LỊCH SỬ HOA KỲ (3 tác giả) Nguyễn Mạnh Quang dịch http://sachhiem.net/NMQ/LSHK/LSHK24.php | bản rời | « Xem Mục Lục » | 26-Jun-2023 (tiếp theo Chương hai mươi ba) pypypy CHƯƠNG XXIV NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CANH TÁC MỚI TẠO NÊN NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI. Việc canh tác trồng trọt là quan trọng đối với mọi quốc gia lớn cũng như nhỏ. Một quốc gia không thể sản xuất đủ thực phẩm cho dân chúng thì phải tùy thuộc vài các quốc gia khác để mua thực phẩm. Một chính khác Hoa Kỳ là ông William Jennings Bryan đã một lần nói lên sự quan trọng của việc canh tác bằng những lời lẽ sau đây : "Những thành phố lớn nằm trong những cánh đồng phì nhiêu rộng lớn của chúng ta. Hãy đốt hết các thành phố của các bạn và để lại các nông trại của chúng tôi, thì thành phố của các bạn sẽ xuất hiện trở lại như một trò ảo thuật; nhưng hết phá hủy các nông trại của chúng tôi thì cỏ sẽ mọc ở khắp các đường phố trong khắp các đô thị ở khắp trong đất nước này." Ngay từ những ngày mới đầu, Hoa Kỳ đã được đã được may mắn hơn nhiều quốc gia khác, vì rằng Hoa Kỳ có nhiều vùng đất đai phì nhiêu rộng lớn, nông dân có thể sản xuất cung cấp đủ thực phẩm cho dân số đang gia tăng một cách nhanh chóng. Ngay cả trước thời nội chiến đã có những thay đổi về tầm vóc của các nông trại, về những cây mùa, và về cả những dụng cụ cũng như phương pháp canh tác của nông dân. Tuy nhiên, từ năm 1865 về sau, những máy móc và những phương pháp canh tác đều được cải thiện và đã có ảnh hưởng đến việc canh tác vô cùng sâu rộng. Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu torng một trăm năm vừa qua nông dân Hoa Kỳ đã thay đổi như thế nào, và họ phải đương đầu với những vấn đề mới như thế nào. Muốn tìm hiểu những vấn đề và những thay đổi xảy ra vào những năm gần đây, chúng ta hãy đặt những vấn đề dưới đây : 1) Những máy móc mới và những phương pháp canh tác mới đã làm thay đổi việc sản xuất nông phẩm ra sao ? 2) Những thay đổi trong việc canh tác đã mang lại những vấn đề mới như thế nào ? 3) Nông dân đã cố gắng vượt những khó khăn của họ ra làm sao ? 4) Chính quyền đã cố gắng giúp đỡ nông dân như thế nào ? PHẦN I NHỮNG MÁY MÓC MỚI VÀ NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CANH TÁC MỚI ĐÃ LÀM THAY ĐỔI VIỆC SẢN XUẤT NÔNG PHẨM NHƯ THẾ NÀO ? Muốn hiểu biết về những thay đổi lớn đã xảy ra ở các nông trại Hoa Kỳ từ năm 1865, trước hết chúng ta hãy có hình ảnh về việc canh tác vào thập niên 1840. - Các nông trại tự cung tự túc. Như các bạn đã biết, ở miền Nam có những đồn điền lớn trồng bông và các loại cây mùa khác để xuất cảng (chương XV). Tuy nhiên, hầu hết các nông trại ở Hoa Kỳ vào thập niên 1840 đều nhỏ cả. Ngoại trừ một vài trường hợp đặt biệt mới có bà con láng giềng đến phụ giúp, còn thường thì nông dân và gia đình phải làm hết các công việc hàng ngày. Thường thường nông dân chỉ có một số dụng cụ thô sơ để làm ruộng. Đó là 1 cái cày, 1 cái liềm, và 1 giàn khung bằng gỗ để làm hạt và một vài dụng cụ khác. Ngoài sức mạnh của con người, người nông dân còn rông cậy vào sự trợ giúp của lừa, ngựa và bò. Việc canh tác của người nông dân không phải là những phương tiện mưu sinh đúng như nghĩa mưu sinh của chúng ta ngày nay. Ngày nay, hầu hết người ta làm việc được trả lương và dùng đồng lương đó để mua những gì cần thiết. Nhưng trong các nông trại nhỏ trong thời thập niên 1840 chỉ đem lại cho nông dân rất ít tiền. Thật ra nông trại chỉ cung cấp phương tiện cho họ và gia đình để sinh sống. Nông dân phải trồng mùa để lấy thực phẩm nuôi gia đình cũng như phải sản xuất các vật liệu để may quần áo. Họ bán mộ vài con heo thịt, bò, gà và một ít lúc mì hoặc lúa mạch hay bắp. Được một số tiền nhỏ này, người nông dân có thể dùng nó để mua một vài thứ mà họ không thể trồng hay làm được ở nhà. - Có những cải thiện về nông cụ. Tuy nhiên, nếu nghĩ rằng người nông dân vào thời thập niên 1840 đã dùng những phương cách canh tác mà trước kia ông cha họ đã làm thì thật là lầm lẫn. Đã có một vài cải thiện về nông cụ. Chiếc cày gỗ của thời thuộc địa đã được bọ bằng sắt ở mũi, và viền sắt ở các cạnh. Người ta đã chế tạo ra một vài loại cày mà lưỡi cày hoàn toàn được làm bằng sắt. Người ta cũng có thấy một chút ít thay đổi về hình dáng của cái cày. Với loại cày này, người thợ cày có thể cày dễ dàng những luống cày thẳng, sâu và sạch sẽ hơn. Ngoài ra người ta lại chế tạo những cái cày có những bộ phận riêng, nếu chẳng may bị hư hại hay bị bể thì dễ dàng thay thế. Cũng có những cải thiện về nông cụ khác cụng như có một vài loại nông cụ mới. Vào thập niên 1820, người ta đã sử dụng những cái cào có ngựa kéo có thể