GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH50.php

18-Dec-2012

Các bài trong chương 50: 1  2 

MỤC XV

CHÍNH SÁCH CHIA ĐỂ TRỊ CỦA VATICAN TẠI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1945-1954

Chủ đề của mục này nói về bàn tay của Vatican trong việc tái chiếm Đông Dương vào mùa thu năm 1945 và chính sách chia để trị của Giáo Hội La Mã được thi hành triệt để trong những năm 1945-1954. Mục này gồm có:

Chương 50: Vatican cấu kết với Pháp dùng chính sách chia để trị và đưa tín đồ lên nắm quyền. (34)
Chương 51 Giải Pháp Bảo Đại với chính quyền quốc gia và lá cờ vàng ba sọc đỏ. (44).

Chương 52: Những hành động dã man của quân lính Liên Hiệp Pháp và lính đạo Việt Nam. (60).

 

 

CHƯƠNG 50


VATICAN CẤU KẾT VỚI PHÁP THI HÀNH CHÍNH SÁCH CHIA ĐỂ TRỊ, VÀ ĐƯA TÍN ĐỒ DA TÔ LÊN NẮM CHÍNH QUYỀN


 

Khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, Nhật đầu hàng Đồng Minh vào ngày 15/8/1945,  Mặt Trận Việt Minh đã lanh tay chụp lấy cơ hội này,  phát động lệnh tổng khởi nghĩa, đưa người về các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là Hà Nội vận động nhân dân tham gia cuộc bỉểu tỉnh được tổ chức vào ngày 17/8/1945 với 20 ngàn người (1) tuần hành biểu dương ý chí cương quyết vùng lên đòi quyền độc lập cho dân tộc và chính thức cướp được chính quyền vào ngày 19/8/1945, thành lập chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, buộc vua bù nhìn Bảo Đại phải bằng lòng thoái vị vào ngày 23/8 (lễ chính thức thoái vị được tổ chức vào ngày 30/8) và công bố Bản Tuyên Ngôn Độc Lập vào ngày 2/9/1945 tại Vườn Hoa Ba Đình giữa một biển người với rừng cờ đỏ sao vàng và biểu ngữ trong một cuộc mít tinh có cả năm trăm ngàn người (500.000) tham dự.(2)

Việt Nam đã độc lập. Thế nhưng Vatican và  chính quyền Pháp vẫn còn nuối tiếc. Vatican nuối tiếc Việt Nam là chuyện dĩ nhiên vì rằng, như đã trình bày trong phần Lời Người Viết ở trên, Vatican vốn là thế lực có chủ trương muốn đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cướp đoat tài nguyên, vơ vét cho đầy túi tham, cưỡng bách dân ta phải theo đạo làm nô lệ cho Giáo Hội La Mã và thi hành chính sách ngu dân để biến tín đồ thành hạng vong bản phản quốc và mất hết nhân tính, giống như loài súc siinh. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ và hết sức rõ rang trong các chương, 3, 4,5, 8, 9, 10 và 13 trong sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. Tất cả các chương sách nèy đều có thể đọc online trên sachhiem.net. Thí du như Chương 13: http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13.php

Còn  còn nước Pháp thì sao? Tại sao Pháp cũng lại tiến rẻ Việt Nam giống như Vatican?

Xin thưa, câu trả lời rất đơn giản như sau:

Ngay khi nước Pháp vừa được giải phóng vào tháng 8 năm 1944, Vatican liền  đồng mưu với một tín Ca-tô có thế lực người Pháp là Georges Bidault (1889-1983)  thành lập một đảng Ca-tô có danh xưng là Mouvenment Republic Populaire (MRP) làm thế lực xung kích nhẩy lên nắm chính quyền  để làm lợi cho Vatican:

Bidault tham dự việc thành lạp Hội Đồng Kháng Chiến Tòan Quốc và sau khi ông Moulin bị mật vu Đức Gestapo bắt giam, ông (Bidault) trở thành chủ tịch tổ chức này. Năm 1944, ông cho ra đở bản Hiến Chương Kháng Chiến trong đó có nêu lên việc mở rộng chương trình cải cách thời hậu chiến. Sau khi Paris được giải phóng, ông đại diện cho kháng chiến trong cuộc diễn hành chiến thắng. Ngày 25/8/1944, Charles de Gaulle bổ nhậm nắm giữ chức vụ Tổng Trưởng. Ông cũng là người sáng lập ra Phong Trào Cộng Hòa Bình Dân”.(3)

Phong Trào Công Hòa Bình Dân chỉ là một trong muôn ngàn xảo ngữ mà Vatican thưởng được sử dụng từ thế kỳ 4 cho đế ngày nay. Căn cứa vào bàn chắt và nhữcng việc làm của  phong trào này, các nhà sự họ gọi  nói là Đảng Ca-tô”, chẳng hạn sử giả Joseph Buttinger đã gọi như vậy với bằng chức là câu văn dưới đây:

“…Việc chỉ định Diêm (làm thủ tướng) là do áp lực mạnh của Hoa Kỳ đối với Bảo Đại cũng như đối với người Pháp và sự can thiệp của Hồng Y Spellman qua các thành viên của Phong Trào Công Hòa Bình Dân Ca-tô.”(4)

Tổng Thống de Gaulle là tín đồ Ca-tô liên kết chặt chẽ với đảng MRP Ca-tô của ông Ca-tô ngoan đạo Georges Bidault để không chế sân khấu chính trị Pháp trong mấy năm giữa thập niên. Vì vậy mà Vatican đã có thể dùng Đảng MRP ngồi ở hậu trường để thể lèo lái chính quyền Pháp đi theo chủ trương tái chiếm Đông Dương và thực thi chính sách dùng người Việt đánh người Việt chuẩn bị tiến tới việt thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô lảm phương tiện thì hành kế họach hóa nhân dân Việt Nam từ trên xuống dưới bằng bạo lực đúng theo thi thần Sắc Chỉ Romanus Pontifex đã được Vatican ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455).  Nhân tiện đây, chúng tôi xin ghi lại những ngày tháng lịch sử đáng nhớ cùng những việc làm  đại gian đại ác phục vụ cho mưu đồ bất chính ác này của Vatican qua tay chính quyền Pháp trong những năm 1945-1954 tiến cuộc chiến tái chiếm Đông Dương:

1.- Ngày 16/8/1945, Tướng Jean Leclerc đem một đạo quân từ Pháp qua ngả Madagascar và Calcutta tới Việt Nam để chuẩn bị cho phóng ra các cuộc hành quân  tái chiếm Đông Dương.

2.- Ngày 17/8/1945, Pháp và Vatican đồng thuận bổ nhậm cựu Linh-mục Thierry  d’ Argenlieu thuộc dòng tu Carmelite  nắm giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương – High Commissioner (một danh xưng mới của chức vụ Toàn Quyền Đông Dương  (Gouverneur Général) trong những năm 1887-1945) lo việc tái chiếm Đông Dương và cũng là để khích lệ  nhóm tín đồ Ca-tô người Việt chống lại chính quyền của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do Mặt Trận Việt Minh lãnh đạo.

3.- Ngày 23//8/1945, chính quyền Pháp De Gaulle bổ nhậm “Đại Tá  Cédille làm Ủy Viên Cộng Hòa Nam Kỳ (Commissaire de la République tại Nam Bộ đã nhày dù xuống Tây Ninh và được quân Nhật đưa về Sàigòn.” (5)

4.- Ngày 12/9/1945, Tướng Anh Douglas D. Gracey chỉ huy đoàn quân Anh trong đó có 1.400 quân lính người Ấn Độ với danh nghĩa là giải giới quân Nhật, nhưng lại bao che cho 1.800 quân Pháp đổ bộ vào Saigòn. Cũng vào ngày này, tại Pháp, Tổng Thống Charles de Gaulle của chính phủ lâm thời Pháp chỉ định Tướng Mordant làm Tổng Đại Biểu Pháp tại Đông Dương trong khi chờ đợi Cao Ủy Đông Dương Thierry d’ Argenlieu sang Đông Dương nhậm chức vào ngày 31/10/1945. Đồng thời, Pháp lại  còn thiết lập Uỷ Ban hành động Giải Phóng Đông Dương đặt dưới quyền điều động của Bộ Trương Các Thuộc Địa lúc đó là ông René Pleven.   

