của tôi.” (I have an obligation to contribute my little part to the protection of the honor of our military service men and my fellow nationalists.)

Trước khi đi vào phần nội dung cuốn sách, chúng ta cũng nên biết qua thân thế tác giả, điều này giúp chúng ta hiểu về tác giả  hơn:

Tác giả sinh năm 1937 ở tỉnh Vĩnh Yên, nhưng quê nhà (home village) là một làng ở cách thành phố Nam Định 10 cây số (6 miles), tác giả không nói đó là làng nào.  Thân phụ tác giả là một người hoạt động cho Việt Nam Quốc Dân Đảng.  Năm 1954, tác giả cùng mẹ và hai em gái di cư vào Nam.  Năm 1955, 18 tuổi, đang học Trung học, tác giả cũng không nói học trường nào, lớp mấy, tác giả bỏ học, theo học trường sĩ quan hiện dịch Đà Lạt. Sau khi tốt nghiệp vào năm 1956, tác giả đã phục vụ trong nhiều đơn vị: sư đoàn 22, Bộ chiêu hồi, Nha chiến tranh tâm lý.  Sau 1975, tác giả bị đi cải tạo gần 7 năm, và 1990 được sang định cư ở Mỹ.

Cuốn sách được Indiana University Press in ấn, phát hành ngày 17-1-2012 và giới thiệu.  Cho tới nay tôi thấy mới có hai ông Tướng Mỹ viết một đoạn ngắn giới thiệu, Trung Tướng hồi hưu David T. Zabecki: “một cuốn sách rất trung thực, sự chính trực của tác giả hiện ra ở mỗi trang” [a very honest book, the author's integrity comes through on every page.], và Thiếu Tướng hồi hưu Lawson W. Magruder III: “Cuốn sách này là cuốn cần phải đọc đối với những ai muốn có một hình ảnh đầy đủ và toàn thể sự thật về cuộc chiến bi thảm đã làm bận tâm thế giới trong hơn hai thập niên” [This book is a must read for those who want the complete picture and whole truth about a tragic war that consumed the world for over two decades.]  Ngoài ra cũng có hai lời giới thiệu ngắn trên tờ “Army” của Lục Quân Mỹ và trên tờ “Choice." 

Về phía Việt Nam thì tôi cũng mới chỉ thấy có hai bài giới thiệu cuốn sách trên của hai tác giả Công giáo Việt Nam:  Luật sư Đoàn Thanh Liêm ở Đàn Chim Việt, và nhà văn Mặc Giao ở Diễn Đàn Người Dân Việt. 

Đoàn Thanh Liêm viết:

Tác giả trực tiếp viết bằng tiếng Anh và cuốn sách còn được nhà xuất bản của một Đại học danh tiếng là Indiana University Press đứng ra nhận ấn hành - thì đây rõ rệt là một công trình không phải bất kỳ người viết nào cũng đạt tới được. Mà còn hơn thế nữa, cuốn sách lại được nhiều giới thức giả người Việt [mới chỉ có 2, trong đó Đoàn Thanh Liêm là 1, Mặc Giao là 2. TCN] cũng như Mỹ nhiệt liệt khen ngợi và giới thiệu - thì đó cũng là một biểu lộ để chúng ta có thể tin tưởng được giá trị của cuốn sách dài đến gần 600 trang với khổ chữ nhỏ cỡ 11…  Trong suốt cuốn sách, ông Luận đã trình bày hết sức trung thực về những điều tai nghe mắt thấy và những nhận định của riêng cá nhân mình – với lập trường kiên định của một người quốc gia chân chính mà là nạn nhân trực tiếp của chính sách độc tài hiểm ác và gian trá của đảng cộng sản ở Việt nam.

Với cuốn sách đặc sắc này, tác giả Nguyễn Công Luận đã trở thành một nhân vật nổi trội, một thứ “somebody” trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại, chứ không còn là thứ “nobody” như ông đã khiêm tốn viết nơi trang đầu của cuốn sách.

Còn Mặc Giao thì viết:

Mục đích của tác giả khi viết cuốn hồi ký này là để dư luận, nhất là dư luận Hoa Kỳ, được nghe một tiếng nói khác, một sự thật khác về chiến tranh Việt Nam, sau bao nhiêu năm bị đầu độc bằng những thiên kiến chính trị.  Liệu tác giả có làm được việc này không? Chưa thể biết.

Nhưng phải nhìn nhận những ưu điểm của cuốn sách: được viết thành thật bằng cả tâm hồn, những chi tiết về sự việc và những suy nghĩ phát xuất từ một người đã trực tiếp tham gia, sách được chính ông viết bằng Anh ngữ, được một trường đại học Hoa Kỳ phát hành. Những ưu điểm đó có thể giúp thực hiện phần nào điều tác giả mong ước. Bằng chứng, theo tin từ nhà xuất bản, giới đại học Mỹ bắt đầu quan tâm tới cuốn sách và số bán gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây.

Sự chân thành và lương thiện trong cách kể và cách suy nghĩ của tác giả đã được hai tướng lãnh Hoa Kỳ xác nhận.

Tôi không mấy quan tâm đến những lời giới thiệu của mấy ông Tướng Mỹ vì tôi nghĩ họ không biết gì mấy về cuộc chiến ở Việt Nam, họ đến Việt Nam chỉ để phục vụ cho những mục đích chính trị của nước Mỹ với một sự hiểu biết về Việt Nam rất giới hạn, cho nên những nhận định của họ về cuốn sách của Nguyễn Công Luận không có mấy giá trị hàn lâm.  Còn về hai thức giả người Việt thì tôi lại càng không quan tâm, vì những gì họ giới thiệu về cuốn sách là lẽ tất nhiên và thật là dễ hiểu. 

Bản chất của một cuốn hồi ký là những chi tiết về cá nhân của các tác giả viết hồi ký kinh qua những biến cố lịch sử hay xã hội, những nhận định về thời cuộc, về chính trị v…v…, những điều mà chúng ta có thể kiểm chứng và có ý kiến. Còn những chi tiết về đời tư của tác giả mà nếu không rõ ràng thì rất khó kiểm chứng, trừ những điều có thể kiểm chứng được như sinh quán ở đâu, học trường nào, tốt nghiệp bao giờ, có hồ sơ lưu trữ chứng nhận hay không, hay giữ chức vụ gì trong quân đội cũng như trong dân sự.  Trong cuốn Hồi Ký của tác giả dày 600 chúng ta không thấy một tài liệu lịch sử nào ngoài một số ghi chú (Notes) của tác giả. Tác giả đã khéo léo chặn trước là “Đây không phải là một tác phẩm nghiên cứu hàn lâm, cho nên không có những tài liệu tham khảo dài.”  Do đó đọc tác giả chúng ta khó có hi vọng đánh giá sự chính xác của những biến cố lịch sử khoan kể đến những điều tác giả viết về chính tác giả.  Sau đây là một nhận định tổng quát về cuốn hồi ký này.

Nhận Định Tổng Quát Về Cuốn Sách Của Nguyễn Công Luận.

Trong phần phê bình một số điều trong cuốn sách của Nguyễn Công Luận, tôi có thể chứng minh là cuốn sách viết không lấy gì là trung thực hay chính trực, và đọc cuốn sách đó chúng ta không thể có được một hình ảnh chân thật và đầy đủ về cuộc chiến ở Việt Nam, như hai vị Tướng Mỹ đã nhận định.  Đọc cuốn Người Quốc Gia Trong Chiến Tranh Việt Nam: Hồi Ký Của Một Nạn Nhân Trở Thánh Chiến Binh, chúng ta thấy rõ là phần lớn nội dung cuốn sách không phải là những kinh nghiệm bản thân của tác giả, vì có nhiều điều tác giả không thể nào biết, vì xẩy ra trước khi tác giả sinh ra đời, hoặc tác giả không đích thân chứng kiến. Đọc cuốn sách trên chúng ta có thể thấy rõ, trí nhớ của tác giả nhiều chỗ có vấn đề, tác giả không mấy lương thiện và đầy thiên kiến, dựa theo cảm tính cá nhân và những tài liệu một chiều khi trình bày các biến cố lịch sử mà hầu hết những biến cố này tác giả không trực tiếp biết.  Phần lớn những biến cố này là tác giả đọc ở đâu đó trong những tài liệu của phe Quốc gia rồi diễn đạt theo ý riêng

Thí dụ tác giả viết về năm 1850, giáo dân bị giết vì không chịu bước qua thánh giá, viết về Xô Viết Nghệ Tĩnh và cuộc khởi nghĩa Yên Bái vào năm 1930, về cuộc Cải Cách Ruộng Đất trong thời gian tác giả đã di cư vào Nam, về trận Ấp Bắc khi tác giả đang ở Sư Đoàn 22 trên Kontum, và còn nhiều nữa v…v…  Tác giả viết về rất nhiều vấn đề, phần lớn là lạc đề đối với tựa và mục đích của cuốn sách, để tỏ ra mình hiểu biết nhiều nhưng chỉ viết phớt qua, thí dụ như về sự tổ chức trong làng với những vai trò “tiên chỉ”, “lý trưởng”, “hội đồng làng”, “mõ làng” v..v.., những điều không liên hệ gì đến tựa của cuốn Hồi Ký.  Còn về cuộc chiến Quốc-Cộng thì hầu hết chỉ là những cảm tính cá nhân dựa theo những tài liệu tuyên truyền của miền Nam vì tác giả đã phục vụ trong Nha Chiến Tranh Tâm Lý cũng như Bộ Chiêu Hồi.  Cho nên, đây chỉ là một cuốn sách viết tạp nhạp về Việt Nam, hầm bà lằng đủ thứ ngoài những cảm tính cá nhân có nhiều thiên kiến đượm màu sắc chống Cộng với mục đích cố gắng biện hộ cho cái gọi là “chính nghĩa Quốc Gia”.

