●   Bản rời    

Thế Nào Là Viết Sử Trung Thực, Khách Quan?

Thế Nào Là Viết Sử Trung Thực, Khách Quan?

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ62.php

17-Apr-2016

LTS: Trong phần Phụ Trang của bài "Ki-tô Giáo hay Thiên Chúa Giáo? (Trần Tiên Long) http://sachhiem.net/TTL/TranTL38.php có thư nhận xét 4 tác giả của trang sachhiem.net do Thaovy Hoang gửi ngày Tuesday, February 05, 2013. Chúng tôi chú ý đoạn phê bình như sau:

"Hai ông Trần Chung Ngọc và Nguyễn Mạnh Quang đã có những công trình tìm tòi những điều nên biết về Cựu Ước và Tân Ước. Cảm ơn 2 ông. Nhưng song song đó, có những bài viết (một ít về tôn giáo) về chính trị thiếu tính khách quan vì 2 ông đã đứng về một bên! Một bên (Cộng: 60 năm từ 1930-1990) và một bên khác (Quốc: cũng xấp xỉ 60 năm từ 1954-2013). Một bên còn có nghĩa là 1 chiều. Dù là bên nào! Chúng tôi muốn nghe những gì khách quan hơn, có nghĩa là không nằm bên nào cả!"

Tiếc rằng đến nay chúng tôi mới chú ý và đọc kỹ thư này (đã đăng từ năm 2013) nhân tác giả Trần Tiên Long vừa phổ biến lại, cho các diễn đàn mấy ngày trước đây (2016). GS Trần Chung Ngọc nay đã ra người thiên cổ. Vậy tòa soạn xin ý kiến của tác giả Nguyễn Mạnh Quang về câu: "2 ông đã đứng về một bên. Một bên còn có nghĩa là 1 chiều."

-- o0o --

Phần trả lời của tác giả Nguyễn Mạnh Quang:

Bài viết này xin gửi đến những quí vị nào có cùng ý nghĩ như bức thư của Thaovy Hoang như trên. Phần trả lời sẽ giải thích Thế nào là viết sử trung thực và khách quan qua hai tiểu mục như sau.

I. Khái quát:

Chúng tôi được học rằng viết sử phải trung thực dựa trên các sự kiện khả tín được thu thập. Sự kiện càng nhiều thì cái nhìn càng trung thực khi sắp xếp chúng thành một bức tranh đầy đủ trong giới hạn giai đoạn lịch sử của đề tài. Viết sử không phải là viết theo phe trong giai đoạn lịch sử. "Không có phe" không phải là "đứng ở chính giữa" để nói tốt hay nói xấu các phe phái cho đồng đều. Làm như thế là "đắc nhân tâm" chứ không phải là viết sử, vì sử không phải là cái cân giữa các phe. " Không theo phe nào" cũng không có nghĩa là "khách quan". Viết sử "khách quan" chỉ đứng ở vị trí "trên các phe" để nói đúng sự kiện, áp dụng chung cho những người viết sử. Hơn nữa, viết sử về đất nước của mình, phải đứng về nhãn quan của tiền đồ đất nước và dân tộc nói chung.

Trong thời cận đại nước Việt Nam vừa mới thoát khỏi chiến tranh và đã trở lại hình hài như xưa, hai miền Nam Bắc đã được thống nhất, bắt buộc một bên phải gánh chịu những thua thiệt, tâm lý chính trị của nhiều người lớn tuổi bị ảnh hưởng bởi những thua thiệt đó, nên nhìn lịch sử theo thiên kiến của mình. Tác giả nào viết hợp với tâm trạng của số người này thì được khen là "hay". Và ai viết thêm một chút xíu về phe bên kia, nhưng không làm tổn thương họ thì được cho là "công bằng", "trung thực".

"Trung thực" đơn giản là nói thật, đúng như sự kiện đã xảy ra, không thêm bớt, không bóp méo để bào chữa cho phe nào cả. Thí dụ nói rằng miền Bắc đánh ngoại xâm là nói thật, chứ không phải vì thiên vị phe miền Bắc. Thí dụ nói VNCH phụ thuộc Mỹ, lãnh lương Mỹ, Mỹ chạy thì VNCH tan rã, là nói khách quan, chứ không phải vì ghét hay chê phe miền Nam.

