LỊCH SỬ HOA KỲ

(3 tác giả)

Nguyễn Mạnh Quang dịch

http://sachhiem.net/NMQ/LSHK/LSHK21.php

| bản rời | «  Xem Mục Lục » | 26-Jun-2023

(tiếp theo Chương hai mươi)

 


QUYỂN HẠ


 

MỤC VII

NƯỚC HOA KỲ MỚI ĐANG HÌNH THÀNH

Năm 1876, đúng 100 năm sau khi 13 thuộc địa tuyên bố độc lập, một cuộc triển lãm mệnh danh là "Cuộc triển làm lục địa" được tố chức tại Philadelphia. Cuộc triển lãm này lôi cuốn gần 10 triệu du khách đến xem. Trong thế kỷ đầu của lịch sử, Hoa Kỳ đã tiến được một đoạn đường dài. Lãnh thổ được mở rộng, vươn ra bao trùm từ Đại Tây Dương chạy dài đến tận bờ biển Thái Bình Dương. Dân số gi tăng gấp bội phần. Tuy nhiên, những thay đổi của Hoa Kỳ trong thế kỷ đầu của lịch sử nếu đem so với những thay đổi khác của những năm sau này thì quả là không có nghĩa lý gì.

Một lý do mà Hoa Kỳ đã cho ta thấy là một quốc gia bất khả phân đã phải chiến đấu trong cuộc chiến để bảo toàn nền thống nhất. Ngay sau khi đại pháo không còn gầm thét nữa là khi phái xúc tiến vấn đề tái thiết, đặc biệt rất là trầm trọng ở miền Nam. Bây giờ toàn thể đất nước được rảnh tay thiết lập kế hoạch xây dựng tương lai.

Hơn nữa, Hoa Kỳ đã bước vào giai đoạn phát triển kỹ nghệ. Những phát minh khoa học gần đây đã làm cho công việc truyền tin giao thông từ vùng này sang vùng khác được mau chóng. Những máy móc mới như đã được trưng bày trong kỳ triển làm lục địa, đã giúp cho các xí nghiệp sản xuất ngày càng nhiều hàng hóa. Giải đất rộng mênh mông bát ngát ở bên kia bờ sông Mississippi rất hấp dẫn và lôi cuốn dân đi định cư lập nghiệp. Không biết bao nhiêu cơ hội tốt đẹp đang chờ đợi những người can đảm và có khả năng. Nước Hoa Kỳ mới đang thành hình.

Mục VII sẽ bàn về những tiến bộ của Hoa Kỳ từ năm 1865 cho đến ngày nay. Chương 21 sẽ bàn về những người tiên phong đi định cư tiến về các vùng đất hoang vu ở miền Tây như thế nào. Chương 22 sẽ bàn về những phát minh khoa học đã giúp cho Hoa Kỳ trở thành một quốc gia kỹ nghệ dẫn hàng đầu trên thế giới. Sự phát triển kỹ nghệ ở Hoa Kỳ đã mang lại rất nhiều lợi điểm nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề mới. Chương 23 sẽ nói về một vài vấn đề này và một vài giải pháp cho vấn đề đó. Sau hết, chương 24s sẽ bàn về những gì xảy ra vào khi mà người ta áp dụng những máu móc mới vào công việc canh tác.

 

pypypy

CHƯƠNG XXI

CÔNG VIỆC ĐỊNH CƯ Ở VÙNG BIÊN CƯƠNG CHÓT Ở MIỀN TÂY

"Miền Tây" đã từng là một từ ngữ ảo thuật trong lịch sử Hoa Kỳ. Một mặt, miền Tây đối với rất nhiều người Hoa Kỳ có nghĩa là một cái gì khổ cực, nguy hiểm và phiêu lưu. Nhưng mặt khác, thì nó lại là tự do, là nơi mà người ta có thể sống cuộc đời tự do thỏa đáng. Một người Hoa Kỳ danh tiếng đã khuyên thanh niên khi mới khởi lập cuộc đời rằng "Thanh niên hãy đi về miền Tây, đi về miền Tây và trưởng thành với đất nước". Trải qua biết bao nhiêu năm rồi, giải đất rộng mênh mông của miền Tây hầu như là vô tận. Nhưng đến cuối thế kỷ thứ XIX thì không còn những vùng đất rộng lớn vô tận để đón nhận dân định cư đến lập nghiệp nữa. Như các bạn đã đọc trong chương trước, ngay từ khi khởi đầu của lịch sử Hoa Kỳ, những người dân đi lập nghiệp phiêu lưu kéo nhau đi về miền Tây. Phần lớn nững cuộc Tây tiến này đi từng đợt một, và mỗi đợt lại tiến xa hơn về phía Tây. Trước hết là giải đất rộng mênh mông nằm giữa Đại Tây Dương và dãy núi Appalachians được định cư kín cả. Rồi thì dân đi lập nghiệp vượt dãy núi này đua nhau tiến vào thung lũng sông Ohio màu mỡ. Sau đó thì vùng biên cương mở rộng tới sông Mississippi và sang tới cả bên kia bờ sông này. Tới giữa thế kỷ thứ XIX, vàng và đất đai màu mỡ đã lôi cuốn dân đi lập nghiệp đua nhau tiến ới tận bờ biển Thái Bình Dương để định cư ở các vùng California và Oregon. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn là miền Tây, và còn cả một vùng đất rộng bao la chưa có người tới định cư. Giải đất này chạy dài từ tiểu bang Minnesota ngày nay xuôi về Nam tới Texas, và mở rộng miền Tây tới mãi phía bên kia dãy núi đá Rockies. Giải đất này là vùng biên cương chót của Hoa Kỳ.

Từ lâu, nhiều người Hoa Kỳ đã ngỡ rằng phần đất miền Tây này đã có người ở. Hàng ngàn dân Da đỏ sống bằng nghề săn bắn trên giải đất này là chướng ngại vật cản đường đối với Dân da trắng đến đây lập nghiệp. Tuy nhiên, vào những năm hậu chiến, dân đi lập nghiệp dồn dập tiến đến những khu đất trống chưa có người định cư ở phía Tây sông Mississippi. Cuộc Tây tiến lớn lao này đã làm cho vùng đất biên cương biến mất vào những năm 1890.

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những người thợ mỏ, những nhà chăn nuôi và các nhà nông đã di chuyễn về miền Tây như thế nào. Đồng thời chúng ta cũng tìm hiểu về những gì đã xảy ra.

1) Tại sao người ta lại di chuyển đến vùng đất chót cùng chưa có người định cư ở miền Tây ?

2) Những gì xẩy ra cho dân Da đỏ, những người chống lại công cuộc định cư ở miền Tây ?

3) Những người thợ mỏ, những người chăn bò và các nhà nông đã góp phần vào công cuộc định cư ở vùng biên cương chót cùng này như thế nào ?

PHẦN I

TẠI SAO NGƯỜI TA LẠI DI CHUYỂN ĐẾN VÙNG ĐẤT CHÓT CÙNG CHƯA CÓ NGƯỜI ĐỊNH CƯ Ở MIỀN TÂY?

