HIỂM HỌA TIN LÀNH 

Trần Chung Ngọc

đăng ngày 02 tháng 10, 2009

Toàn tập: 4  

(Phần III)

Nguyễn Huệ Nhật

 

Trong Phần I, tôi đã chứng minh thực chất của Tin Lành Lê Anh Huy chỉ là một trí thức dỏm, cuồng tín, kiến thức thấp kém v..v... Trong Phần II, tôi đã phê bình vài đoạn của Tin Lành Huỳnh Thiên Hồng và chứng tỏ đầu óc của Huỳnh Thiên Hồng thì đồng loại với đầu óc của Lê Anh Huy. Trong Phần III này, tôi muốn nói đến Nguyễn Huệ Nhật. Về Nguyễn Huệ Nhật thì tư cách của ông ta không nên bàn tới. Tự nhận là tu theo Phật Giáo trong 15 năm, bỏ Phật Giáo theo Tin Lành rồi quay lại bài bác Phật Giáo và đánh bóng Tin Lành. Về phương diện trí thức, nếu Nguyễn Huệ Nhật bài bác Phật Giáo đúng và đánh bóng Ki-tô giáo đúng thì không nói làm gì. Nhưng vì kiến thức của Nguyễn Huệ Nhật về đạo Phật cũng như về Ki-tô giáo thật là quá tệ, vô cùng hời hợt, cùng loại với Lê Anh Huy và Huỳnh Thiên Hồng, cho nên những gì ông ta viết về đạo Phật cũng như Ki-tô giáo chỉ có tác dụng làm cho độc giả thấy rõ trình độ và con người của ông ta, một trình độ vô trình độ, và một con người không có tư cách của con người. Đây là điều rõ ràng nhất trong những bài viết của Nguyễn Huệ Nhật.

Tôi không đặt vấn đề Nguyễn Huệ Nhật hay bất cứ ai bỏ đạo Phật, vì tôi cho đó là quyền tự do tín ngưỡng của con người. Nhưng sau khi đọc những bài của Nguyễn Huệ Nhật tôi cảm thấy Nguyễn Huệ Nhật bỏ đạo Phật là một điều rất đáng mừng cho Phật Giáo. Vì nếu ông ta ở lại đạo Phật và lên làm Tăng Sĩ Phật Giáo, thì với kiến thức và tư cách như vậy ông ta chỉ dẫn Phật tử đi vào ma đạo.

Để chứng minh, chúng ta hãy điểm qua một vài câu của Nguyễn Huệ Nhật viết về đạo Phật cũng như về Ki-tô giáo để chứng minh kiến thức của Nguyễn Huệ Nhật về cả hai tôn giáo đều thuộc loại vô trình độ, bất kể là ông ta tự nhận là đã tu theo Phật Giáo trong 15 năm và sau đó đã nhận được hồng ân Thiên Chúa của Tin Lành và nghe đâu, vì vài bài viết thuộc loại nô lệ Kinh Thánh, đã được ban chức Mục sư của Tin Lành. Mừng cho Tin Lành đã tuyển mộ được một Mục sư như Nguyễn Huệ Nhật. Tội nghiệp cho các tín đồ Tin Lành đã có một Mục sư như Nguyễn Huệ Nhật.

Trước hết là vài câu về Phật Giáo. Nguyễn Huệ Nhật viết về quyết định xuất gia của Đức Phật như sau trong bài có đầu đề “Các Bạn Phật Tử Thân Mến”:

“Đã là con người thì không ai tuyệt đối thánh khiết vô tội cả. Đã là con người thì ai ai cũng mong ước được hoàn hảo. Chính Thái tử cũng mong cho mình như thế. Ngài thao thức về chân lý. Ngài muốn tìm cho ra lẽ đạo huyền vi mầu nhiệm. Ngài muốn biết nguyên nhân nào đã đưa nhân loại đến tình trạng tranh chấp chém giết lẫn nhau để phải chuốc lấy khổ đau giữa thế gian này...”

Chúng ta có thấy ai viết bậy về đạo Phật như Nguyễn Huệ Nhật chưa? Một Phật tử tầm thường, không cần phải tu 15 năm (sic) như Nguyễn Huệ Nhật tự nhận, cũng biết rằng Đức Phật xuất gia là tìm giải đáp cho những phiền não của chúng sinh qua ba cảnh Thái tử đích thân chứng kiến: bệnh tật, già yếu, chết chóc, và động cơ thúc đẩy sự xuất gia của Đức Phật là vẻ siêu thoát, thong dong, từ tốn của người tu hành và Người đã chọn con đường đi tìm chân lý giải thoát trong cuộc đời tu hành. Cuối cùng Người đã giác ngộ, tìm ra chân lý, sau 6 năm tích cực sống trong cuộc đời của người xuất gia. Còn chúng ta “muốn biết nguyên nhân nào đã đưa nhân loại đến tình trạng tranh chấp chém giết lẫn nhau để phải chuốc lấy khổ đau giữa thế gian này...” thì dễ thôi. Đó chính là do sự ngu dốt, ác độc của Thiên Chúa của Ki Tô Giáo như được viết rõ trong cuốn gọi là Kinh Thánh của Ki-tô Giáo, và tất nhiên, của những tôi tớ ngu dốt, ác độc của Thiên Chúa ngu dốt, ác độc này”. Thật vậy, chúng ta chỉ cần mở cuốn Kinh Thánh của Ki-tô Giáo ra đọc, và đọc lịch sử của Ki-tô Giáo từ ngày ra đời đến nay, thì thấy tất cả giải đáp nằm trong đó. Có cần tôi phải chứng minh không?

Một câu khác viết láo lếu về Phật Giáo của Nguyễn Huệ Nhật như sau:

“Phật Giáo Việt Nam không phải là Phật Giáo chính cống. Tôi chưa thấy Phật Giáo chính cống. Thế nên tôi từ bỏ họ mà không tiếc gì cả.”

