Thực Chất Đạo Công Giáo và Các Đạo Thờ Chúa Charlie Nguyễn http://sachhiem.net/CHARLIE/CN_TCCG/Vaitro2.php ¿ trở ra mục lục | 2-8-2013 Vai trò của chính quyền trong mối tương quan Công giáo - Dân tộc (tiếp theo kỳ trước) III. Truyền thống phản quốc của Công giáo Việt Nam Truyền thống phản quốc của Công giáo Việt Nam bắt đầu từ những ngày đầu tiên có người theo đạo này trên đất nước ta. Những kẻ đầu tiên nhập đạo chính là những kẻ đã đặt Tổ quốc ở phía sau lưng để chỉ còn biết tôn thờ Thiên Chúa và Giáo hội La mã ở phương trời xa. Họ không còn công nhận đất nước Việt Nam là quê hương vì quê hương thật của họ là Nước Chúa ở trên trời. Đồng bào ruột thịt của họ bỗng trở nên xa lạ vì dưới con mắt họ những người bên lương chỉ là những “con cái của bụt thần ma quỉ” hoặc chỉ là bọn “tà ma ngoại đạo”. Đất nước Việt Nam biến thành “nơi chim muông cầm thú đáng khinh dễ” còn quê hương thật là nơi họ có thể được “hợp làm một cùng vua Đa-vít” (Kinh Nhựt Khóa của Tổng Giáo phận Sài Gòn, trang 330). Với bản chất phi dân tộc, người Công giáo không bao giờ muốn hy sinh cho đất nước Việt Nam. Nhưng họ sẵn sàng “tử vì đạo” chỉ vì họ muốn có cơ hội thực hiện lời Thánh Kinh (Matthew 10:32) : “Ai tuyên xưng danh Ta - Jesus – trước mặt thế gian thì Ta sẽ tuyên xưng danh nó trước mặt Cha Ta ở trên trời!”. Những kẻ tử đạo chính là những kẻ đặt Tổ quốc ở phía sau rất xa với những lời hứa vĩnh cửu hão huyền của giáo lý Công giáo. Cũng với bản chất phi dân tộc, người Công giáo đã coi những ngoại nhân mũi lõ mắt xanh đồng đạo như những người thân đáng tin cậy. Trái lại họ xem đồng bào ngoại đạo như những kẻ thù. Bọn thực dân đế quốc xâm lược đã hiểu rõ những đặc tính này của người Công giáo nên bọn chúng đã khai thác triệt để khối nhân lực Công giáo để phục vụ cho mục tiêu bình định và thống trị của chúng. Chúng ta có thể kể đến một số vụ điển hình : - Trong cuộc binh biến của Lê văn Khôi ở Gia Định năm 1833 – 1835 có rất nhiều linh mục và giáo dân Công giáo tham gia. - Năm 1859, Phao-lồ Hạnh – thuộc đám tàn quân của Lê văn Khôi, đã dẫn Pháp đánh chiếm đồn Cây Mai. - Năm 1837, nhiều giáo sĩ thừa sai lãnh đạo giáo dân nổi lên chống lại triều đình ở Hải Dương, Sơn Tây, Nam Định và Hưng Yên (Tâm Thư Đỗ Mậu, trang 98-99). - Cuối thế kỷ 19, Linh mục Trần Lục tiếp trợ cho Pháp bình định các tỉnh Thanh Hóa. Nghệ An và Hà Tĩnh. Sau khi được Giám mục Puginier ban phép lành, Trần Lục dẫn 5.000 giáo dân giúp Pháp tấn công căn cứ Ba Đình của nhà yêu nước Đinh công Tráng. Do vậy mà căn cứ Ba Đình bị thất thủ. (Thập giá và Lưỡi gươm của LM Trần tam Tĩnh, trang 45-46). Ngoài ra, Trần Lục còn tuyển mộ cho Francis Garnier từ 12.000 đến 14.000 lính đánh thuê trong cuộc Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ năm 1973 mà đại đa số là dân Công giáo. (Các Vua Cuối Triều Nguyễn I, Vũ ngự Chiêu , trang 225-226). Hiện nay tới mấy chục cuốn sách Việt ngữ tố giác tội phảm quốc của Công giáo Việt Nam nên tôi thấy không cần phải dẫn chứng nhiều. Tuy nhiên, tôi đặc biệt chú ý đến cuốn “Giám Mục Lê hữu Từ & Phát Diệm 1945-1954” Đoàn độc Thư và Xuân Huy, xuất bản tại Việt Nam 1973. Cuốn sách này được thực hiện do sự cố vấn của 3 linh mục, đồng tác giả với giáo dân Xuân Huy là linh mục Đoàn độc Thư. Sách được giám mục Phạm ngọc Chi viết bài tựa tại Đà Nẵng ngày 29-6-1973. Nếu đọc sách của người “ngoại giáo” viết về Công giáo, chúng ta có thể nghi ngờ nội dung cuốn sách không được trung thực do những thiên kiến của tác giả. Nhưng đọc cuốn sách này, do chính các linh mục và giáo dân Phát Diệm viết ra, chúng ta sẽ nhận ra những hành vi phản quốc do họ đã vô tình tự thú. Sách dày trên 300 trang. - Trang 21 kể chuyện “Chém Đầu Lập Tức” là một trong những giai thoại về Cụ Sáu (Trần Lục) : Ngày 15-10-1895, tại nhà thờ lớn Hà Nội, có lễ tấn phong cho 2 tân giám mục Marcou và Raymond do giám mục Pháp Gendreau chủ tọa. Ông giám mục này nghi ngờ có đảng viên Văn Thân trà trộn trong nhà thờ nên ra lệnh cho Trần Lục bố trí người canh phòng. Trần Lục lập tức trở về phòng trong nhà chung mặc quần áo phẩm phục triều đình với đầy đủ huy chương và kiếm báu. Sau đó y ra lệnh cho các vệ sĩ rước kiệu đưa y ra nhà thờ. Tới cổng chính nhà thờ, Trần Lục ra lệnh cho các vệ sĩ đứng phân tán khắp nơi trong nhà thờ, sau đó Trần Lục “uy nghi tiến lên cung thánh, tới trước bàn thờ quì bái Đức Giám mục chủ tọa” rồi oai vệ đứng lên tuốt gươm sáng loáng dõng dạc hô lớn : - Quân sĩ đâu ? Một tiếng dạ ran vang lên cả thánh đường. Rồi với một giọng đanh thép Cụ tiếp : “Mọi người trong nhà thờ phải lặng thinh giữ trật tự. Ai nhốn nháo ồn ào ta lấy đầu lập tức!”