- Luật Homestead trợ giúp công cuộc định cư ở miền Tây

Trong thập niên 1860 có hai biến cố khích lệ người Hoa Kỳ đến định cư ở phía Tây sông Mississippi. Thứ nhất là luật homestead được Quốc hội thông qua vào năm 1862. Luật này quyết định về các ruộng đất công, nghĩa là quyết định những đất đai thuộc về chính phủ Trung ương. Trước kia, chính phủ Hoa Kỳ bán đất đai công cho dân định cư với giá 1.25 Mỹ kim một mẫu. Nhưng dù bán với giá hạ như vậy, thì các gia đình nghèo vẫn không đủ tiền để mua đất để định cư lập nghiệp ở miền Tây. Luật Homestead đã giúp cho dân chúng mua đất được dễ dàng hơn. Theo luật này, thì mỗi trưởng gia đình có thể làm chủ một khu đất rộng tới 160 mẫu. Chỉ cần có một điều kiện là người chủ gia đình phải sống và canh tác khu đất này 5 năm.

Vài lúc đó luật Homestead có những kết quả rất lớn. Ngay cả trong thời kỳ trước khi chiến tranh N

am Bắc chấm dứt, đã có hàng ngàn gia đình di chuyển đến lập nghiệp ở các tiểu bang Wisconsin, Illinois, Minnesota và Iowa. Tới khi chiến tranh chấm dứt, số lớn quan nhân được giải ngũ. Trước kia, họ là những người phải bỏ công ăn việc làm để tòng quân, và phải sống cuộc đời nguy hiểm nhưng rất thích thú ở ngoài chiến trường. Nhiều người muốn cố gắng thử vận trong cuộc đời phiêu lưu gan dạ mới còn hơn là trở về quê cũ với nếp sống của ngày xưa. Luật Homestead đã giúp cho các cựu chiến binh dễ dàng khởi lập lại cuộc đời. Nhờ luật Homestead mà có nhiều cựu chiến binh đến định cư và lập nghiệp ở miền Tây.

- Thiết lập đường xe lửa xuyên lục địa.

Biến cố quan trọng thứ hai tiếp theo luật Homestead là việc thiết lập đường xe lửa xuyên lục địa đầu tiên. Đã từ nhiều năm về trước, có một số người hằng mơ ước thiết lập đường hỏa xa nối liền miền Đông với miền Tây. Năm 1862, giấc mơ này đã đi vào dự án. Hai công ty Union Pacific và Central Pacific được thiết lập để kiến tạo một đường xe lửa nối liền miền Trung Tây (Middle West) với vùng duyên hải Thái Bình Dương. Công ty Union Pacific lo thiết lập đoạn đường từ Omaha, Nebraska chạy về miền Tây, trong khi ấy công ty Central Pacific lo làm quãng đường từ Sacramento, California chạy về phía Đông. Hai đoạn đường này sẽ nối liền với nhau tại một địa điểm ở trong vùng rộng lớn chưa có dân đến định cư. Chính phủ Trung ương sẽ cố gắng hoạt động để khích lệ dự án này. Chính phủ cho những người xây cất đường hỏa xa vay những món tiền khổng lồ, đồng thời còn cấp cho học giải đất ở hai bên đường rày, mỗi bên rộng chừng một dặm. Như vậy công ty hỏa xa nào thiết lập được đoạn đường dài nhất sẽ nhận được nhiều tiền và nhiều đất nhất.

Hai công ty này khởi sự một cuộc chạy đua. Các công nhân cần cù làm việc làm đường băng qua cánh đồng cỏ rộng lớn và vượt qua các đèo hẹp. Trong thời kỳ chạy đua hăng say nhất, con số công nhân được huy động làm việc lên đến 20 ngàn người. Họ phái gánh chịu biết bao nhiêu cơ cực, nguy hiểm. Nào là phải trần mình dưới trời nóng bỏng cả da người, rồi thì mùa Đông tới, tuyết rơi mù mịt. Ngoài ra, người Da đỏ còn đến tấn công bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, dần dần mỗi ngày làm xong từng một đoạn đường và hai đoạn đường... Lần lần càng ngày tới gần nhau hơn. Ngày 10 tháng 5 năm 1869, hai đầu tàu xe lửa – một chiếc tàu số 119 của công ty Union Pacific, và một chiếc tàu Jupiter của hãng Central Pacific gặp nhau tại Promontory Point gần Ogden, thuộc tiểu ban Utah. Công ty Union Pacific đã thắng cuộc thi đua này. Vì được làm phần lớn đoạn đường chạy qua đồng bằng nên công ty này đã thành công vẻ vang trong công việc hoàn thành được 1086 dặm đường rày. Công ty Central Pacific, vì phải vượt núi, cho nên chỉ đạt được 689 dặm. Thật là vui mừng khôn xiết khi tin Thống đốc Lelan Stanford của tiểu bang California đóng chiếc đinh vàng vào chỗ đường xe lửa chót. Điện tín loan báo tin này đi toàn quốc. Giấc mơ vượt lục địa của người Hoa Kỳ đã trở thành sự thật.

- Đường xe lửa xuyên lục địa trợ giúp công cuộc định cư ở miền Tây.

Nhờ có phương tiện di chuyển bằng xe lửa mà số người vượt những khu đồng ruộng trống rộng mênh mông để đến miền Tây lập nghiệp ngày càng gia tăng lên nhiều. Họ gửi tin tức và những gì học đã thấy cho bạn bè và bà con của họ ở miền Đông, trong đó có nhiều người cũng nối gót họ lên đường đi miền Tây lập nghiệp. Sau khi thiết lập xong đường hỏa xa xuyên lục, những người muốn đi sinh sống ở miền Tây cảm thấy rằng việc di chuyển gia đình và các đồ dùng của họ dễ dàng hơn, an toàn và thoải mái hơn. Đồng thời đường xe lửa cũng giúp cho việc gởi các sản phẩm của nông dân miền Tây đến thị trường được dễ dàng hơn, và người ta cũng có thể gởi các súc vật đến thẳng các trung tâm kỹ nghệ đóng thịt hộp. Vào khoảng năm 1884, lại có thêm 3 đường xe lửa nữa chạy tới bờ biển Thái Bình Dương. Đó là đường Northen Pacific, đường Southern Pacific và đường Santa Fe. Những đất đai do chính phủ ban cấp cho các công ty hỏa xa được đem bán cho dân định cư với giá rẻ. Vì thế cho nên nhiều thị trấn được phát triển dọc theo các đường hỏa xa.

Nhờ có các đường xe lửa xuyên lục cũng như đạo luật Homestead mà torng những thập niên 1870 và 1880 có làn sóng người di chuyển về miền Tây lập nghiệp. Không phải chỉ có riêng người Hoa Kỳ mà còn có cả những người ở mãi Âu Châu cũng ồ ạt kéo đến miền Tây để kiếm đất lập nghiệp. Làn sóng người hăng hái đi lập nghiệp này đã đẩy vùng biên cương ngày càng xa hơn về phía Tây.

- Dân tiền phong đi lập nghiệp phải gánh chịu nhiều gian khổ khó khăn.

Tuy nhiên, công cuộc đẩy vùng biên cương càng ngày càng xa hơn về phía Tây không phải là dễ dàng. Những người tiền phong đi định cư lập nghiệp đã phải khắc phục không biết bào là nhiêu là nguy hiểm cơ cực. Những trận bão tuyết dữ dội trong những thánh mùa Đông rất có thể giết hại gia súc và tàn phá mùa màng của họ. Nhiều người đã chết cóng torng những mùa Đông giá lạnh. Trong những tháng hè nóng nực, họ thường phải tuyệt vọng đứng nhìn đàn gia súc chết khát, hay mùa màng khô héo vì thiếu nước. Có khi nước lũ tiêu hủy tất cả công trình làm ăn của họ. Tuy nhiên, sự nguy hiểm lớn nhất vào những năm đầu đối với người đi lập nghiệp là phải đối phó với các cuộc tấn công thường trực của người Da đỏ.