Phải chăng Nguyễn Huệ Nhật đã biết tất cả về Phật Giáo Việt Nam và thế nào là Phật Giáo chính cống nên biết là “Phật Giáo Việt Nam không phải là Phật Giáo chính cống.”? Phật Giáo Việt Nam có bao nhiêu tông phái, bao nhiêu Tăng, Ni, Phật tử, ở bao nhiêu miền, bao nhiêu Tỉnh ở Việt Nam? Một người tu 15 năm mà còn không biết đến lịch sử xuất gia của Đức Phật thì làm sao có thể biết được thế nào là Phật Giáo chính cống? Vả chăng, nếu đã biết thế nào là Phật Giáo chính cống thì tại sao Huệ Nhật lại không tu theo Phật Giáo chính cống?. Có phải là Huệ Nhật chỉ viết càn, viết bậy hay không? “Họ” là ai ở đây? Là Phật Giáo Việt Nam hay Phật Giáo chính cống? “Họ” chỉ người hay chỉ Phật Giáo? Viết một câu mà không biết cả cách dùng từ, chẳng thành văn, vô nghĩa, tổng quát hóa vấn đề một cách vô trách nhiệm v..v.. mà cũng đòi lên mặt phê bình Phật Giáo, thật không biết đến liêm sỉ là gì.

Chúng ta hãy đọc một câu khác bắt nguồn từ cái đầu óc bệnh hoạn của Nguyễn Huệ Nhật viết trả lời Trần Duy Phô:

“TDP chứng minh dùm tôi các vị thiền tổ như ngài Hoằng Nhẫn, Huệ Năng, Thần Tú đã chứng ngộ thiền được không?”

Tự nhận là tu theo Phật Giáo trong 15 năm mà đặt một câu hỏi hết sức ngớ ngẩn. Chứng minh để làm gì? Trong Phật Giáo, ai tu người ấy chứng. Người khác có chứng ngộ thiền hay không, chẳng liên quan gì đến sự tu tập của bản thân. Trong cuốn Từ Áo Cà Sa Đến Thập Tự Giá Nguyễn Huệ Nhật đã từng thú nhận là vì thấy vài tu sĩ Phật Giáo khác không tu, và điều này cũng chỉ là ý kiến cá nhân của Nguyễn Huệ Nhật, nên mình cũng không tu. Nguyễn Huệ Nhật cần ngó vào người khác để bắt chước theo. Nay Nguyễn Huệ Nhật thấy người khác tin nhảm tin nhí vào đạo Tin Lành nên bèn bắt chước theo, cũng đi tin nhảm tin nhí vào Tin Lành. Điều này thật là rõ rệt, khi chúng ta đọc những điều ông ta viết về Ki tô Giáo.

Trên đây chỉ là vài điều Nguyễn Huệ Nhật viết láo lếu về Phật Giáo trong số nhiều điều láo lếu khác. Trong bài này tôi không có ý định giảng cho Nguyễn Huệ Nhật về Phật Giáo, vì tự nhận là 15 năm “tu theo Phật Giáo” mà Nguyễn Huệ Nhật chẳng học được cái gì của Phật Giáo, thì chuyện giảng giải Phật Pháp cho Nguyễn Huệ Nhật là cả một chuyện phí công, vô ích. Đầu óc thuộc loại hạ căn như của Nguyễn Huệ Nhật thì chỉ thích hợp với Tin Lành. Vì Nguyễn Huệ Nhật theo Tin Lành nên tôi nghĩ tốt hơn là giảng cho Nguyễn Huệ Nhật về chính đạo Tin Lành của ông ta.

Điều rõ ràng là không những viết bậy về Phật Giáo mà Nguyễn Huệ Nhật còn viết bậy về Ki-tô Giáo rất nhiều. Điều này chứng tỏ kiến thức tôn giáo của Nguyễn Huệ Nhật thuộc loại vô trình độ, vô cùng hời hợt, sản phẩm của một khuôn đúc ngu dân của Tin Lành, một khuôn đúc đã tạo ra những mẫu người giống nhau về trình độ hiểu biết tôn giáo như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng, Nguyễn Huệ Nhật v..v..., một trình độ mà theo Mục sư Ernie Bringas, thuộc thế kỷ 17, luôn luôn phát dị ứng với những tiến bộ của nhân loại. Chứng minh?

Huệ Nhật viết bậy rất nhiều, ở đây tôi chỉ đưa ra vài điều điển hình và chúng ta sẽ thấy những người Tin Lành cuồng tín như Lê Anh Huy, Huỳnh Thiên Hồng và Nguyễn Huệ Nhật thật giống nhau ở điểm cùng có một luận điệu truyền đạo rất ấu trĩ, lỗi thời, hoàn toàn vô nghĩa trong thời đại ngày nay, phản ánh một trình độ hiểu biết quá sơ đẳng về chính Ki-tô Giáo. Chúng ta hãy nghe Nguyễn Huệ Nhật nhắc lại như con vẹt những điều Tin Lành dạy cho ông ta:

“Nhân loại vốn sinh ra trong vực sâu tội lỗi. Chúng ta cần được cứu ra khỏi tội lỗi, cần được ơn tha thứ của đức Chúa trời. Những ai chưa trở về tiếp nhận ơn cứu rỗi của đức Chúa trời thì vẫn còn mò mẫm trong sai lầm...

Khi thắc mắc về Thượng đế và Kinh Thánh, chúng ta cần xem Kinh Thánh kỹ hơn để biết trong đó nói gì. Kinh Thánh cho chúng ta thấy rằng: Đức Chúa trời dựng nên thế gian với đầy đủ mọi thứ. Sau cùng Ngài dựng nên loài người và ban cho họ quyền quản trị thiên nhiên để họ làm ích lợi cho mình...