. Giai thoại trên đủ phác họa cho ta thấy tư cách của Linh mục Trần Lục. Trước mặt bọn cố Tây, y không ngần ngại quì mọp xuống để bày tỏ lòng trung thành khuyển mã của y. Nhưng trước mặt đồng bào, kể cả đám giáo dân hiền lành chất phác thì y liền đổi giọng hống hách kiêu căng chẳng coi ai ra gì. Đáng tiếc một điều là phần đông giáo dân Phát Diệm, do lòng cuồng tín che mờ lý trí, đã không nhận ra được chân tướng của Trần Lục nên tới nay nhiều người Công giáo vẫn ngộ nhận y là một “vĩ nhân” ! Thực chất y chỉ là tên Việt gian số Một của giáo phận Công giáo Phát Diệm. - Tên Việt gian số 2 là Giám mục Gioan Baotixita Nguyễn bá Tòng (trang 27-30). Tòng sinh tại Gò Công năm 1868. Cha của y trước đó đã đi tu và được học tại chủng viện Pinang ở Indonesia. Sau đó cha y xuất tu về nước làm thông ngôn cho Pháp tại Gò Công và Trà Vinh. Tòng học tại trường dòng ở Mỹ Tho lúc còn nhỏ, từ 1878 lên Sài Gòn học trường Taberd. Trong lúc đang học tại đây thì Tòng được Giám mục Pháp Dépierre đưa vào chủng viện. Năm 1896, Tòng được chính Giám mục Dépierre truyền chức linh mục. Năm 1933, Nguyễn bá Tòng được Vatican triệu qua Rome để Giáo hoàng Piô XI tấn phong chức giám mục. Nguyễn bá Tòng trở thành “giám mục tiên khởi” của giáo hội Việt Nam. Năm 1935, Giám mục Nguyễn bá Tòng chính thức nhận quyền cai quản địa phận Phát Diệm. Nơi trang 29, tác giả viết : “Công nghiệp của Đức cha Nguyễn bá Tòng theo truyền thống của Cha Trần Lục”, nên ngày 3-12-1940, Toàn quyền Jean Decoux đã thân hành về Phát Diệm gắn Bắc đẩu Bội tinh cho ngài!. - Tên Việt gian số 3 của Phát Diệm : Giám mục Lê hữu Từ. Từ sinh năm 1896 tại Quảng Trị, đi tu từ nhỏ nhưng đến năm 1928 (32 tuổi) mới xin nhập vào dòng tu Châu Sơn. Qua năm 1929 Từ thụ phong linh mục. Cuối năm 1945, Lê hữu Từ được Vatican phong chức giám mục cai quản Phát Diệm. Tuy là một tu sĩ dòng khổ tu nhưng bản chất của Lê hữu Từ thích làm chính trị nên từ trước khi được phong làm giám mục y đã tìm cách liên lạc với Nguyễn hải Thần và Ngô đình Khôi để bàn chuyện thời cuộc, Ngay sau khi nhận trách nhiệm cai quản địa phận Phát Diệm, Lê hữu Từ đã lo thiết lập ngay uỷ ban Quân chính để tổ chức quân đội tự vệ. Ngày 20.10.1946, Lê hữu Từ cho một phái đoàn đến gặp giám mục Gomez cai quản địa phận Hải Phòng để xin tiền . Năm 1947, Giám mục Gomez cho một triệu tiền Đông Dương (tương đương một triệu đô la hiện nay) để Lê hữu Từ mua súng võ trang cho thanh niên Công giáo Phát Diệm (trang 97). Khâm sứ Tòa thánh Drapier cũng cho Phát Diệm vay một số tiền lớn để mua súng đạn (trang 115). Từ tháng giêng 1947, Công giáo Phát Diệm tổ chức nhiều chuyến vượt biển từ Phát Diệm ra Hải Phòng và Móng Cáy để mua súng đạn đem về Phát Diệm (trang 116). Song song với việc võ trang súng đạn, Lê hữu Từ rất chú trọng đến việc vũ trang tinh thần cho thanh niên Công giáo Phát Diệm bằng các bài giảng. Thí dụ như bài giảng ngày Chủ nhật 22.6.1947. Trước hết, một đoạn trong Thánh Kinh được trích dẫn: “Anh em hãy khôn ngoan và tỉnh thức vì địch là ma quỉ. Nó như con sư tử rống lên và chạy quanh để nuốt sống. Anh em hãy chống lại nó một cách anh hùng vì đạo.” (Phê-rô 1,5,7,9). Sau đó là lời bàn : “Vì ta có lý tưởng vì Đạo, tức cũng như Nghĩa binh Thánh giá (Thập tự quân / Crusaders) cho nên có tử trận cũng là tử đạo, chết vì Chúa, vì đạo, cái chết vinh thay!” (trang 132-134). Đầu năm 1948, Pháp đổ bộ Phát Diệm. vào lúc này Phát Diệm có 10.000 quân tự vệ. Bảo Đại giúp 4 triệu Đông Dương để tăng cường về phần quân phục và lương thực. Ngoài ra, Bảo Đại nhờ Pháp chuyển giao thêm súng đạn cho Phát Diệm (trang 228). Theo đề nghị của Hoàng Quỳnh, Giám mục Từ thuê hai võ sư người Việt là Hiếu và Công và một sĩ quan Nhật để huấn luyện cho thanh niên Công giáo võ nghệ và xử dụng mã tấu (trang 259). Sau đó, Bảo Đại nhờ Pháp chuyển thêm cho Phát Diệm 2000 súng và cho Bùi Chu thêm 3000 súng nữa (trang 261). Như vậy, trong cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa của thực dân Pháp từ 1946 đến 1954, các địa phận Công giáo Phát Diệm, Bùi Chu và Thái Bình đã võ trang cho các thanh niên giáo dân và đoàn ngũ hóa họ thành những đoàn quân phụ lực để phục vụ đắc lực cho quân viễn chinh Pháp. Hành động bán nước theo giặc của Lê hữu Từ và của tập đoàn Công giáo Phát Diệm là những sự thật hiển nhiên không thể chối cãi được. - Tên Việt gian số 4 của tập đoàn Công giáo phản quốc Phát Diệm : Linh mục Hoàng Quỳnh. Ngày 16.10.1949, đại diện của quân viễn chinh Pháp và đại diện Công giáo Phát Diệm đã thỏa thuận với nhau thiết lập một Ban Tham mưu quân sự hỗn hợp. Đại diện Pháp là Thiếu tá Mollat, đại diện Công giáo Phát Diệm là Hoàng Quỳnh. Hai bên cùng đồng ý tổ chức các đồn quân theo hệ thống “điểm tựa tam giác” : Cứ một đồn Pháp đóng ở giữa thì ba đồn Công giáo đóng ở ba góc và cách đồn Pháp tối đa 10 cây số. Nhờ hệ thống đóng đồn này nên đồn Pháp được 3 đồn quân Công giáo ở ngoài làm tiền vệ. Ngược lại, 3 đồn quân Công giáo trang bị vũ khí nhẹ sẽ được đồn Pháp yểm trợ bằng vũ khí nặng khi bị tấn công. Ngoài tổ chức đồn bót hỗn hợp, quân viễn chinh Pháp cũng phối hợp với quân Công giáo Phát Diệm để tổ chức các cuộc hành quân chung (batailles combineés). Các cuộc hành quân này thường gồm có quân Pháp từ các secteurs ở Nam Định, Bùi Chu, Cồn Tròn và Phát Diệm. Quân Công giáo thường là 3 đại đội dân quân do linh mục Hoàng Quỳnh trực tiếp chỉ huy (trang 256, 268). Các cuộc hành quân