5.- Ngày 23/9/1935, tại Sàigòn, được sự bao che của quân Anh, quân Pháp gây hấn tấn công Uỷ Ban Kháng Chiến Nam Bộ, mở nhà tù, thả hết những quân lính Pháp bị Nhật giam, võ trang đám lính này đi tấn chiếm Sàigòn. Lực lương kháng chiến của nhân dân ta không chống cự nổi, phải rút lui ra vùng ngoại ô và cầm cự theo chiến thuật du kích. Cuộc chiến giữa một bên là Liên Minh Thánh Pháp - Vatican Xâm Lược và một bên là nhân dân Việt Nam bùng nổ ở Miền Nam kể từ ngày này.

Tháng 10/1945, chính phủ Pháp lại chỉ định Tướng Massu, lúc đó đang trú đóng tại miền Đông nước, đem một trung đoàn sang Việt Nam  tăng cường cho thế lực Liên Minh Thánh Pháp-Vatican đã có sẵn ở đây để  chuẩn bị phóng ra những cuộc hành quân tiêu diệt các lực lượng  Kháng Chiến Việt Nam ở miền Nam.

Mới đầu cả chính quyền Pháp và Vatican đều nghĩ rằng có thể tái chiếm Đông Đương trong một thời gian ngắn khoảng chừng vài ba tháng.

Thế nhưng, thời thế đã đồi thay, hơn 80 năm nằm dưới ách thống trị bạo tàn của Liên Minh Thánh Pháp và Vatican, người dân Việt Nam đã phải triền miên kéo lê  kiếp sống điêu đứng vì bị áp bức và bóc lột đến tận xương tận tủy khiến cho hai triệu người phải rơi vào thảm họa chết đói trong mấy tháng mùa Xuân năm Ất Dậu 1945. Tất cả đã mở mắt cho người dân Việt Nam thấy rằng “không có gì quý bằng độc lập và tự do” cho nên nhân dân ta đã cương quyết “Thà chết còn hơn trở lại sống đời nô lệ cho liên minh giặc xâm lăng Pháp và Vatican”, phải quyết tâm đoàn kết toàn dân như một và cương quyết chiến đấu cho khát vọng độc lập cúa toàn dân, cho dân ta không còn rơi vào thảm cảnh chết đói như  đã xẩy ra vào mùa xuân năm Ất Dậu, không còn mang mối nhục vong quốc và bị khinh rẻ là “dân tà giáo”, “dân mọi rợ” nữa.  Sự kiện này đã làm những người chủ chiến trong hàng ngũ lãnh đạo của Liên Minh Thánh Pháp – Vatcan phải ra chỉ thỉ cho Thierry d’ Argenlieu phải triệt để thi hành chính sách chia để trị để phá tan sức mạnh đoàn kết của dân ta.

Với chức vụ Cao Ủy Đông Dương, trách nhiệm của cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu đối với Liên Minh Thánh Pháp – Vatican là phải tái chiếm và ổn định Đông Dương. Nhưng đối với riêng Tòa Thánh Vatican là phải triệt để thi hành hành chính sách chia để trị để củng cố và duy trì quyền lực của Giáo Hội tại Việt Nam.(6) Cũng vì thế mà trong thời gian tại chức ở Đông Dương từ ngày 17/8/1945 cho đến ngày 15/3/1947, Thierry d’ Argenlieu đã:

1.- Tách rời miền Nam để thành lập nước Cộng Hoa Nam Kỳ vào ngày 2/6/1946(7) và dùng là cở nền vàn có ba xọc xanh chạy ngang ở chính giữa:

2.- Tách rời Cao Nguyên Nam Trung Bộ để thành lập nước Tây Kỳ vào đầu năm 1946.

3.- Tách rời hai tỉnh Lai Châu và một Lào Cai để thành lập nước Cộng Hòa Thái và đưa tên Đèo Văn Long lên cầm quyền.

4.- Tách rời hai tỉnh Lạng Sơn và Móng Cái để thành lập nước Cộng Hòa Nùng và Vòng Á Sáng được đưa lên cầm quyền.(8)

5.- Tách rời hai giáo khu Phát Diệm và Bùi Chu để biến hai giáo khu tự trị, chờ cơ hội thuận tiện sẽ biến hai giáo khu này thành hai vương quốc kitô nằm trong lãnh thổ Việt Nam.

6.- Thành lập đạo quân thập Việt Nam tự tại vùng Bến Tre và Mỹ Tho dưới quyền chỉ huy của Thiếu Úy Jean Leroy (sau được thăng lên cấp bậc đại tá) với quân số dần dần lên tới 6,390 người vào  năm 1951(9)  cùng với hai đạo quân thập tự tại Phát Diệm, Bùi Chu và nhiếu đạo quân khác ở trong các xóm đạo ở gần các đồn binh Pháp  rải rác trong các vùng tạm chiếm.

7.- Tuyên truyền và thuyết phục giáo dân phải đứng ngoài cuộc nổi dậy của toàn dân, cảnh cáo và hù dọa những người đi theo Việt Minh.-  Biết rằng chống lại khát vọng giải phóng đất nước của dân tộc Việt Nam là một việc làm vô cùng gay go, nhất là vào thời kỳ này, cho nên, Toà Thánh Vatican mới ra lệnh cho bộ máy tuyên truyền  ca ngợi và tán dương chế độ thực dân của Liên Minh Pháp - Vatican để che giấu tội ác đã làm cho nhân dân ta khốn khổ lâm vào cảnh chết đói tới hai triệu người bằng những luận điệu:

"Chính sách thực dân, dưới mắt các nhà luật học và luân lý học vẫn là một việc hợp lý, vừa giúp ích nhân loại  vừa là hành vi nhân đạo. Chính sách thực dân giúp ích chung nhân loại mỗi khi: Một dân tộc không đủ tài lực để khai khẩn những ruộng đất, hầm mỏ, rừng rú mà giời (trời) đã ban cho. Một dân tộc không thể tự trị nổi cần phải nhờ sức bảo hộ của nước ngoài... Hơn nữa chính sách thực dân có tính cách nhân đạo ở chỗ: một cường quốc khai hóa cho một nước mà nền văn minh còn thô sơ."(10)

Bản văn trên đây cho chúng ta hấy rõ Vatican có một cái nhìn khinh thường và miệt thị dân tộc Việt Nam ta một cách hết sức ngạo mạn và thiếu văn minh.

