Vì Sao Chúng Ta Đã Đi Việt Nam ?

Trần Thanh Lưu dịch cuốn

“Viet Nam: Why Did We Go?” Tác giả: Avro Manhattan

bản rời || Mục Lục | 12 tháng 2, 2009

Lời Giới thiệu – Đối với người Mỹ, cho đến hôm nay (2009), không hẳn ai cũng trả lời rốt ráo được câu hỏi vì sao, ngay từ đầu, Mỹ đã tham chiến tại Việt Nam, một quốc gia “đèo heo hút gió”, xa quê hương của họ trọn nửa trái cầu. Ngay cả trong các môi trường đại học và nghiên cứu, không phải trường phái nào cũng đồng ý với nhau khi lý giải nguyên nhân đầu tiên và đích thực của quyết định, mà trong 8 năm sau đó, đã tiêu tốn 584 tỷ Mỹ kim để đưa 9 triệu 200 ngàn quân nhân luân phiên tham chiến và khiến hơn 58,000 thanh niên Mỹ phải bỏ mạng nơi chiến trường. Đồng thời, cũng dội 15 triệu tấn bom và phun hơn 11 triệu gallons chất độc Agent Orange lên toàn cõi Việt Nam. Nhưng quan trọng hơn cả là cuộc chiến tranh Việt Nam nầy, sau đó, đã để lại những hội chứng tâm lý tác động mạnh mẽ không phải chỉ trên chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ mà còn xoáy sâu cả trong đời sống văn hóa của dân tộc Mỹ trong nhiều năm nữa.

Giữa tất cả những nỗ lực và kết quả nghiên cứu để truy tìm nguyên nhân đầu tiên của chiến tranh Việt Nam đó, Avro Manhattan nổi bật lên với một luận điểm ít ai ngờ. Tuy không ngờ nhưng lại có tính thuyết phục cao. Từ góc độ văn hóa, hay chính xác hơn, từ cách tiếp cận chính trị-tôn giáo đan bện nhau, ông đã sưu khảo và tổng hợp các thông tin của nhiều nguồn tài liệu khác nhau để trên cơ sở đó, đi đến một kết luận: Chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam chủ yếu là một cuộc chiến tranh tôn giáo dù phần biểu hiện bên ngoài của nó (và các lực lượng tham chiến) có là chính trị, kinh tế hay quân sự.

Tác phẩm “Vietnam - Why Did We Go ?” của ông, mà chúng tôi sẽ lần lượt phổ biến một phần hay toàn bộ phiên bản Việt dịch của Trần Thanh Lưu đến bạn đọc, bây giờ đã là một tài liệu kinh điển không thể thiếu cho giới nghiên cứu quốc tế về chiến tranh Việt Nam. Tác phẩm tuy chủ yếu viết cho người Mỹ nhưng với bạn đọc người Việt, nhất là người Việt trong nước, xin đọc để biết thêm lý do xuyên suốt nhất, lý do “vì sao người Mỹ đã đi” đến nước ta để khởi động một cuộc chiến 20 năm máu lửa trên quê hương mình.

(http://www.giaodiemonline.com/noidung_detail.php?newsid=3360)


Vì sao Mỹ khởi động Chiến tranh tại Việt Nam ?"

Người dịch: Trần Thanh Lưu


Những khởi đầu tôn giáo cho một cuộc chiến vô đạo: Câu chuyện gây chấn động về vai trò của “Giáo Hội” Công Giáo trong việc khơi mào cuộc chiến Việt Nam

Nguyên Bản: “Vietnam: Why Did We Go?”

The Religious Beginnings of an Unholy War: The Shocking Story of the Catholic "Church's" Role in Starting the Vietnam War

Tác giả: Avro Manhattan (1914-1990)

Avro Manhattan là tác giả có thẩm quyền nhất trên thế giới về Giáo Hội Ca-tô dính líu đến chính trị. Là một cư dân của London trong chiến tranh thế giới II, ông đã điều khiển một đài phát thanh gọi là “Đài Phát thanh Tự Do” nhắm vào châu Âu đang bị chiếm đóng.

Ông là tác giả của hơn 20 cuốn sách, bao gồm cuốn bán chạy nhất “Vatican trong nền chính trị thế giới “(The Vatican in World Politics), hai lần được mang danh Cuốn-sách-(đứng đầu) trong-tháng và được tái bản 57 lần. Ông là một người Anh vĩ đại đã giám liều mạng phô bày những bí mật đen tối của vai trò Giáo Hoàng. Sách của ông đã đứng đầu trong ‘bảng liệt kê sách bị Giáo hội cấm’ (the Forbidden Index) trong 50 năm qua.


Một đoạn tiểu sử của Bá Tước Avro Manhattan:

Sinh ra vào ngày 6 tháng 4 năm 1914 tại thành phố Milan ở Ý, song thân là người Mỹ và Thụy sĩ / Hòa lan. Ông được đào tạo tại Đại học Sorbonne ở Paris và trường Kinh tế ở London. Ông bị cầm tù tại Ý vì không chịu nhập ngũ vào quân đội của nhà độc tài phát xít Mussolini. Trong khi bị giam tại dãy núi Alps ông đã viết cuốn sách đầu tiên về thiên văn học.