đi ra ngoài phạm vi Phát Diệm như cuộc hành quân ở Tam Tổng thuộc Thanh Hóa hoặc đến Hải Hậu, Tang Điền thuộc Nam Định (trang 261). Phát Diệm là danh xưng của một làng toàn tòng Công giáo thuộc quận Kim Sơn tỉnh Ninh Bình. Năm 1933, Phát Diệm trở thành danh xưng của một địa phận Công giáo với ‘giám mục tiên khởi’ của Giáo hội Công giáo Việt Nam là Nguyễn bá Tòng. Dựa vào các thế lực của thực dân Pháp, từ năm 1951 Phát Diệm và Bùi Chu trở thành danh xưng của hai tỉnh trên bản đồ quốc của chính phủ Bảo Đại. Dân số Công giáo tỉnh Ninh Bình trước năm 1954 là 110.000 người. Dân số toàn tỉnh là 560.000 người. Giáo dân Công giáo Phát Diệm chiếm chưa tới 20% dân số toàn tỉnh Ninh Bình nhưng đã làm mưa gió và gây nhiều tội ác với dân tộc Việt Nam trong gần một thế kỷ thuộc Pháp và trong cuộc chiến tranh Việt Pháp 1946-1954. Căn nguyên dẫn tới sự hình thành truyền thống phản quốc của Công giáo Việt Nam nói chung và của Công giáo Phát Diệm nói riêng, là do tinh thần nô lệ của các tu sĩ lãnh đạo đối với Vatican và đồng minh của nó là bọn thực dân Pháp : - Linh mục Trần Lục là người đầu tiên lãnh đạo giáo dân Phát Diệm và cũng là người cai quản Phát Diệm lâu nhất (34 năm) từ 1865 đến 1899. Trần Lục đã lập nhiều công trạng cho thực dân Pháp nên đã được chúng ban thưởng huy chương ‘Hiệp sĩ Danh dự’ (Chevalier d’Honeur) và ‘Sĩ quan Danh dự của Đoàn Lê Dương’ (Officier dans l’Ordre de la Legion d’Honeur) [sách đã dẫn trang 15]. - Từ 1902, Phát Diệm trở thành địa phận Công giáo, đặt dưới quyền cai quản của giám mục Pháp Alexandre Marcou (1902-1933). - Năm 1933, Giáo hoàng Piô XI phong chức giám mục cho Nguyễn bá Tóng và bổ nhiệm y cai quản địa phận Phát Diệm. Năm 1944, Giám mục Nguyễn bá Tòng thành lập “Liên đoàn Công giáo Việt Nam” và cử Linh mục Hoàng quỳnh làm Tổng tuyên uý (trang 290). Bản Điều lệ của Liên đoàn Công giáo Việt Nam được Khâm sứ Tòa thánh Drapier phê chuẩn và cho phép hoạt động ngày 31.5.1946 với khẩu hiệu “Thiên Chúa và Tổ quốc”. Thực chất của khẩu hiệu này là “Thiên Chúa trên hết” hoặc “Thiên Chúa trước hết, sau đó mới là Tổ quốc”. Khẩu hiệu của Liên đoàn Công giáo Việt Nam cũng không khác gì với khẩu hiệu của Thomas More “Phụng sự Thiên Chúa trước hết” (God first). Trong thực tế, Thomas More chỉ lo phụng sự quyền tối thượng của giáo hoàng và tòa thánh Vatcian và phản lại các quyền lợi thiêng liêng của dân tộc Anh. Do đó, Thomas More đã bị chém đầu vì tội phản nghịch năm 1535. Linh mục Hoàng Quỳnh làm Tổng tuyên uý Liên đoàn Công giáo Việt Nam từ 1944. Năm 1965, Linh mục Quỳnh đã lãnh đạo giáo dân biểu tình tại Bộ Tổng Tham mưu với khẩu hiệu “Thà mất nước không thà mất Chúa”. Khẩu hiệu này đã được triển khai từ khẩu hiệu “Thiên Chúa và Tổ quốc” của Liên đoàn Công giáo Việt Nam. Thomas More, Hoàng Quỳnh và tuyệt đại đa số Công giáo Việt Nam đã lầm lẫn đồng hoá Thiên Chúa với Tòa thánh La mã. Mỗi khi họ nói “Thiên Chúa trên hết” thực chất chỉ là “Tòa thánh Vatican trên hết” vì Thiên Chúa là đấng thiêng liêng vô hình chẳng ai thấy đâu, nhưng họ chỉ nhìn thấy “đại diện của Chúa” (Vicar of God, Vicar of Chist) là Tòa thánh La mã mà thôi. Chính vì vậy, đại văn hào Nga Léon Tolstoi đã viết rất chí lý như sau : “Tín đồ Ki-tô chỉ có thể hoặc phục vụ Quốc gia hoặc phục vụ Thiên Chúa, vì hai cái đó không thể đi đôi với nhau được” (Lê trọng Văn trích dẫn trong ‘Lời giới thiệu’ tác phẩm Thiên Hồ Đế Hồ của Phan bội Châu, xuất bản ở hải ngoại 1994). Người Công giáo Việt Nam muốn thậﴠsự trở về với cộng đồng dân tộc không thể tiếp tục đi theo đường cũ với khẩu hiệu “Thiên Chúa trên hết” ! Chỉ có khẩu hiệu “Tổ quốc trên hết” mới là lá cờ chính nghĩa đưa chúng ta trở về với dân tộc. Nếu không nhận thức được những điều này thì giáo hội Công giáo vẫn chỉ là một “dị vật” trong cơ thể dân tộc hoặc chỉ là một đám cỏ dại trên cánh đồng văn hóa Việt Nam mà thôi. IV. Người Công giáo cần phải làm gì đối với Tổ quốc? Với ước mong giáo hội Công giáo sớm hòa nhập vào cộng đồng dân tộc để cùng toàn dân xây dựng một đất nước hòa bình thịnh vượng và hạnh phúc, tôi xin nêu lên một số đề nghị sau đây : 1. Hãy trở về với nền văn hóa thực tiễn và nhân bản của dân tộc: Trước đây hơn 4 thế kỷ, chẳng có người Việt Nam nào biết đạo Công giáo là gì. Cách đây gần hai ngàn năm, dân tộc Việt Nam không có một tôn giáo nào cả. Mặc dầu không có tôn giáo nhưng tổ tiên chúng ta đã sẵn có một nền văn hóa rất cao. Nền văn hóa này đã được lưu truyền cho hậu thế qua các câu ca dao tục ngữ và các chuyện dân gian nhằm giáo dục hậu thế bằng những biểu tượng (Rồng Tiên, Phù Đổng, Kim Quy, Bánh Chưng .v.v....) Trong tác phẩm “Đi Tìm Cái Nôi Của Nền Văn Minh” (In Search of the Cradle of Civilization, Quest Book 1995), ba tác giả khảo cổ Eeverstein, Subhash và Frawley đã nêu lên một nhận xét : Những cái nôi của nền văn minh nhân loại đều nằm trên vành đai chạy quanh trái đất. Vòng đai này tạo thành bởi đường Hạ Chí Tuyến (Tropic of Cancer) song song và ở phía bắc đường xích đạo. Vành đai này chạy qua những cái nôi