Đánh Lận Danh Nhân

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/PCD/NMQ038.php

12-Nov-2012

LỜI NÓI ĐẦU

Nếu một sự thật lịch sử liên tiếp bị che đậy hay tảng lờ vì một thế lực hiện hữu muốn tiếp tục đội lốt hiền nhân thay vì phạm nhân, thì sự thật này càng phải được lập đi lập lại mỗi khi có một bài viết đi theo con đường tránh né như thế.

Ai có nghiên cứu lịch sử thế giới từ thế kỷ 17 cho đến nay đều biết Vatican đã (1) kiên trì nỗ lực vận động Pháp liên kết với Vatican và xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng hưởng lợi, rồi dựa hơi Pháp làm mưa làm gió trên đất nước Việt Nam trong thời gian dài từ năm 1858 cho đến năm 1954, (2) cùng với Hoa Kỳ làm chủ nhân ông miền Nam Việt Nam (từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam) trong những năm 1954-1975, (3) tiếp tục sử dụng bọn tu sĩ áo đen và đám con chiên thuộc loại “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” để liên tục đánh phá Việt Nam từ năm 1976 cho đến ngày nay.

Giáo Hội La Mã mà cơ quan đầu não là Vatican đã trực tiếp can thiệp hết sức thô bạo và vô cùng trắng trợn vào chính trị Việt Nam, ít nhất là từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay, và càng về sau mức độ thô bạo và trắng trợn càng trở nên mãnh liệt và rõ nét hơn. Vì thế, bất cứ tác phẩm nào có liên hệ đến lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại mà không đề cập tới vai trò của Vatican hay Giáo Hội La Mã đều là thiếu sót trầm trọng, và do đó, không phản ảnh được tính cách trung thực của giai đoạn lịch sử đề cập.

Bài viết “Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng VC Võ Nguyễn Giáp…” và bài viết “Từ Bài Ca “Đáp Lời Sông Núi” Của Trúc Hồ: Nhìn Lại Hai Bài 'Tiếng Gọi Sinh Viên' Của Lưu Hữu Phước và 'Tiến Quân Ca' của Văn Cao là hai trong những tác phẩm của Giáo-sư sử học Phạm Cao Dương có nội dung liên hệ đến dòng lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Ấy thế mà trong các tác phẩm đó không có đến một lời nào đả động đến vai trò của Giáo Hội La Mã. Đọc đi đọc lại các bài viết trên đây, người viết nhận thấy tác giả  đã viết một cách vũ đoán, thiếu nghiêm túc, và thiên vị quá ư lộ liễu. Tác giả cố ý né tránh và đem hết những tội ác mà chính Vatican đã làm đổ vấy cho Đảng CSVN cũng như Mặt Trận Việt Minh và các nhà ái quốc đi theo hai tổ chức cách mạng này để chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của dân tộc và tổ quốc. Và đó là lý do cho bài viết sau đây.

Một Chút Tâm Tình Với Ông PHẠM CAO DƯƠNG

MỤC LỤC

Một Chút Tâm Tình Với Ông PHẠM CAO DƯƠNG

Nhận Xét Tổng Quát Về Bài Viết thứ 1

Một Số Những Ngạc Nhiên

# 1: Viết khảo luận về Sử mà không trưng dẫn tài liệu!

# 2: Thái độ thiên vị, và cách xưng hô bất công.

# 3: Small minds discuss people. Kẻ tiểu nhân bàn về đời tư của cá nhân.

# 4: Cho rằng những tổ chức chống quân xâm lăng là "vi phạm" luật pháp ... của quân xâm lăng!

# 5: Lên án Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là người đã "gây ra" cuộc chiên

# 6: Chứng minh lòng vòng để cướp đoạt tên tác giả và nhạc phẩm Tiếng Gọi Thanh Niên từ tay của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

# 7: Sẵn trớn, PCD hạ giá luôn bài quốc ca "Tiến Quân Ca" của cố nhạc sĩ Văn Cao.

# 8: Hạ giá sứ mạng làm trai giết giặc làm tròn nghĩa vụ với non sông.

# 9: Đói khổ là đại đa số dân chúng, theo Việt Minh, và lý tưởng đuổi quân cướp nước có gì mâu thuẩn?

Thưa ông Phạm Cao Dương,

Việc nêu lên những điều “bất ổn” trong các tác phẩm viết về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại là chuyện đương nhiên của những người theo học ngành sử học, đọc sử, và gần như trọn đời hành nghề dạy sử, rồi lại viết sử như cá nhân tôi. Cũng vì thế mà trước đây tôi không cảm thấy phải đắn đo suy nghĩ gì cả khi nêu lên những điều bất cập trong các tác phẩm khác. Xin được kể ra một số như sau:

1.- Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: TXB 1999) của ông Lữ Giang,

2.- Việt Nam Chính Sử (Falls Church, VA: Alpha, 1992) của ông Nguyễn Văn Chức,

3.- Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật: Tân Văn, 2003) và trong cuốn băng nhạc Paris By Night 81, của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn,

4.- Việt Nam 1945-1995 (Bethesda, Maryland: Tiên Rồng, 2004) của Giáo-sư Lê Xuân Khoa,

5.- Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006 (San Jose, CA: Nghĩa Phú, 2009),

6.- Cần Thẩm Định Lại Giá Trị Ông Ngô Đình Diệm và Chế Độ Đệ Nhất Cộng Hòa của ông Tôn Thất Thiện (đăng ở http://sachhiem.net/NMQ/HOVATA/NMQhvt-3.ph),

7.- Giáo Hội Công Giáo Roma của TS Nguyễn Học Tập (đăng ở http://sachhiem.net/NMQ/HOVATA/NMQhvt-4.php,)

8.- Xin Đừng Mắc Mưu Khiêu Khích Tôn Giáo, Một Sách Lược Cộng Sản của Chu Tất Tiến đặng trên Tạp Chí Thế Giới Mới ngày 6/4/2009). Bài nhận xét của tôi có tựa đề "Chuyện Dê Cỏn Buồn Sừng Của Con Chiên Chu Tất Tiến” đăng ở  http://sachhiem.net/NMQ/NMQ022.php.

9.- 35 năm sau ngày 30/4/1975 Vài Khẳng Định Cần Thiết (đăng trên tờ Thông Luận Số 247 ngày 09/05/2010). Bài nhận xét của tôi có tựa đề là “Lời Khẳng Định Của một Con Cừu“ đăng ở http://sachhiem.net/NMQ/NGGKG/NGK1.php, và

10.- Một điện thư của GS Phan Thanh H. (người bạn dạy cùng một trường trung học ở Việt Nam trước ngày 30/4/1975). Các bài viết phản biện của tôi ở http://sachhiem.net/NMQ/NMQ018.php, http://sachhiem.net/NMQ/NMQ019.php, http://sachhiem.net/NMQ/NMQ020.php, và http://sachhiem.net/NMQ/NMQ021.php.

11.-  Hải Ngoại Tâm Thư Gởi Đồng Bào của tác giả Lê Quế Lâm đề ngày 11/10/2011. Bải phản biện của tôi đã được đưa lên nhiều diễn đàn điện tử trong đó có diễn đàn giaodiemonline.comKBC Hải Ngoại.

Gần đây, do sự tình cờ, tôi gặp bài viết “Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng VC Võ Nguyễn Giáp…” và bài viết “Từ Bài Ca “Đáp Lời Sông Núi” Của Trúc Hồ: Nhìn Lại Hai Bài 'Tiếng Gọi Sinh Viên' Của Lưu Hữu Phước và 'Tiến Quân Ca' của Văn Cao của anh. Đọc xong hai bài viết này, tôi cảm thấy có một vài điều “bất ổn” ở trong  đó.

Các tác giả của 11 tác phẩm kể trên nằm trong số những trường hợp như sau:

(1) hoặc là họ thiếu thông tin về những đề tài mà họ trình bày (hay thảo luận) trong các tác phẩm của họ (hầu như cả 11 người  này đều như vậy cả), hoặc là

(2) họ cố tình bưng bít những sự thật lịch sử cần phải được nêu lên trong những đề tài liên hệ, hoặc là

(3) họ lươn lẹo, nói láo, bóp méo những sự thật lịch sử, v.v…để đạt được mục đích trong tác phẩm của họ.

Nhưng đối với anh, vấn đề hoàn toàn khác hẳn vì rằng về phương diện căn bản được đào tạo và hành nghề, anh và tôi, ít nhất cũng có một số điểm cơ hữu tương đồng, nếu có khác thỉ chỉ khác nhau về những gì mỗi người học hỏi sau ngày tốt nghiệp Trường ĐHSP Sàigòn mà thôi. Tôi biết anh vốn là một sinh viên Ban Sử Địa, Trường  Đại Học Sư Pham Sàigòn,  tốt nghiệp trước tôi khoảng 3 năm, và vào khoảng niên khóa 1962-1963, anh được đưa về làm giảng viên phụ trách giảng dạy môn sử trong lớp học năm thứ nhất tại trường đại học này. Dù rằng không thân thiết, nhưng chúng ta cũng là đồng nghiệp, đã từng biết nhau và đã từng nói chuyện với nhau một vài lần. Vậy xin gọi anh là anh trong phần tâm tình này.

Gần cuối mùa xuân năm 1965, tôi có dịp gặp anh và anh Tiếu một hai lần vào những khi đến tiếp xúc với văn phòng USAID ở Đường Sương Nguyệt Ánh, Sàigòn, để lo giấy tờ vì cùng được  USAID chọn cấp học bổng. Nhắc chuyện này để anh biết tôi vẫn còn nhớ rõ ngày đầu ta gặp nhau. Nhưng rồi cả anh và anh Tiếu đều bị kẹt, có lẽ vì thiếu điều kiện “đã thi hành nghĩa vụ quân dịch”. Tôi không biết những môn học khác như thế nào, riêng về môn Social Studies của tôi, ngoài những điều kiện về hồ sơ do Hoa Kỳ cứu xét như (1) xin theo học cùng môn học đã tốt nghiệp hay học xong bậc cử nhân, và (2)  phải có GPA (điểm trung bình) từ B hay 14/20 trở lên, còn điều kiện phải thi hành nghĩa vụ quân dịch do chính quyền Sài gòn đưa ra. Lúc đó, Tướng Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương ban hành quyết định chỉ cho phép những người nào đã làm tròn nghĩa vụ quân dịch mới được xuất ngoại du học. Vì vậy trong nhóm đó còn lại chỉ có tôi được nhận học bổng nói trên để đi Hoa kỳ.

Lần thứ nhì gặp anh là vào khoảng mùa hè năm 1977, vợ chồng tôi xuống San Jose thăm vợ chồng anh Hà Mai Phương. Nhân dịp này, anh Phương kéo chúng tôi đến thăm anh chị. Trong lúc trò chuyện, tôi có nói rằng tôi vừa mới dịch xong cuốn sách Lịch Sử Hoa Kỳ thuộc loại sách giáo khoa dành cho học sinh bậc trung học. Cuốn sách này có tựa đề là This Is Amrica’s Story (Atllanta, GA: Houghton Mifflin Company Boston, 1975) của ba tác giả Howarf B. Wilder, Robert P. Ludlum và Harriette MCune Brown. Nghe thế, anh  lập tức phê ngay: “Sao không viết hẳn một cuốn Lịch Sử Hoa Kỳ mà lại dịch?” Thú thật tôi không hiểu tại sao anh lại có thể phát biểu không cần suy nghĩ như thế, nhưng tôi vẫn thật thà đáp, “Biên soạn một cuốn sách lịch sử Hoa Kỳ thuộc loại giáo khoa dành cho học sinh Việt Nam ở Mỹ sử dụng không phải  là dễ. Nó đòi hỏi rất nhiều công phu và thì giờ. Còn chuyển dịch sang tiếng Việt từ một cuốn sách có sẵn bằng tiêng Anh thì rất đơn giản và tương đối dễ dàng.” Rồi đường ai nấy đi cho đến hôm nay.

Trở lại vấn đề, thú thực, tôi đã phân vân không biết phải nên làm thế nào để nói chuyện với anh về những sự thật lịch sử không được đề cập tới trong các tác phẩm có liên quan đến Vatican của anh, dù rằng trong đó có những đề tài nói về những sự kiện lịch sử mà Vatican nắm giữ vai trò hết sức quan trọng. Tôi đã lần lữa cho đến hôm nay mới dứt khoát quyết định viết tập sách này và xin được trình bày với anh hai mục có liên quan đến hai bài viết của anh. Từ nay xin được quên tiếng "anh" để tùy tâm cảm xúc khi viết bài này.

1- "Nhìn Lại Bài Tiếng Gọi Thanh Niên Của Ns Lưu Hữu Phước.""

2- “Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp” và “Từ Bài Ca Đáp Lời Sông Núi…”

trở lên mục lục

A.- Nhận Xét Tổng Quát Về Bài Viết thứ 1 của Phạm Cao Dương ("Nhìn Lại Bài 'Tiếng Gọi Thanh Niên' của NS Lưu Hữu Phước và 'Tiến Quân Ca' của Văn Cao")

Qua tựa bài “... Nhìn Lại Hai Bài 'Tiếng Gọi Sinh Viên' Của Lưu Hữu Phước và 'Tiến Quân Ca' của Văn Cao ”, tôi thấy, tác giả có chủ tâm bốc thơm nhạc sĩ Trúc Hồ khiến cho những người ít học lầm tưởng rằng ông Trúc Hồ cũng là một nhạc sĩ lớn có tầm cỡ như hai đại nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Văn Cao.

Đây là một thủ đoạn “nhập nhằng đánh lận con đen” và cũng có thể gọi là thủ đoạn “lộn sòng” mà các ông văn nô Việt Ca-tô thường sử dụng.  Trong cuốn ngụy thư “Anh Hùng Nước Tôi” (San Jose, CA:, Đông Tiến, 1986), chúng ghi lại tiểu sử của 65 nhà ái quốc và anh hùng dân tộc rồi cho xen vào đó cái tên Ngô Đình Diệm và một vài tên lính đánh thuê cho giặc ngoại xâm trong những năm 1945-1954 và 1954-1975. Bây giờ, chúng ta lại thấy ông giáo sư Phạm Cao Dương dùng cách này để bốc thơm ông Ca-tô Trúc Hồ. 

Ai cũng biết rằng cả hai ông Lưu Hữu Phước và Văn Cao không những đã là những cây đại thụ trong làng tân nhạc, mà còn là các nhà ái quốc đã tận hiến cả cuộc đời cho đại cuộc giải phóng dân tộc thoát khởi ách thống trị bạo tàn của các Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược để đem lai thống nhất cho đất nước.

Trong khi đó thì ông Trúc Hồ vừa là một nhạc sĩ quèn, lớn lên và trưởng thành loanh quanh trong cộng đồng Ca-tô, chỉ biết cúi đầu tuân phục lệnh truyền của Vatican (một thế lực thù địch của dân tộc Việt Nam liên tục từ mấy thế kỷ nay), không có một chút ý thức gì về tình tự dân tộc, chưa có một nhạc phẩm nào xứng đáng được giới thưởng ngoạn âm nhạc ưa thích và cũng chưa có nhạc phẩm nào đáp ứng được nhịp đập con tim của đại khối nhân dân sau những năm bị tàn phá bởi chiến tranh.