(Sau khi trốn sang Anh, LND) trong thời gian thế chiến, ông Manhattan đã điều khiển một đài phát thanh gọi là gọi là “Đài Phát thanh Tự Do” nhắm vào du kích quân ở châu Âu đang bị chiếm đóng. Do thành tích này ông được phong hầu tước Hiệp sĩ Malta. Gốc gác quí tộc của ông cũng đã cho thấy rằng ông còn là một Hiệp sĩ của Họ Savoy, Hiệp sĩ Thánh Chiến và một Hiệp sĩ Giòng Mercedes.

Hơn 20 cuốn sách của ông, bao gồm cuốn bán chạy nhất “Vatican trong nền chính trị thế giới” (The Vatican in World Politics), một trong những cuốn bán chạy nhất trong mọi thời. Nó đã được dịch ra nhiều sinh ngữ quan trọng như Hán văn, Nga và gần đây nhất Hàn ngữ.

Ông là một hội viên của Hội Văn Chương Hoàng Gia, Hội Các Tác Gia, Liên Hiệp Đạo Đức, P.E.N., Hội Liên Hành Tinh Anh quốc, vv…

Những cuốn sách khác của ông gồm:

Âm Vang Của Ngày Tận Thế (The Rumbling of the Apocalypse, Airoldi, 1934)

Hướng Đến Nước Ý Mới (Towards the new Italy (Preface by H.G. Wells), Lindsay Drummond, 1943)

Châu Mỹ La-tinh và Vatican (Latin America and the Vatican, C.A. Watts, 1946)

Giáo Hội Ca-Tô Chống Lại Thế Kỷ 20 (The Catholic Church Against The Twentieth Century, C.A.Watts, 1947, 2nd edition, 1950)

Vatican Ở Châu Á (The Vatican in Asia, C.A. Watts, London, 1948)

Tôn Giáo Tại Nga (Religion in Russia, C.A.Watts, London, 1949)

Đế Quốc Ca-Tô Và Nền Tự Do Của Thế Giới (Catholic Imperialism and World Freedom, C.A. Watts, London 1952, 2nd edition, 1959)

Khủng Bố Khắp Xứ Yugoslavia, Sự Đe Dọa Đến Châu Âu (Terror Over Yugoslavia, the Threat to Europe, C.A. Watts, London, 1953)

Đồng Đô La Và Vatican (The Dollar and the Vatican, Pioneer Press, London, 1956, 3rd edition, 1957)

Đế Quốc Vatican Ở Thế Kỷ 20 (Vatican Imperialism in the 20th Century, Zondervan, Michigan, 1965)

Hằng Tỷ Bạc Của Vatican (The Vatican Billions, Chick Pub., Los Angeles, 1983)

Khủng Bố Ca-Tô ở Ái Nhĩ Lan (Catholic Terror in Ireland, Chick Pub., Los Angeles, 1988)

Liên Minh Vatican Moscow Washington (Vatican Moscow Washington Alliance, Chick Pub, 1982)

Việt Nam … Vì Sao Chúng Ta Đã Đi? (Vietnam . . . why did we go?, Chick Pub, Los Angeles, 1984)

Lò Thiêu Diệt Chủng Của Vatican (The Vatican's Holocaust, Ozark Books, Springfield, MO.1986)

Vụ Sát Nhân Trong (Tòa Thánh) Vatican, Âm Mưu của Nga Mỹ và Giáo Hoàng (Murder in the Vatican, American Russian and Papal Plots, Ozark Books, Springfield, MO. 1985)


Bạn của ông gồm H. G. Wells, Pablo Picasso, George Bernard Shaw, và khoa học gia Marie Stopes.

Với một sưu tầm đồ sộ về dữ kiện, hình ảnh, tên tuổi và ngày tháng, Manhattan cho thấy rằng Chiến tranh Việt nam đã khởi sự như một cuộc xung đột tôn giáo. Ông chứng minh cho thấy Hoa kỳ đã bị lôi kéo như thế nào vào việc ủng hộ sự áp bức của Ca-tô tại Việt Nam được mệnh danh là chống chủ nghĩa cộng sản.

Manhattan giải thích:

  • Như thế nào mà truyền đơn và truyền thanh tôn giáo đã thuyết phục gần một triệu dân Ca-tô rời bỏ miền Bắc Việt Nam và sống dưới chế độ cai trị Ca-tô ở miền Nam, áp đảo tín đồ Phật giáo.
  • Như thế nào mà sự khủng bố tàn ác đối với tín đồ Phật giáo đã dẫn đến nổi dậy và tự thiêu trên đường phố.
  • Tại sao những phúc trình của các cố vấn quân sự và dân sự Mỹ về sự việc xảy ra đã không đến được tay Tổng thống Hoa Kỳ.
  • Tại sao kế hoạch đã bị cháy ngược, và trong khi lính Mỹ tiếp tục tử trận, Vatican đã đi đêm với Hồ Chí Minh.

