Mối Ác Cảm Của Nhân Dân Thế Giới

Đối Với Giáo Hội La Mã

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/MOIACCAM/NMQ_11.php

bản rời | toàn tập | 02 tháng 4, 2010

CHƯƠNG 14

ÔNG LÊ HỮU MỤC - MỘT TRƯỜNG HỢP TIÊU BIỂU

Ông Giáo-sư Lê Hữu Mục được chính quyền đạo phiệt Ngô Đình Diệm đưa vào dạy môn Văn (Văn Chương Việt Nam) tại trường Đại Học Văn Khoa Sàigòn theo kế hoạch trồng người của Giáo Hội La Mã ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975. Thông thường, ai cũng nghĩ rằng, một giáo sư phụ trách giảng dạy môn Văn tại Trường Văn Khoa, Đại Học Sàigòn, một trường đại học lớn nhất ở miền Nam trong những năm 1954-1975, thì vị giáo sư đó phải (1) có kiến thức rất vững về môn học này, (2) hiểu rõ phạm vi kiến thức chuyên môn của mình, (3) biết rõ NẾU đi ra khỏi phạm vi đó là lạng quạng, và (4) biết rằng ngay cả kiến thức chuyên môn mà chính mình đang phụ trách giảng dạy cũng hữu hạn, chứ không phải là vô biên. Thế nhưng, ông Giáo-sư Lê Hữu Mục lại không biết như thế.

Thực vậy, sau khi đã đọc một số bài viết của ông Giáo-sư này, người viết nhận thấy ông ta vừa bị điều kiện hoá, nhìn văn chương Việt Nam qua lăng kính (góc độ) Da-tô giáo, cho nên ông ta mới có cái nhìn thiên lệch và thiếu trung thực khi nhận xét về một tác phẩm văn chương Việt Nam, vừa không nhận thức được cái khả năng hiểu biết hữu hạn của ông ta là chỉ nằm trong lãnh vực của môn Văn mà thôi. Vì thế, ông ta mới ham hố viết ẩu, viết càn và lanh chanh nhẩy rào vào lãnh vực sử để rồi viết bừa, viết bậy khiến cho người đọc nhìn thấy cái tẩy “nói láo”, làm mất cả tư cách và liêm sỉ của một nhà giáo. Dưới đây là những bằng chứng về vấn đề này:

I.- Lê Hữu Mục nhận vơ “Thấy người sang bắt quàng làm họ”:

Tình cờ người viết được đọc cuốn Bút Thuật Của Nguyễn Du Trong Đoạn Trường Tân Thanh của tác giả Đỗ Quang Vinh, thấy nơi trang 7 có một đoạn văn như sau:

Hoặc như học giả Lê Hữu Mục, mới đây nhất, lại cho rằng trước khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đọc Thánh Kinh và trong tư tưởng của Nguyễn Du không hẳn chỉ tìm thấy vết tích của Phật, Lão, Nho mà còn cả Thiên Chúa Giáo nữa.”[79].

Mấy bữa sau, khi đọc một bài viết của tác giả Trần Chung Ngọc có tựa đề là “Tôi đọc “Truyện Kiều và Tuổi Trẻ” (của các tác giả Lê Hữu Mục, Phạm Thị Nhung và Đặng Quốc Cơ) đăng trong www.giaodiem.com tháng 2/2006, người viết lại thấy trong đó có đoạn như sau:

“Không những thế, theo độc giả T.H.D viết trong tờ Thế Giới, ông Lê Hữu Mục còn khẳng định rằng "Phải công nhận Nguyễn Du đã phải đọc Kinh Thánh rồi mới viết nổi đoạn này.[80]

Sự kiện ông Lê Hữu Mục cho rằng “trước khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đọc Thánh Kinh… do đó tác phẩm Truyện Kiều cũng có vết tích Thiên Chúa Giáo.”, hay “khẳng định rằng "Phải công nhận Nguyễn Du đã phải đọc Kinh Thánh rồi mới viết nổi đoạn này." chứng tỏ rằng ông cừu non này không biết gì về chủ trương của Giáo Hội La Mã triệt để thi hành chính sách ngu dân trong đó có chuyện nghiêm cấm, không cho phép tín đồ được đọc kinh thánh và cũng không được phép đọc tất cả các sách mà Giáo Hội đã ra lệnh cấm, không cho đọc. Sự kiện này được học giả Hellen Ellerbe ghi lại trong cuốn The Dark Side Of Christian History với nguyên văn như sau:

Giáo Hoàng Gregory I (590-604) cũng lên án việc giáo dục cho tất cả mọi nguời như là một việc làm độc hại và điên rồ, ngoại trừ đối với giới tu sĩ. Ông cấm giáo dân, không được đọc Kinh Thánh. Ông ra lệnh đốt thư viện Apollo ở Palestine “vì sợ rằng văn chương thế tục sẽ làm sao lãng việc suy ngẫm về thiên đường.” Nguyên văn: “Gregory the Great (590-604) also condemned education for all but the clergy as folly and wickness. He forbade laymen to read even Bible. He had the library of Palestine Apollo burned “lest its secular literature distract the faithful from the contemplation of hevean.”) [81]

Việc Giáo Hội La Mã cấm tín đồ đọc Kinh Thánh cũng được Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ ghi nhận như sau:

"Tôi mới đầu không hiểu tại sao Giáo hội cấm không cho giáo dân có Kinh Thánh hay đọc Kinh Thánh, nhất là bằng Quốc Ngữ. Dần dà tôi mới thấy sự cấm đoán đó hết sức là hữu lý, vì nếu cứ để cho giáo dân đọc Kinh Thánh, dần dà họ sẽ bới ra được những cái dở của Kinh Thánh, những chỗ dịch sai, dịch bậy của Kinh Thánh, những chỗ thêm, bớt vào Kinh Thánh. Và quả nhiên từ khi Luther dịch Kinh Thánh ra Đức ngữ, dân dà người ta dịch Kinh Thánh nhiều thứ tiếng hoàn cầu rồi đem bán rẻ hoặc đem tặng không cho mọi người đọc. Kết quả là ngày nay người ta đã bới móc ra rằng Kinh Thánh có nhiều đoạn mâu thuẫn nhau; năm quyển Cựu Ước đầu tiên không phải do Maisen viết mà do nhiều người viết về sau này; Jeremiah, Daniel cũng do nhiều người viết ở nhiều thế kỷ khác nhau; Thánh thư cho giáo đoàn Hebrews, Thánh thư Thessalonians II, Thánh thư Peter II không phải do Paul và Peter viết ra. Thực là điên cái đầu...

Từ khỏang thế kỷ XI trở về sau, Giáo Hội bắt đầu kiểm soát tư tưởng, hành vi của con chiên bổn đạo, kiểm soát sự ấn loát, lưu hành, tàng trữ sách vở trong nước; lập các Tòa Hình Án để khủng bố tín đồ, miễn sao giữ được sự vâng phục hoàn toàn bên ngoài. Các Tòa Hình Án (Inquistions) được Giáo Hoàng Gregory IX (1227-1241) và Công Đồng Toulouse năm 1229 thiết lập. Nó có mục đích sưu tra và tiêu diệt hoặc trừng phạt những tín đồ Công Giáo có những tư tưởng phản lại với giáo quyền và được duy trì trong nhiều thế kỷ. Sau này, nhờ sự can thiệp của Napoléon Đại Đế, Tòa Hình Án đã bị dẹp bỏ vào năm 1810, nhưng đến năm 1814, lại được tái thiết lạp ở Tây Ban Nha.” [82]

Cho đến ngay nay, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng, chủ trương này vẫn không thay đổi. Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi nhận thực trạng này ở Việt Nam vào giữa thế kỷ 20 với nguyên văn như sau:

“Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khỏi liên hệ với đồng bào, thúc đẩy họ từ khước, tẩy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội phê chuẩn, chẳng hạn như Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc các tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Các sách của Voltaire, Montesquieu, khỏi nói tới Các Mác, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng La Tinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể rờ tới)".[83].

Những bản văn sử trên đây cho chúng ta thấy:

A.- Cho mãi tới giữa thế kỷ 20, ngay cả giáo dân Việt Nam cũng không được phép đọc kinh thánh, thì làm sao cụ Nguyễn Du (1765-1820) sống vào cuối thế kỷ 18 và đầu của thế kỷ 19 có thể được đọc kinh thánh Ki-tô? Sự kiện này chứng tỏ ông Lê Hữu Mục đã hồ đồ, viết càn, viết láo, viết ẩu khi cho rằng “trước khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đọc kinh thánh.”