Cũng nên biết, trong thời gian chiến tranh cũng như 20 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, Việt Nam phải đương đầu với muôn ngàn khó khăn. Những khó khăn này một phần là hậu quả của những bom đạn trong thời chiến gây ra, một phần là Việt Nam ở vào tình trạng tứ bề thọ địch (cường lân từ phương Bắc, bạo quyền Pol Pot ở Cao Mên, chính sách cấm vận bao vây kinh tế của Hoa Kỳ, và đặc biệt là Giáo Hội La Mã và gần 10 triệu tín đồ người Việt ở trong nước cũng như ở nước ngoài gây ra.)

nạn nhân của bom Mỹ

1. B-66 & F-105 đổ bom xuống miền Bắc 1966. 2. Nạn nhân chạy tránh bom. 3. Những hố bom B-52 ở Dầu Tiếng, 1968 (ảnh http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/3729158436/)

Bản Tiếng Gọi Thanh Niên là do Nhạc- sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác. Năm 1948, bài nhạc này bị chính quyền bù nhìn tay sai của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican “chôm” làm quốc ca, rồi sau này các chính quyền miền Nam cũng tiếp tục xài cho đến khi cả chính quyền và quân đội miền Nam rã ngũ tan hàng vào ngày 30/4/1975. Bài Tiến Quân Ca do Nhạc- sĩ Văn Cao sáng tác vào cuối năm 1944 và được dùng làm Quốc Ca của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa hay Việt Nam ngày nay). Cả hai bản nhạc này là những đại nhạc phẩm đã đi vào lịch sử cúa dân tộc mà toàn thể nhân dân Việt Nam đều biết rõ.

Cả hai tác giả của hai bài nhạc này đều là nhạc sĩ lớn và đều gia nhập Mặt Trận Việt Minh ngay từ đầu thập niên 1940 để theo đuổi đại cuộc giải phóng đất nước thoát khỏi ách thống trị tham tàn và cực kỳ man rợ của quân xâm lược.

nhạc sĩ Lưu hữu Phước

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước

nhạc sĩ Văn Cao

Nhạc sĩ Văn Cao

 

Căn cứ vào tuổi tác, nhạc sĩ Trúc Hồ chưa hề đóng góp một chút công lao nào vào đại cuộc cứu nước trong hai cuộc chiến giải phóng dân tộc 1945-1954 và thống nhất đất nước (1954-1975). Nhạc-sĩ Trúc Hồ sinh năm 1964, tức là khi chiến tranh chấm dứt, ông ta mới có 11 tuổi. Không những thế, là một con chiên ngoan đạo, thuộc một gia đình đạo gốc trong họ đạo Chợ Quán, Sàigon, dĩ nhiên là ông có những đặc tính của một tín đồ Ca-tô. Những đặc tính này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 63 có tựa đề là “Ngô Đình Diệm: Con Người Và Tội Ác” (sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã và có thể đọc ở http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH63_1d.php.

Trong những đặc tính này, đáng kể nhất là đặc tính “tuyệt đối trung thành với Vatican và triệt để tuân hành lệnh truyền của  đáng bề trên của ông ta để đánh phá các chính quyền nào không chịu khuất phục Vatican”. Theo sách Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1005), tr. 17 của Nguyễn Xuân Thọ: “Các nhà truyền giáo yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các con chiên rằng, “Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ. Họ chỉ tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican.” .

Những lời dạy dỗ bất lương và phi luân này được Vatican cấy vào đầu các con chiên tử thuờ mới chào đời, Trong suốt chiều dài lịch sử, từ khi Vatican công khai can thiệp trắng trợn vào chính tình Việt Nam vào giữa thập niên 1780, bầy chiên cuồng tín người Việt đã liên tục triệt để tuân hành lời dạy đó để đánh phá tổ quốc và dân tộc Việt Nam. Con chiên Trúc Hồ cũng không ngoại lệ. Cho nên, từ khi đến  Mỹ định cư vào năm 1981, Trúc Hồ đã dùng đủ mọi cách để liên hệ với những người đồng đạo để sinh hoạt. Trung Tâm Sản Xuất Băng Nhạc Asia là bản doanh của những con chiên trung tín để thi hành "sứ mạng" của một con chiên.

Một xương sống khác của Trung Tâm Asia là nhạc-sĩ Anh Bằng, cũng là một tín đồ Ca-tô "ngoan đạo" thuộc một gia đình đạo gốc lâu đời. Ông di cư vào Nam trong biến cố đất nước chia đôi vào năm 1954, phục vụ trong quân đội miền Nam (ngành công binh rồi chuyển sang ngành chiến tranh tâm lý) cho đến cuối tháng 4/1975, thì ông chạy tỵ nạn sang Hoa Kỳ.

Như vậy là cả hai nhân vật chủ chốt của Trung Tâm Sản Xuất Băng Nhạc Asia đều có lý lịch hay căn cước hoặc mẫu số chung là cùng thuộc gia đình đạo gốc lâu đời, cùng có khả năng về âm nhạc và sáng tác nhạc, cùng triệt để thi hành chính sách chống Cộng do Vatican chủ trương, đặt quyền lợi của Vatican hay Giáo Hội La Mã lên trên quyền lợi tối thượng của dân tộc và tổ quốc Việt Nam, và cùng là những nhân vật chủ chốt của Trung Tâm Sản Xuất Băng Nhạc Asia. Những lời lẽ của MC Nam Lộc, Việt Dũng, Ngọc Đan Thanh và Thùy Dương phát ngôn trong các cuốn băng nhạc do Trung Tâm Sản Xuất Băng Nhạc Asia sản xuất nói lên sự thật về tư tưởng của họ và cũng là chính sách chống Cộng của Vatican mà chúng tôi đã nêu trên.

Phương cách bốc thơm ông nhạc sĩ con chiên Trúc Hồ còn siêu việt hơn và trắng trợn hơn cả phương cách lộn xòng trong cuốn ngụy thư Anh Hùng Nước Tôi (San Jose, CA: Việt Tân 1986). Trong cuốn Anh Hùng Nước Tôi, các tác giả văn nô phải đưa ra hơn 60 nam nữ anh hùng dân tộc thứ thiệt 100% trong suốt chiều dài lịch sử trong gần hai ngàn năm từ Bà Trưng Trắc Trung Nhị (39-43) cho đến thời Đệ Nhị Thế Chiến (1939-1945) rồi mới nhét tên bạo chúa tam đại Việt gian họ Ngô này vào trong đó để mập mờ đánh lận con đen với hy vọng làm cho người đời lầm tưởng rằng cái thằng tam đại Việt gian khốn nạn này là một vị anh hùng thứ thiệt của dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, ông Phạm Cao Dương chỉ cần gài cái tên con chiên Trúc Hồ vào để bên cạnh hai đại nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Văn Cao là xong.

So sánh một vài điểm, bạn đọc sẽ thấy sự khác biệt quá lớn giữa một bên là hai nhạc sĩ Lưu Hữu Phước và Văn Cao và một bên là nhạc sĩ con chiên Trúc Hồ về (1) tài nghệ sáng tác nhạc, (2) lòng yêu nước được cụ thể bằng thành tích đã đóng góp cho đất nước trong hai cuộc chiến đem lại vinh quang cho tổ quốc và hãnh diện cho người Việt Nam khiến cho người người trong khắp năm chấu bốn bể đều phải nể vì người Việt Nam ta.

Bất cần sự thật đó, ông Phạm Cao Dương (PCD) đưa ra những luận điệu tẹp nhẹp (sẽ bàn sau) để gièm pha và triệt hạ uy tín của cả hai nhạc sĩ Văn Cao và Lưu Hữu Phước, đồng thời nỗ lực tâng bốc nhạc sĩ con chiên Trúc Hồ lên tận mây xanh. Đây là sách lược “nhất cử lưỡng tiện” rất thông dụng mà bộ máy tuyên truyền của Vatican thường sử dụng đối với những nạn nhân hay các cá nhân và thế lực mà Vatican coi là thù địch. Cái lối so sánh như vậy quả thật là ngược ngạo và hết sức kệch cỡm.

trở lên mục lục

B.-Một Số Những Ngạc Nhiên Trong Hai Bài Viết của Ông Phạm Cao Dương  (“Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp” và “Từ Bài Ca Đáp Lời Sông Núi…”)

Thưa ông Phạm Cao Dương,

Trước đây, Giáo-sư Trần Chung Ngọc có viết bài “Tôi Đọc Bài Của Phạm Cao Dương Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp” (http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls11.php). Xin ông đọc để biết rõ những lời nhận xét của Giáo-sư Trần Chung Ngọc về cung cách và lời lẽ của ông trong bài viết nói về Đại Tướng Giáp. Để tránh lập lại những gì Giáo-sư Ngọc đã nói, tôi chỉ đưa ra một số điều làm tôi ngạc nhiên trong hai bài viết đề cập trên đây. Ngạc nhiên vì đáng lý ra những lời đó chỉ có thể thốt ra từ cửa miệng của các con chiên người Việt cuồng tín dốt nát về lịch sử, không ngờ lại phát ra từ một người đã từng học sử và dạy sử. Dưới đây là mấy điểm đáng nói:

trở lên mục lục

 

NGẠC NHIÊN # 1: Viết khảo luận về Sử mà không trưng dẫn tài liệu!

Trong bài viết ”Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng VC Võ Nguyên Giáp”, ông viết:

“Rào trước đón sau hơi nhiều, bây giờ người viết xin được vô đề với một chú thích thêm là vì đây là một bài báo mang thời gian tính nhằm vào quảng đại độc giả nên người viết không kèm theo những cước chú vì thiết nghĩ nhất thời không cần thiết. Người viết sẽ liệt kê đầy đủ khi có dịp viết lại.”

Điều này cho thấy rõ giữa ông và con chiên Nguyễn Gia Kiểng có sự giống nhau về cái mánh mung “rào trước đón sau” để “muốn nói sao thì nói” mà người đọc không có cách nào kiểm chứng được. Trước đây,  khi viết láo và tầm xàm trong cuốn Tổ Quốc Ăn Năn, con chiên cuồng tín hoài Ngô Nguyễn Gia Kiểng cũng viết một đoạn văn với chủ tâm tương tự như đoạn văn trên đây của ông như sau:

Vì là một cuốn sách ý kiến, và hơn nửa ý kiến cá nhân, nên việc liệt kê tài liệu lại càng khó. Tác giả viết với kiến thức và suy tư cá nhân của mình cho nên muốn liệt kê hết các tài liệu đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cuốn sách thì có lẽ phải liệt kê hết tủ sách của mình. Điều này không phải chỉ khó mà còn không thể làm được vì, một mặt, có những tài liệu, như báo chí, tác giả đã tự ý hủy bỏ vì không có chỗ lưu giữ và, mặt khác, có những biến cố đã khiến tác giả làm mất tất cả hay gần hết tủ sách.” Nguyễn Gia Kiểng, Tổ Quốc Ăn Năn (Paris:TXB, 2001), tr. XI.

Nhận xét về cái mánh mung viết như vậy, Giáo-sự Trần Chung Ngọc viết:

 “Như vậy là ông đã quá coi thường độc giả và tự dành quyền cho mình muốn viết sao thì viết. Đây là điều khó có thể chấp nhận trong lãnh vực học thuật đối với giới trí thức, nhất là khi viết về một vấn đề quan trọng liên quan đến Đại Tướng Võ Nguyên Giáp. Vì không kèm theo các cước chú nên độc giả không có cách nào có thể kiểm chứng những điều ông viết là đúng hay sai, là sự thật hay ngụy tạo. Nhưng đối với tôi, phần lớn là sai.” Trần Chung Ngọc. “Tôi Đọc Bài Của Phạm Cao Dương Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.”26/7/2010 http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls11.php.

Riêng về giới tu sĩ và con chiên người Việt thường dùng thủ đoạn gian manh này vừa để lấp liếm tình trạng yếu kém của họ về kiến thực lịch sử và không biết gì về phương cách viết khảo luận. Đã thế, họ còn chế diễu gièm pha việc trích dẫn tài liệu chứng minh theo đúng tiêu chuẩn của trường đại học Âu Mỹ, xem như đó là "sao chép". Họ còn dùng những lời lẽ khiếm nhã đối với những tác giả biên soạn các bài  khảo luận lịch sử. Những đoạn văn sau đây là một vài thí dụ:

1. Con chiên Nguyễn Văn Chức viết:

Cuốn VNMLQHT (của tác giả Đỗ Mậu) không phải là một cuốn hồi ký. Đúng hơn nó là một tạp ghi, cóp nhặt quan điểm của nhiều người và nhiều tác giả. 93 cuốn sách và 52 tạp chí được trích dẫn. Bản thân ông Đỗ Mậu chỉ xuất hiện đó đây như một loại giây leo còm cõi sống bám vào những chất liệu cóp nhặt.” Nguyễn Văn Chức,  Việt Nam Chính Sử (Fall Church, VA: Alpha, 1992), tr. 1.

2. Con chiên Vũ Linh Châu viết:

" Tôi không có bằng Ph D, tuy nhiên tôi đã không phải là một cái máy Copier. Nhất là một cái máy chỉ copy được tiếng Tây tiếng Mỹ của các Ông Tây Bà Đầm mà thôi, chứ không biết copy các sử liệu và tài liệu của các tác gỉa Việt Nam! Riêng tác giả Trần Tiên Long, chắc là bằng cấp còn cao hơn nữa, nên đã trở thành cái máy đa năng COPIER & PRINTER. Nhưng cái máy thứ hai này lại còn đáng tiếc hơn nữa, vì chỉ biết sao chép và in ra các tài liệu của cái máy thứ nhất mà thôi?- Vũ Linh Châu.” diendanviahe@yahoogroups.com On Behalf Of Chau Vu. “Một Cái Mũ Rách Dùng Làm Vũ Khí “Vu Khống và Gây Hận Thù.” Ngày 11/12/2011.

Trên đây chỉ là một vài trường hợp trong rất nhiều trường hợp "dèm pha những ưu điểm" cho thành "khuyết điểm", đảo lộn giá trị của những bài viết nào bất lợi cho chủ trương chống Cộng hay hoài Ngô. Khi phán đoán một điều thuộc lãnh vực chính trị hay lịch sử, việc trưng dẫn tài liệu là việc cần phải có cho ý kiến của mình được chứng thật. Càng nhiều trưng dẫn thì phát biểu của mình càng được chứng minh. Thủ đoạn viết lách của họ cù nhầy, bựa  và  lươn lẹo như thế đó! Nhưng, là một giáo sư sử học, chẳng lẽ ông cũng giống như họ về việc sử dụng dùng thủ đoạn vặt vãnh như vậy hay sao?

trở lên mục lục

 

NGẠC NHIÊN # 2: Thái độ thiên vị, và cách xưng hô bất công, ảnh hưởng văn chương trong Phép Giảng 8 Ngày của Đắc Lộ.