Thật ra, nếu nói có hai phe, thì đối với miền Bắc, "phe kia" là Mỹ, là nước ngoài, còn VNCH chỉ là công cụ của Mỹ. Đối với miền Nam thì "phe kia" là Cộng Sản Bắc Việt, lại là người trong nước. Do đó, nếu đứng ở vị trí chính giữa là ở đâu? Giữa Mỹ và Việt Nam là đứng ở giữa biển Thái Bình Dương chăng? Nếu "đứng ở giữa," nghĩa là không thấy gì, hoặc thấy nhưng khi viết phải chia đều mỗi bên cái tốt và cái xấu cho bằng nhau. Nhiều tác giả viết theo kiểu phân hai như thế để tránh bị bên thua cuộc ném đá. Viết như thế là huề vốn, thà đừng nên viết.

chống chiến tranh VN

Có cả 100 ngàn người Mỹ biểu tình chống chiến tranh Việt Nam năm 1967 ở Trung Tâm Thương Mại Washington (Viện Bảo Tàng TT Lyndon B. Johnson) Hoa Kỳ. Ảnh thenation.com

Nếu các sử gia ngày trước đều đứng ở giữa trong các cuộc chiến chống ngoại xâm, thì làm sao ta biết ai là anh hùng đất nước, ai theo giặc, ai cõng rắn cắn gà nhà?

Một người muốn viết trung thực, phải tôn trọng các sự kiện, không ngụy tạo hay bóp méo sự thật, hoặc giảng giải quanh co. Yếu tố giúp thêm cho một tác phẩm trung thực là thu thập càng nhiều càng tốt các dữ kiện ở nhiều nguồn đáng tin cậy, và ráp lại cho hữu lý để thành một bức tranh có ý nghĩa cho lịch sử. Trung thực do đó không liên quan gì đến đứng ở vị trí nào.

Có một số tác giả người Mỹ viết nương theo chính sách ngoại giao của Mỹ, hoặc có thể bênh vực phe mà mình từng đi chiến đấu với. Thế mà người Việt ở hải ngoại không ai chê là thiên kiến hay một chiều. Nhưng cũng có nhiều người Mỹ vì tinh thần tôn trọng những dữ kiện thực, nên họ vô tư, không chủ ý bênh vực phe phái. Nhưng đa số các tác phẩm như thế đều có vẻ đứng về góc nhìn của một người dân Việt tranh đấu cho quyền lợi tối thượng của Việt Nam, đó lại là miền Bắc. Không thể nói họ thiên vị được, nhưng người Việt ở hải ngoại không thích nghe chúng tôi dẫn chứng những bài như thế, mà còn cho là thiếu trung thực. Do đó, trong nhiều trường hợp, tùy theo lăng kính của người đọc, cái nhìn của họ đã bị thiên kiến trước rồi.

Trong thời gian dạy trung học và làm nghiên cứu ở Khu Học Chánh Tacoma hơn 20 năm, tôi được học hỏi nhiều ở các sách vở, tài liệu có sẵn, tài liệu giải mật, những nguồn đáng tin cậy ... Từ đó thấy rằng những gì tôi nghĩ trước đó đều là nhỏ bé, phiếm diện, là một chiều, và tôi bắt đầu nhìn theo lăng kính của "tổ quốc và dân tộc". Vì thế đối với tôi, nghĩ đến danh dự, thì phải là danh dự chung cho Tổ Quốc, và nếu còn "hận thù" thì chỉ là "hận thù" những thế lực ngoại xâm gây ra chiến tranh. Còn lại, vấn đề danh dự hay tự ái của các cá nhân thuộc bất cứ phe nào đều không thuộc về lịch sử. Rất nhiều người đem những chuyện tiêu cực của chính quyền thời nay để xóa bỏ công trạng hiển hách và to lớn của những người đi trước. Làm vậy là đem việc của đời nay kết tội đời xưa: tru di tam tộc?

II. Một vài khẳng định cần biết để làm sáng tỏ vấn đề.

Ngay từ lúc khởi sự viết quyển "Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư", chúng tôi đã để ra gần 4 chương nói về sứ mạng, trách nhiệm và khổ nạn của những người viết sử chân chính. Ở đây, xin nhắc lại một vài khẳng định chính yếu về quan điểm hay lập trường viết sử của chúng tôi như sau:

1. Viết sử, chứ không phải viết chính trị.

Viết sử hoàn toàn khác với viết về chính trị. Viết về chính trị thì người ta có hành động hay nói đến việc bênh (ủng hộ) hoặc chống lại  (phản đối) các cá nhân hay thế lực trong các phe đối kháng với nhau. Vì tôi không viết về chính trị, cho nên tôi không bênh và cũng không chống phe nào cả.  Cũng nên biết rằng viết lịch sử chỉ bàn về những sự kiện lịch sử đã xẩy ra trong quá khứ, và những tác nhân lịch sử trong giai đoạn hay thời gian có liên hệ đến những sự kiện lịch sử được nêu lên trong tác phẩm.

Sự kiện (facts) là những gì có thật hay những gì đã thực sự đã xẩy ra. Sự kiện hoàn toàn khác với ý kiến (opinions). 