PHẦN II

NHỮNG GÌ XẨY RA CHO DÂN DA ĐỎ, NHỮNG NGƯỜI CHỐNG LẠI CÔNG CUỘC ĐỊNH CƯ Ở MIỀN TÂY?

- Người da đỏ chống lại bước tiến của người da trắng.

Khi các nhà thám hiểm và những người đi lập nghiệp đầu tiên đổ bộ vào bờ biển Mỹ châu thì học thấy rằng ở đây đã có người da đỏ sinh sống. Người da đỏ vố là chúa tể của những khu rừng xan cũng như những khu đồng ruộng mênh mông trước khi người da trắng đặt chân đến vùng đất này.Dĩ nhiên là người da đỏ coi những giải đất này là của họ và là của riêng họ thôi. Nhưng tới khi người da trắng đến định cư lập nghiệp càng tiến xa về miền Tây thì người da đỏ bị dồn ra khỏi quê hương và địa bàn săn bắn của họ. Tuy nhiên, không phải thế có nghĩa là người da đỏ đã chịu nhường bước một cách dễ dàng như vậy. Mỗi bước tiến của dân định cư da trắng đều bị họ chống đối mãnh liệt, và thường thì họ đánh nhau với người da trắng.

Năm 1805, một vị tù trưởng Da đỏ đã nói với người da trắng để giảng giải câu chuyện về phía họ như thế này :

"Anh em ! Hãy nghe chúng tôi nói. Có một thời ông cha chúng tôi làm chủ hòn đảo vĩ đại này (ý ông ta muốn nói là toàn thể lục địa này). Đất đai của ông cha chúng tôi chạy dài từ nơi mặt trời mọc đến nơi mặt rời lặn. Thượng đế đã tạo ra hòn đảo này cho người Da đỏ sử dụng. Đồng thời Thượng đế cũng sinh ra trâu bò, hươu nai và các loài súc vật khác để làm thực phẩm. Thượng đế cũng sinh ra gấu, hải ly. Da của những loài thú này để cho chúng tôi làm quần áo. Thượng đế để cho thú vật rải rác khắp nơi trong nước và dạy chúng tôi cách thức bắt thu vật. Thượng đế cũng làm cho Trái đất này sinh  hóa ra bắp để làm bánh. Thượng đế đã làm tất cả cho những đứa con Da đỏ của ngài, vì rằng ngài thương yêu chúng lắm. Nếu chúng tôi có vài vụ tranh chấp về địa bàn săn bắn thì thường thường những vụ tranh chấp này đều được giải quyết ổn thảo mà không có đổ máu. Nhưng cái ngày tội ác đã đến với chúng tôi. Tổ tiên các ông đã vượt đại dương đổ bộ vào hòn đảo này. Tính con số thì chẳng có bao nhiêu. Họ đến đây được chúng tôi coi như bạn chứ không phải kẻ thù. Họ nói với chúng tôi rằng họ phải bỏ trốn nước họ vì sợ những người độc ác, và tới đây để vui hưởng tự do tín ngưỡng. Họ yêu cầu để được một ít đất đai. Chúng tôi thương hại họ, đáp lại nguyện vọng của họ, và học đã được chúng tôi hân hoan tiếp nhận. Chúng tôi trao tặng họ bắp và thịt, đổi lại họ tặng cho chúng tôi thuốc độc (Rượu Rhum và rượu Wishkey).

Anh em người da trắng bấy giờ đã thấy rõ đất nước của chúng tôi. Tin tức đã được gửi về quê nhà của họ, rồi lại có nhiều người đến với chúng tôi. Tuy nhiên, chúng tôi không sợ họ. Chúng tôi coi họ như bạn. Họ coi chúng tôi là anh em. Chúng tôi tin ở họ và cho họ một vùng đất rộng lớn. Sau cùng, càng ngày càng có nhiều người da trắng đến. Họ muốn có thêm đất đai. Họ muốn chiếm thêm nước tôi. Mắt chúng tôi mở rộng mà tâm trí chúng tôi đã trở thành bối rối. Chiến tranh đã xảy ra. Người ta thuê người Da đỏ để chiến đấu chống lại người Da đỏ. Dân chúng tôi bị giết hại rất nhiều. Họ mang cả rượu mạnh đến cho chúng tôi. Rượu đó rất mạnh và đã giết hại hàng ngàn người của chúng tôi.

Người anh em ! Đất nước của chúng tôi đã một lần rất là rộng lớn, và những đất đai của các bạn thì rất là nhỏ hẹp. Các bạn bây giờ thì đã trở nên một dân tộc vĩ đại, và chúng tôi chỉ còn lại một miếng đất đủ cho trải những tấm chăn của chúng tôi. Các bạn đã chiếm được đất nước của chúng tôi mà vẫn chưa hài lòng..."

Trong nhiều trận đánh giữa người Da trắng và người Da đỏ, đôi khi người Da đỏ thắng trận. Nhưng thường thường thì người Da trắng chiến thắng, vì họ đông hơn và có vũ khí tối tân hơn. Dần dần người Da đỏ bị đẩy sâu vào nội địa. Thực ra vào đầu thế kỷ thứ XIX, người Da đỏ đã bị đẩy dồn ra khỏi vùng đất ở phía Đông dãy núi Appalaches. Tuy nhiên, ngay cả sau khi dân Da trắng tiến vào vùng đất ở phía bên kia (phía Tây) dãy núi Appalaches, một vài bộ lạc Da đỏ còn đòi quyền chiếm hữu những khu đất rộng lớn ở phía Đông sông Mississippi. Có khi họ chiếm cả những vùng đất màu mỡ mà người Da trắng ao ước thèm muốn.

 

Đường ray xe lửa ngày xưa được thiết lập

- Chính phủ lựa riêng một vùng đất cho người Da đỏ.

Những năm sau cuộc chiến tranh 1812, chính phủ thi hành một chính sách mệnh danh là chính sách di tản. Đây là một kế hoạch di chuyển những người Da đỏ sang những vùng đất ở Tây ngạn sông Mississippi. Muốn thi hành chính sách di tản này, Chính phủ Hoa Kỳ phải lý một số hòa ước với nhiều bộ lạc Da đỏ. Các bộ lạc Da đỏ ở Đông ngạn sông Mississippi đồng ý là từ bỏ đất đai của họ để lấy tiền và được hứa là sẽ có đất mới cho bộ lạc của họ ở miền Tây ngạn sông Mississippi. Hòa ước này qui định rằng những vùng đất mới này sẽ mãi mãi thuộc về các bộ lạc Da đỏ này. Vào lúc mà không ai tin rằng sẽ có những người Hoa Kỳ đến định cư ở những vùng đất nằm bên Tây ngạn sông Mississippi, nơi mà chính phủ đã dành làm địa bàn mới cho những người Da đỏ thì chính phủ Hoa Kỳ thành thực thi hành các hòa ước này. Hầu hết những người Da đỏ từ phía Đông ngạn sông Mississippi được đưa đến định cư ở phía Tây và phía Nam chỗ sông Missouri uốn khúc lượn về phía Bắc. Vì rằng ở phía Tây sông Missouri đã có nhiều bộ lạc Da đỏ khác vốn đã sinh sống ở đó, cho nên chính phủ Hoa Kỳ lại phải ký hòa ước với những bộ lạc này để yêu cầu họ di chuyển xa hơn về phía Tây.

