GIÁO HỘI LA MÃ:

LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC

- Nguyễn Mạnh Quang -

http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH09.php

CHƯƠNG 9


ĐỘC TÀI TÔN GIÁO:

CHA ĐẺ MỌI TỘI ÁC VÀ PHÁ NÁT NỀN TẢNG GIA ĐÌNH


Chủ đề của chương sách này là nói về:

1.-/ Quan niệm khác nhau về tôn giáo giữa các dân tộc chịu ảnh hưởng của nền văn minh Đông Phương và các dân tộc theo nền văn hóa  Thiên Chúa Giáo.

2.-/ Độc tài tôn giáo hay các chế độ đạo phiệt, đặc biệt là chế độ giáo hoàng (papacy)  là cha đẻ của đủ mọi thứ tội ác.

3.-/ Trọng tội lớn nhất của Giáo Hội La Mã là phá nát nền tảng gia đình bằng cách hủy diệt tình cảm thiêng liềng giữa những người thân thương ruột thịt trong một gia đình. 

Chương sách được chia ra các tiết mục như sau:

I.-/ Quan niêm khác nhau về tôn giáo giữa người dân Đông Phương và người  Ki-tô Giáo.

A.-/ Các định nghĩa

B.-/ Quan niệm về tôn giáo của người dân Đông Phương.

C.-/ Quan niệm về tôn giáo của người Thiên Chúa Giáo.

II.-/ Những khu rừng tội ác của Giáo Hội La Mã:

A.-/ Nguyên nhân khiến cho Giáo Hội La Mã gây nên tội ác.

B.-/ Những rặng núi tội ác chống nhân loai trong gần hai năm qua của Vatican

C.-/ Việc dùng người trong gia đình do xét lẫn nhau làm tan vỡ nền tảng gia đình

D.-/ Nhận xét

I.- QUAN NIỆM KHÁC NHAU VỀ TÔN GIÁO GIỮA ĐÔNG PHƯƠNG VÀ TÂY PHƯƠNG

Trong chương sách này, xin hiểu:

- Từ kép “Đông Phương” là nói về (1) các dân tộc theo  nền văn minh tam giáo cổ truyền Khổng, Phật, đạo thờ cúng tổ tiên tại các nước Trung Hoa, Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản  và các  dân tộc nước theo văn minh Phật giáo như Thái Lan, Tích Lan, Miến Điện, Lào, Cao Miên, Butan, v.v…

- Từ kép “Tây Phương” là các dân tộc tại các quốc gia Âu Châu theo văn minh Thiên Chúa Giáo từ  đầu thời Trung Cổ.

A.-/ CÁC ĐỊNH NGHĨA KHÁC NHAU

Theo Việt Nam Tự Điển của  hai ông  Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ:

“Tôn giáo là đạo, đường lối tu hành, tin tưởng, lấy một hay nhiều vị thần làm chủ, với một giáo lý vững chắc, với một tổ chức chặt chẽ, luôn luôn khuyên tín đồ làm lành lánh dữ để mau tới cõi siêu thóat.”

Theo Hán Việt Từ Điển của học giả Đào Duy Anh:

“Tôn giáo là một thứ tổ chức lấy thần đạo làm trung tâm mà lập nên giao ước để khiến người ta tín ngưỡng (religion),”

Theo the American Heritage Dictionary of the Eglish language:

 “Tôn giáo là một biểu cảm về niềm tin và sự tôn thờ của con người đối với quyền lực siêu nhân được nhìn nhận như là một đấng tạo hóa ngự trị và quản lý vũ trụ”. (Religion is the expression of man’ s belief in and reverence for a superhuman power recognized as the creator and governor of the universe.)

Chúng ta thấy, mỗi tác giả có một định nghĩa khác nhau về tôn giáo do quan sát xã hội chung quanh mình. Nếu nói theo các định nghĩa trên, thì nếp sống theo tam giáo cả mấy ngàn năm (trước khi bị đạo Thiên Chúa du nhập vào) của dân Việt Nam ta đều không phải là tôn giáo! Đó là đầu mối cho các tôn giáo "có tổ chức", "có quyền lực siêu nhiên" quảng bá là con người "cần phải có tôn giáo", mới "đạo đức", "mới tốt đẹp". Những nhà truyền giáo thường khinh miệt những người "lương" là "vô đạo" (nhập nhằng với nghĩa "không theo đạo") nghĩa là không theo cái tôn giáo theo định nghĩa của họ. Và đó cũng là sự mâu thuẫn ngấm ngầm đầu tiên giữa lương và giáo.

Lẽ ra, một tôn giáo phải có mục đích làm tốt đẹp cho xã hội thực tại. Nếu không thì các tôn giáo theo các định nghĩa trên trở thành "các môn phái võ lâm" tranh giành ảnh hưởng với nhau. Ai cũng cho Đấng Tối Cao của mình là nhất thì làm sao xã hội được ổn định? Các định nghĩa trên đều không nói đến mục đích thực tại nào của tôn giáo.

B.-/ QUAN NIỆM CHUNG VỀ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI DÂN ĐÔNG PHƯƠNG

Đối với người dân trong xã hội theo văn minh Đông Phương, được cho là tôn giáo thì phải có một hệ thống tư tưởng cao đẹp với những bài học về đạo lý nhằm giáo dục và hướng dẫn con người đạt đến chân, thiện, mỹ. Họ tin rằng các tôn giáo phải có chủ trương dạy người đời:

Phải biết tự chế, dứt bỏ mọi thứ dục vọng, (diệt bỏ tham, sân, si)

Không tham danh, không hám lợi, không thèm khát quyền lực, không háo thắng, không ganh ghét, không đố kỵ tị hiềm, không tự cao, không  tự đại, 

Phải khiêm cung, hòa nhã trong thái độ, trong ngôn ngữ, trong cử chỉ và trong hành động,

Phải có tinh thần hiếu hòa, “dĩ hòa vi quý”,

Phải biết tôn trọng những ý kiến hay quan điểm khác biệt của mọi người “kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”,

Nhất quyết không làm điều gì có lợi cho mình nếu điều đó phương hại đến quyền lợi hay danh dự của người khác,

Phải biết mở rộng lòng nhân đối với mọi người “tứ hải giai huynh đệ”, và

Phải biết vui buồn theo những nỗi vui buồn của những người xung quanh.

Sự kiện này được ông Bạch Đinh nói rất vắn tắt như sau:

“Tôi có hỏi ông bà về chuyện tôn giáo thì được dạy dỗ đại khái như sau: “Là con cái thì phải biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Nên việc cũng giỗ để tưởng nhớ các vị đó là chuyện rất tự nhiên như sự tử như sự sinh. Còn Khổng, Lão, Phật là những hiền triết dạy ta những điều hay lẽ phải, cho nên theo đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật là theo con đường Khổng, Lão, Phật vạch ra; hoặc nói đến Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo là nhắc lời ông Khổng, ông Lão, ông Phật dạy bảo điều đúng, điều phải nên nghe. Muốn hiểu về đạo giáo thì tự tìm thấy mà học, không ai rao giảng, không ai cưỡng ép. Thế thôi, các ông ấy không hề bảo ai thờ phượng các ông ấy cả.”.[1]

Những tư tưởng cao đẹp vị tha trên đây có thể gọi là “những quy tắc đạo lý”, cũng có thể  là “nếp sống văn hóa” hoặctập tục cổ truyền” hay “truyền thống dân tộc”. Gọi như thế nào không quan trọng vì đó chỉ là hình thức. Người dân Đông phương  cho rằng danh xưng không quan trọng mà “chính danh” hay “bản chất” mới quan trọng. Câu nói: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn “ của người Việt Nam ta mang ý nghĩa này.

Đền Kiếp Bạc

Thành Hoàng

Miếu Nhị Phủ

Cũng vì thế mà các nhà viết sử đã ghi nhận xã hội Đông Phương là một xã hội cởi mở và khai phóng, tâm hồn con người được mở rộng, sẵn sàng đón nhận tất cả các tư tưởng hay tôn giáo mới lạ từ bất kỳ phương trời nào mang đến, miễn là tư tường và tôn giáo đó cao siêu tốt đẹp giúp ích cho đời. Nhờ có những đặc tính cao quý này, các xã hội Đông Phuơng (lấy Việt Nam làm thí dụ), từ ngàn xưa luôn luôn có nhiều tôn giáo hiện diện bên cạnh nhau mà vẫn không hề xẩy ra chiến tranh tôn giáo. Khắp mọi nơi, từ thành thị cho đến những làng quê hẻo lánh ở các vùng nông thôn, người ta thấy gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên ở nơi trang trọng nhất trong nhà, làng nào cũng có một ngôi chùa thờ Phật, một ngôi đền thờ Đức Khổng Tử, và một ngôi đình thờ vị thần linh riêng của làng được gọi là thành hòang. Ngòai ra, khắp đó đây, còn có những “điện thờ” của những người hành nghề phù thủy, và những chỗ như gốc đa hay đầu cầu hoặc một chỗ nào đó ở bên đường cũng có một ngôi miễu nhỏ thờ một đấng thần linh mà người dân trong làng tin là linh thiêng có thể đem lại may mắn hay an bình cho họ trong cuộc sống hàng ngày. Nhà viết sử Virginia Thompson ghi lại sự kiện này như sau:

 “Tôn giáo ở Việt Nam có thể ví như một khu rừng nhiệt đới trong đó không có một cây nào đứng chơ vơ, cô lập, lẻ loi một mình. Không có biên giới hay lằn ranh rõ rệt để phân biệt giữa các tôn giáo khác nhau, và một người có thể là tín đồ của cả năm sáu tôn giáo mà không có gì là mâu thuẫn cả. Người Việt Nam cho rằng nếu một tôn giáo mà tốt thì ba tôn giáo lại càng tốt hơn...” [2]

Câu chuyện đối thoại giữa hai nhà trí thức Trung Hoa do sử gia Dun J. Li kể lại dưới đây giúp chúng ta hiểu được phần nào về cái thực trạng “một người dân Đông Phương có thể là tín đồ của cả năm sáu tôn giáo mà không có gì là mâu thuẫn” đúng như sử gia Virginia Thompson đã nhận xét ở trên. Chuyện như sau:

“Tử Bình nêu lên thắc mắc: “Về việc này, ông Hoàng mà tôi đã gặp, ông ta là người theo đạo Lão hay theo đạo Phật? Ông ta nói thì giống như một người theo đạo Lão, tuy nhiên, nhưng khi nói chuyện, ông ta lại thường hay viện dẫn những kinh nhà Phật.”

Người thiếu nữ trả lời: “ông Hoàng không phải là tín đồ của đạo Lão và cũng không phải là tín đồ của đạo Phật. Ông ta ăn mặc theo cách ông ta thích. Ông ta thường nói rằng có ba tôn giáo lớn là đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão. Ba tôn giáo này giống như ba cửa tiệm bán cùng một thứ sản phẩm. Chỉ có một sự khác biệt giữa các tôn giáo này là đạo Khổng là một cửa tiệm rộng hơn hai cửa tiệm kia quá nhiều và có bán thêm một vài sản phẩm khác mà hai cửa tiệm kia không bán. Ông Hoàng cũng nói rằng trong ba tôn giáo này, tôn giáo nào cũng có hai bộ mặt: Một bộ mặt thật của riêng mỗi tôn giáo là những nghi lễ của nó, và bộ mặt khác của nó là những lời dạy căn bản. Những lời dạy căn bản thì cả ba tôn giáo này đều giống nhau dù là bề ngoài có vẻ khác nhau. Ông Hoàng tin cả ba tôn giáo này. [3]

Nói cho rõ cho gọn là các tôn giáo Đông Phương như đạo Khổng, đạo Phật và đạo Lão là một hệ thống triết lý bao gồm những quy tắc đạo lý dạy đời theo đó mà hành xử đúng theo cái đạo làm người để xây dưng con người hoàn hảo cho xã hội và tạo phúc lợi cho con người ở ngay trong cõi đời thiết thực này, chứ không phải là phúc lợi cho con người sau khi đã chết hay trong thế giới thần linh hoang tưởng.