Sự kiện là một thực thể có thật mà ai cũng có thể kiểm chứng được, nó không đúng và cũng không sai.  Thí dụ như “sự kiện” chiến thắng Điện Biên Phủ của dân tộc Việt Nam vào đầu tháng 5/1954 là một sự kiện hay một sự thật lịch sử không ai có thể phủ nhân hay chối cãi được.  Sự kiện cũng có khi bị cố tình ngụy tạo nhằm mục đích sửa lại lịch sử. Người đọc cần có óc phán đoán, hoặc tìm hiểu xem độ xác tín của sự kiện như thế nào.  Có những sự kiện ngụy tạo được lập đi lập lại nhiều lần trên các phương tiện truyền thông cùng phe nhóm đã làm người đọc không biết sự kiện nào đúng và sự kiện nào sai, do thiếu nhiều thông tin khác để giúp nhận xét sự kiện. Những sự kiện ngụy tạo có thể dễ bị lật tẩy nếu có người chịu khó kiểm chứng thực tế.  

Một vài trường hợp ngụy tạo sự kiện đã bị lật tẩy trong lịch sử cận đại như sau. Chuyện đại úy James Scott, CIA Mỹ quăng lựu đạn vào đám Phật tử biểu tình trước Đài Phát Thanh Huế đêm 8 tháng 5 1963 là sản phẩm của trí tưởng tượng rất phong phú của Cao Thế Dung (xin đọc LÀM THẾ NÀO ĐỂ DỰNG ĐỨNG MỘT NHÂN VẬT LỊCH SỬ?) nhằm chạy tội cho chính quyền Ngô Đình Diệm. Bài “Tìm Hiểu Hư Thực “Saigon et moi” do Vũ Hải Hồ Dịch Thuật” (xin đọc http://sachhiem.net/LICHSU/N/Nguyentranviet.php), chứng minh quyển sách “Saigon et Moi” bị lật tẩy là một sự kiện ngụy tạo để sỉ nhục Tổng Thống Dương Văn Minh về những ngày cuối cùng của VNCH.

Ý kiến (opinions) là cảm tưởng, cái nhìn hay quan niệm của một người về một vấn đề gì, ý kiến có thể đúng hay có thể sai, có thể chủ quan và cũng có thể khách quan, liên hệ đến cảm tính cá nhân. Mấy năm gần đây đã có người tuyên bố tỉnh queo “cám ơn thực dân Pháp.” Đó là vì họ được ưu đãi trong thời kỳ Pháp thuộc, họ bất kể tự ái dân tộc, danh dự và chủ quyền đất nước. Đó là ý kiến chứ không phải sự kiện. 

Thế nhưng, đối với lịch sử dân tộc Việt Nam thì chiến thắng ĐBP này là niềm vui  vô cùng lớn lao và là niễm hành diện của dân tộc. Khi có tin loan truyền rằng quân dân ta sắp sửa đại thắng tại Điện Biên Phủ, thì tất cả mọi người Việt Nam theo tam giáo cổ truyền, dù là ở trong vùng do Liên Minh Xâm Lược Pháp - Vatican kiểm sóat, và ngay cả những người vì sinh kế mà phải làm việc cho chính quyền Pháp hay chính quyền bù nhìn Bảo Đại, cũng đều cảm thấy hân hoan sung sướng. Lý do: Chiến thắng lịch sử này cũng là chiến công rửa sạch mối nhục vong quốc của dân tộc Việt Nam. Điển hình cho sự kiện này là Đại-tá Phạm Văn Sơn, Trường Ban Quân Sử, Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu đã viết trong cuốn Việt Sử Toàn Thư như sau:

Sau hai Hòa Ước 1862, 1884, nước nhà bị Pháp thuộc luôn 80 năm ròng. Cha con tủi nhục, vợ chồng lầm than, cái thảm họa vong nô lần này hết sức não nề. Rồi cũng luôn 80 năm ấy toàn dân lại vùng lên tranh đấu. Máu đào xương trắng tràn ngập Bắc Nam. Mười năm qua (1944-1954) lợi dụng được cuộc Hoàn Cầu Đại Chiến (Đệ Nhị Thế Chiến), Việt Nam cùng thực dân Pháp đánh một canh bạc cuối cùng, liều như một mất một còn. Kết cục con cháu Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Huệ đã rửa được cái nhục mất nước.” Phạm Văn Sơn, Việt Sử Tòan Thư (Glendale, CA: Đại Nam, 1980?), tr. 721.

Trong khi đó thì quân thù xâm lược Pháp, Vatican cũng như  nhóm thiểu số con chiên người Việt và bọn phong kiến phản động lại coi chiến thắng này là một niềm vô cùng đau buồn và hết sức tủi nhục.

Tương tự như vây, ngày 30/4/1975 là một sự kiện đất nước Việt Nam được thống nhất. Đối với đại khối dân tộc thì ngày này là niềm vui vô cùng vĩ đại và là niềm hãnh diện của dân tộc Việt Nam đối với thế giới. Thế nhưng, đối với Giáo Hội La Mã, nhóm thiểu số con chiên Ki-tô người Việt, và bọn người chống Cộng cực đoan, thì không những là ngày buồn thảm trong giai đoạn tất yếu của lịch sử sau 20 năm dài chiến tranh, mà họ còn muốn truyền đời sự thù hận mãi mãi. Vì thế, dù đã hơn 40 năm, họ cứ vẫn gọi là  “ngày quốc hận.” Chứng tỏ những người này chưa hề biết "quốc nhục" trong suốt thời gian nước ta nằm dưới sự cai trị của các ngoại cường.