B.- Chính Lê Hữu Mục cũng chưa đọc hết kinh thánh mà chỉ được đọc sách giáo lý (catechism) hay nghe các nhà truyền giáo thuyết giảng. Những đoạn văn trong các sách giáo lý được trích hay lấy ra từ trong kinh thánh và đã được sửa lại cho thích hợp với sách lược truyền giáo của Giáo Hội La Mã. Vì thế, tín đồ Da-tô chỉ được nghe những đoạn văn trong sách giáo lý có lợi cho giáo hội do các ông truyền giáo rao giảng. Tình trạng này đã làm cho tín đồ Ki-tô lầm tưởng rằng những lời lẽ trong kinh thánh Ki-tô đều tốt đẹp như những lời rao giảng của các ông truyền giáo. Sự thực, những lời dạy và những câu chuyện trong kinh thánh nếu không phải là siêu hoang đường hay loạn luân, dâm loạn, phi luân, gian tham, tàn ngược và cực kỳ man rợ, thì cũng là những lời dạy hay lệnh truyền cực kỳ ghê tởm. Ta có thể nói, những người có nhân tính, có lương tâm và có lý trí , nếu đã đọc kinh thái thì đều cho nó là một thứ quái thai, không thể nào chập nhận được. Xin quý vị trở lại đọc hết Phần A trong Chương 12, thì sẽ thấy kinh thánh Ki-tô quả thực là một thứ quái thai 100%.

Nếu có cơ hội đọc những bản văn có những lời dạy ghê tởm này ở trong kinh thánh Ki-tô, chắc chắn là cụ Nguyễn Du phải bịt mũi mà viết rằng:

Ngán cho cái mũi vô duyên,

Thánh kinh Công Giáo, con thuyền Nghệ An! (Nhại thơ của cụ Cao Bá Quát).

Nếu ông Lê Hữu Mục đọc hết kinh thánh, tất nhiên là ông ta phải biết rõ trong đó có những lời dạy cực kỳ ghê tởm trên đây. Biết như vậy, liệu ông Lê Hữu Mục có dám cho rằng:

Trước khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đọc Thánh Kinh và trong tư tưởng của Nguyễn Du không hẳn chỉ tìm thấy vết tích của Phật, Lão, Nho mà còn cả Thiên Chúa Giáo nữa.” hay không?

Qua phần trình bày trên đây, chúng ta có thể khẳng định rằng:

a.- Ông Lê Hữu Mục chưa bao giờ đọc hết kinh thánh Ki-tô và chỉ hiểu nó theo các ông truyền giáo nói láo với tín đồ Da-tô mà thôi.

b.- Ông Lê Hữu Mục đã viết láo, viết ẩu, viết bừa bãi, khinh thường độc giả. Trường hợp này chúng ta có thể cho rằng vì thấy danh tiếng của cụ Nguyễn Du lớn quá, cho nên ông cừu non này mới vơ vào theo cái bản chất nhập nhằng “thấy người sang bắt quàng làm họ” của nền đạo lý Da-tô đã truyền dạy cho ông. Cái truyền thống nhập nhằng và vơ vào này đã được Giáo Hội La Mã sử dụng từ thế kỷ 17 hay trước đó, khi nói rằng “văn minh Tây Phuơng” là “văn minh Ki-tô Giáo”, trong khi đó thì Ki-tô giáo cấm đoán những việc nghiên cứu và phát triển khoa học. Bằng chứng là (1) việc Giáo Hội trừng phạt và cấm nhà bác học Galileo Galilei (1564-1642) không được công bố công trình nghiên cứu chứng minh rằng trái đất có hình cầu, tự xoay quanh và di chuyển chung quanh mặt trời theo một quỹ đạo hình bầu dục với một chu kỳ là 365 và 6 giờ, và (2) những hành động Giáo Hội liên tục chống đối việc cho phổ biến thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1883) cho đến ngày nay. Ấy là chưa nói đến việc Giáo Hội La Mã đã hủy diệt hết tất cả các công trình văn minh và văn hóa không phải là văn minh và văn hóa Ki-tô giáo. Vấn đề này đã được người viết đã trình bày khá đầy đủ ở trong Chương 8, (Mục III, Phần I) trong bộ sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

c.- Trong trường hợp ông Lê Hữu Mục đã đọc hết Kinh Thánh mà ông vẫn viết bậy, viết láo như trên, chúng ta cần phải xét lại trình độ thông minh (IQ) và lương tâm của ông cừu non này. Từ đó, chúng ta suy ra trình độ thông minh và lương tâm của ông ta và những người đồng đạo của ông ta được các chính quyền đạo phiệt Da-tô (tức là Giáo Hội La Mã) đưa vào nắm giữ những chức vụ chỉ huy và giảng dạy tại các trường tiểu, trung và đại học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

Theo kinh nghiệm của người viết, trong giới cừu non (con chiên) người Việt được gọi là trí thức, không phải chỉ có ông Giáo-sư Lê Hữu Mục đã không đọc kinh thánh mà dám ngang nhiên nói ẩu, nói láo như trên, mà còn có nhiều người ông trí thức đồng đạo của ông ta cũng không đọc hết kinh thánh và cũng ngang nhiên nói ẩu, nói láo như ông trí thức nửa mùa họ Lê này. Trong số những người này, có những người tên tuổi như Bác-sĩ Nguyễn Thị Thanh, Tiến Sĩ Nguyễn Học Tập, Tiến-sĩ Trần An Bài, Tiến-sĩ Nguyễn Phúc Liên, cựu luật sư Nguyễn Văn Chức. Dưới đây là nguyên văn ông cựu luật sư cừu non Nguyễn Văn Chức nói láo và nói ẩu trong bài nói chuyện đọc tại Đại Hội về Tuổi Trẻ và Thời Đại” tại Denver [Colorado, Mỹ] ngày 13/8/93 được sách Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II ghi nhận với nguyên văn như sau:

“… - bổn phận của chúng ta, người công giáo tỵ nạn, đối với Giáo Hội và quê hương…… . Vì vậy, nếu trong công cuộc loại trừ bạo quyền cộng sản, tôn giáo tại Việt Nam là động lực vận hành và thúc đẩy, thì trong công cuộc phục hưng con người sau khi xóa bỏ chế độ cộng sản, tôn giáo tại Việt Nam sẽ là nhân tố chủ đạo, chỉ đạo và quyết định. Riêng về phía Thiên Chúa Giáo, quyển Kinh Thánh sẽ là cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam.” [84]

Như đã trình bày ở trên, toàn bộ kinh thánh Ki-tô đầy những chuyện láo khoét nặng tính cách khoe khoang khoác lác với thâm ý lòe bịp người đời cùng những chuyện bạo ngược dựa vào quyền lực để áp bức những kẻ lép vế thế cô, đầy những chuyện loạn dâm lọan, luân và phi luân. Ấy thế mà ông trí thức cừu non Nguyễn Văn Chức bảo rằng phải dùng nó làm “cẩm nang trong sứ mạng phục hưng con người và đạo lý tại Việt Nam”. Cũng may là nó chưa bao giờ được sử dụng như ý muốn của cừu non trí thức nửa mùa này, mà chỉ mới được sử dụng làm cẩm nang cho các ông tu sĩ và cừu non người Việt. Cũng vì thế mà nhóm tu sĩ và cừu non người Việt mới trở thành hạng người mà nhà báo Long Ân đã ghi nhận là hạng người súc sinh. Xin xem chú thích số 73 (Chương 12) ở trên.

Ông Tiến-sĩ Nguyễn Học Tập cũng không khá hơn hai ông trí thức nửa mùa Lê Hữu Mục và Nguyễn Văn Chức. Muốn biết trình độ hiểu biết về kinh thánh của ông tiến sĩ cừu non này như thế nào, độc giả hãy vào đọc Phần IV có tựa đề là “Về Bài Viết Giáo Hội Công Giáo Roma Của TS Nguyễn Học Tập” trong cuốn Họ và Chúng Ta của người viết. Cuốn sách này có thể đọc online trên sachhiem.net.

Bà Bác-sĩ Nguyễn Thị Thanh và tất cả giới trí thức cừu non người Việt còn trung thành với Giáo Hội La Mã còn tệ hơn ba ông Lê Hữu Mục, Nguyễn Văn Chức và Nguyễn Học Tập trên đây. Quý vị nào muốn kiểm nghiệm vấn đề này, xin cứ tìm cách tiếp xúc với họ, nhân đó nêu lên những câu chuyên hay bài viết trong kinh thánh để dọ ý họ, rồi lắng tai nghe họ nói và sẽ thấy rõ trình độ hiểu biết của họ về kinh thánh như thế nào.

