Sự Xáo Trộn Ở Ai Cập

Ảnh Hưởng Lớn Đến Tình Hình Trung Đông

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ032.php

30 tháng 1, 2011

Với dân số khỏang hơn 80 triệu dân, Ai Cập là một quốc gia Hồi Giáo đống dân nhất.trong vùng Trung Đông.

Với vị trí địa lý nằm ở Đông Nam Địa Trung Hải và là chủ nhân ông của Kinh Đào Suez, Ai Cập trở thành một quốc ở vào vị thế chiến lược quân sự quan trọng nhất đối với Tây Âu.

Với chủ trương thân thiện với Hoa Kỳ và thi hành chính sách hòa giải với Do Thái  trong 30 năm tại quyền của Tổng Thống Hosni Muhammad Mubarak, Ai Cập quả thật là một quốc gia hết sức quan trong đối với Hoa Kỳ và Do Thái trong tư thế đối đầu với các quốc gia Hội Giáo qua khích thù địch với cả Hoa Kỳ và Do Thái.

Ấy thế mà từ mấy ngày qua, tình hình Ai Cập lại trở nên vô cùng bất ổn.

Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là trong suốt 30 cầm quyền từ năm 1981 đến nay, chính quyền của Tổng Thống Mubarak đã tạo nên quá nhiều bất công trong xã hội. Cũng như các chế độ độc tài khác, Tổng Thống Mubarack cũng ưu đãi nhóm thiểu số với dã tâm mua chuộc lòng trung thành của họ, dùng họ để (1) thiết lập bộ máy đàn áp nhân dân hầu củng cố quyền lực, (2) biến chính quyền thành công cụ đàn áp nhân dân, (3) thu vơ lợi nhuận, bóc lột nhân dân và tích lũy tài sản cho đầy túi tham, và (4) mưu đồ biến quốc gia Ai Cập làm của riêng của gia đình ông (đang chuẩn bị chuyển quyền cho người con trai ruột như ở Bắc Hàn).

Chế độ của ông trên danh nghĩa là một chế độ dân chủ giống chế độ Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa tại miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Nhưng bản chất của nó là một chế độ độc tài gia đình trị gần giống chế đạo phiệt Ca-tô ngô Đình Diệm, chỉ khác có mấy điểm là (1) không có cái nạn “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba ngô Tổng Thống", (2) không bách hại các tôn giáo giáo khác, (3) không có vấn nạn Giáo Hội La Mã, (4) không có nạn giới tu sĩ áo đen thậm thụt ra vào cửa quyền, lũng đoạn các chính quyền địa phương, biến các xóm đạo hay các trại định cư của người Ki-tô giáo Bắc Kỳ di cư thành những quốc gia trong  quốc gia, và (5) không  nắm độc quyền buôn bán nha phiến, biến Ai Cập thành trung tâm  nhập cảng thuộc phiện sống để (a) cung cấp cho trung tâm tội ác quốc tế  ở Marseille (Pháp) biến chế thành bạch phiến rồi chuyển vận sang Hoa Kỳ phân phối bán cho khách hàng tiêu thụ, và (b) biến chế thành thuộc phiên chín bán cho nhân dân trong nước như chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm đã làm ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963.

Nhờ có 5 “cái không” trên đây mà chế độ của ông mới có thể kéo dài tới ngày nay, tính ra đã gần 30 năm.

Nhận tiện đây, thiết tưởng cũng nên nói sơ qua về quá trình sự nghiệp chính trị của ông: Là con một viên chức thanh tra tư pháp, ông Hosni Mubarack sinh ngày 4 tháng 5 năm 1928. Lớn lên, ông theo học phi công tại trường sĩ quan không quân ở Nga. Sau một thời gian, năm 1972, ông được đưa lên nắm giữ chức vụ thứ trưởng Bộ Chiến Tranh và ở chức vụ này cho đến khi ông trở thành Phó Tổng Thống trong chính quyền của Tổng Thống Anwar al-Sadat vào năm 1975. Ngày 6 tháng 10 năm 1981, Tổng Thống Sadat bị ám sát chết, ông được đôn lên làm tổng thống. Trong các kỳ bầu cử tổng thống vào những năm 1987, 1993, 1999 và 2005 ông đều đắc cử và tái đắc cử. Đây là chuyện vô cùng hi hữu đối với các quốc gia theo chế độ dân chủ tự do thực sự như các nước Âu Châu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Thế nhưng, nó lại là chuyện rất bình thường đối với các quốc gia theo Hồi Giáo và đối với tín đồ Ca-tô khi mà những người đồng đạo của họ nắm chính quyền.

Trong 30 năm cầm quyền, Tổng Thống Mubarack theo đuổi chính sách thân thiện với Hoa Kỳ và đóng vai trò rất quan trọng trong chính sách hòa dịu với Do Thái. Chính sách này được gọi là “Positive Neutrality”:

Lực lượng an ninh của Ai Cập cộng tác với Do Thái, ít nhất ở trong một phạm vi nào đó, có thể làm giảm bớt số lượng vũ khí bí mật đưa và Gaza Strip và số quân lính quá khích Hồi Giáo để vượt biên giới xâm nhập vào lãnh thổ Do Thái.” [http://www.theaustralian.com.au/news/]

Nhờ vậy mà Hoa Kỳ đã liên tục viện trợ vô cùng hào hiệp cho chính quyền của ông. Trong những năm gần đây, hàng năm, Hoa Kỳ viện trợ cho Ai Cập lên đển 1.5 tỉ  Mỹ Kim. Những tiếc rằng những khoản tiền viện trợ hào hiệp này của Hoa Kỳ cho chính quyền của ông cũng như tiền viện trợ Mỹ như nước cho chính quyền Ngô Đình Diệm trong những năm 1954-1963. Hầu hết tiền viện trợ này chạy vào túi của băng đảng cầm quyền, chứ nhân dân thì vẫn nghèo đói xác xơ, vẫn khốn khồ trăm bề, vẫn điêu đứng lầm than.