Trong bài “Từ Bài Ca Đáp Lời Sông Núi Của Trúc Hồ Nhìn Lại 2 Bài Tiếng Gọi Sinh Viên Của Lưu Hữu Phước và Bài Tiến Quân Ca Của Văn Cao” (http://www.hopluu.net/D_1-2_2-116_4-1873/,) đoạn 2, ông viết:

“Chính nghĩa giành độc lập và giữ nước mà Hồ Chí Minh đề cao và người Cộng Sản từ hơn sáu mươi năm tự coi là của riêng mình và là điều mà Hồ Chí Minh coi như là “ý chí sắt đá”, “truyền thống quý báu đã có từ thời các vua Hùng” bỗng nhiên không còn nữa.[1] Tháng 9 năm 2011 mọi chuyện đã hiện ra trái ngưọc. Tên của Thủ Tướng Trần Văn Hữu của Quốc Gia Việt Nam, tên của các Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu lại được nhắc đến cùng với tên của Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà cùng với 74 chiến hữu của ông, sau này thêm 64 chiến sĩ Hải Quân Việt Nam nữa ở Trường Sa.”

NHẬN XÉT: Ông sử dụng cái chết của Thiếu Tá Hải Quân Ngụy Văn Thà làm bức màn nhung để thực hiện kế sách “nhất cử lưỡng tiện” (1)  vừa tôn vinh  mấy tên Việt gian nặng kí (a) Trần Văn Hữu (quốc tịch Pháp, (b) Ngô Đình Diệm (quốc tịch Vatican), và (c) Nguyễn Văn Thiệu (quốc tịch Vatican), vừa triệt hạ uy tín của cụ Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ông lại coi trọng những người Việt Nam làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican cũng như Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican, và coi khinh những ngưỡi đứng về phía Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh chiến đấu cho đại cuộc giải phóng dân tộc và đại cuộc đòi lại miền Nam đem lại thống nhất cho tổ quốc.

Đối với ông Hồ Chí Minh, ông gọi xách mé, chỉ nói trổng cái tên “Hồ Chí Minh” cộc lốc mà không ghi rõ chức vụ Chủ Tịch ở ngay trước danh tính. Trái lại, khi nói đến các ông Trần Văn Hữu, Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu, ông lại ghi rõ đầy đủ chức vụ ở ngay trước danh tính của họ. Sự kiện này chứng tỏ là ông đã biểu lộ thái độ “nhất bên trọng, nhất bên khinh” (thiên lệch). Thú thật, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên khi thấy rằng một người như ông lại không biết rằng:

1.- Trần Văn Hữu là một tên đại Việt gian mang quốc tịch Pháp đã đứng về phía Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiên giành độc lập của toàn dân ta từ cuối tháng 9 năm 1945, và đã từng nắm giữ một chức vụ quan trọng hàng đầu trong chinh quyền của nước Cộng Hòa Nam Kỳ. Ông có thể nào phủ bác những dữ kiện sau đây hay không?

Trần Văn Hữu (1896-?): 1925, nhập tịch Pháp.

“ 6/12/1946: Bộ Trưởng Bộ Tài Chính chính phủ Lê Văn Hoạch (Nước Cộng Hòa Nam Kỳ.

1948: Phó Thứ Tướng kiêm Bộ Trưởng Tài Chánh & Kinh Tế của chính phủ Nguyễn Văn Xuân.

15/6/1948 Thủ Hiến Nam Việt

....

6/5/1950: Chính phủ đầu tiên của (Trân Văn) Hữu (của chính quyền Bảo Đại.” (Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr.541.

Ngày 23 tháng 9 năm 1945, sau khi Cách mạng tháng Tám nổ ra và nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, quân đội Pháp nổ súng chiếm Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh Đông Dương. Với mục tiêu khôi phục chế độ thuộc địa ở Việt Nam và Đông Dương, Pháp đã thành lập chính phủ thân Pháp "Nam Kỳ tự trị". Trần Văn Hữu bắt đầu tham gia chính trị từ đây. Tháng 7 năm 1946, với tư cách là thành viên trong phái đoàn Pháp, ông lên tàu Dumont Durville của Pháp đi dự hội nghị Fontainebleau ” (http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_V%C4%83n_H%E1%BB%AFu.)

Năm 1950, Trần Văn Hữu giữ chức Thủ hiến Nam phần, đặt cơ quan tại Sài Gòn. Bấy giờ, làn sóng phản đối trong học sinh – sinh viên tiếp tục dâng cao. Ngày 9/1/1950, một đoàn biểu tình khoảng 15.000 người kéo đến Dinh Thủ hiến Trần Văn Hữu đòi thực hiện lời hứa trả tự do cho 12 học sinh bị bắt trong cuộc bãi khóa vừa xảy ra trước đó. Cuộc biểu tình được hàng vạn đồng bào nhanh chóng hưởng ứng. Thủ hiến Trần Văn Hữu nuốt lời hứa, và theo lệnh của Tướng Chansons – Tư lệnh quân đội Pháp, 500 lính và cảnh sát xông vào đàn áp dã man cuộc biểu tình. Trần Văn Ơn bị sát hại, nhiều người khác bị thương và bị bắt. Ngày 12/1/1950, 500 người từ các tỉnh đổ về Sài Gòn, cùng đồng bào ở đây đưa đám tang Trần Văn Ơn. Cuộc đấu tranh của nhân dân ta ngày càng lớn mạnh.Kiều Chinh. “Nhân Vật Chí: Trần Văn Hữu (1895-1985) (http://thvl.vn/?p=14233).

2.- Ngô Đình Diệm mang quốc tịch Vatican đã bị sách sử ghi nhận là một trong số 100 tên bạo chúa  ác độc nhất trong lịch sử nhân loại (Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), p.167-168, và đã bị nhân dân Việt Nam gọi là tên bạo chúa phản thần tam đại Việt gian. Để biết rõ hơn nữa về tên bạo chúa khốn nạn này,  xin đọc các Chương 60, 61, 62 và 63, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. (xem http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/DanbaiHSTA.php).

3.- Nguyễn Văn Thiệu mang quốc tịch Vatican, một sĩ quan trong quân đội đánh thuê của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican trong thời Kháng Chiến 1945-1954, sau này được Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thăng lên cấp tướng rồi cho làm tổng thống miền Nam để làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican.

Trở lại vấn đề, tôi nhận thấy thái độ thiếu vô tư của ông đối với các nhân vật và thế lực tác nhân lịch sử như đã nói ở trên, cũng giống y như những ngôn từ giao tiếp hàng ngày và trong các tác phẩm của các con chiên văn nô người Việt. Tiêu biểu là  con chiên Lữ Giang. Thái độ ”thiên vị” như vậy của ông văn nô con chiên này đã bị Cụ Phan Bá Kỷ phơi bầy ra trước công luận như sau:

Ông Lữ Giang mỗi khi nhắc đến ông Ngô Đình Diệm đều một điều ông Diệm, hai điều ông Diệm. Nhưng khi nhắc đến cụ Trần Trọng Kim thì toàn xách mé Trần Trọng Kim suông. Tài ba, đức độ và tuổi tác của cụ Kim (sinh năm 1883) so với ông Diệm (sinh năm 1901) một trời một vực ra sao, ai nấy đều biết. Nếu ông Lữ Giang coi ông Diệm như ông nội, thì ít nhất phải coi cụ Kim như cụ nội. Sao lại có thể hỗn láo như thế? Thế lực nào dùng ông Lữ Giang, tức Nguyễn Cần, tức Tú Gàn ngớ ngẩn, cẩu thả, lười lĩnh, gặp đâu nói đó, và hỗn hào để làm những việc viết lách nhảm nhí, thì thật là bất trí và bất lương vậy”  Nhều tác giả, Ăn Ốc Nói Mò (Costa Mesa, CA: VietBooks Xuất Bản, 1998), tr. 221.

Trong thực tế, không phải chỉ có ông và Lữ Giang mới có cách xưng hô đầy thiên lệch như vậy. Cuốn Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo (Sàigòn: Chân Lý, 1972, nơi Mục II có tựa đề là Thái Độ Của Giáo Hội Đối Với Man Dân (từ trang 200 đến trang 207), vỏn vẹn có 8 trang, tác giả là Lịnh-mục Bùi Đức Sinh đã sử dụng các từ “man di”, “dã man” và “mọi rợ” tới 26 lần để nói về các nhóm dân  thuộc các tôn giáo hay nền văn hóa khác.

Có lẽ người đầu tiên dạy các tín đồ đạo Chúa cách "đối nhân xử thế" kiểu này là Linh-mục Alexandre de Rhodes khi đến Việt Nam để truyền giáo. Không cần biết “nhập gia tùy tục, đáo giang tùy khúc’, ông ta đã dám cả gan gọi Đức Phật Thích Ca là “thằng” trong khi một điều, ông ta  gọi ông Jesus là “Chúa”, hai điều gọi ông Jesus là Chúa, trong khi trên thực tế, ông Jesus chỉ là một người bất bình thường khùng khùng điên điên, phán dạy những lời phi luân, đại nghịch bất đạo (như trong Matthew 10:33-37).

Bởi tam giáo này, như bởi nguồn đục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có là chi, vì chưng biết là bởi vì đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì làm sao cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi chuyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ.” Nguyễn Khắc Xuyên & Phạm Đình Khiêm, Giáo Sĩ Đắc Lộ Và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên (Sàigon: Tinh Việt Văn Đoàn, 1961), tr. 85.

Trong bài “Tôi Đọc Tiếp Đặng Thùy BN587: Cũng Vẫn Mạt Sát Biện” của tác giả Trần Tiên Long (http://sachhiem.net/TTL/TranTL13.php) “Lời Tòa Sọan” viết như sau”

“Trong quyển Phép Giảng 8 Ngày của Alexandre De Rhodes có sơ sơ 33 tiếng “thằng” để gọi những nhân vật mà ông cho là xấu hay đối nghịch. Trong lúc đó, một điều Đức Giêsu, hai điều Đức Giêsu. Nội (chương) “Ngày Thứ Bốn” đã có 3 tiếng “rợ mọi” dành cho các tôn giáo Á Đông! Một người thầy du côn như thế, chẳng trách chi, môn đệ trung thành có hơn một chút cũng là chuyện dễ hiểu. Chi tiết về Phép Giảng Tám Ngày- Cuốn sách in bằng tiếng Việt đầu tiên ở http://sachxua.net/forum/index.php?topic=7390.0, và http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=882&p=&id=137410 (SH)”

phép giảng ngày

Những lời lẽ “thiếu văn hóa” của ông ta trong cuốn Phép Giảng Tám Ngày đã trở thành những hạt giống ươm trồng vào đầu óc những phường hạ lưu tham lợi người Việt “theo đạo lấy gạo mà ăn”, những quân háo danh “theo đạo tạo danh đời”, rồi lan tràn sang bọn xu thời “bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai” và sinh sôi nẩy nở trong các thành phố đông người. Vatican đã sử dụng các đội ngũ này làm đạo quân thứ 5 để chống lại tổ quốc và dân tộc ta từ cuối thế kỷ 18 liên tục cho đến ngày nay.

Đối với người tín hữu Ki-tô hay Giáo Hội La Mã, bất kỳ cái gì của hay thuộc về Giáo Hội La Mã đều là thánh thiện, đều cao cả, đều tuyệt vời,  cần phải noi theo, và Nếu hoàn cảnh cho phép, họ SẼ dùng bạo lực để cưỡng bách những người thuộc các tôn giáo hay nền văn hóa khác phải tin theo và tuân thủ. Trái lại, bất kỳ cái gì không phải là của hay không thuộc về giáo hội cũng đều tầm thường, đều xấu xa, đều là quấy, đều tội ác, và  tất cả đều phải bị hủy diệt bằng mọi giá. Đây là sự thực và đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Tôn Giáo và Dân Tộc viết:

“Trong Giáo Hội Công Giáo, khuynh hướng đóng kín và tự mãn hiện diện ngay trên bình diện tập thể, vì Giáo Hội đã tự ý thức mình như một dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa và giao cho sứ mạng cứu rỗi nhân loại. Giáo Hội là con đường độc nhất đưa tới Thiên Chúa: "Ngoài Giáo Hội không thể có sự cứu rỗi.” (hors de l' Église, point de salut).

Hậu quả của quan niệm ấy là tính cách bất khoan dung (intolérance) của Giáo Hội Công Giáo: Giáo Hội đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngoài sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chánh thức của Giáo Hội chỉ có thể sai lầm. Mà Giáo Hội có quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hòan thành sứ mạng cứu rỗi của mình.

 “Lịch sử cho thấy rằng, từ khi Giáo Hội trở thành “Quốc Giáo” dưới triều Hoàng Đế Constantin và nắm được những thế lực lớn lao thì “cây gươm tinh thần” của Thánh Phao Lồ luôn luôn bị cám dỗ đã bị biến thành cây gươm thép thật sự. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng bạo lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "tà thần", đốt sách vở ngọai đạo và đốt luôn bọn người bị xem là "lạc đạo", nếu không chịu sửa sai.” Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1972), tr. 73-78.

Tóm tắt như sau: (1) đặc tính thiên vị hay bất công là mẹ đẻ của trăm ngàn thứ tội ác, và (2) quyền lực là môi trường vô cùng thuận lợi cho tội ác sinh sôi nẩy nở.

Bộ máy tuyên truyền (Thánh Bộ Đức Tin) của Vatican đã gieo rắc tư tưởng "thiên vị""hám quyền lực" cho tín đồ, và thành công cưỡng ép nhân dân các quốc gia bất hạnh phải nằm dưới quyền bạo trị của chế đô đạo phiệt Ca-tô (Roman Christian dictatorship) như ở Âu Châu trong thời Trung Cổ, ở Châu Mỹ La-tinh và Phi Luật Tân từ đầu thế kỷ 16 cho đến ngày nay, ở Croatia trong những năm 1941-1945, ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 và ở Rwanda trong năm 1994.

Với chính sách cấu kết với đế quốc thực dân xâm lược Pháp và siêu cường Hoa Kỳ (để có quyền lực), từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975, Giáo Hội La Mã cũng như bọn quạ đen và bày con chiên người Việt đã gây ra không biết bao nhiêu tội ác chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam! Thiết tưởng rằng, ông PCD biết rõ sự thật này chứ! Ấy thế mà tôi chưa hề thấy ông viết một lời nói nào về những rặng núi tội ác của họ. Tại sao lại như vậy? Câu trả lời rất đơn giản! Đó là thái độ thiên vị của ông mà ra.