Theo sử hiểu biết của người viết, đạo Phật và đạo Lão không hề đề cập đến thượng đế và thiên đàng. Tuy nhiên, có một số người nhân danh đạo Phật hay đạo Lão, hành nghề thày cúng, đã bịa ra “thiên đàng” đã nói đến một đấng thần linh để làm con ngáo ộp nhằm hù dọa và mê hoặc người đời với hy vọng nạn nhân (hay con mồi) sẽ đem của lễ đến dâng cúng để cho họ được thụ hưởng. Cũng may là đây chỉ là những việc làm lưu manh của một số cá nhân lẻ tẻ, không được hệ thống hóa thành một hệ thống tín lý, và bọn người lưu manh này cũng không có quyền lực để cưỡng bách người đời phải tin những chuyện hoang đường nặng tính cách phỉnh gạt và lừa bịp như vậy! 

Trái lại, trong đạo Thiên Chúa, những chuyện “thiên đường” và “địa ngục”   nghe ra hết sức hoang đường nặng tính các phỉnh gạt và lừa bịp như vậy thực sự  đã trở thành những tín lý và được khai triển thành một hệ thống với nhiều chuyện hoang đường nhảm nhí khác được thêm vào từ thời ông Jesus. Sau đó, cái hệ thống tín lý nhảm nhí này lại được Giáo Hội La Mã sử dụng kèm theo với bạo lực để cưỡng bách người đời phải tin theo với dã tâm theo đuổi chủ nghĩa bá quyền nhằm thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại.

C.-/ QUAN NIÊM VỀ TÔN GIÁO CỦA  NGƯỜI THIÊN CHÚA GIÁO

Quan niệm về tôn giáo của Thiên Chúa Giáo mà điển hình là  Giáo Hội La Mã hoàn toàn khác với quan niệm về tôn giáo của người dân Đông Phương theo tam giáo đồng nguyên. Quan niệm này của họ được một cán bộ truyền giáo của Thiên Chúa Giáo là Linh-mục Vũ Đình Họat viết trong cuốn Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan – Tập I  như sau:

 “Cho được là một Đạo hay một Tôn Giáo thì phải có Giáo Chủ, Phẩm Trật, Giáo Điều, Giáo Lý và Quy Luật. Hiểu như vậy thì đạo Khổng cũng không phải là một tôn giáo vì không có Giáo Chủ và Phẩm Trật. Lão Giáo cũng không và ngay cả đến Phật Giáo cũng không nốt, vì không có Giáo Chủ và Phẩm Trật. Lão Giáo thì không hề có.”[4]

Linh-mục vũ Đình Họat không nói đến định nghĩa về tôn giáo như học giả Đào Duy Anh và các ông Lê Văn Đức & Lê Ngọc Trụ, nhưng lại nói đến vai trò  giáo chủ, phẩm trật, giáo điều, giáo lý và  tín lý. Theo thiển ý của chúng tôi là khi nói đến vai trò của giáo chủ cùng với các yếu tố phẩm trật, giáo điều, giáo lý và tín lý là nói đến quyền lực (biến thể thành bạo lực) và những điều hoang tưởng, không những không thực tế, phi khoa học, mà còn nặng tính cách phỉnh gạt và lừa bịp người đời. Lịch sử và thực tế đã chứng minh như vậy.

Vấn đề quyền lực tôn giáo của Tây Phương là ”ý niệm mới lạ” đối  với người Đông Phương. Ông Bạch Đinh viết:

“Còn tôn giáo thì khác. Tôn giáo thì phải có tín điều, không tin không được, có tổ chức, có nghi lễ, không theo không được, có cán bộ tuyên truyền đi kết nạp người, nhiều khi có cả binh đoàn để cưỡng ép mọi người phải theo. Đây là ý niệm mới lạ đối với người Đông Phương. Thực chất  là tôn giáo nào cũng nhắm thiết lập một đế quốc để thống trị tòan thế giới, chăng những phần xác mà luôn cả phần hồn. Do Thái Giáo, Ki-tô Giáo , Hồi Giáo, Cộng Sản Giáo chẳng hạn đều là  “tôn giáo” với nghĩa như trên, chứ không cùng nghĩa như “đạo giáo” của Khổng giáo, Lão giáo, Phật giáo.” [5]

Những cụm từ “không tin cũng không được”, “không theo cũng không được” và “Phải dùng đến cả binh  đoàn cưỡng ép mọi người phải theo” cho chúng thấy vấn đề “quyền lực (đúng ra là quyền lực bất chính hay bạo lực) được sử dụng để cưỡng ép người dân phải tin và phải theo.” Vấn đề này cho chúng ta thấy rõ bất cứ tôn giáo độc thần nào cũng đều có chủ trương thi hành chính sách tôn giáo chỉ đạo chính quyền. Dĩ nhiên chính quyền đó  là một chế độ đạo phiệt tay sai cho tôn giáo để thi hành các giáo luật và các mệnh lệnh của tôn giáo và để cho tôn giáo kiểm soát tất cả mọi phạm vi sinh hoạt của người dân. Sách The Rich Church, Poor Church viết như sau:

Về các vấn đề tôn giáo, trước khi Kitô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của Delphic Oracle là “Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai quấy.” Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là “Tôn giáo ở trong vùng (nơi bạn cư ngụ) là tôn giáo của bạn.” Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự vật có thật. Vì thế cho nên, trước khi có đạo Kitô, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ cả. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách bắt buộc người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Kitô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.

Ngay từ lúc đầu, người Kitô giáo khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Kitô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế cho nên mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác - bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý – đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Kitô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Kitô giáo mà ra.. Kitô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi – giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau.. Các vấn đề như quân sự chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt.[6]

Lịch sử cũng cho thấy rằng, Giáo Hội La Mã luôn luôn rất cần đến quyền lực và luôn luôn chạy theo quyền lực để tồn tại và bành trướng ảnh hưởng. Vì vậy mà  tôn giáo này mới khác hẳn với các tôn giáo khác ở trên thế giới, nhất là đối với các tôn giáo Đông Phương. Cũng vì thế mà  nhân dân thế giới mới kinh tởm và coi “Giáo hội như cùi hủi cẩn phải tránh xa.” [7]

Và cũng chính vì thế mà vào những năm chót của cuộc đời, Giáo Hoàng John Paul II (1978-2005) đi đến quốc gia nạn nhân nào của giáo hội cũng phải nhận lỗi và xin lỗi lia lịa, tính ra tất cả có  tới hơn 100 lần. Buổi sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000 tại Quảng Trường Peter (Rome) ông cho tổ chức một buổi lễ trọng thể để cáo thú những rặng núi tội ác này với Chúa (của họ)  trước sự chúng kiến tại chỗ của cả hơn nửa triệu người và hàng trăm triệu khán giả khác theo dõi qua các màn ảnh truyền hình ở khắp nơi trên thế giới.

II.-/ NHỮNG KHU RỪNG TỘI ÁC CỦA GIÁO HỘI LA MÃ:

Phần II này được chia làm nhiều tiểt mục.

A .- CÁC KẾ SÁCH ĐỂ THỎA MÃN LÒNG THAM

Nhà Phật nói rằng, “tất cả mọi khổ đau hay những tội ác ở trên cõi đời này đều do lòng tham, sân, si gây ra.”  Quả đúng thế, chúng tôi nhận thấy rằng những khu rừng tội ác chống lại nhân loại mà Giáo Hội La Mã đã liên tục phạm phải trong gần hai ngàn năm qua đều là do lòng tham, sân, si của các nhà lãnh đạo và tất cả mọi thành phần trong giáo hội gây ra cả.  

Bọn người này có tham vọng thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại bằng hệ thống tín  lý Ki-tô. Bị thôi thúc bởi tham vọng  này, các nhà lãnh đạo giáo hội  trong giáo triều Vatican phải nặn óc tìm ra các  phương kế để có quyền lực hầu có thể dựa vào khai thác  những tín lý Ki-tô hoang tưởng láo khoét đã có sẵn trong Cựu Ước cũng như trong Tân Ước và bịa đặt thêm mê hoặc người đởi rồi lùa họ vào “cái tròng Ca-tô” (Catholic loop).

1.-/ Kế sách nắm trọn thần quyền vào trong tay: Giáo triều Vatican cho thành lập Thánh Bộ Truyền Giáo để đảm trách việc thi hành những thủ đoạn phỉnh lừa thiên hạ bằng hệ thống tín lý Ki-tô. Cơ quan này cho thiết lập các chủng viện, tu viện để đầo tạo nhân sự (chuyên viên nói láo) cung ứng cho nhu cầu thi hành các thủ đoạn gian manh phỉnh gạt tín đồ và  người đời.

2.-/ Kế sách tóm thâu tất cả thế quyền vào trong tay: Đây là thủ đọan ban hành bản Tuyên Cáo Dictatus Papae và năm 1075  và  Sắc Lệnh Unam Sanctum vào năm 1302.   

3.-/  Kế  sách mở rộng quyền lực ra ngoài lục địa Âu Châu:  Đây là thủ đoạn hay chính sách cấu kết với các cường quyền địa phương và các đế quốc Thực Dân Lược Âu Mỹ, nương bóng các thế lực này để thi hành sách lược “mượn gió bẻ măng”, và “theo voi ăn bã mía” hầu có thể phóng tay cướp đoạt tài nguyên của các quốc gia nạn nhân.

Để có thể thực thi những quyền lực bất chính này, ở những nơi nào đã cấu kết được với các cường quyền địa phương và các đế quốc thực dân xâm lược, Giáo Hội La Mã dồn nỗ lực vào việc thiết lập chế độ độc tài tôn giáo toàn trị mà sách sử gọi là chế độ giáo hoàng  “papacy” hay chế độ tăng lữ quân chủ chuyên chính toàn tri (monarchial sarcedotal)”. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ trong Chương 7 ở trên.

Với chủ trương như vậy, cho nên mà bất kỳ ở nơi mà quyền lực vươn tới, Giáo Hội La Mã tìm đủ cả trăm phương ngàn kế để:

a-/ Biến mỗi một linh mục thành một lãnh chúa áo đen trong xóm đạo và trong vùng kế cận, đặc biệt là  họ nắm hết quyền kiểm soát sinh hoạt của người dân dưới quyền..

b-/ Biến con chiên thành kiêu dân trong xã hội, và đưa họ vào (a) nắm giữ những chức vụ quan trọng trong chính quyền, (b) những chức vụ chỉ huy trong quân đội, (c) đặc biệt là trong các cơ quan cảnh sát, công an, mật vụ (để làm công cụ cho chính sách cưỡng bức hay chèn ép người dân thuộc các tôn giáo khác phải theo đạo, người nào chống lại sẽ bị thủ tiêu.) Kinh nghiệm của Miền Nam Việt Nam (phía nam vĩ tuyến 17) trong những năm 1954-1975  với “khẩu hiệu “Nhất Chúa, nhi Cha, thứ ba Ngô Tổng Thống” , và  câu vè “Nhất đĩ, nhì cha…“ cho chúng ta thấy rõ sự thật là như vậy.. Vấn đề này sẽ được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Phần VI (Miền Nam Việt Nam nằm dưới ách thống trị của Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican).

Nhờ đã thi hành các thủ đoạn hay chính sách bất lương trên đây mà ở nơi nào có gót giầy các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ, thì  quyền lực của Giáo Hội La Mã vươn tới với cả thần quyền và thế quyền. Quyền lực của giáo hội ở Âu Châu trong thời Trung Cổ và ở các các thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp, và Bỉ  từ giữa cuối thế kỷ 15 cho đến hậu bán thế kỷ 20 cũng như ở trong các giáo khu giáo phận cho đến ngày nay là bằng chứng hùng hồn cho sự kiện này.

Lịch sử cũng như kinh nghiệm thực tế cho thấy rằng:

1.-/ Quyền hành sinh tội ác, quyền lực càng nhiều, nắm quyền càng lâu thì tội ác càng nặng và càng nhiều.

2.-/ Tội ác sinh  sản ra tội ác và sinh sản mau lẹ giống như loài vi khuẩn sinh sản trên một xác chết đã thối rữa của một sinh vật nằm trong một vũng sình lầy. Chính vì thế mà tội ác của Giáo Hội Công Giáo La Mã đối với nhân loại có thể mô tả như Giáo Sư Trần Chung Ngọc thường mượn lời của Nguyễn Trãi trong bài Bình Ngô Đại Cáo như sau:

Quyết Đông hải chi thủy, bất túc dĩ trạc kỳ ô;
Khánh Nam sơn chi trúc, bất túc dĩ thư kỳ ác.