Do đó, sau khi đọc xong cuốn sách thì, từ “somebody” của Đoàn Thanh Liêm, tác giả đã trở lại là “nobody” như tác giả tự nhận, ít ra là đối với tôi.  Và bây giờ chúng ta hãy bắt đầu.

Cuốn sách xuất bản từ đầu năm 2012.  Giữa tháng 11-2012, tôi vào website của đại học Indiana xem có bao nhiêu người đã điểm cuốn sách này, thuộc giới nào.  Đánh vào chỗ “Customer Reviews” trong: http://www.iupress.indiana.edu/product_info.php?%20%20products_id=778163  thì thấy hiện ra mấy chữ sau “Hiện nay không có bài điểm sách nào” [There are currently no reviews.]  Tìm thêm trên Internet cũng không thấy có thêm “người điểm sách” (reviewers) nào khác.

Nguyễn Công Luận đúng là một thứ “somebody”, theo Đoàn Thanh Liêm,  vì trong cuốn sách tác giả “nói quá” về mình hơi nhiều, danh từ hiện đại gọi là “nổ”, tuy rằng nhiều chỗ tác giả tỏ ra mình rất khiêm nhường, cho mình là “nobody”, hay là chẳng làm được gì đáng kể cho quốc gia, cho quân đội.  Bởi vậy nên Đoàn Thanh Liêm mới không tin tác giả là “nobody” mà phải là “nhân vật nổi trội, một thứ “somebody” trong cộng đồng người Việt ở hải ngoại”[sic].  Muốn biết tác giả đã trở thành một nhân vật nổi trội như thế nào, chúng ta phải đọc cuốn sách của ông ta mới có thể trả lời được câu hỏi này.

- Đọc "Hồi Ký Của Một Nạn Nhân Trở Thành Chiến Binh" của Nguyễn Công Luận

Tên cuốn sách là Hồi Ký Của Một Nạn Nhân Trở Thành Chiến Binh, nhưng đọc Nguyễn Công Luận tôi vẫn không nắm được tác giả là “nạn nhân” của ai, đã chịu những “khổ nạn” như thế nào, và ai hay cái gì đã gây ra khổ nạn cho tác giả. Tôi chỉ có thể nghĩ đến ba trường hợp mà tác giả là nạn nhân, nghĩa là khổ nạn của chính tác giả.  Một là trường hợp thân phụ của tác giả, VNQDĐ, bị Việt Minh bắt rồi chết ở trong tù năm 1950, khi đó tác giả mới 13 tuổi, do đó có ảnh hưởng đến tinh thần của tác giả.  Năm 15 tuổi, tác giả học ở Nam Định, thành phố đã ở dưới quyền Pháp từ năm 1947, theo tác giả, nhưng cho tới năm 1952 tác giả vẫn thường về thăm bà nội và cậu ở quê nhà, khi đó nằm trong quyền kiểm soát của Việt Minh, và các du kích quân Việt Minh vẫn thân thiện với tác giả (I was still able to come back to visit my grandma and uncle.., and the Việt Minh guerillas were still friendly to me.)  Vậy tác giả không phải là nạn nhân của Việt Minh, hay là nạn nhân trực tiếp của chính sách độc tài hiểm ác và gian trá của đảng cộng sản ở Việt nam như Đoàn Thanh Liêm viết để tố Cộng thêm cho tác giả, vì năm 1954 tác giả đã cùng gia đình thoải mái di cư vào Nam.  Trường hợp thứ hai là, khi tác giả 14 tuổi, bị lính Pháp da đen đánh đập tàn nhẫn rồi nhắm bắn bằng tiểu liên nhưng bắn trượt, theo lời kể lại của tác giả. Chúng ta sẽ đọc chi tiết về vụ này trong một đoạn sau.  Trường hợp thứ ba là nạn nhân của thời cuộc cũng như tất cả người dân hai miền trong cuộc chiến.  Lẽ dĩ nhiên tôi không thể phê bình chi tiết một cuốn sách dày 600 trang mà phần lớn không thuộc nội dung của một cuốn Hồi Ký, cho nên tôi chỉ điểm qua một số biến cố lịch sử tác giả viết trong đó, và tôi nghĩ như vậy cũng đủ để đọc giả đánh giá giá trị cuốn sách.  Trước hết là vài điều về cá nhân tác giả, tuy không cần thiết nhưng trong trường hợp về cuốn Hồi Ký đặc biệt này, chúng có thể giúp chúng ta biết rõ hơn về con người của tác giả.

1. Về Cá Nhân Tác giả:

Trong Chương I, Một Buổi Sáng Kinh Khủng (A Morning of Horror), tác giả kể chuyện tác giả ở trong làng vào mùa hè năm 1951, không nói rõ làng nào, tác giả, lúc đó mới có 14 tuổi,  bị một tên lính da đen đánh đập tàn nhẫn:

Nó bắt đầu đánh tôi mạnh, đấm vào ngực vào mặt tôi, và đá vào sườn vào bụng tôi.  Khi nó ngưng, tôi mở mắt ra và hi vọng mong manh là mọi chuyện đã qua.  Tôi đã lầm.  Nó lấy khẩu tiểu liên mà nó treo trên một cây nhỏ gần đấy khi đánh tôi, và trước khi tôi biết cái gì sẽ xẩy ra, nó đá mạnh vào ngực tôi.  Tôi mất thăng bằng và ngã xuống đất.  Nằm trên các khuỷu tay, tôi có thể thấy tên lính lên cò khẩu tiểu liên Pháp Mat-49 của hắn một tay cầm súng chĩa vào tôi.  Và nó lóe lửa với những tiếng điếc tai nhưng quá nhanh tôi nghe không kịp.  Tôi vẫn có thể nhận ra được chỉ có một hay hai viên đạn được bắn ra, rồi ổ đạn hết đạn.

(He began hitting me hard, punching my chest and my face, and kicking my ribs and stomach.  When he stopped, I openmy eyes and had a faint hope that it was all over.  I was wrong.  He picked up the submachine gun that he hung on a small tre nearby while beating me, and before I knew what would be happening, he kicked me hard in the chest.  I lost balance and fell over the soft soil.  Lying on my elbows, I could see the soldier cocking his French Mat-49 submachine gun and pointing at me with one hand.  And it flashed with something deafening but so quick that I could hardly hear it.  I was still able to reckon that only one or two rounds were shot, then the magazine was empty..)

Lẽ dĩ nhiên tên lính này bắn rất dở cho nên dùng tiểu liên mà bắn một đứa bé 14 tuổi vừa bị đá ngã ngay dưới chân mình mà cũng không trúng, cho nên ngày nay tác giả mới có cơ hội thuật lại phép lạ xẩy ra cho tác giả như trên.  Năm 1951, tác giả 14 tuổi, và ở một làng quê, nhưng tác giả, trong trường hợp như vậy, bị giầy đinh đá mạnh vào ngực ngã xuống đất, nằm trên các khuỷu tay, vẫn có thể ngước đầu lên và tinh mắt nhận ra súng tiểu liên của tên lính Pháp là Mat-49.  Tác giả đã học về các loại súng khi mới 7 tuổi. Nhưng có một vấn đề khó hiểu là trong cùng một Chương tác giả viết: “Từ năm 1950, làng tôi đã ở dưới sự kiểm soát của quân đội Pháp.” (Since 1950, my village had been under French military control).  Vậy tại sao đến mùa hè 1951 lính Pháp vẫn đi càn quét và đánh đập bắn giết dân làng?  Vào thời đó chỉ có những làng Công giáo đặc biệt mới ở dưới quyền kiểm soát của quân đội Pháp.  Chúng ta biết, ngay những làng ở ngoại thành Hà Nội, tình trạng là “tề ban ngày, Việt Minh ban đêm”.  Đặc biệt chỉ có Bùi Chu, Phát Diệm được Pháp cấp vũ khí cho để thành những khu “tự trị” (sic) với nhiệm vụ săn lùng tiêu diệt kháng chiến cho Pháp và cho Chúa.

Chúng ta hãy đọc một đoạn tiếp theo sau khi tác giả bị đánh đập tàn nhẫn:

“Đi qua một bức tường trắng dưới ánh nắng chói chang, tôi nhìn bóng tôi (trên tường) và tôi có thể nhìn thấy mặt tôi đã xưng vù lên như thế nào.  Nó chắc phải là  biến dạng nhiều”

(Passing by a white brick wall under the bright sunshine, I looked at my silhouette and I could see how my face was swollen.  It must have been badly deformed.)

Tác giả quả là có biệt tài, quay mặt nhìn vào cái bóng của mình trên tường mà có thể nhận ra được bao nhiêu chi tiết trên mặt như xưng vù và biến dạng.-->Hơn nữa tác giả còn có khả năng nghe và ngửi một cách phi thường trong đoạn sau đây:

Thường thường chúng tôi có thể biết là chúng (những lính Tây đi càn quét) đến gần như thế nào bằng tiếng giầy đinh của chúng (trên đường đất làng) và mùi thuốc lá chúng hút, có thể nhận ra được từ xa gần 2 cây số (a mile or more away)”

(Often we could tell how near they were by the sound of their heavy boots and the smell of the tobacco they smoked, which could be detected from a mile or more away.)

Đó là vài lời rất "trung thực" và "chính trực" của tác giả Nguyễn Công Luận.

Bây giờ chúng ta hãy bước sang Chương II: Những Năm Niên Thiếu và Giáo Dục Của Tôi (My Early Years and Education).  Chúng ta hãy đọc một đoạn phim về bom Mỹ thả xuống Việt Nam, trong thời kỳ Nhật chiếm đóng, vào khoảng 1944, khi đó tác giả 7 tuổi và đang học trong trường làng:

Một buổi trưa trong khi bọn trẻ nam nữ chúng tôi đang chơi ở sân trường rộng, một máy bay đột nhiên nhô ra trên giàn tre cao ở vài trăm mét phía bên kia sông.  Nó bay nhanh và quá thấp cho nên chúng tôi có thể nhìn thấy tên phi công.  Chúng tôi kêu khóc, và những thầy giáo hét lên bảo chúng tôi đừng chạy.  Chúng tôi đã được dạy là đứng yên khi máy bay tới để cho phi công không thấy chúng tôi.  Vài giây sau, một máy bay khác bay theo, nổ súng ầm ĩ và làm cho chúng tôi sợ hơn khi máy bay trước tới.  Chúng tôi không dám cử động ngay cả một phút sau khi hai máy bay đã biến mất ở chân trời.  Thầy giáo chúng tôi nói máy bay đầu là một máy bay bỏ bom của Mỹ và máy bay đuổi theo là của Nhật.