Nội Dung

Lời Mở Đầu của Nhà Xuất Bản

Tại sao lại thêm một cuốn sách về Việt Nam?

Việt Nam: một từ đã gây ra nhiều ác cảm, kinh tỡm và thù hận. Một số người gọi nó là ô nhục, vài kẻ khác gọi là một hành động xen đầm. Khi người lính trận tơi tả trở về, họ bị khinh bĩ, lăng nhục. Hoa kỳ đã bị mất mặt với thế giới. Tai sao lại nói đến đề tài ấy làm gi? Bởi vì Việt Nam chính là một cuộc chiến tranh tôn giáo. Một cuộc chiến tôn giáo khơi mào bởi Vatican, con điếm của Sách Khải Huyền, qua chương 17 và 18.

Avro Manhattan, nhà thẩm quyền trên thế giới về chính trị của Vatican, đã vạch trần lý do thực sự làm cho trai tráng của chúng ta chịu khổ và chết tại Việt Nam. Ông đã dò lần cái chết của họ có dính líu đến cuồng vọng của Vatican muốn tạo ra đạo Công Giáo La Mã ở Á Châu. Đặc vụ của Vatican đã bày mưu tính kế cho Chiến tranh Việt Nam. Lính Mỹ phục vụ cho Vatican trong cuộc vùng vẫy tuyệt vọng để thoát được rừng thiêng, địa ngục chiến tranh, khổ đau, chết chóc và hủy diệt. Mọi việc đều do Con điếm và Giòng Tên của nó bày ra.

Việc thao túng các tổng thống của chúng ta là một kiệt tác. Chúa giúp ta thấy được rằng cái tổ chức này, vốn đã bị Jesus Christ nguyền rũa, sẽ tiếp tục con đường đẫm máu trong lịch sử cho đến ngày Ngài trở lại. Người Ki-tô cần phải biết Vatican đang mưu toan gì. Nếu Chúa Jesus đã giành 3 chương trong Sách Khãi Huyền nói về cái tổ chức này thì người Ki-tô phải sẳn sàng tỉnh thức như vào thời Cải Cách. Không có sự khôn ngoan thì con người bị diệt vong. Hiểu biết là sức mạnh, ngu dốt là yếu hèn.

LỜI BẠT

Nguồn gốc chính trị và quân sự của cuộc chiến tranh Việt Nam đã tốn biết bao nhiêu ngôn từ và bút mực. Tuy vậy chẳng có ai nói đến một trong những động lực chủ yếu đã góp phần vào việc thúc đẩy nó, cụ thể là vai trò của tôn giáo, mà trong trường hợp này có nghĩa là cái vai trò đóng bởi Giáo Hội Ca-tô, và đối tác ngoại giao của nó là Tòa thánh Vatican.

Sự tham gia tích cực của nó không phải chỉ thuần phỏng đoán. Nó là một sự kiện lịch sử cụ thể như sự hiện diện của Mỹ, hay sự đối kháng du kích ồ ạt của chủ nghĩa Cộng sản Á châu. Những hoạt động của hai thành phần sau đã được xem xét kỷ lưỡng bởi hầng ngàn cuốn sách, nhưng hoạt động của thành phần trước thì chẳng hề được đánh giá, ngay cả bằng một bản tóm lược.

Giáo Hội Ca-tô phải được xem ngay từ gốc như là kẻ xúi giục chính, leo thang và đeo đuổi cuộc xung đột ở Việt Nam. Ngay từ ban đầu những động cơ tôn giáo đã khai mào cho trận thác lũ gây nên bao đau thương tuyệt vọng không cùng ở các lục địa châu Á và châu Mỹ.

Cái giá phải trả thật lớn lao: hằng ngàn tỷ đô-la; sự di dân ồ ạt; hổn loạn chính trị; sự tàn phá quân sự ở mức độ chưa từng thấy; sự ô nhục cho thế giới văn minh; sự thất thoát nhân mạng của hằng ngàn rồi hằng ngàn thanh niên Á châu và Mỹ. Chưa hết, thương tật và chết chóc của hằng trăm ngàn đàn ông, đàn bà và con trẻ.

Sự bi thảm của Việt Nam sẽ đi vào lịch sử như là trong những hành vi độc ác của sự liên minh đương thời giữa chính trị và tôn giáo có tổ chức.

Những yếu tố của một bản chất chính trị, ý thức hệ, kinh tế và quân sự không hề đóng vai trò gian ác trong việc mở rộng chiến tranh, mà lại là tôn giáo của cái Giáo Hội Ca-tô mới chính là kẻ chủ mưu. Từ ban đầu vai trò của nó đã được giảm thiểu nếu không nói là được xóa đi. Nhưng những dữ kiện cụ thể lại không thể bị bị chùi rữa dễ dàng được, và đó là điều mà chúng tôi sẽ xem xét kỷ lưỡng dù vắn tắt.

 


Trang Sách Nước Ngoài