Đề tài nói chuyện trực tuyến kỳ 8:

Âm Mưu Của Vatican: Triệt Hạ Văn Hóa Và Truyền Thống Tôn Thờ Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ83.php

19-Aug-2017

LTS: Đặc biệt cho ngày 19 tháng 8- Đề tài: Âm Mưu Của Vatican: Triệt Hạ Văn Hóa Và Truyền Thống Tôn Thờ Anh Hùng Dân Tộc Việt Nam. Đề tài này được chọn do sự quan sát thực tế căn bệnh thời đại, có nhiều người ngày nay vì nhiều lý do thầm kín đã tỏ ra bội bạc với những vị anh hùng cứu quốc trong lịch sử cận đại. Trước đây cả mấy chục năm, GS Nguyễn Mạnh Quang đã nghiên cứu và nhìn thấy rõ mầm bệnh này bắt nguồn từ nguyên nhân sâu xa, mà hậu quả của nó lan khắp nơi và vẫn còn hiện diện ở ngày nay, nó nằm ở mãi tận Roma. Đối với một tổ chức hoàn vũ như Vatican, khi đã có âm mưu, thì chắc chắn đã có kế sách đi kèm. Đề tài này là tổng hợp của 3 bài mà ít năm trước đây của GS Nguyễn Mạnh Quang đã viết để đối phó với tình trạng tràn ngập những luận điệu phản nghịch, bôi bác, hoặc hạ giá công trạng của những vĩ nhân đã đấu tranh đòi độc lập cho tổ quốc, sự hãnh diện của dân tộc, và sự vinh quang của nước nhà. Tiêu biểu hai trường hợp quan trọng nhất mà thế lực này đánh phá là Vua Quang Trung, và cụ Hồ Chí Minh. Tác giả Nguyễn Mạnh Quang phân tích kế sách triệt hạ uy tín này từ lý thuyết đến thực hành, từ sách vở đến hành động. Quí vị sẽ nhận rõ từng bước đi của thế lực này ra sao trong tình hình đất nước ngày hôm nay. Mời quí vị lắng nghe. (SH)

Đây là bài nói chuyện trực tuyến lần thứ tám trên Facebook của trang nhà, https://www.facebook.com/sachhiem.net.us, ngày 19 tháng 8, 2017.

DÀN BÀI

I. Nhận diện âm mưu của Vatican:

1.- Sách lược cố hữu.

2.- Nhân sự được giáo triều Vatian sử dụng.

II. Sách lược triệt hạ văn hóa truyền thống bản địa.

A: Alexandre De Rhodes tiên phong áp dụng sách lược triệt hạ nền văn hóa bản địa

B: Tìm cách đánh ngã các thần tượng anh hùng dân tộc

III. Các trường hợp cụ thể.

A. Trường Hợp Vua Quang Trung.

1.- Phỉ báng đời tư cá nhân:

2.- Tìm cách giảm giá trị đại công nghiệp:

2.a. Tin vào kẻ muốn vớt mặt vì thua trận

2.b. Bóp méo con số quân lính Nhà Thanh

2.c. Nhân vật Tưởng Quân Chương

B. Trường Hợp Cụ Hồ Chí Minh:

1.- Phỉ báng đời tư cá nhân:

* Về cuốn DVD "Sự Thật Về Hồ Chí Minh":

- a). Bới móc đời tư

- b). Bỏ qua các công nghiệp chính đối với đất nước.

- c). Cần biết những đặc tính của các tu sĩ và tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội La Mã

* Người Làm Lịch Sử Vẫn Phải Được Ghi Trong Lịch Sử

2.- Tìm cách giảm giá trị đại công nghiệp:

IV. Kết luận chung.


VÀO BÀI

I. Nhận diện âm mưu của Vatican:

1.- Sách lược cố hữu -

Từ năm 1975 cho đến nay, Vatican và giáo dân Ca-tô người Việt càng ngày càng có những thái độ và hành động chống đối mãnh liệt các việc tôn vinh và lập đền thờ các vị anh hùng dân tộc của dân ta. Tìm hiểu lịch sử Giáo Hội La Mã, các nhà sử học đều khẳng định rằng, Giáo  Hội La Mã vốn có chủ trương triệt hạ tôn giáo cũng như các nền văn hóa của các dân tộc bản địa, trong đó truyền thống tôn vinh những anh hùng dân tộc.

Chủ truơng như thế là vì nếp sống văn hóa của các quốc gia nạn nhân đều bất lợi hay đi ngược với niềm tin độc tôn Thượng Đế của Giáo Hội La Mã hay Tòa Thánh Vatican.

Nỗ lực "triệt hạ" các biểu tượng khác không chỉ tiềm tàng trong các quyển giáo lý, mà còn được thể hiện mãnh liệt qua các "tác phẩm" của những con chiên "gương mẫu" của đạo Chúa. Tiêu biểu có thể kể : cuốn Tổ Quốc Ăn của Nguyễn Gia Kiểng (Paris: TXNH, 2001), và cuốn DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh của Linh-mục Nguyễn Hữu Lễ cùng con chiên Trần Quốc Bảo vừa cho phát hành năm 2009. Những hành động này đi ngược với các khẩu hiệu "công bình" và "bác ái" mà các nhà truyền giáo đã mỏi miệng quảng cáo hàng ngày.

Bài viết này có mục đích phân tích nguyên nhân của những thái độ và hành động trên của Giáo Hội La Mã. Trước mắt, ta có thể nhìn thấy được hai lý do.

Thứ nhất,

Vì mang căn bệnh cuồng tín, giới tu sĩ áo đen và giáo dân người Việt luôn luôn tỏ ra là những người ngoan đạo, họ triệt để tuân thủ tất cả những điều Giáo hội bắt buộc trong các tín lý dù rất hoang đường và ngược ngạo. Các tín lý của họ luôn có chủ tâm hạ bệ tất cả những biểu tượng thần linh khác với Chúa Cha (Jehovah), Chúa Con Jesus và Bà Maria của họ. Sách Leviticus (26:1) ghi như sau:

26.1.- Các ngươi không được tạo ra những hình tượng nào để sùng bái cho chính các ngươi; các ngươi cũng không được khắc chạm một hình ảnh nào hay dựng nên một trụ cột thiêng liêng nào để nâng cao cho chính các ngươi; ở trong vùng các ngươi cư ngụ, các ngươi cũng không được dựng nên một hòn đá nào có khắc chạm để cúi đầu nghiêng mình trước nó; vì rằng Ta là Thượng Đế của các ngươi.”

Chủ trương là như vậy, cho nên khi có quyền lực trong tay hay hoàn cảnh cho phép, thì Giáo Hội và con chiên không từ bỏ một thủ đoạn nào để cụ thể hóa những lời dạy như đã nêu lên ở trên. Kết quả là họ tiếp tục gây chiến tranh khắp nơi, nóng hay lạnh, và dưới nhiều hình thức khác nhau mà bản chất vẫn là "thánh chiến" để cưỡng bách người dân dưới quyền phải theo đạo làm nô lệ cho Giáo Hội .

Cũng nên biết là bản chất của Giáo Hội La Mã gồm cả các linh mục và con chiên cuồng tín, đặt biệt là con chiên người Việt thường tỏ ra khinh rẻ người thuộc các tôn giáo hay nền văn hóa khác. Họ coi những thuộc các tôn giáo khác là những quân mọi rợ, dã man và họ tự phong là có quyền cướp đoạt tài sản của dân ta, cưỡng bách dân ta làm nô lệ và tru diệt dân ta nếu họ có khả năng hay cơ hội làm được. Điều này đã được viết thành văn bản trong Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455). Linh-mục Trần Tam Tỉnh nói rõ sự thật này như sau:

“Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) "toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn." [1]

Thứ hai,

Từ khi Pháp – Vatican phát động chiến tranh đem quân tấn công, khai hỏa bắn phá các chiến thuyền của ta vào 15/4/1847 rồi bỏ đi, và lai trở lại tấn chiếm nước ta vào năm 1858, cho đến ngày 30/4/1975, trên võ đài chính trị tại Việt Nam có hai phe đối đầu với nhau và coi nhau như là những kẻ tử thù:

a.- Một bên là Liên Minh Xâm Lược phương Tây. Phe này được các linh mục và hầu hết nhóm thiểu số con chiên người Việt triệt để ủng hộ với tinh thần “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” và “giữ đạo, chứ không giữ nước”.

b.- Một bên là toàn dân ta và các lực lượng nghĩa quân kháng chiến chống giặc để đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Trong các lực lượng khởi nghĩa kháng chiến này, chỉ có Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh là đã hoàn thành được sứ mạng lịch sử nước nhà.

Đặc biệt hơn nữa là Giáo Hội La Mã cũng như giới tu sĩ áo đen và con chiên ngoan đạo có thói quen trả thù một cách hết sức dã man những cá nhân hay thế lực nào đã bị họ coi là kẻ thù. Sách Deuteronomy (Phục Truyền Luật Ký 19:21) trong Cựu Ước cũng nhắc lại lời dạy dã man này:

“19:21: Your eyes shall not pity, but life shall be for life, eye for eye, tooth for tooth, hand for hand, foot for foot" ("Mắt ngươi chớ thương xót: Mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền răng, chân đền chân.")

Sách The Decline and Fall Of The Roman Church cũng viết:

"Cruelty to enemies of Jesus within and without the heartland could be God's vengence." [Tàn bạo đối với những kẻ thù của Chúa Jesus ở trong hay ở ngoài các vùng đất (do Giáo Hội La Mã kiểm soát) là sự trả thù của Thượng Đế.”] [2]

Giáo Hội lại dạy tín đồ rằng những lời ghi trong thánh kinh và những lời Giáo Hội dạy dỗ đều là những lời Chúa dạy hay chúa “mặc khải” (sic) cho Giáo Hội. Tín đồ tin rằng, làm đúng như lời dạy của Chúa và của Giáo Hội thì sẽ được Chúa ban cho phước lành, và sẽ được lên thiên đàng để đời đời hưởng nhan Chúa, nếu không tin theo hay không triệt để tuân theo lời dạy của Chúa và của Giáo Hội thì sẽ bị Chúa đày xuống hỏa ngục.

Với cái bản chất tham lợi và háo danh (đa phần là do lúc trước ông bà theo đạo để được những quyền lợi vật chất) những người này luôn luôn hăng say, năng nỏ làm theo những lời “mất dạy” của Giáo Hội để hy vọng sẽ được "Chúa" ban cho công danh hay lợi lộc.

Chính vì thế, sinh linh mới đồ thán vì dân Chúa luôn luôn có ý đồ tranh giành để được địa vị và quyền thế.

2.- Nhân sự được giáo triều Vatian sử dụng.

Khởi Đầu: Giáo triều Vatican dụng tên Linh Mục Dòng Tên biên khảo cuốn Phép Giảng Tám Ngày (Roma: Bộ Truyền Giáo Roma, 1651). Trong cuốn sách này, tác giả dành hẳn Chương Bốn (gọi là Ngày Thứ  Bốn) gồm các trang 94-132 để sỉ vả, miệt thị và  triệt hạ giá trị của các tôn giáo cũng như văn hóa cổ truyền của người dân bản địa như đạo Phật, đạo Khổng, đạo thờ cũng tổ tiên, đồng thời bốc thơm đạo Ki-tô.  Xem Phép Giảng Tám Ngày - Hạt Giống Chia Rẽ Lương Giáo".

Thứ 2: Họ sử dụng các  giới tu sĩ áo đen mà các danh nhân và các nhà viết sử  cho rằng chúng chỉ là những tên nói láo chuyên nghiệp. Xin đọc vài thí dụ như sau:

Hoàng Đế Pháp Napoleon I (1769-1821) tuyên bố: "Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm." (Priests have verywhen and everywhere introduced fraud and falsehood). Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr 292.

Nhà ái quốc Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882) tuyên bố:  "Linh mục là hiện thân của sự gian trá". (The priest is the personification of falsehood). Trần Chung Ngọc, Sđd., tr 300. 

Chính linh mục Phan Phát Huồn “Phần đông các sử gia cho những chuyện của giáo sĩ thuật lại là những chuyện hoang đường,...” Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử - Q I (Sàigòn: Cứu Thế Tùng Thư, 1965), tr 39.

Sau đây là các tay tổ nói láo:

1.-/ Linh Mục Phan Phát Huồn biên soạn bộ sách Việt Nam Giáo Sử Q1 & Q2 (Sàigòn: Cứu Thế Tùng Thư, 1965). Trong bộ sách này, tác giả  kể công lao truyên giáo của bọn truyền giáo hoạt động ở Việt Nam, và đặc biệt là ông ta cố tình bóp méo lịch sử bằng những đoạn văn kể tội Vua Minh Mạng, ví nhà vua như bạo Chúa  Neron (trang 286). Làm vậy để chạy tội hay xí xóa tội ác của họ. Các nhà truyền giáo đã dạy con chiên người Việt rằng:

"Hơn nữa, các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực của nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các con chiên rằng, "Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ phải tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican." Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mờ Đầu Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Rapael, Pháp: TXB, 1995), tr. 17.

2.-/ Linh-mục Bùi Đức Sinh biên soạn bộ sách Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo gồm Phần I nói về Thời Thượng Cổ & Thời Trung Cổ và  Phần II nói về Thời Cận  Kim và Đương Kim (Sàigòn: Chân Lý, 1972).  Trong bộ sách này,  nơi tiết mục nói về Thái Độ Của Giáo Hội Đối Với Man Dân (từ trang 200 đến 208) tác giả sử dụng tới 28 lần sử dung các từ “man di”, “dã man”, “man rợ” để miệt thị các dân tộc không phải là tín đồ Ki-tô giáo. Phần còn lại đều có chủ đích xuyên tạc lịch sử để tôn vinh Giáo Hội La Mã. Thí dụ những vụ tắm máu trong thời Cách Mạng Pháp 1789-1799, tác giả đều có ý đổ lỗi cho các chính quyền Cách Mạng Pháp 1789 và giấu nhem những hành động của (1) giáo triều Vatican, (2) bọn tu sĩ áo đen, và (3) tập thể những con chiên người Pháp cuồng tín ở Vendée, Bretagne và Normandie  chống lại chính quyền Pháp.