(Dơ bẩn thay, nước bể không rửa sạch mùi; Độc ác thay, trúc rừng không ghi hết tội.)

Không biết ở Âu từ đầu thế kỷ 4 cho đến đầu thế kỷ 20 như thế nào. Riêng ở Việt Nam trong những năm 1885-1954 và ở Nam Bộ  trong những năm 1862-1975,  thì trong giới tu sĩ và tập đoàn con chiên, kẻ nào có địa vị càng cao trọng và quyền lực càng nhiều thì tội ác càng lớn và càng nặng. Một trong những tội ác thông thường nhất của họ là tìm mọi cách bắt chẹt hoặc dụ dỗ hay chèn ép những người thuộc các tôn giáo khác phải nhập đạo qua hôn nhân. Ai muốn thành hôn với con em trong gia đình họ, sớm hay muộn, cũng bị họ đòi phải theo học lớp giáo lý Ki-tô và phải đến nhà thờ “chịu phép rửa tội theo đạo” rồi mới được tiến hành lễ thành hôn. 

Họ luôn lên giọng khinh miệt trịch thượng gọi những người khác tôn giáo với họ là  “vô đạo”, “tà đạo”, “dân man di” hay “dân man rợ”. Các linh mục nhồi sọ con chiên hiểu "vô thần" giống như "vô đạo", còn họ tự xưng là “dân Chúa”. Đó là thủ đoạn gian manh của những người truyền giáo. Trong cuốn Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo (Sàigòn: Chân Lý, 1972, nơi Mục II có tựa đề là Thái Độ Của Giáo Hội Đối Với Man Dân (từ trang 200 đến trang 207), vỏn vẹn có 8 trang, tác giả là Lịnh-mục Bùi Đức Sinh đã sử dụng các từ “man di”, “dã man” và “mọi rợ” tới 26 lần để nói về các nhóm dân thuộc các tôn giáo hay nền văn hóa khác.

Linh-mục Dòng Tên Alexander de Rhodes đến Việt Nam vào năm 1624, nói rằng ông ta đến Việt Nam truyền đạo Ca-tô, nhưng thực ra ông ta thi hành địệp vụ thâu thập các tin tức tình báo chiến lược để đúc kết thành kế hoạch chinh phục Việt Nam rồi gởi về Vatican. Sau đó, Vatican đem  tài liệu này đến kinh thành Paris để thuyết phục Pháp cấu kết với Vatican và xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa để cùng cướp đoạt tài nguyên, cùng nô lệ hóa dân và bóc lột dân ta đến tận xương tận tủy. Ghê gớm hơn nữa,  ông ta còn biên soạn cuốn sách Phép Giảng Tám Ngày, trong đó ông ta dùng toàn bộ Chương  Bốn có tựa đề là Ngày Thứ Bốn để miệt thị  và chửi bới các đạo Phật, đạo Khổng và đạo thờ cúng ông bà của người Việt Nam.

Giáo Hội La Mã là  một thành viên trong Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican nắm quyền thống trị Việt Nam  (1) từ khi triều đình Huế phải cúi đầu ký các Hiệp Định 1862, 1873 và 1884, cho đến ngày 9/3/1945, (2) trong thời Kháng Chiến 1945-1954 ở trong các vùng giặc tạm chiếm, và (3) ở miền Nam vĩ tuyến trong những năm 1954-1975. Nhờ vậy mà trong những năm này, tập thể con chiên người Việt trở thành những người có thế lực và được coi như là “những đứa con cưng” của liên minh giặc và bọn “Kiêu Dân Công Giáo“ trong xã hội Việt Nam. Nhờ ở vào cái thế như vậy, họ trở thành tai mắt cho giặc và tác oai tác quái, gieo tai giáng hoạ cho người dân lương ở trong các vùng kế cận xóm đạọ của chúng: Bản văn sử dưới đây cho chúng ta thấy trõ thực trạng này:

"Cố Giăng, nằm trong một cái cáng do 2 giáo dân khiêng đi tới một thành phố cách nhà 18 kilomet. Vừa ra khỏi xứ đạo, một trong hai người khiêng cáng thưa rằng mình bị bệnh, xin cố kiếm ai thay thế. Cố bảo: Cứ bắt được ai thì bắt! Có một người đi qua, cố kêu: Bớ anh kia, đến khiêng ta đi tỉnh! Người kia lắc đầu: "Không, tôi không thể và tôi không muốn". - Thằng xấc láo, mày không muốn hả? Thằng giặc! Người kia vẫn không chịu khiêng: "Tôi là lý trưởng, tôi không thể khiêng được". Đứng trước sự khước từ dứt khoát như thế, ông cố xuống khỏi cáng, cầm gậy nhẩy bổ tới đánh đập viên lý trưởng, miệng nguyền rủa:… "Lý với không lý, liệu mà khiêng cáng cho tao. À thằng giặc Cộng Sản! Mày sẽ biết tay tao!"

Hôm đó, cố Tây đến nhà quan đầu tỉnh và tố cáo rằng làng bên lương cạnh xứ đạo của ông đang nổi loạn mà chính tên lý trưởng cầm đầu. Qua ngày hôm sau, viên lý trưởng bị cách chức và bị tống vào ngục. Không hiểu cố Tây có tạ ơn Chúa cho mình chiến thắng tên ngoại đạo kia chăng, nhưng chắc cố phải rất thích thú thấy rằng phong trào chống giáo sĩ bên chính quốc Pháp chưa được du nhập sang các vùng thuộc địa."[8]

B.-/ TỔNG QUÁT VỀ NHỮNG KHU RỪNG TỘI ÁC CỦA GIÁO HỘI LA MÃ TRONG GẦN HAI NGÀN NĂM QUA

Trong bài viết Những Tội Ác Của Giáo Hội La Mã  Và Việc Cáo Thú Tội Của Gíao Hoàng John Paul II Vào Ngày 12/3/2000,  chúng tôi có liệt kê ra 12 thứ tôi ác  gây ra do sự thôi thúc của lòng tham, sân si không đáy của giáo hội. Bài việt này đăng trong cuốn Vatican Thú Tôi Và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000). Đúng ra, giáo hội đã gây ra hàng rừng tôi mà các nhá sử học gọi là 7 mối tội ác.

Người Việt Nam ta thường nói, “Có ở trong chăn mới biết chăn có rận”. Cũng vì thế mà từ thập niên 1970 cho đến này, chúng ta thấy có rất nhiều giáo sĩ và tín đồ Ki-tô trí thức  cho xuất bản rất nhiều tác phẩm nói về những việc làm tội ác chống lại nhân loại của giáo hội trong gần hai ngàn năm qua. Bằng chứng cho sự kiện này là hầu hết tất cả các sách và các tài liệu khác được học giả Charlie Nguyễn (tức Bùi Văn Chấn), Giáo-sư Trần Chung Ngọc và người viết tham khảo đều do các giáo sĩ và các nhà trí thức trong đạo Ca-tô biên soạn cá. Một số những tác phẩm và tác giả này được Giáo-sư Trần Chung Ngọc ghi lại rõ ràng trong mục Tài Liệu Tham Khảo Chọn Lọc nơi các trang 469-490 trong cuốn Công Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điểm 1999) và nơi các trang 337-352 trong cuốn Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: Giao Điểm 1999). Ngòai ra, từ đầu thập niên 1990, một trí thức Ca-tô người Việt là ông Phan Đình Diệm, hiện cư ngụ tại thành phố Houston, Texas, cũng đã biên soạn khá nhiều tài liệu nói về những việc làm bất chính, đại gian và đại ác mà Giáo Hội La Mã đã liên tục  chống lại nhân loại để bành trướng thế lực và thủ lợi. Ông viết:

“LỜI BẢY.- Hàng ngàn năm, để bưng bít và che giấu 7 chương tội đối ngoại và 1 chương tội đối nội (là tám), nghệ thuật tuyên truyền của Giáo Hội Roma phải đạt đến chỗ cực kỳ ảo diệu, thiên biến vạn hóa, một nghệ thuật tuyên truyền thần thánh, một nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ tuyệt vời: Giáo Hội là Thánh, Giáo Hội là Mầu Nhiệm, Giáo Hội là Bí Tích, Giáo Hội là Hiền Thê của Đức Chúa Jesus, Giáo Hội là Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền, Giáo Hội là Vương Quốc của Thiên Chúa. Giáo Hội tự nhận cho mình tất cả những khái niệm cao cả thánh thiện, vừa linh thiêng siêu hình, vừa hữu hình thế tục, chẳng bỏ sót một phạm trù nào! Ngoài nghệ thuật tuyên truyền, Giáo Hội phải xây “vạn lý trường thành đức tin” và buông bức “màn sắt thần học” lên đầu đoàn chiên. Mỗi tòa giảng là một cái loa tuyên truyền,  dựa vào khoa thần học phù phép, ảo thuật “núi tội thành con chuột”, “kẻ cướp mặc áo thày tu” và “quỷ Satan có diện mạo ông thánh.”’

LỜI TÁM.- Trong 7 Chương tội mà Giáo Hội Công Giáo Roma La Tinh cáo thú, có nhiều tội danh phải kể là “vượt tội” mang cấp số cộng hay cấp số nhân. Ví dụ: Giáo Hội phạm tội A,  muốn giấu kín và bưng bít tội A, Giáo Hội nhắm mắt phạm thêm tội B để bảo vệ tính bí nhiệm của tội A. Giáo Hội bị cuốn hút vào quy luật đổ giây chuyền của những con bài dominos, Giáo Hội phạm tội C để bảo vệ (các tội) A và B. Thư tưởng tượng từ ngày Giám Mục Pierre Cauchon (đồng âm với con heo - tiếng Pháp) thiêu sống Bà Joan of Arc, cho đến ngày bà được phong thánh là hơn 400 năm, các toà giảng của Giáo Hội trên khắp cõi Âu Châu phải ăn gian nói dối và vu oan giá họa cho Bà bao nhiêu lần? Giết Bà cũng một tay Giáo Hội, phong thánh cho Bà cũng một tay Giáo Hội, nhưng có mấy ai được may mắn như Bà. Hầu hết các trọng tội mà Giáo Hội  phạm tại các “Tòa Án Điều Tra Dị Giáo” là  tội đẻ ra tội theo cấp số cộng và cấp số nhân.” [9]

Ảnh en.wikipedia.org

Thật tình không thể nào nói hết những rặng núi tội ác mà Giáo Hội La Mã đã chống lại nhân loại trong hai ngàn năm qua bằng một tập sách. Khởi đầu, cơ quan đầu não của Giáo Hội La Mã là giáo triều Vatican cho điều nghiên và chọn lọc phần lớn những chuyện tào lao, láo toét trong kinh thánh của bọn thày cúng bất lương người Do Thái trong thời tối cổ làm nền tảng tín lý Ki-tô để phỉnh gạt và lừa bịp người đời. Rồi sau đó, theo cơn hứng đột xuất vào thời điểm nào đó, giáo hội lại bịa đặt ra nhiều chuyện láo toét mới nữa cho thêm vào hệ thống tín lý Ki-tô của giáo hội. Vì thế mà càng về sau hệ thống tín lý Ki-tô càng có thêm rất nhiều tín lý mới. Tất cả những tín lý Ki-tô cũ cũng như mới đều được sử dụng như những quái chiêu thần sầu quỷ khốc để khuếch trương xí nghiệp buôn thần bán thánh như sách sử đã ghi nhận.

Điểm đặc biệt là những quái chiêu phỉnh gạt và lừa bịp tín đồ và người đời đều được ngụy tạo bằng danh xưng tôn giáo với cụm từ “phục vụ Chúa”. Nhờ vậy mà những quái chiêu phỉnh gạt và hù dọa người đời được hữu hiệu hơn. Tính từ ngày  Hoàng Đế Constantine (280-337) cho ra đời vào giữa thập niên 310, Giáo Hội La Mã dần dần tiến sâu vào vực thẳm tội ác chống lại nhân loại bằng những quái chiêu như trên và tính theo thời gian như sau:

Tội Ác Số 1.-/ Điều nghiên và chọn lọc những chuyện tào lao láo khoét trong kinh thánh của bọn thày cúng bất lương người Do Thái trong thời tối cổ, dùng làm làm nền tảng tín lý Ki-tô để phỉnh gạt và lừa bịp người đời.