Vùng Đại đồng bằng nằm bên phía Tây sông Mississippi quả là quê hương tốt đẹp cho những người Da đỏ này. Tuy nhiên, ở đây có một vài khu định cư của người Da trắng. Thật ra, ở đây có những cánh đồng bát ngát với từng đàn, từng đàn trâu rừng. Những đàn súc vật to lớn lông lá bù xù này rất là quan trọng đối với người Da đỏ. Thịt trâu rừng dùng làm thực phẩm, da trâu dùng làm quần áo và làm lều cho người Da đỏ. Người Da đỏ còn dùng xương trâu để làm nhiều thứ đồ dùng.

- Người Da trắng xâm lấn vào địa bàn săn bắn của người Da đỏ.

Nếu người Da đỏ được yên ổn để sinh sống ở phía Tây ngạn sông Mississippi thì có lẽ đã xảy ra ít chiến tranh với người Da trắng. Nhưng vào giữa thế kỷ thứ XIX, có những dấu hiệu cho thấy là sự việc đã không như vậy.

1) Những người Da trắng đi tìm đất lập nghiệp theo con đường mòn Oregon đi sâu vào trung tâm địa bàn hoạt động của người Da đỏ. Nhiều người 49 (những người đi tìm vàng) cũng vượt vùng đại đồng bằng. Đôi khi có nhiều nhóm người Da trắng bỏ dự định của họ rồi đi lang thanh khắp vùng duyên hải miền Tây. Thực ra là họ muốn định cư lập nghiệp ở dọc hai bên con đường mòn Santa Fe, và đường mòn Oregon, nơi mà ngày nay là các tiểu bang Arkansas và Nebraska.

2) Năm 1847, có một số người theo đạo Mormons khởi hành đi tìm đất hứa. Những người Mormons này đã liều mình đương đầu với mọi nguy hiểm, băng qua các vùng địa bàn của người Da đỏ tiến đến định cư lập nghiệp ở vùng thung lũng Đại Hồ Muối "Great Salt Lake", nơi mà ngày nay thuộc tiểu bang Utah.

3) Những người chuyên môn săn thú rừng đi lang thang khắp các khu rừng miền Bắc để bắt thú và lấy da. Những người săn bắn này tràn cả vào địa bàn của người Da đỏ, giết hại hàng ngàn trâu rừng của họ để lấy da, vì da trâu này bán rất được cao giá ở miền Đông.

4) Sau khi ban hành sắc luật Homestead và việc thiết lập đường xe lửa xuyên lục xong rồi thì có nhiều dân đổ xô đi kiếm đất lập nghiệp.

- Người Da đỏ quyết định bảo vệ quê hương và địa bàn săn bắn của họ.

Khi mà càng ngày càng có nhiều người Da trắng di chuyển đến miền Tây thì người Da đỏ càng ngày càng trở nên tuyệt vọng. Nhiều trường hợp đã xảy ra là có dân định cư chiếm đất đai nằm trong các hiệp ước, theo đó thì chính phủ Hoa Kỳ đã long trọng trao cho người Da đỏ. Chính quyền Hoa Kỳ không chấp thuận việc vi phạm các hào ước đã lý với người Da đỏ, nhưng không thể nào kiểm soát được hàng làn sóng người tiến về miền Tây đi kiếm đất để lập nghiệp. Tệ hơn nữa là người Da đỏ phải đương đầu với cảnh mất quê hương nhà cửa, mất cả phương tiện kiếm kế sinh nhai. Sự phát triển mau chóng các làng định cư của người Da trắng lại càng làm giảm địa bàn săn bắn của người Da đỏ, và giết hại một số rất lớn trâu thịt của họ. Trong vòng chưa đầy hai năm, ông William F.Cody hay còn gọi là Bill trâu rừng , đã giết hại hơn 4 ngàn con thú để làm thực phẩm cho công nhân làm việc tại các công trường thiết lập đường xe lửa chạy về miền Tây. Có nhiều nhà săn bắn người Da trắng giết hại trâu rừng rồi vứt bỏ chỉ cốt để thỏa mãn thú thể thao. Các đàn trâu càng ngày càng trở nên ít hơn, và có nghĩa là gây sự đói khổ cho người Da đỏ. Đứng trước cảnh đói khổ và trước cảnh kẻ thù người Da trắng bao vây, dân Da đỏ phải liều đứng lên võ trang cứu nguy đất nước của họ.

- Những cuộc tấn công của người Da đỏ biến thành những cuộc chiến tranh.

Có nhiều quân lính Da đỏ tấn công các đoàn toa xe và xe ngựa. Mạnh hơn nữa, họ còn tấn công các đoàn xe lửa. Đồng thời, họ còn tấn công vào các nông trại lẻ loi, vào các làng định cư nhỏ bé và các thương điếm. Đương nhiên là người Da trắng phải chống trả lại. Để có thể ngăn chặn các cuộc tấn công của người Da đỏ, chính phủ Liên bang cho thiết lập các đồn ải quân sự ở ngay trong địa bàn quê hương của người Da đỏ. Tuy nhiên, người Da đỏ vẫn tiếp tục tấn công người Da trắng và cuối cùng biến thành chiến tranh.

Những trận chiến tranh với người Da đỏ là những tranh sử đau buồn trong lịch sử Hoa Kỳ. Số lớn quân sĩ Da trắng cũng nư Da đỏ đã bị giết hại. Biết bao gia đình ly tán, nhà cửa bị thiêu hủy, đàn bà trẻ con bị tàn sát. Cả hai bên đều thiêu hủy và giết hại một cách tàn ác. Điều không may là hình như không có cách gì để ngăn chặn được các cuộc chiến tranh với người Da đỏ này, vì rằng bên nào cũng cho rằng mình phải. Người Da đỏ phải chi61n đấu cho sự sống còn và bảo vệ miếng ăn của họ. Mặt khác, người Da trắng lại cho rằng chừng nào chưa đập tan được sức mạnh của người Da đỏ thì không thể nào có hòa bình được. Người Da đỏ đã sinh sống ở Bắc Mỹ này từ bao thế kỷ rồi, nhưng họ vẫn chưa cải thiện được cho đất nước và lối sinh sống của họ là bao nhiêu. Người Da trắng đặt vấn đề là liệu rằng người Da đỏ có được phép chặn đứng công cuộc định cư và tiến bộ không ? Người Da trắng càng bị người Da đỏ tấn công thì người sinh sống ở miền cương càng cho rằng "Chỉ có những người Da đỏ đã chết rồi mới là người tốt".

- Người Da trắng đập tan công cuộc kháng chiến của người Da đỏ.

Vì rằng mỗi bên đều tin tưởng vào chính nghĩa của mình cho nên cuộc chiến tranh với người Da đỏ phải kéo dài torng nhiều năm. Dân định cư người Da trắng sống trong lo sợ, nhất là vào những khi có tiếng kêu báo hiệu có người Da đỏ đến tấn công. Thỉnh thoảng lại có quân Da đỏ đến tấn công bất ngờ, tàn phá hết các khu định cư. Không phải chỉ có người Da đỏ đã phạm tội tàn sát hàng loạt như vậy, chẳng hạn như người Da đỏ ở Colorado cho rằng họ đã ký hòa ước với người Da trắng, nhưng rồi họ lại bị tấn công và lại bị giết hại bất kể đàn ông, hay đàn bà hoặc con nít.