của nền văn minh gồm có Babylon, Ai-cập, Jerusalem, Bắc Ấn và Bắc Việt Nam. Quả thật, từ ngàn xưa tổ tiên ta đã khám phá ra cái “cùng kỳ lý” của vũ trụ là hai mặt đối lập Âm và Dương, Tổ tiên chúng ta đã biết vận dụng những mặt đối lập đó đúng lúc và đúng chỗ để phát huy cuộc sống. Rồng Tiên là hai biểu tượng cho một nghệ thuật sống : Rồng thể hiện lối sống uy dũng bất khuất với tinh thần khao khát hướng thượng và trở nên phi thường. Tiên thể hiện tinh thần thanh thoát linh hoạt yêu đời và biết yêu mọi nét đẹp tinh thần cũng như vật chất. Tổ tiên chúng ta tôn trọng và lo bảo tồn văn hóa mà không cần có tôn giáo. Văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam lấy con người làm trọng tâm và coi việc phát triển tình người là điều quan yếu. Khác hẳn với văn hóa du mục của Tây phương và Do-thái – Ả-rập coi Thần linh là trên hết (Thiên Chúa trên hết). Họ hy sinh con người cho Thần linh và họ cũng sẵn sàng hy sinh quyền lợi của quốc gia dân tộc mình cho quyền lợi và tham vọng của các định chế tôn giáo mà họ là thành viên. Đó là nguyên nhân chính yếu đã đưa những tín đồ của các tôn giáo Tây phương dễ trở thành những kẻ phản quốc. Vậy xin hãy trở về với văn hóa dân tộc để cùng nhau xây dựng tình người và trước hết là tình đồng bào ruột thịt. Tổ tiên của chúng ta rất thực tiễn vì không thờ Thần Sấm, Thần Sét hoặc Chúa Trời nào cả. Các ngài thuở xưa chi coi Trời Đất là một môi trường vật chất để chúng ta sinh sống mà thôi. Vì thế tục ngữ mới có câu : “Đầu đội trời, chân đạp đất”. Các ngài quan sát trời đất và thời tiết để ứng dụng vào việc canh tác “trông trời, trông đất, trông mây...” chứ không như những dân du mục Do-thái – Ả-rập “trông trời trông đất” rồi tưởng tượng ra Thiên Chúa, Thiên thần và biết bao nhiêu chuyện thần thoại hoang đường trong các sách Thánh Kinh nhảm nhí. Rất nhiều học giả Tây phương ngày nay đã nhận ra sự thấp kém và thiếu sót trầm trọng của nền văn hóa Tây phương vốn đã được vay mượn từ nền văn hóa du mục của các dân tộc Ả-rập – Do-thái. Đồng thời họ đã tỏ thái độ rất khâm phục những nền văn hóa cổ của các dân tộc Đông phương, trong đó có nền văn hóa nhân bản cổ truyền của dân tộc Việt Nam. 2. Xin đừng quá tin vào những giáo điều hẹp hòi và lỗi thời mà sao lãng tu dưỡng một tâm linh thiện lành. Những giáo điều cứng ngắc hẹp hòi của đạo Công giáo đã biến đạo này thành một tôn giáo của tội ác chống nhân loại. Giáo hoàng John Paul II từ khi nhậm chức năm 1978 đến cuối năm 1999 đã lên tiếng 100 lần kêu gọi toàn giáo hội Công giáo phải xét lại vấn đề lương tâm và phải thú tội chống nhân loại trước khi bước vào Thiên niên kỷ thứ ba (To enter the new millenium, the Church must confess). Theo lẽ thường, đa số chúng ta tôn trọng các tôn giáo vì cho rằng nhờ có đức tin tôn giáo mà con người dễ trở nên thiện lành. Trong thực tế, nhiều tôn giáo cực đoan như Công giáo, Hồi giáo đã là những nguyên nhân gây nên nhiều cuộc chiến tranh diệt chủng và nhiều cuộc khủng bố đẫm máu kéo dài qua nhiều thế kỷ (diệt Do-thái, diệt các cuộc cải cách tôn giáo v.v...). nếu một tôn giáo luôn luôn tự xưng là đạo của đức công bằng và bác ái như Công giáo La mã, nhưng trong thực tế lại phạm quá nhiều tội ác chống loài người trong nhiều thế kỷ thì quả thật cái đạo quái ác này cần phải bị tiêu diệt. Nói chung, phần lớn các tôn giáo giáo đã không thực hiện được mục tiêu củng cố tình người và hòa giải những xung đột trên thế giới. Trái lại, các tôn giáo chỉ làm cho con người càng nghi kỵ chia rẽ nhau hơn và đưa nhân loại đến nhiều cuộc chiến tranh thảm khốc hơn. Ngày 18-3-2000, Giáo hoàng John Paul II đến viếng thăm thánh địa Jerusalem đã tuyên bố : “Từ xưa đến nay, tôn giáo đã luôn luôn được xử dụng như một phương tiện để gây chia rẽ và chiến tranh” (Religion has been used as a mean for division and war – Washington Post, March 19, 2000). Giáo hoàng là lãnh tụ tối cao của một tỉ giáo dân Công giáo đã xác nhận như vậy đủ cho thấy đạo Công giáo không còn lý do tồn tại. Ít nhất, theo thiển ý của tôi, các giáo dân Việt Nam cũng nên suy nghiệm các lời nói của giáo hoàng để không nên quá tin tưởng vào sự thánh thiện của đạo Công giáo. Trong tác phẩm “Đạo Lý Cho Thiên Niên Kỷ Mới” (bản dịch của Linh Thuỵ, Văn Nghệ xuất bản 1994), vị Phật sống Tây Tạng Đạt Lai Lạt Ma đã viết những lời rất chân thật và sáng suốt như sau : “Một người có đức tin tôn giáo hay không là điều không quan trọng. Điều quan trọng hơn cả là họ phải là người thiện lành... Chúng ta có thể kết luận rằng : loài người có thể sống tốt đẹp mà không cần có tín ngưỡng” (sách đã dẫn, trang 34). 