Tội Số 2.-/ Năm 325, triệu tập Hội Nghị Nicaea khởi nhóm vào ngày 20/5/325 để thông qua chuyện  tin lý Chúa Ba Ngôi, tôn vinh ông Jesus là người con độc nhất của Chúa Bố Jehovah (do bọn thày cúng người Do Thái bịa đặt ra) giáng thế để cứu chuộc cái tội tổ tông ba vạ (như đã nói ở trên), và gọi ông ta là Chúa Cứu Thế. Đặt chuyện này phải bịa thêm chuyện khác như (1) ông Jesus đã chết  được ba ngày thì sống lại, (2) mọc cánh bay lên trời, về ở với Chúa Bố Jehovah, và (3) sẽ trở lại trần gian để phán xét (!).

Tội Ác Số 3./  Năm 431, bịa đặt ra chuyện (tín lý) Bà Maria Đồng Trinh. Trong khi đó, sách sử ghi lại rõ ràng rằng Bà Maria  thực sự là một người đàn bà nạ dòng đã từng trải qua những cuộc làm tình với hai người đàn ông và đã có cả một đàn con tới 7 hay 8 người con (xem Chương 3 trước đây). Đến năm 451 thì chuyện láo khoét này chính thức trở thành tín lý. Ngoài ra, cứ thỉnh thoảng lại thêm nhiều chuyện bịa đặt khác để thêm nhiều mối làm tiền cho Giáo Hội, như Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, Đức Mẹ Vô Nhiễm, Đứng Mẹ Đồng Công, Đức Mẹ Lô Đức, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ La Vang, v.v…, và hàng ngàn chuyện Đức Mẹ hiện ra.

Tội Ác Số 4.-/ Năm 600, bịa đặt ra chuyện (tín lý) Lò Luyện Ngục (Purgatory) cũng không ngoài mục đích phỉnh gạt tín đồ để móc túi họ.

Tội Ác Số 5.-/ Năm 1075, thời Giáo Hoàng Gregory VI (1073-1085), giáo hội tự ý ban hành Tuyên Cáo Dictatus Papae trong đó giáo hội đưa ra 27 điều gọi là nguyên tắc với chủ ý tóm thâu hầu hết các quyền lực thế tục vào trong tay giáo hội và biến giáo hoàng của giáo hội thành hoàng đế của tất cả hoàng đế hay bạo chúa của  tất cả các bạo chúa của tất cả các quốc gia trên thế giới. Xin xem lại Chương 4 ở trên và Chương 13 với tựa đề là “Những Việc Làm Sáng Danh Chúa" Của Giáo Hội La Mã, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. [xem http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13.php]

Tố Ác Số 6.-/ Năm 1095, phát động cuộc chiến thập tự, đem quân tiến quân vào vùng Trung Đông để ăn cướp và tàn sát các dân tộc trong vùng này. Cuộc chiến ăn cướp và dã man này kéo theo gần chục cuộc chiên thập tự khác kéo dài mãi đến năm 1293 mới chấm dứt, gây nên không biết bao nhiêu khốn khổ đau thương cho các dân tộc nạn nhân.

Tộ Ác Số 7.-/ Năm 1232, thiết lập các Tòa Án Dị Giáo để xử lý và xử tử  những người nằm dưới quyền thống trị của giáo hội bị tình nghi là không tuyệt đối tin tưởng vào tín lý Ki-tô hay không tuyệt đối trung thành với giáo hội hoặc giáo hoàng. Con số nạn nhân bị giáo hội tàn sát lên tới cả trăm trịệu người. Chỉ riêng ở Tây Ban Nha và các thuộc địa của đế quốc này, con số nạn nhân cũng đã lên tới 68 triệu người.

Tội Ác Số 8.-/ Năm 1302, thời Giáo Hoàng Boniface VIII (1294-1302), giáo hội cho ban hành Sắc-lệnh Unam Sanctam, đại ý nói rằng giáo hội có quyền sử dụng bạo lực của các chế độ đạo phiệt Ca-tô tay sai của giáo hội để cưỡng bách mọi người khác tôn giáo nằm dưới quyền phải theo đạo Ca-tô và sát hại những người không chịu khuất phục.

Tội Ác Số 9.-/ Trong thế kỷ 15, giáo hội ban hành hàng loạt sắc lệnh khẳng định rằng trái đất này là do Chúa Ki-tô tạo dựng nên và giáo hội là đại diện duy nhất được Chúa của giáo hội ban cho đặc quyền quản lý trái đất này và quản trị tất cả các dân tộc trên thế giới. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 3, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam. (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_03.php).

Tội Ác Số 10-/  Kể từ đó, giáo hội theo đuổi chủ trương nhận vơ là đại diện duy nhất của Chúa  mà giáo hội gọi là Chúa Ki-tô (Catholic God) của giáo hội với không biết bao nhiêu là ác tính cực kỳ ghê tởm đế vơ vét và thâu tóm đủ mọi thứ quyền lực và của cải vào trong tay.

Tội Ác Số 11.-/  Thi hành sách lược cấu kết với các cường quyền địa phương và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để bành trướng thế lực ra ngoài lục địa Âu Châu, rồi dựa vào các bạo quyền này để cướp đoạt  tài nguyên, vơ vét của cải của các quốc gia nạn nhân và cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo Ki-tô để làm “tôi tớ hèn mọn cho giáo hội”.

Tội Ác Số 12.-/ Thi hành chính sách phong thánh bừa bãi để khích lệ những phường đê tiện hạ lưu nặng lòng tham lợi, háo danh khiến cho chúng hăng say tuân hành lệnh truyền của giáo hội đánh phá chính quyền và dân tộc gốc của chúng để phục vụ cho quyền lợi của giáo hội. Thật ra, “phong thánh” là bán tước hiệu thánh với giá cắt cổ cho các cộng đồng con chiên bản địa có những tên phản quốc bị chính quyền bản địa tóm được và xử tử mà Giáo Hội La Mã gọi đó là “những thánh tử đạo”. Đây là sự thật và sự thật này được sách Merchants In The Temple (New York: Hanry Holt And  Company, 2015) nói rõ rằng, “Ước lượng giá mua  trung bình cho việc chạy chọt mua tước vị chân phước hay chuẩn thánh cho một người vào khoảng 500 ngàn Euros (550 ngàn Mỹ kim) tới 750 ngàn Euros (822 ngàn Mỹ kim)” Dưới đây là những đoạn dịch từ tiếng Anh trong sách Merchants In The Temple như sau:

Tuy nhiên, những khoản tiền khổng lồ để cho giáo triều Vatican điều hành đòi hỏi phải có việc kế toán thích đáng. Mở một hồ sơ để phong chân phước tốn phỉ tới 50 ngàn tiền euros, cộng thêm 15 ngàn tiền cho các phí khoản điều hành. Số tiền này chi phí cho các quyền của giáo hoàng và những khoản tiền đền bù sung mãn cho các nhà thần học chuyên nghiệp, y sĩ và các giám mục cứu xét hồ sơ. Sau khi cộng thêm vào những khoàn tiền tốn phí cho các nhà biên khảo trong việc soạn thảo lý lịch của người được đề nghị phong chân phước, và cuối cùng là công việc của người được trao cho đảm trách công việc hoàn thành hồ sơ, số tiền tốn phi này tăng vọt như hỏa tiễn.

Trung bình giá cả tốn phí cho một hồ sơ lên đến khoảng 500 ngàn euros. Rồi còn phải tính đến tất cả tiền phí tổn cho những quà tặng bắt buộc để “cám ơn” các vị giáo phẩm (giám mục, tổng giám mục hay hồng) được mời đến tham dự các buổi lễ trong thời gian tiến hành thủ tục, để họ nói vài lời về những việc làm và phép lạ của người được đề nghị phong chân phước. Trong lịch sử, sô tiền chi phí cho mỗi hồ sơ như vậy có thể lên tới 750 ngàn euros như trong vụ phong chân phước cho Antonio Rosmini năm 2007.

Trong thời Giáo Hoàng John Paul II (19978-205), “Xương Sản Xuất Thánh” đã ban phép lành cho 1,338 vị trong 147 buổi lễ phong chân phước, và 482 ông/ bà thánh trong 51 buổi lễ phong thánh- Những con số ngoài sức tưởng tượng này vượt xa mức độ trước đó trong lịch sử giáo hội.”[10]

Sách sử cũng cho biết quốc gia Vatican hay Giáo Hội La Mã vừa là một xưởng (nhà máy) hay công ty sản xuất ra sản phẩm hay hàng hóa gọi là “chuẩn thánh” và “thánh”, vừa bán các sản phẩm này:

Hồng Y Silvio Oddi đã từng nói: “Vatican đã trở thành một cái xưởng chế tạo ra các ông thánh.” (The Vatican has become a saint factory.) [11]

Theo quy luật kinh tế, thì hễ có nhà máy sản xuất thì phải (1) tìm  thị trường tiêu thụ, (2) tìm phương tiện chuyển vận hàng hóa đến thị trường thụ, và  (3) tìm cơ sở quảng cáo và chuyên viên quảng cáo.

Như vậy là một khi giáo triều Vatican đã là cơ sở sản xuất chức "thánh", thì thị trường tiêu thụ là tập thể con chiên Ca-tô ở trong các làng đạo hay giáo khu, phương tiện chuyển vận là Thánh Bộ Đức Tin, và có cơ sở và chuyên viên quảng cáo là các linh mục và những con chiên có máu mặt trong giáo khu.

Tội Ác Số 13.-/ Bịa đặt ra không biết bao nhiêu chuyện Đức Mẹ Maria hiện ra ở rất nhiều nơi, rồi thiết lập một ngôi nhà thờ ở những nơi đó và biến những  nơi đó thành một trung tâm hành hương (mà thực ra là một trung tâm kinh tài) với ý đồ lôi cuốn bọn con chiên cuồng tín thập phương kéo đến hành hương để cho giáo hội móc túi.

Tội Ác Số 14.-/ Trong thập niên 1860, bịa đặt tín lý giáo hoàng không lầm lẫn.

Tội Ác Số 15.-/ Thi hành chính sách chia rẽ tại Việt Nam bằng thủ đoạn:

a.-/ xé nước Việt Nam ra thành nhiều mảnh vụn hay thành từng vùng theo đia lý (Nam Kỳ, Trung Kỳ, và Bắc Kỳ), theo sắc tộc (như nước Tây Nguyên, Nước Thái ở Tây Bắc Bắc Việt, nước Nùng ở Đông Bắc Bắc Việt), theo tôn giáo (Giáo Khu Phát Diệm Tự Tri, Giáo khu Bùi Chu Tự Trị) rồi biến những mảnh vụn này thành các tiểu quốc và đưa các  con chiên ngoan đạo (cuồng tín) tay sai của Vatican lên thành lập chính quyền của các tiểu quốc này.

b.-/ chế ra các cụm từ “Chính quyền Quốc Gia”, “chính nghĩa quốc gia” “Người Việt Quốc Gia”, “Người Việt Quốc gia chân chính” và lá cờ vàng ba sọc đỏ làm chiếc áo choàng khoác lên các tổ chức và các con chiên vong thân, vong bản, phản dân tộc và phản quốc mà Vatican đã nặn ra để lừa gạt nhân đân Việt Nam và nhân đân thế giới.

Tội Ác Số 16.-/ Mùa xuân năm 1954, thời Giáo Hoàng Pius XII (1939-1958), giáo hội nỗ lực vận động chính quyền Mỹ chấp nhận đề nghị sử dụng 6 trái bom nguyên tử ném xuống miền Bắc Việt Nam để giải thoát cho hơn mười ngàn quân Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đang bị quân đội Kháng Chiến Việt Nam vây khổn tại các cứ điểm Điện Biên Phủ.  Vì tính cách cực kỳ dã man của đề nghị này, Tổng Thống Eisenhower không dám đơn phương hành động mà phải thỉnh ý Anh quốc và Hội Đồng An Ninh Hoa Kỳ, nhưng cả Anh quốc và Hội Đồng An Ninh Hoa Kỳ đều không tán đồng. Vì thế mà đề nghị ác độc và man rợ này của Vatican bị liệng vào xọt rác. Sự kiện này chứng tỏ cái tâm địa của Giáo Hội La Mã quả thật là cực kỳ ác độc và hết sức dã man. 