8.- Mưu đồ bơi ngược dòng lịch sử với dã tâm phục hồi vương quyền nhà Nguyễn qua việc đưa ông vua gỗ Bảo Đại trở lại chính quyền bằng một  quái chiêu gọi là “Giải Pháp Bảo Đại” với một bức bình phong bằng những danh xưng hào nhoáng như “Chính Quyền Quốc Gia”, “Chính Nghĩa Quốc Gia” với ông Bảo Đại làm quốc trưởngvới lá cờ vàng ba sọc đỏ làm biểu tượng đấu tranh hầu lừa gạt  làm cho nhân dân ta lầm tưởng rằng ông Bảo Đại là người nắm được chính nghĩa tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của tổ quốc và dân tộc. Mưu đồ này được dự tính và tiến hành từ tháng 12/1945 cho đến tháng 6/1948 thì hoàn thành. Sự kiện lịch sử này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) nói rõ ý đồ của Vatica qua lời tuyên bố của vị Khâm Sứ đại diện Tòa Thánh Vatican ở Huế là muốn đem Bảo Đại trở lại cầm quyên lãnh đạo khối tín đồ Gia-tô người Việt cùng với giới quan lại cũ và những thành phần thuộc giai cấp phú hào về phe với Liên Minh Thánh Pháp – Vatican đang mưu đồ tái chiếm Đông Dương. Sách này viết:

"Ngày 28/12/1945: HUẾ: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma, tuyên bố:

"Gia đình Bảo Đại là gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophile de tois les annmites) và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars; DOM [aix], CP 125). DRAPIER cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long kế vị, và Nam Phương làm Giám Quốc [Phụ Chính]."(11) 

Cũng nên biết là bà Nam Phương Hoàng Hậu (vợ Bảo Đại) và Bảo Long đều là những tín đồ Da-tô bị  đem đến nhà thờ để rửa tội từ thuở còn bế ngửa.  

Bản văn này cho chúng ta thấy rõ ý đồ của Vatican là dùng ông Da-tô Bảo Đại trong chính sách dùng người Việt đánh người Việt và dùng tín đồ Da-tô cai trị đại khối nhân dân thuộc các tôn giáo khác.  Đây là chủ trương cố hữu của Giáo Hội La Mã và chỉ lộ ra cho chúng ta thấy trong câu nói: “nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3 (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi comme chef régulier avant le 9 mars…”  Qua lời tuyên bố trên đây của Tổng Giám Mục Antoni Drapier vào ngày 28/12/1945, chúng ta thấy, Giáo Hội công khai tuyên bố ý đồ này  từ cuối tháng 12/1945.

Vấn đề đặt ra là TẠI SAO Vatican lại nói đến việc “đưa cậu bé Bảo Long  (mới 10 tuổi) lên làm vua và dùng bà Nam Phương Hoàng Hậu làm nhiếp chánh.”“ Ôn cố tri tân. Chúng tôi xin lấy chuyện đã xẩy ra trong quá khứ để suy ra chuyện này. Chúng ta nhớ lại, khi có phong trào Tin Lành nở rộ ở Âu Châu vào thế kỷ 16, tại nước Pháp, Vatican cũng đã dùng một nữ tín đồ cuồng tín là Hoàng Hậu Catherine de Medici (1519-1589) nhiếp chánh cho ấu quân Charles IX (1550-1574), lúc đó mới có 10 tuổi và biến bà hoàng hậu này thành một nữ bạo chúa lừng danh với vụ tàn sát  tín đồ Tin Lành vào ngày 24/8/1572 mà sách sử gọi là “The St. Bartholomew’s Day Masscre of 1572”. Cuộc tàn sát cực kỳ dã man này khởi đầu ở Paris rồi làn tràn ra nhiều nơi trong nước Pháp và kéo dài trong nhiều ngày (hơn một tuần lễ). Con số nạn nhân bị sát hại lên đến gần hai chục ngàn người. Xin xem Chương 13 (Mục III, tiểu Mục B với tựa đề là Những Hành Động Trả Thù Cho Chúa Bằng Cách Tra Tấn và Hành Hạ Nạn Nhân một cách cực kỳ Man Rợ) để biết rõ vụ tắm máu cực kỳ kinh khủng này. Chương sách này có thể đọc online trên sachhiẹm.net. http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13b.php.

Chinh vì vụ tàn sát người Tin Lành một cách cực kỳ man rợ như vậy mà sử gia Nigel Cawthorn mới đưa Hoàng Hậu Catherine de' Medici (1519-1589) vào cuốn sách 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.(12)

Từ câu chuyện sử dụng Catherine de' Medici làm giám quốc cho ấu quân Charles IX (1550-1574) của nước Pháp, chúng ta có thể suy ra để nhìn thấy rõ dã tâm của Vatican đề xuất ý kiến đưa cậu bé Bảo Long lên ngai vàng và dùng bà Nam Phương Hoàng Hậu là giám quốc.

Ý đồ của Vatican là như vậy, nhưng trong những năm 1945-1954, chính tình nước Pháp không được ổn định vì chế độ đại nghị và đa đảng. Lúc đó, nước Pháp cứ độ vài ba tháng lại xẩy ra chuyện thay đổi chính phủ. Hơn nữa, ở chính quốc cũng như ở Đông Dương, có rất nhiều chính khách cầm quyền đều chịu ảnh hưởng sâu nặng của tinh thần Cách Mạng 1789. Với những người này, những hành động tham tàn, gian ác và dã man của Giáo Hội La Mã từ thời Trung Cổ cho đến thời Cách Mạng tháng 7/1830 vẫn còn đậm nét trong trí nhớ của họ. Vì thế mà họ nhất định chỉ để cho tấn tuồng “giải pháp Bảo Đại” do Vatican đưa ra được trình diễn một phần nào thôi, chứ không được toàn vẹn 100% theo như ý muốn của Vatican.

Sau khi cống bố đề nghị đưa Bảo Đại thành lập chínhy quyền được mấy tháng, Giáo Hội La Mã ra lệnh cho Khâm Mạng Toà Thánh Đông Dương là Frater Antoninus Drapier công bố lá thư luân lưu mang số 827/61 đề ngày 15/5/1946 với mục đích lên án và răn đe giáo dân Việt Nam không được  ủng hộ  hay tham gia hoạt động trong các đoàn thể hoặc chính quyền hay quân đội kháng chiến Việt Nam. Dưới đây là nguyên văn một vài đoạn của lá thư này:

"Mọi người đã hẳn đều có nguyện vọng được người đồng chủng cai trị mình. Con nhà Công Giáo ao ước có những đấng chăn chiên bản quốc... Nhưng chỉ có một mình Giáo Hội mới minh xét cho biết đã đến thời phải  thực  hiện nguyện vọng đó hay chưa. Vậy ai dùng lời nói hay báo chí để đưa dư luận đi quá cấp tốc kẻ ấy tự thị muốn đi trước Tòa Thánh Roma và tỏ thái độ xấc ngạo và bất tuân với đức giáo hoàng.... Nhận thấy ít nhiều giáo hữu Việt Nam, trong thời buổi ấy đã ăn ở phạm đến quyền của Tòa Thánh, nên chỉ định mấy điều sau đây:

1.- Chiểu khoản 2.334 luật giáo hội: kẻ nào nhờ đến thế lực phần đời mà làm ngăn trở quyền cai trị của đấng bề trên phần đạo hoặc trực tiếp hay gián tiếp thì phải vạ tuyệt thông.

2.- Chiếu khoản 2.331 luật giáo hội: kẻ xúc phạm đến đức giáo hòang, đức khâm mạng, hay bề trên địa phận chính thức thì tức khắc phải vạ tuyệt thông.

3.- Các hội đòan Công Giáo bất kỳ lấy tên nào làm danh hiệu đều buộc phải nhận quyền bề trên trong đạo..Nếu mà chối thì phải kể là người ngọai đạo, tội nhân và phải vạ tuyệt thông nữa."

