Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?

Trần Thanh Lưu dịch cuốn

“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan

bản rời || Mục Lục | 21 tháng 6, 2010

 

Chương 19

Sự Thành Lập Một Đồng Minh Nguy Hiểm

Sự Định Giá Hồi Tưởng Về Những Bước Đầu Của Cuộc Chiến Việt-Mỹ.


Công thức hiệu quả trong quá khứ và vẫn còn hiệu quả trong hiện tại “Chiến Tranh Lạnh," Mỹ và Vatican Kẻ thù chung đáng sợ của Mỹ và Vatican Giáo hoàng Pius XII, anh em nhà Dulles và Hồng Y Spellman Sức mạnh của bộ phận vận động hành lang Quốc hội của Ca-tô Sứ thần bí mật của Bộ ngoại giao và Giáo hoàng Tin nhắn chỉ bằng khẩu ngữ Bộ ba đã đẩy Mỹ vào chiến tranh Việt nam.


Câu hỏi thường được đặt ra là điều gì đã lôi kéo Mỹ vướng vào vũng lầy của hệ lụy ở châu Á, đặc biệt liên quan đến mớ lòng bong Việt Nam.

Lời giải thích thì khá nhiều, đa dạng và mâu thuẫn. Tuy nhiên, vai trò của tôn giáo thường bị hạ xuống thành bối cảnh hoặc bị xóa nhòa toàn bộ. Là một lực lượng mơ hồ, nó thường bị bỏ qua trong khung cảnh của các vấn đề đương đại, nơi chỉ tập chú hầu hết vào cuộc chiến kinh tế và quân sự.

Một số các yếu tố mang Hoa Kỳ vào Việt Nam đã được xem xét trong các chương trước. Một số hoạt động lịch sử được thực hiện bởi Giáo Hội Ca-tô trong những thế kỷ qua ở các phần khác nhau của châu Á đều theo sát một mẫu mã thiết kế tương tự như ở vào thời đại của chúng ta. Những mô hình này đã góp phần đến một mức độ rất cao vào sự tham gia của Mỹ trong cơn ác mộng Việt Nam.

Sự liên lụy của nó (Giáo Hội Ca-tô) ở đấy không có vẻ trực tiếp nối kết với bộ máy chiến tranh của Hoa Kỳ, nhưng nó góp phần vào sự thất bại của Mỹ. Rất ít người ở Hoa Kỳ nhận ra được lợi ích của nó với lợi ích của nước Mỹ trừ phi họ mất thời gian để truy tìm quá khứ lịch sử độc đáo của nó:

Nghiên cứu về các mẫu mã lịch sử này cho thấy một công thức mà Giáo Hội Ca-tô đã sử dụng trong nhiều thế kỷ, cụ thể là việc xác định các mục tiêu tôn giáo của mình với các mục tiêu của một quyền lực chính trị thế tục lớn ở một giai đọan nhất định.

Như chúng ta đã thấy, nó đã sử dụng công thức này ở châu Á khi nó đã đồng hóa với các cường quốc của thời đó, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, và Pháp.

Ở châu Âu công thức đã được áp dụng nhiều lần trong thế kỷ này. Trong những khỏang thời gian khác nhau nó đã đồng hóa với Pháp, sau đó với đế quốc Ca-tô Áo-Hungary trong thế chiến thứ nhất, và với chế độ độc tài cánh phải của Ý và Đức, trước và trong thế chiến thứ hai. Nó đã thăng tiến quyền lợi của nó trong sự trỗi dậy của các cường quốc này bằng cách đồng hóa mình với các quyền lợi kinh tế, chính trị và chiến tranh của chúng. [1]

Từ cuối thế chiến thứ hai và sự hủy diệt của Chủ nghĩa phát xít châu Âu, trong sự vắng mặt của một siêu cường Ca-tô nó đã nhận Hoa Kỳ như là đối tác thế tục. Điều này đã được thúc đẩy bởi một thực tế nghiệt ngã bởi sự xuất hiện của Chủ nghĩa Bolshevik thế giới và sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Nga Xô viết sau thế chiến thứ hai. Thực tế đe dọa của cả hai sự kiện này buộc Vatican và Mỹ tìm đến với nhau và khi đúng lúc buộc họ tạo thành một liên minh thật sự được gọi là Chiến tranh Lạnh.