Ảnh sachviet.edu.vn

3.-/ Linh-mục Vũ Đình Hoạt biên soạn bộ sách Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan – Tập I & Tập II (Fall Church, VA: Alpha, 1991). Chủ đề chính của bộ sách này là phản đối nội dung cuốn sách Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Hoa Kỳ: TXB, 1986) của tác giả Đỗ Mậu, với ý đồ vừa chống chế hoặc phủ nhận (1) những tội ác gây ra bởi các cán bộ của Giáo Hội La Mã bằng những hành động can thiệp vào nội tình Việt Nam một cách quá thô bạo, (2) những khu rừng tội ác do anh em nhà Ngô, tu sĩ áo đen bản địa, băng đảng Cần Lao, và bọn Kiêu Dân Công Giáo (sachhiem.net/LICHSU/TR/TranLam3.php)  gây ra. Đồng thời, nơi các trang 1113-1114  (Tập II) trong bộ sách này cũng để lộ cho độc giả thấy rõ, Giáo Hội La Mã đã dựa vào bạo quyền Ngô Đình Diệm để cưỡng bách người dân miền Nam phải chính thức sử dụng từ Công Giáo (thay thế cho các từ đạo Thiên Chúa, Da tô giáo, Ki-tô giáo và Ca-tô giáo) trong các văn thư hành chánh, sách giáo khoa, sách báo, các tác phẩm văn chương, thi ca, hội họa, v.v…

Thứ 3:. Họ dùng những con chiên bản địa ít học, mang nặng căn bệnh khoe khoang, huênh hoang khoác lác mà điển hình là các con chiên Cao Thế Dung, Chu Tất Tiến để biên soạn các bài viết  hay các tác phầm có nội dung với chủ đích giống như  chủ đích trong “Ngày Thứ Bốn” trong cuốn “Phép Giảng Tám Ngày” của tên Linh-mục gián điệp Dòng Tên Alexandre de Rhodes như đã nói ở trên.

Thứ 4: Thấy rằng những tác giả Ca-tô giáo ít học, thiếu văn hóa như Cao Thế Dung và Chu Tất Tiến không được hữu hiệu và nhiều khi còn gây ra phản tác dụng, giáo triều Vatican quay ra sử dụng bọn trí thức khoa bảng có học vị đại học, có chức nghiệp và đã từng có chức vụ lớn trong các chính quyền Miền Nam trước tháng 4 năm 1975. Một phần vì bị áp lực của cộng đồng con chiên chống Cộng, một phần có số đông các con chiên trong nhà thờ ủng hộ nếu bày tỏ quan điểm giống họ, những vị khoa bảng này sẵn sàng biên soạn các tác phẩm có chủ tâm bốc thơm các cá nhân và thế lực người bản địa đã từng làm tay sai đắc lực cho Giáo Hội La Mã và các chính quyền Miền Nam trong những năm 1954-1975. Những tác giả văn nô này sẵn sàng miệt thị và triệt hạ giá trị cũng như uy tín của các cá nhân, cuả các thế lực và tất cả những công nghiệp cứu nước của các vị đại hùng của dân tộc và tổ quốc Việt Nam.

Đây là trường hợp 18 tác giả mà chúng tôi có đề cập ở bài nói chuyện trước đây. Tất cả các nhà trí thức khoa bảng trên đây đều có học vị đại học, có chức nghiệp và có nhiều người trong bọn họ đã từng nắm giữ chức vụ chỉ huy trong các chính quyền Sàigòn trong một thời gian trước ngày 30/4/1975. Thế nhưng, hầu như tất cả các ông trí thức trên đây hầu như không có đủ kiến thức về Lịch Sử Thế Giới, Lịch Sử Giáo Hội La Mã, và Lịch Sử Việt Nam Nam Thời Cận và Hiện Đại. Ngoài ra họ rất yếu kém về kiến thức tổng quát, không biết gì về tình tự dân tộc, có lẽ vì họ chưa hề dân thân, lăn lộn và  hòa mình với đại khối nhân bị trị.

Thứ 5: Có thể là đã nhận thức được việc sử dụng những trí thức khoa bảng có học vị đại học, nhưng không có danh vị trong ngành sử học như trên, nên các bài viết của họ không giúp gì cho sách lược "triệt hạ những đại công nghiệp cứu nước của tiền nhân ta," cho nên giáo triều Vatican lôi kéo thêm mấy ông trí thức khoa bảng, vừa có danh vị, vừa có chức nghiệp như các ông Giáo Sư TS Sử Học Hoàng Ngọc Thành, Giáo Sư TS Sử Học Phạm Cao Dương và nhà giáo dạy sử Trần Gia Phụng vào cuộc, với hy vọng là có thể lòe thiên hạ được hữu hiệu hơn. Thế nhưng, trong thực tế, những bài viết hay tác phẩm lịch sử của các ông giáo sư sử học này xem ra cũng không khá hơn các ông trí thức khoa bảng trong tiểu mục trên.

II. Sách lược triệt hạ văn hóa truyền thống bản địa.

Tìm hiểu những tác phẩm của những tác giả Ca-tô giáo ở hải ngoại từ khi đất nước Việt Nam được thống nhất vào ngày 30/4/1975, chúng tôi nhận thấy từ ngày đó, giáo triều Vatican rất cay cú, quay ra diễn trò hề “thua me gỡ bài cào”, bằng cách ra lệnh cho những văn nô người Việt biên soạn các bài viết có nội dung:

- Triệt hạ đại công nghiệp cứu nước của tiền nhân và chống truyền thống tôn thờ anh hùng dân tộc của người Việt Nam chúng ta.

- Đưa ra luận điệu cho rằng "sớm muộn gì rồi các thế lực xâm lăng cũng trao trả độc lập cho nhân dân dân ta, chứ không cần phải phát động chiến tranh đánh đuổi quân giặc xâm lăng làm khổ dân." Nhân đó, họ đổ lỗi và quy trách nhiệm cho các nhà anh hùng lãnh đạo cuộc chiến chống giặc xâm lăng. Thí dụ ông Phạm Cao Dương trong bài “Một Vài Ghi Chú Về Đại Tướng Võ Nguyên Giáp” (http://www.rfa.org/...) tuyên bố rằng:

“ Riêng ở xứ Nam Kỳ, mặc dầu cho tới thời điểm này vẫn còn là thuộc địa của người Pháp và đương nhiên là vẫn do người Pháp quản trị và chịu trách nhiệm, sự vi phạm cũng xảy ra ....

” Cuộc Chiến Ba Mươi Năm đã chấm dứt, mà bây giờ người ta vẫn có thể phối kiểm được, là qua hai cuộc chiến vừa qua có từ 3 triệu rưởi đến 4 triệu người chết, ông (Tướng Giáp) có hối tiếc hay không?”

Chúng tôi sẽ khai triển từng trường hợp trên ở các đề mục dưới đây.

A: Alexandre De Rhodes tiên phong áp dụng sách lược triệt hạ nền văn hóa bản địa.

(Đề mục này đã được chúng tôi trình bày trong bài viết "Vatican Và Chủ Trương Hủy Diệt Tôn Giáo Và Nếp Sống Văn Hóa Việt Nam" trước đây) Trong đề mục này, chúng tôi xin giới hạn chỉ trình bày những hành động đánh phá và phỉ báng tôn giáo cổ truyền tại Việt Nam.

Sách lược của Vatican trong chủ trương đánh phá các tôn giáo cổ truyền của các dân tộc nạn nhân bị chinh phục (mà Việt Nam là một thí dụ điển hình) được điều nghiên rất công phu và được tiến hành từ bước thứ 1 (giáo dục giáo dân), rồi tới khi nào có hoàn cảnh thuận tiện thì sẽ tiến hành bước thứ 2 (bằng hành động cụ thể). Sách lược này cũng được áp dụng đối với các nhà viết sử dám nói lên những sự thật về những việc làm bất nhân và bất chính của Vatican trong lịch sử hay trong hiện tại.

Bước thứ nhất: biên sọan thành văn bản để giáo dục

Bước đầu của Giáo Hội La Mã trong chủ trương đánh phá và hủy diệt tôn giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam là việc biên sọan thành văn bản và phải được phổ biến trong cộng đồng giáo dân ở các họ đạo tại các địa phương. Vì có chủ trương như vậy, cho nên Linh-mục Alexandre de Rhodes viết cuốn Phép Giảng Tám Ngày.

phép giảng 8 ngày

Phép Giảng Tám Ngày, cuốn sách in bằng tiếng Việt đầu tiên, hiện lưu ở Nhà thờ Mằng Lăng thuộc xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 35km về phía Bắc http://sachxua.net/forum/index.php?topic=7390.0, và http://www.congan.com.vn/?mod=detnews&catid=882&p=&id=137410

Sách này được in bằng hai thứ tiếng Việt và La-tinh gồm 324 trang, do nhà in của Thánh-bộ Truyền Giáo ấn hành vào năm 1651. Trong sách này, Ngày Thứ Bốn, linh mục Alexandre de Rhodes đã dùng những ngôn ngữ mạt sát các tôn giáo khác, vu khống, bịa đặt ra nhiều điều xấu xa để phỉ báng và làm hạ giá tất cả các tôn giáo truyền thống của xứ ta thời đó như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo và đạo thờ cúng tổ tiên ông bà của người Việt Nam.

Xin đọc 1 đoạn trong Ngày Thứ Bốn của Phép Giảng 8 Ngày, (nguồn http://vi.wikisource.org/wiki) "... Cho nên ai phải đạo bụt trong độc ấy, thì quỷ quái hơn kẻ theo đạo ngoài vậy. Vì vậy ông Khổng Tử, là kẻ Đại minh lấy làm thầy nhất, trong sách thì gọi đạo bụt những đạo rợ mọi vậy. Vì hằng có hỏi sự thờ bụt này là thói rợ mọi,... ...Bởi tam giáo này, như bởi nguồn dục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường là dối thì vừa. Như thể có chém cây nào đúc cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cùng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì đã tỏ." Trong quyển Phép Giảng 8 Ngày này có sơ sơ 33 tiếng "thằng" để gọi những nhân vật mà ông cho là xấu hay đối nghịch. Trong lúc đó, ông Rhodes một điều "Đức Giêsu," hai điều Đức Giêsu. Nội "Ngày Thứ Bốn" đã có 3 tiếng "rợ mọi" dành cho các tôn giáo Á Đông!

Dưới đây là trang đầu của Ngày Thứ Bốn, xem các trang tiếp theo ở bài Phép Giảng Tám Ngày - Hạt Giống Chia Rẽ Lương Giáo.

Chính vì thế cho nên sách này không được chính quyền ta và chính quyền Bảo Hộ (do người Pháp cầm trịch) không cho phép lưu hành trước năm 1885. Dưới đây là những lời lẽ do chính nhà truyền giáo Alexandre de Rhodes viết:

1.- Về đạo Khổng:

Nhân vì sự ấy trong Đại Minh (Trung Hoa) thì lấy thờ ông Khổng là nhất, mà gọi Thánh-hiền, là thánh và hiền nhất vậy. Song le nói thế ấy chẳng phải lẽ đâu, vì chưng hay là ông Khổng Tử ấy biết đức Chúa cả làm nên moi sự, là cội rễ mọi sự thánh, mọi sự hiền, hay là chẳng biết. Vĩ bằng đã biết, mà làm thày, thì phải dạy đầy tớ cho biết cùng, mà thờ đấy cho nên. Song le ông Khổng chẳng có làm sự ấy, vì vậy chẳng phải hiền, chẳng phải thánh, thật là độc dữ, vì sự nhất phải hay đầu nhất, mà chẳng có dạy ai. Ví bẳng ông Khổng chẳng biết đức Chúa trời là cội rễ, và cội rễ mọi sự lành, nên thánh, nên hiền làm chi được?” Vì vậy thì chẳng khá gọi ông là thánh sốt. Huống lọ lấy phép phải thờ một đức Chúa trời mà thôi; cũng chẳng nên cầu đí gì đí gì cũng ông Khổng, vì chưng mọi sự ta phải cầu và cậy một đức Chúa trời mà thôi.[6].

2.- Về đạo Phật:

Những sự dối trá của Thích Ca về linh hồn ta: Bởi tam giáo này, như bởi nguồn đục, có ra nhiều sự dối khác. Song le bắt mỗi sự dối ấy chẳng có làm chi, vì chưng biết là bởi đâu mà ra, cho hay tỏ tường lả dối thì à vừa. Như thế có chém. cây nào đục cho ngã, các ngành cây ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay dối người ta, ngã xuống, thì mọi truyện dối trong đạo bụt bởi Thích Ca mà ra, có ngã với thì tỏ.”[7].

3.- Về đạo thờ cúng tổ tiên:

Mà sao người An Nam dám cúng cho cha mẹ, khi đã sinh thì, những của dối ấy? Có kể rằng: đốt thì mã biến hóa ra khác. Nó làm vậy phải chốc, vì đốt thì phần ra lửa, phần thì ra gio (tro). Mà gửi phần nào cho cha mẹ? Ví bằng gửi gio thì làm sao cho cha mẹ ở trong gio mà sướng ru? Mặc gio mà sạch sẽ và lịch sự lắm ru? Ví bằng gửi lửa, ắt thật gửi lửa, vì chưng khi làm những việc dối thì phạm tội, học mà bắt chước cha mẹ xưa có làm thế ấy, cho nên có thêm hình lửa cho cha mẹ đã qua đời này.” [8]

Những bản văn thiếu văn hóa với những lời lẽ vô cùng hạ cấp trên đây đối với các tôn giáo và tín ngưỡng cổ truyền của dân ta chỉ được sử dụng trong các xóm đạo mà thôi. Lý do có thể là chính quyền bảo hộ lúc đó do phe Thực Dân Cấp Tiến người Pháp cầm trịch. Phe này vốn đã không ưa Giáo Hội La Mã, lại sợ phản ứng của nhân dân ta, cho nên cuốn sách này mới bị bị chính quyền Bảo Hộ Pháp-Vatican không cho phép phổ biến công khai.

Mãi đến cuối thập niên 1950, khi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm đã được chính quyền Mỹ bảo vệ, được củng cố vững mạnh và đang tiến hành Kế Hoạch Công Giáo Hóa (Spanish Inquisition hay Sứ Mạng Constantine) tại miền Nam Việt Nam, bọn tay sai của Giáo Hội mới cho in lại cuốn sách này lồng trong một tác phẩm khác có danh xưng là ”Giáo Sĩ Đắc Lộ Và Tác Phẩm Quốc Ngữ Đầu Tiên" do Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên và Phạm Đình Khiêm biên soạn và được nhà xuất bản Tinh Việt Văn Đoàn (Ban Sử Học, 232/17 Hiền Vương, Saigon) phát hành vào khoảng tháng 5 năm 1961. Đây cũng là một chiến dịch được phối hợp với việc chính quyền đang tiến hành Kế Hoạch Da Tô Hóa để làm hạ giá nền đạo lý Tam Giáo cổ truyền của dân tộc Việt Nam ta lúc bấy giờ.

Sau này, vào sau năm 1975, cuốn sách này được nhà Xuất Bản Đại Kết ở Việt Nam in lại nguyên bản gốc in và phát hành vào năm 1961, nhưng không thấy ghi thành phố hay nơi xuất bản và năm xuất bản.