Sự kiện và ý kiến khác nhau là như vậy!

Trở lại việc viết sử của chúng tôi. Như trình bày ở trên, chúng tôi chỉ thâu góp lại những sự kiện lịch sử  rồi sắp xếp thành những câu chuyện lịch sử mà thôi. Nhà sử học Ruth Pelz  đã nói rõ:  .

"Người viết sử phải đọc nhiều sách sử, báo chí cùng các tài liệu lịch sử khác cũng như phải  tìm hiểu nhiều hình ảnh và các dụng cụ hay đồ vật khác. Tất cả những tài liệu này giống  như những mảnh vụn dùng làm dữ kiện cho việc tìm ra những lời giải đáp cho một ô đố  chữ. Người viết sử phải thâu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt để rồi cố gắng sắp xếp những dữ kiện đó thành một câu chuyện về lịch sử của mình."  Ruth Pelz,. Our Region: The Pacific Northwest (Salt Lake City, Utah: Peregrine Smith Inc., 1987), p 128. [Nguyên văn: “People who write about history study all these things. They read books, letters, newspapers, magazines, and other written things. They look at photographs and paintings, and they study old objects. All of these things are like pieces of a puzzle. History writers gather as much information as they can find. Then they try to fit all these pieces toghether into a story."]

Các quy luật viết sử mà chúng tôi tuân theo cũng được nhà viết sử Nguyên Vũ phác họa như sau:

“Nhiệm vụ chính của người học sử là gì hơn tái tạo dĩ vãng càng gần với sự thực càng quí!  Người học sử chân chính chẳng khác gì vị thẩm phán lương thiện, chí công, vô tư. Sử gia  không thể gạt bỏ những chứng cớ hiển nhiên hầu che đậy việc làm sai lầm của các tác  nhân. Điểm khác biệt là vị thẩm phán chỉ xét xử những hành vi sai lầm và phạm pháp của  người đương thời dựa trên những luật lệ hiện có; người học sử đi tìm những sự thực trong dĩ vãng. Người học sử cũng không có được những tiện nghi như máy dò sự thực, những cuộc đối chất có tuyên thệ (confrontation và cross-examination), và cũng chẳng được ủy thác để xét xử các tác nhân. Việc duy nhất có thể làm là tái tạo sự thực gần nhất về dĩ vãng, dưới sự dìu dắt của lương tâm nghề nghiệp. Phần xét chung cuộc là hậu thế”  (1) Nguyên Vũ, Paris Xuân 96 (Houston, TX: Văn Hóa, 1996), tr. 222-223..

  Trong cuốn Hơn Nửa Đời Hư, trong phần Thay Lời Tựa, cụ Vương Hồng Sển viết:

Duy những nét tốt, đức lành cũng như những tật xấu, thói nhơ, tiếng thơm, tiếng lành, tôi cố giữ y như đã nghe - thấy - và - được - biết, và xin chép lại đúng sự thật gọi là ghi dấu một thời buổi đã qua để làm gương cho hậu thế. Xin đừng lầm tưởng tôi có ý bêu riếu hoặc thừa dịp nói xấu một người nào. Tôi xin thưa chỉ muốn tôn trọng sự thật, và hoàn toàn không có ác ý. Xin độc giả đừng tìm hiểu xa hơn những gì tôi muốn nói và đã viết.” Vương Hồng Sển, Hơn Nửa Đời Hư (Wesminster, Ca: Văn Nghệ, 1995), tr.13.

Do đó, thiển nghĩ rằng, đã dành cả cuộc đời vào việc học sử, dạy sử, tìm hiểu lịch sử và cuối cùng khi về hưu lại quyết tâm đem hết quãng đời còn lại dành cho nghề viết sử thì tôi  phải cố gắng tối đa, noi gương các bậc tiền bối mà loại bỏ hết cảm tình riêng tư với bất kỳ nhân vật lịch sử nào để cho các tác phẩm có giá trị đối với người đời và hậu thế:

Thân đã hiến cho nghề viết sử, thì đành phải bỏ cảm tình riêng.

Tuy nhiên, thánh nhân cò có khi lầm, và học giả Nguyễn Hiến Lê cũng viết:

Chép sử thì không ai có thể hoàn toàn khách quan được, chỉ có thể thành thực được thôi. Chỉ ghi lại những việc xẩy ra, không tìm hiểu nguyên nhân, không khen không chê, thì theo tôi, không phải là viết sử. Có những giá trị tinh thần mà chúng ta phải tôn trọng, phải bênh vực; trái lại thì phải chê. Có như vậy mới là thành thực với người đọc và với chính mình.” Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa, 1997), trang bìa sau

Chúng tôi cũng mong rằng, khi đọc sách sử, quý vị hãy dùng lý trí mà nhân xét, chớ đửng để cảm tính lôi cuốn để rồi hiểu sai lệch ý nghĩa trong  tác phẩm của chúng tôi. Nếu có gì quý vị cho là “sai hay không đúng”, xin quý vị cứ thẳng thắn  lên tiếng nói rõ “sai hay không đúng” ở điểm nào để chúng tôi điều nghiên và nếu sai, xin cho biết thế nào mới là đúng, chúng tôi sẽ sửa chữa.