(One noon while we boys and girls were playing in the large schooyard, a plane suddenly popped out over the tall bamboo grove on the other side of the river several hundred yards away.  It roared in fast and so low that we could see the pilot.  We all cried, and the teachers shouted to stop us from running.  We had been taught to stand still when a plene came so that the pilot would not notice us.  A few second later, another plane followed.  Its gun barked noisily and frightened us much more than the first.  We dared not mov, even a minute after both had disappeared in the horizon.  Our teacher said the first was an American bomber and the chasing plane was Japanese.)

Nếu máy bay bay thấp trên đầu ngọn tre và phi công thấy một đám trẻ con 7, 8 tuổi đang chạy tán loạn thì phi công đó sẽ làm gì?  Bỏ bom hay bắn.  Hay bay qua rồi bay trở lại để bỏ bom hay bắn đám trẻ.  Có vẻ như tác giả cho rằng đã 68 năm qua rồi chắc chẳng còn ai ở ngoài Bắc hồi đó để biết thế nào là bom Mỹ.  Vào năm đó, 1944, ai cũng biết là, máy bay Mỹ bỏ bom bao giờ cũng bay tít trên cao và đôi khi có súng sao xạ của Nhật bắn lên.  Chưa ai từng thấy máy bay bỏ bom bay sát ngọn cây và cũng chưa từng thấy máy bay Nhật đuổi theo máy bay bỏ bom.  Có đuổi theo thì đuổi theo máy bay chiến đấu chứ không có chuyện đuổi theo máy bay bỏ bom ở tít trên cao. Điện Biên Phủ trên không là do SAM bắn lên chứ không phải Mig đuổi theo B 52. Có lẽ ký ức của tác giả có vấn đề như chúng ta có thể nhận thấy trong nhiều đoạn sau của cuốn sách. 

Tựa của Chương II là: Những Năm Niên Thiếu và Giáo Dục Của Tôi nhưng tôi không thấy trong đó tác giả nói về giáo dục của tác giả là như thế nào.  Chỉ có vài nét là học lớp 1 (khi 6 tuổi), lớp 2 (khi 7 tuổi), rồi lớp 4, và trung học nhưng tác giả không cho biết là học trường nào, học đến lớp mấy và giáo dục nhà trường ra sao.  Có vài chi tiết về giáo dục của tác giả thời niên thiếu, nhưng không phải là giáo dục thông thường trong các trường học mà là giáo dục đặc biệt của gia đình.  Chúng ta hãy đọc vài đoạn tác giả “nổ” về giáo dục tự học và giáo dục gia đình.

Năm 6 tuổi, tác giả đang học lớp 1": “Từ 6 tuổi, tôi thường được phép nghe nhiều cuộc thảo luận [về chiến tranh và chính trị] của cha tôi với các bạn của ông.  Cho nên tôi đã biết về chiến tranh và chính trị…“ (From the age of six, I was often permitted to listen to many of his conversations with his friends.  Therefore, I knew about war and politics in a childish way much sooner than I should have)

Năm 7 tuổi, tác giả đang học lớp 2:  “Tôi có thể đọc vài phần trong những tờ nhật báo và tuần báo mà cha tôi mang về nhà.  Hàng ngày tôi đọc về chiến tranh ở Trung Quốc và Âu Châu, học hỏi về các loại súng, máy bay chiến đấu, hàng không mẫu hạm, tàu khu trục, tuần dương hạm, tàu ngầm, và các hỏa tiễn V-1 và V-2 trước khi tôi được dạy về khoa học, toán, lịch sử và địa lý (At age 7, I could read some parts of newspapers and magazines that my father brought home.  Every day I read about the war in China and Europe, learning about guns, warplanes, aircraft carriers, destroyers, cruisers, submarines, and V-1 and V-2 rockets before I was taught science, math, history and geography.)

Khi đó tác giả sống trong một làng nhỏ ở ngoài Bắc.  Không hiểu thân phụ tác giả làm ở đâu mà trong thời đó, 1944, có thể mang những loại báo đó về nhà.  Tác giả không cho biết những tờ báo tác giả đọc vào năm 1944 khi tác giả lên 7 tuổi là những tờ nào, xuất bản ở đâu, tên là gì, có thể vì những chi tiết này không quan trọng nên tác giả thấy không cần thiết phải nói rõ, ai muốn tin thì tin, không tin thì thôi.

Năm 1946, 9 tuổi: Cha tôi thường mang một khẩu súng lục cỡ .25.  Ông dạy tôi phải giữ gìn cái vật nhỏ nhoi trông giống như một đồ chơi của con nít nhưng có thể giết người. Tôi yêu thích khẩu súng đó.  Ông chỉ cho tôi biết tháo khẩu súng, lau chùi và sử dụng nó như thế nào.

(My father often carried a .25 caliber pistol.  He taught me how to take care of the little thing that looked like a toy but could kill.  I loved it.  He showed me how to disassemble, clean and use it.)

Tôi quả thật lấy làm tội nghiệp cho một nền giáo dục gia đình như vậy đối với một đứa trẻ 7, 8 tuổi. Hàng ngày không kiểm soát xem con mình đọc những gì, có thích hợp với tuổi của nó không.  Không những thế còn dạy nó sử dụng đồ giết người.  Chắc tác giả phải lấy làm hãnh diện về nền giáo dục gia đình như vậy cho nên khi tác giả đã trưởng thành và có gia đình,  tác giả cũng lại áp dụng nó với con mình:

Trong thời chiến, vì tôi phải giữ khẩu súng lục trong nhà, tôi cũng huấn luyện hai đứa con trai và hai đứa con gái tôi, từ 5 đến 12 tuổi, theo cùng một cách. [nghĩa là dạy chúng biết tháo súng, chùi súng, lắp súng và sử dụng súng] Tôi để cho chúng bắn vào những vật như những viên gạch hay quả dừa để cho chúng thấy súng nguy hiểm như thế nào.

(During wartime, as I had to keep my pistol at home, I trained my two sons and my two daughters ages five to twelve the same way.  I allowed them to shoot at objects like bricks or coconut to se how dangerous a gun could be.)

Có một chuyện tác giả kể khiến tôi phân vân không ít.  Theo tác giả thì thân phụ tác giả là VNQDĐ, tất nhiên là yêu nước chống Pháp.  Nhưng trong khi thân phụ tác giả sống ở trong làng dưới quyền kiểm soát của Việt Minh thì một sĩ quan Pháp ở Nam Định lại nhờ một người bạn của thân phụ tác giả mang một thư liên lạc với thân phụ tác giả, hứa cho thân phụ tác giả một chức vụ cao ở Nam Định. Nếu thân phụ tác giả chấp nhận thì Pháp sẽ mở cuộc hành quân nhỏ về làng để mang, dưới hình thức bắt (capture), cả gia đình tác giả về thành  (if my father accepted the proposal, a small-scale operation would be conducted on our village area to bring my whole family to the city).  Như vậy thì thân phụ tác giả phải là người thế nào đối với Pháp, nên Pháp mới đưa ra một đề nghị đặc biệt với một cá nhân như vậy. Tác giả viết, nhưng thân phụ tác giả đã từ chối và viết thư trả lời cho viên chỉ huy Pháp  là “không thể nhận lời vì Pháp chỉ muốn tái lập chế độ thuộc địa ở Việt Nam”.  Đúng là một người yêu nước!

Cuộc đời niên thiếu của tác giả có nhiều chuyện phi thường.  Thí dụ, một đêm trời tối, tác giả bò qua hàng rào giây thép gai của một doanh trại lính Ma-rốc để dán truyền đơn bằng tiếng Ma-rốc, kêu gọi lính Ma-rốc hãy đối xử nhân đạo với nông dân Việt Nam (The leaflet called on Maroccan soldiers to treat the Vietnamese peasants with humanity).  Tác giả thuê một anh cai người Ma-rốc, bạn của tác giả, viết truyền đơn bằng tiếng Ma-rốc rồi tác giả in bằng một nhà in nhỏ trong làng. (A Moroccan corporal friend of ours wrote the text in his language, and we printed it with help from a small printing house). Trong khi dán truyền đơn tác giả đánh rơi mất tấm thẻ học sinh.  Đêm sau, tác giả lại bò vào doanh trại trên và kiếm lại được tấm thẻ học sinh.  (I found it and sneaked out without being dicovered).  Có lẽ Ian Fleming cũng không thể nào viết về James Bond hay hơn vậy. Anh lính Lê Dương Ma-rốc này còn dạy tiếng Anh (English) cho tác giả.

Nhưng không phải chỉ có vậy.  Chúng ta hãy đọc tác giả “nổ” về chuyện nhập học trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt vào năm 1955, khi tác giả 18 tuổi.

Cho tới năm 1955, chính quyền Diệm đã thu hồi hoàn toàn chủ quyền quốc gia từ Pháp.  Vào khi chúng tôi đến học viện (quân sự), hầu hết các sĩ quan Pháp đã ra đi, ngoại trừ vài người ở lại trong toán huấn luyện viên, gồm có cả một số sĩ quan Mỹ.  Học viện đã được cải cách theo khuôn mẫu của trường West Point của Mỹ, trong khi giữ lại những quan niệm của trường Saint Cyr của Pháp và quan niệm về những đường lối binh bị và truyền thống của Việt Nam.