làm công việc tương đương với 8 hay 10 người. Người ta cũng chế tạo được một vài loại máy gieo hạt, một phát minh rất quan trọng có thể giúp cho người ta gặt lúa làm mùa mau chóng hơn nhiều. Trong thập niên 1830, một người ở Virginia tên là Cyrus McCormick đã thành công chế tạo ra một chiếc máy giặt. Dùng ngựa kéo máy, các cây lúa ngã vào lưới sắt và lúa bị cắt rời ra rồi gom lại thành những bó lớn. Nông dân chỉ việc đi theo máy gặt bó lại thành những bó. Người ta lại còn chế tạo ra máy đập lúc. Máy này có thể tách rời hạt ra khỏi rơm nhanh hơn làm bằng tay rất nhiều. - Sau năm 1865, người ta tiến đến việc sử dụng các nông cơ. Mặc dù đã có những máy móc mới và những máy móc mới và những cải thiện như đã nói ở trên, nhưng hầu hết các nông dân ở các nông trại nhỏ vào thập niên 1840 vẫn còn phải làm việc rất cực nhọc để sinh nhai. Tuy nhiên, torng 10 năm kế đó, những cải tiến rộng lớn về nông cụ và máy móc đã hoàn toàn thay đổi việc canh tác. Năm 1869, ông James Oliver hòan thành được chiếc cày bằng thép, một loại vệt kiệu khỏe hơn và cứng hơn sắt rất nhiều. Các nhà tồngng tỉ có thề cày những luống cày, đập bể đất và trồng được nhiều luống cùng một lúc. Những chiếc máy gieo hạt có thể gieo hạt phủ kín mặt ruộng, và rải phân trên một mặt đất rộng cùng một lúc. Lại còn có thể thay đổi quan trọng máy gặt nữa. Vào khoảng năm 1860, người ta đã sử dụng những loại máy gặt không những chỉ cắt được lúa, àm còn tự động bó lại thành từng bó nữa. Sau này, người ta lại sử dụng loại máy vũ đại bằng gần như hầu hết các sức khỏe của loài người, có thể băng qua cả một khu đồng lúa, cắt, đập, quạt cho sạch, và đóng vào bao. Khi chiếc máy tổng hợp này mới bắt đầu làm việc thì cánh đồng lúa chỉ là một cánh đồng của làn sóng hạt lúc. Và khi chiếc máy tổng hợp này đã làm việc xong thì lúa đã sẵn sàng đem ra thị trường bán. - Nhưng nguồn năng lượng mới trợ giúp cho nông dân. Sau năm 1865, công việc làm ăn của nông dân được làm nhẹ đi, không phải chỉ nhờ có máy móc mà thôi, mà lại còn nhờ có những năng lực mới để chạy máy nữa. Lúc đầu, người ta dùng ngựa để kéo các máy cày làm ruộng, sau này lại có một vài loại máy kéo, máy ủi, đầu tiên chạy bằng ét săng, và sau này lại có các đầu máy chạy bằng dầu cặn để kéo máy cày hay máy gieo hạt, máy tổng hợp. Dù rằng các đường dây điện không đi tới nông thôn như ở các thành phố, nhưng nông dân cũng tìm ra được nhiều cách để sử dụng điện lực. (Tuy nhiên, vào khoảng năm 1955, hầu hết các nông trại đã sử dụng điện lực). Ngoài ra, việc phát triển kỹ nghệ một cách mau chóng khiến cho người ta có thể chế tạo được những nông cơ mới tốt hơn và giá rẻ hơn. Mặc dù việc mua các nông cơ vẫn còn đòi hỏi phải có nhiều tiền, nhưng càng ngày lại càng có thêm nhiều nông dân có thể mua sắm được nông cơ. Không phải chỉ có nông dân ít làm bằng tay hơn mà các máy móc đã làm các công việc một cách nhanh chóng và tốt đẹp hơn nhiều. * VIỆC CẢI THIỆN CÁC NÔNG CƠ ĐÃ MANG LẠI NHIỀU THAY ĐỔI - Có thể sản xuất được rất nhiều Ngòai việc làm cho công việc của người nông dân được dễ dàng hơn, các nông cơ còn giúp cho nông dân làm được việc gấp nhiều lần hơn xưa. Một người nông dân chịu khó sử dụng cái liềm có khung gỗ cổ xưa có lẽ chỉ có thể cắt một mẫu rưỡi lúa trong một ngày. Nếu sử dụng một chiếc máy gặt, anh ta có thể cắt được tới 10 hay 12 mẫu trong một ngày. Muốn sản xuất được một thùng lúa mì vào năm 1840, người ta phải mất 3 giờ lao động; nhưng vào năm 1890 thì mất có 10 phút thôi. Đối với bắp cũng rất giống vậy. Vào khoảng năm 1840, người ta phải mất tới 4 giờ rưỡi nhân công để sản xuất một thùng bắp, trong khi chỉ cần 40 phút vào năm 1894. - Dễ dàng thiết lập các nông trại lớn hơn. Với những máy móc mới, một nông dân có thể chăm sao1c các nông trại nhỏ của mình mà vẫn có thì giờ nhàn rỗi. Tuy nhiên, vì máy móc mới thì đắt tiền nên chỉ có một số ít nông dân có đủ khả năng để mua các loại máy móc này. Và như vậy là họ sẽ có rất ít giờ nhàn rỗi. Nếu một người nông dân trồng trọt nhiều hơn thì cần phải sử dụng các đồ trang bị nhiều hơn, họ có thể kiếm được nhiều lợi hơn và như vậy thì dễ dàng cho họ có tiền để mua sắm dụng cụ và máy móc mới. Cho nên những nông dân có thể làm như vậy, họ quyết định mua thêm đất, và tầm vóc nông trại của họ càng ngày càng trở nên lớn hơn. Dù rằng con số nông trại ngày nay ít hơn con số nông trại hồi năm 1900 vào khoàng 2 ngàn, nhưng một nông trại trugn bình ngày nay lớn hơn nông trại trung bình vào năm 1900 khoảng chừng 200 mẫu. - Người nông dân trở thành nhà kinh doanh. Khi mà các nông dân đã mở rộng thêm các nông trại của họ và phải mua máy móc đắt tiền, thì trong số họ có nhiều