Một torng những chiến thắng lẫy lừng nhất của người Da đỏ là chiến thắng trong vùng thung lũng sông Little Big Horn ở Montana. Người Da trắng tràn vào vùng đất đã được trao cho người Da đỏ thuộc bộ lạc Sioux qua một thỏa hiệp. Dân Sioux quyết định phải chiến đấu. Tháng 6 năm 1876, một nhóm quân sĩ Da đỏ Sioux phục kích đoàn quân gồm 200 kỵ binh dưới quyền chỉ huy của tướng George A.Custer. Ngay khi đó, hai bên kịch chiến dữ dội, chính tướng Custer bị giết và đoàn quân của ông bị quét sạch. Tuy nhiên, người Da đỏ không phải là luôn luôn chiến thắng như vậy. Quân sĩ da trắng đã chứng tỏ rất mạnh đối với quân sĩ Da đỏ. Nhiều vị tù trưởng đã chết ở tại trận chiến, nhiều vị tù trưởng khác phải xin hòa. Khoảng năm 1877, hầu như các trận đánh không còn nữa, dù là đó đây vẫn còn những vụ đụng độ lẻ tẻ.

- Chính phủ Hoa Kỳ thiết lập những khu vực dành riêng cho người Da đỏ.

Trong thập niên năm 1870, chính phủ Hoa Kỳ bắt đầu cho thiết lập các khu dành riêng cho người Da đỏ. Những khu dành riêng này là những khu đất dành riêng cho nhiều bộ lạc Da đỏ khác nhau. Đồng thời cũng vào khoảng thời gian này, chính phủ Hoa Kỳ không còn coi các bộ lạc Da đỏ như các quốc gia riêng rẽ nữa, và cũng không còn ký thỏa hiệp với học nữa. Một cơ quan lo các dịch vụ cho người Da đỏ được thiết lập ngay trong bộ Nội vụ. Ủy viên đặc trách cơ quan này ở Hoa-thịnh-đốn điều khiển tất cả các viên chức và các nhân viên trông coi người Da đỏ. Ngày nay, rải rác khắp trong nước có chừng 300 khu vực dành riêng cho người Da đỏ. Hầu hết các khu vực này nằm ở Tây ngạn sông Mississippi.

Chính phủ Hoa Kỳ hứa là bảo vệ người Da đỏ sống trong các khu vực dành riêng cho họ, và cung cấp cho họ lương thực và các đồ tiếp liệu. Nhưng hệ thống các khu vực dành riêng cho người Da đỏ đã không tiến hành tốt đẹp. Những người Da đỏ bị bắt vẫn còn khao khát sống tự do ở các vùng đồng bằng, vì sống ở các khu dành riêng cho họ, họ cảm thấy bị kềm hãm, tù túng. Hơn nữa có nhiều người Da trắng lừa dối họ, khinh rẻ họ và đối xử tàn ác đối với họ.

- Người Da trắng thay đổi thái độ với người Da đỏ.

Trong khi đó, càng ngày càng có nhiều người Hoa Kỳ nhìn văn phòng trông coi người Da đỏ một cách khác nhau. Những cuộc điều tra của chính phủ cho thấy dân Da trắng thường qui tội cho người Da đỏ về những xáo trộn giữa các chủng tộc. Thái độ của người dân ở vùng biên cương cũng bắt đầu thay đổi. Càng ngày càng có nhiều người Hoa Kỳ lấy làm xấu hổ khi đọc những câu chuyện về những người Da trắng đã đánh lừa người Da đỏ và đối xử với học một cách tàn ác. Người Hoa Kỳ bắt đầu nghiên cứu các chuyện lịch sử về người Da đỏ cũng như tìm những phương cách mới để đối xử với họ.

- Chính phủ Hoa Kỳ thay đổi thái độ đối với dân Da đỏ.

Chính phủ Hoa Kỳ quyết định đảm nhiệm trách vụ bảo vệ đất đai của người Da đỏ, và giúp đỡ họ học hỏi sống theo lối sống của người Da trắng. Bác sĩ, y tá được phái đến để hướng dẫn họ sống cho hợp với vệ sinh. Chính phủ cho thiết lập các trường học và gửi các giáo viên đến các khu vực dành riêng cho người Da đỏ. Có tới hàng ngàn nam nữ trẻ em Da đỏ đi học. Trường học dành riêng cho các trẻ em Da đỏ cũng tương tự như các trường tiểu học khác. Đối với trẻ em lớn tuổi hơn thì có trường nội trú để cho học sinh có thể ăn ở luôn trong trường. Nữ sinh thì học nấu ăn, may cắt và học về các công việc trong gia đình. Nam sinh thì học về canh nông, thợ mộc và các công việc buôn bán. Đồng thời cũng có nhiều sinh viên Da đỏ ghi danh học tại các trường công lập và đại học.

Chính phủ cũng cố gắng tạo điều kiện dễ dàng để cho người Da đỏ có thể làm chủ ruộng đất. Năm 1887, Quốc hội cho thông qua luật Dawes. Theo luật này thì một người chủ gia đình Da đỏ có thể được cấp cho 160 mẫu đất để canh tác. Họ chỉ cần phải tuân hành một điều kiện là họ phải từ bỏ lòng trung thành đối với bộ lạc của họ. Nếu họ đồng ý như vậy thì họ có thể trở thành công dân Hoa Kỳ. Sau 25 năm, họ sẽ hoàn toàn làm chủ ruộng đất này. Năm 1924, Quốc hội cho thông qua một đạo luật khác theo đó thì tất cả mọi người Da đỏ đều là công dân Hoa Kỳ.

- Ngày nay dân Da đỏ sinh sống ra sao ?

Ngày nay ở Hoa Kỳ có tất cả chừng 800 ngàn người Da đỏ, và chừng 2/3  số dân này sinh sống ở trong những khu vực dành riêng cho họ. Nhiều người sinh sống ở torng những khu vực dành riêng cho họ. Nhiều người sinh sống bằng nghề trồng trọt, nhưng cũng có nhiều làm công việc thủ công nghệ và nghệ thuật. Dân da đỏ sinh sống trong các khu vực dành riêng  cho họ thường cũng làm việc trong các nhà máy kỹ nghệ gần đó. Thí dụ trong thời Đệ Nhị Chiến, nhiều người Da đỏ đã làm việc trong các cơ xưởng kỹ nghệ, sản xuất vật liệu chiến tranh, và cũng có nhiều người Da đỏ khác phục vụ torng quân đội Hoa Kỳ. Tình trạng sinh sống trong các khu vực dành riêng cho người Da đỏ khác phục vụ trong quân đội Hoa Kỳ. Tình trạng sinh sống trong các khu vực dành riêng cho người Da đỏ cũng khác biệt rất nhiều. Một số vùng đất dành cho người Da đỏ rất có giá trị vì ở đó có những tài nguyên như gỗ rừng, mỏ dầu hay các khoáng sản khác. Trong 20 năm qua, bộ lạc Apache ở New Mexico đã nhận được mỗi năm hàng triệu Mỹ Kim lợi tức lấy từ gỗ rừng và các khoáng sản khác ở trong vùng đất dành riêng họ. Tuy nhiên cũng có một số bộ lạc khác không được may mắn và phải sống cuộc đời cơ cực và khó nhọc.

- Chính phủ giúp đỡ dân Da đỏ để họ có thể sống tự lực.