2. Giới hạn về thời điểm của đề tài

Cái mốc (hay giới hạn thời điểm) của các đề tài trong các tác phẩm của chúng tôi nói về những biến cố lịch sử được giới hạn (dừng lại)  vào ngày 30/4/1975. Đó là ngày được coi như là sứ mạng của dân tộc Việt Nam đã hoàn thành trong đại cuộc đánh đuổi các thế lực Xâm Lược Âu Mỹ cấu kết với Giáo Hội La Mã. Đó là ngày đem lại thống nhất, đòi lại miền Nam cho tổ quốc, đòi lại được chủ quyền độc lập cho cả  dân tộc nói chung. Những vấn đề nội trị từ ngày 30/4/1975 trở về sau của chính quyền là một đề tài khác, không liên quan đến các đề tài chúng tôi nghiên cứu.

3. Lập trường viết sử

Quan niệm viết sử của chúng tôi là đứng trên lập trường dân tộc. Có nghĩa là phải đặt quyền lợi tối thượng của dân tộc lên trên hết, “tổ quốc trên hết”, “việc nước trước việc nhà”, v.v… Lập trường này hoàn toàn trái ngược với lập trường của con chiên Ca-tô người Việt: "triệt để tuân thủ và tuân hành những lời phán dạy của các đấng bề trên trong Giáo Hội La Mã. Phương châm hành động của họ là, “Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa”. Thời Tổng Thống Ca-tô Diệm mà họ còn xem “Nhất Chúa, nhì cha, thứ ba Ngô Tổng Thống” , thế thì nếu người của chính quyền không thuộc về họ, họ xem ra gì đâu, hơn nữa còn xem là thù địch. Vì lẽ đó, khi thế lực của họ bị mất, họ chỉ còn căm thù, kéo dài thù hận, và tìm mọi cách để khôi phục lại địa vị cho thế lực của mình. Cứ quan sát các hoạt động của họ, từ quốc ngoại đến quốc nội, trong 40 năm qua, ta sẽ hiểu vì sao nước ta có lắm vấn đề.

4. Xác định thế nào và đối tượng nào là "phe địch"

Từ lập trường dân tộc, xem tổ quốc trên hết, khi viết về giai đoạn sử cận đại, chúng tôi coi Vatican và Pháp là hai thế lực ngoại thù của dân tộc Việt Nam. Hai thế lực này đã liên kết với nhau (gọi là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican) đánh chiếm và thống trị Việt Nam trong những năm 1858-1945, rồi lại đem quân sang tái chiếm đất nước chúng tôi và gây ra cuộc chiến vô cùng thảm khốc trong nhưng năm 1945-1954. Vì thế mà chúng tôi cho rằng:

Dân tộc Việt Nam có quyền phát động chiến tranh để đánh đuổi liên minh giặc này hầu thu hồi lại nền độc lập cho dân tộc. Cá nhân và thế lực người bản địa nào cấu kết hay tiếp tay cho liên minh giặc này đương nhiên là phải bị coi là những quân Việt gian phản quốc.

Lịch sử cho thấy rõ nhóm thiếu số con chiên Ki-tô đã muối mặt đi theo Vatican, Pháp và Mỹ làm tay sai  và tiếp tay cho các thế lực ngoại xâm này chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày 30/4/1975. Như vậy thì chúng ta phải gọi nhóm thiểu số này là gì ?

Cũng nên biết từ giữa năm 1948, nhóm thiểu số bọn con chiên Ca-tô người Việt và bọn phong kiến phản động đã muối mặt làm tay sai bán nước cho Vatican và các đế quốc xâm lược Âu Mỹ được quan thày của chúng khoác cho các danh hiệu hay chiêu bài là ”Người Việt Quốc Gia chiến đấu cho chính nghĩa quốc gia và tự do dân chủ” với dã tâm làm cho người đời và hậu thế hiểu lầm rằng nhóm thiểu số  con chiên Ca-tô và bọn phong kiến phản động  này không phải là bọn Việt gian phản quốc mà là những người Việt theo chủ nghĩa quốc gia chống lại phong trào Cộng Sản.

Thế nhưng bàn tay không che được mặt trời. Ngoại trừ một thiểu số Việt gian này, toàn thể nhân dân Việt Nam vẫn kiên trì  đứng về phía chính nghĩa dân tộc của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh để cùng họ chiến đấu cho đến khi các thế lực xâm lăng này bị tống xuất ra khỏi đất nước vào ngày 30/4/1975, thì ngày đó được coi như là nhiệm vụ lịch sử của dân tộc ta mới được hoàn thành.