II.- Lê Hữu Mục ca ngợi tên linh mục phản quốc Trần Lục:

Trên đây là nói về vấn đề ông Lê Hữu Mục viết sai, viết bậy, viết càn, viết láo, bịa đặt ra chuyện “trước khi viết Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đọc Kinh Thánh… “ Dưới đây, chúng tôi xin nói về ông tríc thức cừu non nửa mùa này dốt nát về lịch sử, nhưng lại lanh chanh nhẩy rào vào lãnh vực viết sử để làm cái việc chạy tội cho tên Linh-mục Việt gian Trần Lục.

Tội ác phản quốc của tên Linh-mục Việt gian này có thể nói là trùng trùng như rặng núi Hoàng Liên Sơn và đã được các nhà viết sử có học vị và có uy tín ghi lại rõ ràng trong các tác phẩm của họ. Riêng về tội ác đem giáo dân Phát Diệm đi trợ giúp Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican tấn công lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền chỉ huy của cụ Đinh Công Tráng tại chiến lũy Ba Đình đã được Linh-mục Trần Tam Tỉnh (tiến sĩ ngành sử học, hiện đang giảng dạy môn sử tại một trường đại học ở Canada), ghi lại trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi gươm với nguyên văn như sau:

"Cho tới ngày chết, 25-4-1892, Giám-mục Puginier chẳng bỏ qua bữa nào để củng cố thêm vị trí nước Pháp tại xứ sở con nuôi này của ông. Người ta đang giữ được hàng chục điệp văn và bản tin tình báo mang chữ ký của ông trong văn khố của Bộ Thuộc Địa. Và một phần nhờ ở các bản tin đó mà quân Pháp đã có thể đập tan cuộc kháng chiến vũ trang của người Việt Nam. Cuộc kháng cự hùng mạnh nhất đã xẩy ra tại Ba Đình, Thanh Hóa, dưới sự chỉ huy của Đinh Công Tráng. Bề ngoài, đó là một loại làng được biến thành căn cứ, được lũy tre bảo vệ, có thành, có đường hầm và hệ thống giao thông hào được bố trí rất thông minh. Tinh thần các chiến sĩ lúc đó rất cao. Nhằm "bình định" cứ điểm này, quân Pháp đã gửi tới một lực lượng gồm 2250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Metzinger. Cuộc tấn công ngày 16-12-1886 bị đầy lui. Quân Pháp phải tổ chức bao vây để tìm hiểu chiến thuật mới. May cho chúng, vì có một sĩ quan trẻ, đại úy Joffre (sau này là thống chế Pháp trong Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất) nghĩ tới việc nhờ Linh-mục Trần Lục, quản xứ Phát Diệm và là Phó Vương, tiếp trợ cho cuộc bình định các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Ông linh mục này đã nhận phép lành của Giám-mục Puginier, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp với 5 ngàn giáo dân. Ba Đình đã thất thủ." [85]

Tội ác phản quốc của Linh-mục Trần Lục chống lại đất nước và dân tộc ta cũng được sử gia Vũ Ngự Chiêu ghi nhận trong sách Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1884-1945 - Tập II với nguyên văn như sau:

Tại miền Bắc, Linh-mục Trần Lục (Xuân Triêm) - được cơ quan ngôn luận của Hội Truyền Giáo mô tả như một “courtisan” (người thân tín, kẻ xu nịnh) của Puginier – không những đã bảo vệ được họ đạo Kim Sơn (Ninh Bình) mà còn cho tăng cường lực lượng “thập tự quân” tiếp tay bất cứ cuộc hành quân nào của Pháp vào các tỉnh lân cận, đặc biệt là Thanh Hóa. Một trong những công lớn của Trần Lục với chính phủ Bảo Hộ là chiến thắng Ba Đình. Ngoài ra, Trần Lục cũng cung cấp cho Pháp hàng ngàn cu-li, mật báo viên, lính tập, và viên chức hành chính. Trần Lục uy quyền đến độ được đi đứng tự nhiên trước mặt Kinh Lược, và được Pháp trao tặng cả Bắc Đẩu Bội Tinh.” [86]

Ảnh và lời của một bạn trên Facebook gửi ra.

Nhà thơ Minh Thúy viết về tội ác này của tên quạ đen Việt gian trên đây bằng mấy dòng thơ dưới đây:

Ngày Hai Mươi tháng một năm Đinh Sửu (20/1/1887)

Linh Mục Trần Lục mang quân hàm Trung Tá

Dẫn theo hơn 5 ngàn quân Bùi Chu- Phát Diệm

Vác Thánh Giá, Oh-la- la cùng người Phú Lang Sa

Ngược sông Lèn, bao vây Ba Đình (2)

Cướp giết, đốt phá, hành hình người Khởi nghĩa

Và y được tặng mề đay…” [87]

Người viết không biết ông Lê Hữu Mục có căn bản sử học ở vào mức độ nào mà lại hăm hở nhẩy bổ vào bộ môn văn học này để viết bài viết “Cụ Sáu Đối Diện Với Văn Thân” in trong cuốn Trần Lục (Montreal, Canada: LM Nguyễn Gia Đệ, 1996), với chủ tâm lấp liếm và chạy tội cho tên Linh-mục Việt gian này về những hành động phản quốc rành rành đã được sách sử ghi lại như đã nói ở trên. Dưới đây là nguyên văn lời lẽ và cung cách của ông Lê Hữu Mục viết:

Linh-mục Trần Công Hoán, tác giả tiểu sử cụ Trần Lục, linh mục Nam tước Phát-diệm, tái bản tại Hoa Kì, 1991, còn cho biết thêm: “Toàn quyền Pháp ở Hà Nội nhờ cụ Sáu dẹp hộ (vụ Ba Đình) song ngài kiếu hẳn” (Sđd., tr. 83). Đại Úy Joffre, sau này là thống chế, đến Phát Diệm xin thêm ít cu-li và mấy chiếc thuyền. Cụ Sáu nói: “Người sẵn và thuyền sẵn, muốn lấy, tôi yêu cầu phải trả công cho họ”. (Nt, tr. 8). Như vậy đúng như lịch sử Việt Nam đã ghi, không có chuyện Cụ Sáu cộng tác với người Pháp để dẹp vụ Ba Đình, cũng không có lính Công Giáo trong quân đội Pháp đi dẹp nghĩa quân Ba Đình. Những điều ấy chỉ có trong cuốn Ba Đình truyện kí, Hà Nội, 1945, do nhà văn Phan Trần Chúc tưởng tượng ra.” [88]

Đọc qua bản văn của ông Lê Hữu Mục viết trên đây, chúng ta thấy rằng:

1.- Linh-mục Trần Công Hoán nói rằng, “Linh-mục Trần Lục đã có sẵn thuyền và người, nếu người Pháp muốn sử dụng thì phải trả công”, tức là Pháp phải trả tiền thuê hay mướn. Trong khi đó, căn cứ vào bản văn sử trích dẫn từ trong sách Thập Giá và Lưỡi Gươm ở trên, chúng ta tác giả Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi nhận rõ ràng rằng Linh-mục Trần Lục dẫn 5 ngàn giáo dân tiếp viện cho đạo quân Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tấn công và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền chỉ huy của nhà ái quốc Đinh Công Tráng tại chiến lũy Ba Đình. Như vậy ta có kết luận rằng Linh-mục Trần Lục đã nhận một số tiền (không biết là bao nhiêu gọi làthuê muớn) để dẫn 5 ngàn lính đạo đến tiếp viện cho quân giặc trong chiến dịch đánh phá chiến lũy Ba Đình của nhân dân ta.

2.- Câu văn “Cụ Sáu nói: “Người sẵn và thuyền sẵn, muốn lấy, tôi yêu cầu phải trả công cho họ” chứng tỏ rằng Linh-mục Trần Công Hoán xác nhận rằng đám lính đạo Phát Diệm của Linh-mục Trần Lục là đạo quân đánh thuê cho Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican.

3.- Câu văn “Như vậy đúng như lịch sử Việt Nam đã ghi, không có chuyện Cụ Sáu cộng tác với người Pháp để dẹp vụ Ba Đình, cũng không có lính Công Giáo trong quân đội Pháp đi dẹp nghĩa quân Ba Đình.” lời kết luận của Lê Hữu Mục.