Trường Liên Quân Đà Lạt được thành lập năm 1948 bởi bộ tư lệnh Pháp ở Việt Nam.  Vào năm 1960 trường trở thành Trường Võ Bị Quốc Gia.

Vì học trình có tính cách thí nghiệm đòi hỏi nhiều thời gian hơn bình thường, chúng tôi phải làm việc 8 tiếng một ngày và đôi khi phải học thêm những lớp học ban đêm.  Học trình gồm có những chiến thuật, vũ khí, đánh  xáp lá cà, thể dục và giáo dục tổng quát (toán, vật lý, sử, địa lý, luật và tiếng Anh)

(By October 1955, the Diệm government had recovered full national sovereignty from the French.. By the time we arrived at the academy, most of the French officers had departed, except a few who remained in the joint training teams, which also included some American officers.     The academy had been reformed to follow the pattern of the US Military Academy at West Point, while retaining concepts of the French Military Academy at Saint Cyr and of the Vietnamese Military ways and traditions…

Đà Lạt Inter-Arms Mulitary School was established in 1948 by the French Command in Vietnam.  In 1960 it became the National Military Academy…

Because the experimental curriculum required much more time than usual, we had to work 8 hours a day and sometimes spend extra hours in night classes as well.  That included combat tactics, weaponry, combat arms, physical training and general education (math, physics, history, geography, law and English).

Thứ nhất, ông Diệm thu hồi chủ quyền bằng cách nào?  Ông Diệm được Quốc Trưởng Bảo Đại cho làm Thủ Tướng, mà chính quyền Bảo Đại lại là chính quyền bù nhìn của Pháp.  Rồi ông Diệm phản bội lời thề trung thành với Bảo Đại, dựng ra trò Trưng Cầu Dân Ý, truất phế Bảo Đại, để lên làm Tổng Thống, được Mỹ tin cậy và hi vọng chống Cộng cho Mỹ.  Không có trận Điện Biên Phủ thì ông Diệm còn nằm trong mấy nhà Dòng ở ngoại quốc, trong khi người dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp. Năm 1954, được Mỹ bưng về làm Thủ Tướng chính phủ bù nhìn còn dưới quyền Pháp ở miền Nam rồi sau đó Pháp, tuy chưa muốn bỏ nhưng bị áp lực của Mỹ và tình trạng nội bộ sau khi thất trận nên Pháp bắt buộc phải nhượng bộ và bỏ Việt Nam chứ ông Diệm, dựa vào cái gì để mà thu hồi chủ quyền quốc gia.  Chuyện thu hồi này là do Mỹ đưa ông về rồi lấy cái gọi là chủ quyền quốc gia chỉ có trên hình thức đặt vào tay ông.

Thứ nhì, đọc đoạn trên của tác giả chúng ta có cảm tưởng là tác giả xuất thân từ một Trường Võ Bị cao cấp mà chương trình học giống như của trường West Point của Mỹ hay Saint Cyr của Pháp. Nhưng tác giả “nổ” bậy.  Vì năm 1948 không làm gì có trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt mà chỉ có trường sĩ quan hiện dịch ở Đập Đá, Huế. Khi mới thành lập năm 1948 ở Huế, trường Đập Đá có 2 khóa, thời gian huấn luyện tại trường chỉ kéo dài 9 tháng. Mấy ông tướng Patton của Việt Nam được Pháp huấn luyện đều xuất thân từ hai khóa này. Tháng 10-1950 trường dọn về Đà Lạt và bắt đầu Khóa 3, với tên mới là École Militaire Inter-Armes de Dalat. Trường chánh thức đổi lại thành Trường Võ Bị Liên Quân sau khi người Pháp rời Việt Nam năm 1955, và trở thành Trường Võ Bị Quốc Gia từ tháng 4 năm 1963 (Sắc Lệnh 325-QP, 10-4-1963), không phải là từ năm 1960 như tác giả viết. Năm 1957 thời gian huấn luyện tăng lên thành 12 tháng rồi đến năm 1961 là 2 năm.  Sau đó tăng lên 4 năm nhưng có khóa phải cho ra trường sớm vì nhu cầu chiến sự. 

Năm 1955, khi tác giả nhập học Khóa 12, tác giả đang học Trung Học, trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt không đòi phải có Tú Tài, nhận cả những người đang học Đệ Tam hay Đệ Nhị, nghĩa là chưa có Tú Tài I. Từ đầu thập niên 1960, Trường mới được tổ chức phỏng theo West Point hay Saint Cyr như tác giả viết, nhưng không phải là vào niên khóa 1955-1956. Trình độ West Point hay Saint Cyr là trình độ đại học, chương trình học 4 năm. Nhưng năm 1962, trước tình hình chiến sự Trường phải rút ngắn chương trình học thành 2 năm và cho sinh viên ra trường sớm.  Sau năm 1965, Mỹ đổ quân vào Việt Nam,  Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhẹ gánh nặng chiến đấu, nhường cho Mỹ đánh thay, nên bắt đầu từ năm 1966 Trường lấy lại chương trình 4 năm, từ Khóa 22 cho đến khi miền Nam sụp đổ.  Năm 1955, trong Trường Võ Bị chưa có Văn Hóa Vụ, vậy ai dạy “toán, vật lý, sử, địa lý, luật và tiếng Anh” cho tác giả? Giữa thập niên 1960, vào những năm 1965-66, Văn Hóa Vụ còn thiếu giáo sư các ngành chuyên môn.Tác giả “nổ” để tự đề cao đánh bóng mình nhưng nổ không đúng chỗ.  Vì tác giả không thể ngờ được là có Trần Chung Ngọc, nguyên Trưởng Khoa Khoa Học (Vật Lý và Hóa Học) Văn Hóa Vụ từ 1962 đến 1965, dưới thời Đại Tá Trần Ngọc Huyến, rồi ông Tướng xịt muỗi nói tục và phách lối nhất hành tinh là Trần Tử Oai, rồi Đại Tá Trần Văn Trung, và cuối cùng là Tướng Nguyễn Văn Kiểm,  đang điểm sách của tác giả.  Tác giả khẳng định là viết lại ký ức với cố gắng hết sức để viết một cách lương thiện…, nhưng sự lương thiện của tác giả để ở đâukhi tác giả phịa ra những chuyện không hề có về chương trình học ở trường Võ Bị Liên Quân ngang với West Point hay Saint Cyr vào những năm 1955-56 để tự đánh bóng mình.  Có lẽ tác giả cho rằng chẳng có ai biết gì về mấy trường quân sự ở Việt Nam cho nên tác giả tha hồ viết.Lẽ dĩ nhiên cũng có người tin như Đoàn Thanh Liêm hay Mặc Giao, vì đối với hai đại phê bình gia này thì tác phẩm của Nguyễn Công Luận rất đặc sắc, phải phổ biến cho mọi người cùng đọc để mà học hỏi biết sự thật.

2. Về Vài Biến Cố Lịch Sử Theo Tác Giả.

Bây giờ chúng ta hãy sang vài điều thuộc các lãnh vực khác để qua đó chúng ta có thể biết rõ hơn về trí nhớ và kiến thức thực sự của tác giả là như thế nào.

Vào tháng 5, 1946, (tác giả 9 tuổi) mẹ tôi và tôi ở Hà Nội thăm vài người bạn của gia đình.  Sáng sớm, không báo trước, cán bộ Việt Minh đi từng nhà bảo mọi người treo cờ.  Chỉ đến buổi chiều họ mới giải thích đó là ngày sinh của Hồ Chí Minh.  Qua mấy ngày sau, phe đối lập phanh phui ra rằng đó không phải là ngày sinh của Hồ và lệnh treo cờ là để đón Đô Đốc Georges Thierry d’Argenlieu, một đại diện của Pháp, chính thức đến viếng thăm Hà Nội.

Ngày nay, không có bằng chứng cụ thể nào chứng tỏ là ngày 19 tháng 5, 1880,  là ngày sinh của ông ta.  [và tác giả đưa ra vài tài liệu về ngày sinh khác nhau của ông Hồ]

[On May, 1946, my mother and I were in Hà Nội visiting some family friends.  In the early morning without previous notice, Việt Minh cadres went from home to home telling people to display flags in front of their houses.  Only later in the afternoon did they explain that it was Hồ Chí Minh’s birthday.  Over the next few days, the opposition revealed that it was not Hồ’s birthday and that the flag display was ordered only to welcome Admiral Georges Thierry d’Argenlieu, a French representative, on his official visit to Hà Nội.

Today, there is no concrete evidence to prove that May 19, 1880, was his birthday…]

Tôi có cảm tưởng như tác giả đọc chuyện treo cờ này của Hoàng Văn Chí: “I still remember that morning of May 19, when the local Viet Minh cadre came to tell every home in our Ha Noi neigborhood to display the yellow-star-on-red banner, without giving any reason. Only in the afternoon did he return to tell us that "it is Uncle Ho's birthday…As to me, I feel sure of one thing: May 19 is not Ho Chi Minh's true birthday." nhưng lại không biết rõ là treo cờ để đón tiếp ai nên viết đại ra là để đón d’Argenlieu.  Vì sự thật là treo cờ không phải để đón tiếp tên cựu linh mục hiếu chiến thực dân d’Argenlieu, đến Việt Nam để toan tính cắm lại lá cờ tam tài trên đó.  Cờ treo là để đón tiếp đặc sứ Pháp Jean Sainteny (French special envoy), người đến Hà Nội để tiếp tục thương thuyết về chuyện thi hành Thỏa Hiệp 6 tháng 3, 1946, nhưng thất bại vì ông Hồ cương quyết giữ vững lập trường “3 Kỳ là một” trong khi Pháp muốn tách rời thuộc địa Nam Kỳ của Pháp ra khỏi sự thống nhất đất nước.  Nếu tác giả viết lại theo trí nhớ thì trí nhớ của tác giả có vấn đề. 