Họ không phải chỉ rao giảng những lời lẽ chống đối, phá bỏ tôn giáo và tín ngưỡng cổ truyền của dân tộc mà còn ra công dạy dỗ giáo dân người Việt không được công nhận và cũng không được tuân hành luật pháp của chính quyền Việt Nam nếu chính quyền này không chịu khuất phục hay không thần phục Giáo Hội La Mã. Bản văn sử dưới đây là bằng chứng:

Các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các “con chiên”: Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican.”[9]

Ai cũng biết rằng các tôn giáo cổ truyền của dân tộc còn được thể hiện ra bằng những nếp sống văn hóa truyền thống của đất nước. Đó là một nền đạo lý vị tha gồm những quy tắc đạo lý nhân bản để cho mọi người theo đó mà hành xử sao cho “vừa mắt ta ra mắt người” (kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân). Đó là nếp sống vừa nặng tính cách hiếu hòa, khoan dung và nhân ái, vừa nặng tính cách tín ngưỡng với lòng tôn kính tất cả các đấng thần linh trong thế giới vô hình một cách hết sức vô tư vô, vô vị lợi. Trong nếp sống văn hóa đó, người Việt Nam chúng ta không đặt nặng vấn đề dâng lễ vật cúng tế như một thứ đồ hối lộ để mong được các đấng thần linh ban ân sủng hay phép mầu, phép lạ gì hết, và cũng không có ý đồ cầu xin để được xóa bỏ những tội ác do chính mình đã gây ra.

Nhờ có những nếp sống văn hóa cao đẹp như vậy mà các xã hội Đông Phương mới có được sự hài hòa giữa các đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật và đạo thờ cúng tổ tiên. Các tôn giáo này gặp nhau ở chủ trương mở rộng tâm hồn để đón nhận tất cả những tư tưởng hay triết thuyết cao đẹp của tất cả các tôn giáo hay của nền văn hóa từ phương trời khác, do đó người Á đông có lòng khoan dung về tôn giáo. Lòng khoan dung tôn giáo như vậy đã khiến cho trong xã hội Đông Phương nói chung, và Việt Nam nói riêng, có rất nhiều người sống theo cái nguyên tắc “một tôn giáo là tốt, vậy thì càng nhiều tôn giáo càng tốt hơn” như sử gia Virginia Thompson đã viết:

Tôn giáo ở Việt Nam có thể so sánh như một khu rừng nhiệt đới trong đó không có một cây nào chiếm giữ một chỗ biệt lập. Không có biên giới rõ ràng giữa các tôn giáo ở Việt Nam, và ở đây một người có thể tin theo hàng nửa tá tín ngưỡng mà không cảm thấy mâu thuẫn. Người Việt Nam sống theo nguyên tắc nêu một tôn giáo là tốt thì ba tôn giáo càng tốt hơn. Nếu có gây ra hỗn loạn thì ít nhất cũng làm mất đi tính cách cuồng tín về tôn giáo. Cả lòng khoan dung và nghi thức tôn giáo đều bắt nguồn từ Trung Hoa nhưng cũng bao gồm rất nhiều tín ngưỡng bản địa (Việt Nam) mà không bao giờ bị xóa bỏ hay biến mất.” [4]

Tiến-sĩ Vũ Tam Ích nói rõ ràng hơn như sau:

Người Việt Nam tin rằng có rât nhiều loại thần khác nhau ở khắp mọi nơi trong Thiên Nhiên. Trên Trời dưới đất ở đâu cũng có đầy dẫy những thần là thần. Ở trên mặt trời, mặt trăng, các hành tinh, tinh tú đều có thần hết. Thần làm cho gió và mây di chuyển. Thần làm ra mưa làm ra sấm sét. Ngay ở cả những nơi như trên đồi, trong các dòng sông, dòng suối, trên các cây cối, trong các ruộng lúa, trên các hòn đá cũng như trong nhà, phòng ngủ, nhà bếp cũng đều có thần ngự trị cả. Thêm vào đó, người ta còn thờ Trời, thờ thần Đất (thổ công), thần nông, và mỗi làng đều có thờ thành hoàng, vị thần này có địa vị chính thức ở Việt Nam.” [5]

Nhờ những đặc tính khoan dung theo tinh thần của đạo nhân trong Khổng Giáo và đức từ bi hỉ xả của Nhà Phật mà người dân Việt Nam nói riêng, người dân Đông Phương nói chung, không mang căn bệnh cuồng tín về tôn giáo. Cũng vì thế mà các quốc gia Đông Phương không hề xẩy ra chiến tranh tôn giáo và cũng không hề xẩy ra chuyện chính quyền bách hại tôn giáo.

Tính cách đa dạng tôn giáo, thờ cúng quá nhiều thần linh như vậy là hoàn toàn trái ngược với chủ trương độc thần của đạo Thiên Chúa, đặc biệt là các hệ phái Ki-tô giáo và điển hình là đạo Ki-tô La Mã hay Giáo Hội La Mã. Tôn giáo này chỉ tôn vinh và kính thờ có tên ác thần bạo ngược là Chúa Bố Jehovah và Chúa Con Jesus bất hiếu mà họ gọi là Jesus Christ hay Chúa Cứu Thế.

Bước thứ hai: Thể hiện ra bằng hành động cụ thể.

Vì bị ảnh hưởng sâu nặng của những lời dạy trên đây của Giáo Hội và thánh kinh (sách Leviticus 26: 1-18 có nhắc ở mục I.1 ở trên), giới linh mục của Giáo Hội và giáo dân người Việt đã tiêu hủy các công trình kiến trúc thuộc các tôn giáo khác (chùa chiền, miếu đền, đình, quán và các cơ sở khác) vào những khi họ có cơ hội. Cơ hội là dựa vào quyền lực của chính quyền Pháp Bảo Hộ trong thời kỳ 1862-1954 và chính quyền Mỹ bảo trợ và chi viện ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

Có nhiều nơi, họ phá hủy các công trình kiến trúc của các nơi thờ tự như chùa, đình, miếu mạo đền rồi chiếm đất xây Nhà Thờ và thiết lập các cơ sở khác ngay ở trên đó. Tòa Khâm Sứ của Tòa Thánh Vatican tọa lạc trên thửa đất số 42 Phố Nhà Chung, Hà Nội, Ngôi Nhà Thờ Đức Bà ở giữa Thành Phố Hồ Chính Minh, Đền Thờ Đức Mẹ La Vang ở Quảng Trị ở vào trường hợp này và chỉ là một vài thí dụ điển hình trong rất nhiều trường hợp tương tự như vậy. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 29 (Mục X, Phần III) trong bộ sách Lịch Sửvà Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã với tựa đề là Vatican Cướp Chùa, Chiếm Đất Xây Nhà Thờ, Chiếm Đoạt Ruộng Đất của Nhân Dân.

Có nhiều nơi, họ phá hủy các công trình kiến trúc thuộc về tôn giáo hay văn hóa cổ truyền của dân tộc ta với mục đích duy nhất là chứng tỏ cho các đáng bề trên của họ thấy rằng họ đã tuân hành đúng lời đã dạy. Một trong những trường hợp phá hủy các nơi thờ tự của các tôn giáo khác xẩy ra vào mùa thu năm 1954. Lúc đó, khi rút quân vào miền Nam đám lính đạo của Linh-mục Hoàng Quỳnh đã phá hủy Ngôi Chùa Một Cột ở Hà Nội.

Nhà thờ lớn trên đất chùa Bảo Thiên - Chùa Một Cột bị phá hoại năm 1954. Ảnh Báo Mới

Sự kiện này được sách Lột Mặt Nạ Những Con Thò Lò Chính Trị ghi lại như sau:

Ngôi chùa lịch sử này kể từ ngày dựng chùa cho đến ngày 10/09/1954 mới bị phá hủy do toán lính công giáo của Lm Hoàng Quỳnh đặt mìn giật sập. Toán lính công giáo này từ Bùi Chu, Phát Diệm lên tạm trú tại Trường Thiếu Sinh Quân Hà Nội để chờ phương tiện vào Nam. Một nhóm lính công giáo trong đó có Cai Long đã tham dự vào việc đặt mìn giật sập Chùa Một Cột vào đêm 10/09/1954. Cai Long sau này là Thượng Sĩ thuộc Tiểu Đòan 3, Trung Đoàn 46, Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Thượng Sĩ Long là bạn thân thừ hồi còn nhỏ với Trung Tá Nhẩy Dù Đào Văn Hùng, cựu Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3 Nhẩy Dù và Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 46 Bộ Binh. Thượng Sĩ Long đã vui miệng khoe thành tích giật sập chùa Một Cột trong lúc vui say cùng đồng đội.” [10]

Sau đó, ngôi chùa này được chính quyền miền Bắc trùng tu như cũ.

Những hành động như vậy thường xẩy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới và vào bất kỳ thời điểm nào, chứ không phải chỉ ở Việt Nam mà thôi. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 8 (Mục III, Phần II) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã, tựa đề là Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại và Thành Tích Tàn Sát Lương Dân.

Trên đây là nói về những hành động phá hủy những công trình kiến trúc của các tôn giáo cổ truyền của dân tộc và chiếm đất để xây nhà thờ và các cơ sở khác của Vatican, hoặc là chỉ phá hủy các công trình kiến trúc của các nền văn hóa và tôn giáo khác theo bản chất dã man mà họ đã hấp thụ được qua nền giáo dục theo văn hóa Ki-tô.

-- o0o ---

Song song với các hành động trịch thượng này, Giáo Hội La Mã bằng nhiều phương cách, đã gián tiếp hay trực tiếp dạy cho các giáo sĩ và giáo dân ngoan đạo coi thường, gièm pha, phỉ báng và sỉ nhục nếp sống văn hóa tôn vinh các vị anh hùng đất nước, hoặc của các nhân vật lớn của tôn giáo khác với họ. Trong suốt chiều dài lịch sử, họ đã luôn luôn đứng về phía Liên Minh Xâm Lược Âu Mỹ chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam.

Tìm hiểu những bản văn trong các tác phẩm của họ dưới bất kỳ hình thức nào, chúng ta thấy rằng họ chiếu cố (đánh phá) nhiều nhất đến những nhà ái quốc trong thời cận và hiện đại, đó là Vua Quang Trung và Cụ Hồ Chí Minh.

Họ đánh phá các vị anh hùng của dân tộc ta như thế nào?

Thông thường nhất là bằng hai cách: (1) Bới móc đời tư cá nhân, tìm kiếm những điểm tiêu cực và bia đặt ra những điều xấu xa để phỉ báng, sỉ vả hết lời để (2) làm giảm giá trị đại chiến công của nạn nhân.

B: Tìm cách đánh ngã các thần tượng anh hùng dân tộc.

(Đề mục này đã được chúng tôi trình bày trong bài viết "Sách Lược Chống Lại Truyền Thống Tôn Thờ Anh Hùng Dân Tộc Của Ta: Trường Hợp Vua Quang Trung" trước đây)

Cùng một sách lược hủy diệt các tôn giáo cổ truyền của các dân tộc bản địa, Vatican cũng đã cố gắng xóa bỏ nếp sống văn hóa tôn vinh và thờ phượng các vị anh hùng của dân ta theo từng bước:

Bước 1 là sáng tác một văn bản để làm ngọn gió tiền phong. Văn bản này đánh đổ từ gốc một trong các giai đoạn lịch sử oai hùng mà dân ta luôn luôn tự hào, như Vua Quang Trung. Đó là cuốn Tổ Quốc Ăn Năn (Paris, TXB, 2001) của tác giả con chiên Nguyễn Gia Kiểng. Bước 2 là những văn bản hay tác phẩm cũng như các hành động khác nhắm vào việc bới móc đời tư của các đối tượng mà họ nhắm tới.

Không phải chỉ có dận tộc Việt Nam mới có nếp sống văn hóa tôn vinh và thờ cúng các vị anh hùng dân tộc. Hình thức, phương cách tôn vinh và thờ cúng các vị anh hùng dân tộc của mỗi quốc gia có thể khác nhau theo truyền thống của từng vùng văn hóa, nhưng cốt lõi vẫn là lòng thành kính và tôn vinh những người đã liều chết hy sinh cuộc đời cho đại cuộc cứu dân cứu nước, dù thành công hay thất bại. Đại cuộc này càng khó khăn càng gian khổ thì công nghiệp càng lớn.

Tượng đài cố TT Lincohn

Dân tộc Hoa Kỳ cũng lập đài kỷ niệm, đặt tên đường, trường học theo tên các Tổng Thống George Wsahington, Tổng Thống Jeferrson, Tổng Thống Abraham Lincoln, ông Martin Luther King Jr., v.v…, cũng là để tôn vinh cá nhân họ vì họ đã có công nghiệp cứu nước hay cứu dân.

Người dân Pháp cũng lập đài kỷ niệm, đặt tên đường, đặt tên trường học theo tên Bà Jeanne D’Arc, Hoàng Đế Napoleon I, Tổng Thống Charles De Gaulle, văn hào Voltaire, và nhiều anh hùng dân tộc khác cũng là để vinh danh cá nhân họ vì họ đã có công lớn hay làm vẻ vang choi đất nước và dân tộc Pháp.

Tương tự như vậy, các dân tộc như Đức, Anh, Hòa Lan, Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, các quốc gia Hồi Giáo, các quốc gia Phi Châu, các quốc gia Mỹ Châu, Ấn Độ, Nam Dương, Tích Lan, Thái Lan, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện và rất nhiều quốc gia có văn hiến khác cũng đều có nếp sống văn hóa này. Có thể nói đây là quy luật văn hóa của tất cả các quốc gia có văn hiến trong cộng đồng nhân lọai.

Riêng đối với dân tộc Việt Nam, trong mấy ngàn năm lịch sử, tiền nhân ta luôn luôn phải liều chết chiến đấu trong không biết bao nhiêu cuộc chiến để (1) chống lại những quân cướp ngọai thù từ phía Bắc tràn xuống (người Hán), từ Phương Nam (Chiếm Thành và Cao Mên) tiến vào quấy phá, từ Trời Âu tiến đến cưỡng chiếm làm thuộc địa, từ Thái Bình Dương (quân Nhật) tiến sang, và từ Châu Mỹ (Hoa Kỳ) tiến vào, và (2) chống lại thế lực nội thù, tức là những quân Việt gian thổ phỉ dựa vào thế lực của nguời ngọai bang, mượn danh tôn giáo, tiếm danh chính nghĩa quốc gia trong dã tâm bán nước cho người ngọai bang. Vì phải liên tục chiến đấu và chiến đấu chống lại quá nhiều kẻ thu như vậy để bảo vệ giang sơn và sự thống nhất cho tổ quốc, cho nên Việt Nam có rất nhiều anh hùng dân tộc. Cũng vì thế mà ở bất kỳ địa phương nào, dân ta cũng có đền thờ các vị anh hùng dân tộc xuất thân từ địa phương và có cả đến thờ của những anh hùng có đại công lớn đối với đất nước.

Anh hùng dân tộc càng có công lớn đối với đất nước thì càng được toàn dân kính mến và càng có nhiều địa phương lập đền thờ. Ngay cả những vị anh hùng dân tộc chỉ có liều mình vì nước chiến đấu chống giặc nhưng không thành công cũng có đền thờ và danh tính của họ cũng được đặt tên cho các đường phố, công viên, trường học và công sở khác. Đây là trường hợp của Bà Trưng, Bà Triệu, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Lâm Quang Ky, Thiên Hộ Dương, Nguyễn Hữu Huân, Mai Xuân Thưởng, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn, Nguyễn Thái Học, v.v...