[Chú thích: Về vấn đề Giáo Hội La Mã chủ trương thi hành sách lược cấu kết với các cường quyền địa phương và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để củng cố quyền lực cũng như mở rộng vùng ảnh hưởng, xin đọc Avro Manhattan, Vietnam Why Did We Go? (Chino, CA: Chick Publications, 1984, p, 157) và Chương 6, Mục III, Phần II, sách Lịch Sử Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH6_0.php) để biết]

Tâm lý học đã chứng minh: tư tưởng biến thành hành động. Với thái độ thiên vị như đã nói ở trên, liệu rằng:

a)- Ông có giữ được thái độ vô tư khi biên soạn các tác phẩm lịch sử nước nhà thời cận và hiện đai, đặc biệt là khi viết về các nhân vật và thế lực của hai bên đối nghịch nhau giữa một bên là (1) Đảng Cộng Sản Viêt Nam, (2)  Mặt Trận Việt Minh, (3)  những người đi theo hai thế lưc trên đây để chiến đấu cho đại cuộc giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước, và một bên là  (1) Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, (2) Liên Minh xâm Lược Mỹ - Vatican, (3) nhóm thiểu số con chiên “thà mất nước, chứ không thà mất Chua”, và  (4) bọn xu thời làm việc đắc lực cho các thế lực ngoại xâm trên đây trong những năm 1858-1975?

b)- Ông có thoát khỏi tình trạng bi ảnh hưởng của chính sách tuyên truyền của Vatican mà học giả Ca-tô Phan Đình Diệm ghi nhận là dùng ảo thuật "biến những rặng núi" tội ác (của phe ông thiên vị) thành con chuột, kẻ cướp mặc áo thày tu, và quỷ Satan có diện mạo ông thánh” không? ” [Phan Đình Diệm. “Mea Culpa” Bài 3: Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm.” www.kitohoc.com/Bai/Net066.htm Ngày 4/5/2000.]

trở lên mục lục

 

NGẠC NHIÊN # 3: Small minds discuss people. Kẻ tiểu nhân bàn về đời tư của cá nhân. Dùng vẻ bề ngoài, sở thích ăn mặc để đánh giá một thiên tài.

Trong bài “Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng VC Võ Nguyên Giáp…”, ông viết:

Một Gia thế và một quá trình học vấn thiếu minh mạch… gia thế của ông cũng như những chi tiết liên hệ tới ông hồi ông còn đi học, kể cả việc ông học luật ở Hà Nội , đối với một người bình thường là những gì thân yêu luôn luôn được họ tưởng nhớ hay nhắc đến, đã bị ông ít khi hay hầu như tránh né không đề cập tới…Cũng nên để ý là trong thời gian ở Hà Nội này, Võ Nguyên Giáp chưa có một nghề chuyên môn và một việc làm nhất định. Việc dạy ở trường Thăng Long của ông chỉ là tạm thời và bán thời gian. Ông đã phải nương nhờ rất nhiều vào Đặng Thái Mai, kể cả ở nhà ông này để sống qua ngày. Phải chăng vì vậy nhiều người đã dùng thành ngữ “cầu bơ, cầu bất” để nói về ông lúc đó.

Tuy nhiên, khác với nhiều người khác, đặc biệt là Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, luôn luôn ăn mặc chỉnh tề, lúc nào cũng sơ-mi trắng, cổ thắt ca-vát, mình mặc veston và quần mầu nhạt, đầu đội mũ dạ, chân đi giầy … như một công chức cao cấp, kể cả khi ở chiến khu, lúc gặp các sĩ quan Mỹ của cơ quan OSS, bên cạnh Hồ Chí Minh mặc quần soọc, áo sơ-mi nhầu nát, chân di dép có quai. Lối ăn mặc này đã được những người ngoại quốc gặp ông chú ý và miêu tả và đã được ông giữ rất lâu về sau này, ít ra là cho đến khi ông được phong quân hàm đại tướng. Sau bộ đồ Tây là bộ quân phục đại tướng, buổi đầu là kaki màu cứt ngựa của bộ đội và cuối cùng là lễ phục màu trắng, thật trắng là thẳng nếp với đầy đủ phù hiệu và huy chương mỗi khi xuất hiện hay in trên bìa sách, kể cả khi chỉ là để được phỏng vấn. Phải chăng lối ăn mặc này, cộng thêm với những căn bản giáo dục đại học và cuộc sống trí thức, tiểu tư sản bên cạnh sự thành công quá lớn của ông đã khiến cho ông bị những thành phần lãnh đạo khác không ưa và đã cản bước tiến của ông trong vai trò lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam, dù cho ông là người có khả năng nhất và ngay từ đầu đã đóng góp nhiều nhất cho đảng này. Phải chăng cũng vì vậy mà ông đã ít khi, nếu không nói là không bao giờ đề cập tới thời còn đi học của ông, chưa kể tới mối liên hệ giữa ông và Louis Marty, trùm mật thám Pháp, người đã đỡ đầu và ông giúp ông hoàn tất bằng tú tài I, rồi vô Trung Học Albert Sarraut để lấy nốt bằng tú tài II Tây, thay vì trường bảo hộ và tú tài bản xứ, và vào trường Luật như đda số các thanh niên Việt Nam khác.”

Và trong bài viết “Từ Bài Ca Đáp Lời Sông Núi Của Trúc Hồ…”, ông PCD cũng viết theo cái luận điệu  này:

“Văn Cao đã không tự mình sáng tác theo cảm hứng riêng của mình mà vì đã nhận lời của một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản để làm bài này, rồi cũng từ đó ông vướng mắc vào hết hệ lụy này sang hệ lụy khác, kể cả chuyện ông đã lãnh súng, tham gia ban ám sát và đã nhúng tay vào những vụ giết ngưòi.[12] Lý do là năm đó, năm 1944, Văn Cao bị thất nghiệp, tranh triển lãm bán không được, lại gặp năm “trời rét hơn mọi năm” và khi “những ngày đói của tôi bắt đầu.”

NHẬN XÉT: Rõ ràng những lời nói trên đây đã đi ngược với cái đạo lý của người viết sử là “xét việc, chứ không xét người”. Cái đạo lý này cũng được  Bà Eleanor Roosevelt (phu nhân của Tổng Thống Frankiln Roosevelt (1933-1945) phát biểu:

Great minds discuss ideas, average minds discuss events, small minds discuss people”. Xin tạm dịch là “Vĩ nhân nói chuyện về tư tưởng, người bình thường hay nói về sự kiện hay biến cố  và nhũng kẻ tiểu nhân bàn vê đời tư của các nhân.http://en.wikiquote.org/wiki/Eleanor_Roosevelt.

Thiết tưởng rằng một người theo học ngành sử và suốt đời dạy môn lịch sử rồi lại viêt sử không thể nào hạ bút viết những lời lẽ như:

 “chưa có một nghề chuyên môn và một việc làm nhất định ”. “Ông đã phải nương nhờ rất nhiều vào Đặng Thái Mai, kể cả ở nhà ông này để sống qua ngày. Phải chăng vì vậy nhiều người đã dùng thành ngữ “cầu bơ, cầu bất” ” để nói về ông lúc đó.”

Thưa ông, "Cầu bơ cầu bất" vẫn còn có tư cách gấp vạn lần "bán tổ tiên kiếm kế sinh nhai" (trích thơ Hai Chữ Nước Nhà của Á Nam Trần Tuấn Khải), và theo đạo để được "lương thực hàng ngày" (trích Kinh "Lạy Cha" của đạo Ki-tô)

Đạo lý của một nhà viết sử là “chỉ xét việc, chứ không xét người”.  Nhưng những lời viết trong các bản văn ở trên cho thấy rõ ràng là tác giả Phạm Cao Dương đã đem cái vẻ bề ngoài  về sở thích ăn mặc, và moi móc những cái bất hạnh của đối tượng, rồi xem đó là những điều tiêu cực để gièm pha một thiên tài. Ông chỉ muốn triệt ha uy tín cá nhân Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và Nhạc Sĩ Văn Cao, chứ không phải là một  nhà viết sử chỉ biết chú tâm vào việc trình bày những việc làm của tác nhân lịch sử nhằm phơi bày ra trước công  luận cho quần chúng và hậu thế nhìn thấy. Cái lối viết sử như trên của ông PCD quả thật là không đúng với đạo lý của một người viết sử.

Ngoài ra, ông còn viết nhiều điều khác không đúng với sự thực như đã xẩy ra trong lịch sử. Ông đã đưa ra những luận điệu nặng tính cách chủ quan sặc mùi “tố Cộng” và nhắm vào đời tư cá nhân để  triệt hạ uy tín cá nhân người đại anh hùng dân tộc này và triệt hạ luôn đại công nghiệp đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, một nhiệm vụ lịch sử trọng đại mà gần một thế kỷ trước các thế hệ tiền nhân ta đã mất bao nhiêu công lao, mồ hôi và xương máu nhưng vẫn không thể nào làm được.

Những lời lẽ soi mói vào đời tư cá nhân Đại Tương Võ Nguyên Giáp và những nhận xét chủ quan, sai lệch về vị đại tướng anh hùng này theo luận điệu tố Cộng của những con chiên hoài Ngô của ông đã làm cho nhiều người bức xúc và tức giận. Cũng vì thế mà Giáo-sư Trần Chung Ngọc  đã cảm thấy không thể cầm lòng ngồi yên, nên mới viết bài “Tôi Đọc Bài Của Phạm Cao Dương Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp” (http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls11.php) để chỉ dẫn cho ông thấy rõ những sai lầm của ông trong cung cách  viết lách và nhận xét của ông về nhân vật lịch sử trân quý này của dân tộc Việt Nam cũng như về công nghiệp của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

trở lên mục lục

 

NGẠC NHIÊN # 4: Cho rằng những tổ chức chống quân xâm lăng là "vi phạm" luật pháp của quân xâm lăng! Cho rằng cuộc khởi nghĩa của miền Bắc chống xâm lăng Mỹ là "gây hấn", và chịu trách nhiệm về số người chết trong đó!

Ông Dương viết:

- “ Riêng ở xứ Nam Kỳ, mặc dầu cho tới thời điểm này vẫn còn là thuộc địa của người Pháp và đương nhiên là vẫn do người Pháp quản trị và chịu trách nhiệm, sự vi phạm cũng xảy ra một cách trầm trọng.”

- ” Cuộc Chiến Ba Mươi Năm đã chấm dứt,  mà bây giờ người ta vẫn có thể phối kiểm được, là qua hai cuộc chiến vừa qua có từ 3 triệu rưởi đến 4 triệu người chết, ông (Tướng Giáp) có hối tiếc hay không?

NHẬN XÉT: Thú thực, tôi cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, không ngờ một người Việt Nam có thể viết như thế, huống chi đó lại là câu văn của một giáo sư sử học viết ra.

1. Ngạc nhiên vì rằng bất kể là dựa trên căn bản pháp lý  hay chân lý nào thì quân thù xâm lược dùng sức mạnh quân sự để ăn cướp đất nước của người ta, tất nhiên là  nhân dân của đất nước nạn nhân có quyền vũ trang dùng sức mạnh quân sự chiếm lại những gì đã bị cướp. Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đã dùng sức mạnh quân sự để cưỡng chiếm Việt Nam và dân Việt Nam có quyền vũ trang đòi lại những gì đã bị cướp. Hành động chính đáng như vậy là sai quấy hay sao, thưa ông giáo sư sử Phạm Cao Dương?

Nói như ông, thì nhân dân 13 thuộc đia Anh ở Bắc Mỹ không có quyền vũ trang vùng lên lật đố chính quyền Anh và theo đuổi  cuộc chiến đánh đuổi Đế Quốc Anh kéo dài cả 7 năm trời (1776-1783) để giành lấy quyền tự chủ và thành lập Liên Bang Hoa Kỳ hay sao?

Tương tự như vậy, nhân dân các quốc gia Mỹ Châu La-tinh cũng không có quyền vũ trang vùng lên lật đổ ách thống trị của hai Đế Quốc Tây  Ban Nha, Bồ Đào Nha, và tống cổ cả hai đế quốc này ra khỏi đất nước của họ hay sao?

Và nhân dân Pháp không có quyền vũ trang đánh đuổi quân xâm lăng Đức Quốc Xã đã đánh chiếm và thống trị đất nước của họ từ đầu hạ tuần tháng 6 năm 1940 hay sao?

Trên thế giới, người ta đều như thế, tại sao Việt Nam không được?

2. Ông đã đổ tội cho Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là người gây hấn và gây ra cuôc chiến tranh kéo dài suốt 30 năm trường và chịu trách nhiệm về con số thương vong trong  cuộc chiến trường kỳ này! Thú thực, luận điệu này của ông làm tôi choáng váng vì không ngờ rằng một người tốt nghiệp ngành sử học tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn và đã hành nghề dạy sử trọn đời mà lại có thể đưa ra một luận điệu nghịch lý như vậy!

Tôi xin hỏi ông, Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican lấy tư cách gì mà đem quân tấn chiếm và thống trị nước Việt Nam kể từ năm 1858 khiến cho cả triều đình Huế và nhân dân ta phải lao vào cuộc chiến chống liên minh giặc này kéo dài kể từ đó (1858) cho đến ngày 30/4/1975?

Ông nói rằng Đại Tướng Võ Nguyễn Giáp đã gây hấn và gây ra cuộc chiến kéo dài 30 năm và chịu trách nhiệm về cái chết “từ 3 triệu rưỡi đến 4 triệu”  trong cuộc chiến này, như vậy là ông cho rằng tất cả các anh hùng của đất nước trong các cuộc khởi nghĩa chống giặc xâm lăng từ cuối thập niện 1850 cho đến đầu năm 1945 như các ông Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Đinh Công Tráng, Hoàng Hoa Thám, Trịnh Văn Cấn, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Thái Học, v.v… cũng đều là những người gây hấn, gây ra các cuộc khởi nghĩa và chịu trách nhiệm về cái chết của tất cả nghĩa quân kháng chiến của dân ta cũng như  quân lính của liên minh giặc và những nạn nhân do liên minh giặc tàn sát để trả thù (như đã nêu trong phần NGẠC NHIÊN #2 ở trên) hay sao?

Thú thực với ông rằng, luận điệu này của ông không những nghịch lý mà còn cực kỳ quái đản. Nói đến trách nhiệm về cái chết của gần 4 triệu người trong cuộc chiến giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước kéo dài 30 năm trời (dài bằng cuộc chiến giữa Ki-tô La Mã và Ki-tô Tin Lành ở Âu Châu trong những năm 1618-1648), Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:

“Về chiến tranh Việt Nam, chúng ta đã thua, và một thiểu số muốn tiếp tục cuộc thánh chiến chống Cộng ở hải ngoại, chống Cộng vì cuồng tín tôn giáo, vì những mất mát cá nhân về quyền thế, hay tài sản, hay người thân v..v.., nói chung, với lý do chúng ta là "nạn nhân của Cộng Sản". Nhưng trong chúng ta, có ai đặt câu hỏi:

Thế nạn nhân của Mỹ và của phía Quốc Gia thì sao? "

Ai có can đảm trả lời trung thực câu hỏi này. Nên nhớ, chính quyền Ngô Đình Diệm đã giết khoảng 300000 người vô tội trong chính sách "tố Cộng", cộng với những thảm bom trải từ B52, vùng oanh kích tự do, Bến Tre, chiến dịch Phụng Hoàng, Agent Orange, Mỹ Lai v..v.. Và sự thật là, trong cuộc chiến, số người chết, bị thương của miền Bắc gấp mấy lần của miền Nam. Khoan nói đến những sự tàn khốc của chiến tranh, những người chết và thân nhân gia đình họ ở phía bên kia có phải là người không, và những người còn sống có đau khổ trước những sự mất mát to lớn đã đến với họ không? Họ có quyền thù hận chúng ta không? [Trần Chung Ngọc. “Tôi Đọc Bài Của Phạm Cao Dương Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp.” ngày 26 tháng 7, 2010, http://sachhiem.net/TCN/TCNls/TCNls11.php Ngày 9/12/2011.]