Tôi không hiểu ngày sinh của ông Hồ thì có gì là quan trọng mà tác giả phải thắc mắc trong một cuốn Hồi Ký.  Phải chăng đó là một bằng cớ “chống Cộng” có giá trị như trong DVD của Linh Mục Nguyễn Hữu Lễ.  Chúa Giê-su của gần hai tỷ người Ki Tô Giáo mà cũng chẳng ai biết ngày sinh là ngày nào, năm nào.  Mới đầu các tín đồ ăn mừng Lễ Giáng Sinh vào ngày 5 tháng 1, sau đó Ki Tô Giáo quyết định vào ngày Đông Chí mà thời đó cho là ngày 25 tháng 12 (sai mất mấy ngày), và ngày nay người ta vẫn ào ào ăn mừng Lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12 mà có ai thắc mắc gì đâu. Chỉ có những người đọc lịch sử Ki Tô Giáo mới thắc mắc là đáng lẽ ngày 25 tháng 12 phải là ngày mặc niệm không biết bao nhiêu vong hồn trẻ sơ sinh bị giết chỉ vì Chúa đã sinh ra đời, và hàng triệu vong hồn vô tội chết oan bởi Ki Tô Giáo để vinh danh Chúa như lịch sử đã ghi rõ, thay vì ăn mừng.  Cũng như người dân Da Đỏ trên đất Mỹ coi ngày lễ Tạ Ơn là ngày diệt chủng của dân tộc họ, chứ đâu có thể tạ ơn ông Gót của Ki tô Giáo, nguồn gốc gây ra bao khổ nạn cho dân tộc họ.. [Xin đọc bài http://www.sachhiem.net/TCN/TCNtg/TCN26.php về ngày Lễ Tạ Ơn]   Vậy tại sao mấy người chống Cộng cứ thắc mắc về ngày sinh, ngày chết của ông Hồ? 

Trong những cuốn sách thuộc loại Tố Cộng ở hải ngoại, chúng ta thấy nội dung không thể thiếu những đề mục như “Tiêu diệt đảng phái”; “Cải cách ruộng đất”; “Tù Cải Tạo” và những “tệ đoan xã hội” sau 1975 v…v… và vô số những điều tiêu cực về CSVN và về ông Hồ.  Trong cuốn Hồi Ký của tác giả cũng có đầy đủ những mục này.  Sau đây là vài sự cố tác giả viết.

Thỏa Hiệp ngày 6 tháng 3 năm 1946

Thỏa Hiệp 6/3/46 cho Pháp trở lại thay thế quân Tàu của Tưởng Giới Thạch giải giáp quân Nhật ở một số tỉnh. Đây là bước đi chính trị rất khôn ngoan với tầm  nhìn xa của ông Hồ nhưng bị chống đối vì lòng yêu nước bài Pháp đang sôi sục và không biết rõ về Hiệp định 6/3. Muốn hiểu bước đi chính trị này của ông Hồ, hãy đọc Nguyễn Mạnh Quang trong bài Đánh Lận Danh Nhân: http://sachhiem.net/NMQ/PCD/NMQ038.php, mới đăng trên sachhiem.net, về thực trạng những người VNQDĐ đi theo đoàn quân Tàu Ô vào Việt Nam.

Tác giả Nguyễn Công Luận viết nhiều về sự thanh toán lẫn nhau giữa Việt Minh và Việt Nam Quốc Dân Đảng (VNQDĐ) nhưng qua đoạn sau đây, chúng ta thấy sự thù hận giữa hai bên đã có từ lâu.  Nên nhớ, thân phụ tác giả là đảng viên VNQDĐ và tác giả đã biết nhiều và cũng đã hoạt động cho đảng này:

Nếu quân Tàu ở lại, những người quốc gia (VNQDĐ) sẽ dẹp tan Việt Minh ngay [nghĩa là VNQDĐ sẽ dựa vào Tàu để diệt Việt Minh].  Nếu Pháp trở lại, Hồ chỉ còn phải chiến đấu với một kẻ thù, trong khi người quốc gia khó có thể sống còn bởi những cuộc tấn công của Pháp và Việt Minh.

[If the Chinese stayed, the nationalists (VNQDĐ) would soon bring an end to the Việt Minh.  If the French returned, Hồ would have to fight just one enemy, whereas the nationalists could hardly survive attacks from both the French and the Việt Minh.] 

Và đây là vấn đề chính, không phải chỉ là từ một phía như chúng ta thường được nghe về Việt Minh đối với VNQDĐ.  Còn phe nào giết nhiều hơn đó lại là chuyện khác.  Mạnh được, yếu thua là chuyện thường tình trong thế gian.

Tác giả viết về Cải Cách Ruộng Đất như sau: 

Từ những cuộc phỏng vấn không chính thức, tôi khám phá ra nhiều sự kiện không được nói đến về đời sống ở ngoài Bắc.  Một sự kiện là về Chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất, chính sách diệt chủng lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Trong cuốn sách Từ Thực Dân Đến Cộng Sản năm 1968 (ấn bản đầu tiên là vào năm 1964), Tiến sĩ Hoàng Văn Chí khẳng định là biện pháp “Sửa Sai” là một phần cốt yếu của cuộc Cải Cách Ruộng Đất đã được kế hoạch kỹ và là một trò bịp để làm yên sự giận dữ của người dân và làm dịu đi những hậu quả của sự giết hại những đảng viên trung thành nhưng cứng đầu. Từ những cuộc nói chuyện với những người chiêu hồi Bắc Việt, tôi kiếm thấy những bằng chứng cụ thể về thủ đoạn lừa dối có thể chứng minh quan điểm của Tiến Sĩ Chí.

(From informal interviews, I discovered many untold facts about life in North Việt Nam.  One was about the Land Reform Campaign, the largest genocide in the history of Việt Nam…

In his 1968 book From Colonialism to Communism, Dr. Hoàng Văn Chí asserted that “Rectification of Errors” was an integral part of the well-planned Land Reform and a bluff to pacify the angry people and calm down the consequences of the killing of faithful but stubborn party veterans.  From casual talks with the ethnic North Vietnamese defectors, I found concrete evidence of the trick that could prove Dr. Chí’s opinion.)

Viết như vậy, và chỉ viết có vậy, tác giả cho rằng trong lịch sử Việt Nam đã có nhiều cuộc diệt chủng, và Cải Cách Ruộng Đất là cuộc diệt chủng lớn nhất. Được lính Lê Dương Ma-rốc dạy cho tiếng Anh nên Lê Công Luận dùng từ “genocide “ [genos= (race) +cide = act of killing], nghĩa là chủ tâm diệt một dân tộc hay một chủng tộc, để mô tả cuộc Cải Cách Ruộng Đất.  Chống Cộng như vậy thì chỉ tỏ cái vừa ngu vừa dốt của mình.  Hiểu biết về Cải Cách Ruộng Đất của tác giả là từ những lời tác giả viết vu vơ như “từ những cuộc phỏng vấn không chính thức” [chẳng biết là phỏng vấn những ai] và “những cuộc nói chuyện với người Bắc Việt về đầu thú” cho nên tác giả đã kiếm ra những “bằng chứng cụ thể” để cho rằng quan niệm của Hoàng Văn Chí là đúng sự thật.  Xảo thuật của tác giả viết trong cuốn sách là luôn luôn viết một cách không rõ ràng và không ai có thể kiểm chứng, những điều khẳng định vô trách nhiệm mà ai muốn viết lên cũng được, ngay cả về những biến cố quan trọng trong lịch sử cũng không có tài liệu dẫn chứng.  Điều này chúng ta thường thấy trong những bài viết của một số trí thức Công giáo như Nguyễn Gia Kiểng, Phạm Cao Dương, Lữ Giang hay Chu Tất Tiến v..v…

Nhưng Hoàng Văn Chí là ai? 

Theo những tài liệu của Noam Chomsky và Edward S. Herman cũng như của Gareth Porter và Edwin E. Moise thì Hoàng Văn Chí vốn là một địa chủ ở ngoài Bắc, sau đó làm cho Bộ Thông Tin của Chính Quyền miền Nam, rồi làm việc cho CIA và làm thông dịch viên cho Cơ Quan Thông Tin Hoa Kỳ.  Gareth Porter đã vạch ra nhiều sự gian trá của Hoàng Văn Chí trong mục đích chống Cộng.  Thí dụ, thứ nhất, con số người bị giết trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất Hoàng Văn Chí đưa ra là 100000 (1 trăm ngàn) và có thể nhiều hơn nữa. Nhưng đọc nhiều tài liệu khác nhau chúng ta thấy có nhiều con số khác nhau, và thường thấp hơn nhiều.  Của Gareth Porter: từ 800 đến 2500; của Edwin E. Moise (sau một công cuộc nghiên cứu sâu rộng hơn): vào khoảng 5000 và chắc chắn trong khoảng từ 3000 đến 15000; của Trương Như Tảng, David Chanoff và Đoàn Văn Toại trong cuốn “A Viet Cong Memoir”: nhiều ngàn (thousands); của Bùi Tín trong Mặt Thật: “lên tới mười mấy ngàn”; của Vũ Thư Hiên: từ 4000 đến 5000 (4 đến 5 ngàn).  Chúng ta không thể biết chính xác con số bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất.  Nhưng xét đến số làng mạc, ruộng đất ở ngoài Bắc, số địa chủ thực sự, số nông dân nghèo khổ phải thuê đất [một số của Nhà Chung] để cầy cấy, và không phải tất cả các địa chủ đều bị giết v..v.. thì con số của Hoàng Văn Chí đoán mò là không thể tin được.  Tại sao? Vì Hoàng Văn Chí đã thú nhận là con số nạn nhân trong cuộc cải cách ruộng đất chỉ là đoán mò sau khi bị Gareth Porter công khai vạch ra những sự giả mạo trong tài liệu của Chí. Sự thú nhận này là sau khi Porter đã phổ biến cho công chúng con số ngụy tạo của Chí [Chi eventually conceded that his number of victims of the land reforms to be merely a “guess” (The Washington Post, 13 September, 1972).  This admission came after Porter had made Chi’s falsification public.] 