Những vị anh hùng dân tộc không thành công trong đại cuộc đánh đuổi quân xâm lăng mà dân ta còn tôn vinh và lập đền thờ như vậy, thì tất nhiên là đối với những vị đại anh hùng đã thành công trong đại cuộc đành đuổi quân thù xâm lược ra khỏi lãnh thổ, giành lại chủ quyền cho đất nước, đem lại vinh quang vẻ vang cho dân tộc, dân ta càng phải tôn vinh nhiều hơn và lập đền thờ lớn hơn để đời đời ghi ơn các Ngài. Đây là nếp sống văn hóa của dân tộc Việt Nam và cũng là những bài học lịch sử để cho con cháu hay các thế hệ kế tiếp nhớ đến công ơn của các Ngài. Câu nói “uống nước nhớ nguiồn” là lời nhắc nhở mọi người cũng nằm trong ý nghĩa này.

III. Các trường hợp cụ thể:

A. Trường hợp Vua Quang Trung

Noi gương Linh-mục Alexandre de Rhodes, Nguyễn Gia Kiểng trong quyển "Tổ Quốc Ăn Năn" trổ tài đòi tổ quốc ta phải ăn năn, đòi chính quyền Việt Nam phải xin lỗi Giáo Hội La Mã về việc đã trừng trị những tên tội đồ của dân tộc. Ta gọi là "tội đồ" vì họ đã triệt để trung thành với Vatican, triệt để tuân hành lệnh truyền các đấng bề trên của họ mà đành lòng gục mặt làm việc phản quốc, làm tay sai cho giặc chống lại tổ quốc và dân tộc ta.

1.- Phỉ báng đời tư cá nhân:

Nói đến những bản văn phỉ báng cá nhân Vua Quang Trung và làm hạ giá đại công nghiệp của Ngài trong việc đánh đuổi quân Xiêm và quân Thanh xâm lăng là phải nói đến những bản văn gói ghém trong một cuốn sách dày tới 600 trang với tựa đề là Tổ Quốc Ăn Năn (Paris: Tự Xuất Bản, 2001) của con chiên Nguyễn Gia Kiểng. Có thể nói, toàn bộ 600 trang cuốn sách này là toàn bộ những bản văn phỉ báng các nếp sống văn hóa cổ truyền của dân tộc ta.

Theo đúng sách lược của Giáo Hội La Mã về vấn đề này, việc đầu tiên là Nguyễn Gia Kiểng tìm cách bới móc đời tư cá nhân của nạn nhân và truyền thống văn hóa của dân ta, rồi thêm thắt tạo nên một hình ảnh cực kỳ xấu về nạn nhân, rồi sau đó đưa ra những luận điệu vu vơ (không có một bằng chứng nào để chúng minh) để gièm pha và làm hạ giá những đại chiến công lịch sử của người anh hùng đó. Hãy xem Nguyễn Gia Kiểng mạt sát Vua Quang Trung như thế nào:

Nguyễn Huệ xuất thân là tướng cướp, nhờ liên hệ với quân Thượng và quân giặc gốc Chiêm Thành và đám cướp biển người Tàu mà mạnh dần lên. Rồi dùng cái tài dùng binh mà lên làm vua. Ông là người hung tợn và hiếu sát. Sự nghiệp của ông là những trận đánh khốc liệt, trong đó người Việt Nam tàn sát lẫn nhau; chỉ có hai ngoai lệ là một trận đánh thắng quân Xiêm và một trận Đống Đa, trong đó ông phá tan quân Thanh, trong một bài sau tôi sẽ trở lại với nhân vât Nguyễn Huệ và trận Đống Đa. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra một nhận định tạm thời (sic). Nếu nhìn một cách bình tĩnh thì công lao của Nguyễn Huệ thực ra không thấm tháp gì so với những tàn phá và chết chóc mà ông ta đã gây ra cho đất nước. Việc ông được tôn sùng quá đáng tố giác một tâm lý kinh sợ bạo lực của người Việt Nam, việc người ta tô vẽ những đức tính mà ông hoàn toàn không có như trị nước và an dân, có lòng nhân ái, v.v… chứng tỏ ta tôn sùng bạo lực tới độ ta sẵn sàng làm đẹp nó.”[1]

Khởi đầu tác giả dùng những lời lẽ thiếu văn hóa để sỉ nhục Vua Quang Trung. Sau đó, tác giả đưa ra những nhận xét rất chủ quan rằng: “Nếu nhìn một cách bình tĩnh thì công lao của Nguyễn Huệ thực ra không thấm tháp gì so với những tàn phá và chết chóc mà ông ta đã gây ra cho đất nước”.

Thử hỏi chết chóc này so với những sự chết chóc do gần 10 cuộc Thập Tự chiến do Giáo Hội La Mã phát động vào cuối thế kỷ 11, và chết chóc do các cuộc tra tấn và sát hại trong các tòa án dị giáo của GHLM từ thế kỷ thứ 13 đến đầu thế kỷ 19? Ở đây, sở dĩ ông Kiểng dị ứng với những trận đánh nói trong đoạn này là vì Vua Quang Trung là kẻ thù của Nguyễn Ánh là kẻ đã rước giặc Pháp vào nhà, mà đối với ông Kiểng thì đó là bạn. Tại sao cùng một cuộc chiến đó, mà ông không lên án Nguyễn Ánh rước quân Xiêm vào nước ta? Hoàn toàn ông Kiểng không hề khách quan và thiên vị đầy ác ý để hạ giá Vua Quang Trung.

2.- Tìm cách giảm giá trị đại công nghiệp:

2.a. Tin vào tài liệu của giặc muốn vớt mặt vì thua cuộc:

Sau khi hạ giá công nghiệp của Vua Quang Trung tác giả lại phải tìm cách nói láo tiếp theo để hỗ trợ cho nhận xét “công lao của Nguyễn Huệ thực ra không thấm tháp gì” như sau:

Niềm tự hào dân tộc của tôi bị thương tổn lần đầu tiên vào khoảng năm 1958. Tôi đọc báo về cuộc thuyết trình của Giáo-sư Tưởng Quân Chương, một chuyên gia người Đài Loan về Việt Nam, tại Đại Học Văn Khoa Saigon. Sự hiểu biểt rất non nớt của tôi lúc đó cũng đủ để tôi ý thức rằng ông hơn hẳn nhiều trí thức Việt Nam ngay về chính trị, lịch sử và văn hóa Việt Nam. Ông lập luận chắc chắn, dẫn chứng tài liệu đầy đủ về văn học Việt Nam, từng tác phẩm, từng tác giả. Đề cập đến trận Đống Đa, Tưởng Quân Chương dẫn tài liệu của Thanh triều, nói rằng Tôn Sĩ Nghị, Tổng Đốc Lưỡng Quảng, đã đem sáu ngàn kỵ binh sang Việt Nam để phô trương thanh thế và làm lễ thụ phong cho Lê Chiêu Thống, nhưng đã bị Nguyễn Huệ đánh bất ngờ thua chạy về và bị cách chức. Con số này theo tôi là hợp lý. Tôn Sĩ Nghị từ Trung Quốc sang Việt Nam trong một hai tuần lễ thì chắc chắn là sang bằng kỵ binh rồi, mà kỵ binh thì sáu ngàn đã là nhiều lắm đối với hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, muốn hơn cũng không có. Nên nhớ là nhà Thanh lúc đó yên bình đã mấy trăm năm nên không còn giữ quân đội hùng hậu nữa. Tôi chưa thấy sử gia Việt Nam nào bác bỏ sự kiện (này) của Tưởng Quân Chương.” [2]

Ông Kiểng tin vào một bài thuyết trình của Tưởng Quân Chương, giá như có thật, cũng là thuộc về phía Tàu, là phe ngoại xâm bị Vua Quang Trung đánh thua tơi tả? Ông Chương này lại do một linh mục giới thiệu, cả hai kẻ toàn là thuộc về phe giặc ngoại xâm, thế mà ông tin sái cổ. Chúng tôi sẽ đề cập chi tiết về nhân vật Tưởng Quan Chương trong một tiểu mục dưới đây.

Không đưa ra được bản văn nào làm bằng chứng, cho nên tác giả Nguyễn Gia Kiểng mới tìm cách biện bạch và bào chữa phủ đầu bằng mấy đọan văn như sau:

“Cuốn sách này là một cuốn sách để thảo luận ý kiến, với mục đích chỉ đề xướng ra mà không kết thúc các cuộc thảo luận. Vì thế tác giả, do thời giờ eo hẹp, đã tự cho phép bỏ qua phần chú thích sau mỗi chương. Sự thiếu sót này là do điều kiện biên soạn cuốn sách: tác giả, vì không thể dành một khoảng thời gian liên tục để viết, đã phải lập trước một bố cục, sau đó viết dần dần từng chương một trong vòng bốn năm, trung bình mỗi ngày một vài giờ, đôi khi trên xe lửa hoặc máy bay. Cách viết như vậy không cho phép ghi chú tỉ mỉ những tài liệu trích dẫn. Bù lại, những trích dẫn quan trọng đã được ghi ngay trong các bài viết, như độc giả có thể nhận xét.

Vì là một cuốn sách ý kiến, và hơn nửa ý kiến cá nhân, nên phần liệt kê tài liệu càng khó. Tác giả viết với kiên thức và suy tư cá nhân của mình cho nên nếu muốn liệt kê các tài liệu đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên cuốn sách thì có lẽ phải liệt kê hết tủ sách của mình. Điều này không phải chỉ khó mà còn không thể làm được vì, một mặt, có những tài liệu như báo chí, tác giả đã tự ý hủy bỏ vì không có chỗ lưu giữ và, mặt khác, có những biến cố đã khiến tác giả nhiều lần mất tất cả hay gần hết tủ sách.” [3]

Chúng ta thấy ông Nguyễn Gia Kiểng cũng thú nhận rằng ông ta viết cuốn sách này theo ý kiến (tức là quan niệm) cá nhân và kiến thức hiểu biết (hữu hạn) của ông ta. Khốn một nỗi, ý kiến hay quan niệm cá nhân của ông ta là ý kiến thiên lệch và thiển cận của một tín đồ Ca-tô ngoan đạo (cuồng tín) thuộc lọai Bùi Chu Phát Diệm hay Hố Nai Gia Kiệm, và kiến thức của ông ta là kiến thức của một tín đồ Ca-tô không hề được học đầy đủ môn quốc sử, đặc biệt nhất là những bài lịch sử trong thời cận và lịch sử thế giới.

Hơn nữa, viết về những vấn đề trong lịch sử mà chính mình không phải là chứng nhân hay ở trong thời cuộc, bắt buộc phải dựa vào những tài liệu khả tín. Người nghiên cứu phải so đo thời điểm của các văn kiện, tìm hiểu nhịp điệu chính trường quốc tế hay thế giới, hay ít nhất là các quốc gia liên hệ để có thể định giá một tài liệu. Đàng này, ông Kiểng loanh quanh để tránh né tất cả việc ghi chép tài liệu. Thế thì toàn bộ quyển sách chỉ là một chương trình tập hợp những chuyện vu khống vĩ đại.

2.b. Bóp méo con số quân lính Nhà Thanh

Trở lại vấn đề con số quân lính Nhà Thanh được phái sang tiến chiếm Việt Nam, theo sự hiểu biết của người viết, con số quân linh Nhà Thanh tiến đánh Việt Nam không phải chỉ có 6 ngàn kỵ binh, mà ít nhất là 200 ngàn quân và nhiều nhất là 280 ngàn quân. Sách Việt Sử Toàn Thư viết:

Việc đã quyết định xong, triều Thanh liền huy động binh mã bốn tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Quảng Đông và Quảng Tây được tất cả là 200,000 người, chia làm ba đạo kéo vào nội địa nước ta.” [4]

Sách Việt Sử Khảo Luận (cuốn 3) cũng viết:

Tôn Sĩ Nghị xuất quân (ngày 17/11/1787) – Tôn Sĩ Nghị lấy quân ở bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam, Quí Châu và Vân Nam, được 20 vạn (tức 200 ngàn) người chia làm ba đạo: Một đạo do quan tổng binh tỉnh Vân Nam và Quí Châu chỉ huy, sang mạn Tuyên Quang, Sơn Tây; - Một đạo do quan tri phủ Điền Châu là Sầm Nghi Đống chỉ huy, sang mạn Cao Bằng; Đại quân do Tôn Sĩ Nghị với Đề Đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy sang mạn Lạng Sơn, hẹn ngày tiến binh sang đánh An Nam…” [5]

Sách Việt Sử của tác giả Nguyễn Văn Bường viết:

Tôn Sĩ Nghị được lệnh khởi binh bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Quý Châu và Vân Nam gồm 20 vạn quân, chia làm ba đạo tràn vào nước ta…” [6]

Luận cứ trên đây cúa tác giả Nguyễn Gia Kiểng được Tiến-sĩ sử học Vũ Ngự Chiêu phân tích như sau:

“Cuộc xâm lăng của Tôn Sĩ Nghị vào cuối năm 1788, đầu năm 1789, cho đến nay, cũng mới chỉ được ghi lại một cách sơ sài và thiếu nhất quán.

Những chi tiết về số quân Thanh xâm lăng (hay chinh phạt, theo quan điểm nhà Thanh) sai biệt nhau khá lớn: từ vài vạn người trong một số tư liệu nhà Thanh (Ngụy Nguyên), tới hơn “20 vạn” trong sử Nguyễn, và lên tới 280,000 (28 vạn) trong tư liệu các giáo sĩ. Người ta tự hỏi con số này lấy ở đâu ra?