Nhưng theo Kinh Thánh thì Thượng đế dựng lên muôn vật. Ngài là đấng tạo hóa hằng hữu, loài người là loài thọ tạo duy nhất được Ngài ban cho hình ảnh của Ngài.

Đọc những đoạn đầu trong sách Sáng Thế Ký, chúng ta có thể tin và cũng có thể không tin. Nhưng dù tin hay không tin, suốt nhiều ngàn năm tri thức nhân loại không ai có thể chứng minh ngược lại để bài bác một cách cụ thể”

Chúng ta thấy ngay sự hiểu biết của Nguyễn Huệ Nhật về thế giới ngày nay thuộc loại hiểu biết của những tín đồ Ki-tô ngu dốt ở Âu Châu trong thời đại đen tối trí thức (dark ages) hay thời đại Trung Cổ. Những câu tôi trích dẫn của Linh mục James Kavanaugh, Mục sư Tin Lành Ernie Bringas và Giám Mục Tin Lành John Shelby Spong trong Phần I Phần II của loạt bài về Hiểm Họa Tin Lành tưởng cũng đủ để dạy cho Nguyễn Huệ Nhật một bài học về những điều hoang đường thuộc nền thần học Ki-tô giáo như: sinh ra trong tội lỗi, ơn tha thứ của Dê-su, và thuyết sáng tạo trong Kinh Thánh.

Tuy nhiên, để khai sáng đầu óc của Nguyễn Huệ Nhật một chút thôi, nếu trong đầu óc của ông ta còn chỗ để có thể được khai sáng sau khi đã bị cái bả Tin Lành làm cho mụ mị, tôi xin đặt vài vấn đề với Nguyễn Huệ Nhật.

Trước hết, Nguyễn Huệ Nhật viết: “Sau cùng Ngài (Thượng đế) dựng nên loài người và ban cho họ quyền quản trị thiên nhiên để họ (sic) làm ích lợi cho mình...”

Một câu hỏi được đặt ra là: Có thật là loài người có “quyền quản trị thiên nhiên để họ làm ích lợi cho mình...” không? Nguyễn Huệ Nhật hiểu “thiên nhiên” như thế nào? Nói riêng về trái đất, loài người đã quản trị những trận bão lụt, cuồng phong, sóng thần, động đất, các dã thú, siêu vi trùng v..v.. để “họ làm ích lợi cho mình” như thế nào? Mặt khác, thiên nhiên không chỉ là trái đất và những hiện tượng xảy ra trên trái đất, mà còn gồm cả vũ trụ rộng khoảng 13.7 tỷ năm ánh sáng trong đó có khoảng 100 tỷ thiên hà, mỗi thiên hà có hàng trăm tỷ ngôi sao v..v.. Vậy loài người quản trị “thiên nhiên” như thế nào? Có làm ngưng được sự đang nở rộng của vũ trụ, có thay đổi được nhiệt độ trên trái đất để trên Bắc Cực thì ấm, ở đường xích đạo thì mát v..v.. hay không? Nguyễn Huệ Nhật chép trong Kinh Thánh ra điều mê tín, hoang đường, ngớ ngẩn của thời bán khai mà thực sự không biết là mình đang nói cái gì.

Nguyễn Huệ Nhật tin tất cả vào Kinh Thánh, nhưng lại không biết rằng Kinh Thánh chỉ là sản phẩm của những đầu óc chưa mở mang, chứa đầy sự mê tín trong thời đại chưa khai hóa (A product derived from primitive superstitions), do đó đã không còn mấy giá trị trong thế giới văn minh tiến bộ, cho nên cứ luôn luôn viện dẫn Kinh Thánh, làm như những điều viết trong Kinh Thánh phải có giá trị tuyệt đối, không thể sai lầm, không hề biết đến nhân loại đã ra khỏi, bỏ lại đàng sau Thời Đại Của Đức Tin (The Age of Faith = Thời Trung Cổ) để bước sang những Thời Đại Của Lý Trí (The Age of Reason = Thế kỷ 17), Thời Đại Cách Mạng Khoa Học (The Age of Scientific Revolution = Thế kỷ 17-18), Thời Đại Khai Sáng (The Age of Enlightenment = Thế kỷ 18), Thời Đại Của Hệ Tư Tưởng (The Age of Ideology = Thế Kỷ 19), và Thời Đại Phân Tích (The Age of Analysis = Thế Kỷ 20). Những thời đại sau này, đặc biệt là thuyết Tiến Hóa của Charles Darwin vào giữa thế kỷ 19 và những hoàn chỉnh của thuyết này trong các bộ môn khoa học trong vòng 150 nay, đã bác bỏ mọi luận điệu thần học của Ki-tô giáo về sự hiện hữu của một Thiên Chúa, về thuyết sáng tạo trong Kinh Thánh, về công cuộc chuộc tội và cứu rỗi của Dê-su Ki Tô, và tước đoạt mọi quyền lực thế tục của Ki-tô Giáo, thu hẹp Ki-tô Giáo trong những ốc đảo mê tín lỗi thời, điển hình là tài sản đất đai rộng lớn của Ca-tô Giáo Rô-ma ở Âu Châu đã bị thu hẹp lại trong một diện tích bằng hai cái sân chơi banh, phạm vi của Vatican và Thánh Đường Phê-rô ngày nay, mười điều răn của Thượng đế Ki-tô không được phép trưng bày trong những nơi công cộng, thuyết Sáng Tạo không được phép dạy song song với thuyết Tiến Hóa trong các trường công lập v...v... Nguyễn Huệ Nhật thật đúng là một loại ếch ngồi đáy giếng, coi trời bằng vung.