Thứ nhì, trong bài “The Myth of the Bloodbath: North Vietnam’s Land reform Reconsidered” (Bulletin of Concerned Asian Scholars, September 1973, pp. 2-15), Gareth Porter đã vạch ra vài đoạn Hoàng Văn Chí dịch bậy bài thú nhận có sai lầm trong việc thi hành cải cách ruộng đất của Tướng Võ Nguyên Giáp với mục đích giúp quan thầy Mỹ và miền Nam tuyên truyền xuyên tạc, thí dụ :

- “Chúng ta không chú trọng đề phòng lệch lạc”  đáng lẽ phải dịch là “We did not pay attention to precautions against deviation” thì Hoàng Văn  Chí dịch là “Chúng ta phạm phải quá nhiều lệch lạc” (We made too many deviations);
- “Xử trí oan những người ngay” thay vì dịch là “the unjust disciplining of innocent people” thì Chí dịch là “hành quyết quá nhiều người lương thiện” (executed too many honest people);
- “không nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng để tránh…” [did not emphasize the necessity for caution and for avoiding] thì Chí bỏ đi không dịch (omitted);
- “dùng những biện pháp trấn áp quá đáng” [used excessive repressive measures] thì Chí dịch là - “xử dụng đến khủng bố” (resorted to terror);
- “thậm chí dùng phương pháp truy bức” [even coercive measures were used] thì Chí dịch là “tệ hơn nữa, tra tấn” (worse still, torture) v..v..
còn thêm thắt vào những đoạn không có trong bản văn như “nhìn thấy kẻ thù khắp nơi” (seeing enemies everywhere) mà Gareth Porter không tìm thấy trong bản gốc (not in original).

Noam Chomsky và Edward S. Herman còn vạch ra rằng, trong những cuộc phỏng vấn vào năm 1955, Hoàng Văn Chí không hề nói gì đến cuộc cải cách ruộng đất và con số những nạn nhân.  Chỉ trong vài năm sau, sau khi Mỹ và Saigon biết đến những vấn đề trong cuộc cải cách ruộng đất từ những cuộc thảo luận trên báo chí ở Hà Nội mà Moise cho là  “thẳng thắn kỳ lạ trong sự thảo luận những sai lầm và thất bại” (sometimes extraordinarily candid in discussing errors and failures”, Chí mới “nhớ lại” những điều viết trong tài liệu của mình.

Noam Chomsky và Edward S. Herman viết trong cuốn The Political Economy of Human Rights, Vol. I, South End Press, Boston, 1979, trang 342:

“Nguồn thông tin căn bản về những con số giết chóc lớn trong cuộc cải cách ruộng đất ở Bắc Việt là từ những người của CIA hoặc Bộ Thông Tin Tuyên Truyền Saigon.  Theo một người Việt Công giáo nay sống ở Pháp, Trung Tá Nguyễn Văn Châu, Chỉ Huy Cơ Quan Chiến Tranh Tâm Lý Trung Ương của quân đội Saigon từ 1956 đến 1962, số nạn nhân bị “tắm máu” trong cuộc cải cách ruộng đất  là “100% dựng lên” bởi cơ quan tình báo Saigon.  Theo Trung Tá Châu, một chiến dịch có hệ thống dùng các tài liệu ngụy tạo để bôi nhọ đối phương được thi hành vào giữa thập niên 1950 để biện minh cho sự kiện là Diệm từ chối không thương thuyết với Hanoi trong việc sửa soạn tổ chức cuộc bầu cử để thống nhất đất nước quy định vào năm 1956.”

(The basic sources for the larger estimates of killings in the North Vietnamese land reform were persons affiliated with the CIA or the Saigon Propaganda Ministry.  According to a Vietnamese Catholic now living in France, Colonel Nguyen Van Chau, head of the Central Psychological War Service for the Saigon Army from 1956 to 1962, the “bloodbath” figures for the land reform were “100% fabricated” by the intelligence services of Saigon.  According to Colonel Chau, a systematic campaign of vilification by the use of forged documents was carried out during the mid-1950s to justify Diem’s refusal to negotiate with Hanoi in preparation for the unheld unifying elections originally scheduled for 1956)

Giáo sư sử học James P. Harrison cũng viết trong cuốn The Endless War:  Vietnam Struggle For Independence, Columbia University Press, 1989, trang 149:

“Tuy nhiên, những cuộc nghiên cứu kỹ về sau đã ước tính là con số những người bị giết trong cuộc cải cách ruộng đất ở ngoài Bắc là vào khoảng 1500 cộng với 1500 bị cầm tù, theo một tác giả,  hoặc có thể lên tới 15000 theo một tác giả khác, và do đó hầu hết những con số tuyên truyền của Saigon về vấn đề này là những con số phóng đại nếu không phải là hoàn toàn dựng đứng.”

(Careful later studies, however, have estimated that the true figures for those executed in the noerthern land reform may have been more like 1500 plus 1500 jailed according to one, or possibly up to 15000 killed according to another, and therefore that most of Saigon’s propaganda on the subject was exaggerated if not a “total fabrication”.)

Đưa ra những tài liệu phản biện như trên không có nghĩa là tôi biện hộ cho chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của Việt Minh mà chỉ là đối với tôi, những tài liệu ngụy tạo để chống Cộng như trên có thể thích hợp trong thời chiến, nhưng nay viết lại lịch sử thì phải viết cho đúng với sự thật, bất kể sự thật đó là như thế nào.  Mặt khác, nếu số người  bị giết trong cuộc Cải Cách Ruộng Đất như trên mà gọi là “genocide” thì số 300000 (3 trăm ngàn) người chết oan trong chiến dịch tố Cộng của Ngô Đình Diệm thì gọi là gì? 

Trên đây là một số trong những hình ảnh trong chính sách Tố Cộng tàn nhẫn của chính quyền miền Nam.

Những người chống Cộng thường chỉ viết có một chiều, không bao giờ quay lại để suy tư về những hành động trong cuộc chiến của phía Quốc gia và Mỹ.  Vì đầu óc của dọ chỉ nghĩ có một chiều, và không đếm xỉa gì đến sự thật lịch sử, nên họ viết ít thì sai ít, viết nhiều thì sai nhiều, càng viết càng sai.  Sau đây là vài thí dụ.

Đạo luật 10-59 của Ngô Đình Diệm

Để sửa soạn biện hộ cho đạo luật 10-59 của Ngô Đình Diệm, Nguyễn Công Luận viết:

Những người Cộng sản không ngưng những hoạt động du kích sau Hiệp Định Geneva được ký kết vào năm 1954.  Chúng không lộ liễu, chỉ có những cuộc tấn công khủng bố ở các vùng xa.

(The communists did not stop all guerrilla activities after the Geneva Accords were signed in 1954.  They only kept it at low profile by conducting terrorist attacks in remote areas.)

Thứ nhất, những người kháng chiến ở lại miền Nam không phải đều là Cộng sản.  Khi đó những người kháng chiến chống Pháp thường không biết Cộng sản là gì.  Thứ nhì, tài liệu Ngũ Giác Đài cho biết, những người ở lại miền Nam được lệnh chỉ tranh đấu chính trị cho cuộc Tổng Tuyển Cử vào năm 1956 mà họ hi vọng sẽ đoạt được thắng lợi.  Nhưng khi Ngô Đình Diệm mở chiến dịch “Tố Cộng, diệt Cộng”, giết người bừa bãi ở miền Nam, cộng với việc Diệm từ chối không thi hành Tổng Tuyển Cử, cho nên từ đó mới có cuộc nổi giậy của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.

Sau đây chúng ta hãy đọc tác giả viết về đạo luật 10-59:

Đảng Cộng sản dựa trên chiến dịch khủng bố của họ như là công cụ chính để lật đổ ở miền Nam…  Đó là tại sao chế độ Diệm ban hành đạo luật 10-59.  Đối với những người bị kết tội ám sát, bắt cóc, và phá hoại để lật đổ chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, đạo luật này cần có những hình phạt nặng hơn là những hình phạt trong những trường hợp phạm tội ác bình thường.  Luật 10/59 không cho phép kháng cáo.  Đạo luật chắc phải là một đòn nặng cho những người Cộng sản.  Từ Hà Nội đến Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa, ở Nam Việt Nam và trong nhiều quốc gia khác, Cộng sản Việt Nam ồn ào kết tội chính phủ Việt Nam dùng đạo luật đó như là một dụng cụ để “tàn sát những người yêu nước” và “lê máy chém khắp Nam Việt Nam để hành quyết hàng ngàn người vô tội.  Theo như tôi biết, những chức quyền Việt Nam Cộng Hòa chỉ áp dụng luật này để xử tử có một tá quân phiến loạn Cộng sản trước năm 1975.

[The Communists Party relied on its terrorist campaign as the primary tool of subversion in the South… This was why the Diệm regime enacted Law 10/59.  For those convicted of assassination, abduction, and sabotage in order to subvert the RVN government, this law would require aggravated sentences more severe than in the regular criminal cases.  Law 10/59 did not allow for appeal.The law must have been a hard blow to the communists.  From Hà Nội to Beijing and Moscow, in South Vietnam and in other countries, Vietnamese Communist loudly accused the South Vietnamese government of using the law as a tool “to massacre patriots” and “drag the guillotine all over South Việt Nam to execute thousand innocent people. “  As far as I know, the RVN authorities only executed a dozen communists rebels under the law before 1975.]

Bằng cách nào mà những vụ khủng bố, phá hoại, bắt cóc lẻ tẻ có thể lật đổ được một chính quyền?  Tác giả thử giải thích cho đọc giả nghe xem có xuôi tai không.  Việt Cộng thi hành chính sách khủng bố nhằm hai mục đích: thứ nhất, gây bất an cho chính quyền VNCH ở hậu phương đồng thời chứng tỏ sự có mặt của họ; thứ hai, để kéo dân sống dưới ách cường hào ác bá về phía họ.  Chúng ta biết, Việt Cộng sống còn là nhờ dân.  Nguyễn Công Luận phục vụ trong ngành Chiến Tranh Tâm Lý mà không biết được những điều sơ đẳng này, nên viết nhảm là chiến dịch khủng bố nhằm lật đổ chính quyền miền Nam. 