Là nhà tài trợ của Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Vatican dưới thời Giáo hoàng Pius XII đã gắn bó thành một liên minh cụ thể thúc đẩy bởi một sự khiếp hãi về chủ nghĩa bành trướng Cộng sản. Liên minh của họ đã được xây dựng với mục tiêu rõ rệt là ngăn chận chủ nghĩa bành trướng Cộng sản không để nó kiểm soát những phần lớn hơn của thế giới hậu chiến. Trong khi Washington đứng hàng đầu trong việc trợ giúp kinh tế và đội ngũ vũ trang, Rome cũng cung cấp đội quân chiến đấu với lòng hăng say tôn giáo và ý thức hệ mạnh mẽ, thành phần quan trọng nhất cho một cuộc thập tự chinh thật sự.

Đến nay, chúng tôi đã mô tả Giáo hoàng Pius XII với nhiệt huyết của mình làm sao đã cố gắng dập tắt các cơn ác mộng Bolshevik. Vì thế Hoa Kỳ, để hoàn thành vai trò quân sự của mình như là một siêu cường, đã buộc phải chiến đấu hầu như một cuộc chiến tranh lớn trong cuộc xung đột Triều Tiên trong những năm 50s, nơi mà Ca-tô giáo đã được cấy ghép hai trăm năm trước. [2] Giáo hội Ca-tô giáo đến lượt mình đã chiến đấu với vũ khí giáo hội đã ra tay bằng cách sa thải hay giứt phép thông công bất kỳ giáo dân Ca-tô nào giám tham gia hoặc hỗ trợ bất kỳ phong trào cộng sản hay xã hội chủ nghĩa nào. [3]

Trận chiến đã phải đương đầu đồng thời trên hai mặt trận; ở châu Âu, ở Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary và các quốc gia Đông Âu khác, và ở châu Á, tại Hàn Quốc và bán đảo Ấn-Trung đang bị tan rã. Sự sụp đổ về chính trị và quân sự tại Đông Dương và nguy cơ bị Cộng sản giành lấy, sự tài trợ gấp đôi của Moscow và Bắc Kinh đã làm Hoa Kỳ và Vatican hốt hỏang. Cả hai bên đến với nhau bằng cách xây dựng một chính sách chiến tranh hỗn hợp: các biện pháp quân sự của Mỹ và thực hiện các hoạt động tôn giáo của Giáo hội Ca-tô giáo.

Việc can thiệp của Vatican trong tình trạng hỗn loạn ngày càng tăng của bán đảo Ấn-Trung đã tiến hành mà hầu như không được cộng đồng quốc tế chú ý. Điều này giúp cho nhà thờ một khởi đầu thuận lợi cho hoạt động của nó gần như vô hình trong khu vực. Việc xúc tiến lặng lẽ các lực lượng của nó vận hành không chỉ trực tiếp từ Vatican với sự huy động tòan bộ giáo sĩ của nó ở ngay giữa Việt Nam, mà còn thông qua bộ máy vận động hành lang Quốc hội của Ca-tô Giáo tại Hoa Kỳ. Tầm quan trọng của việc vận động hành lang của Ca-tô trong chính sách đối ngoại của Mỹ thường bị xem nhẹ rất nhiều, nếu không bị bỏ qua hoàn toàn. Tuy nhiên, nó đã thường xuyên lèo lái chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đến một mức độ mà người không phụ họa với các vấn đề như vậy khó có thể tưởng tượng nỗi.

Việt Nam là một ví dụ cổ điển của áp lực hiệu quả của Ca-tô giáo bằng cách đẩy Mỹ, từng ly, vào bãi cát lún Việt Nam. Vì nỗi sợ hãi của một Hàn Quốc khác, một nơi nào đó trên lãnh thổ châu Á, đã đưa Mỹ đến với Vatican cho sự hợp tác tại Việt Nam. Một mục tiêu chung, sự ổn định của Việt Nam, đã lôi cả hai đến với nhau. Bước tiếp theo là xây dựng một chiến lược chung trong đó mỗi đối tác đã phải đóng một vai trò rõ rệt.

Nhiều tiếng nói, bên trong và bên ngoài nước Mỹ đã báo động về sự xê dịch dần đến việc leo thang liên lụy quân sự đã cảnh báo Hoa Kỳ nên thận trọng. Tuy nhiên, vì lo sợ một khoảng trống ý thức hệ và quân sự trong khu vực sau khi Pháp đã rút đi, cộng với sự bất lực kinh niên của các chính trị gia Việt Nam, đã thúc đẩy Hoa Kỳ đi theo một chính sách can thiệp dần dần. Tầm nhìn hỏang hốt và sự nóng nảy chống cộng của Giáo hoàng Pius XII đã làm các giáo dân Ca-tô ở khắp mọi nơi phải hỗ trợ ông ta (và có cả Hoa Kỳ) trong cuộc thập tự chinh chống Bolshevik của mình.