người cho rằng nên tận dụng ruộng đất và thì giờ để trồng một loại cây mùa để bán như lúa mì và bông vải. Việc trồng một loại cây mùa để bán lấy tiền như vậy gọi là "Money cash crop". Với số tiền họ thâu được do việc bán nông phẩm của loại cây mùa này, họ sẽ mua những gì họ cần. Đôi khi học cũng phải mua những thứ mà ngày xưa chính họ đã trồng trọt ở trong nông trại ruộng đất của họ. Cho nên việc canh tác trồng trọt ngày càng trở nên một phương tiện sinh sống hơn là tự cung cấp những thực phẩm cần dùng. Thực ra, việc canh tác đã trở nên một việc kinh doanh, và người kinh doanh về nông nghiệp cũng tùy thuộc vào lợi tức để sinh sống. * NÔNG DÂN MỞ MANG RUỘNG ĐẤT Ở MIỀN TÂY. Những năm sau cuộc nội chiến, có hàng ngàn nông dân mua máy móc và tính toán làm thế nào để họ có đủ đất cho việc sử dụng máy móc cho có lợi. Tự nhiên là họ nghĩ đến những vùng đất chưa có người đến định cư ở phía Tây sông Mississippi. Như các bạn đã được biết ở chương XXI, nông dân đã đổ xô đến những vùng đất này đông đến nỗi vùng biên cương đã biến mất vào khoảng những năm 1890. - Một vài vùng đất ở miền Tây không có đủ nước mưa. Trong vùng đại đồngbằng, nơi nào đầy đủ nước mưa thì người ta có thể sản xuất được lúa mì và bắp một cách tốt đẹp. Nhưng nông dân đã thất vọng khi họ càng đi xa hơn về miền Tây. Phần lớn đất đai ở miền Tây Hoa Kỳ có nhiều năm không đủ nước mưa để trồng mùa. Đôi khi những người tiền phong đi định cư gặp phải những năm có nhiều nước mưa hơn thường lệ khiến cho họ lầm lẫn màu xanh của ruộng đất. Nhưng vào những năm khô hạn sau đó thì các cây mùa khô héo rồi tàn lụi, và gia đình họ phải bồng bế nhau lìa khỏi những vùng đất khô hạn này. - Những vùng đất khô trở thành những nông trại phì nhiêu. Trong những vùng này có rất nhiều đấi đai phì nhiêu. Tất cả chỉ là cần có nước. Giống như những người tài giỏi đã phát minh ra các nông cơ mới, thì cũng có những người khác cũng khắc phục được công cuộc trồng trọt ở các vùng đất khô . Phần lớn là họ thực hiện được những công cuộc dẫn thủy nhập điền, nghĩa là mang nước từ các nơi có nhiều nước vào đồng ruộng qua các con kênh hay các ống dẫn nước. Nước lại được dẫn vào ruộng tưới lên các luống cày. Người Mormone ở Utah đặc biệt đã thành công trong việc dẫn nước vào các vùng đất khô, và sau này, dân đi định cư đã theo gương họ. Dĩ nhiên là nông dân phải trả tiền chi phí cho công việc dẫn thủy nhập điền; và có nhiều người sẵn sàng trả chi phí cho việc này còn hơn là phải tủy thuộc vào nước mưa một cách bếp bênh. Muốn có đủ nước dẫn vào các vùng đất rộng lớn, chính phủ Trung ương phải cho xây các đập nước và hồ chứa nước. Một số những đập nước này là những kỳ công về kiến trúc. Đập Hoover nằm giữ Nevada và Arizona chứa nước của con sông Colorado để dẫn vào vùng đất rộng lớn ở miền Tây Nam. Đập Grand Coolee ở trên sôn Columbi cung cấp nước cho nhiều vùng ở miền Tây Bắc. Đập Fort Peck và nhiều đập khác ở trên sông Missouri chứa nước để dẫn vào các vùng ruộng đất Nebraska, Dakota và Montana. Ở nhiều tiểu bang miền Tây, nhiều nơi ngày xưa là sa mạc thì bây giờ phủ kín những cây trái và các loại cây mùa khác. Nông dân cũng nghĩ ra một phương pháp gọi là trồng khô. Phương pháp này được áp dụng nhiều nhất ở những nơi có ít nước mưa. Trước khi trồng, người ta phải cày đất cho thật sâu. Ngay sau khi có mưa một lần, người ta dọn cho đất lọng. Đất lỏng giữ cho nước mưa khỏi bốc hơi. Thường thường mỗi năm nông dân bọ đất hoang một nửa (hưu canh) do mỗi vụ mùa họ có hai lần nước mưa của hai năm. PHẦN II NHỮNG THAY ĐỔI TRONG VIỆC CANH TÁC TRỒNG TRỌT ĐÃ TẠO NÊN NHỮNG KHÓ KHĂN MỚI NHƯ THẾ NÀO? Ngay cả khi ở trong hoàn cảnh canh tác tốt đẹp nhất người ta cũng có thể chán nản. Nông dân thường phải tùy thuộc vào thiên nhiên để hy vọng trúng mùa, nhưng thiên nhiên thường rất tàn ác. Các bạn đã thấy rằng nông dân đã từng gặp khó khăn khi họ đến lập nghiệp ở các vùng đất ở miền Tây, nơi mà không có đủ nước mưa. Đôi khi thì lại mưa nhiều quá khiến cho mùa màng cũng bị hư hại. Mùa màng cũng có thể bị giá lạnh, mưa đá, bão tuyết, bão cát, sâu bọ tàn phá hết sạch. Tóm lại, nông dân phải thường xuyên tranh đấu với sức mạnh ở ngoài vòng kiểm soát của họ. - Giá cả thay đổi dữ dội cũng ảnh hưởng đến nông dân. Vào cuối thập niên 1880 thì lại có những khó khăn bắt đầu làm buồn lòng anh em nông dân. Nhiều nông dân đã gặp khó khăn về giá cả. Nông dân thời thập niên 1840 không gặp những khó khăn về giá cả. Họ có ít ruộng đất chỉ đủ cung cấp phần lớn nhu cầu của họ. Tuy nhiên, đối với thế hệ con cháu họ thì vấn đề giá cả hoàn toàn khác hẳn. Là nông dân của thời đại tân tiến, họ chỉ trồng một loại cây mùa để bán