Tội Ác Số 17.-/ Thi hành chính sách tuyên truyền bằng những thù đoạn vo tròn bóp méo những sự thật lịch sử, đổi trắng thay đen để (1) bốc thơm Giáo Hội La Mã hay đạo Ki-tô, bịa đặt không biết bao nhiêu điều cao siêu tốt đẹp gán cho họ, và bưng bít hàng chục rặng núi tội ác chống lại nhân loại của cái “tôn giáo ác ôn” này, và (2)  vu cáo những điều hết sức tiêu cực cho các cá nhân và thế lực không chịu khuất phục giáo hội hay những tác giả có những tác phẩm nói lên những sự thật về những khu rừng tội ác của giáo hội như đã nói ở trên.

Tội Ác Số 18.-/ Đào tạo bọn văn, sử, thi, nhạc nô tại các quốc gia địa phương, đặc biệt nhất là tại Việt Nam (có thể là ở các quốc gia khác nữa) với những mánh mung biên soạn những ngụy thư với những tà tâm mà Linh-mục Dòng Tên Alexander de Rhodes đã nêu gương cho chúng bằng cuốn Phép Giảng Tám Ngày (Roma: Thánh Bộ Đức Tin, 1651).

Tội Ác Số 19.-/Thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để làm cho tín đồ  và nhân dân dưới quyền

- không còn khả năng phân biệt được sư khác nhau giữa đúng và sai, giữa phải và trái, giữa thuận lý và nghịch lý, giữa sự kiện và ý kiến, giữa nguyên nhân và hậu quả, giữa chính nghĩa và bất chính, giữa người yêu nước và đứa phản quốc, giữa nhân đạo và tàn ngược, giữa cao cả và đê tiện, giữa nhìn xa thấy rộng và  thiển cận, hẹp hòi.

- mât hết cả tình yêu đối với đất nược và dân tộc, phải đặt tình yêu và quyền lợi của Giáo hội La Mã lên trên tình yêu và quyền lợi của mọi người ruột thịt thân thương trong gia đình.  Cũng vì thế mà họ thường lý luận rằng tự Việt Minh lãnh đạo quần chúng chống lại chính quyền Liên Minh Pháp – Vatican cho nên mới có cuộc chiến kéo dài tới 30 năm khiến cho con số người thiệt mạng vì cuộc chiến này lên tới gần 5 triệu. Bạn đọc đều biết những tuyên truyền hết sức phản quốc gần đây phát xuất từ các bài viết ở hải ngoại, ngược ngạo cho rằng cụ Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là ..."đồ tể"...!!!

- Mất hết nhân phẩm, hạ thấp con người xuống hàng súc sinh, nịnh hót, hôn hít các tên đạo đức giả, mặc áo chùng mang chức thánh, nhất là từ Vatican sang thăm Việt Nam. Nhà Báo Long Ân có câu mô tả chính xác sự kiện này như sau:

Con người đã nhân danh tôn giáo để làm những chuyện điên cuồng nhất, đã nhân danh tôn giáo để biện minh cho quyền lực phi nhân áp đặt lên đầu kẻ khác. Con người đã phản lại tôn giáo, đã chặt đứt cây cầu đưa đến cuộc tìm kiếm chính mình, đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người trở về với nguồn gốc của con người súc sinh.” [12]

Tội Ác Số 20.-/ Vơ vét tiền bạc, của cải và tích lũy cho đầy túi tham để chứa trong kho nhà Chúa. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá đầy đủ ràng trong Mục II với nhan đề là “Sự Giầu Có Của Vatican – Phóng Tay Cướp Đoạt Tài Sản Của Dân Chúng”, Chương 13,  sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam (http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_13a.php.)

Tội Ác Số 21.-/ Tạo cơ hội cho giới tu sĩ áo đen lộng hành hãm hiếp các trẻ em vị thành niên rước lễ và nữ tín đồ, rồi bưng bít, dung dưỡng và bao che cho bọn hắc y dâm tặc này để cho chúng được an toàn tiếp tục lộng hành hủy hoại cuộc đời trong trắng của  các trẻ em và nữ tín đồ trong cộng đồng Ki-tô.

Vì bị Tòa Thánh Vatican ra lệnh cho các giám mục cai quản các giáo phận tại các quốc gia địa phương KHÔNG ĐƯỢC BÁO CÁO cho các  cơ quan cảnh sát của chính quyền thế tục đia phương biết  gì về những hành động tội ác hãm hiếp các trẻ em vị thành niên, nữ tu và nữ tín đồ của bọn dâm tặc áo đen này, cho nên không ai biết rõ con số nạn nhân của bọn người khốn nạn này là bao nhiêu? Tuy nhiên, “cái kim buộc trong giẻ rồi cũng lòi ra.” Thật là khủng khiếp, theo bản tin có nhan đề là “Tòa Thánh Phê Bình Ủy Ban Liên Hiệp Quốc Về Các Quyền Trẻ Em” do chínhLinh-mục Trần Đức Anh O.P chuyển ý ngày 5 tháng 2 năm 2014, thì có tới  “40 triệu nạn nhân” bị các con quỷ dâm tặc áo đen này hãm hiếp. Xin đọc bản tin:

Vì thế, chúng tôi phải tiếp tục trình bày giải thích về các lập trường của Tòa Thánh, trả lời cho những câu hỏi còn tồn đọng, làm sao để mục tiêu cơ bản mà người ta muốn đạt tới là sự bảo vệ trẻ em có thể đạt được. Người ta nói là có 40 triệu vụ lạm dụng trẻ em trên thế giới. Rất tiếc là một số trường hợp ấy, - tuy là với tỷ lệ rất nhỏ, so với những gì xảy ra trên thế giới, - cũng liên hệ tới những người của Giáo Hội. Và Giáo Hội đã trả lời và đã phản ứng, và tiếp tục làm như thế! Chúng ta phải nhấn mạnh về chính sách minh bạch này, không dung thứ sự lạm dụng, vì dù chỉ có một vụ lạm dụng trẻ em mà thôi thì cũng là một điều quá nhiều rồi!” (Tòa Thánh Vatican Phê Bình Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về các Quyền Trẻ em, ngày 5/2/2014. Nguồn: (https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/14news/14news0087.htm)

Trong bài “ITCCS Tuyên Bố: Giáo Hội Ca Tô Rô Ma Là Một Tổ Chức Tội Phạm Quốc Tế”, tác giả Lý Thái tổng hợp (http://sachhiem.net/LTX/LyThaiTS10.php) nói: "ITCCS được thành lập vì các Tòa án hiện có và các chính phủ từ chối không truy tố nhà thờ về tội diệt chủng và tội ác chống lại trẻ em, và vì sự đồng lõa tích cực của các cơ quan nhà nước với các tổ chức tội ác của nhà thờ. Văn phòng Trung ương của ITCCS đặt ở Brussels, Bỉ, với các chi nhánh tại London, Dublin, Rome, New York và Vancouver. Tổng Thư Ký của ITCCS là mục sư Kevin D. Annett.

ITCCS được thành lập vào mùa xuân năm 2010 tại một cuộc họp của những người sống sót sau khi bị tra tấn của nhà thờ ở Dublin, Ái Nhĩ Lan. Tổ chức này hiện nay bao gồm các tổ chức ở mười lăm quốc gia:United States, Canada, England, Ireland Spain, France, Netherlands, Belgium, Denmark, Germany, Italy, Slovenia, Australia, South Africa, Thailand."

Theo sách Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm, tổng số các hồng y, tổng giám mục, giám mục và linh mục có vào khoàng gần một nửa triệu người. Sách này viết::

"Giáo Hoàng là đầu não  của cả một hệ thống giáo sĩ dông đảo gồm 4000 (4 ngàn) hồng y và giám mục. Đội ngũ quản lý hay cán bộ thừa hành cấp dưới (managers) là các linh mục lên tới tổng số  400.000 (4 trăm ngàn)!” (Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr 133.)

Căn cứ vào các dữ kiện trên đây, chúng ta có thể suy ra để  biết rõ mỗi một tu sĩ  Ki-tô hay  “Chúa Thứ Hai” của Giáo Hội La Mã hãm hiếp bao nhiêu  nạn nhân bằng cách đem con số 4 triệu (40,000,000) chia cho con số  400,000. Kết quả (40,000,000: 400,000 = 100 nạn nhân.) Như vậy là  mỗi một tu sĩ Ki-tô của Giáo Hội La Mã  đã hãm hiếp khoảng 100 nạn nhân gồm các trẻ em vị thành niên, nữ tu và nữ tín đồ. Tình trạng này quả thật là hết sức khủng khiếp.

Còn nhiều tội danh khác nữa, chúng tôi sẽ nói rõ  vấn đề này trong Chương 4, sách Bộ Mặt Thật Cực Kỳ Ghê Tởm Của Giáo Hội La Mã và Tập Thể Con Chiên Người Việt. Bộ sách này sẽ được phổ biến trang nhà sachhiem.net và sachhiem.org trong một ngày gần đây.

Tổng kết lại, trong gần hai ngàn năm qua, Giáo Hội La Mã đã tàn sát tới hơn 250 lương dân vô tội (Lloyd Graham, Deceptions and Myths of the Bible (Secaucus, N.J: Carol Publishing Group, 1999), p. 463), bắt cóc và cưỡng bách hàng trăm triệu người Phi Châu đem đi bán cho các chủ đổn điền và bọn lãnh chúa tay sai của giáo hội ở Mỹ Châu (Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giáo Điểm, 2001), trang 166-169, và Phạm Quốc Sử, "Văn Hóa Đông Nam Á Trong Sự Đồng Hóa Của Phuong Tây", Giao Điểm số 51 Spring 2004: 97-98 ), hủy hoại cuộc đời trong trắng của 40 triệu của các trẻ em vị thành niên và nữ tín đồ.[13]

C.-/ VIỆC DÙNG NGỪƠI TRONG GIA ĐINH ĐỂ DÒ XÉT LẪN NHAU LÀM TAN VỠ NỀN TẢNG GIA ĐÌNH

Trong số 21 tội ác được nêu lên  trong tiểu Mục B trên đây, tội ác thiết lập các Tòa Án Dị Giáo là phản văn minh và dã man hơn cả. Vấn đề là họ dùng chính những người thân thương, hoặc bạn bè, để dò xét lẫn nhau rồi báo cáo cho giáo hội biết một tín đồ không còn tin tưởng vào tín lý Ki-tô hay không tuyệt đối trung thành với giáo hội. Làm thế là gây chia rẽ trong gia đình người ta. Đây là sự thật tàn nhẫn được sách sử ghi lại như sau:

"Năm 1232, Giáo Hoàng Gregory IX (1227-1241) thiết lập tòa án xử bọn dị giáo, gọi là Inquisition…  Cha con tố các nhau, vợ chồng tố cáo nhau, anh em tố cáo nhau, bạn hữu tố cáo nhau, hàng xóm láng giềng tố cáo nhau, v.v. trước tòa án của Giáo Hội. Giáo Hoàng Paul IV (1555-59) tuyên bố: "Nếu bố tôi là dị giáo đồ, tôi cũng sẽ chụm củi thiêu sống ông ta luôn." [14]

Nguồn Anh ngữ #1: Before he became Pope Paul IV in 1555, Inquisitor-General John Peter Carafa had converted a house at his own expense into a fully equipped torture chamber for eliciting confessions from the accused. He denounced any who tolerated heretics and declared, “If my own father were a heretic, I would personally gather the wood to burn him.” During his brief pontificate the population of Rome was decimated almost by half, with Jews the main victims.

Nguồn Anh ngữ #2: E. Christopher Reyes viết trong cuốn "IN HIS NAME" Volume 4, Note on page 453: “If my own father were a heretic, I would personally gather the wood to burn him.”

Muốn làm được như vậy, giáo hội phải sử dụng một thủ đọan cực kỳ hiểm độc  và hết sức dã man trong chính sách ngu dân mà giáo hội thường cao rao rằng:

Giáo hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo.” [15]

Xin xem lại Tội Ác Số 19 ở trên.   