Với những công cuộc khảo cứu hiện đại nhất về nhân vật Dê-su và với những kết quả khoa học không ai có thể phủ bác, kể cả tòa thánh Vatican, về nguồn gốc vũ trụ và con người, thì con người không sinh ra trong vực sâu tội lỗi, không cần đến sự "cứu rỗi" đầy tính hoang đường và huyễn hoặc của nền thần học Ki Tô Giáo dựng lên. Trong Phần II tôi đã luận về cái gọi là “ơn cứu rỗi” trong Ki Tô Giáo. Ngày nay chỉ còn những kẻ “ngụp lặn trong ngu si, cuồng tín, mò mẫm trong sai lầm” mới cần được cứu ra khỏi tội lỗi, cần được ơn tha thứ của đức Chúa trời, và “trở về (sic) tiếp nhận ơn cứu rỗi của đức Chúa trời”. Hơn 4 tỷ người trên thế giới chưa bao giờ quan tâm đến điều mê tín của thời bán khai mang nhãn hiệu “ơn cứu rỗi”. Tại sao? Bởi vì lịch sử thế giới đã chứng minh rằng: Những ai chưa trở về tiếp nhận ơn cứu rỗi của đức Chúa trời thì vẫn còn có đầu óc lành mạnh , sáng suốt. Trái lại, những ai “đã “trở về (sic) tiếp nhận ơn cứu rỗi của đức Chúa trời” thì tiếp tục có đầu óc mụ mị mò mẫm trong sai lầm... Lịch sử các cuộc Thánh Chiến, Tòa án xử dị giáo, săn lùng thiêu sống phù thủy (sic) và những kẻ lạc đạo (heretics) của Ca-tô Giáo Rô Ma; những cuộc cưỡng ép thổ dân cùng thiêu sống thổ dân Mỹ của Tin Lành; chính sách truyền đạo ngu đần vô đạo đức của Ca-tô và Tin Lành; và những cuộc chiến tranh triền miên giữa Ca-tô, Tin Lành, Chính Thống, Hồi Giáo, Do Thái Giáo là những bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh là những kẻ “đã “trở về (sic) tiếp nhận ơn cứu rỗi của đức Chúa trời” thì vẫn còn tiếp tục “ mò mẫm trong sai lầm..Ai có thể xóa bỏ được những lời nói, hành động ác ôn của Thiên Chúa, Chúa Cha cũng như Chúa Con, trong Kinh Thánh Ki-tô Giáo? Ai có thể xóa bỏ được lịch sử ác độc, đẫm máu của Ki-tô Giáo, tập đoàn của những người đã tiếp nhận “ơn cứu rỗi” của đức Chúa trời? xin lên tiếng!!!

Nguyễn Huệ Nhật viết: Nhưng theo Kinh Thánh thì Thượng đế dựng lên muôn vật. Nếu thật quả như vậy thì thật là tội nghiệp cho Thượng đế vì ông ta đã tạo nên những mẫu người như Nguyễn Huệ Nhật. Ở đây, để bình luận về điều mê tín của Nguyễn Huệ Nhật trong Kinh Thánh: “Nhưng theo Kinh Thánh thì Thượng đế dựng lên muôn vật” tôi tưởng nhắc lại một đoạn trong Phần I cũng không phải là vô ích:

James A. Haught đã đưa ra một nhận định bất khả phủ bác trong cuốn 2000 years of disbelief: famous people with the courage to doubt, trang 324, như sau, về Thượng đế của Nguyễn Huệ Nhật:

Qua luận lý, chúng ta có thể thấy... Nếu có một đấng thần linh sáng tạo ra muôn loài thì ông ta đã làm ra ung thư vú cho phái nữ, bệnh hoại huyết cho trẻ con, bệnh cùi, bệnh AIDS, bệnh mất trí nhớ (alzheimer), và hội chứng down (khuyết tật tinh thần). Ông ta ra lệnh cho những con cáo cắn xé nát những con thỏ ra từng mảnh, những con báo giết những hươu nai. Không có một con người nào độc ác đến độ hoạch định những sự khủng khiếp như vậy. Nếu một đấng siêu nhiên làm như vậy, ông ta là một con ác quỷ...

(Through logic, you can see that... If a divine maker fashioned everything that exists, he designed breast cancer for women, childhood leukemia, leprosy, aids, alzheimer's disease, and down's syndrome. He madated foxes to rip rabbits apart and cheetahs to slaughter fawns. No human would be cruel enough to plan such horrors. If a supernatural being did so, he's a monster...)

Vậy thì, nếu Nguyễn Huệ Nhật tin rằng Thượng đế của ông ta trong Kinh Thánh dựng lên muôn vật thì Nguyễn Huệ Nhật cũng phải tin Thượng đế của ông ta chính là một ác quỷ. Ngoài ra, Nguyễn Huệ Nhật cũng phải tin là Thiên Chúa hay Chúa Trời nhân từ, lòng lành của Nguyễn Huệ Nhật đã có những hành động điển hình sau đây, hoặc là đích thân ra tay, hoặc đích thân chỉ huy, hoặc là ra lệnh cho tôi tớ làm:

- Thiên Chúa đòi hỏi và chấp nhận giết người để tế Thiên Chúa (Leviticus 27; Judges 11; 2 Samuel 21).

- Thiên Chúa giết đứa con đầu lòng trong mọi gia đình Ai Cập (Exodus 12)

- Thiên Chúa chấp nhận nô lệ (Exodus 21; Leviticus 25)

- Thiên Chúa chấp nhận việc bán con gái làm nô lệ (Exodus 21)

- Thiên Chúa ra lệnh giết các phù thủy và những kẻ lạc đạo (Exodus 22)

- Thiên Chúa xử chết những người vi phạm ngày lễ Sabbath (không nghỉ làm việc ngày thứ Bảy) (Exodus 31)

- Thiên Chúa giết 70000 người trong một dịch hạch do chính Chúa tạo ra (2 Samuel 24)

- Thiên Chúa cho 2 con gấu cắn nát 42 đứa trẻ vì chúng chế riễu nhà tiên tri Elisha (2 Kings 2)

- Thiên Chúa tạo ra hồng thủy giết chết mọi người và mọi sinh vật, chỉ chừa lại gia đình tên say rượu Noah và giống vật mỗi thứ một cặp, vì Chúa thấy loài người, do chính Chúa “sáng tạo” ra, tội lỗi (Genesis 6) [Dưới con mắt cận thị của Thiên Chúa thì con người sa ngã, mang tội với Thiên Chúa, do đó Thiên Chúa tạo ra Hồng Thủy để giết hại hầu hết loài người. Nhưng thử hỏi, tại sao Thiên Chúa lại giết cả mọi sinh vật hoàn toàn vô tội, gồm có nhiều triệu chủng loại khác nhau, khi chúng do chính Chúa “sáng tạo” ra và không hề làm điều gì trái với ý của Thiên Chúa?]