lấy tiền. Nếu giá nông phẩm của họ cao, họ sẽ được nhiều lời. Nhưng nếu giá nông phẩm của họ rẻ thì họ cảm thấy là học đang gặp phải thời kì khó khăn. - Phải quyết định giá cả như thế nào ? Có nhiều lý do cho việc trồi sụp của giá cả. Nhưng không có gì quan trọng hơn cho vấn đề giá cả là điều mà ta gọi là luật cung cầu. Các bạn không thể ngờ rằng luật này hữu hiệu như thế nào. Giả thử rằng một thiếu niên ở trường học của bạn mà có một cái gì ai cũng có, một cái áo len, một cái mát đánh dã cầu tự động, một dĩa nhạc mới. Nếu chỉ có một mình cậu ta có một thứ trong các thứ trên đây thì một số bạn học của cậu ta sẽ mua của cậu ta với giá cao. Nhưng nếu những thứ này nhan nhản ở đâu cũng có thì sẽ chẳng có ai chịu trả giá cao cho cậu ta nữa. Nói một cách khác, khi số cung ít mà số cầu nhiều hơn thì giá sẽ cao. Nhưng khi số cung bằng với số cầu hay lớn hơn số cầu thì giá sẽ hạ hẳn xuống. Luật cung cầu này cũng hữu hiệu với các loại hàng hóa khác. Thí dụ như khi những trái dâu tươi đầu tiên xuất hiện vào mùa hè và dân chúng thì rất thèm ăn dâu thì giá sẽ cao. Nhưng khi có nhiều dâu thì giá dâu sẽ giám sút. - Nông dân phải đương đầu với giá hạ và giá cao. Bây giờ chúng ta hãy xem luật cung cầu này đã ảnh hưởng đến nông dân Hoa Kỳ vào thời cuối thế kỷ thứ XIX như thế nào. Vì rằng họ sản xuất ất nhiều lúa mì, lúa mạch, bắp và bông vải cho nên giá cả mỗi thứ nông phẩm này đều giảm hạ. Vì rằng càng ngày càng có nhiều nông dân tùy thuộc vào loại cây mùa trồng để bán lấy tiền, cho nên khi giá hạ lại càng gây cho học khó khăn nhiều hơn. Đồng thời như các bạn đã biết người ta đổ xô đi mua đất để trồng trọt. Nói một cách khác là số cung về đất đai để trồng thực phẩm đã giảm bớt ngay khi đó thì nhu cầu về đất đai lại càng tăng. Vì vậy cho nên giá đất đã tăng đều đều. Còn tệ hơn nữa là một số nông dân không có đủ tiền để chi phí cho mọi việc canh tác trong nông trại của họ. Họ buộc phải vay tiền, và trả một số lời khá cao. Nếu không, họ sẽ không thể nào mua được những máy móc đắt tiền . Cho nên một mặt nông dân đi vay một số tiền rất lớn; trong khi đó mặt khác, nếu giá nông phẩm càng hạ, họ càng thâu hoạch được ít tiền hơn. Việc canh tác của họ càng trở nên thua lỗ. Nông dân nào không trả được nợ sẽ lâm vào tình trạng nguy hiểm, mất máy móc và ruộng đất của họ. - Giá chuyên chở lên cao. Các bạn có thể nghĩ rằng giá cả nông phẩm giảm hạ, lại thêm mang nợ những khoảng tiền lớn về máy móc và ruộng đất. Tất cả đã tạo khó khăn cho nông dân trong thời thế kỷ thứ XIX. Ấy thế mà họ vẫn còn những khó khăn khác nữa. Lúc bấy giờ người ta chưa sử dụng loại xe vận tải, cho nên nông dân hầu như hoàn toàn tùy thuộc vào xe lửa để chuyên chở nông phẩm đến thị trường tiêu thụ. Cánh đồng lúc trông thật là xinh mắt, nhưng số lúa thu hoạch về chỉ có giá trị là khi nào khách hàng muốn mua lúa. Cho nên khi công ty chuyên chở đòi gái chuyên chở nông phẩm cao mấy đi nữa thì nông dân cụng phải trả. Nông dân, đặc biệt là nông dân ở miền Tây, cho rằng các công ty hỏa xa đã tính tiền cước phí chuyên chở nông phẩm cao hơn thường lệ. Nhiều nông dân đã phải bán rẻ lúa mùa, và phải trả tiền cước phí chuyên chở mắc để rồi tính ra công lao động cả năm của họ không có gì hay có chăng chỉ là chút ít.
- Nông dân cố gắng sản xuất nhiều hơn. Phải đương đầu với những khó khan như vậy, lúc đầu người nông dân tự nhủ : "Thật là dễ dàng cho mình nhìn thấy phải làm gì gặp khi giá cả nông phẩm giảm hạ. Nếu giá bán một thùng bắp hay lúa mì là một đồng rưỡi thì bán trăm thùng sẽ có được 150 Mỹ kim. Nếu giá hạ xuống 1 Mỹ kim một thùng thì khi bán 100 thùng, ta chỉ có được 100 Mỹ kim thôi. Để bù lại cho việc giá hạ này, ta sẽ sản xuất 150 thùng. "Nông dân Hoa Kỳ ở khắp nơi đều nghĩ như vậy". Kết quả là họ sản xuất rất nhiều nông phẩm hơn bao giờ hết. Nhưng họ càng sản xuất nhiều hơn thì số cung càng lớn, và số cung càng lớn thì giá hạ càng thấp hơn. Sự việc này không phải chỉ xảy ra ở Hoa Kỳ, mà còn phải xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Như vậy việc càng sản xuất nhiều hơn không những đã không làm tăng lợi tức mà ngược lại còn làm cho giá cả hàng hạ xuống nhiều hơn. - Việc sản xuất nhiều làm kiệt quệ ruộng đất. Tư tưởng sản xuất nhiều nông phẩm hơn có một hậu quả không hay khác. Nó làm kiệt quệ ruộng đất cũng giống như người ta làm việc vậy. Một người có thể làm việc cực nọc và đều đều torng một thời gian dài, nhưng rồi cũng phải thay đổi và phải nghĩ ngơi. Nếu người ta cứ cố gắng làm việc lâu dài mà không nghỉ ngơi thì sẽ kiệt quệ và bị lâm bệnh. Đất đai cũng vậy, nếu người nông dân cứ trồng đi trồng lại một thứ cây mùa, và nếu anh ta không chịu