Chính sử nhà Nguyễn, tức Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục và Đại Nam Thực Lục không ghi rõ số quân Thanh tiến vào Đại Việt, chỉ nói mù mờ [theo Thanh sử và Đại Thanh Thực Lục] rằng Tôn Sĩ Nghị điều động quân bốn tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam và Quí Châu, và quân Thanh bị chết, bị thương đến quá nửa dưới tay “giặc” [Tây Sơn]. (KĐVSTGCM, 1998, tập II, trang 847; ĐNTL, CB, q.1, [Việt ngữ (Hà Nội, 1963) II:81])

Ngụy Nguyên, một tác giả người Thanh, ghi là 10,000 người, dùng 2,000 ở Lạng Sơn, lấy 8,000 làm tiên phong kéo thẳng xuống Hà Nội, Đề Đốc Vân Nam Ô Đại Kinh đem 8,000 quân theo đường qua cửa Mã Bạch, vượt sông Chúc, vào cõi Giao Chỉ (Tuyên Quang), theo đường cũ của Mộc Thanh nhà Minh. Ngòai ra, còn hai cánh quân Vân Nam, và một đạo thủy binh từ Quảng Đông đáp thuyền và đất Hải Đông. Tổng Đốc Vân Quý là Phú Cương xin đi, nhưng vua Thanh chỉ cho coi việc vận tải quân lương trong nội địa Trung Quốc. Ngòai ra, còn hơn 2.000 lính Nùng của Sầm Nghi Đống, và hơn 10,000 quân lính nhà Lê. Nhưng “Tiếng rằng đại binh có vài chục vạn.” (Ngụy Nguyên, Càn Long Chinh vũ An Nam ký [1842]: Hãn, Tòan Thư, II: 1341-2)

Sử quan Nguyễn phụ trách sọan bộ Đại Nam Liệt Truyện ghi tổng số quân Thanh lên tới “20 vạn” [200,000], [Nghị độc phụng chiếu xuất Lưỡng Quản Vân Quí lưỡng lộ binh nhị thập vạn, phân vi lưỡng đạo,” q.30 [Ngụy Tây], tr. 30B]

Trong cuộc phản công Tết Kỷ Dậu (1789), quân Tây Sơn phá tan quân Thanh ở Hà Hồi, Ngọc Hồi và Đống Đa. Hứa Thế Hanh, Trương Sĩ Long, Thượng Duy Thăng chết; Sầm Nghi Đống treo cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị rút về hướng Bắc. Chỉ riêng ở Thăng Long, quân Thanh đã chết hơn 7 ngàn tại trận. Cầu nổi bác ngang sông Hồng Hà bị sập, khiến khoảng 3 ngàn người chết đuối, nước sông bị nghẽn. (q. 30 [Ngụy Tây], tr. 34B). Các chi tiết trên cũng thấy trong Lê Triều dã sử hay Hòang Lê Nhất Thống Chí....

Trong khi đó, giáo sĩ Pháp La Motthe ghi nhận:

“Ngày 17/1/1789, một phần quân đội Trung Hoa vào thủ đô cùng với vua Chiêu Thống... Viện binh Trung Hoa gồm độ 280,000 (28 vạn) người, một nửa đóng trong thành phố, nửa còn lại ở bên kia sông... (Đặng Phương Nghi, trong Một Vài Sử Liệu Về Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ, trang 198).

Con số “280,000” quân Thanh, do nguồn tin tình báo đại chúng của La Mothe, còn vượt trên ước lượng của sử quan nhà Nguyễn. Chắc chắn con số này không chính xác vì cả La mothe lẫn hậu thế chẳng có cách nào để kiểm chứng. Nhưng báo cáo của La Mothe hay Giám Mục Jean Bartette ở Ái Tử, Quảng Trị, khi về tới Paris. Macao hay Pondichéry hẳn có phần đóng góp vào quyết định không tôn trọng Hòa Ước 1787 giữa Pháp và Nguyễn Ánh.

Cách nào đi nữa, vâng mệnh Càn Long điều động quân bốn tỉnh Hoa Nam để xâm phạm Đại Việt, Tôn Sĩ Nghị KHÔNG THỂ CHỈ MANG “6,000 kỵ mã”, tức tinh binh của nhà Thanh, như có người hoang tưởng. Chỉ cần chút kiến thức quân sự sơ đẳng cũng hiểu rằng khi xâm phạm một nước láng giềng, phải có một lực lượng khả dĩ bảo đảm sẽ chiến thắng hoặc rút lui an toàn. Ví thử chỉ dùng “8,000” thay vì “6,000 kỵ binh”, “600 kỵ binh”, nếu muốn) cần mang theo số biền binh hoặc chính quy gấp 5 hoặc 10, gấp 20 lần con số kể trên hầu trấn giữ các vị trí chiếm đóng được. Đó là chưa kể chi tiết Tôn Sĩ Nghị mang theo cả đại pháo, một loại vũ khí tương đối mới mẻ với chiến trường Á Châu.

Như thế, tổng số quân Thanh có lẽ đâu đó trong khoảng 20,000 tới 50,000 người, hoặc nhiều hơn. Sử quan nhà Nguyễn có thể đã dựa theo tư liệu dã sử nhà Lê hay truyền khẩu sử và sửa lại đôi chút. [Riêng học giả Trần Trọng Kim chỉ lặp lại con số 200,000 (20 vạn) một cách máy móc, khiến dễ gây ngộ nhận rằng 200,000 quân Thanh chỉ đóng ở kinh đô Thăng Long và vùng phụ cận.” [7]

Qua phần trình bày trên đây, chúng ta thấy rõ luận cứ của ông Nguyễn Gia Kiểng nói rằng Nhà Thành chỉ phái có 6 ngàn kị binh tiến đánh Việt Nam là hoàn toàn nói láo. Nhân tiện đây, chúng ta cũng nên biết cái nguồn gốc của cái đặc tính nói láo này là nhân vật Tưởng Quân Chương.

2.c. Nhân vật Tưởng Quân Chương

Tưởng Quân Chương là một người Tầu theo Tưởng Giới Thạch sống ở Đài Loan được Linh-mục Raymond de Jaegher (linh mục Dòng Tên, gốc Bỉ), cố vấn về giáo dục của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thỉnh mời về để biên soạn chương trình công dân của chương trình cho học sinh người Trung Hoa ở miền Nam. Sau đó, nếu chế độ đạo phiệt Ca-tô còn tồn tại ở miền Nam, chương trình này sẽ được đưa vào chương trình học ở miền Nam để uốn nắn học sinh theo đúng chủ trương của Giáo Hội:

Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.” [8]

Vì chủ trương này, khi đã cấu kết Hoa Kỳ cùng đưa ông Ngô Đình Diệm lên cầm quyền, Giáo Hội liền ra lệnh cho Linh-mục Raymond de Jaegher đến làm cố vấn giáo dục cho ông Diệm và cho thỉnh mời ông Tưởng Quân Chương từ Đài Loan đến Sàigòn đặc trách việc biên soạn chương trình công dân theo ý muốn của Giáo Hội để “đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần Công Giáo”.

TT Ngô Đình Diệm-  tướng Lê Văn Kim-Linh mục Raymond De Jeagher- chủ tịch Phong trào Á Châu Thái Bình Dương ở Hội chợ Kinh Tế Ban Mê Thuột 1957. Ảnh manhhai

Vì có chủ trương uốn nắn thanh thiếu niên theo tinh thần Công Giáo, cho nên mới có chuyện sau khi hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang vừa mới cho phát hành bộ lịch sử thế giới vào khỏang năm 1955, thì tác giả “bị một độc giả ở Cần Thơ mạt sát là “đầu óc đầy rác rưởi” chỉ vì trong bộ sách này “có nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồi gốc của loài người. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là một tín đồ Công Giáo”. Rồi sau đó bộ sách này bị cấm, không được phép sử dụng trong các trường trung học và cũng không được phép lưu hành ở ngòai thị trường chỉ vì “có một linh mục ở Trung yêu cầu Bộ Giáo Dục cấm bán và tịch thu bộ đó vì trong cuốn II viết về Thời Trung Cổ, có nói đến sự bê bối của một vài giáo hoàng.” Ghê gớm và khủng khiếp hơn nữa là tác giả Nguyễn Hiến Lê còn bị mật vụ đến tận nơi cư trú để theo dõi rình mò và dò xét.[9]

Về sự liên hệ giữa Linh-mục Raymond de Jaegher và ông Ngô Đình Diệm được sử gia Bernard B. Fall nói rõ như sau:

Nhưng thời cơ chưa tới, Diệm rời Hoa Kỳ vào tháng 5-1953 và đến ở trong tu viện Benedictine thuộc Saint-André-les-Bruges, cũng là một trung tâm quan trọng của các hoạt động truyền giáo trong vùng Viễn Đông. Sự liên hệ chặt chẽ giữa ông Diệm và Linh Mục Raymond de Jaegher, một tu sĩ người Bỉ, một người trong những năm gần đây thường hành động như là một trong những quân sư cho ông Ngô Đình Diệm, có thể kể từ thời gian này.” (“But the time was not yet ripe. Diem left the United States in May, 1953, to return to Belgium, where he took up quarters at the Benedictine monastery of Saint- André-lès-Burges, which is also a key center of missionary activities in the Far East. His close association with Father Raymond de Jaegher, a Belgian priest who has in recent years often acted as one of his advisers, may date from that period.) [10]

Đưa một linh-mục nắm giữ vai trò cố vấn giáo dục để vị linh mục này thỉnh mời một người khác (không nói thì ai cũng biết là người đồng chí của ông linh mục này) đến Sàigòn đặc trách biên soạn chương trình công dân cho học sinh trung học, rồi chính người đó lại nói chuyện về lịch sử đưa ra những con số quân lính Nhà Thanh tiến đánh Việt Nam ít hơn rất nhiều so với sự thưc như trên. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ Giáo Hội Công Giáo, một thế lực chỉ đạo chính quyền Ngô Đình Diệm, có chủ tâm làm hạ giá chiến công của Vua Quang Trung theo đúng chủ trương của Giáo Hội. Giáo dân được dạy dỗ rằng “không được tôn vinh và thờ phượng bất kỳ một nhân vân hay thần linh nào” như sách Leviticus (26:1) trong thánh kinh đã nói rõ.

Kết luận:

tượng đài Vua Quang Trung ở núi BânPhần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rằng, khi viết mấy đọan văn trên đây, con chiên ngoan đạo (cuồng tín) Nguyễn Gia Kiểng có dã tậm phá bỏ cái tuyền thống văn hóa tôn vinh và thờ kính các vị anh hùng dân tộc của người Việt Nam bằng cách giảm thiểu con số quân lính Nhà Thanh xâm lăng Việt Nam, tức là giảm thiểu cái khó khăn và nguy hiểm mà Vua Quang Trung phải đối đầu và vượt qua. Dã tâm này bắt nguồn từ thánh kinh và cũng là bắt nguồn từ những lời dạy của Giáo Hội La Mã qua các ông truyền giáo hay các linh mục và Nhà Thờ Vatican mà ra.

Thế nhưng, dù cho Giáo Hội La Mã muốn nói gì thì nói, người dân Việt Nam ở trên toàn lãnh thổ từ Ải Nam Quan đế Mũi Cà Mâu vẫn coi Vua Quang Trung là vị đại anh hùng của dân tộc. Cũng vì thế mà người Việt Nam ở bất cứ nơi nào, ở trong nước cũng như ở hải ngoại, nếu có thể, cũng vẫn lập đền thờ thờ Ngài. Hàng năm, cứ đến ngày 5 tháng Giêng Âm lịch, người ta vẫn tổ chức ngày lễ kỷ niệm Trận Đánh Đống Đa, một trong những trận đánh oai hùng nhất trong lịch sử Việt Nam và làm cho dân ta nở mày nở mặt với nhân dân thế giới.

B: Trường Hợp Cụ Hồ Chí Minh

(Đề mục này đã được chúng tôi trình bày trong bài viết "Sách Lược Chống Lại Truyền Thống Tôn Thờ Anh Hùng Dân Tộc Của Ta: Trường Hợp Cụ Hổ Chí Minh" trước đây)

1.- Phỉ báng đời tư cá nhân:

Nói đến việc bôi nhọ và phỉ báng cụ Hồ Chí Minh là nói đến thành tích bộ máy tuyên truyền của Tòa Thánh Vatican được các chính quyền của chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm (1954-1963) và chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu (1967-1975) cũng như các cơ quan truyền thông tiếng Việt ở hải ngoại do Giáo Hội La Mã kiểm sóat triệt để thi hành từ năm 1975 cho đến nay. Rầm rộ nhất là chuyện ông Linh-mục Nguyễn Hữu Lễ và con chiên Trần Quốc Bảo thực hiện cuốn DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh. Mục đích thực hiện và phát hành cuốn DVD này cũng không ngoài chính sách cố hữu của Giáo Hội La Mã về chủ trương phải phá bỏ hay hủy diệt truyền thống tôn vinh và thờ cúng các vị anh hùng dân tộc Việt Nam ta.

Điểm đặc biệt là tất cả những vị anh hùng dân tộc đã hy sinh trọn đời cho đại cuộc chống hay đánh đuổi các Liên Minh Xâm Lược trong suốt chiều dài lịch sử từ đầu thập niên 1860 cho đến ngày 30/4/1975 đều bị Vatican chiếu cố rất kỹ. Đặc biệt hơn nữa, trong số những vị anh hùng dân tộc này, vị nào lập được càng nhiều chiến công hay chiến công càng lớn thì càng bị bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội và bọn văn nô Ca-tô người Việt chiếu cố kỹ hơn. Bằng chứng rõ ràng nhất là trong số những vị anh hùng dân tộc trong thời gian này, thì cụ Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc đã tạo được công nghiệp lớn nhất đối với dân tộc và đất nước.

Các nhà sử học đều cho rằng công nghiệp này có thể nói là lớn lao không khác gì công nghiệp của vua Trần Nhân Tôn và Đức Hưng Đạo Đại Vương đánh tan quân Nguyên xâm lăng nước ta trong thế kỷ 13, lớn hơn cả công nghiệp của vua Lê Lợi và ông Nguyễn Trãi trong đại cuộc đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước vào đầu thứ kỷ 15 và lớn hơn cả công nghiệp của Vua Quang Trung cùng với các ông Ngô Thời Nhiệm và Ngô Văn Sở đánh đuổi quân Thanh vào đầu xuân năm Kỷ Dậu 1789.

Lý do là vì tất cả các thế lực xâm lăng Nguyên, Minh, Thanh đều có các đặc tính như sau:

1.- Thời gian chiếm đóng ngắn ngủi hay mới tràn qua Việt Nam, chưa thể bắt rễ được ở Việt Nam.

2.- Không có một thế lực bản địa phản quốc làm nội ứng tiếp tay.

3.- Đơn phương, chỉ có một mình chính quyền Trung Quốc huy động quân lính sang đánh chiếm Việt Nạm mà thôi, không có liên minh.

4.- Chỉ sử dụng những thứ vũ khí thô sơ cổ điển giống như những thứ vũ khí của các lực lượng kháng chiến nhân dân ta sử dụng.

5.- Không có ưu thế về không quân, hải quân, chiến xa và các đạo tinh binh chuyên nghiệp.

6.- Chỉ kéo dài một thời gian ngắn, nhiều lắm là mười năm (quân Minh phải chấp nhận đầu hàng) và ngắn nhất là có mấy ngày là quân Thanh đã bị đánh tan hoang và bỏ chạy.

7.- Quân địch xâm lăng chỉ có hơn lực lượng kháng chỉến của nhân dân ta về quân số mà thôi.

Trái lại, lực lương kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền lãnh đạo của Cụ Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản phải đối phó với muôn ngàn khó khăn như:

1.- Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đã bắt rễ có cả hơn một thế kỷ, rất quen thuộc với địa hình và phong thổ ở Việt Nam.

2.- Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican trong đó Mỹ là một siêu cường số 1 trên thế giới về cả kinh tế và quân sự.