Các chính trị gia Ca-tô Việt Nam, trước và sau khi đất nước bị chia cắt, đã được huy động cùng lúc với một số bộ phận Ca-tô nhất định ở Mỹ. Có những thành phần hiếu chiến nhất của Ca-tô giáo người Mỹ được khuyến khích không chỉ bởi một số giám mục mà còn do Bộ Ngoại giao, và khi đúng lúc, còn do cả CIA nữa, và được chi phối bởi Bộ trưởng Ngoại giao, John Foster Dulles, và em trai của ông ta là Allen.

Sự thúc đẩy của họ thật tối quan trọng vì hai anh em đều là những kẻ chống cộng hung hản nhất nắm quyền lực chỉ đứng sau Giáo Hoàng Pius XII. Sự kết hợp của chiến lược ngoại giao Chiến tranh Lạnh của Bộ Ngoại giao với chiến lược tôn giáo của Vatican, tạo ra một quan hệ đối tác ghê gớm nhất. Phần còn lại do các phương tiện truyền thông đại chúng thực hiện với sự đưa tin giật gân hàng ngày của họ.

Chiến lược Ca-tô đã trở nên ồn ào nhất trong việc tố cáo các hiểm họa về khả năng xâm chiếm của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới, nhấn mạnh đến mối nguy cơ cho tôn giáo. Các cuộc vận động hành lang Quốc hội do các cá nhân thực hiện mạnh mẽ trong hậu trường còn hiệu quả hơn nữa. Nhóm vận động hành lang còn chuyên chú vào việc lôi kéo những người Ca-tô có ảnh hưởng nhất hoặc thân thiện với Ca-tô giáo trong chính quyền Mỹ.

Nhà tuyển dụng thành công nhất trong số họ là một nhà xây dựng bậc thầy các âm mưu chính trị, Hồng y Spellman ở New York người mà chúng ta đã biết. Spellman là một người bạn thân của Pius XII và cũng của hai anh em nhà Dulles, mặc dù mối quan hệ của ông ta với họ đã được cố ý làm nhẹ. Ông đã hành động như một trung gian rất tin cậy giữa Bộ Ngoại giao và CIA, và Vatican. Hai anh em nhà Dulles gửi Spellman đến Vatican để tiến hành các cuộc đàm phán tế nhị nhất và ông ta thường được sử dụng để gửi những thông tin liên lạc rất cá nhân trực tiếp và dành riêng cho chính Giáo Hoàng. Trên thực tế, đã nhiều lần, có báo cáo cho biết rằng Spellman được lệnh chỉ giao tiếp bằng lời với Giáo Hoàng để tránh bất kỳ thiết bị hoặc điện thoại nào ghi lại.

Những biện pháp phòng ngừa đã được thực hiện để giảm bớt nguy cơ rò rỉ mà còn qua mặt được các hồ sơ chính thức hoặc bán chính thức vì Vatican và Bộ Ngoại giao không tin cậy vào các kênh ngoại giao thông thường. Tính chất tế nhị của thông tin liên lạc của họ cần các biện pháp như thế, bởi tự bản chất chúng vốn dễ bùng nổ ra thành lớn chuyện.

Ba người đàn ông làm việc đồng nhất, đòan kết với nhau bằng một niềm tin sâu sắc rằng họ đã được Chúa chọn để hủy diệt Chủ nghĩa Bolshevik, kẻ thù chính của Thiên Chúa trên trái đất. Chính bộ ba này chứ không ai khác, đã giúp xây dựng và hình thành chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ trong quan hệ đối tác Mỹ-Vatican này. Và chính liên minh này cuối cùng đã chịu trách nhiệm về sự tham gia của Mỹ trong mớ lòng bong về ý thức hệ và quân sự tại Việt Nam.

 

Chú thích cuối trang:

1. Để biết thêm chi tiết, xem cuốn “Vatican trong chính trị thế giới” của cùng tác giả, Horizon Press, 1960, New York.

2. Giáo hội Ca-tô được chính thức thành lập tại Hàn Quốc khoảng 200 năm trước đây. Giáo hoàng Paul II đã được Tổng thống Chun Doo Hwan của Nam Hàn mời sang Nam Hàn để mừng thế kỷ thứ hai của Ca-tô giáo tại Hàn Quốc tháng 5, 1984.

3. Để biết chi tiết về việc dứt phép thông công chống lại những người Cộng sản của Pius, xem cuốn “Chủ nghĩa đế quốc Vatican trong thế kỷ 20” của cùng tác giả, Zondervan, 1965.

 

Tác giả: Avro Manhattan

Người Dịch: Trần Thanh-Lưu

 

xem phiên bản Anh ngữ

 

Kỳ tới:

Chương 20 - Hai Tổng Thống Ca-tô Và Một Giáo Hòang Cách Mạng

 

 


Trang Sách Nước Ngoài