"Bộ Thánh Vụ Vatican ra thông cáo cho cha mẹ những vị thành niên có chân trong tổ chức cộng sản đều bị vạ tuyệt thông. Thông cáo này cũng tố cáo những ai dự vào các tổ chức có mục đích đưa thanh niên vào thuyết duy vật lôi cuốn."(13)

Luật pháp của tất cả các nước văn minh từ thời Cách Mạng Pháp 1789 cho đến ngày nay đều quy định là “kẻ nào vi phạm pháp luật thì kẻ đó phải chịu trách nhiệm với pháp luật.”. Ấy thế mà Đạo Ki-tô thường cao rao là đạo cứu rỗi, đạo của bác ái, lại trừng phạt cả cha mẹ của các em đã đến tuổi trưởng thành, ý thức được câu nói “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” mà đi theo tiếng gọi của lương tâm gia nhập  phong trào tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc. Vì Giáo Hội La Mã đã hành động ngược ngạo như vây, ta có thế áp dụng câu nói “đừng tin những gì chúng nó nói, hãy nhìn những gì chúng nó làm!” cho Giáo Hội thì thật là chí lý!.

Song song với dã tâm thâm độc này (bổ nhậm ông cựu Linh-mục Thierry d’ Argenlieu  giữ chức vụ Cao Ủy Đông Dương để khích lệ và lôi cuốn tín đô Ca-tô người Việt đi theo Liên Quân Pháp – Vatican chống lại tổ quốc Việt Nam), bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội hoạt động mạnh thôi thúc, khích lệ và cổ võ giáo dân hăng say đi theo Liên Quân Xâm Lăng Pháp – Vatican chống lại tổ quốc Việt Nam. Sự kiện này được sách Thập Giá và Lưỡi Gươm ghi lại như sau:

Chính trong những năm khó khăn đó, các vị lãnh đạo cũng như lớp cán bộ cấp dưới, không sao tránh khỏi những vấp váp sai lầm, quân thù của chế độ tìm cách làm cho dân chúng mất lòng tin với chính phủ, nhất ra đưa ra “nguy cơ đỏ” để kích động người Công Giáo. Cụ Hồ Chí Minh là một người Cộng Sản, nơi nơi cứ đồn ra như thế. Mà đối với đạo Công Giáo thì Cộng Sản là kẻ thù số một. Bởi thế sớm muộn gì Cộng Sản cũng sẽ tiêu diệt người Công Giáo.

Ở một địa bàn Công Giáo tiêm nhiễm nội dung chống Cộng của thông Điệp Divini Redemptoris của Piô XI, nên người ta phải sống trong một thứ hoang mang, thời gian để lại những hậu quả rất nghiêm trọng. Một vài lãnh tụ Công Giáo đã vạch ra một đường lối xử thế mà nhiều người rồi đây đẫ thấy là xảo quyệt và gian hùng.” (14)

Năm 1946, vừa ra khỏi sự câm nín ban đầu – do lo sợ sự phản ứng của người Công Giáo Việt Nam – đã lên tiếng “hoan nghênh cảnh hừng đông” khi “các toán quân dũng cảm Pháp đã giải phóng Hà Nội.” Ngành báo chí thừa sai liên kết với báo chí thực dân, lên tiếng nhằm soi sáng cho tín hữu Việt Nam và Pháp cảnh giác về nguy cơ Cộng Sản, về cơn kinh hoàng đỏ, về những bách hại tôn giáo sẽ đổ ập xuống trên Giáo Hội.” (15)

Ngoài việc dồn nỗ lực vào việc đẩy mạnh chiến dịch vừa hù dọa vừa cấm giáo dân Việt Nam không được tham gia kháng chiến chống lại Liên Minh Thánh Pháp – Vatican xâm lược, Giáo Hội còn kêu gọi các tu sĩ Ca-tô bản địa tổ chức và võ trang giáo dân nổi lên chống lại chính quyền Kháng Chiến Việt Nam.  Sự kiện này  được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại như sau:

"Một tài liệu của Vatican  được đưa ra lúc đó gây tác động, dầu muốn dầu không, cũng có lợi cho quân Pháp. Ngày 1 tháng 7 năm 1949, trả lời những thắc mắc liên quan đến chính trị thuần nội bộ của riêng nước Ý, Thánh Bộ Đức Tin tuyên bố rằng: "Những người Cộng Sản đương nhiên bị vạ tuyệt thông tức khắc, rằng tất cả những ai hợp tác với Đảng Cộng Sản, hoặc bỏ phiếu cho Cộng Sản, hoặc đọc, xuất bản, phân phối báo chí Cộng Sản, hoặc giúp đỡ bất kỳ cách nào cho Đảng Cộng Sản, đều bị khai trừ khỏi các bí tích". Lập tức, quân Pháp đã làm những trận mưa truyền đơn mang nội dung đó của Thánh Bộ, rải hàng triệu (tờ truyền đơn) xuống các làng công giáo. Người ta biết rằng vốn liếng thần học của các linh mục và giáo dân Việt Nam thời đó  rất sơ sài, nên họ phải hoang mang giao động trước chỉ thị đó của Vatican. "Roma đã phán dạy, vậy ai cũng phải tuân theo", họ nói với nhau như thế. Đàng khác, hàng giáo sĩ vốn đã quen đóng khung giáo dân trong cái rọ trí thức được bảo vệ rất chắc bởi sách giáo lý Công Đồng Tridetinô và bởi không tìm ra được những lời đáp thỏa đáng cho những vấn đề do chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa thuần thế và chủ nghĩa Mã-xít đặt ra, nên họ đã cảm thấy lo sợ trước cuộc Cách Mạng Xã Hội được Phong Trào Việt Minh đề xướng. Thấm nhiễm giáo lý của Sắc Lệnh "Marari vos" (Chống lại Tân Phái) mà mỗi linh mục khi chịu chức phải thề tuân thủ, các linh mục và nhất là giáo dân đều bị lôi cuốn vào cuộc thánh chiến chống Cộng, bắt đầu là về mặt tư tưởng, tiếp đến là cả bằng quân sự, do chính quân Pháp tuyên truyền cho." (16)

Đồng thời, Giám-mục Lê Hữu Từ cũng cho phổ biến một thư luân lưu đề ngày 12/5/1949 nhắc nhở giáo dân không được tham gia kháng chiến và đe dọa rằng nếu bướng bỉnh, không "vâng lời bề trên" thì sẽ bị vạ tuyệt thông. Dưới đây là nguyên văn lời lẽ trong bức thư này:

"Riêng  về đảng Cộng Sản, tôi tưởng không cần nhắc lại cho anh em nhớ rằng hội thánh đã vạ tuyệt thông cho ai vào đảng ấy, đã cấm người có đạo không được kết bạn với họ."(17)

Dưới đây là mẫu in phạt vạ tuyệt thông có in sẵn của Giáo Khu Phát Diệm để trừng phạt những giáo dân tham gia kháng chiến:

"Ta  Fr. Tađêô Lê Hữu Từ ơn Đức Chúa Trời và do quyền tòa thánh làm giám mục coi sóc địa phận Phát Diệm và quyền nhiếp chính địa phận Bùi Chu.

Ta đã điều tra đắc thực về tên…  đã gia nhập hội bí mật.
Ta chiếu theo bộ luật hội thánh khoản 2.335 mà ra vạ tuyệt thông cho tên ấy.

Ta tuyên bố cho mọi người giáo hữu biết từ giây phút này, tên của tên ấy phải xóa bỏ đi khỏi hội thánh và hội thánh kể tên ấy không còn được hưởng quyền lợi gì của người công giáo nữa.

Ta chúc dữ cho tên ấy như Caiin và Giuda đã bị chức dữ vậy.

   "Phát Diệm ngày.......
    Lê Hữu Từ"(18).

Ngoài những luận điệu tuyên truyền của bọn văn nô Ca-tô cùng với thông điệp của Giáo Hoàng Pius XII và những lời dạy dỗ cùng những lời hù doạ bằng những lệnh cấm như trên, tất cả các giám mục Đông Dương còn  được lệnh phải nỗ lực phổ biên sâu rộng lệnh nghiêm cấm giáo dân, không được ủng hộ hay gia nhập hàng ngũ kháng chiến đang chiến đấu đánh đuổi Liên Minh Pháp - Vatcian để đòi lại núi sông cho dân tộc.