3.- Gần hai triệu người Việt theo đạo Công Giáo đã bị nhồi sọ đến mức độ mất hết liêm sỉ và nhân tính, cho nên chính họ bảo nhau rằng “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”, “giữ đạo chứ không giữ nước”, chỉ biết tuyết đối trung thành với Vatican và triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên của họ trong hệ thống quyền lực của Giáo Hộ La Mã.

4.- Tập đoàn vua quan phong kiến phản động, tàn dư của triều đình Huế còn rớt lại và chế độ Bảo Hộ của Pháp còn rớt lại.

5.- Các chính đảng xôi thịt phản động như Đại Việt, Việt Quốc, Việt Cách, v.v….

6.- Các giáo phái phản động như Hòa Hảo và Cao Đài với niềm tin cuồng tín về tôn giáo không khác gì tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã.

7.- Bọn lưu manh xu thời và các băng đảng tội ác xã hội bị liên minh giặc lợi dụng làm công cụ cho chúng mà điển hình là đảng cướp Bình Xuyên.

8.- Ưu thế về vũ khí của liên minh giặc ngoại xâm, đặc biệt là quân đội Mỹ sử dụng cả vũ khí hóa học như chất độc Da Cam.

9.- Ưu thế tuyệt đối của liên minh giặc về không lực và hải lực vô cùng hùng mạnh, ngoài ra còn có những chiến xa hiện đại nhất cùng với các đạo tinh binh chuyên nghiệp.

10.- Ưu thế của địch về tài chánh do tiền viện trợ của Hoa Kỳ.

11.- Phải chịu đựng cả hai cuộc chiến kéo dài tới cả 30 năm trời.

Lá thư kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Cụ Hồ

Chính vì vậy mà công nghiệp của Cụ Hồ Chí Minh càng trờ nên hiển hách vang lừng khắp năm châu bốn bể và càng khiến cho Vatican điên cuồng và lồng lộn lên vì tức giận. Vì thế Giáo Hội La Mã và bọn văn nô Ca-tô người Việt mới chiếu cố cụ Hồ Chí Minh và đảng Cộng Sản Việt Nam rất kỹ và kỹ hơn tất cả. Họ tìm cho được một kế sách đặc biệt để phỉ báng cá nhân Cụ hầu đánh lạc hướng và làm giảm thiểu, càng nhiều càng tốt, đại công nghiệp cứu nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của Cụ.

Việc Linh-mục Nguyễn Hữu Lễ và con chiên Trần Quốc Bảo thực hiện và phát hành cuốn DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh và việc họ đưa ra luận cứ "không cần phát đống chiến tranh để đánh đuổi giặc Pháp thì sớm muộn thì người Pháp cũng thức tỉnh mà trao trả độc lập cho Việt Nam, giống như người Anh đã làm đối với Ấn Độ và người Hòa Lan đã làm đối với Nam Dương," tất cả chỉ là nằm trong kế sách này của Giáo Hội mà thôi.

Nội dung của cuốn DVD này và chủ ý của hai tác giả linh-mục Nguyễn Hữu Lễ và con chiên Trần Quốc Bảo đã được Giáo-sư Trần Chung Ngọc trình bày khá đầy đủ và rất rõ ràng trong bài viết “Nhận Định Về DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh”. Bài viết này có thể đọc online trên sachhiem.net. Ở đây chúng tôi luận về những khía cạnh khác để đặt ra một vài vấn đề với tác giả và những người nhiệt thành ủng hộ việc thực hiện cuốn DVD.

Vài vấn đề quanh cuốn DVD "Sự Thật Về Hồ Chí Minh"

a). Vấn đề thứ nhất: Bới móc đời tư

Đối với các dân tộc Đông Phương cũng như đối với bất kỳ dân tộc nào có văn hiến trên thế giới, thì việc tôn vinh một nhân vật nào lên bậc anh hùng của đất nước là xét về công nghiệp của người đó với đất nước, chứ không phải moi móc những thiếu sót hay những cung cách hành xử thường tình hàng ngày của của con người bình thường theo cái tiêu chuẩn chủ quan của chính mình hay cái “tôn giáo ác ôn” của mình làm tiêu chuẩn để “dĩ tiểu nhân tâm, đạc quân tử phúc” rồi chửi bới và hạ nhục người ta như Giáo Hội La Mã đã từng làm từ thế kỷ thứ 4 cho đến ngày nay. Có câu nói nổi tiếng của bà Anna Eleanor Roosevelt, đệ nhất phu nhân thời Tổng Thống Mỹ Franklin Roosevelt (1933-1945), như sau:

Great minds discuss ideas; (Vĩ nhân bàn luận về tư tưởng)

Average minds discuss events; (Người trung trung thì bàn luận về sự cố)

Small minds! discuss people. (Những kẻ tiểu nhân thì luận về người).

Vậy những tác giả hay diễn giả đưa ra các nhận xét nhỏ mọn về đời tư của người ta là thuộc về hạng tiểu nhân không hơn không kém.

b). Vấn đề thứ hai: Bỏ qua các công nghiệp chính đối với đất nước.

Khi xét nét về những điểm tiêu cực về đời tư của Cụ Hồ Chí Minh mà không xét đến hay không cần biết đến những đại công nghiệp của cụ và đảng Cộng Sản Việt Nam đã làm cho dân tộc và đất nước Việt Nam thì quả thật là một việc làm phi lịch sử và phản lịch sử.

1.- NẾU đem so sánh với Lưu Bang (vua Thái Tổ Nhà Hán) và Chu Nguyên Chương (vua Thái Tổ Nhà Minh) của nước Trung Hoa, THÌ tư cách và công nghiệp của Cụ Hồ Chí Minh vượt rất xa Lưu Bang và Chu Nguyên Chương rất nhiều. Ai có đọc sử Trung Hoa cũng đều biết những việc tư và việc công của hai ông vua này. Ấy thế mà dân tộc Trung Hoa vẫn đời đời nhớ ơn và ghi nhận công nghiệp của Vua Thái Tổ nhà Hán và Thái Tổ nhà Minh. Vậy thì TẠI SAO nhân dân Việt Nam lại không tôn vinh Cụ Hồ Chí Minh lên hàng cứu tinh của dân tộc và lập đền thờ thờ cụ?

2.- NẾU đem so sánh với tư cách cũng như đời tư và công nghiệp của Hoàng Đế Napoleon I đối với nước Pháp, THÌ tất cả mọi phương diện của Cụ Hồ Chí Minh vượt xa hơn Hoàng Đế Napoleon I rất nhiều. Ấy thế mà nhân dân Pháp còn tôn vinh vị hoàng đế này lên là vị anh hùng của đất nước và là vị cứu tinh của dân tộc Pháp. Vậy thì TẠI SAO nhân dân Việt Nam lại không tôn vinh Cụ Hồ Chí Minh là vị cứu tinh của dân tộc và lập đền thờ Cụ?

3.- NẾU đem so sánh với những thủ đọan chính trị của ông Charles De Gaulle và công nghiệp của vị tổng thống này đối với nước Pháp với những thủ đoạn chính trị của cụ Hồ Chí Minh và công nghiệp của cụ đối với nước Việt Nam, THÌ bất cứ về phương diện, ông De Gaulle cũng thua Cụ Hồ Chí Minh rất xa. Ấy thế mà nhân dân Pháp còn tôn vinh ông De Gaulle lên hàng anh hùng dân tộc Pháp và là vị cứu tinh của nước Pháp. Vậy thì TẠI SAO nhân dân Việt Nam lại không tôn vinh Cụ Hồ Chí Minh lên là vị cứu tinh của dân tộc và lập đền thờ thờ Cụ?

tượng đài Hán Cao Tổ

Vấn đề đặt ra là khi thực hiện cuốn DVD Sự Thật về Hồ Chí Minh, ông Linh-mục Nguyễn Hữu Lễ và con chiên Trần Quốc Bảo có biết rằng các ông đang làm "nhiệm vụ tông đồ" của một người tín đồ cuồng đạo của Giáo Hội La Mã hay không?

c). Cần biết những đặc tính của các tu sĩ và tín đồ ngoan đạo của Giáo Hội La Mã

Chúng ta cũng nên biết rằng tất cả các tu sĩ và tín đồ ngoan đạo (cuồng tín) của Giáo Hội La Mã đều có những đặc tính dưới đây:

i).- Tinh thần nô lệ Vatican - Tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã hay lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican. Coi tất cả các ông tu sĩ Da-tô như là đại diện cho Chúa ngay cả vào khi họ không làm lễ, và tin rằng các ông tu sĩ này đều có quyền năng giống như Chúa Bố Jehovah, Chúa con Jesus.

Xem ông thần Jehovah và ông Jesus là Thiên Chúa Toàn Năng, Toàn Thiện và có mặt ở khắp mọi nơi", coi Giáo Hội La Mã là "Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền", là "Hiền Thê của Thiên Chúa Làm Người" và tự phong là "dân Chúa", nhưng lại coi các vị thánh tổ và các đấng thần linh của các tôn giáo khác là "tà thần" và "ma quỷ".

Luôn luôn cho rằng cái gì thuộc về Giáo Hội La Mã đều tốt cả, cái gì thuộc về các tôn giáo khác đều xấu. Nếu có người nào chứng minh các ngài mang chức thánh đại diện cho Chúa (linh mục, giám mục, tổng giám mục, hồng y và giáo hoàng) làm bậy, sờ mó con nít, gian dâm với nữ tín đồ, hoặc là có những hành động gian ác tàn ngược thì họ lại đổ lỗi cho là bị quỷ ám.

Đồng thời, xun xoe, khúm núm và quỵ lụy với các đấng bề trên hoặc những người có thế lực hay quyền uy lớn hơn. Tỏ ra vô cùng sợ hãi Tòa Thánh Vatican, tán thưởng và khen tụng hết mình tất cả những lời dạy, quyết định và việc làm của Vatican. Tình trạng này đã khiến cho ngay cả một linh mục Việt Nam ở Việt Nam đã phải thốt ra lời chua chát “Toà Thánh đánh rắm cũng khen thơm.”[1]

ii).- Các con chiên bị buộc phải đi nhà thờ một tuần ít nhất một lần, chưa kể thói quen đến bàn thờ Chúa cầu nguyện mỗi ngày. Thói quen này đã biến các tín hữu thành những con chiên thực sự với ý nghĩa của một con vật ngoan ngoãn theo lệnh chủ chăn.

iii).- Nặng lòng mê tín, dị đoan như "rảy nước thánh", "xức dầu" đuổi ma quỷ,.. thật lòng tin hết tất cả những chuyện hoang đường nhảm nhí do Giáo Hội La Mã hay các ông tu sĩ Da-tô rao truyền hay phổ biến. Hậu quả là họ mất khả năng sử dụng lý trí để phân biệt việc công và việc riêng tư (cá nhân), không biết sự khác biệt giữa việc đạo và việc đời hay giữa tôn giáo và chính quyền, không có khả năng phân biệt được sự khác nhau giữa sự kiện và ý kiến cũng như nguyên nhân và hậu quả..

Điều mai mỉa là trong khi các con chiên tin những chuyện hoang đường nhảm nhí như thế, họ lại khinh rẻ và chê bai tất cả những lễ nghi cúng tế các vị thần linh của các nhóm văn hóa khác và cho là nhảm nhí. Từ đó phát sinh tính hung dữ, hiếu chiến, hiếu sát, khát máu, tàn ác và dã man đối với những người thuộc các tôn giáo khác khi có quyền lực ở trong tay.

iv).- Kết quả là họ trở thành vong bản, phản dân tộc, phản tổ quốc.

(Bằng chứng cho sự kiện này là những hành động của tín đồ Da-tô cuồng tín người Pháp trong thời kỳ Cách Mạng từ tháng 7 năm 1789 cho đến đầu thế kỷ 20, những hành động của tín đồ Da-tô người Việt ở Việt Nam từ năm 1858 cho đến ngày 30/4/1975, và ở hải ngoại từ năm 1975 cho đến ngày nay, khẩu hiệu “nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô tổng thống” được lưu hành ở trong các cộng đồng Da-tô người Bắc Kỳ di cư ở miền Nam trong những năm 1954-1963, lời hô hào “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa” của Linh-mục Hoàng Quỳnh vào mùa hè năm 1964 để kêu gọi và dạy dỗ giáo dân phải theo đó mà hành xử.)

Do các đặc tính kể trên, các con chiên nặng đầu óc chia rẽ và nặng tinh thần kỳ thị, phân chia giai cấp, nặng đầu óc thiên vị và bất công. Họ trịch thượng là đòi hòi những người thuộc các tôn giáo khác phải theo đạo Da-tô khi họ muốn thành hôn với người yêu là tín đồ của Giáo Hội. Tùy theo hoàn cảnh, phải cố gắng tối đa để biến cải những thành phần thuộc các tín ngưỡng hay tôn giáo khác theo đao Da-tô. Họ dùng bất cứ thủ đoạn và phương tiện nào dù là bất chính, đê tiện, lưu manh, độc ác và dã man để thi hành nhiệm vụ đó, mà họ được dạy là làm "sáng danh Chúa". Nhiệm vụ "cải đạo" được gọi là "nghĩa vụ tông đồ."

Vì mang những đặc tính trên đây, cho nên Linh-muc Nguyễn Hữu Lễ và con chiên Trần Quốc Bào mới nỗ lực thực hiện cuốn DVD Sự Thật Về Hồ Chí Minh với mục đích duy nhất là làm hạ giá cá nhân Cụ Hồ Chí Minh, một trong những vị đại anh hùng của dân tộc Việt Nam và là vị anh hùng lớn nhất trong công cuộc đánh đuổi Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican và Liên Quân Xâm Lăng Mỹ - Vatican. Ai cũng biết rằng việc thực hiện cuốn DVD này là thành quả của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã trong suốt chiều dài lịch sử mà khởi đầu ở Việt Nam là việc biên soạn và phát hành cuốn Phép Giảng Tám Ngày của Linh-mục Alexandre de Rhodes như đã trình bày ở trên.

Thế nhưng Giáo Hội La Mã và nhóm thiểu số ngưởi Việt “thà mất nước, chứ không thà mất Chúa “ muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, toàn thể nhân dân Việt Nam, bất kể là ở trong nước hay ở hải ngoại, cũng đều kính mến Cụ, đều coi Cụ là vị cứu tinh (the savior) của đất nước, đã có đại công đuổi giặc xâm lăng đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và làm cho người Việt Nam rạng rỡ với cộng đồng nhân loại.