- Thiên Chúa ra lệnh giết vợ con, anh em nếu họ theo tôn giáo khác (Deuteronomy 13)

- Thiên Chúa xử chết những đứa trẻ nào không cắt miếng da đầu dương vật (Genesis 17)

Và đây chỉ là một số nhỏ trong vô số những hành động ác ôn tương tự mà Thiên Chúa của Nguyễn Huệ Nhật là thủ phạm, trực tiếp hay gián tiếp. Có bao giờ Nguyễn Huệ Nhật cũng như những đồng đạo của ông ta biết đến những điều trên, đã được viết rõ trong Kinh Thánh của Ki-tô giáo không?

Nguyễn Huệ Nhật cùng các đồng đạo Tin Lành (sic) hãy giải thích, hoặc đi hỏi các bề trên, để giải thích những hành động ác ôn của Thiên Chúa như trên, và cũng nên đọc sách Khải Huyền trong Tân ước để biết thêm là Thiên Chúa của Nguyễn Huệ Nhật và đồng đạo độc ác và khủng khiếp như thế nào, và cũng để biết không làm gì có chuyện Thiên Chúa “cứu rỗi” những người không phải là Do Thái mà Thiên Chúa đã từng coi họ như chó, không thể ném cái mẩu bánh “cứu rỗi” của người Do Thái cho chúng ăn. Kinh Thánh viết rõ như vậy, Nguyễn Huệ Nhật và các đồng đạo hãy theo đúng lời của chính Nguyễn Huệ Nhật viết: Khi thắc mắc về Thượng đế và Kinh Thánh, chúng ta cần xem Kinh Thánh kỹ hơn để biết trong đó nói gì. Nhưng thực ra đây chỉ là câu nói dỏm, vu vơ của Nguyễn Huệ Nhật, vì rõ ràng là Nguyễn Huệ Nhật chưa từng đọc Kinh Thánh, hay chỉ đọc những đoạn được phép đọc và được phép hiểu theo “lý luận” của Tin Lành. Thật vậy, nếu đọc kỹ Kinh Thánh thì chúng ta không ngần ngại gì mà không vứt bỏ nó đi, hoặc giữ làm tài liệu để “chống Ki-tô Giáo” như nhiều học giả, chuyên gia về Kinh Thánh đã làm. Khoa học gia Ira Cardiff đã đưa ra một nhận xét rất chính xác như sau:

“Nếu một người thông minh đọc cả cuốn Thánh kinh với một óc phê phán thì chắc chắn họ sẽ vứt bỏ nó đi."

(If an intelligent man should critically read it (the Bible) all, he would certainly reject it.)

Tại sao lại phải vứt bỏ nó đi? Ruth Hurmence Green, một phụ nữ đã trưởng thành trong một gia đình Ki-tô và trong nền giáo dục Ki-tô trong mấy chục năm đã trả lời thay cho chúng ta trong cuốn "The Book of Ruth", trg. 59-60, sau khi bà ta đọc kỹ cuốn Kinh Thánh, như sau:

"Không có cuốn sách nào mà trong đó mạng sống con người, thật ra là mọi mạng sống, lại rẻ rúng như vậy. Thiên Chúa ác ôn trong Cựu Ước ra lệnh cho dân Do Thái giết, cưỡng hiếp, và tra tấn không thương sót toàn thể dân chúng nhiều quốc gia, "trẻ thơ và sơ sinh, thiếu niên và trinh nữ, và người già cả."..

Không có một trang sách nào trong Kinh Thánh mà không làm tôi bất bình về một phương diện nào đó. Thật ra, sau mỗi lần tìm hiểu Thánh Kinh tôi lại muốn đi tắm rửa sạch sẽ với xà bông "lye" của bà nội. Và khi tôi thấy Kinh Thánh coi thường phụ nữ thường là tôi muốn quẳng nó ra cuối phòng. Tôi nguyện không bao giờ còn cầm cuốn Thánh Kinh một cách lộ liễu trên tay ở nơi công cộng. Thomas Paine, đấng cứu rỗi thực sự của thế giới, đã tố cáo cuốn Thánh Kinh thay tôi: "Tôi thành thật ghê tởm nó như là tôi ghê tởm mọi sự độc ác."...

Nếu luật kiểm duyệt được thi hành một cách chặt chẽ, cuốn Kinh Thánh sẽ phải bán dấu diếm dưới quầy hàng"

(There is no other book in which human life, all life in fact, is so cheap. The fiendish Lord of the Old Testament orders the Jews to kill, rape, and torture without pity entire nations, "infant and suckling, young man and virgin, and the man with gray hair."

...There wansn't one page of this book that didn't offend me in some way. In fact, after a session of searching the scriptures, I always wanted to take a bath with Grandma's lye soap. And when I encountered the Bible's disdain for women, I very often almost pitched the good book across the room. I vowed never to be seen in public with an unconcealed Bible in my hands. Thomas Paine, the true savior of the world, denounced the Bible for me: "I sincerely detest it as I detest everything that is cruel."...

Strict censorship would mean that the Bible would have to be sold from under the counter.)