Dù là Vatican đã thuyết phục, đã dụ khị, đã hăm dọa và răn đe giáo dân không được tham gia kháng chiến  chống lại Liên Minh Thánh Xâm Lăng Pháp và Thập Ác Vatican, và dù là đã được phỉnh gạt là "dân Chúa" và "sống đạo theo đức tin Kitô", cũng vẫn  có rất nhiều giáo dân đã thức tỉnh, ý thức được quyền lợi tối thượng của dân tộc.  Cũng vì thế mà có rất nhiều người cương quyết lên đường đi theo tiếng gọi của lương tâm, cương quyết  rời khỏi mái ấm gia đình và xóm đạo để  cùng chìm nổi với đại khối nhân dân, cùng với nhân dân đi đòi lại núi sông cho dân tộc. Tiêu biểu cho những người này là  Linh-mục Phạm Bá Trực, Linh-mục Nguyễn Thần Đồng, Linh-mục Nguyễn Văn Tường, Linh-mục Đậu Quang Lĩnh, Linh-mục Lê Đình Hiền, Linh-mục Hồ Thanh Biện, Linh-mục Lương Miinh Ký, Linh-mục Nguyễn Bá Kính, Linh-mục Võ Thành Trinh, Linh-mục Nguyễn Bá Luật, và rất nhiều giáo dân như Nguyễn Bá Sang, Mai Lão Bang,  v.v… trong đó có những người sau này được phái vào miền Nam hoạt động chống lại các chế độ đạo phiệt và quân phiệt Ca-tô tay sai của  Vatican cho tới ngày 30/4/1975. Những người này, nhân dân miền Nam đều biết cả. Người viết xin miễn nêu danh tính họ ra đây.

Phải thành thật nói rằng những tu sĩ và giáo dân trên đây là những người yêu nước và còn có lương tâm con người. Họ đã đứng về phía đại khối dân tộc để cùng chìm nổi với quê hương. Đây là một hành động vô cùng sáng suốt và dũng cảm. Nói về những hành động cao cả này của họ, Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại lời ca ngợi tinh thần yêu nước của họ do giáo dân trí thức Dương Văn Đàm tuyên bố với nguyên văn như sau:

"Phải thú thật rằng, những phần tử giáo sĩ chọn con đường kháng chiến vì nền độc lập và tự do của dân tộc, đã chứng tỏ tinh thần hy sinh và dũng cảm đáng ca ngợi. Họ đã ra đi kháng chiến chẳng phải để được một vị trí nào trong xã hội, hay là được tiền bạc gì, chẳng qua họ đã trở lại đứng về phía nhân dân bằng những việc làm cụ thể, sống đức tin không chỉ trên tòa giảng ở giữa tiếng hát và chuông reo, nhưng là trên con đường mòn Hồ Chí Minh, ống quần sắn cao, lưng mang ba lô, nhằm thực hiện "thần học xả thân", "thần học những thực tế của nhân dân" (Chính Nghĩa, 21/3/1971)" (19)

Điều khôi hài là những hành động hy sinh cao cả chiến đấu cho nền độc lập của tổ quốc  và dân tộc Việt Nam của họ lại bị Giáo Hội La Mã lên án và  trừng phạt họ bằng  những bản án "treo chén" hay "phạt vạ tuyệt thông". Sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm ghi lại hành động bất nhân và ngạo ngược này của Tòa Thánh Vatican với nguyên văn như sau:

"Mặc dầu thế, sấm sét của hàng giáo phẩm vẫn tiếp tục giáng xuống đầu họ. Linh-mục này hay linh-mục nọ đã bị treo chén vì những hoạt động yêu nước, linh-mục này hay linh mục khác đã bị phạt vạ vì đã bí mật ủng hộ kháng chiến." (20)

"Cũng cần nhắc qua nỗi khốn khó về tâm lý của những người Công Giáo kháng chiến này. Sau Thư Chung của các giám mục năm 1951, họ bị anh em đồng đạo của mình kết án là "giáo gian", xua đuổi không tiếp rước và nếu họ bị đám lính "Công Giáo" bắt được, thì bị tra tấn chẳng khác gì Tòa Án Tôn Giáo ngày xưa. Nhiều lần những giáo dân bảo thủ cực đoan đã đóng sập cửa nhà thờ ngay trước mũi các linh mục kháng chiến, cấm không cho họ dự thánh lễ, thậm chí lượm đá  ném họ với những lời chửi rủa thậm tệ là "đồng minh của xa tăng."(21) 

8.- Võ Trang Giáo Dân.- Kể từ đầu năm 1947, các tu sĩ quản nhiệm xóm đạo hay cai quản các giáo khu được các đấng bề trên giao phó trách nhiệm phải lợi dùng hoàn cảnh  thuận lợi để tổ chức nam nữ thanh niên thành những đội quân thập tự và phải cố gắng quyên góp và kêu gọi giáo dân đóng góp tiền bạc, lén cử người đi mua vũ khi về trang bị đội quân thập tự trong xóm đạo hay trong giáo khu. Các đội quân thập tự này nằm tiềm phục chờ cơ hội thuân lợi thì nổi lên chống lại chính quyền kháng chiến, không cho các cán bộ và bộ đội của chính quyền Việt Minh vào họat động hay trú đóng trong xóm đạo hay giáo khu, và nếu mạnh hơn, thì mở các cuộc hành quân ruồng bố các làng lương chung quanh. Riêng tại giáo khu Phát Diệm, việc này được giao phó cho Giám-mục Lê Hữu Từ lo liệu cho cả giáo khu và các xóm đạo trong vùng quản nhiệm. Sự kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm như sau:

"Với sự ủng hộ của Giám-mục Chaize Hà Nội, các Giám-mục Artaraz Bắc Ninh, Ubierna Thái Bình, Cooman Thanh Hóa, Gomez Hải Phòng, và phép lành của Giam-mục Drapier, (Khâm Mạng Tòa Thánh), Giám-mục Lê Hữu Từ quyết định vũ trang cho giáo hữu của mình. Người ta có thể đọc trong tập Hồi Ký của ông như sau: "Vào thời  ấy, hoàn cảnh bắt buộc chúng tôi phải có một lực lượng tự vệ hùng mạnh để có thể "nói chuyện" với chính phủ Cộng Sản. Vì thế, lợi dụng tình hình, chúng tôi đã có các toán du kích địa phương và lợi dụng đường lối chiến tranh nhân dân do ông Hồ Chí Minh công bố, tôi đã xin phép được mua súng đạn. Hồ Chí Minh không thể từ chối tôi việc này, bèn đề nghị tôi gặp ông Phan Anh, Bộ Trưởng Quốc Phòng, đã được ông Hồ mớm cho việc tìm lý do, ra những điều kiện, để đừng phải cấp cho tôi giấy phép. Nhưng với cái phép miệng, tôi đã gửi người lên Móng Cáy mua vũ khí.

"Tuy vậy, việc chuyên chở vũ khí được tiến hành một cách bí mật và phải dùng mưu mẹo mới qua được. Nhiều lần xe ô tô của tôi chở vũ khí đã có thể qua các trạm gác vốn được kiểm soát rất nghiêm nhặt, vì tôi đưa ra cái thẻ "Cố Vấn Tối Cao Của Chính Phủ" và tôi nhất quyết không cho khám xe. Tôi nói với bọn cảnh sát: Chủ tịch đã chọn tôi làm Cố Vấn vì Người tin tưởng ở tôi; nếu Người không tin tôi, tôi sẽ từ chức. Và bởi vì tôi là Cố Vấn Tối Cao của Chủ Tịch Hồ Chí Minh, chẳng ai có quyền khám xét tôi mà không có lệnh rõ ràng của Chủ Tịch. Một khi súng và đạn dược đã tới nơi yên ổn, tôi thông báo cho Ủy Ban Nhân Dân và cảnh sát biết rằng, tôi đã mua vũ khí với sự đồng ý của  Hồ Chí Minh.