Tác dụng nguy hại của chính sách dùng người trong gia đình dò xét lẫn nhau về lòng trung thành với Giáo Hội đã phá vỡ nền tảng gia đình như những thảm cảnh của gia đình ông Charlie Nguyễn, của bà Maria Sung và nhiều trường hợp khác, chúng tôi đã nói rõ trong Tiết Mục 5, Chương 5 (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH05c.php)

D.-/ NHẬN XÉT

NHẬN XÉT 1: Những tác hại kể trên chỉ là thảm họa đối với gia đình nạn nhân lọt vào cái tròng Catholic Loop, nhưng đối với Vatican, lại là  một thành quả to lớn và là sự thành công tuyệt vời vì Vatican chủ trương và mong muốn như vậy. Vì vậy đối với con chiên người Việt và những ngưởi tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân của Giáo Hội La Mã, thì tất cả những gì của hay thuộc về giáo hội đều cao cả, đều tuyệt vời, còn những gì ở ngoài đạo Ca-tô đều là tội ác, đều hết sức xấu xa. Giáo-sư Lý Chánh Trung, một trí thức Ca-tô, nói rõ như sau:

“Trong Giáo Hội Công Giáo thì trái lại,  khuynh hướng đóng kín và tự mãn hiện diện ngay trên bình diện tập thể, vì giáo hội đã tự ý thức mình như một dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa và giao cho sứ mạng cứu rỗi nhân loại. Giáo Hội là con đường độc nhất đưa tới Thiên Chúa: “Ngòai Giáo Hội không thể có sự cứu rỗi” (hors de l’ Église, point de salut).

Hậu quả của quan niệm ấy là tính cách bất khoan dung (intolérance) của Giáo Hội Công Giáo:  Giáo Hội đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi và chỉ Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó. Tất cả những gì ở ngòai sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chánh thức của Giáo Hội chỉ có thể sai lầm. Mà Giáo Hội có quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hòan thành sứ mạng cứu rỗi của mình. Kể từ dạo ấy, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng bạo lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ “tà thần”, đốt sách vở ngọai đạo và đốt luôn bọn người bị xem là lạc đạo, nếu không chịu sửa sai.” [16]

Giáo Hội La Mã biết rõ, những áp lực đặt ra như thế cho những ai dám trở mặt với Giáo Hội sẽ mang lại kết quả chắc chăn cho Giáo Hội. Cuối cùng, giáo hội sẽ vẫn là điểm tựa cho tín đồ, và tín đồ sẽ dành hết lòng thương yêu cho Giáo Hội (được ngụy trang hay lạc dẫn là “tình yêu đối với Thiên Chúa”). Đây là độc kế vô cùng nham hiểm của giáo triều Vatican nhằm đánh bạt (tẩy xóa) tình thương yêu trong gia đình, cũng như tình yêu dành cho dân tộc và tổ quốc để nhường chỗ cho “lòng kính thương” của họ đối với Giáo Hội La Mã được tàng hình là “tình yêu đối với Thiên Chúa”. Cái cung cách con chiên Ki-tô ngoan đạo (cuồng tín) thể hiện “tình yêu đối với Thiên Chúa” được nhà văn con chiên Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại trong cuốn Xóm Đạo với nguyên văn như sau:

“Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….” [17]

Hậu quả: Tình trạng suốt cả ngày lẫn đêm luôn luôn nghĩ đến Chúa và cầu nguyện Chúa như vậy là vì họ đã bị nhồi sọ mà thành ra như vậy, hoặc là do họ KHIẾP SỢ NHÀ THỜ. Câu chuyện vô cùng thương tâm xẩy ra trong Xóm Đạo Tân Hạ (ở gần Hóc Môn) được nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn ghi lại trong cuốn Xóm Đạo kể lại là một thí dụ rõ ràng nhất. Chuyện cô Mai mới có 16 tuổi đầu bị ông  linh mục quản nhiệm nhà thờ ra lệnh cho các bà trong Hội Con Đức Mẹ hè nhau đánh bề hội đồng một cách cực kỳ man rợ ngay trước mắt cha mẹ của cô gái cũng không dám nhào ra bệnh vực. [18] .

Về chủ trương của Giáo Hội La Mã phá nát nền tảng gia đình của xã hội loài người như những thảm cảnh của gia đình ông Charlie Nguyễn, của bà Maria Sung và nhiều trường hợp khác, chúng tôi đã nói rõ trong Tiết Mục 5, Chương 5 (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH05c.php)

Nền văn hóa ngược ngạo của Giáo Hội La Mã đã tạo ra các thảm cảnh như thế. Nếu chính quyền để cho họ có quyền như xưa, mỗi linh mục của họ là một sứ quân của một vùng, trở thành hung thần để cai trị dân trong giáo phận. Cho nên các danh nhân thê giới và các nhà trí thức về sau mới có  những nhận xét chung về giới tu sĩ trong Giáo Hội La Mã như sau:  

- “Linh muc là hiện thân của sự gian trá."- Nhà ái quốc Ý Đại Lợi Giuseppe Garibaldi (1807-1882)[19]

- “Ở mọi nơi và mọi thời, linh mục đã đưa vào sự gian dối và sai lầm." - Hoàng Đế Pháp Napoleon I (1769-1821): (Priests have verywhen and everywhere introduced fraud and falsehood).[20]

- "Những chuyện của Giáo-sĩ  thuật lại là những chuyện hoang đường."[21]

- “Một thày giáo giỏi có giá trị hơn 1000 (một ngàn) linh mục" - Học giả Hoa Kỳ Robert G. Ingerssoll (1833-1899): (good teacher is worth a thousand priests).[22]

- Người Pháp gọi giới linh mục là “bọn quạ đen” (Les corbeaux noirs).

- "Bất cứ khi nào mà giới giáo sĩ, bất kể là Ca Tô (Ca-tô) hay Tin Lành đứng bên cạnh thế quyền dân sự, thì kết quả là sự bạo hành" - Sử gia Ái Nhĩ Lan William E. H. Lecky (1838-1903): (Whenever the clergy were at the elbow of the civil arm, no matter whether they were Catholic or Protestant, persecution is the result). [23]

- "Trong mỗi làng đều có một ngọn đuốc soi sáng là người thầy giáo - và một kẻ làm tắt bó đuốc đó là ông linh mục xư (sở tại)". Văn hào Pháp Victor Hugo (1802-1885): (There is in every village a torch: the schoolmaster - and an extinguisher: the parson). [24]

- Học giả Charlie Nguyễn viết:

Hầu hết các tu sĩ là những kẻ đại gian ác ngụy trang dưới những lớp áo đen, áo đỏ, áo trắng đóng vai đạo đức giả để phỉnh gạt tín đồ. Bề ngoài, họ làm ra vẻ thuận thảo với nhau, thật sự bên trong nội bộ, họ ganh tị tranh đua nhau và sẵn sàng hạ thủ nhau để tranh quyền đoạt thế. Họ dùng đủ mọi thủ đoạn để bòn rút tiền bạc xương máu của giáo dân, để xây nhà thờ nguy nga đồ sộ chỉ cốt để họ được vênh vang với đời. Mái nhà thờ của họ càng lớn rộng bao nhiêu, càng che khuất ánh sáng mặt trời chân lý bấy nhiêu. Các bức tường của nhà thờ càng cao bao nhiêu càng ngăn cách giữa con người với nhau bấy nhiêu. Giáo sĩ là những con ký sinh trùng vừa ăn bám, vừa phá hoại xã hội. Họ tội lỗi cùng mình lại nắm quyền tha tội cho đám tín đồ vô tội hoặc ít tội hơn họ. Họ thực sự là một bọn cướp nguy hiểm hơn bọn cướp thường vì những kẻ cướp thường đều bị luật pháp trừng trị. Trái lại, bọn cướp đội lốt giáo sĩ lại được giáo dân tôn kính, đi lại tự do vênh váo và được xã hội tâng bốc là “những vị lãnh đạo tinh thần”. Tất cả các tệ đoan này đều xuất phát từ sự thiếu hiểu biết của đại đa số giáo dân. Do vậy, việc giáo dục khai sáng tâm linh là vô cùng cần thiết để cứu nước và bảo vệ nền văn hóa nhân bản rất cao đẹp của dân tộc ta mà tuyệt đối số giáo dân không hề biết tới.” [25]

- Nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794)  tuyên bố:

"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không? Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng. Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.". (Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you." (J.E. Boshier, The French Revolution (New York: W. W Norton & Company, 1988), p 155. [26]

Bộ mặt thật hay bản chất của Giáo Hội La Hã hay đạo Ki-tô và giới tu sĩ  Ki-tô  là như thế! Là một người lương thiện và nặng lòng nhân ái, chúng ta có bổn phận phải biết rõ bộ mặt thật của  “cái tôn giáo ác ôn” này!

Trong xã hội Ca-tô không có công lý và cũng không có công bằng. Dưới quyền lãnh đao hay chăn dắt của các đại diện chúa Ki-tô, công lý bị đảo lộn. Với những kinh  nghệm đã từng sống dưới chế độ đạo phiệt Ca-tô ở miền Nam Việt Nam  trong thời 1954-1975, và sống chung trong cùng một cộng đồng với  giới tu sĩ và tín hữu Ca-tô ở Bắc Mỹ, kinh nghiệm về vấn đề hôn nhân giữa một bên là tín hữu Ca-tô và một bên là người thuộc các tôn giáo khác, người viết thấy rằng, người tín hữu Ca-tô  (con chiên Ki-tô)  không có hay không biết gì về ý niệm công bằng. Đối với họ, tất cả những gì của hay thuộc về Giáo Hội đều tốt đẹp, đều tuyệt vời, đều cao cả, đều thánh thiện, và những gì của hay thuộc vè các tôn giáo hay nền văn hóa khác đều sai lầm, đều xấu xa, đều tội ác và đều phải sửa đổi hay bị hủy diệt.

Chính vì tình trạng này mà Giáo Hội  La Mã mới dễ dàng sai khiến hay sử dụng họ chông lại đất nước bản địa quê hương gốc của họ. Lịch sử đã chứng minh như vậy!

Ngay cả trong giáo hội của họ mà sự công bằng cũng bị lật ngược. Trong chuyện Xóm Đạo làm thí dụ kể trên, mọi tội lỗi đều đổ lên đầu bé Mai 16 tuổi thay vì đổ lên thầy Phán 25 tuổi!

Tất cả mọi tín hữu trong công đồng Ca-tô đều phải đồng mưu và bao che cho nhau đối với xã hội bên ngoài. Điều này chúng ta đã thấy rõ qua những vụ kieejntu sĩ của Giáo Hội lạm dụng tình dục trên khắp thế giới. Đối với những hành động của các tín đồ Giáo Hội La Mã phản lại dân tộc bản địa, thì họ lại càng phải bao che không để lộ cho người "lương" được biết những tội ác của giáo hội và các đấng bề trên của họ.

Che giấu đã đành, nói dối cũng là "đức tánh" mà giáo hội khuyến khích khi cần thiết để bảo vệ giáo hội, dưới danh nghĩa "Chúa". Trong sách kinh Rô ma, thánh Phao lô nói: 

“Nhưng nếu lẽ thật đức Chúa trời bởi sự nói dối của tôi mà được vinh hiển lớn hơn thì sao tôi còn bị xét đoán như kẻ có tội. (Roma 3:7- Kinh Thánh - Song Ngữ).

Một trong những tội ác của các ông tu sĩ Ca-tô là tội sờ mó các trẻ em rước lễ, dụ dỗ gái vị thành niên và làm tình bậy bạ với nữ tín đồ ở trong các họ đạo. Xin đọc bài viết Hồ Sơ Linh-mục Giuse Nguyễn Ngọc Dũng, (http://sachhiem.net/TONGIAO/tgB/Bacaytruc00.php) để biết rõ sự rùng rợn đến thế nào đàng sau tấm áo chùng đen.

Chuyện giấu giếm cũng được xác nhận trong câu chuyện Xóm Đạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn:

Là một tín đồ ngoan đạo, anh (thày giáo Thông) có bổn phận phải giấu kín những chuyện tộ lỗi, dù là có thật xẩy ra trong giáo xứ, không nên để người ngoại đạo được biết.” [27]

Sự kiện này cũng được một giáo dân khác là ông Viễn Phương nói rõ ràng rằng  điều mà ông con chiên Nguyễn Ngọc Ngạn nói  như trên làn nằm trong “Luật im lặng” của Giáo Hội La Mã [28]

Chúng ta biết rằng, từ ngàn xưa, từ Đông sang đên Tây, có rất nhiều tôn giáo, ngọai trừ đạo Ca-tô Rôma, chưa hề có tôn giáo nào lại dạy dỗ tín đồ những lời dạy quái đản như vậy!