Ánh Wilkipedia

Đội Thiếu Niên Tiền Phong do cụ Hồ Chí Minh thành lập

Người Làm Lịch Sử Vẫn Phải Được Ghi Trong Lịch Sử

Mặc cho Giáo Hội La Mã và nhóm thiểu số người Việt Ki-tô chỉ biết “giữ đạo chứ không giữ nước” muốn nói gì thì nói, muốn làm gì thì làm, các nhà viết sử chân chính và ngay cả những người không thích Cụ Hồ về chính sách cải cách ruộng đất (có đụng chạm đến quyền lợi của họ) cũng vẫn phải công nhận Cụ là một nhà lão thành cách mạng, một nhà đại quốc và là một vị đại anh hùng dân tộc. Những bản vặn lịch sử dưới đây là những bằng chứng bất khả phủ bác cho sự kiện này:

1.- Một nhân vật chống Cộng rất tích cực ở hải ngọai hiện nay là ông Vũ Thư Hiên viết về cụ Hồ Chí Minh trong cuốn Đêm Giữa Ban Ngày như sau:

“Ông (Hồ Chí Minh) mở đầu pho sử hoành tráng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chống lại chế độ thuộc địa toàn cầu, với tư cách một phong trào, chứ không phải môt cuộc đấu tranh của riêng một Việt Nam. Trận thắng Điện Biên Phủ đã thổi vào lòng các dân tộc bị trị niềm phấn khích chưa từng có, mở ra cao trào đấu tranh cho độc lập dân tộc trên thế giới, thúc đẩy sự chấm dứt chế độ thực dân, làm tan rã hệ thống thuộc địa. Thế giới biết tên ông cùng với tên đất nước (Việt Nam) nhỏ bé dám dùng gậy tầm vông chống lại vũ khí hiện đại để giành độc lập, tự do. Tượng đài cho ông, với tư cách nhân vật lịch sử, đã được đúc.”[2]

2.- Trong cuốn Hồ Chí Minh, Ngô Đình Diệm và Mặt Trận Giải Phóng, tác giả Hồ Sĩ Khuê viết về cụ Hồ như sau:

Tên tuổi, sự nghiệp ông Hồ, cả nước đều biết rõ. Ông tổ chức Việt Minh để tranh thủ chủ quyền. Ông thành lập chính quyền cách mạng, tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 ở Ba Đình. Ngày 19/12/1946, ông mang chính phủ ông vào Khu, hô hào quốc dân kháng chiến chống thực dân Pháp. Cho đến tháng 5/1954, ông thắng trận Điện Biên (Phủ), rồi tháng 7 nặm này, ông ký Hiệp Định Genève, thu hồi độc lập. Kể cả những người chống Cộng, không một ai trong nước phủ nhận được sự nghiệp ông cứu nước ra khỏi vòng ngoại trị. Ông tiếp tục cầm quyền, người trong nước xem ông là chuyện đương nhiên.”

“Ông Hồ từ năm 1945 đã xuất hiện trước thế giới là một nhà cách mạng Việt Nam lão thành, một chính khách có tầm vóc quốc tế. Trận thắng Điện Biên, Hòa Hội Genève, nêu rõ tài ông lương đống, đưa ông vào lịch sử ngay lúc còn sinh thời, và làm cho thế giới tôn vinh ông.”

“Nhân sự miền Bắc, bên cạnh ông Hồ, còn có một số lãnh tụ khác, như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, được dư luận thế giới sắp vào hàng nhân vật quốc tế. Vai vế họ cao, tên tuổi họ vang dội, lòng họ yêu nước ai cũng thấy rõ. Cho nên thế giới chú mục vào Hà Nội. Tập đoàn này từ nay cầm quyền ở Hà Nội không vướng mắc liên hệ với thực dân, với triều đình cũ. Đại bộ phận họ là những nhà cách mạng có một quá khứ kiên trì và hiệu quả.” [3]

3.- Trong cuốn Con Rồng Việt Nam, ông Bảo Đại viết về ông Hồ Chí Minh như sau:

Tôi thích thái độ của ông (Hồ Chí Minh – NMQ) hơn thái độ của các lãnh tụ Quốc Gia, thật sự là bù nhìn trong bọn Tàu. Giữa sự xáo trộn ấy, Hồ Chí Minh vẫn giữ được bình tĩnh.” [4]

4.- Cụ Hòang Xuân Hãn nhận xét về cụ Hồ như sau:

Nhưng mà nói cái kết quả tức thì nước mình bây giờ có độc lập, có thống nhất, thì cái ấy là cái công của Hồ Chí Minh to lắm. Dẫu là người ta dùng chính sách gì, Cộng Sản hay Quốc Gia, thì cái ấy sau này đối với người viết sử, người ta xét lại, không khác gì đời LÊ LỢI, mà rồi quân Minh phải về. Hợp Lưu số 29, trang 83.” [5]

5.- Ông Hoàng Văn Chí, một nhân vật chống công cực đoan, viết về cụ Hồ trong cuốn Từ Thực Dân đến Cộng Sản như sau:

“Trong lúc người Pháp đang ngắm nghía những bức ảnh của ông Hồ và dùng viễn vọng kính để nhìn mặt ông Hồ mỗi khi ông ra mắt công chúng, thì tất cả nhân dân Việt Nam đều nhất nhất coi ông Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc, vì họ không tin được rằng trong cùng một thời đại mà một nước lại có thể sinh ra hai người có tài trí như ông Hồ. Ông Hồ nói lưu loát hàng chục thứ tiếng, và đã từng chu du khắp thế giới dưới nhiều biệt danh, nửa đời sống trong khám đường – có thể cả khám đường Soviet – và nửa đời hoạt động chính trị trong bóng tối. Ông hơn hẳn các đối thủ chính trị của ông về cả chiến thuật cách mạng lãn kinh nghiệm chính trị. Hồi thiếu thời, ông đã đọc rất nhiều cổ thư Trung Hoa, và sau đó tiếp tục học trong khi bôn ba khắp Âu Châu và Mỹ Châu. Suốt trong thời kỳ ấy, ông hoạt động, quan sát và học hỏi ở bạn bè cũng như trong sách báo. Cuối cùng, ông đã được Đệ Tam Quốc Tế huấn luyện một cách kỹ lưỡng và có quy củ. Do đó, ông đã hấp thụ được ba nguồn văn hóa khác nhau nhưng có giá trị tương đương: văn hóa Đông Phương, Tây Phương và Mác-xít. Ông nói chuyện lưu loát với bất cứ ai, dù là nông dân Việt Nam, quân phiệt Trung Hoa, triết gia Ấn Độ hay là nhà báo Tây Phương.

Trong suốt thời kỳ hoạt động chính trị trong bóng tối, ông Hồ phải dùng nhiều mánh khóe, mưu mẹo để trốn tránh cạm bẫy của công an và phá hỏng kế hoạch của kẻ thù. Nhờ sự tập dượt ấy mà ông Hồ đã trở nên một địch thủ vô song, vì qua bao nhiều năm trời, ông đã học được cái tài đánh lạc hướng bất cứ ai muốn theo dõi ông. Ông đã nhiều lần trốn thoát khỏi quốc gia Việt Nam, Trung Hoa Quốc Dân Đảng, và các cơ quan tình báo Anh, Mỹ.

Ngoài trí thông minh xuất chúng, ông Hồ còn có một nhân phẩm rất cao. Nói tóm lại, ông đã có đủ những đức tính cần thiết của một nhà lãnh tụ. Nếp sống thanh bạch, lòng nhẫn nại, ý chí sắt đá và sự tận tâm của ông đối với cách mạng là một nguồn phấn khởi cho tất cả những ai đã làm việc dưới quyền ông và phụng sự đất nước nói chung. Nhiều người cho rằng ông Hồ đã thừa hưởng tinh thần cách mạng của tổ phụ và của người đồng hương. Nhẫn nại, thanh đạm, và cần cù là những đức tính thường thấy ở người dân Nghệ An, nơi sinh quán của ông Hồ. Ông Hồ đã phát huy những đức tính của người Nghệ An, gần giống như đức tính của người Nhật Bản.” [6]

6.- Sách Việt Nam Những Sự Kiện Lịch Sử Trong Thế Kỷ 20 viết về cụ Hồ Chí Minh như sau:

Tất cả công đó là do công trạng của ông Hồ và Đảng Cộng Sản Việt Nam đứng lên lãnh đạo cuộc chiến tranh thần thánh Giải Phóng Dân Tộc, đánh đổ chế độ thuộc địa, chế độ thực dân trên toàn thế giới. Vì thế cơ quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa UNESCO của Liên Hiệp Quốc đã quyết định tôn vinh ông Hồ Chí Minh vào hàng danh nhân thế giới của thế kỷ 20, đồng thời chủ xướng kỷ niệm 100 năm ngày sinh nhật của ông Hồ tại Paris. Ngày 12/5/1990, họ tổ chức tại Mulhouse và các ngày sau tại Bordeaux, Toulouse, Lille, Marseille, Lyon. Ở Việt Nam thì tổ chức tại Quảng Trưởng Ba Đình với nhiều đại diện các quốc gia trong đó có hai người Mỹ.[7]

7.- Trong bài viết “Vài Nét về Cụ Hồ”, Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:

Trong tờ “Les Collections de L’Histoire”, số 23, Avril-Juin 2004, một tuyển tập về “Indochine Vietnam: Colonisation, Guerres et Communisme” có bài “Con Người Trở Thành Hồ Chí Minh” [L’Homme Qui Devint Ho Chi Minh] của Pierre Brocheux, Giáo sư Diễn Giảng Danh Dự tại Đại Học Denis-Diderot, Paris-VII. Chúng ta sẽ thấy trong đó có vài chi tiết chứng tỏ ngay cả Nga và Tàu cũng không tin tưởng ông Hồ Chí Minh là người Cộng Sản chính thống (orthodox communist). Giáo sư Brocheux viết, trang 33:

Đối với Quốc (Nguyễn Ái Quốc), chủ thuyết Mác Lênin đã đưa lên những phương tiện hành động, như là ông ta đã giảng giải nhiều năm sau: “Chúng ta phải hiểu rằng giật độc lập ra khỏi tay một cường quốc như Pháp là một nhiệm vụ rất khó khăn mà người ta không thể hoàn thành mà không có một sự ngoại viện, không cần thiết phải là một sự viện trợ vũ khí mà dưới dạng cố vấn và tiếp xúc. Chúng ta không lấy lại được độc lập bằng cách ném bom hay bằng những hành động tương tự. Đó là sự sai lầm của những nhà cách mạng lúc đầu đã phạm phải [Có lẽ ông Hồ muốn nói đến cuộc ám sát thất bại của Phạm Hồng Thái đối với Toàn Quyền Merlin]. Chúng ta lấy lại độc lập bằng sự tổ chức và tự khép mình vào kỷ luật. Chúng ta cũng còn cần đến một lòng tin, một phúc âm, một sự phân tích thực tiễn, có thể nói đến như là một thánh kinh. Chủ thuyết Mác-Lênin đã cung cấp cho tôi đường lối hành động này.” [8]

8.- Sử gia William J. Duiker viết về Cụ Hồ với nguyên văn như sau:

Tin tức về cái chết của ông Hồ Chí Minh được loan truyền thì khắp địa cầu với hàng loạt nhận xét về ông. Hà Nội nhận được tới hơn hai mươi hai (22) ngàn bức điện tín từ các thủ đô lớn của 121 quốc gia trên thế giới để bày tỏ lời ca ngợi ông và chia buồn với nhân dân Việt Nam. Một số các nươc theo chủ nghĩa xã hội tổ chức buổi lễ truy điệu ông và đưa ra những lời ca tụng ông. Thủ đô Mạc Tư Khoa chính thức ca tụng ông như là “người con vĩ đại của dân tộc anh hùng Việt Nam, một người lãnh đạo xuất sắc của phong trào giải phóng dân tộc và cộng sản quốc tế, và là người bạn vĩ đại của Liên Bang Sô Viết.Các nước trong Thế Giới Thứ Ba (các nước trung lập) cũng nhận xét về ông với những lời ca tung ông như là một người bảo vệ những người bị áp bức. Một bài báo phát hành ở Ấn Độ mô tả ông như là "tinh túy của dân tộc và là hiện thân của lòng khát vọng tự do, của sự tranh đấu bền bỉ.” Những bài báo khác đề cao đức tính giản dị và thẳng thắn của ông. Một bài xã luận trong một tờ báo ở Uruguay (Nam Mỹ) ghi nhận “Ông có một tấm lòng bao la như vũ trụ và có một tình thương vô bờ bến đối vào các trẻ em. Ông là gương mẫu về đức tính giản dị và thẳng thắn trong tất cả mọi phạm vi.”

Phản ứng từ các thủ đô Tây Phương thì không biểu lộ mạnh mẽ. Tòa Bạch Ốc lặng thinh và các viên chức cao cấp trong chính quyền của Tổng Thống Nixon cũng không bình luận gì cả. Nhưng việc chú ý đến cái chết cúa ông Hồ Chí Minh đối với giới truyền thông trong các nước Tây Phương thật là mãnh liệt. Những tờ báo ủng hộ các phong trào phản chiến có khuynh hướng mô tả ông bằng những lời lẽ ca tụng ông như là một địch thủ xứng đáng và là một người bảo vệ những kẻ yếu, những người lép vế thế cô và những người bị áp bức. Ngay cả những người vẫn thường khăng khăng chống lại chế độ Hà Nội đánh giá ông bằng những lời lẽ kính trọng ông như là một người đã tận hiến cả cuộc đời cho đại cuộc chiến đầu giành độc lập và thống nhất đất nước cho tổ quốc ông, coi ông như là người phát ngôn xuất chúng cho các dân tộc bị bóc lột ở trên thế giới. [9]

9.- Một điểm đặc biệt nữa là cũng vào khi Cụ Hồ nhắm mắt đi vào cõi chết, Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc có viết đôi câu đối phúng điếu cụ như sau:

Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất;
Minh tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song![10]

Được biết câu đối này là của chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông.

Qua phần trình bày trên ta thấy rằng cái nhìn về cụ Hồ Chí Minh của các nhà viết sử chân chính cũng như của các chính khách và của các danh nhân trên thế giới với lòng trân trọng, khâm phục và kính yêu như vậy!