 Cả Pháp và Mỹ đã cuốn gói ra đi, nhưng Giáo Hội La Mã luôn bám chặt vào thân xác Việt Nam như loài đỉa đói. Vì thế mà “cái giáo hội khốn nạn” này (Học giả Henri Guillemin gọi như vậy) mới có những hành động liên tục xúi giục (vừa ngấm ngầm vừa công khai) bọn con chiên người Việt hải ngoại cũng như ở trong nước tiếp tục đánh phá chính quyền và nhân dân ta bằng trăm phương ngàn kế, giống như hồi cuối thế kỷ 19. Xin đọc Chương  24 có nhan  đề là “Triều Đình Huế Không Chống Đỡ Nổi Sách Lược Nội Công Ngoại Kích Của Giáo Hội La Mã" (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH24.php), tập sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã. Những bằng chứng giáo triều Vatican xúi giục là:

- Ngày 19/6/1988, giáo triều Vatican cho phong thánh 117 tên tội đồ đã phạm tội chống lại  dân tộc và tổ quốc Việt Nam ta. Tất cả những tên tội đồ khốn nạn này đều là người của giáo triều Vatican và bọn  con chiên Ca-tô cuồng tín bản địa. Những tên tội đồ nào đã phạm tội ác chống lại tổ quốc và dân tộc Việt Nam các thế kỷ 18 và 19 cho nên mới bị các chính quyền Việt Nam bắt giữ và xử tử.

- Trong chuyến đi Hoa Kỳ, tên Hồng Y Nguyễn Văn Thuận tuyên bố với cộng đồng con chiên người Việt ở Orange County, California vào ngày 15/3/2001 như sau:

Vatican không nói, mà làm. Làm ra sao thì cứ nhớ lại biến cố Đông Âu thì rõ.” Vi Anh. “Vatican Làm, Không Nói.” Việt Báo Miền Nam số 305, Thứ Bẩy 14/7/2001: A1.

Ai cũng hiểu rằng khi đưa ra lời tuyên bố như vậy, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận muốn nhắn nhủ với giáo dân rằng:

Yên trí đi, tuy rằng không tuyên bố ồn ào hay công khai, nhưng Vatican đã và đang hành động tiến chiếm Việt Nam giống như Vatican đã làm ở Đông Âu và Việt Nam trước đây.”

Hậu quả của những hành động xúi giục trên của giáo triều Vatican là tập thể con chiên người Việt ở hải ngoại cũng như ở trong nước hè nhau gây nên những cuộc bạo loạn dưới đây:

Thứ 1: Linh-mục Nguyễn Quang Minh (quản nhiệm nhà thờ Vinh Sơn), Linh-mục Nguyễn Hữu Nghi (quản nhiệm nhà thờ An Lạc), cùng với các con chiên Nguyễn Việt Hưng, Nguyễn Xuân Hùng (cựu sĩ quan quân đội miền Nam (1954-1975) chủ mưu. Vụ nổi loạn ở nhà thờ Vinh Sơn (Sàigòn) xẩy ra vào năm 1976.

Thứ 2: Linh-mục Nguyễn Văn Lý nổi loạn ở giáo xứ Nguyệt Biều (Huế). Trong phiên tòa xử ông ta vào ngày 30/3/2007, ông Lý tỏ ra xấc xược, ngược ngạo và thiếu văn hóa trước vành móng ngựa.

Thứ 3: Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục con chiên nổi loạn đánh phá tòa nhà công quyền tại số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội trong thời gian từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 với chiêu bài đòi chiếm lại khu đất này cho thế lực ngoai thù là Vatican.

Thứ 4: Viên tổng giám mục này cùng với các Linh-mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Hữu Vinh xúi giục một số giáo dân cuồng tín gây bạo loạn phá tường tràn vào chiếm đóng Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng (Phường Đống Đa, Hà Nội) từ ngày 18/8/2008 cho đến ngày 22/9/2008.

Thứ 5: Các linh mục Dòng Cứu Thế dùng lời lẽ ngang ngược (coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam) trong lá thư phúc đáp gửi ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đề ngày 19/12/2008:

“Chúng tôi thấy rằng xét theo Giáo Luật của Hội Thánh Công Giáo, Hiến Pháp và Quy Luật của Dòng Chúa Cứu Thế, đồng thời cũng xét về phương diện mục vụ, các linh mục….không vi phạm điều gì để phải bị “phê phán và giáo dục” và bị “điều chuyển khỏi địa phận thành phố Hà Nội”. (24) Trần Chung Ngọc, Tản Mạn Quanh Vài Chuyện Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992”. Nguồn:http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts066.php.