Trong buổi lễ gọi là Thú Tội của triều đình Vatican, những lời xưng thú rất hời hợt, đại để , thiếu thật tâm đã lộ ra cho thiên hạ nhìn thấy:

Triều đình Giáo Hội Công Giáo tự nguyện cáo thú tội lỗi của mình. Chẳng ai biết việc xét mình để “nhớ ra tội đã phạm” đã kéo dài trong bao lâu, chỉ biết là cái “Ủy BanThần Học Quốc Tế’ được Đức Phaolồ VI (1963-1978) thiết lập vào năm1969 đến nay là 30 năm tròn. Thôi thì cứ cho tội cúa giáo hội là một ngàn năm, tự xét mình 30 năm, để thú tội trong một giờ. Bảy loại mối tội, mỗi mối dài nửa trang, 5 hồng y và 2 tổng giám mục đọc tờ cáo thú tội ác từ một đến hai phút là xong. Bảy mối tội không phải là bảy tội. Giáo hội xưng tội theo kiểu “đại loại”, “vĩ mô”. Bảy mối tội đúng thật ra phải gọi là bảy chương tội. Mỗi chương chia ra làm nhiều đoạn, mỗi đoạn chia ra làm nhiều tiết, mỗi tiết chia ra làm nhiều mục mỗi mục chia ra làm nhiều điều, mỗiđiều chia ra làm nhiều khỏan, mỗi khoản là một tội danh nhất định thành tội trọng và phải xưng bao nhiêu lần cho mỗi khoản. Hình như có  vẻ là các hồng y và các tổng giám mục không quen xét mình xưng tội, (cho nên) không nói rõ tội danh và thiếu cả những điều kiện làm cho tội nặng hơn tại mỗi khoản.” [29]

Trong hàng rừng tội ác của Giáo Hội La Mã chống lại nhân lọai trong gần hai ngàn năm qua, bất cứ tội ác nào, nếu giáo hội không sử dụng những thủ đoan phỉnh gạt và lừa bịp, thì cũng dùng những thủ đoạn xuyên tạc lịch sử, bóp méo sự thật và bạo lực. Về mặt xuyên tạc lịch sử, chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 11 sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Về tội ác dùng bạo lực một cách cực kỳ dã man của Vatican cũng được chúng tôi trình bày đầy đủ trong Chương 13, sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam.

NHẬN XÉT 2: Một khía cạnh quan trọng khác là giáo triều Vatican luôn luôn đặt tham vọng "mở mang nước Chúa", lên hàng đầu ưu tiên. Họ đặt ra sứ mạng của giáo dân là "làm việc tông đồ" nghĩa là phải truyền đạo, cải đạo cho người khác. Việc giáo dục nhồi sọ này đã biến đổi con chiên dưới quyền thành những con người bất bình thường vì những lẽ sau.

1.- Họ không còn biết đến giá trị cao quý và thiêng liêng của  tình yêu thương vợ chồng đối với nhau, cha mẹ đối với con cái và ngược lại.

2.- Họ không còn biết đến tình yêu hồn nhiên và tự phát của người dân của các quốc gia có văn hiến đôi với bà con láng giềng, trong họ, ngoài làng cũng như đối với cộng đồng dân tộc và đất nước.

3.- Họ trở thành hạng người ngu dốt, thiển cận, chỉ biết phải tuyệt đối trung thành đối với Giáo Hội La Mã mà không cần biết cái giáo hội này có xứng đáng với lòng trung thành của họ hay không.

4.- KHI thấy người thân thương trong gia đình có “tình ý riêng tư” khác với những lời dạy dỗ của giáo triều Vatican, THÌ họ sẵn sàng hy sinh tình yêu thương gia đình cũng như tình yêu đối với dân tộc, đối với đất nước để giữ vẹn lòng chung thủy với Giáo Hội La Mã.

Nói cho rõ hơn, đối với tín đồ Ca-tô, tình yêu lứa đôi trai gái, tình yêu thương vợ chồng, tình yêu thương gia đình (đối với cha mẹ hay đối với con cái), tình yêu đối với dân tộc và tổ quốc, tất cả  phải nhường bước trước tình yêu đối với Giáo Hội La Mã.

Tóm lại, “Vì được dạy phải tỏ lòng trung thành với Giáo Hội La Mã, tín đồ Gia-tô thà bỏ người yêu, thà bỏ vợ con hay chồng con, thà bỏ cha, bỏ mẹ, bỏ dân tộc, và phản lại đất nước, chứ không làm con chiên lạc bầy.

Giáo Hội La Mã đã lợi dụng nhu cầu sinh lý, một nhu cầu căn bản cần phải có của con người để biến thành món hàng chào khách nhào vô theo đạo Ca-tô của giáo hội (mở mang nước Chúa), giống y hệt như các mụ Tú Bà dùng các cô gái điếm để mở mang “ổ điếm” của họ.

Bằng cách này hay bằng cách khác, hoặc là qua vị linh mục quản nhiệm giáo xứ, hoặc là do chính tín đồ hay gia đình của họ, đòi hỏi người hôn thê hay hôn phu phải từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền của gia đình, theo học một lớp giáo lý và rửa tội theo đạo Ca-tô rồi mới tiến hành lễ thành hôn, NẾU không, THÌ sẽ từ hôn.

Đối với những người thuộc văn hóa tam giáo cổ truyền ở Đông Phương và nhân dân các nước theo chê độ tự do dân chủ thực sự, hành động như vậy (1) bị coi như  là  bất chính, bất lương, hèn hạ, đê tiên và (2) bị coi là vi phạm nhân quyền hết sức trầm trọng.

Khi các cô gái trẻ đẹp đã bị các mụ Tú Bà sử dụng làm “món hàng chào khách” với kỹ thuật “vành ngoài bảy chữ, vành trong tám nghề”, tức là họ đã bị làm mất đi cái tình yêu thiêng liêng cao đẹp mà trời đã phú cho họ. Làm vậy, tình yêu đó của họ chỉ làm một món quà để trao đồi để đáp ứng cho nhu cầu sinh lý cấp thời của người phối ngẫu, chứ hoàn toàn không có một cái gì là hồn nhiên, thiêng liêng cao cả. Tinh yêu vợ chồng mà ở vào tình trạng như vậy, thì đến một ngày nào đó, khi mà áp lực đòi hỏi của sinh lý không còn mãnh liệt nữa, thì phía người bị cưỡng ép phải theo đạo như vậy sẽ bắt đầu suy nghĩ và kinh thường hay kinh tởm cả người phối ngẫu và  đạo Ki-tô. Chính vì thế mà hạnh phúc của những cặp vợ chồng như vậy dễ dàng rơi vào tình trạng không tốt đẹp,  và cũng chính vì thế mà trong thi ca  Việt Nam mới có mấy dòng thơ:

Lạy Chúa ba Ngôi,

Tôi lấy được vợ, tôi thôi đi nhà thờ!

*

*  *

Cái gọi là “Tình Yêu Thiên Chúa”

Giáo Hội La Mã cho rằng, (1)  các thứ tình yêu khác hay ý kiến khác với những lời dạy trong Thánh Kinh và của giáo hội là những thứ “tình ý riêng tư” và (2) MỘT KHI không còn bị ràng buộc vào một thứ “tình ý riêng tư” nào khác nữa, THÌ con chiên sẽ dồn hết tình yêu của hội cho Thiên Chúa, tức là cho Giáo Hội La Mã. Vì lẽ này mà chúng ta thường nghe thấy giới giáo sĩ của Giao Hội La Mã thường hay nói đến “tình yêu Thiên Chúa”.

Dù “tình yêu Thiên Chúa” chỉ là thứ tình yêu láo tóet, không hề có trong lòng những người bình thường, nhưng giáo triều Vatican đã bịa đặt ra nó và thành công trong việc dùng nó để mê hoặc tín đồ rồi  biến họ thành hạng người dám hy sinh cả tình yêu lứa đôi (từ hôn nếu người hôn phu hay hôn thê thuộc một tôn giáo khác mà không chịu theo đạo), và nếu cần thì hy sinh cả hạnh phúc gia đình, hy sinh cả tình yêu đối với đất nước hay đối với tổ quốc để giữ trọn lòng chung thủy với Thiên Chúa (tức, đối với Giáo Hội La Mã).

Với gần hai ngàn năm kinh nghiệm  về việc sử dụng những mưu mô, thủ đoạn lừa bịp, lường gạt, cũng như kinh nghiệm về sử dụng bạo lực, khủng bố, ám sát, thủ tiêu và kinh nghiệm về những thủ đoạn vo tròn bóp, méo lịch sử bằng những miệng lưỡi quay quắt, lắt léo và lươn lẹo của bộ máy tuyên truyền chuyên nghiệp, giáo hội có cả trăm phương ngàn kế để hăm dọa nạn nhân khiến cho đương sự cảm thấy  lạnh gáy rồi cúi đầu ngoan ngoãn khuất phục giáo hội.

Xin nhắc lại một chuyện tình bị Giáo Hội đành đoạn chặt đứt mối tơ hồng (đã được kể ở Chương 9, Tâm Thư Gửi Nhà Nước). Là một nhân vật đã từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng khác nhau trong hệ thống quyền lực của Giáo Hội La Mã và đã leo lên đến chức giám mục, hơn ai hết, Giám-mục Emmanuel Milingo  hiểu rõ những thủ đọan gian manh và độc kế man rợ này của Tòa Thánh Vatican. Cũng vì thế mà ông hiểu  rõ ràng chữ “excommunicate” trong câu nói “Vatican had threatened to excommunicate Milingo if he didn’t leave his wife by August 20, 2001...”, và nó đã làm cho ông giật mình nhớ đến cái chết mờ ám của Giáo Hoàng John Paul I  vào lúc 11 giờ đêm ngày 28/9/78 [30].  Nó đã làm cho ông lạnh gáy, mất vía kinh hồn, để rồi ông phải  xưng  thú với Giáo Hòang John Paul II rằng “Con là đầy tớ khiêm nhường và biết vâng lời Ngài”, và đành phải phản bội lời thề trước mặt Chúa, dứt bỏ người vợ thân thương đành đoạn trong lúc bà Sung đang đứng ngoài Quảng trường Phê-rô nhịn ăn đứng trong mưa yêu cầu Tòa Thánh trả chồng lại cho bà. 

Bà Sung tuyệt thực đòi Tòa Thánh trả chồng trước Quảng Trường Phê rô

Không biết “Chúa Toàn Năng, Toàn Thiện, lòng lành vô cùng” và “Giáo Hoàng không lầm lẫn” có nhìn thấy nỗi lòng đau xót và uất hận bốc lên đến tận trời xanh của bà Maria Sung khi bị Tòa Thánh Vatican cướp đi mất người chồng thân thương yêu quý nhất đời của bà ta hay không?

Tổng kết lại, chúng ta thấy những sự kiện dưới đây:

1.-/ Trong thời Trung Cổ, giáo hội đã từng ra lệnh cưỡng bách các tu sĩ phải từ bỏ vợ con, rồi đem bán vợ con của họ cho người ta làm nô lê [31] .

2.-/ Ngày nay (tháng 8 năm 2001), chính Giáo Hoàng John Paul II vẫn còn làm cái chuyện dã man cưỡng bách ông Giám-muc Emmanuel Milingo phải từ bỏ người vợ thân thương là bà Maria Sung.

3.-/ Trong những năm gần đây, để tỏ lòng tuyệt đối trung thành với giáo triều Vatican bà Charlie Nguyễn đã đem ông Charlie Nguyễn xử lý ông chồng khi thấy ông  ấy viết những bài viết nói lên những việc làm bất chính cực kỳ bạo ngược và vô cùng dã man của Giáo Hội La Mã.

4.-/ Tín đồ  Ca-tô “ngoan đạo” dù là yêu thương tha thiết và đã quyết định thành hôn với người yêu, nhưng NẾU người yêu không chịu đáp ứng điều kiện phải từ bỏ niềm tin tôn giáo cổ truyền của gia đình để theo đạo Ca-tô, THÌ họ cũng từ hôn (dứt bỏ người yêu) để tỏ lòng “triệt để tuân phục lời dạy của giáo hội.”