Biến động chính trị ỏ Tunisia trước đây đã ảnh hưởng trực tiếp đến tinh hình chính trị tại Ai Cập. Cùng là dân Hồi Giáo, cũng bị áp đặt sống dưới  chế độ độc tài gia đình trị, cùng bị áp bức và bóc lôt đến tận xưng tận tủy, cùng bị đói xử bất công, cùng bí xô đẩy vào tình cảnh khốn cùng, nhân dân Tunisia đã vùng lên đòi lại quyền làm người, thì TẠI SAO nhân dân Ai Cập lại không đứng thẳng người lên theo gương nhân dân Tunisia để làm lịch sử?.

Reuters Dân biểu tình ăn mừng trên chiếc xe tăng

ở quảng trường Tahir trong lúc chống đối ở Cairo ngày 29 tháng 1, 2011

Đây là nguyên nhân khiến cho nhân dân Ai Cập đã nổi dậy.Theo dõi tinh hình rối lọan ở Ai Cập trong mấy ngày qua, chúng ta thấy, phe biểu tỉnh chống đối coi lực lương cảnh sát là thân chính quyền và chỉ đối đầu với cảnh sát mà thôi. Họ cố gằng lôi kéo quân đội về phía họ và đã có một vài sĩ quan đứng về phía họ chống lại chính quyền. Tình trạng này đã khiến cho cảnh sát dù cho có được lệnh của chính quyền phải mạnh tay, nhưng họ cũng tỏ ra hững hờ, và có nhiều trường hợp họ lần trốn.

Trong khi đó thì phe chống đối chính quyền được nhiều tầng lớp nhân dân và dư luận quốc tế ủng hộ nhiệt tình. Hôm Thứ Bẩy 29/1/2011, quân quá khích Hồi Giáo đã tấn công vào một số nhà tù để giải thóat những tù nhân chính trị thuộc phe Hồi Giáo quá khích. Xem ra, tình hình càng ngày càng có lợi cho phe nổi loạn, và càng bất lợi cho chính quyền của Tổng Thống Mubarack..

Tình trạng này khiến cho (1) chính quyền Tổng Thống Obama lo sợ, phải ra lệnh cho kiều dân Mỹ và những nhân viện chính quyễn không quan trọng phải rời khỏi Ai Cập vì lý do an ninh, và (2) Do Thái cũng lo ngạ rằng:

“…Sự xuất hiện chế độ cấp tiến (quá khích Hồi Giáo) hay một chế độ bất thân thiện với Do Thái ở Ai Cập sẽ có thể là niềm khích lệ lớn cho các quốc gia khác trong vùng cũng sẽ trở thành cấp tiến. Jordan, một quốc gia yêu chuộng hòa bình và ở vị trí chiến lược rất quan trọng ở biên giới phía đông Do Thái, có thể trở thành hành lang chuyển quân của phe quá khích Hồi Giao từ Iraq hay Iran ở phia đông tới để chống Do Thái.” http://www.theaustralian.com.au/.

Còn một điều đáng nói nữa là NẾU chính quyền của Tổng Thống Mubarack sụp đổ, và NẾU những người quá khích Hồi Giáo lên cầm quyền, thì nó sẽ trở thành mối lo ngại cho cả Do Thái, Hoa Kỳ, và cho nhóm thiểu số tín đồ Ki-tô chiếm gần 6% dân số ở quốc gia này. NẾU những người Hồi Giáo quá khích lên cầm quyền ở Ai Cập, rất có thể dân Ki-tô giáo sẽ bị khủng bố như ở Iraq hiện nay hay bị bách hại. Lý do rất dễ hiểu: Cũng như đối với dân tộc Việt Nam, đối với các quốc gia của các dân tộc Hồi Giáo, sự hiện diện của các ngôi nhà thờ Ki-tô giáo và khối tín đồ của tôn giáo này là một vết nhơ lịch sử khó mà tẩy xóa được và cũng là mối sỉ nhục đối với nêp sống văn hóa cổ truyền của dận tộc.

 

Nguyễn Mạnh Quang

Ngày 29/1/2011

 


Các bài liên hệ đến tình hình Trung Đông

Khổ thân cho Obama! (Lữ Giang)

Mối Thù Khôn Nguôi Của Các Dân Tộc Hồi Giáo Đối Với Các Nước Âu Mỹ (Nguyễn Mạnh Quang)

Sự Xáo Trộn Ở Ai Cập Ảnh Hưởng Lớn Đến Tình Hình Trung Đông (Nguyễn Mạnh Quang)

Thách Thức Về Đạo Đức Của Hoa Kỳ Ở Ai Cập (R. Hurst/AP)

Quốc Vương Jordan Giải Tán Chính Phủ Giữa Khi Đang Có Những Cuộc Phản Đối (AP)

Mốc Thời Gian của Các Biến Động Trung Đông và Bắc Phi (Lý Thái ghi)

Những Diễn Biến Chính Trị Ở Libya Gần Đây (Lý Thái)

 

Trang Thời Sự