Nói về thế lực nào đã có chủ tâm gây hấn và gây nên cuộc chiến giữa một bên là Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican được sự tích cực tiếp tay của gần hai triệu con chiên người Việt (do lệnh truyền của Vatican) và một bên là nhân dân Việt Nam dưới quyền lãnh đạo của Mặt Trận Việt Minh, cá nhân tôi cũng đã dành ra cả Chương 46 , Phần V, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã để nói về vấn đề này. Chương sách này đã được đưa vào trong bài viết “Vài Nhận Xét Về Hải Ngoại Tâm Thư Gửi Đồng Bào Của Ông Lê Quế Lâm” và có thể đọc online trên  giaodiemonline.com: http://giaodiemonline.com/2011/10/nhanxet.htm.

trở lên mục lục

 

NGẠC NHIÊN # 5: Lên án Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là người đã "gây ra" cuộc chiên Đông Dương Lần Thứ Nhất!

Khi xét đến những việc làm của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, ông đưa ra lời tuyến bố chắc nịch rằng: “Không có ông, Việt Minh khó có thể giữ được chính quyền sau ngày 19/08/1945 và không có ông chưa chắc cuộc chiến Đông Dương Lần Thứ Nhất đã xảy ra.

Tôi không đồng ý về luận điệu này của ông và có thể nói rằng, ông  nói như vậy là “sai” 100%. Khi ông đưa ra luận điệu như vậy thì hoặc là ông hoàn toàn không biết cái nguyên tắc làm việc của các nhà lãnh đạo Mặt Trận Việt Minh hay Đảng Cộng Sản Việt Nam, hoặc là ông biết rất rõ về vấn đề này, nhưng ông cố tình viết như vậy để làm cơ sở cho lập luận của ông lên án Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là người đã "gây ra cuộc chiên Đông Dương Lần Thứ Nhất."

Ông phát biểu:

“Mục tiêu chính của tôi là nhân dịp này nhận định rõ hơn về vai trò và sự đóng góp vô cùng quan trọng của Võ Nguyên Giáp trong lịch sử Việt Nam thời giữa thế kỷ trước, đặc biệt là vào sự thiết lập và củng cố nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trong những năm đầu của nhà cầm quyền này cũng như vai trò của ông trong việc diệt trừ các đảng phái đối lập và việc đưa đất nước và dân tộc Việt Nam đến cuộc chiến tranh kéo dài cả ba chục năm trời với hàng triệu người thương vong.”

Là một người học sử, đọc sử, day mộn học lịch sử và viết những đề tài lịch sử liên hệ đến lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại, thiết nghĩ rằng ông cũng như các đồng nghiệp khác và cá nhân tôi đều biết rằng nguyên tắc làm việc của Đảng Cộng Sản Việt Nam hay Mặt Trận Việt Minh là “Tập đoàn chỉ huy và cá nhân phụ trách” và  việc sử dụng nhân sự họ áp dụng theo nguyên tắc “dụng nhân như dụng mộc”. Do đó, ta có thể kết luận rằng Đại Tướng Võ Nguyễn Giáp chỉ là người được giao phó cho việc thi hành các phận sự tổng chỉ huy mọi việc về quân sự đã được toàn bộ Ủy Ban Trung Ương Đảng cứu xét và thông qua, chứ không phải ông nắm quyền quyết định tối thượng để khai mào làm cho cuộc Chiến Đông Dương Lần Thứ Nhất bùng nổ vào lúc 8 giờ chiều ngày 19/12/1946.

Cuộc chiến này thực sự là do chủ tâm của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tạo ra để tìm cách tiêu diệt chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và các lực lượng vũ trang của nhân dân càng sớm càng tốt. Sách sử đều ghi nhận rằng chính quân Pháp được quân lính Anh tiếp tay và hỗ trợ đã khởi sự gây hấn tấn công đánh phá chính quyền và nhân dân ta trong thành phố Sàigòn – Chợ Lớn vào ngày 23/9/1945. Lúc đó, vì thế yếu, chính quyền vừa mới thành lập được có mấy tuần và lực lượng vũ trang của nhân dân ta còn ở thời kỳ “phôi thai”, không thể nào đối đầu với những đạo quân thiện chiến chuyên nghiệp đuợc trang bị bằng những vũ khí hiện đại lại được sự bao che và tiếp sức của nhiều tiểu đoàn quân Anh với danh nghĩa là quân đội Đồng Minh. Vì thế mà chỉ trong mấy ngày, giặc đã chiếm trọn thành phố Sàigòn – Chợ Lớn, rồi phóng ra các cuộc hành quân chiếm đóng các thành phố lớn ở miền Nam và kiểm soát các trục giao thông nối liên các thành phố này.

Rồi theo Hiêp Ước 6/3/1946, ngay khi vừa mới đưa 15 ngàn quân ra miền Bắc để thay thế 180 ngàn Quốc Quân Trung Hoa thổ phỉ (thi hành nhiệm vụ giải giới quân Nhật ở phía Bắc vĩ tuyến 16 do Đồng Minh quy định), Liên Quân Pháp – Vatican lại hung hăng gây hấn tại Thành Phố Hải Phòng vào ngày 20/11/1946 với những hành động ăn cướp, hà hiếp và giết hại nhân dân ta một cách vô cùng trắng trợn và hết sức bạo ngược, bất kể là chính quyền ta đã nhẫn nhục và nhượng bộ tối đa để tránh khỏi thảm họa chiến tranh. Vấn đề này đã được tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 46 (Mục XIV, Phần V, sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã). Chương sách này đã được đưa vào trong bài viết “Vài Nhận Xét Về Hải Ngoại Tâm Thư Gửi Đồng Bào Của Ông Lê Quế Lâm”, và đã được hai diễn đàn giaodiemnon.line và sachhiem.us cùng phổ biến http://giaodiemonline.com/2011/10/nhanxet.htm.

trở lên mục lục

 

NGẠC NHIÊN # 6: Chứng minh lòng vòng để cướp đoạt tên tác giả và nhạc phẩm Tiếng Gọi Thanh Niên từ tay của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

Trong bài viết “Từ Bài Ca “Đáp Lời Sông Núi” Của Trúc Hồ….”, ông PCD viết:

 “Theo như chính Lưu Hữu Phước, bài Tiếng Gọi Sinh Viên đã được sáng tác vào một đêm tháng tư năm 1941 do ông khởi đầu, sau đó được các bạn cùng phòng “chúng tôi gọt giũa” và “cùng hát vang”[6]. Lời đầu tiên của bài này, có lẽ chịu ảnh hưỏng của những tuyên truyền về “Khởi Nghĩa Bắc Sơn” nên đã nặng tính tranh đấu và hận thù với những từ ngữ như lầm than, đau khổ, loài muông thú, hút máu, cửa nhà tan rã… và văn phong còn thô kệch vụng về, sau này mới được mọi người sửa lại. Cũng chính Lưu Hữu Phước kể tiếp: “bài hát bí mật của chúng tôi được anh em lấy làm bài hát sinh viên công khai. Anh em làm lại lời ca, và sau nhiều lần sửa đi sửa lại và đấu tranh với Sở kiểm duyệt, phong trào sinh viên đã có bài hát của mình tức là bài Tiếng gọi sinh viên (Lời ca của Lê Khắc Thiều và Đặng Ngọc Tốt) khi phong trào lan rộng bài hát được nhân dân tự động đổi là Tiếng gọi thanh niên.”

Nhưng đó là theo Lưu Hữu Phước , theo những tác giả khác trong đó có Giáo Sư Nguyển Ngọc Huy thì hơi khác. Dẫn theo lời của Bác Sĩ Nguyền Tôn Hoàn, đương thời là Trưởng Ban Âm Nhạc của Tổng Hội Sinh Viên Đại Học Đông Dương tức Đại Học Hà Nội, Giáo Sư Huy cho biết là nhân dịp Tổng Hội tổ chức một đêm ca nhạc vào ngày 15 tháng 3 năm 1942 tại Đại Giảng Đường của nhà trường, nhằm lấy tiền giúp các bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện, nơi các sinh viên y và dược khoa thực tập, Tổng Hội lựa một bài ca lấy tên là Sinh Viên Hành Khúc với tiếng Pháp là Marche des Étudiants. Lưu Hữu Phưóc đã đưa cho Bác Sĩ Hoàn một số bản nhạc do ông soạn và bài Tiếng Gọi Sinh Viên đã được lựa. Tiếp theo là một ủy ban sửa hay soạn lại lời ca gồm có các ông Đặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Phan Thanh Hoà, Huỳnh Văn Tiểng, Hoàng Xuân Nhị, Nguyễn Tăng Nguyên. Lời ca mà người ta có sau này là của tập thể của ủy ban sinh viên này.[8] Sau ngày 15 tháng 3, là mùa hè năm đó một đại lễ mãn khoá đã được tổ chức tại nhà hát lớn của thành phố, có Toàn Quyền Decoux và các quan chức cao cấp Pháp-Việt đến dự và khi ban nhạc của Hải Quân Pháp cử hành bài Sinh Viên Hành Khúc này, tất cả mọi ngườì, kể cả Toàn Quyền Decoux, đều đứng dậy.[9] Lưu Hữu Phước đã không nói tới những buổi lễ này dù cho chúng là những danh dự mà một nhạc sĩ bình thường phải coi là một niềm hãnh diện. Ông cũng không nói tới hai người nữ sinh viên là Nguyễn Thị Thiều, sau này là vơọ của Bác Sĩ Nguyễn Tú Vinh và Phan Thanh Bình, sau này là Bà Nguyễn Tôn Hoàn, là những ca sĩ đã hát bài của ông đêm tác phẩm của ông được chính thức ra mắt tập thể sinh viên và công chúng thời ấy. Phải chăng, khi viết hồi ký, ông đã sợ một điều bất ổn nào đó khi nói tới những vinh dự mà phía những người không phải là Cộng Sản dành cho ông và tác phẩm của ông, lúc bấy giờ và sau này khi Tiếng Gọi Sinh Viên trở thành Tiếng Gọi Thanh Niên, Tiếng Gọi Công Dân rồi Quốc ca của phía Người Việt Quốc Gia. Tất cả đều không được ông nhắc tới trong hồi ký của ông, ngay cả tên của Tổ Chức Thanh Niên Tiền Phong. Về phía Người Việt Quốc Gia, từ các nhà lãnh đạo Thanh Niên Tiền Phong đến Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn, người đã đề nghị chọn Tiếng Gọi Sinh Viên làm quốc ca cho Chính Phủ Quốc Gia đầu tiên do Cựu Hoàng Bảo Đại thành lập và lãnh đạo và những người liên hệ không thể không suy nghĩ kỹ càng và không có lý khi làm quyết định này. Lưu Hữu Phước không phải là tác giả duy nhất của bài Tiếng Gọi Sinh Viên và bài này khi được ra mắt công chúng không những đã trở thành sở hữu chung của tổ chức sinh viên hồi ấy mà, dưới danh xưng chính thức là Sinh Viên Hành Khúc, còn là biểu trưng cho tinh thần và ưóc nguyện của toàn thể giới thanh niên đương thời. Từ Hà Nội nó đã được phổ biến mạnh mẽ ra toàn quốc, đặc biệt là ở miền Nam, ở Saigon và ở các tỉnh song song với các phong trào thanh niên thể thao Ducoroy, Hướng Đạo…Phải đọc những hồi ký hay những lời kể lại của các nhân vật đã từng sống ở miền Nam và đã từng tham gia hay bị lôi cuốn vào phong trào này hay của chính Lưu Hữu Phước người ta mới thấy được tầm phổ biến và sự quan trọng của bài Sinh Viên Hành Khúc, cũng như là các bài Bạch Đằng Giang, Lên Đường, Ải Chi Lăng… trong sinh hoạt thanh niên thời bấy giờ. Gió Mùa Đông Bắc của Bác Si Trần Ngươn Phiêu, “Nhớ Quê Hương” của Nguyễn Minh Hoài Việt, “Hồi Ký “của Bác Sĩ Nguyễn Tôn Hoàn và sau này là các bài viết của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và của Giáo Sư Phạm Hồng Đảnh… đã nói lên điều đó. Tinh thần của những sinh hoạt này cho nguời ta thấy rõ một ý thức mới về sự thống nhất thể hiện qua sự trực tiếp khám phá ra qua những cuộc thăm viếng tiếp những di tích của lịch sử oai hùng của dân tộc của các sinh viên gốc miền Nam ở Đại Học Hà Nội, qua những cuộc thăm viếng tiếp những di tích ở chung quanh thành phố Hà Nội trong những năm đầu của thập niên bốn mươi của thế kỷ trước, đã thành hình và đã trở thành căn bản của các cuộc đấu tranh của toàn thể dân tộc Việt Nam trong những năm kế tiếp. Độc lập luôn luôn phải đi đôi với thống nhất, bắt đầu là thống nhất lãnh thổ sau đó là thống nhất tinh thần dân tộc mà cả hai phía Cộng Sản và Quốc Gia đều đề cao không riêng trong sinh hoạt chính trị và quân sự mà luôn cả trong giáo dục, văn hóa và nghệ thuật nữa.”

NHẬN XÉT: Đọc đoạn văn trên đây, chúng ta thấy, ông Phạm Cao Dương chỉ dùng vỏn vẹn 10 dòng trên tổng số 57 dòng ghi lại lời khiêm tốn của nhạc-sĩ Lưu Hữu Phước. Phần còn lại 47 dòng (hơn 82, ông PCD dùng để chứng minh rằng lời ca của bản nhạc này là của nhiều người trong nhóm sinh viên Trường Đại Học Hà Nội lúc bấy giờ. Điều này đúng hay không đúng (và cứ cho là đúng đi nữa) thì cũng chẳng có ai quan tâm, vì sự thay đổi một số từ ngữ chỉ là “gọt giũa” cho sắc bén vừa để cho có khả năng thôi thúc và lôi cuốn mọi người lên đường đì đòi lại núi sông cho dân tộc, vừa để đề phòng con mắt cú vụ của bọn người vong thân, vong bản làm “tôi tớ hèn mọn cho Vatican” rồi hành động theo khẩu hiệu “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” mà họ đã được dạy dỗ.