4.- Ông Lê Hữu Mục dùng câu văn (trong số 2) của Linh-mục Trần Công Hoán để dẫn chứng rồi kết luận bằng câu văn (trong số 3) với chủ tâm chứng minh rằng ông Linh-mục Trần Lục “không cộng tác với người Pháp để dẹp vụ Ba Đình”.

Như vậy có nghĩa là ông Lê Hữu Mục muốn minh định rằng đạo quân thập tự Phát Diệm dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Trần Lục không phải là đạo quân cộng tác với Liên Minh Xâm Lăng Pháp – Vatican trong chiến dịch tiêu diệt lực lượng kháng chiến của nhân dân ta dưới quyền chỉ huy của cụ Đinh Công Tráng tại Chiến Lũy Ba Đình, mà chỉ là một đạo quân đánh thuê cho liên minh giặc này thôi.

Không biết ông Giáo-sư Lê Hữu Mục và những người đồng đạo của ông có biết rằng đối với lịch sử và dân tộc Việt Nam, tất cả người Việt Nam đứng về phía Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican chiến đấu chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam dù là công tác hay đánh thuê cũng đều là Việt gian cả. Thực tế là như vậy, nhưng NẾU gọi là “cộng tác” là có ý muốn nâng mình lên hàng bạn bè đồng đẳng hay đồng minh với Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp - Vatican. NẾU gọi là “đánh thuê” là có ý muốn nói bị người Pháp và Vatican coi như là một thứ đầy tớ.

Trong thực tế, dưới con mắt của người Pháp, những người Việt Nam nhẩy ra làm tay sai (cộng tác hay đánh thuê) cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đều bị coi như là những hạng người đầy tớ của chúng và bị chúng khinh miệt như là hạng người lưu manh, đầu trộm đuôi cướp, du thuỷ du thực. Đoạn văn sử dưới đây là bằng chứng cho sự kiện này:

"Chúng tôi chỉ có với mình", Đô Đốc Rieunier sau này nói, "những giáo dân và bọn du thủ du thực". "Bọn lang bạt bị trục xuất khỏi làng vì đói rét hoặc vì tội phạm," Đại Tá Bernard viết, xô về đây với cái lưng mềm dễ uốn, họ tham sống sợ chết; họ hoàn toàn hững hờ với cuộc đấu tranh của dân tộc mình, sẵn sàng phụng sự bất cứ những ông chủ nào… Người ta sẽ tuyển dụng trong số họ tất cả nhân viên hành chính cần thiết cho nhà nước, hoặc những người giúp việc gia đình: làm đầy tớ, làm khuân vác, làm người chạy giấy và cả những tên phiên dịch, hoặc những người ghi chép được đào tạo thô sơ qua các nhà trường của Hội Truyền Giáo. Chính là qua sự tiếp xúc với những kẻ khốn nạn này mà bọn thực dân và công chức, vừa mới đổ bộ lên, làm quen với dân tộc Việt Nam …"[89]

Xin nói cho ông giáo sư chữ nghĩa lỏng Lê Hữu Mục biết rằng những đạo quân Lê Dương, Bắc Phi, Trung Phi và những đạo quân người Việt Nam chiến đấu trong hàng ngũ Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican tại Đông Dương trong những năm 1945-1954 đều là những lính đánh thuê cả. Tất cả những người lính trong các đạo quân đánh thuê này chỉ chiến đấu cho Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican với điều kiện họ được trả tiền hàng tháng, giống y hệt như đám lính và dân công Phát Diệm dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Trần Lục trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt căn cứ kháng chiến của nhân dân Việt Nam tại Chiến Lũy Ba Đình ở Thanh Hóa vào những năm 1894-1895.

Thực ra, khi trích dẫn câu văn của Linh-mục Trần Công Hoán và viết câu văn kết luận trên đây, trong thâm tâm, ông Giáo-sư văn nô Lê Hữu Mục có gian ý xuyên tạc lịch sử, nhưng lại vô tình để lộ ra sự thiếu thông minh của ông ta. Gian ý ở chỗ ông ta sử dụng mệnh đề “Như vậy đúng như lịch sử Việt Nam đã ghi” với ý đồ lươn lẹo bảo rằng đoạn văn sử của Linh-mục Trần Công Hoán viết trên đây là “sử Việt Nam”. Thiếu thông minh ở chỗ ông Lê Hữu Mục dựa vào lời viết của ông Linh-mục Trần Công Hóan để bảo rằng “lịch sử Việt Nam đã ghi, không có chuyện Cụ Sáu cộng tác với người Pháp để dẹp vụ Ba Đình, cũng không có lính Công Giáo trong quân đội Pháp đi dẹp nghĩa quân Ba Đình.”

Chủ tâm của ông Lê Hữu Mục là muốn chạy tội Việt gian bán nước cho tên quạ đen Trần Lục, nhưng vì không có khả năng sử dụng lý trí để lý luận, cho nên ông ta đã làm cho ý nghĩa toàn bộ đoạn văn này chứng tỏ rằng đạo quân linh đạo Phát Diệm dưới quyền chỉ huy của Linh-mục Trần Lục là đạo quân đánh thuê cho Liên Minh Xâm Lăng Pháp - Vatican. Như vậy, rõ ràng là ông Lê Hữu Mục không chứng minh được gì cả. Kết quả của việc chứng minh này hoàn toàn đi ngược lại với ý định của ông ta. Đặc biệt là câu văn “cũng không có lính Công Giáo trong quân đội Pháp đi dẹp nghĩa quân Ba Đình” thì càng chứng tỏ ông  Lê Hữu Mục viết bậy, viết ẩu, viết láo, cãi cuội để chạy tội phản quốc cho quạ đen Trần Lục dẫn 5 ngàn lính đạo đi tiếp việc cho giặc trong chiến dịch tấn công và tiêu diệt lực lượng nghĩa quân của nhân dân Việt Nam tại căn cứ Ba Đình.

Không biết ông  Lê Hữu Mục có biết rằng tất cả các chiến sĩ trong các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân Việt Nam từ đầu thập niên 1860 dưới quyền chỉ huy của các cụ Trương Công Định (1860-1864), Võ Duy Dương (1861-1865), Nguyễn Trung Trực (1861-1868), Nguyễn Hữu Huân (1863), Mai Xuân Thưởng (1885-1887), Phan Đình Phùng (1885-1895), Nguyễn Thiện Thuật (1844-1926), Hoàng Hoa Thám (1885-1913), Trịnh Văn Cấn (? – 1918) và Lương Ngọc Quyến (1885 - 1917 ), Nguyễn Thái Học và Quốc Dân Đảng (1927-1930), v.v… cho đến thời Cụ Hồ Chí Minh trong công cuộc tranh đấu Giải Phóng Dân Tộc (1945-1954) và Thống Nhất Đất Nước (1960-1975)... đều là những người tình nguyện quyết tâm liều thân chiến đấu cho quyền lợi tối thượng của đất nước và dân tộc mà không hề đòi được trả tiền hay trả lương gì cả. Họ chỉ đuợc nuôi ăn và phát quần áo cho đủ mặc mà thôi.

Người viết không biết ông Giáo-sư  Lê Hữu Mục có nhận ra sự khác biệt giữa một bên là những người linh đánh thuê trong đạo quân thập tự dưới quyền chỉ huy của ông Linh-mục Trần Lục cũng như các đạo quân lính thập tự Việt Nam khác trong thời Kháng Chiến 1945-1954 và một bên là những chiến sĩ trong các lực lượng nghĩa quân kháng chiến trên đây của nhân dân Việt Nam hay không?

Phần trình bày trong tiết mục nói về con chiên ngoan họ Chu và ông giáo sư con chiên Lê Hữu Mục cho chúng ta thấy rõ hai người này dù là được những người đồng đạo của họ gọi họ là trí thức, nhưng kiến thức tổng quát của họ thực sự là không bằng kiến thức tổng quát của một em học sinh mới học xong lớp 9 bậc trung học ở các quốc gia thi hành chính sách giáo dục tư do và khai phóng. Hầu như tất cả mọi cừu non ngoan đạo người Việt của Vatican đều dốt đặc cán mai về lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới. Riêng về lịch sử Giáo Hội La Mã họ lại càng mù tịt không biết gì cả. Nguyên do là vì muốn đào tạo thanh thiếu niên “theo tinh thần công giáo” bằng chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để đưa họ vào khuôn phép “sống theo lương tâm công giáo”, cho nên các quốc gia dưới quyền kiểm soát của Vatican, môn quốc sử, sử thế giới đều không được phép đưa vào trong chương trình học ở các trường tiểu, trung và đại học, và các sách sử về Giáo Hội La Mã phải bị kiểm soát gắt gao hơn nữa. Vì thế mà ta có thể nói rằng “tất cả những cừu non ngoan đạo và sống theo lương tâm công giáo đều dốt nát về lịch sử Việt Nam, dốt nát về lịch sử thế giới và dốt nát cả về lịch sử Giáo Hội La Mã.” Trường hợp hai ông trí thức  Lê Hữu Mục và Chu Tất Tiến là bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này.