bón phân hay săn sóc đất bằng những cách nào khác thì đất đai của anh ta sẽ bị cằn cỗi kiệt quệ. Cuối cùng sẽ tới một lúc nào đó mảnh đất của anh ta sẽ không còn có thể trồng được gì nữa. Nông dân Hoa Kỳ có thói quen là không chăm sóc đất đai được cẩn thận. Khi những người dân đi lập nghiệp đầu tiên đặt chân lên Mỹ châu này thì rước mặt họ là cả một lục địa rộng vô tận. Tại sao họ lại phải rầu rĩ nếu có một chút đất bị kiệt quệ? Luôn luôn và mãi mãi còn nhiều đất ở miền Tây; ngay cả khi hầu hết các vùng đất đã có người chiếm giữ mà nông dân vẫn còn canh tác tối đa cho đến khi đất đai bị kiệt quệ rồi lại bỏ đi để di chuyển đến khai phá ở một nơi khác. Việc sử dụng đất đai một cách cẩu thả như vậy gây ra những hậu quả rất là tai hại. Chúng ta đã thấy rằng đất đai ở một vài nơi của miền Nam đã bị kiệt quệ như thế nào chỉ vì người ta trồng bông vải hết năm này qua năm khác trên cùng một thửa đất. Dù chúng ta nghĩ rằng Hoa Kỳ là một quốc gia giàu có nhưng có nhiều vùng đất mà người ta đã khai thác không đúng cách. Khách du lịch có thể nhìn thấy nhiều dải đất rộng mênh mông đã bị kiệt quệ nên đành bỏ hoang. Người ta đã đốn hết tất cả cây cối, đất đai thì trơ trụi. Những vết tích của một căn nhà xác xơ còn lại có thể nhắc nhở du khách về những ngày xưa đã liều lĩnh làm tàn hại đất đai. Người ta thấy những vũng, vết, dấu tích xấu xí ở những nơi đất đai bị hao mòn. Ngày nay, những khi có mưa lớn thì không còn có gì để ngăn chặn những dòng nước lũ tàn phá nữa. Các chuyên viên ước lượng rằng Hoa Kỳ có ít nhất 100 triệu mẫu đất bị kiệt quệ và bị tàn phá theo kiểu này. PHẦN III NÔNG DÂN ĐÃ CỐ GẮNG VƯỢT QUA NHỮNG KHÓ KHĂN NHƯ THẾ NÀO? Nợ nần thì phải trả lời cao, cước phí chuyên chở bằng xe lửa thì mắc, sản xuất nông phẩm cho thật nhiều để rồi giá nông phẩm thì giảm hạ, đất đai thì bị kiệt quệ, tất cả bao nhiêu là khó khăn ! Hàng ngàn nông dân ai cũng rầu rĩ lo lắng về những khó khăn của mình, và cho rằng những khó khăn này đối với họ lớn quá. Mình họ không thể nào giải quyết được. Nhưng nếu họ liên kết với nhau chẳng lẽ họ lại không vượt qua được một vài thứ khó khăn hay sao? - Nông dân lo tổ chức. Người mạnh tin tưởng rằng nông dân phải liên kết với nhau để giải quyết những khó khăn là ông Oliver H. Kelly. Năm 1867, ông Kelly và một số bạn của ông tổ chức một hội đoàn với danh xưng là "The National Grange of the Patrons of Husbandry" thường được gọi là "Grange" (Vựa lúa). Lúc đầu có rất ít nông dân lưu tâm đến Grange nhưng ông Kelly không nản lòng. Ông đi chu du khắp nước để nói chuyện với nông dân và cỗ võ họ nên thành lập nhưng Grange địa phương. Trong thập niên 1870, tổ chức Grange lan rộng sang nhiều tiểu bang, và đặc biệt rất mạnh ở miền Trung Tây Indiana, Illinois, Wisconsin, Minnesota và Iowa. Tổ chức vựa lúa (Grange) có thể giúp được gì cho nông dân hội viên của hội? Hội hướng dẫn cho họ biết cách lập chương trình cải thiện công việc làm ăn. Hội có thể cho học biết rằng họ có thể bán nông phẩm được giá cao hơn nếu họ liên kết thành nhóm để bán chứ đừng bán nông phẩm tùy ý từng mỗi người. Hội cũng nói cho nông dân hay rằng nếu cứ tùy thuộc vào một loại cây mùa là không khôn ngoan. Hội cũng cho họ biết rằng họ nên đoàn kết lại thành một khối thì họ có thể tranh đấu được hữu hiệu hơn trong việc đòi giảm hạ giá cước phí chuyên chở bằng xe lửa. Đoàn kết lại thành một khối để đòi các nhà ngân hàng giảm giá lời cho vay tiền để mua đất đai và máy móc. Tổ chức vựa lúa đã làm tất cả và làm hơn nữa. - Nông dân quay sang cầu cứu đến chính trị. Tổ chức các vựa lúa và các tổ chức khác giống như vậy thuyết phục anh em nông dân rằng họ phải nên đoàn kết lại thành những khối hay nhóm thì họ sẽ có thể thâu đoạt được thêm nhiều sức mạnh. "Nhưng" có nhiều anh em nông dân lại nghũ rằng "Cái cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của chúng ta là được Quốc hội thông qua những luật lệ giúp chúng ta những gì mà chúng ta mong muốn." Cho nên sau năm 1870, anh em nông dân ở nhiều tiểu bang thành lập nhiều hội đoàn chính trị. Họ chỉ bỏ phiếu bầu ủng hộ các vị thống đốc và các vị đại biểu vào cơ quan lập pháp tiểu bang nếu những người này quan tâm đến những khó khăn của họ; và họ đã thành công trong việc bầu một số ứng cử viên có lòng lo lắng giúp đỡ họ.Kết quả là cơ quan lập pháp của nhiều tiểu bang thông qua nhiều luật lệ bắt buộc các công ty hỏa xa phải giảm hạ cước phí chuyên chở nông phẩm đến các thị trường tiêu thụ. Cuối thập niên 1870, các công ty hỏa xa tranh đấu chóng lại các luật lệ này bằng cách đưa ra tòa án phân xử, nhưng họ không thành công. Tuy nhiên, hầu hết các công ty hỏa xa lại hoạt động ở nhiều