Trong một bài ca, thường thường là có hai phần: Phần nhạc và phần lời. Phần nhạc được khởi viết bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng, và thông thường đều được nhạc sĩ đặt trước, rồi mới đặt lời sau. Từ ngàn xưa, bất kỳ công trình nào, người khởi xướng vẫn chiếm giữ địa vị quan trọng hơn cả. Cũng nên biết, trong một bản nhạc, tài ba của tác giả là ở những “nốt nhạc” và “dòng nhạc”, chứ những lời ca chỉ là phần đến sau và dĩ nhiên là yêu tố hết sức kém quan trọng Nếu đem so với phần “nốt nhạc”. Lý do là chính những nốt nhac mới có thể chỉ dẫn cho người hát khi nào cất cao giọng hát để nói lên cái tinh thần cương quyết hăng say, khi nào hạ giọng xuống để nói cái tâm cảnh não nề, khi nào nhanh hay mạnh “xâm xập như trời đổ mưa” để cho người nghe thấy rõ nỗi lòng bức xúc hay phẫn uất của người trong cuộc, khi nào hát chậm hay ngân nga tiếng hát để diến tả một thàm cảnh bi thương não nề. Trong khi đó, lời ca thuần túy không thể làm được cái nhiệm vụ này. Những người đặt lại lời ca chỉ là làm công việc tìm chữ thay thế để cho thích hợp với trong một hoàn cảnh mới mà thôi. Thí du như mấy chữ “Này thanh niên ơi” trong bài hát “Tiếng Gọi Thanh Niên” bi các ông “Người Việt Quốc Gia chân chính” (sic) sửa lại thành “Này Công dân ơi!”. Dù là đã bị sửa lại như vậy, nhưng nốt nhạc của Nhác-sĩ Lưu Hữu Phước cũng vẫn không thay đổi.

Trong bản nhạc “Tiếng Gọi Thanh Niên” dù là mang tên “Tiếng gọi sinh viên”, “Sinh Viên Hành Khúc”, “Tiếng Gọi Công Dân” hay bất cứ là cái tên gì đi nữa, và dù cho “lời ca” có thay đổi thế nào đi nữa thì  “những nốt nhạc” cũng vẫn là của tác giả Lưu Hữu Phước và tác quyền vẫn phải thuộc về ông Lưu Hữu Phước. Hơn nữa, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước không phải chỉ sáng tác có một bài nhạc Tiếng Gọi Thanh Niên, mà còn sáng tác rất nhiều bản nhạc hùng ca khác như Hội Nghị Diên Hồng, Ải Chi Lăng, Bạch Đằng Giang, Hồn Tử Sĩ, Lên Đường, Tiến Về Sàigòn, v.v…Tổng số lên tới khoảng 212 bài nhạc, trong đó có rất nhiều bài đều được gọi là hùng ca với những dòng nhạc và  lời ca hùng tráng gây nên những xúc cảm mạnh, thổi tinh thần yêu nước vào lòng người đân Việt trong lúc bấy giờ  đang phải rên siết dưới ách thống trị bạo tàn của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và bằng đảng Việt gian làm tay sai cho giặc. Cũng nên biết những băng đàng Việt gian gồm có:

1.- Nhóm thiểu số gần hai triệu “con chiên làm tôi tớ hèn mọn” của Giáo Hội La Mã.

2.- Triều đình bù nhìn nhà Nguyễn, và

3.- Những thành phần nằm trong bộ máy đàn áp của liên minh giặc (mà đa số là bọn quan lại phong kiến và bọn con chiên cuồng nô vô tổ quốc làm công an, mật vụ và thông ngôn cho giặc trong những năm 1858-1945.

Tất cả đã liên tục tiếp tay giặc suốt trong chiều dài lịch sử từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975..

Điều quan trọng hơn nữa là từ đầu thập niên 1940,  người nhạc sĩ tài ba và nặng lòng yêu nước này đã hăng hái tham gia vào Mặt Trận Việt Minh để cùng toàn dân liều chết chiến đấu cho đại cuộc  đòi lại chủ quyền độc lập cho đất nước và cũng là đòi lại cái quyền làm người của dân tộc ta. Cho đến ngay nay, ông Lưu Hữu Phước vẫn còn đứng bên chiến tuyến đối nghịch với Vatican, một kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất, thâm độc nhất, và dã man nhất trong lịch sử nhân loại nói chung và của dân tộc Việt Nam ta nói riêng.

Hiện nay Vatican vẫn còn sử dụng các tu sĩ áo chùng thâm (như trong nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế), nhóm thiểu số con chiên cam phận “làm tôi tớ hèn mọn cho họ”, những cơ quan xã hội, y tế hay từ thiện (để quảng cáo) và những cơ quan truyền thông và tuyên truyền gồm báo chí, các trang báo điện tử gồm web sites, web blogs, forums, twitter, facebook, email groups, .... và các trung tâm văn nghệ giải trí, xôm tụ nhất là Trung Tâm Sản Xuất Băng Nhạc Asia do hai nhạc sỉ con chiên Trúc Hồ và Anh Bằng điều khiển để đánh phá chính quyền và nhân dân ta.

Tất cả những hoạt động chống đối và đánh phá chính quyền và đất nước ta từ năm 1975 đến nay đều do giới tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt ở hải ngoại cũng như ở trong nước chủ trương, chủ động và điều khiển. Dĩ nhiên là có bàn tay của Vatican ở trong đó. Thực trạng và sự thực là như vậy. Chẳng lế ông Dương không biết hay sao?

Không biết vì động lực nào đã khiến cho ông lại đem hết nỗ lực và khả năng ra viết bài để nâng cao giá trị ông nhạc sĩ cừu non Trúc Hồ lên ngang hàng với hai đại nhạc sĩ ái quốc Văn Cao và Lưu Hữu Phước!

trở lên mục lục

 

NGẠC NHIÊN # 7: Sẵn trớn, PCD hạ giá luôn bài quốc ca "Tiến Quân Ca" của cố nhạc sĩ Văn Cao.

Cũng trong bài viết “Từ Bài Ca Đáp Lời Sông Núi…”, bằng một luận điệu gièm pha và triệt ha uy tín của nhạc-sĩ Văn Cao,  ông Dương viết:

“Có điều hoàn cảnh đã đưa ông đến việc sáng tác Tiến Quân Ca là cả một bi kịch thê thảm nhất và đáng thương nhất trong lịch sử nghệ thuật của dân tộc Việt Nam. Văn Cao đã không tự mình sáng tác theo cảm hứng riêng của mình mà vì đã nhận lời của một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản để làm bài này,…”

 NHẬN XÉT: Đọc đoạn văn trên đây, tôi không thể nào lại không nghĩ đến cái tác dụng mạnh mẽ của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ do Giáo Hội La Mã. Chính sách ngu dân vô cùng thâm độc này đã làm cho những người được đào luyện trong ngành sử học và đã từng là giáo sư phụ trách giảng dạy lịch sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn trong nhiều năm trước ngày 30/4/1975 như ông Phạm Cao Dương và ông Tiến-sĩ sử học Hoàng Ngọc Thành viết ra những lời lẽ tồi tệ, sặc mùi chống Cộng cho Vatican, và cũng dốt nát về lịch sử như bọn cừu non văn nô Chu Tất Tiến, Nguyễn Văn Chức, Nguyễn Văn Trung, Lê Hữu Mục, Nguyễn Văn Lực, Nguyễn Vy Khanh, Phan Thiết Nguyễn Kim Khánh, Tôn Thất Thiện, Lâm Lễ Trinh, v.v…

Về những điều ông Hoàng Ngọc Thành viết bậy trong cuốn Công Và Tội Của CT Hồ Chí Minh & ĐCSVN 1945-2006, xin đọc loạt bài của tác giả Nguyễn Mạnh Quang bắt dầu từ: http://sachhiem.net/NMQ/HGNGTH/NMQ02.php.

Còn ông PCD, khi viết đoạn văn trên đây, ông (Dương) muốn nói việc sáng tác ra bản nhạc Tiến Quân Ca không phải là nguồn cảm xúc tự phát từ trong lòng nhạc sĩ Văn Cao mà là do lệnh truyền của các cán bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản Việt Nam.

"Bi kịch thê thảm nhất và đáng thương nhất trong lịch sử nghệ thuật của dân tộc Việt Nam" ư?

Dường như cái "lịch sử nghệ thuật" đó chỉ có ông và Trúc Hồ làm ra thì phải.

Là một nhà giáo được  huấn luyện trong ngành dạy sử và đã từng phụ trách giảng dạy môn lịch sử ở Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn, ông (Phạm Cao Dương) dư biết rằng trong một lớp học, khi các sinh viên được trúng tuyển thâu nhân vào theo học một ban nào đó của Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn, thì các sinh viện thuộc ban đó sẽ được nhà trường sắp xếp cho theo học các môn học cho thích hợp với ngành chuyên môn theo đúng chủ đích của nhà trường để khi tốt nghiệp  ra hành nghề có thể đạt được hiệu quả rất cao. Tương tự như vậy, khi gia nhập Mặt Trận Việt Minh, tất nhiên là ban nghiên cứu và kế hoạch của mặt trận phải sắp xếp tân đảng viên theo học các khóa học cần thiết để trau dồi và phát triển tối đa khả năng kiến thức và tài năng thiên phú về lãnh vực nào đó của đương sự để đượng sự có thể trở thành người tài giỏi hơn và có thể phục vụ hữu hiệu tối đa theo đúng  chủ đích của mặt trận đã đề ra như nói trên. Như vậy thì việc ông “Văn Cao đã nhận lời của một cán bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản để làm bài này,” thì cũng là chuyện bình thường vì rằng trong bất kỳ tổ chức chính trị, cách mạng, xã hội, văn hóa,  giáo dục, v.v… nào hay  trong bất kỳ lãnh vực nào ờ vào bất kỳ thời đại nào, thời cổ xưa cũng như thời đại văn minh như ngày nay cũng đều có chủ đích như vậy cả. Sự thực là thế. Vấn đề là tác phẩm đó có giá trị tương xứng với kỳ vọng của tập thể hay không. Tại sao ông Dương không biết  mà phải nêu lên vấn đề này theo cung cách gièm pha và triệt hạ uy tín của ông Văn Cao?

Điều quan trọng là những dòng nhạc và những lời ca của ông Văn Cao trong bài ca này cũng như nhiều bài ca khác (1) đã góp phần vô cùng quan trọng  vào việc động viên nhân dân ta hăng hái lên đường đi cứu nước đánh đuổi liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đòi lại chủ quyền độc lập cho tổ quốc, đem lai vinh quang cho dân tộc, và  (2) đã chiếm một chỗ ngồi cao trọng trong nền âm nhạc và văn học Việt Nam. Đây là những điểm son, những công lao và công nghiệp của ông Văn Cao đối với đất nước và dân tộc mà lịch sử và nhân dân ta đời đời ghi nhớ và tôn vinh.

Từ lúc ra đời (1944) đến nay (gần 80 năm), bài Tiến Quân Ca đã được bao thế hệ của dân Việt Nam tiếp nối trân trọng và hát lên trong niềm kiêu hãnh. Chỉ riêng ông PCD, con cháu của đảng Việt Quốc, cay đắng về điều này, nên cho đó là "bi kịch thê thảm nhất trong lịch sử nghệ thuật của dân tộc Việt Nam"!

Cũng nên biết ông Phạm Cao Dương thuộc gia đình theo Quốc Dân Đảng thời Vũ Hồng Khanh. Đảng này cùng với Đảng Việt Cách (dưới quyền lãnh đạo của ông Nguyễn Hải Thần) đã từng có những hành động tội ác đi theo đoàn quân thổ phỉ Quốc Quân Trung Hoa trong chiến dịch “Hoa Quân Nhập Việt” vào cuối thượng tuần tháng 9/1945 để dựa hơi chúng trong việc đánh cướp chính quyền ta dưới quyền lãnh đạo của Việt Minh trên đường từ Lào Cay và Lạng Sơn tiến vào Hà Nội. Sử gia Bernard B. Fall ghi nhận:  

Trái lại, (so với quân Anh để giải giới quân Nhật ở miền Nam) đạo quân Trung Quốc sang giải giới quân Nhật ở miền Bắc dưới quyền chỉ huy của Lư Hán, người sau này đảo ngũ theo Cộng Sản Trung Quốc, thật là to lớn phi thường. Đạo quân này gồm có các quân đoàn 60, 62, và 93, được tăng cường với các sư đoàn 23, 39 và 93, tổng số lên đến hơn 152 ngàn quân. Giống như đàn châu chấu, vừa đi vừa vơ vét của dân, cho nên chúng di chuyển chậm chạp và phải mất 6 tuần lễ chúng mới vượt qua đoạn đường hơn 100 dặm Anh. Tiến quân chậm chạp như vậy, không những chúng đã giúp cho Việt Minh có đủ thì giờ nắm quyền kiểm soát hầu hết Việt Nam, mà còn làm sống lại mối hận thù thâm niên cố đế của người Việt Nam đối với người Trung Quốc về đủ mọi thứ. Đạo quân Trung Quốc này đã làm cho các đảng phái Quốc Gia mất hết niềm tin mà trước đó họ đã hy vọng có thể trông nhờ vào sự ủng hộ của chúng để chống lại cụ Hồ Chí Minh.”

<<-- xem nguyên văn -->>

Rồi từ đó cho đến khi đạo quân thổ phỉ này rút về Tầu vào tháng 6/1946,  cả hai đảng Việt Quốc và Việt Cách cùng hùa theo đoàn quân thổ phỉ này để cùng với chúng cướp của, hà hiếp và bóc lột nhân dân ta hết sức dã man. Cũng vì thế mà hình ảnh về hai đảng Việt Quốc và Việt Cách còn lưu lại trong lòng người dân Việt là hình ảnh của những quân thổ phỉ ăn cướp, như Đại Tướng Võ Nguyên Giáp thuật lại:

Bọn Việt Nam Quốc Dân Đảng do Vũ Hồng Khanh và Nguyễn Tường Tam cầm đầu, đi theo Quân Đoàn 93 Vân Nam. Cũng dựa vào mũi súng của quân Tưởng, chúng tới đâu là tìm cách lật đổ chính quyền của nhân dân ta tại đó. Chúng lập trụ sở, tập họp bọn phản động ở địa phương, quấy nhiễu, phá phách, cướp của giết người. Thầy nào tớ ấy, bọn quân ô hợp của Long Vân hoạt động giống y như những tên thổ phỉ.” Võ Nguyên Giáp, Những Năm Tháng Không Thể Nào Quên (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Quân Đội Nhân Dân, 2001, tr 32..

Ngoài ra, đảng Việt Quốc (dưới quyền lãnh đạo của ông Vũ Hồng Khanh còn a tòng với Vatican đưa tên hôn quân Bảo Đại lên thành lập chính quyền bù nhìn làm tay sai cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để chống lại cuộc kháng chiến của nhân dân ta trong những năm 1945-1954. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng.

Sách  Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) của Chính Đạo viết:

"Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:

"Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]." Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295.

Ngay sau khi viên khâm sứ Giám-mục Antoni Drapier vừa mới tuyến bố như trên, thì Đảng Việt Quốc liền tổ chức biểu tình để hò reo tán trợ đề nghị ngang ngược này. Sự kiện này được sách Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 ghi nhận với nguyên văn như sau:

“Nhóm Quốc Dân Đảng (của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam, v.v...) đòi thành lập ngay một Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với Vĩnh Thụy làm chủ tịch. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trước nhà Vĩnh Thụy ở Đường Gambetta cũ, hoan hô cố vấn và đòi ông ra cầm quyền." Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 4 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2076.