Tất cả các ông trí thức cùu non ngoan đạo người Việt khác cũng không khá hơn hai ông con chiên trí thức này là bao nhiêu, nhưng kỹ thuật diễn dịch lươn lẹo các sự kiện lịch sử để lấp liếm tội ác chống lại nhân loại và dân tộc Việt Nam cúa Giáo Hội La Mã và những người đồng đạo của họ, thì họ có thể khá hay siêu việt hơn hai ông này rất nhiều. Đọc các tác phẩm hay các bài viết của các ông con chỉên đuợc tạm gọi là trí thức (trí thức nửa mùa vì kiến thức tổng quát ở vào tình trạng bất quân mình, không bằng một em học sinh lớp 9 tại Hoa Kỳ) như các ông Nguyễn Văn Chức, Nguyền Cần (có bút hiệu là Lữ Giang và Túa Gàn), Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Vy Khanh, Nguyễn Khánh, Cao Thế Dung, Tiến-sĩ Nguyễn Học Tập, Tiến-sĩ Nguyễn Phúc Liên, Tiến-sĩ Trần An Bài, v.v… Mấyi câu văn của ông Tiến-sĩi Trần An Bài dưới đây cho chúng ta thấy rõ tài nghệ của họ về vấn đề này:

“Có người giải thích rằng: Mọi việc của Giáo Hội đã có Chúa Thánh Thần soi đường chỉ lối. Các Đấng cầm quyền trong Giáo Hội đều nhận ơn Chúa Thánh Thần cách đặc biệt. Hãy cứ vâng lời và tuân phục, vì Chúa đã chọn các ngài thì Chúa dẫn đường cho các ngài. Đặt vấn đề này ra làm chi?

Tôi cho rằng luận cứ này là mê tín, phản đạo, xúc phạm tới Chúa Thánh Thần. Mọi tín hữu, dù ở phẩm trật nào trong Giáo Hội, kể cả giáo dân, đều lãnh nhận MỘT BÍ TÍCH THÊM SỨC, MỘT ƠN CHÚA THÁNH THẦN NHƯ NHAU. Chúa Thánh Thần soi sáng cho hết mọi thành phần dân Chúa, trong đó có cả thành phần chiếm đại đa số là giáo dân. Đừng ai tưởng nhầm là chỉ có các chức sắc Giáo Hội mới có ơn Chúa Thánh Thần. Chính nhờ Chúa Thánh Thần soi sáng, tăng sức mạnh, mà các nạn nhân tình dục của một số giáo sĩ mới có can đảm đứng lên tố cáo, trong lúc vẫn có những chức sắc cao cấp trong GH lại cố tình bao che. Hành động bao che tội ác này mà lại dám biện minh rằng có Chúa Thánh Thần hướng dẫn thì quả là phạm Thánh, là xúc phạm tới Chúa Thánh Thần, là gán cho Thiên Chúa đồng hành với tội ác. Chính nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động nơi các giáo dân mà những mụn ghẻ (tức những giáo sĩ dâm ô) bị trừ khử khỏi Giáo Hội và làm cho bộ mặt Giáo Hội được xinh đẹp trở lại. Chính nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động nơi các giáo dân mà hình ảnh đẹp của các tu sĩ thanh sạch được rạng ngời, chiếu sáng. Chính nhờ ơn Chúa Thánh Thần tác động nơi các nạn nhân của những vụ ấu dâm mà họ vẫn còn vững vàng tin yêu Giáo Hội và trung thành giữ đạo Thánh Chúa. Như vậy, Chúa Thánh Thần tác động ở khắp mọi thành phần dân Chúa, không nhất thiết phải là ở các chức sắc cao cấp trong Giáo Hội.” [90]

CHƯƠNG 15

MỘT SỐ BẰNG CHỨNG HIỂN NHIÊN VỀ CHUYỆN ĐẠO VĂN VÀ NÓI LÁO TRONG ĐẠO KI TÔ

Trở lại chuyện nội dung giống nhau giữa hai câu nói “Tiên trách kỷ hậu trách nhân” của Đức Khổng Tử và câu nói “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…” trong đạo Ki-tô, chúng ta thấy, câu nói “Tiên trách Kỷ, hậu trách nhân” ra đời trước, và câu nói “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…” ra đời sau. Thông thường, ai cũng hiểu rằng người sau bắt chước người trước. Như vậy, phải chăng Giáo Hội La Mã đã “đạo” (ăn cắp) câu nói này của Đức Khổng Tử rồi sửa lại thành câu nói “lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng…” và cho lồng câu nói này vào trong những lời giảng tại các nhà thờ? Dù sao đây cũng chỉ mới là nghi vấn!

Nếu chỉ có một trường hợp độc nhất trên đây, thì chúng ta có thể cho là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Nếu đúng như vậy, đám văn nô cừu non người Việt có thể lấy đó làm cơ sở để lên mặt hiêu hiêu tự đắc cho rằng “đó chẳng qua là chí lớn gặp nhau (Les grands esprits se rencontrent) mà thôi. Thế nhưng, chuyện này không phải chỉ dừng lại ở đó. Người Việt Nam ta thường nói “ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt.” Cái thói quen “đạo” (ăn cắp) của người ta về làm của mình trong Giáo Hội La Mã đã xẩy ra quá nhiều lần. Sự kiện này khiến cho người viết phải đặt vấn đề và ghi lại mấy chuyện mới xẩy ra gần đây nhất để độc giả suy nghiệm về cái thói quen “đạo” (ăn cắp) tư tưởng của thiên hạ về làm cho cái gia tài văn hóa của “Hội Thành duy nhất thánh thiện và tông truyền” của họ ngày càng trở nên đồ sộ hơn. Dưới đây là một vài chuyện trong cái rừng chuyện đạo văn của cái “đạo bịp” này:

Chuyện thứ nhất: Chuyện này được tác giả Lý Thái gọi là “Ăn cắp cả cái sắc không của nhà Phật” và nói rõ như sau:

Lại một vụ ăn cắp trắng trợn triết lý Á Đông nữa! Câu triết lý của đạo Phật sau đây đã bị L.M. Phan văn Lợi đóng dấu làm của riêng:

"Cuộc đời sắc sắc, không không

Trăm năm còn lại tấm lòng Từ Bi".

ông Chu Tất Tiến viết ở cuối thư bên dưới và ghi tên tác giả là (Linh Mục Phan văn Lợi).

Đạo Chúa không bao giờ có khái niệm "sắc không" như thế. Đạo Chúa không có chỗ nào sắc không, và cũng không dùng chữ Từ Bi.

- Làm gì có chuyện "từ bi" cho được khi người đạo Chúa luôn luôn ở đầu môi: "Chúa thưởng, Chúa phạt"

- Làm sao có chuyện "sắc không" cho được khi biết bao nhiêu lần Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt vận động giáo dân ra "cầu nguyện" phá sập cổng Tòa Khâm Sứ, bao nhiêu con chiên đập tường "cầu nguyện" đòi đất ở Thái Hà để đòi đất của Giáo Hội La Mã, và gần cả mấy trăm ngàn bổn đạo xuống đường "cầu nguyện đòi" cho được đất của Giáo Hội LM ở Tam Tòa?

- Làm sao có chuyện "sắc không" cho được khi Chúa đã mất công dựng nên mọi thứ trên đời, mất công nặn đất sét ra ông tổ loài người? Công việc lớn lao như thế mà để cho ông l.m. Nguyễn văn Lợi cho rằng chuyện "sắc không" sao được?

- Làm sao có chuyện "sắc không" cho được khi Chúa phải lo xuống trần cứu chuộc người để khỏi bị Chúa Cha phạt? Việc quan trọng như thế mà để cho ông L.M. Nguyễn văn Lợi cho rằng chuyện sắc không hay sao?