Nhưng có một điều mà Nguyễn Huệ Nhật và các đồng đạo Tin Lành của ông ta cũng như tuyệt đại đa số tín đồ Ki-tô Giáo không biết đến là nhân loại đã “đưa đám Thượng đế” từ cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 [Xin đọc cuốn Đám Tang Thượng Đế (God’s Funeral) của A. N. Wilson, W. W. Norton and Company, Inc., New York, 1999] chứ không chờ đến lời tuyên bố “Thượng đế đã chết” (God is dead) của Friedrich Nietzsche. Thật vậy, ngay từ cuối thế kỷ 18, Edward Gibbon với cuốn Lịch Sử Suy Thoái và Sụp Đổ Của Đế Quốc La Mã (The History of the Decline and Fall of the Roman Empire ), xuất bản làm 3 tập trong khoảng 1776-1788, và David Hume, với cuốn Đối Thoại Về Tôn Giáo Thiên Nhiên (Dialogues Concerning Natural Religion) năm 1779, đã khai tử Thượng đế của Ki Tô Giáo. Khai tử như thế nào?

Quan điểm khoa học, ngay từ cuối thế kỷ 18, đã lay đổ nền tảng của một tôn giáo cũ kỹ tin rằng Thượng đế đã ban cho Adam quyền quản trị mọi vật thụ tạo của Thượng đế trên trái đất, và Thượng đế dựng nên con người theo hình ảnh của Thượng đế và giống như Thượng đế, rồi khi con người không tuân lệnh Thượng đế, chính cái ông Thượng đế cũng là Người này lại biến mình thành Người, và tự xuống trần để chuộc tội những tội lỗi của chính mình (Wilson, p.x: Scientific viewpoints shook the foundation of an old religion which believed that God had put Adam in charge of all His earthly creation, and made Man in His own image and likeness; even, when Man had disobeyed Him, this self-same God had Himself become Man, and come down to earth to redeem Him of His sins). Tác phẩm của Gibbon, không những vạch trần những sự sa đọa và đạo đức giả của những Thánh vĩ đại nhất trong Ki-tô Giáo, những giáo hoàng và cột trụ thần học của giáo hội (greatest saints, popes and doctors of the Universal Church) mà còn khinh bỉ những lý tưởng cao quý nhất của họ (sheer contemptibility of their highest ideals). Còn tác phẩm Dialogues của Hume đã loại bỏ mọi sự cần thiết triết lý về niềm tin vào Thượng đế (remove any necessity for believing in God) và đã được một nhà bình luận đương đại coi như là một “giấy chứng tử” (death certificate) đối với Ki-tô giáo. Vì vậy, những thập niên cuối thế kỷ 19 được coi như là thời đại đích thực của “cái chết của Thượng đế” (Wilson, p. 281: The closing decades of the 19th century were the true era of the “death of God”).

Kiến thức con người hiện đại đã bác bỏ dứt khoát quan niệm về một vị Thần toàn năng, sáng tạo ra muôn loài vì quan niệm này cực kỳ phi lý trước những bằng chứng không ai có thể phủ bác của khoa vũ trụ học, sinh học, sinh hóa học, địa chất học v..v.... Nguyễn Huệ Nhật nhắm mắt tin vào Kinh Thánh mà không biết đến sự tiến bộ trí thức của nhân loại trong mấy thế kỷ nay. Nguyễn Huệ Nhật có vẻ như quên hẳn rằng thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh không được chứng minh bởi bất cứ một sự kiện nào trong khi thuyết khoa học về nguồn gốc vũ trụ và thuyết Tiến Hóa đã được chứng minh bởi vô số những kết quả nghiên cứu trong nhiều bộ môn khoa học. Thật vậy, chúng ta hãy so sánh sơ lược mức độ khả tín của niềm tin vào thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh và những bằng chứng khoa học về vũ trụ:

Dựa theo những dữ kiện không thể sai lầm trong Kinh Thánh, Tổng Giám Mục James Ussher ở Ái Nhĩ Lan (Ireland) đã tính rất kỹ và xác quyết rằng Thượng đế đã sáng tạo ra vũ trụ muôn loài này vào tối ngày thứ Bảy, 22 tháng 10, năm 4004 Trước Thường Lịch (TTL) (Archbishop James Ussher...concluded that God had made heaven and earth on the evening of Saturday, October 22, 4004 B.C.), nghĩa là cách đây khoảng hơn 6000 năm.

Nhưng ngay từ đầu thế kỷ 19, các nhà địa chất học (geologists) đã nhận thức được rằng, thế giới đã tiến hóa qua nhiều kỷ nguyên (aeons), không phải là do Thượng đế sáng tạo ra trong 6 ngày như được Thượng đế mạc khải trong sách Sáng Thế Ký, và thật là khó chịu cho những nhà thần học hơn nữa, vũ trụ mà chúng ta đang sống trong đó là một vũ trụ tàn nhẫn (pitiless universe). Nhiều chủng loại đã tiến hóa để rồi bị tuyệt chủng, đây là thông điệp của những sinh vật hóa thạch. Người ta tự hỏi, có gì bảo đảm là nhân loại, một chủng loại trong số nhiều triệu chủng loại hiện hữu, một ngày nào đó sẽ không chịu chung số phận của các chủng loại đã bị tuyệt chủng? Niềm tin vào một Thượng đế đầy tình thương yêu, nhân từ và toàn năng thật khó mà có thể chấp nhận trước sự kiện hiển nhiên về một vũ trụ vô nhân tính, tàn nhẫn, và nhất là Thượng đế, nếu có một Thượng đế, chỉ có thể khoanh tay ngồi nhìn, hoàn toàn bất lực trước sự vận hành của vũ trụ và thiên nhiên.