3. Người Công giáo Việt Nam cần phải tự giải thoát khỏi cái thòng lọng nô lệ của Vatican Do truyền thống phản quốc lâu đời của giáo hội in hằn trong đáy sâu tâm hồn nên mọi người Công giáo Việt Nam đều mang sẵn trong mình một mặc cảm tội lỗi với đồng bào và với Tổ quốc. Họ cố gắng tự đánh lừa mình để xóa bỏ cái mặc cảm ấy bằng cách xây nhà thờ với mái cong giống như mái đình, vẽ ảnh Đức Mẹ Maria bế Chúa Hài đồng giống như một bà mẹ Việt Nam bồng con với các y phục phụ nữ Việt Nam, hoặc tổ chức các cuộc rước kiệu quanh nhà thờ với cờ đuôi nheo và các ban nhạc bát âm cổ truyền ... Nhưng tất cả các hình thức này đều không thật sự biểu hiện cái tâm thức “trở về dân tộc” của người Công giáo Việt Nam. Đó chỉ là những màn kịch bịp bợm rẻ tiền không che mắt được ai. Giáo hội Công giáo Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất để thật sự trở về với dân tộc là công khai tuyên bố rời khỏi vòng cương tỏa của Vatican. Nếu Giáo hội Công giáo Việt Nam không dám thực hiện điều này thì mãi mãi họ vẫn là một “dị vật” trong cơ thể dân tộc và họ vẫn tiếp tục lầm lũi trên con đường phản quốc theo truyền thống lâu đời của họ. V. Sự can thiệp cần thiết của chính quyền trong tiến trình cải tổ Giáo hội Công giáo để bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Trước năm 1933, Giáo hội Công giáo Việt Nam được đặt dưới sự cai quản của các giám mục ngoại quốc, giám mục người Việt đầu tiên là Nguyễn bá Tòng, được Giáo hoàng Piô XI làm lễ tấn phong tại Rome ngày 10-1-1933. Tiếp theo là các Giám mục Hồ ngọc Cẩn (1935) Ngô đình Thục (1936) Phan đình Phùng (1940) Lê hữu Từ (1945) và Phạm ngọc Chi (1950) ... Mặc dầu lúc này có nhiều giám mục Việt Nam nhưng quyền cai quản giáo hội vẫn thuộc các vị giám mục thừa sai người Pháp hoặc Tây-ban-nha. Phải đợi đến khi có sắc chỉ của Giáo hoàng Gioan XXIII ngày 24-11-1960, một cơ quan tối cao lãnh đạo Giáo hội Công giáo Việt Nam được mệnh danh là Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN) gồm các thành viên đều là những người bản xứ, được thành lập để làm biểu tượng cho sự trưởng thành của Công giáo Việt Nam trong cộng đồng Công giáo quốc tế. Nhưng sự hiện hữu của HĐGMVN không thể hiện tính cách độc lập của giáo hội Việt Nam đối với Vatican. Trái lại, nó chỉ là một ban tham mưu nằm vùng trong lòng dân tộc Việt Nam, tiếp nhận và thi hành mọi chỉ thị của Vatican với mục đích tối hậu là phục vụ quyền lợi của Vatican mà thôi. Điển hình là ngày 18-2-1960, HĐGMVN và chính phủ Ngô đình Diệm đã tổ chức đại lễ tại nhà thờ lớn Sài Gòn để tạ ơn giáo hoàng Gioan XXIII và đồng thời làm lễ dâng nước Việt Nam cho Trái tim Đức Mẹ. Thật sự, “Trái tim Mẹ” đã ngừng đập và đã thành cát bụi từ gần hai ngàn năm rồi. Cho nên trong thực tế, dâng nước Việt Nam cho Trái tim Mẹ là dâng nước cho Vatican – một thứ đế quốc nham hiểm hung ác và lâu đời nhất trong lịch sử loài người. Nếu chúng ta cứ bình tâm ngồi đợi những người Công dân Công giáo tỉnh ngộ và tự giác trở về với dân tộc thì thật là một điều hoang tưởng ! Khát vọng của toàn dân là nền độc lập tự do của Tổ Quốc. Chúng ta cương quyết không cho phép tái xuất hiện những ốc đảo của bọn Việt gian cuồng tín chỉ biết phục vụ đế quốc và giết hại đồng bào tại Phát Diệm, Bùi Chu trong cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa của Pháp từ 1946-1954. Chúng ta cương quyết không cho phép tái xuất hiện một chế độ Cần lao Công giáo chỉ biết tôn thờ Nước Chúa Vatican và làm nhục quốc thể Việt Nam. Để đáp ứng những khát vọng chính đáng nêu trên của tuyệt đại đa số nhân dân Việt Nam đối với tiền đồ của Tổ quốc, sự can thiệp của chính quyền để xúc tiến quá trình cải tổ giáo hội Công giáo là một điều hết sức cần thiết. Đặc tính của Công giáo là cực kỳ ngoan cố và ù lỳ; nếu không có sự can thiệp tích cực của chính quyền thì sẽ không thể có một sự biến chuyển nào cả. Lịch sử thế giới đã chứng minh vai trò quan trọng của chính quyền trong việc đối phó với Công giáo La-mã : 1. Từ Constantinople đến Mạc-tư-khoa (Moscow) Từ thế kỷ 5, Ki-tô-giáo đã bị chia thành hai khu vực : Giáo hội Tây phương (The Western church) bao gồm các nước Ý, Pháp, Đức, Áo, Phổ, Tây-ban-nha và Bồ-đào-nha trực thuộc giáo đô Rome. Giáo hội Đông phương (The Eastern Church) bao gồm các nước Hy-lạp, Thổ-nhĩ-kỳ, Cận Đông, Bắc Phi và một số nước thuộc vùng Biển Đen. Các nước Ki-tô-giáo Đông phương trực thuộc quyền lãnh đạo tinh thần của các hoàng đế của đế quốc Byzantine đóng đô tại Constantinople (nay là thủ đô Istambul của Thổ-nhĩ-kỳ). Tuy chia thành hai giaó hội nhưng Ki-tô-giáo vẫn là một vì vẫn cùng chung một giáo lý và nghi lễ thờ phượng. Năm 451, tại Công đồng Chalcedon, các giám mục thuộc hai giáo hội Đông và Tây họp chung với nhau. Các giám mục Đông phương phản đối Giám mục Rome (Bishop of Rome – sau này trở thành giáo hoàng) vì ông này đã tìm mọi cách để củng cố địa vị và khống chế cả nhà vua lẫn giáo hội. Giám mục Rome và các giám mục Tây phương tỏ vẻ tức giận đã đồng loạt bỏ phòng họp ra về. Mặc dầu có sự rạn nứt giữa hai giáo hội Đông và Tây sau Công đồng Chalcedon năm 541, nhưng cho đến cuối thế kỷ 8, các giaó hoàng được bầu tại Rome đều phải được các thượng phụ (Patriarchs) ở Constantinople phê chuẩn mới có hiệu lực. Năm 988, Nga hoàng Vladimir theo đạo Ki-tô thuộc giáo hội Đông phương và sau đó không bao lâu cả nước Nga thành nước toàn tòng Ki-tô-giáo (Năm 1988, mặc dù là một nước Cộng sản, nước Nga đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 