- Làm sao có chuyện "sắc không" cho được khi Chúa xưng là "Vua của các Vua". Chúa đầy quyền bính như thế mà không lo phục vụ cúi lạy Ngài, lại cho rằng chuyện sắc không ư?

...và vân vân ...

Người công giáo luôn luôn đòi, luôn luôn chống, luôn luôn lấn, luôn luôn giành cả vật chất lẫn linh hồn con người, giành khi sống lẫn khi chết (có ai chưa biết về những điều này thì xin đọc các bài khác của các tác giả nghiên cứu trong website sachhiem.net). Đã có nhiều bài viết đã chứng minh với những bằng chứng không thể chạy chối vào đâu, xin miễn lập lại.

Do đó một linh mục nói ra hai câu đó mà không một lời nào minh xác rằng "Đó là triết lý của nhà Phật", "đó không phải là lời Chúa", là cầm nhầm triết lý đạo Phật, tức đạo văn của người khác.

Có quá lời không khi gọi hành động này là việc làm kém đạo đức, và thiếu nhân phẩm?

Lý Thái. [91]

Chuyện thứ hai: Trong bài viết giảng đạo có tựa đề là “Nhân Vô Thập Toàn”, tác giả con chiên Ngô Túy Phượng <tuyphuongngo56@ yahoo.com> dùng câu nói “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” chuyển dịch sang tiếng Việt là “Những gì ngươi không muốn người khác làm, thì ngươi cũng đừng làm điều đó cho người khác.” Bài giảng đạo này được phổ biến trên các diễn đàn điện tử HoiNghi@yahoogroups .com, ChinhLuan@yahoogrou ps.com, ChinhNghiaViet@ yahoogroups. com, VN-Religion@ yahoogroups. com, conggiaovietnam@ gmail.com, DienDanCongGiao@ yahoogroups. Com vào ngày 28/1/2010. Dưới đây là nguyên văn lời con chiên Ngô Túy Phượng viết:

“Nhân Vô Thập Toàn

Theo một cổ truyện của người Hồi Giáo, thì Nasruddin là hiện thân của những người độc thân khó tính. Trong một buổi trà dư tửu hậu, khi được hỏi về lý do tại sao ông không bao giờ lập gia đình, Nasruddin đã giải thích như sau: "Suốt cả tuổi thanh niên, tôi đã dành trọn thời giờ để tìm kiếm người đàn bà hoàn hảo. Tại Cairo, thủ đô của Ai Cập, tôi đã gặp một người đàn bà vừa đẹp vừa thông minh, với đôi mắt đen ngời như hạt oliu. Ðẹp và thông minh, nhưng người đàn bà này không có vẻ dịu hiền chút nào. Tôi đành bỏ Cairo để đi Baghdad, thủ đô Iraq, để may tìm ra người đàn bà lý tưởng tôi hằng mơ ước. Tại đây, tôi đã tìm thấy một người đàn bà hoàn hảo như tôi mong muốn, nghĩa là nàng vừa đẹp, vừa thông minh và cũng có tấm lòng quảng đại nữa. Nhưng chỉ có điều là sao chúng ta không bao giờ có đồng quan điểm với nhau về bât cứ điều gì.

Hết người đàn bà này đến người đàn bà khác: người được điều này, người thiếu điều kia. Tôi tưởng mình sẽ không bao giờ tìm được người đàn bà lý tưởng cho cuộc đời. Thế rồi, một hôm tôi gặp được nàng, người đàn bà cuối cùng trong cuộc tìm kiếm của tôi. Nàng kết hợp tất cả những đức tính mà tôi hằng mong muốn, nghĩa là nàng vừa đẹp, vừa thông minh, vừa quảng đại tử tế. Nàng đúng là người đàn bà hoàn hảo.

Nhưng cuối cùng, tôi đành phải quyết ở độc thân suốt đời. Các bạn có biết tại sao không? Nàng cũng đang đi tìm một người đàn ông hoàn hảo. Và tôi đã được nàng chấm như một người đàn ông còn quá nhiều thiếu sót.

Người đàn ông suốt đời độc thân trong câu chuyện trên đây đã quên một trong những quy luật cơ bản nhất của cuộc sống: đó là luật thích nghi. Thay vì bắt người khác và cuộc sống phải thích nghi với chúng ta, chính chúng ta phải là người thích nghi với người khác và cuộc sống. người đàn ông trong câu chuyện đã tìm được người đàn bà lý tưởng, nhưng chỉ tiếc rằng ông chưa biết trở thành một người đàn ông lý tưởng để có thể ăn đời ở kiếp với người đàn bà ấy.

Tâm lý thông thường của con người là thích đòi hỏi người khác hơn là đòi hỏi chính mình. Chúng ta đòi hỏi người khác phải thế này thế nọ với chúng ta, nhưng chúng ta quên rằng chúng ta chưa làm những gì người khác cũng trông chờ nơi chúng ta.

Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta khuôn vàng thước ngọc để xử sự trong cuộc sống: "Những gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi, thì ngươi cũng đừng làm điều đó cho người khác". Nếu chúng ta không muốn ai đối xử bất công với chúng ta, chúng ta hãy sống công bình. Nếu chúng ta không muốn ai cư xử hẹp hòi ích kỷ với chúng ta, chúng ta hãy sống quảng đại, độ lượng. Nếu chúng ta không muốn người khác cau có với chúng ta, chúng ta hãy luôn mang bộ mặt của tươi vui, phấn khởi đến với người.”

Người viết không biết tác giả con chiên Ngô Túy Phượng vô tình lầm lẫn vì mang căn bệnh “ếch ngồi đáy giếng” cứ tưởng rằng tất cả như lời hay ý đẹp, tư tưởng tuyệt với đều là của Chúa hay đạo Chúa hết nên mới viết như vậy, hay có chủ tâm (biết là lời nói trên đây là của Đức Khổng Tử) mà vẫn viết như vậy. Vấn đề này đã khiến cho ông Tuấn Phan ddpghh@yahoo. com viết bài phản bác và cho phổ biến trên các diễn đàn điện tử "PhoNang" <PhoNang@yahoogroups .com>, ChinhNghiaViet@ yahoogroups. com, thaoluan9@yahoogrou ps.com vào cùng ngày 28/1/2010. Dưới đây là nguyên văn lời ông Tuấn Phan viết:

Câu nói của ai: Chúa Giêsu, Khổng Tử hay của nữ linh mục Phượng Ngô?

Thưa quý vị,

Câu khuyên người đời:"Những gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi, thì ngươi cũng đừng làm điều đó cho người khác" thật chí lý nhưng không rõ của Chúa Giêsu hay của Khổng Tử hoặc của cả hai (tư tưởng lớn gặp nhau). Cũng có thể của bà...linh mục Phượng Ngô không chừng? Khổng Tử sinh ra trước Chúa Giêsu hàng mấy trăm năm, từng viết: Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân".

Nữ linh mụcPhượng Ngô viết:

" Chúa Giêsu đã đề ra cho chúng ta khuôn vàng thước ngọc để xử sự trong cuộc sống: "Những gì ngươi không muốn người khác làm cho ngươi, thì ngươi cũng đừng làm điều đó cho người khác".

Xin nữ linh mục Phượng Ngô xác nhận câu trên (chữ màu xanh) có phải là của Chúa Giêsu được bà trích dẫn?Đồng thời xin ý kiến của quý vị làng Lưới, nhất là Dân Chúa sống trong làng về nguồn gốc của câu nói trên từ bài giảng rất hay dưới đây của bà linh mục Phượng Ngô.