5.-/ Linh mục Hoàng Qùynh  hô hào giáo dân “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa.[32]

6./- Ông Ca-tô Ngô Đình Diệm tuyên bố: “tin tưởng vào quyền lực của Vatican và chống Cộng cực lực.[33]

7.-/ Từ thế kỷ 17 cho đến ngày nay, con chiên người Việt “ngoan đạo” hay “sống đạo theo đức tin Ki-tô” luôn luôn có thái độ và hành động đúng như lời hô hào của Linh-mục Hòang Quỳnh và lời tuyên bố của ông Ngô Đình Diệm.

8.-/ Từ khi liên minh Pháp-Vatican đem quân đánh chiếm và thống trị Việt Nam vào  năm 1858 và từ khi con chiên Ngô Đình Diệm được Hoa Kỳ và Giáo Hội La Mã đưa lên cầm quyền ở Miền Nam Việt Nam vào tháng 7 năm 1954, tín đồ Ca-tô “ngoan đạo” người Việt luôn luôn đứng về phía Giáo Hội La Mã và chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm chống lại tổ quốc và đại khối dân tộc Việt Nam.

9.-/ Thái độ và hành động của con chiên người Việt “ngoan đạo” hết lòng vinh danh ông con chiên Ngô Đình Diệm như là “một nhà ái quốc” và thành lập cái gọi là “Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm” mà (1) không cần biết dòng họ Ngô của ông ta có tới ba đời nối tiếp nhau làm Việt gian bán nước cho các Đế Quốc Vatican,  Pháp,  Nhật và siêu cường Hoa Kỳ,  (2) không cần biết sách sử đã quy liệt ông ta là một trong sô 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân lọai, và (3) cũng không cần biết đến tội ác của chính bản thân ông ta đối với tổ quốc và dân tộc Việt Nam và lên án ông ta là “Thàng bạo chú phản thần tam đại Việt gian.”

Chín (9) sự kiện trên đây giúp cho chúng đi đến kết luận:

a.-/ Tín đồ Ca-tô “ngoan đạo”  hay “sống đạo theo đức tin Ki-tô” luôn luôn sống với thói quen đặt tình yêu đối với Giáo Hội La Mã lên trên tất cả những thứ tình yêu  khác như tình yêu lứa đôi trai gái, tình yêu thương vợ chồng, tình yêu thương gia đình, tình yêu đối với đất nước (hay tổ quốc) và tình yêu dân tộc. Cũng vì  vậy mà khi nào phải lựa chọn giữa một bên là Giáo Hội La Mã và một bên là dân tộc, tổ quốc, gia đình, thì họ (con chiên) quyết định dứt khoát đứng về phía Giáo Hội La Mã và chống lại tất cả.

b.-/ Giáo Hội La Mã có chủ trương “sử dụng phụ nữ như một món đồ chơi, chơi xong rồi liệng bỏ”.

Những sự kiện trên đây đã nói lên cái bản chất độc ác và dã man của Giáo Hội La Mã và của tín đồ Ca-tô “ngoan đạo”, đặc biệt là tín đồ Ca-tô người Việt. Một xã hội như vậy là xã hội của loài dã thú. Nói cho rõ hơn, con người ở trong xã hội Ki-tô này đã bị “súc vật hóa” đúng như nhà báo Long Ân đã nhận xét.  Xin xem lại Tiểt Mục Tội Ác Số 19 ở trên.

Quả thật con người ở trong cái xã hội khốn nạn này đã bị “súc vật hóa” đến mức tối đa cho nên mới có những hành động dã man ngoài sức tưởng tượng như thế.

© sachhiem.net

_____________

Ghi chú:

[1] Bạch Đinh. "Tôn Giáo Va Tôi." Người Dân Số 87 Thá ng11/1997, trang 26

[2] Vu Tam Ích,. A Historical Survey of Educational Developments in Vietnam (Lexington, Kentu cky": College of Education (University of Kentucky), 1959), p.27 Nguyên văn:The religions of Annam [Vietnam] have been compared to a tropical forest where no one tree can live isolated. There is no clearcut boundary between them, and person may hold simultaneously and without friction a half-dozen beliefs. The Annamites [Vietnamese] work on the principle that if one religion is good, three are better..”

[3] Dun J. Li, The Essence of Chinese Civilization (NY: Van Nostrand  Reinhold Co., 1967), p 104

Nguyên văn: “As for this, Mr. Huang whom I have just met,” Said Tzu P’ing, “is he a Taoist or a Buddhist? He talk like a Taoist, and yet he quotes Buddhist sciptures.”    Mr. Huang is neither a Taoist nor a Buddhist,” replied the girl. “He dresses the way as he pleases. He often says that the three major religions, Confucianism, Buddhism, and Taoism, are like three separate stores selling the same products, and the only difference between them is that Confucianism, being a much larger store, sells some products which the other two stores do not sell. He also says that every religion as two facets, the ritualistic and the real, and that the basic teachings of the three religions are the same, even though they look different in appearance. Mr. Huang believes in all three of them.”    

[4] Vũ Đình Hoạt, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan (Falls Church, VA: Alpha,  1991), tr.313

[5] Bạch Đinh, Tlđd., tr. 26.

[6] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G. P. Putnam’s Sons, 1984) p. 90. Nguyên văn: (“In religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. “Everybody is right. Nobody is wrong,” was one message of the Delphic Oracle, “Whatever be the region of the earth where you find yourself,” went the Roman principle, “that region’s religion is your religion.” In men‘s minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.

From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge - any branch of human activity that dealt with the truth – had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated al aspects of temporal life:economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning – between these there was no irrececoncilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government – all became dominated by religion.”

[7] Tuyển Tập Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giáo Điểm, 2000), tr. 245-246.

[8] Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: NXBn Trẻ, 1978), tr. 51-52.

[9] Phan Đình Diệm, “MEA CULPA” BÀI 3  - Giáo Hội Công Giáo Roma La-tinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm – Ngảy 4/5/2000. Nguồn: http://www.kito.com/Bai/Net066.html

[10] Gianluigi Nuzzi, Merchants In The Temple (New York: Hanry Holt And Company, 2015), p. 33.

Nguyên văn: “Yet these are huge sums of money for which Vatican regulations demand proper bookkeeping.. To simply open a cause for beatification cost 50,000 euros, supplemented by the 15,000 euros in actual operating costs. This amount covers the rights of the Holy See and the hefty compensation of the expert theologians, physicians  and bishops who examine the cause. After adding the costs of the researchers’ time, the drafting of the candidates’ positio – a kind of résumé of all his or her works – and finally, the work of the postulator, the amount skyrockets.

The average price tag comes to about 500,000 euros. We then have to consider the cost of all thank you gifts required for the prelates who are invited to festivities and celebrations held at crucial moments in the process, to say a few words about the acts and miracles of the future saints or blessed. Record spending on these causes has reached as high as 750,000 euros, such as the process that led to the beatification in 2007 of Antonio Rosmini.

Under John Paul II the “saints’ factory” anointed 1,338 blesseds in 147 rites of beatification and 482 saints in 51 celebrations - astronomical figures that far surpass previous levels in Church history.”

[11] Trần Chung Ngọc, Công Giáo Chính Sử (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 1999), tr. 268.

[12] Trích trong Mục Thiên Hạ Phong Trần, Nguyệt San Việt Nam Mới, Seattle, Số 207 ra ngày 23/12/1994 và Số 208 ra ngày 30/12/1994.

[13] Nguồn: Tòa Thánh Phê Bình Ủy Ban Liên Hiệp Về Các  Quyền Trẻ Em. Trần Đức Anh OP chuyển ý. Radio Vatican (https://www.catholic.org.tw/vntaiwan/14news/14news0087.htm)

[14] Phan Đình Diệm, Kiến Nghị 6 ngày 15/6/1999. Tanvien@kitohoc.com

[15] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1975), tr. 66.

[16] Lý Chanh Trung, Tôn Giáo Và Dân Tộc, (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1974), tr 73-75.

[17] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh, Nhật Bản: Tân Văn, 2003),tr 148.

[18] Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd., tr. 42-44

[19] Trần Chung Ngọc, Đức Tin Công Giáo (Garden Grove, CA: 2000), tr. 300

[20] Trần Chung Ngọc, Sđd., 292

[21] Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử (Sàigòn: Cứu Thế Tùng Thư, 1965), tr. 39

[22] Trần Chung Ngọc, Sđd., tr. 296.

[23] Trần Chung Ngọc, Sđd., tr.299.

[24] Trần Chung Ngọc, Sđd., 298.

[25] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr 63-64.

[26] J.E. Boshier, The French Revolution (New York, W. W. Norton & Company, 1988), tr 155.

[27] Nguyễn Ngọc Ngạn, Sđd., tr. 320.

[28] Viễn Phương. “ Những Thế Lực Đen Tối Trong Giáo Hội Việt Nam”. Nguồn: http://sachhiem.net/TONGIAO/tgV/VienPhuong02.php. Luật Im Lặng:

Đây là luật buộc các người trong Hàng Giáo Phẩm phải thề hứa không được nói ra với ai những việc làm không đúng, những tội lỗi của những người đang đứng trong hàng ngũ của mình.

Đã và đang có rất nhiều đơn thưa được gởi đến các Tòa Giám Mục,nơi quản lí các Linh Mục để trình bày các tội lổi của các vị nầy. Nhưng, tất cả đều rơi vào sự im lặng như chính cái vẻ bề ngoài của các Tòa Giám Mục!.

Ho sợ điều gì mà không dám lên tiếng?. Họ sợ điều gì đến nổi phải sử dụng đến luật im lặng như tổ chức Mafia đã và đang sử dụng?

Họ sợ khi tất cả những thói hư tật xấu của mình được phơi bày ra ánh sáng, các Giáo Dân biết rỏ mọi sự, thì cái sự được kính trọng, cái lối sống trịch thượng và cách sống ăn trên, ngồi trốc của họ sẽ bị mất đi. Bởi vậy, ho luôn luôn cố gắng ém nhẹm đi tất cả mọi đơn từ thưa kiện được gởi đến bởi nhưng người Giáo Dân có tấm lòng muốn Giáo Hội Công Giáo được tốt đẹp hơn. Nếu có ai cố gắng nói lên những điều nầy một cách công khai, lập tức họ sẽ mang cái ách vạ tuyệt thông ra để đe dọa!

Ta là sự thật và là sự sáng”. Câu nói của Chúa Giêsu khi xưa mà họ hầu như luôn giảng dạy. Nhưng, mỗi khi có ai nói lên sự thật, thì họ lại đi mắng chưởi người đó là ma quỉ, là Satan!. Vậy có phải thật sự mâu thuẩn hay không khi họ dạy  giáo dân một đường nhưng lại bảo giáo dânGD không được sống đúng như những gì họ đã dạy.

Hay họ muốn cái sự thật chỉ dành cho người khác, những người không nằm trong hàng ngũ của họ, còn họ thì đã được cái bộ luật miễn trừ bảo vệ, hay họ nghĩ rằng họ đã là thánh rồi?!”

[29] Phan Đình Diệm, “Mea Culpa” Bài3 – Giáo Hội Công Giáo Roma Latinh Cáo Thú Tội Lỗi Ngàn Năm.” http:www.kitohoc.com/BaiNet066.html ngày 4/5/2000.

[30] Charlie Nguyễn,. Công Giáo Huyền Thoại Và Tội Ác (Garden Grove, California: Giao Điểm, 2001), tr 291.

[31]  Peter de Rosa,  Vicars of  Christ (New York:  Crown Publishers, Inc., 1988), page  407. Tác giả viết:: "Cuối cùng, vào nam 1095,  vấn đề nay được Giáo Hoang Urban II (1088-1099) giải quyết  tại Piacenza. Vào năm này, tại một hội nghị thứ hai, 400 tu sĩ và 30 ngàn giáo dân dứt khoát kết tội việc tu si chính thức có gia dình (dã thành hôn chính thức).  Ðể chứng tỏ biện pháp này là động lực của lời dạy trong phúc âm , họ bán các bà vợ chính thức của các tu sĩ cho người ta làm nô lê," (The matter was finally settled by Urban II (1088-1099) at Piacenza in the year 1095. A second council of 400 clerics and 30,000 laity condemned clerical marriages once and for all. To prove the evangelical impulse of this measure, they sold priests' wives into salvery.")

[32] Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Fl, TXB, 1989), tr 80

[33] Lê Hữu Dản, Sự Thật - Đặc San Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA” TXB, 1997_, tr 23