tiểu bang. Năm 1866, Tối cao pháp viện quyết định rằng giá chuyên chở từ tiểu bang này sang tiểu bang khác là công việc để cho chính phủ Liên bang kiểm soát chứ không phải là do các tiểu bang. Anh em nông dân lại dùng áp lực đối với các vị dân biểu Quốc hội để có hành động về vấn đề cước phí chuyên chở bằng xe lửa. Như các bạn đã biết năm 1877, Quốc hội cho thông qua đạo luật The Intestate Commerce Act (Luật về điều hành thương mại giữa các tiểu bang). Luật này cấm các công ty hỏa xa không được tính giá cước phí chuyên chở một cách hợp lý hay là có những hành động không chính đáng gây tai hại cho nông dân. Luật này ấn định một ủy ban gọi là Ủy ban Thương mại của các tiểu bang. Dân chúng ai có điều gì chống lại các công ty hỏa xa sẽ đem ra ủy ban này phân xử. Năm 1920, Uỷ ban này được trao quyền ấn định giá cước phí chuyên chở xe lửa. - Nông dân miền Tây gia nhập các đảnh phái chính trị. Đồng thời cũng có nhiều nông dân gia nhập các đảng phái chính trị nào hứa sẽ ủng hộ nguyện vọng của họ. Một trong những chính đảng này là đảng National Greenback. Đảng viên của đảng này tiếp tục sử dụng một số tiền giấy do chính phủ Trung ương phát hành torng thời kỳ nội chiến. Những tờ giấy bạc này gọi là Greenback vì được in bằng mực xanh. Nông dân miền Tây ủng hộ đãng Greenback vì họ cho rằng càng có nhiều tiền lưu hành thì giá nông phẩm càng cao và họ càng dễ trả nợ. Tuy nhiên, đảng Greenback đã không có người ủng hộ để hực hiện chương trình. Đồng thời, cũng có nhiều nông dân ủng hộ đảng Populist (Đảng Nhân dân) , đảng này xuất hiện vào năm 1890. Đảng Populist hứa là sẽ cho đúc một số lớn tiền bạc và thực hiện chương trình cải cách có lợi cho anh em nông dân. Đảng Populist đã thành công bầu được nhiều đảng viên vào Quốc hội. Năm 1896, một vài tư tưởng của đảng Populist được đảng Dân chủ kết nạp vào chương trình. Cho nên trong kỳ bầu cử năm đó, nhiều nông dân, đặc biệt là anh em nông dân ở miền Tây và miền Nam nhiệt liệt ủng hộ ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ là ông William Jennings Bryan. Ông Bryan có cảm với anh em nông dân miền Tây và đã nói chuyện rất hùng hồn về các khó khăn của họ. Bài diễn văn sôi nổi của ông đã khiến cho người ta gán cho ông biệt danh " Nhà hùng biện lưỡi bạc của miền Tây". Kỳ vận động tranh cử Tổng thống vào năm 1896 là một trong những kỳ vận động sôi nổi và hào hứng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Nhưng cuối cùng ông lại bị ông William McKinley, ứng cử viên của Đảng cộng Hòa đánh bại. - Trong thập niên 1920, nông dân gặp khó khăn. Đầu thế kỷ thứ XX, tương lai của anh em nông dân có vẻ sáng sủa hơn một chút. Các quốc gia Âu châu bắt đầu mua nhiều nông phẩm như lúa ,ì và thịt bò của Hoa Kỳ hơn. Cho nên người Hoa Kỳ bán được nông phẩm giá cao hơn. Khi Đệ Nhất Thế chiến bùng nổ vào năm 1914, anh em nông dân Âu châu phải lìa bỏ ruộng vườn để lên đường chiến đấu bảo vệ quê hương. Cho nên nhu cầu mua nông phẩm Hoa Kỳ lại càng cao hơn. Nhưng ngay khi chiến tranh vừa chấm dứt thì nhu cầu này giảm sút một cách ghê gớm. Anh em nông dân Âu châu lại quay trở về với đồng ruộng. Đồng thời các quốc gia Âu châu cũng bắt đầu mua nhiều lúa mì của Argentina và của Canda, mua bông vải và thịt bò ở các nơi khác. Lại một lần nữa, anh em nông dân Hoa Kỳ lại gặp khó khăn. Họ sản xuất được nhiều nông phẩm dư thừa cung ứng cho nhu cầu toàn quốc. Gía nông phẩm hạ xuống không còn bằng 1/3 so với thời Đệ Nhất Thế Chiến. Nông dân không còn đủ khả năng đóng thuế hay trả nợ. Trong thập niên 1920 nhiều nông dân mất hết ruộng đất chỉ vì họ không đủ khả năng dù là chỉ để trả những khoảng tiền của các món nợ thôi. - Anh em nông dân lại trông cậy vào chính trị để giải quyết những khó khăn của họ. Ngoài "Tổ chức vựa lú" ta, còn có nhiều tổ chức nông dân mới được thành lập vào đầu thế kỷ thứ XX. Tổ chức Hiệp Hội Nông dân (Fmer's Union) khởi lập ở Texas, sau này trở thành một tổ chức rộng lớn trong toàn quốc. Tổ chức The American Farm Bureau Federation phát triển mau lẹ vào năm 1920, tổ chức này có tới hơn 2 triệu hội viên. Các tổ chức này ủng hộ các luật lệ giúp đỡ anh em nông dân. Còn một tổ chức khác nữa, đó là tổ chức Non-Partisan League (Liên đoàn không đảng phái) tích cực hoạt động để các tiểu bang ban hành luật lệ có lợi cho anh em nông dân. Dân biểu Quốc hội thuộc các tiểu bang mà căn bản kinh tế là nông nghiệp tự động tổ chức thành một nhóm gọi là "Khối nông dân". Họ có đủ phiếu ở tại Quốc hội để thông qua những luật lệ trợ giúp nông dân. Một đạo luật có thể giúp cho nông dân căn cứ vào ruộng đất của họ để mượn tiền và trả lại trong một thời gian dài hạn. Một đạo luật khác cho