Thứ 6: Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn (chủ tịch Hồi Đồng Giám Mục Việt Nam) sử dụng những lời lẽ ngang ngược, coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam khi viết văn thư số 10/GHVN đề ngày 25/9/2008 để trả lời bản văn thư số 1437/UBND-NC ngày 23/9/2008 của ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.

http://sachhiem.net/TONGIAO/IMG/ANBANG/TranhchapAnBang1.jpg

An Bằng: giáo dân chiếm đất cầu nguyện trái phép http://sachhiem.net/XAHOI/xhL/LeMinhTuu.php

Thứ 7: Giáo dân ở xã An Bằng, Huế, lấn đất, lập bàn thờ cầu nguyện trái phép ở nhiều nơi ngoài khuôn viên Nhà Thờ, kéo dài từ đầu năm 2008 cho đến tháng 1/2009 vẫn còn.

Thứ 8: Ngày Chủ Nhật 18/5/2014, một cuộc biểu tình của “hàng ngàn người dân không kể lương giáo thuộc vùng Xã Đoài, bao gồm các xã Nghi Diên, Nghi Hoa, Hưng Trung... đã tuần hành trên các tuyến đường dẫn về nhà thờ Chính tòa Xã Đoài để phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc.” Nhà thờ chính tòa Xã Đoài thuộc giáo phận Nghệ An, dưới quyền cai quản của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp. Điểm đặc biệt của cuộc biểu tình này là Ban Tổ Chức trương lên hàng trăm lá "cờ lạ” nửa trắng nửa vàng (cờ quốc gia Vatican), chứ tuyệt nhiên không có một lá quốc kỳ Việt Nam nào cả.

Điều này chứng tỏ ban tổ chức đã lợi dụng đất nước đang bị cái họa  cường lân từ phương Bắc đang lấn lướt và đe doạ đến sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc để công khai lộ ra bộ mặt thật “phản quốc truyền tử lưu tôn của họ” mà không còn e dè gì nữa. Đúng là “cháy nhà mới lòi ra mặt chuột” Chuyện biểu tình quái đản này được tác giả Nicolas Trần trình bày đầy đủ trong bài viết có nhan đề là “Cờ Bay! Cờ Bay” (Một Lá Cờ Vô Tổ Quốc, Một Lá Cờ Đã Chết, Và Một Lời Nói Dối Trắng Trợn) đề ngày 20/5/2014. (http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuN/Namgiao.php).

Thứ 9: Tại Mỹ Yên (Nghệ An): Sáng ngày 3/9/2013, trăm giáo dân đã kéo lên bao vây trụ sở UBND xã Nghi Phương (Nghi Lộc) gây sức ép với chính quyền đòi thả các đối tượng gây rối, hủy hoại tài sản công dân đã bị bắt từ ngày 22.5.2013. Nhóm người này còn có hành vi gây rối trật tự công cộng và giam giữ trái phép cán bộ huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương.

Thứ 10: Khối 8406 được cho ra đời vào ngày 8/4/2006 là do một nhóm tu sĩ và tín đồ Ca-tô thành lập với chủ tâm đánh phá chính quyền và dân tộc ta. Sách lược của họ là “mượn chiêu bài dân chủ” để làm cho đất nước bất ổn, dọn đường cho mưu đồ cướp chính quyền để phục hồi quyền lực và quyền lợi của Vatican. Nhìn vào các thành phần sáng lập viên cái đảng con chiên này dưới đây chúng ta sẽ thấy cái mưu đồ bất chính của Vatican hiện nay ở Việt Nam.

1).- Linh-mục F.X Lê Văn Cao,Thừa Thiên - Huế,

2).- Linh-mục Giuse Hoàng Cẩn, Thừa Thiên - Huế

3).- Linh-mục G. Nguyễn Văn Chánh, Thừa Thiên - Huế,

4).- Linh-mục Nguyễn Hữu Giải, Thừa Thiên – Huế,

5).- Linh-mục Nguyễn Đức Hiếu, Bắc Ninh,

6).- Linh-mục Gk Nguyễn Văn Hùng, Thừa Thiên – Huế,

7).- Linh-mục G..B. Nguyễn Cao Lộc, Thừa Thiên - Huế,

8).- Linh mục Phêrô Phan Văn Lợi, Bắc Ninh,

9).- Linh-muc Tađêô Nguyễn Văn Lý, Thừa Thiên - Huế,

10).- Linh-mục G.B. Lê Văn Nghỉêm, Thừa Thiên - Huế,

11).- Linh-mục Đa Minh Phan Phước,Thừa Thiên - Huế),

12).- Linh-mục Giuse Cái Hồng Phượng, Thừa Thiên - Huế,

13).- Linh-mục Augustinô Hồ Văn Quý, Thừa Thiên - Huế,

14).- Linh-muc Giuse Trần Văn Quý, Bùi Chu,

15).- Linh-muc Phaolồ Ngô Thanh Sơn,Thừa Thiên - Huế,

16).- Linh-mục Têphanô Chân Tín (Sàigòn),

17).- Mục-sư HTTL Ngô Hoài Nở, Sàigòn,

18).- Mục-sư HTTL Nguyễn Hồng Quang, Sàigòn,

19).- Mục-sư HTTL Phạm Ngọc Thạch, Sàigòn,

20).- Cừu non Luật-sư Nguyễn Văn Đài, Hà Nội,

21).- Cừu non Lê Thị Công Nhân, sinh tại Gò Công, trú quan tại Hà Nôi. Danh sách 118 Chiến Sĩ Hòa Bình ghi danh đầu tiên của Khối 8406.(2)