“Lê máy chém khắp miền Nam” rõ ràng là tuyên truyền của Bắc Việt và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam để bi thảm hóa vấn đề trước dư luận Quốc tế chứ không phải là sự thật, và những con số nạn nhân của máy chém VC đưa ra ở Củ Chi chắc chắn là phóng đại.  Tuy nhiên, không như tác giả Nguyễn Công Luận viết, đạo luật 10-59 không chỉ áp dụng cho những người bị bắt quả tang vì tội khủng bố hay phá hoại, mà có thể áp dụng cho bất cứ ai bị nghi là Cộng sản, hay phổ biến tài liệu của Cộng sản.  Đạo luật 10-59 có thể nói là tiếp nối chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” của Ngô Đình Diệm.  Chính sách “tố Cộng, diệt Cộng” là chính sách của Ngô Đình Diệm khi còn là Thủ Tướng, được thi hành từ 1954, và kéo dài trong nhiều năm sau khi Ngô Đình Diệm lên làm Tổng Thống.

Hiệp định Geneva cấm trả thù những người kháng chiến (Article 14 (c)) nhưng Ngô Đình Diệm là người Công giáo cuồng tín nên nồng nhiệt chống Cộng sản vô thần, truy tìm và tiêu diệt những người tham gia hoặc có liên quan đến Việt Minh trong thời kháng chiến, một hình thức chống Cộng cho Chúa và có thể để trả thù cho người anh cả Ngô Đình Khôi và người cháu Ngô Đình Huân bị Việt Minh giết. Chiếu theo Điều 7 củaHiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1956 thì "những hành vi có mục đích phổ biến hoặc thực hiện một cách trực tiếp hay gián tiếp chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thái đều trái với nguyên tắc ghi trong Hiến pháp" nên chính phủ càng dựa vào đó bắt giam những người tình nghi là Việt Minh hoặc hợp tác với cộng sản và tùy ý xét xử.

Đạo luật 10-59 thiết lập các Tòa Án Quân Sự, cuộc xử các bị can theo mẫu Kafka trong đó luật sư buộc tội, người biện hộ, và quan tòa chỉ là một và như nhau. Chỉ có hai bản án: xử tử hoặc khổ sai chung thân, không có quyền kháng cáo, và án lệnh phải thi hành trong vòng 3 ngày.

Theo tài liệu của http://www.sparknotes.com
(http://www.sparknotes.com/history/american/vietnamwar/section4.rhtml) thì:

“Vào tháng 5, 1959, Diệm ban hành đạo luật 10-59, thiết lập các Tòa Án Quân Sự để đi săn lùng Cộng sản ở Nam Việt Nam, những người mà ông ta nhạo báng là Việt Cộng.  Những Tòa Án này không đếm xỉa gì tới công lý, và đạo luật 10-59 đã được áp dụng một cách tàn bạo… Chế độ Diệm là chế độ phi dân chủ, tham nhũng và cực đoan ngay từ đầu.

(In May 1959, Diem passed Law 10/59 , establishing military tribunals to search out Communists in South Vietnam, whom he derisively referred to as Viet Cong. These tribunals were unconcerned with justice, and Law 10/59 was brutal in its application… Diem’s regime was undemocratic, corrupt, and extreme from the beginning.)

Vụ Chất Độc Da Cam

Có một vấn đề mà tôi cần phải phê bình với chút ít chi tiết.  Tôi không thể tưởng tượng được là đến năm 2012 mà Nguyễn Công Luận còn lên tiếng phủ nhận sự tác hại của chất độc Da Cam trên dân tộc Việt Nam.  Ông viết:

Một chương trình đặc biệt  về làm rụng lá bắt đầu phun hóa chất để khai quang các bụi cây dọc hai bên các trục lộ và căn cứ của VC.  Cơ quan tuyên truyền của Cộng sản ở Hà Nội và Bắc Kinh ồn ào phản đối chương trình, cho là Mỹ và Nam Việt Nam đã dùng chiến tranh hóa học, phun các chất độc để giết quân Cộng sản, và là cho nhiều ngàn người vô tội chết.  Mới đầu, Cộng sản không nói đó là chất khai quang.  Vài năm sau, phe Cộng sản ồn ào lên tiếng chống cái gọi là Chất Độc Da Cam.  Trong chiến dịch gần đây Hà Nội đưa ra một danh sách các nạn nhân;  hầu hết là các binh sĩ Bắc Việt.

Ở Việt Nam dân chúng tin rằng chất hóa học có chứa một vài chất độc có thể có ảnh hưởng có hại đến sức khỏe, nhưng không quá nghiêm trọng.  Những phúc trình về sự dùng chất độc Da Cam có vẻ như đã phóng đại.  Không có binh sĩ nào trong những đơn vị mà tôi biết đã tiếp xúc lâu ngày với chất khai quang đã từng bị ung thư hay bị dị tật về sinh sản.

(A special program of defoliation began spraying chemicals to clear brush along highways and on VC bases.  Communist propaganda service in Hà Nội and Beijing loudly protested the program, claiming that the Americans and South Vietnamese were employing chemical warfare, spraying poisonous substances to kill communist troops, and causing death to thousands of innocent people.  At first, the communists did not say that it was a defoliation agent.  A few years later, the communist side made loud noises against the so called Agent Orange.  In the recent campaign, Hà Nội released a list of victims; most of them were North Vietnamese soldiers…

In Việt Nam people believe that the chemical did contain some toxic ingredients that may cause harmful health effects, but not so severe.  Reports about the use of Agent Orange seem to be exagerated.  No soldiers in units I knew who had been in longtime contact with the defoliant ever suffered cancer or reproduction defects.)

Ngày nay, vấn nạn Chất Độc Da Cam đã rõ ràng, chỉ cần đánh hai chữ “Agent Orange” vào mục Search trên Internet là chúng ta có thể biết tất cả về cái hóa chất độc hại này.  Trước đây tôi đã viết bài “ĐẠO ĐỨC CHÍNH QUYỀN MỸ Trong Vấn Nạn CHẤT ĐỘC MÀU DA CAM Và Sự Vô Sỉ Của Một Số Người Việt Lưu Vong”, đăng ngày 04 tháng 1, 2010, trên trang nhà: http://sachhiem.net/TCN/TCNkh/TCNkh18.php. 

Sau đây chỉ là vài trong số khá nhiều tài liệu trong đó.  Tôi thấy cần phải nhắc lại để chúng ta có thể thấy thực chất con người của Nguyễn Công Luận là như thế nào, khi tác giả viết câu trên.

---> Trong tờ  Chicago Tribune, ngày 8 tháng 12, 2009, có bài trên trang nhất của Jason Grotto với đầu đề: “Agent Orange: Birth Defects Plague Vietnam; U.S. Slow To HelpChất Độc Màu Da Cam: Dị Tật Bẩm Sinh Gây Đau Khổ Cho Việt Nam; Mỹ Chậm Giúp Đỡ” ().

Năm ngoái, chính phủ Mỹ đã bỏ ra $13.7 tỷ đô-la để đền bù cho hơn một triệu cựu quân nhân dự cuộc chiến ở Việt Nam, nhiều người trong số này đã bị nhiễm độc bởi chất độc trừ sâu bọ. Thêm nhiều triệu đô-la nữa đã được dùng để đền bù cho những gia đình cựu quân nhân có con sinh ra bị dị dạng bẩm sinh. Nhưng các viên chức Mỹ nổi khùng, không thừa nhận mối liên hệ giữa chất độc khai quang và những bệnh tật ở Việt Nam [But U.S. officials bristle at acknowledging connections between the defoliants and illnesses in Vietnam]

--> Tại sao Mỹ lại phủ nhận trách nhiệm?  Trong bài NHỮNG TÀN PHÁ CỦA CHẤT ĐỘC DA CAM [Les Ravages De L’agent Orange, Les Collections de L’Histoire, pp. 80-81], Giáo sư Pierre Journoud, Trung Tâm Nghiên Cứu Lịch sử Quốc Phòng Pháp, giải thích:

Đối với Hoa kỳ, có một nguy cơ nghiêm trọng là phải thú nhận đã thi hành ở Việt Nam, theo nhận định của Đô Đốc Mỹ Elmo R. Zumwalt, chỉ huy các chiến dịch hải quân, “một cuộc chiến tranh thí nghiệm hóa học lớn nhất chưa từng có” (la plus grande guerre chimique expérimentale de tous les temps).  Và có bổn phận phải đền bù về phương diện đạo đức cũng như tài chánh. (Et de devoir en payer le prix moral et financier).

Giáo sư mở đầu bài viết bằng đoạn sau đây:

Ngay lúc Hoa Kỳ tìm kiếm những vũ khí giết người hàng loạt ở Iraq, một ấn phẩm đã được công bố, kết toán những độc hại của chất độc da cam, chất khai quang đã được dùng một cách đại qui mô, trong khoảng 1962-1971, bởi quân lực Mỹ ở Việt Nam. Khoảng từ 2 đến 5 triệu thường dân có thể đã bị nhiễm độc.

[Au moment  où les États-Unis recherchaient des armes de destruction massive en Iraq était publié un nouveau bilan des dégâts causés par l’agent Orange, ce défoliant massivement largué, entre 1962 et 1971, par l’armée américaine au Vietnam. Entre 2 et 5 millions de civils pourraient avoir été contaminés]

---> Chúng ta hãy đọc thêm một tài liệu trong “The United States, its abandonment of law and worse” của Christopher King:

Không thỏa mãn với việc dùng các loại bom chùm và bom napalm trên những thường dân, nhiều chục triệu lít chất độc màu da cam đã được phun trên đất nước Việt Nam trong cuộc chiến của Mỹ chống dân Việt Nam. Thảm họa trên môi trường và nhân loại đã giết khoảng 400000 người và gây nên khoảng 500000 vụ dị tật bẩm sinh. Ảnh hưởng trực tiếp và bền bỉ của chất dioxin vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Chất dioxin cũng còn làm hư hại đến DNA của con người cho nên ảnh hưởng của nó sẽ còn kéo dài trong dân chúng Việt Nam mãi mãi. Từ trước đến nay, chưa từng có một nước nào khác gây nên những điều như vậy cho một nước khác.