phép nông dân được tố chức thành những tổ chức lớn gọi là Hiệp Hội Hợp Tác Xã (Cooperative Associations), các hiệp hội hợp tác xã này có thể bán nông phẩm với gái cao hơn là nông dân bán riêng rẽ. Hiệp Hội Hợp Tác Xã của nông dân ngày nay có chừng 6 triệu hội viên. Dân chúng đã bắt đầu nhận thức được rằng những khó khăn của anh em nông dân là quan trọng đối với tòan thể đất nước, và rằng vấn đề xã hội của anh em nông dân là mối quan tâm của chính quyền. PHẦN IV CHÍNH QUYỀN ĐÃ CỐ GẮNG GIÚP ĐỠ ANH EM NÔNG DÂN NHƯ THẾ NÀO? Các bạn vừa được biết chính quyền đã thông qua một số đạo luật để giúp đỡ anh em nông dân. Thực ra, từ nhiều năm nay chính quyền đã nhận thức được những khó khăn của anh em nông dân, và đã có nhiều hành động để giúp họ giải quyết những khó khăn đó. -Chính quyền giúp đỡ anh em nông dân cải thiện việc canh tác và sản xuất thêm niều nông phẩm. Dưới đây là một vài việc mà chính quyền Trung ương đã thực hiện để giúp đỡ anh em nông dân : 1) Lập trường cao đẳng công nông. – Năm 1862, Quốc hội thông qua luật Morrill. Theo luật này, chính phủ dành ra một số đất đai để dùng làm các trường đại học hay cao đẳng để dạy ngành canh nông và đào tạo kỹ sư. Kết quả là trong các tiểu bang trong toàn quốc đều có các trường cao đẳng canh nông. Các trường này đã thực hiện được rất nhiều việc để canh tác theo khoa học. Các trường này mở các lớp học cho các anh em nông dân trẻ. Chẳng hạn như trong các lớp này, nông dân được học về phân loại nên trồng loại cây nào, làm thế nào để tăng năng xuất, phải cho bò ăn gì để sản xuất được nhiều sữa, và phải ngăn ngừa bệnh tật cho các nông súc ra làm sao. Trong các phòng thí nghiệm ở các trường cao đẳng và đại học, có các nhà khoa học thực hiện các cuộc thí nghiệm. Họ nghiên cứu việc cải thiện thổ nhưỡng, nghiên cứu các loại bệnh tật có hại cho cây mùa và gia súc, và biết bao nhiêu công việc kha1cn ữa. Các trường này cũng có những trại ương cây thí nghiệm tại đó được áp dụng phương pháp mới về trồng cây, về cách xử dụng phân bón, về cách cho n6ong súc ăn, và còn cố gắng thí nghiệm nhiều công trình khác nữa. Lúc đầu, có nhiều anh em nông dân còn nghi ngờ những tư tưởng mới lạ này. Nhưng ngày nay, hầu hết anh em nông dân đã nhận thức được rằng họ cần phải biết một vài điều về phương pháp canh tác theo khoa học thì mới thành công được. 2) Thành lập bộ canh nông. – Một cơ quan trợ giúp khác nữa cho anh em nông dân là Bộ Canh Nông Hoa Kỳ. Vị Bộ Trưởng của Bộ này là nhân viên trong Hội đồng Nội các của Tổng thống. Bộ này được thành lập vào năm 1862. Công việc của bộ này rất cí giá trị đối với anh em nông dân. Nhiều phòng của bộ này thực hành các công trình nghiên cứu về đủ các vấn đề liên hệ đến ngành canh nông. Bộ Canh nông và các viên chức của bộ liên tiếp làm việc để diệt trừ các loại bệnh tật của các loại cây mùa và súc vật, và tìm cách làm thế nào để sử dụng được nhiều nông phẩm hơn. Bộ Canh Nông còn xuất bản các tờ tin tức loan báo những tin mới nhất về không biết bao nhiêu đề tài có lợi cho anh em nông dân. Hàng năm, bộ cũng phát hành một cuốn niên lịch tóm tắt những sưu khảo mới nhất về các vấn đề thuộc về canh nông. Đây cũng chỉ là một vài dịch vụ mà bộ canh nông thực hiện cho anh em nông dân. Văn phòng khí tượng mà ngày xưa là một cơ quan nằm trong Bộ Canh Nông có các đài khí tượng ở khắp mọi nơi trên toàn quốc, cung cấp tin tức khí tượng như bão, sương lạnh, nước lụt cho dân chúng. Bây giờ văn phòng này nằm trong Bộ Thương Mại. 3) Trợ giúp cho các tiểu bang. – Ngoài việc trợ giúp cho anh em nông dân qua các dịch vụ của Bộ Canh nông, chính phủ Trung ương còn trả cho các tiểu bang tiền bạc để khuyến khích anh em nông dân trong việc học hỏi về canh nông. Trong nhiều tiểu bang, công trình này được thực hiện với sự hợp tác chặt chẽ với các trường cao đẳng canh nông. Đồng thời, hính phủ cũng dành ngân khoản để gửi các chuyên viên về canh nông gọi là Country Agent (nhân viên tỉnh) về làm việc sát cánh với anh em nông dân về đủ mọi vấn đề canh nông. 4) Cho anh em nông dân vay tiền làm ruộng. – Chính phủ Trung ương cũng dễ dàng hóa cho anh em nông dân được vay tiền để mua đất hay hạt giống cùng máy móc. Nhiều cơ quan của chính phủ được thiết lập để giúp đỡ cho anh em được vay tiền và trả lời nhẹ. - Giá cả trồi sụt vẫn còn làm cho anh em nông dân lo ngại. Chính phủ đã thực hiện nhiều dịch vụ để giúp đỡ cho anh em nông dân Hoa Kỳ cải thiện và gia tăng sản xuất nông phẩm. Nhưng điều khó khăn là làm thế nào để bán nông phẩm được giá cao vẫn là điều làm cho anh em nông dân lo ngại. Giá cả nông phẩm khi tăng khi giảm vì những tình trạng nằm ở ngoài vòng kiểm soát của anh em nông