Hành động phản quốc này của Việt Quốc chứng tỏ họ không biết lịch sử chính trị của Vatican không có khả năng nhạy bén về chính trị, hoặc là thiếu thông minh, cho nên họ mới không thể nhìn ra được dã tâm thâm độc của Giáo Hội La Mã trong đề nghị đưa Bảo Đại lên nắm chính quyền mà các nhà viết sử gọi là Giải Pháp Bảo Đại. Dù sao thì hành động này cũng chứng tỏ rằng Việt Quốc là thế lực liên minh hay cấu kết chặt chẽ với Vatican ít ra kể từ thời điểm này.

Cũng vì thế mà ông Phạm Cao Dương mới có thái độ triệt hạ uy tín những nhân vật trong Mặt Trận Việt Minh trong hai bài “Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng VC Võ Nguyên Giáp…” và bài “Từ Bài Ca Đáp Lời Sông Núi của NS Trúc Hồ” giống như thái độ của những công dân nước Vatican.

Ai cũng biết rằng:

1 .- Trong cuộc chiến kéo dài từ năm 1945 cho đến ngày 30/4/1975, hai thế lực đối đầu giữa một bên là Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh được toàn dân hết lòng ủng hộ và tích cực tham gia và một bên là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và sau đó là Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican được (a) gần hai triệu con chiên Ca-tô, (b) các thành viên Việt Cách, Việt Quốc, Đại Việt, (c) triều đình nhà Nguyễn và bọn quan lại phong kiến phản động triệt để ủng hộ và tiếp tay.

2.- Quy luật tâm lý về các thành viên của hai phe thù địch là những cái tốt đẹp được đề cao và tôn vinh ở phía bên này thì trở thành tồi tệ và  cần phải bi gièm pha, chê bai và miệt thị ở phía bên kia.

Biến cố 30/4/1975 làm tất cả người đứng về phe Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược – Mỹ mất hết đặc quyền đặc lợi, mất hết ưu thế chính trị, và mất hết cá cái thời huy hoàng vàng son của họ trong thời  Pháp, Vatican và Mỹ có quyền lực ở Việt Nam. Cái tâm lý đau buồn này được Thánh Bộ Đức Tin của Vatican lợi dụng và khai thác tối đa. Cũng vì thế mà ông PCD mới trở nên con người đồng hành với bọn người  “cam phận là tôi tớ hẹn mọn” cho Vatican để rồi phóng ra những lý luận thấp kém, những lời lẽ tồi tệ để triệt hạ uy tín của (1) Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2) Mặt Trận Việt Minh, (3) các nhân vật nắm quyền lãnh đạo của hai tổ chức chính trị trên đây và các chính quyền Việt Nam do hai thế lực này thành lập từ năm 1945 cho đến ngày nay, (4) những nhân vật nổi (những nhân viên cao cấp trong chính quyền Việt Nam ngày nay) mà hầu hết là những người đã đi theo hay làm việc cho hai thế lực này trong suốt chiều dài của hai cuộc chiến giải phóng dân tộc (1945-1954) và thống nhất đất nước (1954-1975).

Trong các thủ đoạn cố hữu của Vatican có thủ đoạn "đánh đồng cá mè một lứa" (loại suy) để triệt hạ (a) các nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc, (b) chống đối truyền thống vinh danh và tôn thờ anh hùng dân tộc của đất nước và cá nhân những anh hùng này. Một vài trong số những tác phẩm thuộc loại a hoặc b đó là

(1) Phép Giảng Tám Ngảy của Linh-mục Alexandre de Rhodes,

(2) Kế Hoạch Puginier (xin xem các trang 397-414, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988) của Tiến-sĩ Cao Huy Thuần,

(3) Tổ Quốc Ăn Năn (Paris: TXB, 2001)

(4) Công Và Tội Của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006 (San Jose, CA: Nghĩa Phú), 2009 của Giáo-sư Hoàng Ngọc Thành,

(5) Cuốn DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh của Linh-mục Nguyễn Hữu Lễ và con chiên Trần Quốc Bào phát hành vào năm 2007,

(6) cuốn DVD Hùng Ca Sử Việt do Trung Tâm Sản Xuất Băng Nhạc Asia điều khiển bới một nhóm con chiên “tôi tớ hèn mọn của Vatican” phát hành vào năm 2011,

(7) bài viết Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng Võ Việt Cồng Nguyên Giáp, Một Nhân Vân Lịch Sử Sắp Vĩnh Viễn Ra đi, và bài viết Từ Bài Ca “Đáp Lới Sông Núi” Của Trúc Hồ: Nhìn Lại Hai bài “Tiếng Gọi Sinh Viên” Của Lưu Hữu Phước và “Tiến Quân Ca” của Văn Cao của Giáo-sư Phạm Cao Dương,

và có thể còn đầy dẫy đó đây trên khắp phương tiện truyền thông mà thế lực Vatican có thể ảnh hưởng đến.

Chủ trương thâm độc này của Vatican cũng đã được chúng tôi trình bày trong loạt bài có nhan đề là (1) Vatican Với Chủ Trương Hủy Diệt Tôn Giáo Và Nếp Sống Văn Hoa Việt Nam (2) Sách Lược Chống Lại Truyền Thống Tôn Thờ Anh Hùng Dân Tộc (3) Trường Hợp Vua Quang Trung, và (4) Trường Hợp Cụ Hồ Chí Minh (Nhắm Vào Đời Tư Cá Nhân Để Phỉ Báng. Loạt bài này bắt đầu từ http://sachhiem.net/NMQ/NMQ024.php.

Thú thực, cá nhân tôi không thể nào ngờ được một người được đào tạo thành một nhà giáo dạy môn lịch sử và được đưa về giảng dạy môn lịch sử Tưởng Đại Học Sư Phạm Sàigon trong những năm 1962-1975, lại có thể viết về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đai giống hệt như bọn người vong thân vong bản như vậy!

trở lên mục lục

 

NGẠC NHIÊN # 8: Hạ giá sứ mạng người trai giết giặc làm tròn nghĩa vụ với non sông.

Cũng trong bài viết này, cũng bằng thủ đoạn moi móc những điểm tiêu cực cùng những sự bất hạnh của đối tượng rồi sử dụng giọng điệu thuộc loại “mạt sát biện” để triệt hạ  uy tín của nhạc sĩ Văn Cao, ông Dương viết:

“..,rồi cũng từ đó ông vướng mắc vào hết hệ lụy này sang hệ lụy khác, kể cả chuyện ông đã lãnh súng, tham gia ban ám sát và đã nhúng tay vào những vụ giết ngưòi.[12] Lý do là năm đó, năm 1944, Văn Cao bị thất nghiệp, tranh triển lãm bán không được, lại gặp năm “trời rét hơn mọi năm” và khi “những ngày đói của tôi bắt đầu”.

NHẬN XÉT: Là một giáo-sư phụ trách giảng đạy môn  lịch sử tại Trường Đại Học Sư Phạm Sàigòn từ niên khóa 1962-1963 cho đến tháng 4/1975, ông  dư biết rằng từ ngàn xưa, bất kỷ tổ chức nghĩa quân kháng chiến nào cũng đều có chủ trương dùng sức mạnh quân sự để đánh đuổi một đế quốc thực dân xâm lược (như Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican) đang thống trị đất nước hay lật đổ một bạo quyền của một chế độ phi nhân (như chế độ đạo phiện Ca-tô Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1963). Dĩ nhiên là bất kỳ cá nhân nào gia nhập vào tổ chức đó cũng đều được huấn luyện về quân sự trong đó có cả sách lược hay mưu kế tiêu diệt một đạo quân hay ám sát một nhân vật có thế lực hoặc nguy hiểm cho tổ chức.

Việc ông Phạm Hồng Thái trong tổ chức Tâm Tâm  Xã mưu sát  tên Toàn Quyền Martial Henri Merlin vào chiều tối ngày 19/6/1924, việc hai nhà ái quốc Nguyễn Văn Lâm và Nguyễn Đức Lung tuân lênh Việt Nam Quốc Dân Đảng của nhà ái quốc Nguyễn Thái Học thi hành lệnh ám sát tên thực dân Hervé Bazin vào đêm giao thừa Tết Mậu Tý (9/2/1929) ở trước căn nhà số 110 Phố Huế, việc tổ chức kháng chiến của ông Trình Minh Thế mưu sát tên Thiếu Tướng Pháp Chanson ở Sadéc vào năm 1951, việc ông Ngô Đình Diệm bị ám sát hụt ở Nam Mê Thuột vào năm 1958, v.v… là bằng chứng bất khả phủ bác cho vấn đề này.

Mặt Trận Việt Minh là một tổ chức chính trị yêu nước vừa hoạt động bí mật (ở trong vùng nằm dưới quyền kiểm soát của địch) vừa hoạt công khai (ở trong vùng không có bóng dáng quân thù), có chủ trương dùng bạo lực để đánh đuổi Liên Quân Xâm Lược Pháp – Vatican và quân xâm lăng Nhật để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, tất nhiên là bất kỳ cá nhân nào đã được thu nhận vào Mặt Trận, thì phải  (1) được huấn luyện  về quân sự trong đó có cách thức sử dụng súng, lựu đạn, ký thuật gài mìn, chiến thuật tiêu diệt một đạo quân của địch hay phương cách ám sát một tên giặc hoặc Việt gian nguy hiểm trong hàng ngũ địch, và (2)   đều có tinh thần hăng say thi hành mọi nhiệm vụ được giao phó.

Như vậy, sau khi gia nhập Mặt Trận Việt Minh rồi, ông Văn Cao  Nếu CÓ  tham gia ban ám sát và đã nhúng tay vào những vụ giết ngưòi” (giết địch quân hay bọn mật thám làm tay sai cho địch) thì chỉ là chuyện của người trai thời chinh chiến, làm tròn nghĩa vụ đối với non sông, là một việc đáng ca ngợi, nhưng ông PCD lại hạ giá sứ mạng cao cả này!

Theo tôi nghĩ, câu văn trên đây của ông PCD có hàm ý chê bai và khinh rẻ ông Văn Cao “tham gia ban ám sát và đã nhúng tay vào những vụ giết ngưòi”. Như vậy là ông PCD cũng khinh rẻ tất cả những người Việt Nam yêu nước đã tham gia vào các lực lượng nghĩa quân vũ trang có chủ trương dùng vũ lực đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để giành lại chủ quyền độc lập  cho dân tộc và đòi lại miền Nam cho tổ quốc, đem lại thống nhất cho đất nước.  Điều này chứng tỏ ông cũng chê bai và khinh rẻ luôn tất cả các nhà ái quốc đã trực tiếp hành động trong các vụ mưu sát các viên chức cao cấp hay nguy hiểm trong hàng ngũ địch như đã nói ở trên. Như vậy,  cũng theo cái nhìn của ông, thì cái tên Phạm Hồng Thái cũng bị khinh rẻ, không xứng đáng được đặt tên cho các đường phố, công viên, trường học, thự viện, và Nếu ĐÃ được tôn vinh thì phải được xóa bỏ.

Thưa ông Dương, ông hãy vắt tay lên trán suy nghĩ xem:

1.- Đoạn văn  trên đây của ông có thâm ý đúng như vậy không? Nếu không đúng như vậy, xin ông cho một lời giải thích để rộng đường dư luận.

2.- Sao ông lại có thể nhẫn tâm viết ra những lời “bạc bẽo, vô ơn và hỗn xược” đố với đại nhạc sĩ yêu nước Văn Cao như thế?

Tôi xin hỏi nhỏ, có bao giờ ông cảm thấy hối hận về việc ông đã viết những lời hỗn xược như vậy đối với nhạc sĩ Văn Cao không?

trở lên mục lục

 

NGẠC NHIÊN # 9: Đói khổ là đại đa số dân chúng, theo Việt Minh, và lý tưởng đuổi quân cướp nước có gì mâu thuẩn hay sai trái?

Ông Dương viết:

“Lý do là năm đó, năm 1944, Văn Cao bị thất nghiệp, tranh triển lãm bán không được, lại gặp năm “trời rét hơn mọi năm” và khi “những ngày đói của tôi bắt đầu”. Câu chuyện đã được chính nhạc sĩ, hơn ba mươi năm sau, kể lại, nguyên văn như sau:

“Sau triển lãm Duy Nhất 1944 (Salon unique), tôi về ở một căn gác hẹp đầu phố Nguyễn Thượng Hiền. Ba bức tranh sơn dầu của tôi tuy được trưng bày vào chỗ tốt nhất của phòng tranh – nhà Khai Trí Tiến Đức – và được các báo giới thiệu, cũng không bán nổi. Hi vọng về cuộc sống bằng hội họa, tại Hà Nội không thể thực hiện được. Anh bạn nhường cho tôi căn gác ấy là người xuất bản mấy bản nhạc đầu tiên của tôi cũng không thấy nói đến tiện nhuận bút. Tôi chưa bao giờ nhận được tiền nhuận bút về các bản nhạc viết hồi dó dù đã trình diễn nhiều lần ở các tỉnh từ Bắc tới Nam, tôi cũng không nhận được tiền nhuận bút về thơ và truyện ngắn…. Hàng ngày tôi nhờ mấy họa sĩ nuôi cơm và giúp đỡ phương tiện cho làm việc. Cuộc sống lang thang ấy không thể kéo dài nhiếu ngày. Muốn làm việc thì không có chỗ. Hà Nột lúc ấy lại đang đói.

“Năm ấy rét hơn mọi năm. Tôi ngủ mặc nguyên quần áo. Có đêm phải đốt dần bản thảo và ký họa để sưởi. Đêm ấy cũng dài hơn mọi năm. Những ngày đói của tôi bắt đầu.”

NHẬN XÉT: Đọc mấy đoạn văn trên đây, tôi có cảm tưởng chủ đích của ông PCD ghi lại những lời tiêu cực này là có thậm ý làm cho mọi người thấy rằng chỉ vì đói khổ mà ông Văn Cao mới phải đi theo Việt Minh mà thôi, chứ ông ấy không có lý tưởng gì cả.

Thưa ông Phạm Cao Dương, không ai biết chắc được ông Văn Cao có lý tưởng cao đẹp chiến đâu cho đại cuộc giải phóng dân tộc thoát khỏi ác thống trị bạo tàn của những quân xâm lăng, nhưng qua mấy đoạn văn nói về tình trạng sống trong nghèo khó như trên thì chắc chắn rằng một người có trí thức như ông Văn Cao cũng có thể luận ra rằng:

1.- Không phải chỉ có một mình ông phải sống trong tình trạng đói khổ mà gần như 98% trên tổng số toàn dân là nông dân sống trong các làng quê và giới công nhân làm việc trong các đồn điền cao su, đồn điền trà, đồ điền cà phê cũng như trong các công trường khai thác quặng mỏ Nông Sơn, Uông Bí, Cẩm Phả, Hòn Gay và trong các nhà máy kỹ nghệ tại các thành phố lớn trên toàn lãnh thổ cũng đều đói khổ như ông và có khi còn điêu đứng hơn ông nữa!

2.- Tình cảnh đói khổ như vậy của dân ta là do chính sách cái trị tham tàn của chính quyền ngoại xâm bảo hộ Pháp – Vatican và Nhật gây ra.