1000 năm theo đạo Ki-tô). Sự theo đạo đồng loạt của nước Nga đã làm cho giáo hội Đông phương và đế quốc Byzantine trở thành hùng mạnh. Năm 1504, giáo hoàng ở Rome đã thêm vào Kinh Tin Kính (Nicene Creed) một đoạn ngắn có liên quan đến Đức Chúa Con, tiếng La-tinh goị là Filioque, để câu kinh trở thành : “Đức Chúa Thánh thần được sinh ra do Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con”. Giáo hội Đông phương cực lực phản đối và cho đó là một sự phỉ báng Chúa Thánh Thần. Theo họ, Chúa Thánh Thần là chồng của bà Maria tức là cha ruột của Jesus. Vậy Chúa Thánh thần không thể được sinh ra từ Đức Chúa Con được. Chẳng lẽ một người cha đã được sinh ra bởi chính đứa con của mình sao ? Sự tranh chấp về giáo lý này đã đưa đến sự đổ vỡ hoàn toàn giữa hai giáo hội Đông , Tây. Kể từ năm 1054, giáo hội Ki-tô Đông phương có tên gọi là Chính Thống giáo (Orthodox Church) và giáo hội Tây phương có tên gọi là Công giáo La mã (Roman Catholic Church). Giáo hội Đông phương từ nhiều thế kỷ qua đã gắn liền với quyền lực của các hoàng đế Byzantine. Đế quốc Byzantine do đại đế Constantine thành lập năm 330, tức 5 năm sau khi đã thống nhất đạo Ki-tô, tồn tại đến năm 1453 thì bị Hồi giáo Thổ-nhĩ-kỳ tiêu diệt. Đế quốc Byzantine bao gồm một lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ rặng núi Caucase (Nga) đến Đại Tây dương, từ Crimea đến núi Sinai (Ai-cập) và từ sông Danube (Tây Âu) đến sa mạc Sahara (Bắc Phi). Các hoàng đế Byzantine đều tự xưng là “Đại diện Chúa Ki-tô” (Vicar of Christ). Hàng năm, vào dịp lễ Giánh Sinh và lễ Phục Sinh, hoàng đế và 12 cận thần mặc quần áo đại lễ đóng vai Chúa Jesus và 12 tông đồ để làm lễ rước từ hoàng cung đến Nhà thờ lớn Haiga Sophia. Nếu không dựa vào quyền lực của đế quốc Byzantine, giáo hội Đông phương khó có thể tách rời khỏi quyền lực của giáo hoàng La mã vì trong thời Trung Cổ, giáo hoàng La mã đã trở thành “Vua của các Vua” tại Tây Âu. (The Byzantine Empire national Geographic, số tháng 12-1983, trang 722-727). Trong suốt thế kỷ 12, giáo hoàng La mã đã nhiều lần huy động quân đội từ các nước Công giáo ở Âu Châu để đánh chiếm nhiều nước tại Trung Đông (Xin đọc bài “Bảy cuộc chiến tranh chống hồi giáo của những đoàn quân chữ Thập” trên mạng lưới Giao điểm). Năm 1201, giáo hoàng La mã uỷ nhiệm cho vua Đức và vua Ý thực hiện cuộc viễn chinh trừng phạt Giáo hội Đông phương. Cuộc chiến tranh kéo dài 3 năm. Ngày 13-4-1204, đoàn quân viễn chinh chữ Thập (Crusaders) tràn ngập thủ đô của giáo hội Đông phương, cũng là thủ đô của đế quốc Byzantine. theo sử gia Anh quốc Sir Steven Runciman thì đây là một “tội ác lớn nhất lịch sử” (the greatest crime in history – National Geogrphic 12-1983, trang 751) vì đoàn quân chữ Thập của giáo hoàng đã đốt sạch, cướp sạch, hãm hiếp và giết chóc bừa bãi. Bọn chúng vơ vét đủ thứ để mang về làm giàu cho các thành phố Âu Châu như Venice, Rome, Turin, Paris ... Đoàn quân chữ Thập cai trị Constantinople và một phần lãnh thổ Byzantine trong 57 năm. Sau đó, hoàng đế Byzantine và giáo hội Đông phương đã khôi phục lại và tồn tại cho đến năm 1453 thì rơi vào tay quân Hồi giáo Thổ-nhĩ-kỳ cho đến ngày nay. Kể từ khi Constantinople bị thất thủ, giáo đô của Chính Thống giáo và cũng là thủ phủ văn hóa của cựu đế quốc Byzantine đã được chuyển về Mạc-tư-khoa, thủ đô của Nga. Trong thế kỷ 14, Nga đã là một nước đông dân tại Âu Châu và toàn tòng Chính Thống giáo. Trên khắp mọi vùng của nước Nga, chổ nào cũng có nhiều tu viện và nhà thờ Chính Thống. Cũng từ thế kỷ 14, các hoàng đế Nga tự xưng là Tsar (Sa Hoàng) do tiếng Nga phiên âm tên gọi hoàng đế Caesar của đế quốc La mã (tiền thân của đế quốc Byzantine). Giáo đô Mạc-tư-khoa của Chính Thống giáo lúc đó đã có 5000 ngôi thánh đường Chính Thống. Thượng phụ của giáo hội Chính Thống Nga trở thành vị lãnh đạo tối cao của Chính Thống giáo trên thế giới. Vatican luôn luôn rình rập để tìm cơ hội tiêu diệt giáo hội Chính Thống Nga. Cơ hội đã đến với họ vào năm 1917, khi đảng cộng sản Bolshevik bắt đầu chuẩn bị thực hiện một cuộc cách mạng. Vatican liền ra tay hào hiệp viện trợ cho đảng cộng sản Nga số tiền khổng lồ 660 triệu đô la (tương đương với hàng trăm tỉ đô la hiện nay) để đảng Cộng sản có thêm phương tiện cần thiết thực hiện cách mạng thành công. Bề ngoài, Vatican luôn luôn tuyên bố kiên quyết chống chủ nghĩa cộng sản vô thần, trong thực tế, Vatican đã tích cực giúp cho đảng cộng sản Bolshevik lên nắm chính quyền ở Nga năm 1917 với âm mưu dùng bàn tay sắt máu của người vô thần để tiêu diệt những người anh em Chính Thống hữu thần ! Nhiều tu sĩ cao cấp lãnh đạo giáo hội Nga chạy thoát ra nước ngoài sau cách mạng Tháng Mười 1917 đã lập nên Tổng hành dinh của Giáo hội Chính Thống Nga hải ngoại, trụ sở đặt tại Nerw York. Trong thế chiến thứ hai, hồng y Stepiac của xứ Croatia là một bang trong Liên bang Nam Tư, đã hợp tác với giáo hoàng Piô XII thông đồng với Hitler để đưa một người Công giáo lên nắm chính quyền thần Đức Quốc Xã. Đó là tên Pavelich và đảng