Tuấn Phan

Trên đây là nói về những chuyện “đạo văn”, “đạo tư tưởng” xẩy ra rất thường trong xã hội cừu non người Việt. Bản văn lịch sử dưới đây cho chúng ta thấy căn bệnh “nói láo” là một chứng bệnh thâm căn cố đế và rất phổ quát trong đạo Ki-tô từ giới thượng tầng lãnh đạo xuống tới giới cừu non bạch đinh. Về tình trạng nói láo từ thượng tầng lãnh đạo của Giáo Hội La Mã được sách “The Five Gospels: The Search for the Authentic Words of Jesus. New Translation and Commentary by Robert W. Funk, Roy W. Hoover, and the Jesus Seminar (New York: Macmillan, 1993) ghi nhận như sau:

Tám mươi hai phần trăm những lời nói cho là ông Jesus nói ở trong trong các sách Phúc Âm thực ra không phải ông Jesus nói.” Nguyên văn: "Eighty-two percent of the words ascribed to Jesus in the gospels were not actually spoken by him." [92]

Ông Roy Hoover, một học giả nghiên cứu về Thánh Kinh, đã mạnh dạn tiến sâu vào lãnh vực thần học để tìm ra những điều Jesus thực sự đã nói. Bản đúc kết mà ông và các thành viên khác của Hội Nghị Nghiên Cứu về Jesus đã cùng thỏa thuận làm cho mọi người (đúng hơn là Giáo Hội và các tín đồ của Giáo Hội) sửng sốt: Trong số 1.500 câu châm ngôn, tục ngữ mà Thánh Kinh cho là do Jesus nói thì có tới hơn 82 phần trăm Jesus không hề nói. Ông Hoover, một cựu giáo sư dạy môn tôn giáo tại trường Đại Học Whitman ở Walla Walla, nói: ”Hơn nữa, Jesus thực sự không xưng là thần thánh hay Chúa Cứu Thế”. (The News Tribune, Saturday, August 19, 1994). [93]

Nho giáo có câu dạy đời rằng “Nhất sự bất tín, vạn sự bất khả tín” (Một chuyện làm cho người ta mất tin tưởng thì muôn chuyện khác cũng sẽ bị người ta nghi ngờ.) Với thành tích “đạo” hay “ăn cắp” và nói láo nhiều ghê gớm như đã nói ở trên, thì làm sao nhân dân thế giới lại không có mối ác cảm đối với đạo Ki-tô?

Thực ra, ngoài cái tội danh “đạo” hay “ăn cắp” trên đây, đạo Ki-tô còn có cả hàng rừng tội danh khác nữa. Một trong những tội danh này là giáo hội sử dụng ông thần tưởng tượng Jehovah của đạo Do Thái với tất cả những ác tính ghê tởm nhất đã được nói rõ trong Cựu Ước nơi các sách Deuteronomy (19:21), Exodus (21: 23-25), Dân Số (25:3-5,31:1-54), Leviticus 24:19-20, 26: 1- 43), Phục Luật (6:14, 7:1, 2 và 16, 12: 2-3, 13:6-9. 18: 4 và 20, 20:14-16, 22: 13-21 và 23), Xuất Hành (13:12, 20 11, 22: 20.), làm đối tượng thờ phượng của đạo Ki-tô, rồi Giáo Hội La Mã lại tự nhận là đại diện duy nhất của thằng đại ác quỷ khốn nạn này ở trên trái đất để tác oai tác quái gây nên những rặng núi tội ác chống lại nhân loại trong gần hai ngàn năm qua. Cái tội ác đại diện thằng ác quỷ khốn nạn này là nguồn gốc khiến cho đạo Kitô lao vào vực thẳm tội ác không bao giờ ngoi được lên trên bờ “bến giác”, rồi cứ thế mà toàn thể các thành phần trong cái tôn giáo này nối tiếp nhau từ đời này qua đời khác vướng vào vòng tội ác. Chức vụ, địa vị càng cao, quyền lực càng lớn và nắm quyền càng lâu, thì tội ác càng nặng, càng nhiều và dần dần càng chồng chất cao lên như đỉnh ngọn núi Everest trong rặng Hy Mã Lạp Sơn và trùng trùng như sóng đại dương..

Như đã nói ở trên, tội tiếm danh xưng là đại diện duy nhất của tên ác quỷ khốn nạn Jehovah ở trên trái đất này sinh đẻ ra cả hàng rừng tội danh khác, trong đó có cả những tội “mục hạ vô nhân” cực kỳ hơm hĩnh, hết sức lố bịch, trịch thựợng, vô cùng xấc xược và ngược ngạo, v.v…. Chưa kể những tội ác bạo ngược dã man khác đã gây ra những cái chết thảm thương của trên 250 triệu mạng người (Lloyd M. Graham, Deceptions and Myths of the Bible (New York: Bell Publishing Company, 1979), p. 463.), chỉ nói đến cái cung cách hành xử một cách lố bịch, trịch thượng thiếu giáo dục và man rợ của các thành phần trong đạo Ki-tô cũng đủ làm cho người đời thù ghét cái tôn giáo này rồi. Câu chuyện giai thoại văn chương dưới đây do một người bạn lớn tuổi của người viết kể lại cho chúng tất rõ sự kiện này. Chuyện như sau:

Tuy là một linh mục, Trần Lục có căn bản Hán học khá uyên thâm, dường như đã được chấm đỗ Cử Nhân... Trần Lục được Kinh Lược Sứ Nguyễn Hữu Độ đề bạt cho vua Đồng Khánh làm Khâm Sai Tuyên Phủ Sứ (hư hàm mà thôi). Vì vậy mà bên “Đạo” thời ấy vẫn gọi là Cụ Lớn Khâm. Nhưng đó là chuyện xẩy ra sau ngày triều đình nhà Nguyễn công khai và thật tâm quy đầu người Pháp. Khi Trần Lục được Lãnh-sự Pháp (ở Hà Nội) Kergaradec mời ra làm thông ngôn cho y trong cuộc thương thảo với Tuần Phủ Hà Nội (Hà Nội dĩ nhiên có Tổng Đốc, Tuần Phủ chỉ là một thuộc quan, đặc trách riêng Hà Nội, trong khi quản hạt cố đô của nước ta bao gồm cả mấy tỉnh lân cận). Lúc bấy giờ, Pháp đã thắng thế lắm, nhưng vẫn còn chưa thiết lập nền “bảo hộ” ở Bắc và Trung Kỳ. Cách thức đánh thuế thương chính vẫn còn trong vòng bàn cãi. Lãnh-sự Kergaradec biết rằng người đại diện Triều Đình “An Nam” là người có trình độ học thức vào bậc cao nhất nước và có uy tín lớn với dân chúng cũng như với Hoàng Đế An Nam, cho nên ông ta đã tỏ ra thận trọng tối đa trong việc soạn thảo văn thư trao đổi. Thay vì tin dùng mấy gã thông ngôn được tuyển trạch bừa bãi ở Sàigòn hay ở trong giới thân cận của mấy giáo sĩ, Kegaradec thỉnh cho bằng được một giáo sĩ người Việt [dường như hồi ấy, Trần Lục chưa được thụ phong (linh-mục) vì chỉ mới có 6 chức Thánh cho nên vẫn được gọi là Cụ Sáu, Pháp dịch thành Père Six] ra làm thông ngôn cho mình. Giáo sĩ này nổi tiếng là tay thâm Nho. Cụ Sáu cất công ra đi từ Phát Diệm cũng vì muốn trổ tài để áp đảo vị khoa bảng nổi tiếng đỗ cao nhất nước trong suốt mấy triều nhà Nguyễn.

Sau vài buổi hội đàm mà vẫn chưa đạt được kết quả như thày trò tên Lãnh-sự Pháp mong muốn, Trần Lục xin gặp riêng Tuần Phủ Trần Hy Tăng (Tên thật là Trần Bích San). Sau một lúc chuyện vãn, Trần Lục đưa ra một tờ giấy có biên sẵn bằng chữ nôm một vế đối mà y nói trớ đi là của người ta thách mà mình đối không được nên mới nhờ đến sự chỉ giáo của một bậc đại khoa. Vế đối ấy như sau:

Ba cụ ngồi một cỗ, cụ đủ đều, cụ chẳng sợ ai!”

Giọng ngạo mạn và tỏ ra thái độ khiêu khích, Trần Lục rất đắc chí vì đinh ninh là đối phương chỉ giỏi Hán văn, sẽ không đối được suôn sẻ bởi lẽ rằng chữ “cụ” trong đó rất khó đối, đối làm sao cho vừa “chọi” lại vừa “chỉnh”. Trong Hán tự, có nhiều chữ “cụ” đồng âm dị nghĩa, “cụ” là “sợ”, “cụ” là “đều”, và “cụ” cũng là “đủ” nữa. Nhưng Trần Lục không đắc chí được bao lâu! Tam Nguyên Trần Hy Tăng chỉ suy nghĩ trong nháy mắt rồi nói ngay rằng vế đối khó quá, mình cố gò thì cũng đối tạm được, nhưng không thanh nhã lắm. Khách có miễn thứ cho thì mới dám đọc lên cho nghe. Trần Lục lên mặt kẻ cả, đồng ý ngay và nói rằng dù khiếm nhã cũng không trách. Tiếp theo, Tam Nguyên Trần Hy Tăng liền đọc:

Một đạo chẳng hai đường, đạo dẫn trộm, đạo còn nói láo!