"Khi súng ống và đạn dược về đến Hải Phòng thì bị quan Pháp giữ lại, bọn này chỉ chịu trao cho tôi khi chính tôi phải đích thân can thiệp và bọn họ còn cấp thêm súng đạn (để mua chuộc tôi). Tuy nhiên, nguyên tắc của tôi là nhận khí giới từ bất cứ phía nào, kể cả phía Nga hay Tầu Cộng Sản để chống lại Cộng Sản. Tôi đã vay tiền nơi Đức Cha Gomez, một người Tây Ban Nha giám mục Hải Phòng và đã xin Ngài vui lòng hỗ trợ tôi trong chuyện này. Sau khi đã bàn hỏi Đức Khâm Mạng Drapier (Sứ thần của Tòa Thánh Vatican ở Việt Nam), Ngài đã cho tôi mượn một khoản tiền lớn (1.000.000 đồng) và đã cung cấp cho tôi một lượng súng đạn quan trọng".

Vì Cụ Hồ Chí Minh đã nhường cho vị Cố Vấn Lê Hữu Từ việc quản lý thị trấn Phát Diệm (một bề chỉ 1 km và bề kia dài 3 km), giám-mục đã biến nó thành "khu an toàn" có quân lính riêng canh gác. Khu an toàn này sẽ trở nên cứ điểm, qui tụ những kẻ chống lại Cụ Hồ Chí Minh, hoặc làm chỗ núp ẩn cho bọn hoạt động chính trị, bọn mưu đồ lật đổ v.v...

Cũng lúc đó, quân Pháp, sau khi đã chiếm phần lớn các tỉnh quanh Hà Nội, bắt đầu gặp phải cuộc kháng cự kiên quyết mạnh mẽ của du kích và của dân chúng. Cái hy vọng tái chiếm nhanh cả nước bị lu mờ..."(22)  .

9.-  Triệu tập các giám-mục tại Đông Dương nhóm họp khẩn cấp để hợp soạn một lá thư chung với nội dung vừa ra lệnh, vừa kêu gọi tín đồ Da-tô Việt Nam phải từ bỏ hàng ngũ kháng chiến và mạnh bạo đứng về hàng ngũ Liên Minh Thánh Xâm Lược Pháp – Vatican chống tại tổ quốc Việt Nam. Đây là một trong những muôn ngàn hành động của Vatican chống lại  dân tộc và tổ quốc Việt Nam một cách vô cùng trắng trợn và hết sức thổ bỉ. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Việt Nam, Niên Biểu 1939-1975 (Tập B: 1947-1954) ghi lại sự kiện này như sau:

5/11/1951: SÀIGON: Khai mạc Hội Nghị Các Giám Mục Đông Dương [cho tới ngày 10/11/1951].

9/11/1951: HÀ NỘI: Hội Nghị Các Giám Mục Đông Dương, dưới sự chủ tọa của của John Dooley:

Ra một thư chung, với chữ ký của 14 tổng giám mục và giám mục: Dooley, Jean Baptiste Chabalier (Pnom Penh), Thục (Vĩnh Long), Jean Cassaigne (Sanh, Sàigòn), Marcel Piquet (Lợi, Qui Nhơn), Jean Marie Maze (Kim, Hưng Hóa), Anselme Taddé Từ (Phát Diệm), Pierre Marie Chi (Bùi Chu), Jean Baptiste Urrita (Thi, Huế), Dominique Hoàng Văn Đoàn (Bắc Ninh), Joseph Marie Trịnh Như Khuê (Hà Nội), Fr. Felice Pérez (Hiên, Hải Phòng), Fr. Bernard Illomera (Yên, Thái Bình), Paul Renaud (Ái, Kontum).

[Đ]ức Thánh Cha của chúng ta đã tuyên bố rằng tuyệt đối không bao giờ có thể vừa theo Cộng Sản vừa theo Ki-tô giáo được, và người Ki-tô giáo nào gia nhập đảng cộng sản thì thực tế tách rời khỏi giáo hội. Chẳng những Thánh Cha cấm các bạn không được gia nhập đảng cộng sản mà còn không thể cộng tác với họ hay dưới bất kỳ hình thức nào giúp đỡ họ nắm chính quyền.”(23)

Dưới đây là nguyên bản Thư Chung bằng tiếng Pháp và bản dịch Việt ngữ của Giuse Phạm Hữu Tạo, chủ bút  tờ Đông Dương Thời Báo (P. O Box 671091, Houston, Texas 77267-1091).

Lettre Commune Des Ordinaires Réunis A Hanoi

(texte original en francais)

9 novembre 1951
Nos bien chèrs frères,

Les ordinaires des Missions du Vietnam réunis à Hanoi sous la présidence de son Excellence Monseîgneur le Délégué apostolique, ont jugé qu'il est de leur devoir de coordonner leurs efforts en vue de coopérer plus efficatement à l'oeuvre de pacification des coeurs et restauration chrétienne qui s'impose à l'heure actuelle.

Les Êvêques du Viêtnam, émus de la confusion qui règne dans les esprits, croient de leur devoir de préciser la notion de la Patrie. Le Patriotisme, c'est l'amour de la Patrie, et la Patrie étymologiquement, c'est la terre des ancêtres. La Patrie, c'est donc une extension de la famille, l'une comme l'autre se rattachent à la vertu de piété, et par conséquent nous ne pouvons que l'encourager et le développer au même titre que les autres vertus chrétiennes. La notion chrétienne de Patrie n'exclut pas les autres nations que nous devons aimer aussi parce que nous sommes tous fils du même Dieu.

Animé par le sentiment de notre grave responsabilité devant Dieu et d'une grande affection pour vous tous, nos très chers frères, nous estimons qu'il est de notre devoir de vous mettre en garde contre le très grand danger du communisme athée, qui est le plus grand danger existant de nos jours. Le communisme est la négation de Dieu, la négation de toute religion, la négation de l'existence d'une âme immortelle, la négation des droits de la personne humaine et de la famille. Il y a la plus entière opposition entre l’Église Catholique et le communisme à tel point que notre Saint Père le pape a déclaré qu'il est absolument impossible d'être à la fois communiste et catholique et que tout catholique qui adhère au parti communiste est par le fait même séparé de L’Église. Non seulement, il vous est interdit d'adhérer au Parti Communiste, mais vous ne pouvez pas coopérer avec lui ou faire quoi que ce soit qui puisse de quelque facon amener le Parti Communiste au pouvoir.

Le danger est si grave et les conséquences possibles si terribles que nous nous sentons obligés de vous mettre en garde aussi contre les détours et les ruses employés par les communistes pour tromper le peuple, ruses qui ne servent que les seules fins des communistes.

En premier lieu, ils font preuve d'un grand zèle pour les réformes sociales et mettent en avant leur doctrine comme un remède aux maux sociaux de nos jours. Ils se cachent aussi sous le masque du patriotisme et cherchent par leur prétendu zèle pour le bien être de leurs compatriotes à rallier le peuple sous leur bannière. Mais ce ne sont là que des moyens pour atteindre leurs fins inavoués et une fois au pouvoir, ils installent une dictature impitoyable. Ce ne sont plus les intérêts des pauvres et des ouvriers, ni les intérêts de la Patrie qui comptent, ce sont uniquement les intérêts du communisme. Ainsi dans les pays sous le joug communiste, règnent la suppression de tout les biens et la persécution des milliers de nos frères catholiques, ces derniers vivent dans la terreur, ils dépérissent en prison, payant même de leur sang leur fidélité à la foi.