Chính phủ Hoa Kỳ vẫn tiếp tục giúp đỡ dân Da đỏ. Chính phủ tài trợ chương trình săn sóc y tế miễn phí cho họ. Các trường học được thiết lập cho họ cũng như giúp đỡ họ tìm kiếm công ăn việc làm. Đồng thời, chính phủ cũng cho thiết lập những chương trình dài hạn để cải thiện lề lối sinh hoạt của họ. Năm 1950, Quốc hội cho thông qua kế hoạch thập niên dành cho cho 2 bộ lạc Navaho và Hopi để xây thêm trường học và thiết lập các đường xá tốt đẹp hơn, cũng như du nhập các phương pháp canh tác để gia tăng sản lượng mùa màng và gìn giữ ruộng đất cho phì nhiêu. Mặt khác, cũng có nhiều bộ lạc khác đã trở nên hăng hái góp phần vào việc giảm thiểu thời kỳ chính phủ Hoa Kỳ điều khiển và kiểm soát công việc của họ. Các Hội đồng Bộ lạc đã quyết định sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hữu ít hơn. Những đất đai ở khu vực dành riêng cho dân Da đỏ nào mà bị trưng thu để thực hiện chương trình chống lụt hay được sử dụng vào các kế hoạch khác, thì chính phủ sẽ bồi thường bằng tiền cho các bộ lạc đó để cho họ có phương tiện đi định cư nơi khác, hay dùng tiền đó trợ giúp cho các gia đình đã bị bắt buộc phải di chuyển khỏi vùng. Tóm lại, dân Da đỏ mong muốn trở thành công dân Hoa Kỳ nhưng đồng thời họ cũng muốn ở lại trong các đoàn thể trong bộ lạc của họ.

ĐÃ GÓP PHẦN VÀO CÔNG CUỘC ĐỊNH CƯ Ở VÙNG BIÊN CƯƠNG CHÓT  CÙNG NÀY NHƯ THẾ NÀO

Năm 1890, một bản báo cáo của chính phủ Hoa Kỳ loan báo ằng vùng biên cương không còn nữa. Lời tuyên bố này không có nghĩa là vùng đất nằm giữa sông Mississippi và bờ biển Thái Bình Dương đã dày đặt những người đến lập nghiệp định cư với những nông trại trù phú, đô thị và thành phố nhộn nhịp. Bản thông báo đó chỉ có ý nói là lằn ranh chặn đứng người Da trắng đi tìm đất định cư không còn nữa. Những người tiền phong định cư đã dồn dập đến lập nghiệp ở hết các vùng đất ở miền Tây. Nhưng trước khi miền Tây trở thành như ngày nay thì người dân định cư đã phải làm biết bao công việc nặng nhọc. Ba nhóm người thợ mỏ, giới chăn bò và anh em nông dân đã giữ vai trò quan trọng trong công việc khó khăn năng nhọc này. Những người này đã sống cuộc đời lầm than, nguy hiểm, và cũng đã từng gánh chịu những thất bại đắng cay và phải hết sức liều mạng phiêu lưu.

- Những người đi tìm vàng mở đường tới vùng núi Rockies.

Trước hết là những người thợ mỏ dẫn đầu. Chúng ta trở lại thời kỳ mà người ta khám phá ra vàng ở California. Lúc đó những người đi tìm kiếm vàng đầu tiên đổ dồn về miền Tây để làm giàu ở California. Hình như lúc bấy giờ người ta chỉ lấy đất ở sông ngòi, lạch hay ở mặt đất rồi đem đãi hay lọc vàng bằng những cái rõ. Tuy nhiên, khi mà số người đổ xô đến hàng ngàn thì việc kiếm vàng dễ dàng như vậy không còn nữa. Sau này chỉ những người đủ tiền mua sắm những máy móc đắt tiền mới có thể đào được vàng ở sâu trong lòng đất. Nhưng nếu trước kia người ta đã dễ dàng kiếm ra vàng ở các vùng đồng quê ở California thì tại sao không có vàng ở các vùng núi đá Rockies ? Có nhiều người lại từ California quay ngược trở lại vùng núi lởm chởm. Ngoài ra còn có những nhóm người đang trên đường đi California lại dừng lại ở ngay vùng núi đá này. Họ đi lang thang hết nơi này đến nơi khác vì bị ám ảnh bởi tin đồn về mỏ kim quý. Họ là những người đi tìm vàng.

- Tìm được vàng và bạc ở vùng núi đá Rockies.

Vào những thập niên 1850 và 1860, hy vọng của những người đi tìm vàng đã được thỏa mãn. Người ta tìm thấy mỏ bạc rất lớn ở nơi mà ngày nay thuộc tiểu ban Nevada. Đồng thời cũng vào thời gian này, người ta lại tìm ra vàng ở Colorado. Đặc biệt nhất là ở vùng gần đỉnh núi Pike. Những người đi kiếm vàng chen chúc lên xe, mang khẩu hiệu "Pike's Peak or Bust" (đi đến núi Pike hay là phá sản). Nhiều người may mắn tìm được vàng, nhiều người khác không may mắn, thất vọng đổi khẩu hiệu trên đây thành "Bust by Gosh" (phá sản kỳ quá) và di chuyển đến hững nơi khác. Sau này người ta lại đi tìm vàng và bạc ở các nơi khác mà ngày nay thuộc về các tiểu bang Idaho, Montana, Wyoming. Người ta cũng khám phá ra vàng ở Arizona, New Mexico, và trong vùng Black Hills thuộc tiểu bang South Dakota.

- Đời sống ở trong các thị trấn trong vùng mỏ thật là thô bạo.

Khi mà có những dân phiêu lưu để xô tới đi tìm vàng thì chỉ torng một hai hay hai tuần lễ là đã có nhiều thị trấn xuất hiện. Những thị trấn của dân đi tìm vàng lúc đầu rất là khác biệt với các thị trấn Hoa Kỳ ngày này. Du khách có thể tìm thấy những đường phố đầy những bùn lầy hay đầy ngập cát bụi. Nhà cửa thì thật là thô sơ và xấu xí. Ngoài đường đầy những người thô bạo ồn ào chỉ nhằm có một mục đích là tìm cách làm giàu cho mau chóng. Vào lúc đầu, trong những thị trấn ở vùng có mỏ vàng rất ít có quyền lực của chính quyền. Những quân bất hảo thường lẻn trốn trước khi ib5 mang ra vành móng ngựa.

Dưới đây là một đoạn văn viết về một thị trấn ở vùng có mỏ vàng :

"Chỉ trong vòng 90 ngày thôi mà dân chúng ở đây đã lên tới ít nhất là 10 ngàn người. Đây thật là một xã hội của những phần tử ồn ào thô bạo. Người ta thấy có hàng ngàn căn nhà gỗ và lều vải. Từng tấc đất trong vùng thung lũng này đã được bới lên hàng đống kếch xù sỏi và sỏi. Ở đây có rất nhiều vàng và quân cờ bạc. Người buôn bán và bọn dân hạ cấp cũng dùng đủ mọi cách để được vàng. Cứ khoảng chừng 3 căn lều thì lại có một quán rượu và mỗi ly rượu bán tới giá 50 xu tính bằng bụi vàng. Nhiều quán đầy nhóc những người đánh bạc với những bàn bạc... Có rất nhiều tiệm đàn hát và nhảy đầm. Chỉ trong một ngày một đêm, đã xảy ra đầy những tội lỗi, cãi lộn, đả thương và giết người. Bên cạnh những giờ vui hưởng đàn nhạc, người ta thường nghe thấy tiếng súng lục nổ. Đánh lộn ở ngoài phố xảy ra rất thường, và không ai biết chắc giờ nào và ở đâu sẽ có đánh nhau. Ai cũng phải đề cao cảnh giác tự vệ chống lại súng bắn bất ngờ."