Dù bị mắng như vỗ vào mặt và tức giận vô cùng, Trần Lục cũng vẫn phải thán phục vị gia chủ đối chọi đôm đốp, từ ý đến từ vì chữ “đạo” trong Hán tự cũng có rất nhiều nghĩa khác nhau. “Đạo” là “đạo lý”, “đạo” là “đường đi”, “đạo” là “dẫn” và “đạo” là “ăn trộm”. Tuyệt vời ở chỗ là nếu đem chữ “cụ” mà ghép với chữ “đạo” thì thành một từ kép “cụ đạo”, một danh xưng mà người thời ấy thường dùng để gọi các giáo sĩ Ca-tô.” [94]

Ai cũng biết rằng đạo Ca-tô vốn dĩ có những suy tư, thái độ và hành động “mục hạ vô nhâ” cực kỳ lố bịch, vô cùng trịch thượng và hết sức ngược ngạo. Ở trong bất kỳ lãnh vực nào cũng tự cho là số 1 trong thiên hạ, chuyên nghề dùng thủ đoạn lừa bịp làm phương châm chỉ đạo và lấy bạo lực làm phương tiện hành động. Chịu ảnh hường sâu nặng của “cái tôn giáo ác ôn” này, Trần Lục đã trở thành một tu sĩ Ca-tô hoàn toàn với tất cả những đặc tính Ca-tô. Vì thế, cho nên dù là một người thâm Nho và có bằng Cử Nhân Hán học theo Nho Giáo, ông ta cũng vẫn không nhớ những gì ông ta đã học được ở Nho giáo. Bằng cấp của nhân Hán Học của ông ta chỉ là những nước sơn sơn phết ở ngoài giống như chiếc áo tu hành của ông ta mà thôi. Cốt lõi tạo nên tâm linh của ông ta là đạo lý Ca-tô. Nền đạo lý này đã rèn luyện và hun đúc ông ta trở thành “con người sống theo tinh thần công giáo” với đủ mọi thứ đặc tính của một tín hữu “sống đạo theo đức tin Ki-tô” và cũng là một cán bộ rất mẫn cán, rất đặc lực cho Giáo Hội La Mã. Chính những yếu tố này đã biến ông ta thành con người mất hết đức tính cao cả mà Nho giáo đã dạy. Vì yếu tố Ca-tô nổi bật trong con người ông ta, cho nên ông ta mới trở thành thứ người vong bản, phản quốc mà lịch sử đã chứng minh rõ ràng như đã nói ở trên. Thực ra, bất kỳ tín Ca-tô ngoan đạo nào cũng đều phải triệt để tuân hành lệnh truyền của Vatican và các đấng bề trên của họ. Vì thế mà không những họ trở thành những quân vong bản, phản quốc, mà còn mất hết nhân tính, hành sử giống như loài súc sinh, đúng như nhà báo Long Ân đã nói. Xin xem lại Chương 9 ở trên.

Cũng vì ảnh hưởng của nền đạo lý Ca-tô trong con người ông ta quá nặng, cho nên ông ta không còn nhớ những gì mà ông ta đã học được ở trong Nho giáo. Không biết chuyện ông ta bị quan Tuần Phủ Trần Hy Tăng đáp lại bằng vế đối như đã nói ở trên có làm cho ông ta nhớ lại mấy lời dạy trong Nho giáo “Cao nhân tất hữu cao nhân trị”, hay “Thiên hữu ngoại thiên, nhân hữu ngoại nhân” hay không?

KẾT LUẬN:

Giáo Hội La Mã tồn tại và phát triền được như ngày nay là do việc sử dụng những thủ đoạn gian dối, lừa bịp và dựa vào bạo lực. Vì thế mà nó đã trở thành một tổ chức tội ác lừng danh trong lịch lọài người. Những tội ác này của Giáo Hội đều được sách sử ghi lại rành rành như đã từng (1) hủy diệt không biết bao nhiêu di sản văn hóa và công trình văn minh của nhân loại ở các vùng Trung Đông, Nam Âu, Châu Mỹ La-tinh và nhiều nơi khác theo bước chân của các đế quốc thực dân xâm lược Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ, (2) cấu kết với các cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược để củng cố quyền lực và mở rộng vùng ảnh hưởng, (3) cản trở làm chậm bước tiến của nhân loại cả hàng ngàn năm, (4) tàn sát đến hơn 250 triệu người trong gần hai ngàn năm qua, vân vân và vân vân. Với những rặng núi tội ác trùng trùng và cao chất ngất như hàng chục rặng núi Hỹ Mã Lạp Sơn. Như vậy thì sự hiện diện hay tồn tại của Giáo Hội La Mã trên trái đất này quả thật là một điều sỉ nhục và cũng là một vết nhơ đối với nền văn minh của nhân loại. Thiết tưởng rằng nhân dân thế giới cần phải nỗ lực tẩy xóa cái vết nhơ ô nhục khốn nạn này cho bằng được với bất cứ giá nào và bằng bất kỳ phương cách nào để cứu vãn nên văn hóa và văn minh của nhân loại.

Mong lắm thay!

Viết xong ngày 10/2/2010

- Nguyễn Mạnh Quang


[79] Đỗ Quang Vinh, Bút Thuật Của Nguyễn Du Trong Đoạn Trường Tân Thanh (Canada: TXB, 2003), tr. 7.

[80] ." Trần Chung Ngọc. “Tôi đọc “Truyện Kiều Và Tuổi Trẻ” của Lê Hữu Mục, Phạm Thị Nhung và Đặng Quốc Cơ.” www.giaodiem.com tháng 2/2006.

[81] Hellen Ellerbe,The Dark Side Of Christian History (Windermere, FL: Morningstar & Lark, 2004), p 48.

[82] Nhiều tác giả, Tại Sao Không Theo Đạo Chúa (Spring, TX Ban Nghiên Cứu Đạo Giáo, 1994), tr.43-44.

[83] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 54.

[84] Chu Văn Trình, Thái Vân, & Trần Quang Anh, Việt Nam Với Cuộc Dấy Loạn Hòa Bình Của Giáo Chủ John Paul II – Tập1 (Mt Dora, Florida: Ban Tu Thư Tự Lực, 1994), tr. 10.

[85] Trần Tam Tỉnh Sđd., tr. 45-46.

[86] Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn 1884-1945 - Tập I (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 458-459.

[87] Minh Thúy. “Em Ơi, Ta Nghĩ Khác: Dân Ta Không Hèn”. Nguồn: http://sachhiem.net/VANHOC/ChTrHieu02.php.

[88] Nhiều tác giả, Trần Lục (Montréal, Canada: LM Nguyễn Gia Đệ, 1996), tr. 388.

[89] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Ở Việt Nam 1858-1897 (Saint Raphael, Pháp, 1994), tr.101.

[90] Trần An Bài. “Vạ Tuyệt Thông của Giáo Hội dành cho người theo Cộng Sản.” Ngày 6/5/2010. Nguồn: http://sachhiem.net/TONGIAO/tgT/TranAnBai.php.

[91] Lý Thái. “Ăn Cắp Cái Sắc Không Của Phật.” 16/9/2009.

Nguồn: http://sachhiem.net/EMAILS/emailL/Lythai5.php.

[92] Robert W. Funk et al., The Five Gospels: The Search for the Authentic Words of Jesus. New Translation and Commentary by Robert W. Funk, Roy W. Hoover, and the Jesus Seminar. New York: Macmillan, 1993. Dưới đây là toàn bộ bản văn này nói sơ qua về cuốn sách này:

“This volume is a product of the ultra-liberal Jesus Seminar which has received so much undeserved publicity in recent years. Their purpose in creating this version was to promote their skeptical views concerning the authenticity of sayings attributed to Jesus Christ in the four Gospels, and in the so-called "Gospel of Thomas"—an ancient gnostic document which they believe preserves some sayings of Jesus. The text is printed in different colors: red for the words they believe are authentic; pink for the words they think are probably authentic; gray for the words they think doubtful, and black for words they believe are falsely attributed to Jesus. Flipping through the pages we see that the red and pink rarely appear, with page after page of the text being entirely black. The preface informs us that "eighty-two percent of the words ascribed to Jesus in the gospels were not actually spoken by him."

[93] Nguyễn Mạnh Quang, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr. 316-317.

[94] Nguyễn Mạnh Quang, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã - Quyển Hai (Tacoma, WA: TXB, 1999), tr.493-494.