dân. Các bạn hẳn còn nhớ rằng anh em nông dân đã gặp thời kỳ khó khăn vào những năm sau khi Đệ nhất Thế chiến chấm dứt. Trong những năm khủng hoảng kinh tế lớn lao vào thập niên 1930, tình trạng của anh em nông dân còn tệ hơn nhiều. Giá cả nông phẩm còn xuống thấp hơn nhiều và càng ngày càng có nhiều nông dân mất hết ruộng đất vì rằng họ không thể trẻ được nợ nần. Rồi tới thời Đệ nhị Thế chiến, nhu cầu cần đến nông phẩm Hoa Kỳ tăng vọt, nông dân Hoa Kỳ lại trở lại thời kỳ làm ăn thịnh vượng. Nhưng đến thập niên 1950, giá nông phẩm lại giảm hạ, một lần nữa, lợi tức của anh em nông dân lại giảm sút. - Quốc hội giải quyết những vấn đề giá cả nông phẩm. Khởi đầu bằng đạo luật Agricultural Adjustment Act được ban hành vào năm 1933 (1), Quốc hội cho thông qua một số những luật lệ khác để trực tiếp trợ giúp anh em nông dân Hoa Kỳ. Những luật lệ này có nhiều hình thức và tư tưởng giống nhau. 1) Hỗ trợ giá cả. – Muốn bảo vệ anh em nông dân, chính phủ phải định giá tối thiểu cho các loại nông phẩm chính như bắp, bông vải và lúa mì. Giá cả này thường căn cứ vào giá cả mà nông dân đã phải mua các vật dụng và các thứ khác. Nếu giá cả và các vật dụng cùng các thứ khác mà họ mua với giá cao thì theo đó giá cả nông phẩm của họ cũng gia tăng theo. 2) Kiểm soát sản xuất. – Chính phủ cũng có những cố gắng làm nông dân nản lòng để khỏi sản xuất quá nhiều lúa mì, quá nhiều bắp cũng như quá nhiều thứ khác. Thí dụ như nếu anh em nông dân trồng ít lúa mì hơn khi trước, theo luật cung cầu sẽ giữ cho giá lúa mì lên cao. 3) Bảo vệ đất đai. – Chính phủ khuyến khích anh em nông dân phục hồi những đất đai đã bị kiệt quệ bằng cách bón phân đúng cho thích hợp với các loại đất và trồng một vài loại cây mùa để bồi dưỡng đất đai. Muốn làm như vậy thì anh em nông dân phải làm cho đất đai màu mỡ trở nên phì nhiêu hơn, và phải bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của đất nước. Đồng thời, chương trình bảo vệ đất đai của chính phủ cũng trợ giúp việc giảm rút diện tích trồng các loại cây mùa chính. - Công việc trợ giúp của chính phủ cho anh em nông dân đã được tiến hàng tốt đẹp như thế nào ? Luật Agricultural Adjustment vàn hững luật lệ khác về canh nông đã đưa đến những dư luận khác nhau. Một vài người cho rằng khuyến khích anh em nông dân trồng trọt ít hơn khả năng của họ là một điều lầm lẫn. Đồng thời cũng có những chống đối về việc thực hiện những chương trình tốn kém chỉ có lợi cho một số ít dân chúng. Đặc biệt nhất là vào năm 196 khi đó chương trình trợ giúp có lợi cho các ông chủ nông trại lớn hơn là lợi cho các ông chủ nông trại nhỏ. Những người khác thì lại cho rằng đã từ lâu chính phủ đã trợ giúp cho các nhà kỹ nghệ bằng cách cho thông qua các đạo luật về thuế bảo vệ mậu dịch. Những người ủng hộ các chương trình về canh nông của chính phủ đã cho biết rằng lợi tức về canh nông đã gia tăng và anh em nông dân Hoa Kỳ có thể đáp ứng được nh cầu của đất nước torng thời Đệ nhị Thế chiến, và nuôi biết bao người đói lạnh ở khắp nơi trên thế giới. Năm 1973, Quốc hội chấp thuận một chính sách về canh nông hoàn toàn mới với hy vọng rằng sẽ cung ứng đủ nông phẩm để giữ cho giá hạ cho những người phải đóng thuế. Theo chính sách mới này, họ có thể trồng trọt tất cả các loại mễ cốc và bông vải, nếu muốn. Hơn nữa, họ có thể bán nông phẩm của họ với bất cư giá nào. Cho nên trong nhiều trường hợp họ chỉ có thể đạt được giá cả chi phối bởi luật cung cầu. Tuy nhiên, chính phủ Trung ương lại ngưng hẳng việc hỗ trợ giá cả. Luật bảo vệ nông nghiệp và người tiêu thụ năm 1973 (The Agricultural And Consumer Act of 1973) ấn định giá cả cho mỗi loại nông phẩm. Nếu giá cả trung bình mà anh em nông dân thấy ở thị trường tự do cao hơn giá ấn định thì chính phủ sẽ trả cho anh em nông dân chỗ sai biệt dó. Nếu giá cả ở thị trường tự do cao hơn giá ấn định thì chính phủ không trả thêm tiền cho anh em nông dân nữa. Khi kế hoạch canh nông mới được đem ra áp dụng thì chi phí của chính phủ tài trợ cho anh em nông dân bấy giờ giảm xuống còn dưới 2 tỷ Mỹ kim thay vì hơn 4 tỷ như trước. Hơn nữa, trong thời kỳ này sản lượng nông phẩm tăng lên rất nhiều, và số nông phẩm Hoa Kỳ xuất cảng sang các quốc gia khác tăng lên tới 50 phần trăm. Các bạn nên nhớ rằng việc thay đổi kiểm soát sản xuất đã thực hiện vào đúng lúc khắp nơi trên thế giới đều khan hiếm thực phẩm. ___________________ (1) Năm 1936, Tối cao pháp viện tuyên bố luật The Agricultural Adjustment Act là bất hợp hiến. Hai năm sau, đạo luật Agricultural Adjustment Act thứ hai trở thành luật. Luật này giống như luật trước nhưng được soạn thảo để tránh những phản đối của Tối cao Pháp viện. Trang Lịch Sử |