Điều không ai có thể phủ nhận là khoa học ngày nay đã xác định tuổi của vũ trụ là vào khoảng 13.7 tỷ năm, tuổi của trái đất là vào khoảng từ 4 tỷ rưỡi đến 5 tỷ năm, và loài người đã có mặt trên địa cầu cả vài triệu năm, hình thành theo định luật tiến hóa. Tất cả những điều này đều do sự tiến bộ trí thức của nhân loại khám phá ra và đều đã được chính Giáo hoàng John Paul II, đại diện cho khoảng 1 tỷ tín đồ của Ca-tô Giáo Rô-ma, công nhận. Nhưng Nguyễn Huệ Nhật vẫn mù quáng viết rằng: “Đọc những đoạn đầu trong sách Sáng Thế Ký, chúng ta có thể tin và cũng có thể không tin. Nhưng dù tin hay không tin, suốt nhiều ngàn năm tri thức nhân loại không ai có thể chứng minh ngược lại để bài bác một cách cụ thể” Thật là tội nghiệp cho những đầu óc thuộc loại như của Nguyễn Huệ Nhật nếu chúng ta đi làm một công việc ngớ ngẩn là so sánh đầu óc của ông ta với đầu óc của hàng ngàn thức giả trong những xã hội Tây phương cỡ Bertrand Russell, Thomas Paine, Thomas Jefferson, Victor Hugo, Voltaire v..v.., khoan kể đến những bậc lãnh đạo trong Ki-tô Giáo như Giáo hoàng John Paul II, Giám mục John Shelby Spong, Linh mục James Kavanaugh, Mục sư Ernie Bringas, nhà thần học Hans Kung, Uta Ranke-Heinemann v..v..., tương tự như so sánh ánh sáng của một con đom đóm với ánh sáng của mặt trời.

Quyền chọn lựa là quyền tự do của con người. Theo Nguyễn Huệ Nhật thì chúng ta có thể tin hoặc không tin thuyết sáng tạo trong Kinh Thánh. Nhưng thế nào là tin, và thế nào là không tin. Dựa vào đâu mà tin? Và dựa vào đâu mà không tin? Vấn đề chính là ngày nay chúng ta có 100% bằng chứng là trái đất đã hình thành cách đây hơn 4 tỷ năm, và 0% bằng chứng về một trái đất có tuổi từ 6 tới 10000 năm. Như vậy, chúng ta đang đối diện với “100% đúng” của các bằng chứng khoa học và “100% sai” vô bằng chứng của thuyết Sáng Tạo trong Kinh Thánh, nếu chúng ta xét đến tổng hợp những kết quả nghiên cứu, đo lường trong vũ trụ học, địa chất học, hóa học, vật lý học, cổ sinh vật học, sinh học đưa đến việc xác định tuổi của trái đất. “100% đúng” là kết quả của lý trí, và “100% sai” hay “0% đúng” là sản phẩm của đức tin. Thật là thú vị khi chúng ta so sánh hai con số về tuổi của trái đất: nếu chúng ta biểu diễn tuổi thực của trái đất, thí dụ 4 tỷ rưỡi năm, bằng một đoạn giây dài 150 thước (m), thì tuổi của trái đất trong Thánh Kinh, 10000 năm, chỉ mỏng bằng một tờ giấy. Trong đức tin Tin Lành của Nguyễn Huệ Nhật, dựa vào vài điều viết láo lếu trong Kinh Thánh, phạm vi hiểu biết chỉ bằng bề dày của một tờ giấy; ngoài đức tin Tin Lành, kiến thức con người trải dài 150 m. Đây là điều Lê Anh Huy, Nguyễn Huệ Nhật và Huỳnh Thiên Hồng cần biết để dạy lại cho những đồng đạo Tin Lành còn sống trong bóng tối của ngu si vô trí.

Như vậy, chúng ta thấy rằng, những người ngày nay còn tin vào thuyết Sáng Tạo và kế hoạch “cứu rỗi” của Dê-su KiTô như Nguyễn Huệ Nhật thật ra chỉ là những người không có mấy đầu óc, tự giam mình trong những sai lầm vĩ đại. Thật vậy, nếu Nguyễn Huệ Nhật đã đọc kỹ Kinh Thánh, đây là điều hầu như không thể có, và tin thuyết Sáng Tạo, và đối với Tin Lành, Kinh Thánh là những lời của Thượng đế (Words of God) nên không thể sai lầm, thì Nguyễn Huệ Nhật cũng phải tin rằng trái đất thực sự phẳng, có 4 góc, mặt trời quay xung quanh trái đất, trời là một cái vòm bằng đồng thau, trên có những cánh cửa để cho các thiên thần mở ra cho mưa rơi xuống khi Thượng đế muốn, Thượng đế làm cho mặt trời ngưng lại suốt một ngày, ngày tận thế đã xảy ra trong thời của Dê-su khi một số tông đồ của Dê-su còn sống v..v.. và tất cả những chuyện thuộc các loại sau đây chiếm hơn nửa cuốn Kinh Thánh: bạo hành giết người (Violence & Murder), giết người hàng loạt (Mass Killing), loạn luân (Incest), ăn thịt người (Human Cannibalism), độc ác đối với trẻ con (Child cruelty), tục tĩu quá mức (Scatology), trần truồng (Nakedness), đĩ điếm (Harlotry), hiếp dâm (Rape), thù hận tôn giáo và chủng tộc (Religious & Ethnic Hatred), nô lệ (Slavery), say rượu (Drunkeness) v..v.. [Xin đọc cuốn Tất Cả Những Chuyện Tục Tĩu Trong Kinh Thánh (All The Obscenities In The Bible) của Gene Kamar].

Với một kiến thức tôn giáo thuộc loại vô trình độ mà tôi vừa chứng minh ở trên, vậy mà Nguyễn Huệ Nhật dám huênh hoang viết: “Tôi sẵn sàng đối thoại với các anh trong tình yêu Thiên Chúa”. Với trình độ của Nguyễn Huệ Nhật như vậy, ai lại đi tự hạ mình để đối thoại với Nguyễn Huệ Nhật? Riêng tôi, tôi xin được từ chối. Bởi vì, đối thoại là giữa những người có trình độ sấp sỉ nhau hoặc tương đương, chứ khoảng cách kiến thức cách nhau cả vài thế kỷ thì làm sao có thể đối thoại được.