- Việc khai thác một cách dồn dập đưa đến việc phát triển các tiểu bang miền núi một cách mau lẹ.

Ngày nay, ngoại trừ mấy thành phố hoang vắng, rất ít có miền núi nào ở miền Tây còn sót lại những gì nhắc nhở lại những ngày xô bồ (reckless) của thuở xưa. Sự thay đổi này đã xảy ra như thế nào? Ngay khi những mỏ vàng hay bạc cạn hết thì những người đi tìm vàng di chuyển đi nơi khác. Những người tử tế thành lập những đội để mang bọn du thủ du thực và trộm cướp ở miền Tây hoang dã ra trước vành móng ngựa. Việc khai thác vàng trở nên công việc do các công ty lớn điều khiển. Với những máy móc đắt tiền, người thợ mỏ vàng ngày càng phải đào sâu vào trong lòng núi, và không những chỉ tìm lấy vàng hay bạc mà còn phải đào lấy đồng, chì và kẽm nữa. Nhiều người đi lập nghiệp thất bại trong công việc tìm kiếm vàng bây giờ quay ra buôn bán hay canh tác. Dầu sao, sớm muộn thì các vùng núi cũng được định cư. Phong trào ồ ạt đi kiếm vàng trong những thập niên 1850 và 1860 đã đẩy mạnh việc thành lập tiểu bang Navada (1864) và Wyoming (1890)...

* VIỆC CHĂN NUÔI SÚC VẬT BÀNH TRƯỚNG ĐẾN CÁC ĐỒNG BẰNG MIỀN TÂY.

Giống như công việc đi tìm vàng đã giúp cho việc định cư ở các vùng núi ở

miền viễn Tây thì việc chăn nuôi cũng đã giúp cho việc mở mang các vùng đồng bằng ở miền Tây. Khi người Tây Ban Nha đến định cư ở Mexico, và sau này ở những vùng đất màn ngày nay gọi là Tây Nam thì họ du nhập súc vật và cả ngựa nữa vào các vùng đất này. Được thả rong cho ăn tự do ở các vùng đồng cỏ rộng mênh mông, các thú vật này dần dần biến thành gần như thú rừng. Ngựa biến thành hàng đàn ngựa hoang nhỏ nhắn nhưng rất dẻo dai và rất nhanh. Khi những người Hoa Kỳ đến lập nghiệp ở Texas, New Mexico và California thì đã có nhiều người chú ý đến việc chăn nuôi súc vật. Súc vật được Tây Ban Nha lấy giống từ miền Đông. Tuy nhiên, vì công việc chuyển vận ở miền Đông khó khăn nên việc chăn nuôi súc vật không hứa hẹn sẽ mang lại được nhiều lợi.

- Việc chăn nuôi súc vật bắt đầu bành trướng mạnh.

Vào thời kỳ đó có hai sự việc xảy ra :

1) Việc giết hại những đàn trâu đã tạo nên những cánh đồng cỏ rộng bao la bát ngát chạy dài từ Texas đến Gia-Nã-Đại. Những nhà chăn nu6oi thấy rằng các đồng cỏ này quả là thực phẩm rất tốt cho gia súc của họ. Không bao lâu có hàng ngàn đàn súc vật ở trên cánh đồng này.

2) Khi các đường xe lửa được thiết lập băng qua các cánh đồng cỏ, các nhà chăn nuôi thấy rằng họ có thể đem súc vật của họ về phía Bắc qua các cánh đồng tới các trạm xe lửa trong tiểu bang Kansas và Nebraska.

Mỗi năm các nhà chăn nuôi ở Texas tập trung các đàn súc vật vĩ đại để đem về phía Bắc theo đó mà người ta gọi là cuộc viễn hành. Thường thường, một đàn súc vật như vậy có tới hàng hai ngàn hay ba ngàn con. Bò của họ được thả rông cho ăn băng qua các cánh đồng cỏ và cuối cùng tới "Thị trấn bò" ở dọc theo đường rày. Chúng ta hãy tưởng tượng những sự thích thú và ồn ào khi hàng hàng lớp lớp bò dồn vào thị trấn để cho lên xe lùa đi Kansas City hay Chicago. Đôi khi bò được đưa lên phía Bắc tới Wyoming hay Montana để cho ăn. Sự thành công của những "chuyến viễn hành" đã làm cho việc chăn nuôi bò được phát đạt ở khắp trong các cánh đồng cỏ miền Tây.

- Người chăn bò Hoa Kỳ giữ một vai trò quan trọng trong khng cảnh miền Tây.

Nếu không có người chăn bò thì người ta không thể nào thực thiện được những cuộc trường du của những đàn bò đi từ Texas đến tận những cánh đồng cỏ ở Kansas và Nebraska. Công việc của người chăn bò là để bảo vệ bò chống lại bọn người Da đỏ và thú rừng cũng như giữ cho bò khỏi đi lạc. Những bò non được tập trung lại và đánh dấu với dấu hiệu của ông chủ, và bò thuộc những trại khác nhau thì được phân loại. Tất cả những công việc này là những công việc nặng nhọc, nhưng là một cuộc sống tự do sung sướng đối với người chăn bò. Tập quán nổi tiếng của người chăn bò là không ăn mặc chưng diện. Mỗi khía cảnh có phần ích lợi của nó. Dưới đây là một đoạn văn nói về cách ăn mặc của người chăn bò, và tại sao họ lại ăn mặc như vậy :

"Chiếc áo len dầy rộng và hở cổ là lối ăn mặc rất thông thường cho tất cả các mùa trong năm ngoại trừ mùa Đông. Vào mùa Đông, người ta thường thấy những người chăn bò ở trong đám súc vật trong trại chăn nuôi không mặc gì khác hơn trừ một hay hai cái áo dầy... Giày của người chăn bò thì được làm bằng da thú rất khít, đế thì thực là rất nhỏ và cao gót. Nếu chúng ta cưỡi ngựa đi bên cạnh anh ta và nhìn vào chỗ ngồi của anh ta ở trên yên ngựa thì chúng ta sẽ thấy rằng gót giày cao và hẹp của anh ta cũng là đế ngăn chặn cho khỏi chìa ra trước bàn đạp, nếu có té thì chân anh ta không bao giờ vướng tòong-ten ở trên bàn đạp.

Người chăn bò rất cẩn thận trong việc chọn lựa gang tay. Găng tay của họ được làm bằng da hoẵng thuộc thứ tốt nhất. Loại da này nếu chẳng may bị ướt thì cũng không làm cho người mang bị đau. Thường thường những da này đã được thuộc và nhuộm trắng, và các găng tay còn được viền tua làm cho khi chạy những tua này sẽ rung rinh.

Mũ của những người chăn bò đúng là một kiểu độc đáo điển hình. Đó là chiếc mũ có vành rộng, dày, lại có một giải bằng dava có khóa. Vành mũ hơi uốn cong lên hay cuốn thẳng lên và được buộc bằng một sợi giây da. Người chăn bò có thể dùng chiếc mũ này cho luôn cả những khi nắng, khi mưa, khi tuyết rơi, khi gió thổi. Khi trời mưa thì chiếc mũ này sẽ được dùng như là cái dù (ô). Khi trời nắng thì dùng mũ để che nắng như một tấm mộc; vào những ngày mùa Đông tháng lạnh mũ mũ được bịt chặt qua hai lỗ tai bằng một chiếc khăn mặt.