Vì đã hiểu rõ như vậy, cho nên, khi biết rõ Mặt Trận Việt Minh có chủ trương đánh đuổi cái chính quyền bảo hộ khốn nạn này, tất nhiên là chẳng cứ gì ông Văn Cao mà bất kỳ người dân Việt nào cũng tham gia mặt trận  để cùng họ chiến đấu cho đại cuộc cứu nước thoát khỏii ách thống trị của người ngoại bang. Có như vậy dân ta mới có thể thoát khỏi cảnh đói khổ lầm than, những nếp sống văn hóa cổ truyền của dân ta mới không bị chà đạp, dân ta mới không còn bị khinh rẻ là “những quân tà đạo”, ”man di”, “mọi rợ” và nạn chết đói như đã xẩy ra trong mấy tháng đầu năm Ất Dậu 1945 không còn tái diễn nữa!

Nhận tiên đây, chúng tôi cũng xin nói rõ là từ giữa thập niên 1880 cho đến giữa năm 1945, gần những toàn thể nhân dân ta trên toàn thể lãnh thổ đều rơi vào thàm cảnh đói khổ hoặc là như ông Văn Cao (theo lời ông kể lại), hoặc là còn khốn khổ gấp bội phần, hoặc là thảm thương hơn nữa như chết vì đói lạnh, ngoại trừ những người làm tay sai cho giặc hay  nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô được giặc tin tường là “trung thành với chúng”, trở thành  đồng minh của chúng  được chúng coi như là những thành phần nòng cốt, được sử dụng  làm tai mắt cho chúng và được trả lương hậu hĩ để chống lại các lực lượng nghĩa quân kháng chiến theo đuổi đại cuộc đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.

Những hình ảnh ghi lại nạn chết đói năm Ất Dậu 1945

Thực sự là trong thời gian này (1885-1945), có  nhiều triệu người còn điêu đứng đói khổ hơn ông Văn Cao cả ngàn lần. Bằng cớ là chtrong mấy tháng đầu năm 1945 mà đã có tới hai triệu người chết trong tức tưởi chỉ vì đói. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá rõ ràng trong Chương 31, Phần III, sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có nhan đề là “Hai Cảnh Đời Trái Ngược” và có thể đọc trên http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH31.php.

Cũng nên biết rằng khi dân ta lâm vào thảm  cảnh chết đói như vậy trong khi các nhà thờ Ca-tô vẫn có lúa thóc đầy kho mà vẫn giữ khư khư, không hề đem ra phát chẩn cứu giúp nạn nhân ở ngay trong địa phương. Đây là sự thực và sự thực này được sách sử ghi lại rằng:

Ông Kawai đảm nhiệm công việc giám sát chuyển gạo từ Nam ra Bắc qua tỉnh Nam Định, đồng thời là quản lý chung vè gạo dự trữ, phân phối trong tỉnh,. thấy có những nơi còn gạo chất như núi trong những kho quân đội. Không những thế, tại một nhà thờ Thiên Chúa Giáo trong tỉnh, gạo đầy ắp trong kho.. Ông đã thuyết phục các cán bộ đại sứ quán Nhật Bản mở kho phát gạo nhưng họ không nghe.” Hoàng Ngọc Thành, Công Và Tội Của CT Hồ Chí Minh Và Đảng Cộng Sản Việt Nam 1945-2006 (San Jose, CA Nghĩa Phú, 2009), tr. 179-180.

Không phải chỉ có nhà thờ Ca-tô có dư thừa đầy ắp lúa gạo chứa trong kho mà vẫn không đem ra phát chẩn cho nạn nhân đang quằn quại trong đói khổ, mà bọn con chiên Việt gian bán nước cho Vatican và cho Pháp cũng sống đời phong lưu đài các, ăn cơm với thịt gà luộc mà vẫn cho là ăn uống với những miếng ăn tầm thường. Đoạn văn dưới đây được ông con chiên  Nguyễn Tiến Hưng ghi lại trong cuốn Hồ Sơ Bí Mật Dinh Độc Lập với nguyên văn như sau:

"Năm ấy Hưng mới lên chín. Cứ mỗi sáng chủ nhật, thân phụ anh sai anh ra đứng ngoài cổng để giữ trật tự cho đám nông dân đói kéo từng đợt vào sân để xin ăn. Mỗi người, bất kể tuổi tác, được phát một tô cháo loãng ăn cho có sức để đi tiếp sang một làng khác và tìm đến một nhà hảo tâm khác. Có người yếu quá không còn lết được đến làng bên cạnh nữa.

Hưng còn nhớ một buổi tối, sau khi đã cho người nghèo đói ăn, anh ngồi ăn cùng gia đình. Bữa ăn chỉ có cơm và mấy miếng gà luộc. Nguời em trai anh ném một miếng xương xuống đất. Bỗng nhiên, từ ngoài cổng có một cụ già gầy yếu nhẩy qua hàng rào chạy tới và giật khúc xương rồi chạy đi. Hình ảnh đó đã in sâu vào trí óc anh." Nguyễn Tiến Hung & Jerrold L. Schecter, Hồ So Mật Dinh Độc Lập (Los Angeles, CA:: C & K Promotions Inc., 1986), tr. 24.

Phần trình bày trên đây cho chùng ta thấy rõ, ngoại trừ (1) nhóm thiểu số con chiên cam phận làm tôi tớ hèn mọn cho Giáo Hội La Mã, (2) triều đình nhà Nguyễn, và (3) bọn phong kiến phản động trong đó có những thành phần như gia đình ông Dương,  hơn 60 năm nằm dưới ách thống trị cực kỳ tàn ngược của Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican, toàn thể nhân dân ta đã bị dồn vào bước đường cùng phải vùng lên đòi lại quyền sống và quyền làm người. Đây là sư thật lịch sử và đều được sách sử ghi lại như vậy. Sách  Việt Nam Quốc Dân Đảng của tác giả Hoàng Văn Đào viết:

“Sau 80 năm bị lệ thuộc, dân tộc Việt Nam chỉ thèm khát độc lập, và không biết gì đến khuynh hướng chính trị của phe này với nhóm khác. Người dân Việt Nam nghĩ rằng: miễn là nước được độc lập, còn đảng phái nào lãnh đạo cuộc tranh đấu giành độc lập hay cầm chính quyền cũng vậy, cốt là “Nước Việt Nam của người Việt Nam!” Một yếu tố khác nữa, ngót hai triệu đồng bào chết đói vừa qua, là chết để đem linh hồn thức tỉnh ý chí những kẻ còn sống cũng phải phục thù rửa hận cho toàn dân. Đó là hoàn cảnh tạo nên cuộc cách mạng âm ỷ trong đầu óc mọi người dân Việt, khác nào như một kho thuốc nổ, chỉ còn đợi người nào hoặc đoàn thể nào châm ngòi lửa là nổ bùng. Lò thuốc súng đã có người châm, ngòi đã nổ, quần chúng ùa chạy theo Việt Minh Cộng Sản.” Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng (Sàigòn: Tuần Báo Tiếng Dân, 1970), tr. 255-256.

Giống như các tổ chức nghĩa quân kháng chiến của các thế hệ đàn anh như các ông Trương Công Định, Nguyễn Trung Tnực, Thủ Khoa Huân, Thiên Hộ Dương, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Ngiuyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Mặt Trận Việt Minh hay Đảng Cộng Sản cũng  là một tổ chức yêu nước có mục đích đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và quân Nhật ra khỏi quê hương để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Thế nhưng, trong khi các tổ chức nghĩa quân kháng chiến của các nhà ái của các thế hệ 1860-1930 chí có tấm lòng quyết tâm xả thân cho đại cuộc cứu nước, nhưng lại thiếu kinh nghiệm về tổ chức, thiếu hiểu biết về phương cách vận động quần chúng để lôi cuốn  toàn thể nhân dân ta trên toàn thể lãnh thổ cùng hăng say tham gia vào tổ chức, không phân biệt được kẻ thù chính, kẻ thù phụ, không nhìn thấy rõ mối nguy hiểm của nhóm người cam phận làm tôi tớ hèn mọn cho kẻ thù chính là Vatican, cho nên họ chi có thể thành nhân mà không thành công.

Trái lại, nhờ rút được tất cả những nhược điểm và kinh nghiệm của tổ chức nghĩa quân của các nhà ái quốc tiền bối trong những năm 1860-1930, các nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh đã (1)  kiên tâm học hỏi, trau dồi kiến thức về kỹ thuật tổ chức nội bộ, (2) nêu cao chính nghĩa cùng mục tiêu đuổi giặc cứu nước, (3)  lặn lội xông pha  vào đại khối nhân dân  bị trị để giác ngộ họ và lôi cuốn họ gia nhập vào tổ chức để cùng chung lo đại cuộc, (4) nhận diện  và phân biệt được kẻ thù chính và kẻ thù phụ để đề ra các sách lược đối phó với các loại kẻ thù này, (5) đề cao cảnh giác những thành phần đã bị bọn lưu manh buôn thần bán thánh mê hoặc khiến cho họ chỉ biết mơ tưởng về nước Chúa mà  trở thành hạng người “thà mất nước, chức không thà mất Chúa” để rồi chỉ biết nhắm mắt nghe theo lệnh truyền của Vatican, đành lòng theo giặc chống lại tổ quốc và dân tộc, và (6) theo dõi tình hình quốc tế để biết rõ khi nào thích hợp thì  chộp lấy mà tiến lên hành động.  

Nhờ vậy mà họ đã hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử tháo bỏ cho dân ta thoát khỏi cái thân phận  một cổ năm tròng vào lúc bấy giờ. Nặm cái tròng đó là những cái tròng (1) Thực dân Pháp, (2) Giáo Hội La Mã, (2) triều đình bù nhìn nhà Nguyễn, (3) bọn Việt gian quan lại làm tay sai cho các thế lực Vatican, Pháp, (4) gần hai triệu con chiên hết lòng trung thanh với Vatican, yêu Chúa “hết trí hết khôn” và trở thành vô liêm sỉ đến độ “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” mà không biết ngượng mồm, và (5) cái tròng hơn 60 ngàn quân Nhật trú đòng trên lãnh thổ.

Vảo thời điểm 1945, hầu hết tài nguyên của đất nước, các phương tiện  sản xuất cũng như các pham vi sinh hoạt trong xã hội  của người dân đều nằm trong  các thế lực trên đây. Hãy lấy Giáo Hội La Mã làm thí dụ. Nước ta là nước nông nghiệp với 97% người dân sinh sống bằng nghề nông và ruộng đất là vấn để căn bản sinh tử cho vấn đề mưu sinh. Ấy thế mà riêng ở Nam Kỳ, giáo hội chiếm đoạt tới trên 25% ruộng đất canh tác, ở miền Trung và miền Bắc, giáo hội cũng chiếm đoạt những khối ruộng đất khổng lồ và trở thành một đại địa chủ mà tử ngàn xưa không có thế lực nào cướp đoạt và chiếm hữu quá nhiều ruộng đất  như vậy! Ấy là chưa kể những khu đất có giá trị nhất,  ngon lành nhất ở các huyện lị, tỉnh lị và các thành phố lớn đều bi giáo hội chiếm đoạt để xây nhà thờ, chủng  viện, tu viện và các cơ sở kinh doanh khác, chưa kể đến chuyện bọn thực dân người Âu Châu cũng chiếm đoạt rất nhiều ruộng đất canh tác cũng như các nguồn tài nguyên khác của nhân dân. Không những thế,  người Pháp và Giáo Hội La Mã còn  nắm quyền kiểm soát tất cả các phạm vi sinh hoạt trong xã hội để có thể dễ dàng bóc lột dân ta đến tận xương tận tủy bằng trăm phương ngàn kế. Cuối cùng, ngoại trừ nhóm thểu số vong bản phản quốc làm tay sai cho giặc, toàn thể nhân dân ta phải sống trong nghèo đói khốn cùng, đến như những người tài giỏi như đại nhạc sĩ Van Cao cũng không thể thoát ra khỏi cảnh nghèo đói. Cũng vì thế  chỉ trong mấy tháng đầu năm Ất Dậu 1945 mà con số nạn nhân chết đói của dân ta lên đến hai triệu người.

Trên đây, tôi chỉ nêu ra 10 điều làm tôi hết sức ngạc nhiên, nếu nói cho hết, thì nhiều lắm. Vì còn phải nói với ông nhiều điều khác nữa, cho nên tôi phải tạm ngưng ở đây.

 


Phụ trang:

Sách sử ghi nhận vụ nổi loạn này như sau:

“VỤ ÁN Ở NHÀ THỜ VINH SƠN: “vụ án âm mưu lợi dụng đạo Thiên Chúa, hoạt động gây bạo loạn chống chính quyền nhân dân, phá hoại nền kinh tế, tài chính của Việt Nam sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng (1975) xảy ra tại Nhà thờ Vinh Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh. Cầm đầu là Nguyễn Việt Hưng, nguyên sĩ quan quân đội Sài Gòn, Linh mục Nguyễn Hữu Nghị làm cố vấn. Nguyễn Việt Hưng đã tập hợp các phần tử phản động lợi dụng đạo Thiên Chúa, sĩ quan ngụy trốn trình diện, trốn cải tạo, thành viên các đảng phái cũ và các phần tử tư sản phản động, lập tổ chức mang tên Dân quân Phục quốc, lấy Nhà thờ Vinh Sơn làm sào huyệt để tụ tập, ẩn nấp và tiến hành hoạt động phá hoại. Nguyễn Việt Hưng tự phong là thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn Biệt kích, kiêm tổng trấn Sài Gòn - Gia Định. Ra tuyên ngôn gồm 11 điểm, định quốc hiệu, quốc kì, quốc ca, dự định lập hệ thống chính quyền phục quốc và lập các lực lượng vũ trang, in và rải truyền đơn phản động, in tiền giả. Ngày 12.2.1976, vụ án được khám phá với đầy đủ tang chứng: máy in tiền giả, máy in truyền đơn, máy thu phát vô tuyến, vũ khí, vv. Từ ngày 13 đến 16.9.1976, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa công khai xét xử và tuyên án tử hình Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Hữu Nghị và Nguyễn Xuân Hùng; 11 tên khác bị phạt tù từ 3 năm đến chung thân.” An Ninh. “Vụ Án Nhà Thờ Vinh Sơn” Đăng trên DAITUDIEN.NET, Nguồn: http://daitudien.net/an-ninh/an-ninh-ve-vu-an-o-nha-tho-vinh-son.html


Nguyên văn : “As for the Chinese occupation forces under Lu Han, who later defected to Chinese Communists, they were, on the contrary, enormous. They were composed of the 60th, 62nd, 93rd armies, reinforced by the 23rd 39th, and 93rd divisions, comprising some more than 152,000 men and it took them almost six weeks to cover 100 miles from border to Hanoi, like a sawrm of locusts, they slowly pilfered their way through the countryside. In the process, they not only gave the Viet Minh’s sufficient time to gain control over much of Viet Nam, but they also revived the century old Vietnamese hatreds for all things. Chinese and thus thoroughly discredited the Vietnamese natrionalists who had hoped to be able to use Chinese support in their forthcoming struggle against Ho Chi Minh.” Bernard B. Fall, The Two Viet Nams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), pp. 63-64.

Trang Thời Sự