Công giáo Ustashi của y. Sau 4 năm cầm quyền, Pavelich và đảng Ustashi đã giết hại 800.000 người Nam Tư, trong đó chính yếu là 750.000 người gốc Serb (cùng chủng tộc với người Nga) theo đạo Chính Thống. (“Genocide in Satellite Croatia 1941-1942” của cựu linh mục dòng tên Edmond Paris, do cụ Trần văn Kha trích dịch, in trong tác phẩm “John Paul II” trang 337-340). Đạo Chính Thống, tức Ki-tô-giáo Đông phương, trải qua 15 thế kỷ hình thành và phát triển từ Constantinople đến Mạc-tư-khoa đã có quá nhiều kinh nghiệm máu lửa với Công giáo La mã. Chính vì vậy nên người Nga đã nhận thức được sự cần thiết phải có những văn kiện luật pháp của chính quyền can thiệp mạnh mẽ vào những vấn đề tôn giáo. Trong tháng 8-1987, Quốc hội Nga đã biểu quyết một đạo luật về tôn giáo. Theo luật này, tất cả mọi tôn giáo đều được tự do truyền đạo và hành đạo, ngoại trừ Công giáo và Tin lành bị đặt ra ngoài vòng pháp luật và bị cấm hoạt động tại Nga. 2. Từ Công giáo đến Anh giáo: Sự can thiệp mạnh mẽ của chính quyền, bao gồm Hoàng đế và Nghị viện Anh quốc, đã biến đổi Công giáo là một tôn giáo lệ thuộc La mã trở thành “Ki-tô giáo của dân tộc Anh” nên được gọi là Anh giáo (Anglicanism). Bằng đạo luật về chủ quyền tối thượng (The Act of Supremacy) ngày 1-2-1535, Nghị viện Anh quốc xác nhận Hoàng đế Anh đứng đầu Giáo hội Công giáo Anh, có toàn quyền quản trị tài sản của giáo hội Anh và có quyền bổ nhiệm các giám mục. Hoàng đế có quyền ra lệnh giải tán Hội đồng Giám mục do Vatican đã bổ nhiệm trước đó và giải tán tất cả các dòng tu trực thuộc quyền lãnh đạo của La mã. Trường hợp Công giáo Anh quốc tách rời khỏi ách thống trị của Vatican năm 1535 là một thí dụ điển hình về sự can thiệp cần thiết của chính quyền để đưa đến một biến chuyển quan trọng trong giáo hội Công giáo. Người Anh đã sớm nhận ra bản chất đế quốc của Vatican và chính quyền Anh đã đi hàng đầu trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng cách dứt khoát đoạn tuyệt với Vatican. 3. Từ Hiến pháp 1857 đến hiến pháp 1917 của Mexico: Mexico cũng như các quốc gia khác ở Trung và Nam Mỹ châu đều có đại đa số dân theo đạo Công giáo. Dân số mexico hiện nay lên tới trên 100 triệu người. Mặc dù đa số dân là những tín đồ Công giáo ngoan đạo nhưng đã hơn một thế kỷ qua chính quyền Mexico đến nay vẫn tuyệt giao với Vatican. Năm 1857, quốc hội và chính phủ Mexico đã đưa ra một bản hiến pháp mang tính chất cách mạng quyết liệt chống lại Giáo hội Công giáo La mã: - Giải tán tất cả các tu viện nam, nữ. - Các nam tu sĩ bị cấm mặc áo dòng khi xuất hiện ở nơi công cộng. - Tịch thu toàn bộ tài sản của giáo hội Công giáo. Tinh thần bản hiến pháp 1857 của Mexico được nhiều nước Châu Mỹ La tinh noi theo. Năm 1917, Mexico sửa lại hiến pháp nhưng các biện pháp đối với giáo hội Công giáo không thay đổi. Hướng về Tổ quốc Việt Nam, tôi ước mong tới một ngày nào đó Quốc hội và Chính phủ Việt Nam sẽ can đảm nhận trách nhiệm can thiệp vào tiến trình đổi mới Giáo hội Công giáo Việt Nam . Theo thiển ý của tôi, những việc cần thiết nhất để tách rời Giáo hội Công giáo Việt Nam ra khỏi quĩ đạo nô lệ Vatican là: 1. Giải tán Hội đồng Giám mục Việt Nam, vì Hội đồng này do Vatican lập nên và hoàn toàn khống chế để làm công cụ tay sai cho chủ nghĩa đế quốc. 2. Giải tán tất cả các dòng tu (nam và nữ), vì các dòng tu ở Việt Nam chỉ là những nhánh nhỏ của những dòng tu lớn có gốc ở La mã hoặc ở Pháp hay Tây-ban-nha. Các dòng tu này đều có hiến chương được Vatican duyệt y và cho phép hoạt động để phục vụ cho những mục tiêu bành trướng đế quốc của Vatican. 3. Tịch thu toàn bộ bất động sản của Giáo hội Công giáo Việt Nam Ưu tiên tịch thu các nhà thờ đã được xây cất trên các khu đất ăn cướp của nhà Chùa (như nhà thờ La Vang, nhà thờ Đức Bà, nhà thờ Phú Cam ...). Nhà thờ được xây dựng do tiền ăn cướp của bọn cường hào ác bá dựa vào thế lực của đạo và của thực dân Pháp như nhà thờ Huyện Sĩ cũng cần được ưu tiên tịch thu. Tượng Đức Mẹ “Nũ Vương Hòa Bình” là của riêng Công giáo không có tư cách quốc gia để được dựng lên tại Công trường Hòa Bình. Bức tượng này cần phải được dỡ bỏ. Ngay cả cái tên “Công trường Hòa bình” cũng không thích hợp cho một công viên của thành phố vì nó đã được đặt tên theo danh hiệu “Nữ Vương Hòa Bình” (Regina Pacis) của Vatican. 