Chiếc khăn choàng bằng lụa buông lỏng choàng qua cổ và được buộc bằng một nút ở đằng trước. Mặc dầu là khó có thể nói được rằng chiếc khăn chòang này chỉ là chiếc khăn choàng để trang trí nhưng nó rất tiện để che phía sau cổ khi phải cưỡi ngựa chạy trong những luồng gió nóng. Thường thường, những chiếc khăn này là màu đỏ, đôi khi cũng là màu đỏ tươi.

Vẻ đặc biệt độc đáo nhất trong y phục của người chăn bò là chiếc quần da. Quần da của người chăn bò có hai ống rộng làm bằng da bò dày cộm và được may liền với nhau bằng một miếng da. Đường cắt ở phiá trước là chỉ cốt để che đùi và ống quyển mà không làm nóng mình nư các bộ quần áo da khác. Chiếc quần này hình như có mục đích là để cho các cành cây và các loại cây gai như cây tầm xuân khỏi đâm vào người. Tuy nhiên, nó cũng rất có giá trị vài những ngày trời mưa lạnh hay ẩm ướt. Đôi khi ở các trại miền Nam người ta còn thấy những người chăn bò mặc những chiếc quần da còn dày đặc những lông là lông. Đối với những người chăn bò ở miền Tây Nam thì quần bằng da dê có lông sẽ chống chọi được với các loại gai xương rồng hơn là các quần áo bằng các loại vải hay da khác.

Ăn mặc quần áo như vậy và được trang bị bằng súng lục, roi đinh thúc ngựa, và một cuộn dây thừng, người chăn bò quả là một bộ mặt sống động khi họ lùa bò ở ngoài đồng cỏ hay đi vào các đô thị."

- Việc chăn nuôi bò ở ngoài đồng cỏ bị giới hạn.

Tuy nhiên, việc chăn nuôi súc vật ở trong cánh đồng cỏ kéo dài không được bao lâu. Đó cũng là vì có nhiều lý do :

1) Các khu đồng cỏ đầy nhóc những bò gặm cỏ hàng ngày cho nên đất đai càng trở nên hiếm. Ở các vùng chân đồi bên cạnh rặng núi đá Rockies, những người chăn cừu chiếm những khu đất mà ngày xưa người ta dùng để nuôi bò. Cừu đã ăn hết sạch cả cỏ không còn để lại cho bò ăn. Cũng đã từng xảy ra nhiều vụ đánh nhau dữ dội giữa những người chăn nuôi bò và người chăn cừu để giành giật đồng cỏ.

2) Có nhiều nông dân từ miền Đông đến chiếm đất trong các đồng cỏ để làm ấp trại. Họ thiết lập hàng rào dây kẽm gai để không cho bò tràn vào phá hại mùa màng của họ. Những nhà chăn nuôi đã phải dùng đủ mọi cách để chống lại các ông chủ trại, nhưng dù sao thì các vùng đồng cỏ để cho bò ăn này cũng càng trở nên nhỏ hơn.

3) Việc xuất hiện máy quay gió khiến cho người ta có thể bơm nước từ dưới sâu trong lòng đất. Các ông chủ trại nuôi súc vật trước kia đã phải thiết lập các trại chăn nuôi và các căn nhà khác ở gần giếng nước hay sông suối. Nhưng với máy quay gió, nông dân không cần phải định cư lập nghiệp ở dọc theo các dòng sông hay suối nữa.

4) Càng có nhiều đường xe lửa đi tới miền Tây thì việc đưa các đàn bò đi băng qua một đoạn đường dài không còn cần thiết nữa.

Hậu quả của những sự thay đổi này đã làm cho việc chăn nuôi bò bị giới hạn rất nhiều. Tuy vẫn còn rất nhiều người chăn bò làm việc trong các trại chăn bò, nhưng hình ảnh người chăn bò sặc sỡ của thời thập niên 1870 đã biến mất torng các cành đồng cỏ.

* THEO LUẬT HOMESTEAD, NHIỀU NGƯỜI ĐI ĐỊNH CƯ ĐÃ LÀM BIẾN ĐỔI VÙNG ĐẠI ĐỒNG BẰNG THÀNH MỘT MIỀN TRỒNG NGŨ CỐC VÀ CHĂN NUÔI

Cả dân phu mỏ và những người chăn bò đều là những người góp công vào công việc khai phá miền Tây hoang vu này. Họ đều là những người hiếu động, không muốn dừng bước ở lâu tại một nơi nào. Nhưng khi mà người nông dân đến chiếm đất canh tác thì họ ở lại định cư. Vì sự khan hiếm các cây gỗ nên những người định cư phải ở trong những nơi có hang hầm hay ở torng những căn nhà làm bằng tranh vách đất. Tuy nhiên, càng ngày càng có nhiều gia đình đến chiếm đất lập ấp trại cho nên những đất tốt để canh tác càng ngày càng trở nên khan hiếm.

- Vùng biên cương chót được định cư.

Năm 1889, vùng đất của người Da đỏ xưa kia mà ngày nay thuộc về tiểu bang Oklahoma được chính phủ mở rộng cho dân đến định cư lập nghiệp. Việc này gây ra một phong trào đi chiếm đất. Có tới hàng trăm ngàn người để xô đến túc trực chờ lệnh. Khoảng trưa vào một ngày mùa xuân, khi hiệu lệnh ban hành họ ào tới vượt biên giới nhào vào tranh giành chiếm những khu đất nào đã được chia thành từng lô mà họ thích hơn. Sau ít năm, lại có thêm đất đai của người Da đỏ được sát nhập vào lãnh thổ Oklahoma. Năm 1907, lãnh thổ này trở thành tiểu bang. Đồng thời, nhờ việc định cư vùng biên cương chót này mà có nhiều tiểu bang khác ở miền Tây cũng gia nhập Cộng đồng Liên bang. Đó là các tiểu bang Nebraska (1867), North và South Dakota (1889), Utah (1896), New Mexico và Arizona (1912).

- Ngũ cốc trở thành nông phẩm chính ở vùng đại đồng bằng.

Nhiều nông dân nhận ra rằng mối bận tâm của họ phần lớn là đất đai ở miền Tây không được màu mỡ và quá khô không thể canh tác như thường lệ được. Sau này, chúng ta sẽ được biết rằng người ta cũng đã vượt được trở ngại thiếu nước mưa. Tuy nhiên, vùng đất màu mỡ ở North và South Dakota cũng như ở Nebraska có nhiều nông trại lớn được phát triển. Ở đây hầu hết người ta trồng ngũ cốc. Nhiều nơi trồng lúa mì và nhiều nơi khác trồng bắp.

- Miền Tây cũ biến mất.

Những người thợ mỏ, dân chăn bò và các nhà nông không phải chỉ đến khai phá miền Tây, mà họ còn là những người hoàn thành trang sử quan trọng trong lịch sử Hoa Kỳ. Khi mà vùng biên cương biến mất thì cái lối sống độc lập và hiếu động đã có ảnh hưởng lớn lao vào đời sống Hoa Kỳ, đồng thời cũng bắt đầu lần lần biến mất. Khi mà sự di chuyển được dễ dàng hơn và các phương tiện giao thông càng ngày càng được giám bớt. Dù rằng vẫn còn có một vài phong tục ngày xưa của vùng này lưu lại, nhưng "miền Tây" không còn có nghĩa là một lối sống  hòan toàn khác biệt nữa.  

 

 

Trang Lịch Sử