Trong khi đó thì Giáo Hội La Mã qua bộ máy truyên truyền siêu việt với những văn sử nô thì lại cố gắng bới móc đời tư cá nhân và bịa đặt hay thêm thắt nhiều điều tiêu cực để tạo nên những hình ảnh với mục đích duy nhất là phỉ báng cá nhân làm tổn thưong đến danh dự để đánh lừa người đời và hậu thế về công đức của Cụ đối với dân tộc Việt Nam. Trong lịch sử Giáo Hội La Mã, họ đã từng làm những việc tương tự như thế đối với Bà Jeanne d’ Arc và đối với rất nhiều danh nhân và vĩ nhân khác của nhân loại như Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), René Descartes (1596-1650), Montesquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1778), Dennis Diderot (1713-1784), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Thomas Paine (1737-1809), John Adams (1735-1826), James Madison (1751-1836), Arthur Schopenhauer (1788-1860), v.v…

Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ lịch sử vẫn là lịch sử. Bộ máy tuyên truyền của Vatican dù có ba đầu sáu tay siêu việt đến đâu đi nữa và chính sách bất khoan dung của Giáo Hội La Mã dù có tàn ngược đến mức nào đi nữa thì cũng không thể bưng bít và bóp méo lịch sử để che giấu những rặng núi tội ác của họ trong gần hai ngàn năm qua, và cũng không thể bưng bít hay lấp liếm được những khu rừng tội ác phản quốc phản dân tộc, phá đình phá miếu, hủy diệt chùa chỉền chiếm đất xây nhà thờ, v.v… của các con chiên người Việt trong suốt chiều dài lịch sử từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày 30/4/1975, và họ vẫn bị nhân dân ta đời đời nguyền rủa đúng như thi ca Việt Nam :

Thương dân, dân lập đền thờ,
Hại dân, dân đái xuống mồ thấu xương .[19]

2.- Tìm cách giảm giá trị đại công nghiệp:

Từ khỏang 20 năm trở lại đây, có một số người hải ngoại đưa ra luận điệu “Không cần phải phát động chiến tranh chống Pháp để giành lại chủ quyền độc lập vì rằng sớm hay muộn Pháp cũng trả độc lập cho Việt Nam như người Anh đã trả độc lập cho Ấn Độ vào năm 1947, cho Miến Điện vào năm 1948 và người Hòa Lan trả độc lập cho Indonésia vào năm 1949.” Và gần đây, đại ý của câu này nằm gọn trong một quyển sách của Giáo Sư Phạm Cao Dương: "Trước Khi Bão Lụt Tràn Tới - Bảo Đại - Trần Trọng Kim và Đế Quốc Việt Nam."

Chúng tôi đã có 3 kỳ nói chuyện chi tiết về luận điệu này được ghi ở Đề tài nói chuyện về Cách Mạng Tháng 8: Nhận Xét Các Lời Tuyên Bố Của Ô. Phạm Cao Dương từ ngày 15-Jul đến 18-Aug-2017.

Bài hôm nay chỉ đưa ra những điểm khái quát hơn.

Kể từ ngày Ngô Quyền giành được chủ quyền độc lập từ trong tay quân Nam Hán vào năm 939 cho đến ngày nay, dân tộc ta đã từng phải chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược từ phương Bắc có tới ít nhất là 5 lần (đời Nhà Lý, đời Nhà Trần, cuộc kháng chiến đánh đuổi quân Minh vào đầu thế kỷ 15, cuộc chiến đánh đuổi 20 ngàn quân Xiêm xâm lăng vào đầu năm 1784, đánh đuổi quân Thanh vào đầu năm 1789, đánh đuổi liên minh Pháp Vatican năm 1954, rồi liên minh Mỹ-Vatican năm 1975, và sau đó đánh đuổi quân xâm lược Trung Hoa vào đầu năm 1979.)

Thử đặt vấn đề như sau: Giả dụ như nếu tiền nhân ta không cương quyết đánh đuổi quân cướp xâm lăng hay không thành công trong các cuộc chiến này, thì ngày nay:

- Nước Việt Nam ta có tên trên bản đồ thế giới hay không?

- Việt Nam có chỗ ngồi trong tổ chức Liên Hiệp Quốc hay không?

- Người Việt Nam có được nhân dân thế giới nể trọng như hiện nay hay không?

Rõ ràng chủ đích của những người đưa ra luận điệu trên đây là muốn phủ nhận cái công lao của Đảng Cộng Sản và Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của Cụ Hồ Chí Minh, cũng như của nhân dân ta, trong đại cuộc đánh đuổi các Liên Minh Xâm Lược.

Những người này cho rằng Việt Nam không cần phải chiến đấu thì Pháp và Vatican cũng phải tự động đem chính quyền trao lại cho người Việt Nam. Họ lý luận như thế vì thấy rằng việc người Anh đã trả độc lập cho người Ấn vào năm 1947, cũng như cho người Miến Điện vào năm 1948, và việc người Hòa Lan đã trả độc lập cho người Indonesia vào năm 1949, và họ suy ra rằng nhân dân các quốc gia này không hề nổi loạn mà các đế quốc Anh và Hòa Lan "tự dưng" đem trao trả độc lập cho họ.

Theo sự hiểu biết và kinh nghiệm của người viết:

Những người lý luận như trên đây có thể là những người thuộc nhóm (A) có ông cha hay chính họ có liên hệ với các thế lực xâm lăng Vatican, Pháp và Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử từ năm 1858 đến nay. Mục đích trong việc đưa ra luận điệu này là vừa để khỏa lấp hay lấp liếm cái tội phản quốc, làm tay sai cho giặc để mưu cầu danh lợi cho bản thân và gia đình họ trước đây, vừa để làm hạ giá đại công nghịệp đuổi giặc cứu nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam, của Mặt Trận Việt Minh và của nhân dân ta trong hai cuộc chiến giành độc lập cho dân tộc và thống nhất đất nước.

Cũng có thể những người này thuộc nhóm (B) ưa thích nói chuyện thời thế và chính trị nhưng không thấu hiểu lịch sử thế giới. Họ không hiểu vai trò của Giáo Hội La Mã trong các cuộc xâm chiếm đất đai ở ngòai lục địa Âu Châu làm thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ. Vì thế, họ chỉ lập lại luận điệu của nhóm (A) vào những khi cao hứng trong lúc trà dư tửu hậu mà thôi.

Thiết tưởng rằng dù là ở vào trường hợp nào đi nữa, người viết cũng xin cố gắng làm sáng tỏ vấn đề này.

۞۞۞

nguồn http://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BA%ADp_tin:Chiensicamtu.jpg

Hình ảnh một chiến sĩ cảm tử:

Sáng 23 tháng 12 năm 1946, tại ngã tư Nguyễn Du - Bà Triệu, Trần Thành đã dùng bom ba càng đánh đứt xích 1 xe tăng Pháp.

Từ khi triều đình Huế cúi đầu ký Hiệp Ước Nhâm Tuất 1862 cho đến ngày 30/4/1975, hơn một trăm năm, dựa vào quyền lực và các phương tiện của các chính quyền của Liên Minh Xâm Lược phương Tây, bộ máy truyền truyền của Vatican tại Việt Nam tha hồ ăn ngang nói ngược, bốc lửa bỏ bàn tay người, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử và sử dụng đủ mọi thủ đoạn để bôi đen các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta để khỏa lấp tội ác của chúng về những hành động cấu kết với kẻ thù.

Tại hải ngọai, từ cuối năm 1975, sau khi đã khống chế được các phương tiện truyền thông bằng tiếng Việt, giáo triều Vatican ra lệnh cho bộ máy truyền thông của họ phải đẩy mạnh các chiến dịch làm giảm hào quang các nhiệm lịch sử giải phóng dân tộc và thống nhất đất nước của Đảng Cộng Sản và Mặt Trận Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh, và (2) đồng loạt bôi nhọ cụ Hồ Chí Minh lẫn cả Đảng Cộng Sản Việt Nam và tất cả những người đã tham gia vào đại cuộc giành độc lập và thống nhất đất nước .

Thật ra, ngay từ khi đưa ra đề nghị đưa cựu hoàng Bảo Đại lên cầm quyền để chống lại chính quyền Việt Minh Kháng Chiến vào cuối tháng 12/1945, giáo triều Vatican đã đưa ra luận điệu không cần phải phát động chiến tranh làm tốn phí tới 4, 5 triệu người vì rằng thế nào rồi Pháp cũng trao trả độc lập cho Việt Nam.

Rất có thể luận điệu này được Vatican đưa ra vào cùng thời khi viên khâm-sứ của Tòa Thánh Vaican tại Huế là Tổng Giám Muc Antoni Drapier công khai tuyên bố vào ngày 28/12/1945 rằng nên đưa Bảo Đại lên thành lập chính phủ để chống lại chính quyền Việt Minh Kháng Chiến của nhân dân ta. Rồi kể từ đó, bộ máy tuyên truyền của Vatican được lệnh khua chuông và gióng trống sao cho phù hợp với hoàn cảnh và thời thế.

Theo kinh nghiệm của người viết đã từng dạy môn lịch sử tại các trường trung học ở miền Nam Việt Nam trên mười năm trước năm 1975 và tại các trường trung học ở Hoa Kỳ trên hai mươi năm trời, thì luận điệu trên đây nghe không ổn chút nào cả. Cứ theo luận điệu này, thì những công lao và sự hy sinh mạng sống của hàng triệu anh hùng nghĩa sĩ trong các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta hơn 100 năm (1858 - 1954, 1954-1975) để chống các liên minh Tây Phương cũng là vô ích hay sao?

Đưa ra luận điệu này là tỏ ra vô ơn với hàng triệu anh hùng nghĩa sĩ đã ngã xuống cho tổ quốc Việt Nam được trường tồn. Người viết cực lực phản đối.

Một người VIệt Nam trí thức yêu nước, có trách nhiệm và lương tâm không thể cho rằng, “Không cần phải phát động chiến tranh thì sớm muộn gì Pháp cũng phải trả lại chủ quyền độc lập cho dân ta"

Như đã trình bày đầy đủ ở trong các Chương 3, Chương 4 và Chương 5 trong sách Người Việt Nam Và Đạo Giê Su (Các chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net) những người Việt Nam tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Vatican nên không biết gì về lịch sử những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã. Họ cũng không có kiến thức về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại.

Vì có quá nhiều điều không biết như trên, tất nhiên là những người này không thể nào biết TẠI SAO khi nhân dân các thuộc địa của đế quốc Anh và đế quốc Hòa Lan vừa mới nổi lên tranh đấu đòi độc lập có mấy năm ngắn ngủi, thì hai đế quốc này đã phải trao trả độc lập cho họ. Và những người này cũng không thể nào biết TẠI SAO dận tộc Việt Nam đã phải vùng lên tranh đấu trường kỳ kéo dài cả một thế kỷ với cả hàng trăm cuộc nổi dậy, phải chiến đấu trong những hoàn cảnh cực kỳ gian khổ và vô cùng đẫm máu, tốn phí cả gần chục triệu sinh linh mới đánh đuổi được giặc Pháp và giành lại được chủ quyền độc lập cho dân tộc, và mới đuổi được đế quốc Mỹ ra khỏi miền Nam để đem lại thống nhất cho tổ quốc. Vấn đề là giặc Vatican vẫn còn lì lợm bám chặt lấy Việt Nam, cho nên mới có những lý luận phản bội với các anh hùng liệt sĩ như thế.

Kỳ nói chuyện lần sau, chúng tôi sẽ trình bày lý do TẠI SAO các đế quốc xâm lược Âu Mỹ Anh Quốc và Hòa Lan đã dễ dàng trả lại chủ quyền độc lập cho các dân tộc thuộc đia của họ ở khắp nơi trên thế giới, trong khi đó thì các đế quốc Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp và Bỉ lại bám chặt lấy các thuộc địa của họ như lịch sử đã cho thấy rõ.

IV. KẾT LUẬN CHUNG:

Qua phần trình bày trên, hy vọng rằng khi đọc những bản văn, các tài liệu và các tác phẩm của những tín hữu Ki-tô hoặc là các nhà viết sử người Việt trong những năm sau 1963 ở miền Nam Việt Nam và ở hải ngọai sau năm 1975 nói về các danh nhân vĩ nhân, chúng ta sẽ thấy rõ âm mưu và sách lược của họ. Đó là kế sách chung của Giáo Hội La Mã nhằm hủy diệt các tôn giáo cổ truyền của các dân tộc Đông Phương, cũng như chủ trương phỉ báng và hủy diệt những đại chiến công của các đại anh hùng dân tộc ta, và chủ truơng triệt hạ uy tín của danh nhân, vĩ nhân, chính khách và các nhà viết sử có những tác phẩm nói lên những việc làm bất chính của Giáo Hội trong gần hai ngàn năm qua.

Cùng nằm ở trong kế sách này của Giáo Hội La Mã, có hàng rừng những bản văn phỉ báng và triệt hạ uy tín cụ Đỗ Mậu (tác giả cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi), mà quan trọng nhất là các cuốn Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan (Fall Church, VA: Alpha, 1991) của Linh Mục Vũ Đình Hoạt, và Việt Nam Chính Sử (Fall Church, VA: Alpha, 1992) của con chiên Nguyễn Văn Chức. Kế đến phải kể một loạt bài viết của con chiên Sức Mấy Đinh Từ Thức đăng trong nhiều số báo Văn Nghệ Tiền Phong từ cuối năm 1987 cho đến hết năm 1989, v.v.. Ngoài ra còn những bản văn đăng trên các tờ báo giấy lá cải và trên các mạng điện tử ở hải ngọai của các con chiên người Việt để phỉ báng tác giả Trần Chung Ngọc và cá nhân người viết đều nằm trong sách lược trên.

Rõ ràng hơn nữa, ngày nay, lợi dụng những chuyện tiêu cực xã hội, nhiều linh mục đã ra mặt, nổi lên đánh phá chính quyền và phủ nhận các thành quả cách mạng của Đảng Cộng Sản. Những người bị tuyên truyền và nghe theo họ, rốt cục đều "rửa tội" để theo cái gian đảng đầy tham vọng và luôn luôn giàu có ở Vatican, nhờ tiền "thuế ngu" của các con chiên ngoan người Việt ở khắp nơi trên thế giới gửi về. Họ phải rửa cái dòng máu đỏ Lạc Hồng để mặc vào bộ lông cừu trắng nỏn với đầu óc bị tẩy sạch, không còn bóng dáng anh hùng nước Việt nào nữa. Họ sẵn sàng tôn vinh các anh hùng chết vì đạo, chứ không thờ các anh hùng chết vì tổ quốc. Ngày nào mà quyền chính không thuộc về họ là ngày đó chính quyền luôn luôn bị các hoạt động của họ, ngấm ngầm hay công khai, gây khó khăn cho việc trị an và việc giữ nước. Xin tất cả người Việt còn nghĩ đến tiền đồ của tổ quốc phải hết sức đề cao cảnh giác với đám giặc rất nguy hiểm này

Nguyễn Mạnh Quang


Phụ Đính:

Bài nói chuyện đề tài thứ 8:

Vatican và âm mưu triệt hạ văn hóa và truyền thống tôn thờ anh hùng dân tộc Việt Nam

Phần 1/3:

Sách lược cố hữu, và các hạng nhân sự được giáo triều Vatian sử dụng trong âm mưu triệt hạ văn hóa và truyền thống tôn thờ anh hùng dân tộc Việt Nam.

https://www.youtube.com/watch?v=KYIBm2NmKSo

Phần 2/3:

Trường Hợp Vua Quang Trung. Nguyễn Gia Kiểng 1.- Phỉ báng đời tư cá nhân. 2.- Tìm cách giảm giá trị đại công nghiệp của Vua Quang Trung.

https://www.youtube.com/watch?v=NaCXvEfc85U&t=1s

Phần 3/3:

Nhân vật Tưởng Quân Chương - Trường Hợp Cụ Hồ Chí Minh: Phỉ báng đời tư cá nhân, Về cuốn DVD "Sự Thật Về Hồ Chí Minh"

https://www.youtube.com/watch?v=8fjnVjFrx28&t=1s