Người Ki-tô Giáo thường khoe rằng, cuốn Kinh Thánh là cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất [nhưng hiển nhiên là ít được đọc nhất], và Ki-tô giáo có số tín đồ đông đảo nhất [hiển nhiên là tuyệt đại đa số tín đồ thuộc loại nghèo khổ, thấp kém, không có mấy đầu óc, ở các nước trong thế giới thứ ba] hàm ý Ki-tô Giáo tất nhiên phải có giá trị. Lẽ dĩ nhiên, Ki-tô giáo có giá trị đối với những người có đầu óc như của Nguyễn Huệ Nhật.

Có hai câu hỏi thường được đặt ra: Thứ nhất, tại sao, với nội dung cuốn Kinh Thánh như trên mà cuốn “Kinh Thánh” vẫn được bày bán tự do và để trong thư viện các trường học trên đất Mỹ?

Không có gì là khó hiểu. Vì trong các nước Ki-tô Giáo trong thế giới tự do, nếu các loại sách khiêu dâm và cả các dụng cụ kích dâm, các phim ảnh đầy cảnh bạo tàn và tình dục, những chuyện hoang đường về ngày tận thế của Tim LaHaye v...v... vẫn được bán tự do thì không có lý do gì lại cấm bán cuốn “Kinh Thánh”. Trong các nước này, cuốn “Kinh Thánh” là vật để thờ phụng tuy chẳng có mấy người đọc nó, cho nên nó vẫn được lưu trữ trong các thư viện, bên cạnh loại sách huyền thoại. Một trong những lý do mà Gene Kamar viết cuốn All The Obscenities In The Bible nêu trên là để phản đối sự kiểm duyệt một số sách mà các nhà bảo thủ Ki-tô Giáo (fundamentalists) cho rằng không thích hợp để trong thư viện các trường công lập. Gene Kamar chứng minh rằng cuốn “Holy Bible” còn tệ hơn nhiều so với những cuốn sách bị kiểm duyệt. Lẽ dĩ nhiên Gene Kasmar không thành công trong ý định loại bỏ cuốn Kinh Thánh ra khỏi các thư viện công cộng, vì đa số người dân Mỹ theo Ki-tô-giáo và các nhà bảo thủ Ki-tô Giáo viện lẽ đó là những lời mạc khải của God và chứa những điều đạo đức trong đó. Chúng ta cũng không nên quên rằng, Ruth Hermence Green, một phụ nữ theo Ki-tô Giáo đã 50 năm, sau khi đọc kỹ cuốn Kinh Thánh đã viết: “Nếu luật kiểm duyệt được thi hành đứng đắn thì cuốn Kinh Thánh phải được bán dấu diếm dưới quầy hàng.” (Strict censorship would mean that the Bible would have to be sold from under the counter.)

Thứ nhì, tại sao một cái đạo ác ôn đã gây ra bao thảm họa cho nhân loại trong bao nhiêu thế kỷ như vậy lại có số tín đồ đông nhất?

Cách đây hơn 1 thế kỷ, Robert G. Ingersoll đã giải thích điều này. [Robert G. Ingersoll được coi như là một nhà hùng biện nổi danh của Mỹ (A celebrated orator of 19th century America). Ông ta là bạn của 3 Tổng Thống Hoa Kỳ, là người đã có công nhất trong việc làm nở rộ quyền tự do tư tưởng ở Hoa Kỳ. (A personal friend of three U.S. presidents, the individual most responsible for the flowering freethought in the United States.). Bức tượng của ông, ghi công ông, nay được đặt ở Peoria, Illinois. Edgar Lee Master, một thi sĩ, đã đưa ra nhận xét: "Đối với những người yêu chuộng tự do ở khắp nơi, nhất là đối với giới trẻ ở Hoa Kỳ không biết đến Robert G. Ingersoll, hãy nhớ rằng ông ta đã giúp để cho quý vị được tự do." (To the lovers of liberty everywhere, but chiefly to the youth of America who did not know Robert G. Ingersoll, remember that he helped to make you free.)] Ingersoll đã nói thẳng trước một cử tọa đông đảo mà mỗi người phải bỏ ra $2 (năm 1890) để nghe ông diễn thuyết (Joseph Lewis, Ingersoll: The Magnificient, p. 140):

"Hãy để tôi nói thầm vào tai người Tin Lành: Ca-Tô Giáo Rô-ma thật sống dai. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ rằng quần chúng thì ngu dốt (ignorant) và các linh mục thì xảo quyệt.

Hãy để tôi nói thầm vào tai người Ca Tô Rô-ma: Tin Lành Giáo thật sống dai. Điều này chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ là quần chúng thì mê tín và các mục sư thì đần độn (stupid).

Hãy để cho tôi nói thầm vào tai tất cả mọi người: những người không theo Ki-tô Giáo không có chết - họ đang mỗi ngày một lớn mạnh. Và điều đó chứng tỏ cái gì? Nó chứng tỏ là quần chúng càng ngày càng học hỏi được nhiều hơn - và họ đang tiến bộ - rằng đầu óc con người đang được giải thoát, và loài người đang văn minh lên.”

(Let me whisper in the ear of the Protestant: Roman Catholicism dies hard. What does that prove? It proves that the people are ignorant and that the priests are cunning.

Let me whisper in the ear of the Roman Catholic: Protestantism dies hard. What does that prove? It proves that the people are superstitious and the preachers stupid.

Let me whisper in all your ears: Infidelity is not dying - it is growing - it increases every day. And what does that prove? It proves that the people are learning more and more - that they are advancing - that the mind is getting free, and that the human race is being civilized.)


Các bài tôn giáo cùng tác giả

Trang Trần Chung Ngọc