(Not content with using explosives and napalm on civilians, millions of gallons of agent orange were sprayed on Vietnam’s land during America’s war on the Vietnamese. This environmental and humanitarian disaster killed about 400,000 persons and caused about 500,000 birth defects. Dioxin is persistent and its direct effects continue to the present time. Dioxin also damages human DNA so that its effects will persist in the Vietnamese population indefinitely. No other country has ever before done such things to another.)

---> Ngoài ra, trong cuốn “Chemical & Biological Warfare: America’s Hidden Arsenal”, Anchor Books, New York, 1969, tác giả Seymour M. Hersh viết trong Chương 6, “Chiến tranh hóa học và sinh học ở Việt Nam”, như sau:

Vào cuối năm 1961, một viên chức cao cấp của Bộ Quốc Phòng Mỹ lần đầu tiên tới Nam Việt Nam.  Chương trình khai quang, nhắm vào phá hủy rừng rậm dùng làm nơi trú ẩn của Việt Cộng, đã bắt đầu từ tháng 10, và viên chức này muốn đích thân đến thị sát kết quả.  Sau đó ông ta thuyết trình cho Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Viên chức trên ghi nhớ: Diệm “lấy ra một bản đồ lớn và bắt đầu chỉ cho tôi biết là Việt Cộng đã kiểm soát bao nhiêu phần đất ở miền Nam.  Về sau tôi biết rằng đó là mẫu mực thuyết trình của Diệm cho tất cả các viên chức đến thăm Việt Nam”

Quan điểm của Diệm là dùng thuốc khai quang để cho kẻ thù không còn nơi trú ẩn thì hay và tốt (well and good), nhưng để có sự hữu hiệu thực sự thì thuốc khai quang phải được dùng để hủy diệt hoa mầu ngũ cốc của Việt Cộng” (Diem’s point was that the use of defoliants to deny the enemy jungle cover was well and good, but to really effective the chemicals had to be used against the Viet Cong’s crops).

Viên chức của Ngũ Giác Đài nói: “Đây không phải là điều chúng tôi muốn, nhưng chúng tôi đã bắt đầu dùng thuốc khai quang để phá hại mùa màng.”

Vậy Ngô Đình Diệm chính là thủ phạm đã chấp thuận chương trình dùng chất độc khai quang và hơn nữa còn chủ trương hủy diệt hoa mầu ngũ cốc của người dân vì Việt Cộng sống lẫn với dân chứ không phải sống riêng rẽ ở các căn cứ địa.  Chương tội ác này của Ngô Đình Diệm cộng với các tội ác khác sẽ là một vết nhơ không có cách nào có thể xóa bỏ, bất kể người ta muốn xuyên tạc lịch sử để biện hộ cho Ngô Đình Diệm như thế nào..

Thật là khó hiểu, trong khi có nhiều hội đoàn và cá nhân trên thế giới đang cố gắng giúp Việt Nam lấy lại phần nào sự công bằng trong vấn nạn chất độc da cam thì một số người Việt lưu vong vô sỉ lại cố tình chạy tội cho Mỹ-Diệm bằng những luận điệu ngu đần và sai sự thực như Nguyễn Công Luận, xuyên tạc lịch sử, phủ nhận sự thật.  Vậy mà, qua những gì ông ta viết trong cuốn sách, ông ta đã tự cho mình là người yêu nước yêu dân tộc.  Trước đây Hội Khoa Học Kỹ Thuật dỏm của Mai Thanh Truyết cũng đã đưa ra luận điệu này, và một đọc giả trên Đàn Chim Việt đã phê bình là “Chỉ có súc vật mới quay lưng với nổi đau thương, mất mát của các nạn nhân chất độc màu da cam…” 

Tôi không muốn tiếp tục phê bình cuốn Nationalist In The Vietnam Wars: Memoirs Of A Victim Turned Soldier của Nguyễn Công Luận, tuy còn có nhiều vấn đề cần làm sáng tỏ.  Tôi nghĩ phê bình chừng đó kể cũng đã đủ, có phê bình thêm thì cũng vậy thôi.  Nhưng tôi muốn trích dẫn vài điều tác giả viết trong Chương 26 về Hồi Kết Cục (The End)  với Tựa “Tháng Tư Đen” (Black April), lẽ dĩ nhiên là đen đối với tác giả và với thiểu số thuộc thế lực đen cùng một số người vô trí ở hải ngoại. 

Chúng ta đã biết, tác giả viết cuốn sách này để “bảo vệ danh dự những người trong quân đội của chúng ta và những đồng bào quốc gia của tôi.”  Tác giả có thể thành công không khi mà 2/3 cuốn sách là lạc đề, phần còn lại là tự đề cao đánh bóng cá nhân mình với những chuyện hoang đường, sai sự thật và những xuyên tạc lịch sử với mục đích chống Cộng bất kể liêm sỉ. 

Chúng ta hãy đọc tác giả viết để bảo vệ danh dự quân đội và những người quốc gia.  Tôi sẽ không phê bình, Xin để cho đọc giả tự mình suy nghĩ về Chính Nghĩa Việt Nam Cộng Hòa và danh dự của quân đội cũng như những người quốc gia như Nguyễn Công Luận.

 -  Mặc Giao viết: Nói về chính nghĩa của cuộc đấu tranh Quốc-Cộng, tác giả không dài dòng lý thuyết, nhưng đưa ra những kết quả cụ thể để chứng minh. 

Trong khi phe cộng sản chỉ có thể làm người dân sợ bằng bạo lực, không ai phục, thì phe Quốc Gia đã tạo được sự tin tưởng và yêu mến. Quân đội Quốc Gia đi tới đâu là dân đi theo tới đấy.

[Vậy thì làm sao Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam sống được, làm sao có thể tổ chức được cuộc tấn công khắp mọi nơi vào tết Mậu Thân, làm sao có được đường hầm Củ Chi?]

 -  Cái đòn “ân huệ nhất” (dịch thoát từ deadliest blow) tới cho Việt Nam Cộng Hòa là khi Quốc Hội Mỹ không chịu cấp thêm viện trợ quân sự cho Nam Việt Nam.

Ngày 23 tháng 4, Tổng Thống Gerald Ford tuyên bố là chiến tranh Việt Nam đã “một cuộc chiến đã tiêu tùng”.  Cùng với Quốc Hội không chịu thông qua một đạo luật cấp thêm viện trợ cho Việt Nam, lời tuyên bố của Ford đã hủy diệt hi vọng cuối cùng của chúng ta.

(The deadliest blow came when the US Congress refused to allocate more military aid to South Việt Nam.

On April 23, President Gerald Ford announced that the Việt Nam war was “a war that is finished”.  Along with Congress’s (!) failure to pass a supplemental aid bill for Việt Nam, Ford’s statement destroyed our last hope.)  [Remember President Thiệu: No Aid, no Fight]

- Quân đội có một triệu binh sĩ với một lực lượng không vận hùng hậu và những sư đoàn thủy quân lục chiến;  Không quân gồm gần 12000 máy bay; Hải quân mạnh mẽ trên vòng bờ biển và sông ngòi; Cảnh sát quốc gia hơn 150000 người – tất cả đều bị đánh bại một cách quá dễ dàng bởi kẻ thù yếu kém hơn về lực lượng và những phương tiện chiến tranh tân tiến nhưng có những đồng minh trung thành.

(The armed forces of a million soldiers with the formidable Airborne and Marine divisions; the Air force of nealy 12,000 airplanes; the Navy with strong coastal and river force; the National Police of over 150,000 members – all were defeated so easily by the enemy, which was weaker in strength and in sophisticated means of war but had faithful allies)  [Not so simple. Remember! Only 55 days]

Chúng ta có vài Tướng George S. Patton nhưng không có Tướng George C. Marshall, và chúng ta cần cả hai loại tướng này và thêm một Napoleon. [We had several “Pattons” but no “Marshall,” and we need both plus a “Napoleon.”] (TCN:  Which Napoleon? I or III?  For the Generals Patton, I rather believe in General Nguyễn Cao Kỳ’s statement about them than Major Nguyễn Công Luận’s)

Vài Lời Kết

Tôi có thể kết luận như thế nào về cuốn “Nationalist in the Vietnam Wars:  Memoirs of a Victim Turned Soldier” của tác giả Nguyễn Công Luận?  Tôi nghĩ phần phân tích ở trên đã nói lên rõ ràng hơn gì hết.  Đối với tôi, trong lãnh vực học thuật thì giá trị của một cuốn sách nằm trong các sự kiện chứ không nằm trong cảm tính cá nhân hay những mánh mưu xuyên tạc lịch sử cho những mục đích riêng tư.  Có những người trong những nhóm người đặc biệt có lẽ không mấy để ý đến những gì mình viết và hầu như không có mấy ý thức về trách nhiệm của mình khi tùy tiện viết ra những điều theo cảm tính cá nhân.  Họ không quan tâm đến sự kiện là, trong triều đại thông tin điện tử ngày nay, chúng ta có thể kiểm lại sự chính xác của hầu hết mọi vấn đề, kể cả các biến cố lịch sử trên thế giới từ mấy ngàn năm về trước. Tôi hi vọng từ nay về sau có thể đọc được những tác phẩm có giá trị hơn, về sự trung thực cũng như sự chính trực trong nội dung, và trình bày các vấn đề lịch sử như chúng thực là như vậy (as they really are).

 

Trần Chung Ngọc

Ngày 15-11-2012