Alors résistez, très chers frères, ne vous laissez pas tromper, soyez fidèles à notre Dieu. Veuillez, soyez vigilants, restez ferme dans la foi.

Et vous, chers prêtres, enseignez la doctrine sociale de l'Église, instruisez les peuples des vertus chrétiennes de charité et de justice. Prêtres et fidèles, vivez intensément votre vie chrétienne selon les maximes de L'Évangile. La charité des premiers chrétiens a amené la conversion du monde: la charité, c'est à dire supporter son prochain, lui pardonner, lui vouloir et réellement lui faire du bien. L'amour du Christ a vaincu la haine, votre charité vaincra la haine des enemis de Dieu. Que voire voie soit toujours un témoignage pour Dieu, le Christ et l’Église.

Pour conclure, nous vous répétons encore avec saint Paul: “Veillez, restez ferme dans la foi, soyez vigilants, soyez forts, tout ce que vous faites, faites-le dans la charité” (I Cor. XVI, 13-14).
Nous demandons à nos prêtres de lire la présente lettre dans les Églises et leurs Oratoires. A tous, prêtres et fidèles, nous donnons de tout coeur notre bénédiction paternelle. Grace et paix vous soit données de la part de Dieu, notre Père, et du Signeur Jésus Christ.

Hanoi, le 9 novembre 1951

- John Dooley, Délégué apostolique en Indochine.
- Jean Baptiste Chaballier, Vicaire apostolique de Phnom-Penh.
- Pierre Ngô Đình Thục, Vicaire apostolique de Vĩnh Long.
- Jean Cassaigne (Sanh) - de Saigon.
- Marcel Piquet (Lợi) - de Qui Nhơn.
- Jean Marie Maze (Kim) - de Hưng Hóa.
- Anselme Tadée Lê Hữu Từ - de Phát Diêm.
- Jean Baptiste Urritia - de Huế.
- Pierre Marie Phạm Ngọc Chi - de Bùi Chu.
- Domonique Hoàng Văn Đoàn - de Bắc Ninh.
- Joseph Maide Trịnh Như Khuê - de Hanoi.
- Fr. Félice Pérez (Hiên) - Provicaire apostolique de Haiphong.
- Bernard Illomera (Yên) - Provocaim apostoloque de Thái Bình.

  1. Paul Renaud (Ái) - Provicaire apostolique de Kontum.

Thư Chung Của Các Giám Mục Công Giáo La Mã Họp tại Hà Nội

(bản dịch của Giuse Phạm Hữu Tạo)

Ngày 9 tháng 11 năm 1951

Anh em thân mến,

Chúng tôi, những giám mục của Hội Truyền Giáo tại Việt Nam họp tại Hanoi, dưới quyền chủ tọa của Đức Ông Khâm Mạng Tòa Thánh, thấy bổn phận của chúng tôi là phải kết hợp những nỗ lực để công tác hữu hiệu trong sự mưu tìm an bình cho lòng người và phục hoạt đạo Chúa hiện nay.

Là những giám mục tại Việt Nam, xao xuyến trước sự hỗn loạn đang đè nặng trên tâm hồn giáo dân, nghĩ rằng bổn phận của chúng tôi là phải xác định rõ ràng ý niệm Tổ Quốc! Ái quốc là tình yêu dành cho Tổ quốc, tổ quốc theo ngữ học là mảnh đất của tổ tiên. Vì vậy, tổ quốc chính là sự nối tiếp của gia đình, cả hai ràng buộc với nhau trong sự sùng kính, nên chúng tôi phải khuyến khích sự phát triển ngang nhau với những lẽ đạo khác. Ý niệm của đạo về Tổ Quốc không hề bỏ ra ngoài các quốc gia khác mà chúng ta phải yêu mến vì tất cả chúng ta đều là con cái Chúa!

Tác động bởi trách nhiệm nặng nề của chúng tôi trước Chúa và với một tình yêu lớn dành cho anh em, chúng tôi thấy cần phải nhắc nhở các anh em hãy cảnh giác trước hiểm họa Cộng sản vô thần là một hiểm họa lớn nhất trong thời đại chúng ta, Cộng sản chối bỏ Chúa, chối bỏ tín ngưỡng, chối bỏ linh hồn bất diệt, chối bỏ nhân quyền và gia đình. Lại còn có sự chống đối toàn diện ác liệt giữa Cộng sản và giáo hội, đến nỗi đức thánh Cha đã phải tuyên bố quyết liệt rằng không thể nào có thể vừa là Công giáo vừa là Cộng sản. Và người Công giáo khi gia nhập đảng Cộng sản, bằng hành vi ấy đã xa lìa giáo hội. Không những anh em bị cấm không được gia nhập đảng Cộng sản, mà anh em còn không được cộng tác để làm bất cứ điều gì để có thể đưa đảng ấy lên cầm quyền. Hiểm họa quá lớn và những hậu qủa rất ghê sợ, nên chúng tôi cũng buộc lòng phải cảnh giác anh em trước những lèo lái hay xảo thuật Cộng sản đã dùng để lừa bịp dân chúng chỉ nhằm chiếm đoạt được mục tiêu của họ.

Trước hết, họ đã chứng tỏ có nhiều nhiệt tình để cải cách xã hội và đề ra lý thuyết như là phương thuốc chữa trị những tệ đoan xã hội. Họ không che dấu mặt nạ yêu nước và cũng tìm cách đặt ra sự nhiệt tình làm như lo cho hạnh phúc đồng bào để quy tụ dân chúng dưới mầu cờ của họ. Nhưng đó chỉ là những phương tiện nhắm đạt tới những mục tiêu không tưởng của họ và khi cầm quyền rồi, họ áp đặt một nền độc tài tàn nhẫn. Không còn nữa những phúc lợi của người nghèo hay của giới công nhân lao động, cũng chẳng còn quyền lợi gì của tổ quốc nữa, mà chỉ còn quyền lợi của Cộng sản thôi. Bởi vậy, ngự trị trong các nước Cộng sản là sự tước bỏ mọi phúc lợi và sự đàn áp hàng ngàn anh em Công giáo, những người này phải sống trong sợ hãi, chết rũ trong tù ngục, phải đổ máu ra để bảo vệ đức tin.

Vậy xin anh em hãy chống cự, đừng bị mắc lừa, hãy trung thành với Chúa! Xin hãy thức tỉnh và sống mạnh bằng đức tin. Và qúy vị, những linh mục, hãy giảng dậy học thuyết xã hội Công giáo, dậy cho giáo dân những đức tính Công giáo về bác ái và công bình. Linh mục và giáo dân hãy sống đạo theo đúng với những lời dậy trong Thánh kinh. Đức bác ái của những người Công giáo đầu tiên là hoán cải thế giới. Đức bác ái là giúp đỡ đồng loại, tha thứ cho họ và thực sự làm những điều tốt cho họ. Tình yêu của đấng Ki-tô đã thắng hận thù, tình yêu của anh em cũng sẽ thắng kẻ thù của Chúa. Ước gì con đường anh em đi là sự làm chứng cho Chúa, đấng Cứu Thế và Giáo hội.

Để kết thúc, chúng tôi xin nhắc lại với anh em lời nói của thánh Phao-lồ: “Xin hãy vững mạnh trong đức tin, hãy thức tỉnh và hãy mạnh dạn  trong mọi việc của anh em làm trong tình bác ái!” Chúng tôi xin các linh mục đọc thư này trong các nhà thờ và nhắc nhở trong bài giảng. Với các linh mục và các anh em, chúng tôi ban phép lành thần phụ của chúng tôi. Xin Chúa Trời là Cha của chúng ta, và đấng KiTô ban ơn sủng và sự bình an cho các anh em.