4. Tuyệt đối cấm các tu sĩ không được dạy học hoặc mở trường học. 5. Kiểm duyệt toàn bộ các sách Kinh Nguyện (Prayer Books) và các sách giáo lý (Catechism). Xóa bỏ tất cả các bài kinh, bài giảng nhục mạ dân tộc hoặc các tôn giáo khác. 6. Cấm chỉ những cuộc hành hương có mục tiêu phô trương thanh thế cho Vatican, biểu dương lực lượng của Công giáo Việt Nam để uy hiếp chính quyền hoặc có mục tiêu kích động tâm lý quần chúng tín đồ trên phạm vi lớn. Cuộc hành hương tiêu biểu thuộc loại này chính là cái được gọi là “Lễ hội La Vang” được tổ chức rầm rộ trong năm 1999 với sự tham dự của trên một trăm ngàn tín đồ. Báo chí ngoại quốc đã tường thuật như sau : “Lễ hội La vang là một cuộc biểu dương niềm tin lớn lao nhất tại miền Nam kể từ sau ngày cộng sản xâm chiếm miền Nam” (Công giáo Trên Bờ Vực Thẳm, Charlie Nguyễn, trang 217). Bề ngoài cuộc hành hương La Vang là một lễ hội tôn giáo, song thực chất là một cuộc biểu tình chính trị trá hình. Theo thiển ý của tôi, những cuộc biểu tình trá hình núp dưới chiêu bài tôn giáo cần phải được chấm dứt. 7. Một khi những biện pháp nói trên được thực hiện chắc chắn sẽ nổ ra những đợt phản kháng của những tín đồ cuồng tín. Do đó cần phải có sự đáp ứng hữu hiệu và kịp thời. Ngoài những lực lượng Cảnh sát Dã chiến sẵn có để dẹp các cuộc biểu tình bạo động, chính quyền Việt Nam cần có một hệ thống Tòa Án Đặc biệt chuyên xét xử các vụ vi phạm Luật Tôn giáo. Ít nhất tại mỗi miền (Bắc, Nam, Trung) có một hoặc hai tòa án đặc biệt. Các tòa này cần có tính cách lưu động để xét xử các vụ vi phạm tại chỗ. Thủ tục tố tụng đơn giản nhanh chóng. Các phán quyết của tòa án đặc biệt này đều có tính cách chung thẩm (không tái thẩm, không phá án). Trong trường hợp có án tử hình thì tử tội nên được xử bắn tại pháp trường dã chiến được thiết lập ngay tại địa phương nơi tử tội phạm pháp. Những biện pháp này nhằm mục đích giúp chính quyền kịp thời đối phó với mọi phản ứng bạo động của bọn cuồng tín có thể xảy ra tại bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Việt Nam. Đối với những ai chưa thông suốt những bài học đắt giá về hiểm họa Công giáo có thể không đồng ý với những biện pháp nói trên. Ngược lại, đối với những ai đã từng có những quan tâm đặc biệt về lịch sử sẽ nhận thấy các biện pháp trên là cần thiết để bảo tồn sinh mạng của dân tộc. Trong thế giới Âu Mỹ, Công giáo bị coi là một sản phẩm văn hóa phi nhân và lỗi thời, hiện đang bị xã hội Tây phương tẩy chay và phế thải. Đối với dân tộc Việt Nam, ngoài tính chất lỗi thời lạc hậu, Công giáo còn là một tàn tích nô lệ của thực dân để lại. Cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam chưa trọn vẹn vì chúng ta mới chỉ đánh đuổi bọn giặc ra khỏi bờ cõi nhưng chưa quét sạch những rác rưởi văn hóa mà bọn giặc đã cố tình để lại ở phía sau lưng. Khi nêu lên khẩu hiệu quen thuộc “Đại đoàn kết dân tộc” chúng ta cũng nên thận trọng vì khẩu hiệu này không phải luôn luôn hợp lý trong mọi trường hợp. Chúng ta chỉ có thể “đại đoàn hết” với những phần tử còn có lòng yêu nước, yêu dân tộc mà thôi. Làm sao có thể đại đoàn kết với những người luôn luôn phủ nhận Tổ quốc vì họ luôn rêu rao “Thiên Chúa Trên Hết” nhưng trong thực tế là “Vatican trên hết” ! Họ đã nhiều lần xác định lập trường “Thà mất nước không thà mất Chúa”. Đọc lại lịch sử Việt Nam cận đại chỉ thấy đầy rẫy những thành tích bán nước hại dân của người Công giáo chứ có thấy một thành tích yêu nước nào đâu ? Có thể đi tới kết luận rằng : Bất cứ ai chủ trương nhu hòa hoặc vì nhát sợ mà trở nên thụ động, nêu lên khẩu hiệu đại đoàn kết với những kẻ đầy áo vọng, nếu không muốn nói là điên rồ. Thử hỏi đại đoàn kết với những Lê chiêu Thống, Trần ích Tắc, Trần Lục v.v... để cứu nước chẳng phải là chuyện điên rồ hay sao ? Cuối cùng, xin hãy bỏ ngoài tai mọi đòi hỏi “Tự do tôn giáo” của đủ thứ uỷ ban, Đảng phái, Hội đoàn v.v... vì tất cả chỉ là những hình nộm hữu danh vô thực. Bản thân Công giáo đã là một tên thủ phạm lớn nhất chống mọi thứ tự do và nhân quyền của nhân loại. Vậy, Công giáo còn tư cách gì để đòi hỏi những thứ mà chính nó đã phủ nhận ? Thay vì đòi hỏi này nọ, giáo hội Công giáo Việt Nam hãy cúi đầu đấm ngực xám hối để xin nhân dân Việt Nam tha tội. Vatican đã làm lễ thú tội trước toàn thế giới ngày 12-3-2000, các giáo hội Công giáo Pháp và Đức cũng đã làm lễ thú tội với đồng bào của họ. Biết đến bao giờ mới có lễ xưng thú tội lỗi của giáo hội Công giáo Việt Nam nếu không có một hành động nào đó của chính quyền ? Charlie Nguyễn Giới thiệu của Giao Điểm: Charlie Nguyễn là một bút hiệu đã trở thành thân quen với giới độc giả ở hải ngoại. Trước biến cố tháng 4-1975, ông là sĩ quan cấp Tá, từng giữ chức vụ Thẩm phán Tòa án quân sự Mặt trận vùng 4. Bài viết này cũng là phần kết thúc, bộc lộ một giải pháp về vấn nạn Công giáo – Dân tộc qua nhãn quan của một người Công giáo triệt để giác ngộ dân tộc, cộng hưởng với những suy nghiệm sau mấy chục năm thực chứng và nghiên cứu về Công giáo Rôma, và những gạn lọc kinh nghiệm trong các lãnh vực tòa án và luật pháp ông đã trải qua. ___________________________ Các chương khác trong sách: - Bảy Cuộc Chiến Tranh Chống Hồi Giáo ... - Cuốn Thánh Kinh Ô Nhục Của Đạo Công Giáo - Hỏa Giáo Ba Tư là Tiền Thân ... - JESUS dưới cái nhìn của Do Thái Giáo và Hồi Giáo - Những tước hiệu bịp bợm của Giáo Hoàng - Thiên Chúa Đang Được Động Viên ... - Thập Giá và Lưỡi Gươm của Đại đế Constantine - Truyền Thống Abraham Dưới Ánh Sáng .. - Vai trò của chính quyền (Charlie Nguyễn) - Việt Nam Cần Thưc Hiện Những Biện Pháp Mạnh.. (Charlie Nguyễn) - Đạo Hồi là Đức Tin của Chiến Tranh và Bạo Lực - Đạo Thiên Chúa chỉ là Đạo Thờ Bò Cải Biến - Ảnh Hưởng Thần Học Do Thái Giáo và Kitô Giáo ... Trang Charlie Nguyễn Trang Tôn Giáo |