Hanoi, ngày 9-11-1951
ký tên : 14 giám mục (9 gốc Pháp, 5 gốc Việt)

KẾT LUẬN: Phần trình bày trên đây cho chúng ta thấy rõ dã tâm thâm độc Giáo Hội La Mã trong nỗ lực thi hành chính sách chia để trị với độc kế xé nước ta ra làm nhiều mảnh nhỏ và tích cực sử dụng nhóm thiểu sô con chiên người Việt làm lực lượng nòng cốt và xung kích để chống lại đại cuộc kháng chiến đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican của nhân dât ta để đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc.

CHÚ THÍCH


(1) Về con số người tham dự  cuộc biểu tình vào ngày này,  người viết căn cứ vào các sách sử: (1) Ngô Van, Việt Nam 1920-1945, tr 314; Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu Lửa, tr 42-44; Phạm Văn Son, Việt Sử Toàn Thư, tr. 706-707; Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tr.255-256; Đoàn Thêm,  Hai Mươi Năm Việc Từng Ngày, tr. 10-11. 

(2) Joseph Buttinger, Vietnam: A Political History (New York: Frederick A. Praeger, 1968, p. 210.

(3) Georges Bidault  - From Wikipedia, the free encyclopedia: http://en.wikipedia.org/wiki/Georges_Bidault. Nguyên văn:   “Bidault participated in the forming of the Conseil National de la Résistance and, after the Gestapo captured Moulin, he became its new chairman. In 1944 he formed a Resistance Charter that recommended an extensive post-war reform program. After the liberation of Paris he represented the Resistance in the victory parade. Charles de Gaulle appointed him as a foreign minister of his provisional government in 25 August. He was the founder of the Mosuvement Républicain Populaire (MRP).”

(4) Joseph Buttinger, Vietnam: A Dragon Embattled (New York: Frederick A Praeger, Publishers. 1967), p 848. Nguyên văn: “…the nomination of Diem was brought about by strong U.S pressure on Bao Dai and the French, and the inervention of Cardinal Spellman via members of the Catholic Mouvement Républicain Populaire.”

(5) Đoàn Thêm, Sđd., tr.11.

(6)  Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận , cuốn 4  (Paris: Nam Á, 2002), tr 2090. Trang sách này viết :” Một cuộc trao đổi giữa Sàigòn và Paris trong tháng 4/1946 cho thấy rằng: Paris tuy không phản dối, song cũng khuyên nhè nhẹ Saigòn nên có thái đọ trung lập, chỉ đứng lam trọng tài giữaa Nam Bộ và Bắc Bộ; còn d’ Argenlieu  thì nhất định giữ Nam Bộ cho Pháp, căn cứ vào tuyên ngôn ngày 24/3/1945 và vào tình trạng pháp lý của Nam Kỳ “vẫn còn là một thuộc  địa Pháp”, vậy ông có toàn quyền hành động (Dev. 1988 tr 183-187).

(7) Joseph Buttinger, Ibid., p.250. Trang sách này vi?t “On June 1, only twenty hours after Ho left for Paris, d’ Argenlieu “recognized” the Republic of Cochinchina in the name of France, neglecting to mention that this clear violation of the March agreement had not been authorized by Paris.  Trong cuốn Việt Nam Máu Lửa, (Los,  Alamitos, CA: Xuân Thu, 1980?) nơi trang 135, tác giả Nghiêm Kế Tổ ghi nh?n: “Từ 3/6 /1946, Chính Phủ của Nam Kỳ Quốc đầu tien đa  thành lập:…” Trong khi dó, trong cuốn The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964) tác gi? Bernard  B. Fall noi ghi nh?n trang 73-74 nhu sau: “On May 30, d’ Argenlieu, without authorization from Paris, recognized the Republic of Cochinchina as s “free state” with its own armmy, finamces, etc., in exactly the same terms as Republic of Viet Nam had been recognized on March 6! On June 2,Cochichina proclaimed itself a “republic” and, on the following day, signed a convention with Cédile, the French Commisioner for Cochinhna.”  

(8) Võ Nguyên Giáp, Nhữ?ng Năm Tháng Không Thể Nao Quên (Hà Nội: QĐND, 2001), tr. 286. Trang sách nay viết: “Vài ngày sau, những vụ khiêu khích mới lại nổ ra ở biên giới Viêt-Hoa. Mùng 10 tháng Tám (1946),  quân Pháp vô cớ tiến công bộ đội ta ở Tiên Yên, Ðầm Hà. Ngày 13, chúng đua bọn thổ phỉ vào đóng tại Lạng Son. Chúng khieu khích đồng bao ta ở Vịnh Hạ Long va vùng ven biển H?ồg Gai. Cùng thời gian, lại có tin quân Pháp tại  Son La tiến xuống phía nam. Không lâu truớc đó, Đác-giăng-li-o đa để lộ  ý muốn lập ngay tại miền Bắc một “nuớc cộng hòa Nùng Thái” cùng một kiểu v?i nước công hoà Tây Nguyên. Những hoạt động của địch cùng lúc xẩy ra chạy dài theo biên giới, tạ vùng biển đến miền núi, từ Đông sang Tây, nói len âm mưu nay đang bắt đầu.” Sách Viet Nam: History, Documents and Opinions on a Major World Crisis (New York:Fawcett Publications, Inc. , 1965), noi trang 64, tác Marvin E. Gettlemen viết: “But if the place of Vietnam within the Frenh Union could only be guessed at during the French-Vietnamese negotiations, each side had its own definite idea of the Indochinese Federation. The Vietnamese saw it as a little more than a formal link between the several independent parts of Indochina; the French wanted  it to be a real entity with considerable power through which France would continue to exercise a decisive control  over Vietnam (with or without Cochin China), Laos, and Cambodia. They used  federation as an excuse for attempts to break up Vietnam, proposing the establishment of a separate Moi state in 1946. Two year later, they encouraged a minority groups in Tonkin to proclaim itself a separate Thai state. Within the framework of  federation hopefd to counterbalance the power of the Republic (of Vietnam) by keeping Cochin China separate, by maintaining French influence in Laos and Cambodia, and by insisting  on direct French voice in  working the  federal machinery. Thus, on independence, as on unity, the French and the Vietnamese were diametrically opposed during the spring and summer of 1946. 

(9) Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu Nhân Vật Chí (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr  199-200.

(10) Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Những Hoạt Động Của Bọn Phản Động Đội Lốt Thiên Chúa Giáo Trong Thời Kháng Chiến 1945-1954 (Hà Nôi: Nhà Xuất B?n Khoa Học, 1965), tr. 21. (Ðoạn văn tren đây trích ra từ cuốn sách có tựa đề là "Người Công Giáo Trước Thời Cuộc của tác gỉa  Phao-lô Trung Chính viết ngày 28/3/1948, nhà in Lê Bảo Tịnh xuất bẩn tại Phát Diệm, 1950, trang 161.)

(11) Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 (Tập A: 1939-1946) (Houston, TX: Văn Hóa, 1997), tr 295.

(12) Nigel Cawthorrn, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), p. 68.

(13) Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Sdd., trang 17 &18.

(14) Trần Tam Tỉnh. Sđd., tr. 69.

(15) Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 81

(16)Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 85.

(17)Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Sđd., trang 19. 

(18) Quang Toàn & Nguyễn Hoài, Sđd., tr. 19.

(19) Trần Tam Tỉnh, tr. 195-196.

(20) Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 193.

(21) Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 195.

(22) Trần Tam Tỉnh, Sđd., trang 81-83.

(23) Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 - Tập B: 1947- 1954 (Houston, TX: Văn Hóa,  1997), tr. 265-66.