Một xứ đạo với trên dưới một ngàn tín đồ hay nhiều hơn có khi tới hơn 10 ngàn tín đồ như xứ đạo Dốc Mơ (Long Khánh) trong những năm 1960-1975 mà chỉ có một linh mục chánh xứ một hay hai linh-muc phó xứ. Ấy thế mà trong số 118 thành viên đầu tiên của Khối 8406 có tới 16 linh mục và 3 mục sư. Điều này cho chúng ta thấy rõ vai trò hay bàn tay đạo diễn của Giáo Hội La Mã hay đạo Thiên Chúa La Mã ở trong tổ chức chính trị này. Theo Linh-mục Trịnh Văn Phát (Chú Thích số 2), thì linh mục chỉ được làm những gì Giáo Hội La Mã chỉ định hay cho phép mà thôi.

Thứ 11: Rất nhiều vụ nổi loạn khác như vụ Nhà Thờ Tam Tòa, Hà Tĩnh (từ ngày 22/7/2009 kéo dài trong nhiều ngày), (5) Vụ Loan Lý, thuộc giáo phận Huế (14/9/2009 kéo dài trong nhiều ngày), (6) Vụ Đồng Chiêm, thuộc giáo phận Hà Nôi (từ ngày 6/1/2010 kéo dài trong nhiều ngày), (7) vụ Cồn Dầu , Đà Nẵng (xẩy ra từ đầu tháng 5/5/2010). Tất cả đều do các tu sĩ và con chiên chủ mưu và khởi động. Có thể chúng tôi không biết hết được trong toàn quốc là có bao nhiêu chuyện cầu nguyện cắm dùi chiếm đất như thế.

Vì thế mà chúng tôi cho rằng Giáo Hội La Mã hay  Ki-tô Roma Giáo là kẻ thù thâm hiểm nhất, điộc ác nhất, tham tàn nhất, lâu năm nhất đối với dân tộc Việt Nam và cũng là đại thảm họa cho nhân loại. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày khá  rõ ràng và tương đối đầy đủ trong bộ sách Lịch Sử Và Hồ Sở Tôi Ác của Giáo Hội La Mã. Hơn một nửa bộ sánh này đã được phổ biến trên trang nhà sachhiem.net và sẽ lần lần phổn biết đến trang chót của bộ sách này.

Cũng nên biết rằng, theo tinh thần các sắc chỉ được ban hành trong thế kỷ 15 trong đó đáng kể nhất là Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 18/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), Giáo Hội La Mã đa kiên trì vân  động Pháp cấu kết với Vatican và  xuất quân đánh chiếm Việt Nam làm thuộc địa. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày rõ ràng trong  (A) các Chương (21),  22, và 23 , sách Lịch Sử Và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã, và (B) các Chương 4 (Chương 4 và Chương 5, tập sách Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam, Nguyễn Mạnh Quang, sachhiem.net” mọi người thấy rõ Giáo Hội La Mã đã can thiệp vào nội tình Việt Nam từ cuối thế kỳ 17 một cách vô cùng thô bạo. Ấy thế mà hầu hết người dân Việt Nam  trong đó có cả một số các tác giả viết sử người Việt ở hải ngoại (từ sau năm 1975) lại không biết sự thực lịch sử này. Vì thế mà trong các tác phẩm nói về lịch sử Việt Nam thời cận và hiện đại, họ không hề đả động gì đến vai trò và bàn tay thô bạo của Giáo Hội La Mã can thiệp vào nội tình Việt Nam từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay. Đó là các tác phẩm của các tác giả dưới đây:

1.-/ Nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn,

2.-/ Cựu Luật-sư Nguyễn Văn Chức,

3.-/ Cựu thẩm phán Nguyễn Cần có bút hiệu là Lữ Giang và Tú Gàn,

4.-/ Tiến-sĩ Lê Xuân Khoa, 

5.-/ Giáo-sư Tiến-sĩ Sử Học Hoàng Ngọc Thành,

6.-/ Giáo-sư Sử Học Phạm Cao Dương,

7.-/ Ông thày dạy sử Trần Gia Phụng,

8.-/ Tiến-sĩ Hóa Học Mai Thanh Truyết,

9.-/ Kỹ-sư Nguyễn Gia Kiểng,

10.-/ Tiến-sĩ Luật Lưu Nguyễn Đạt,

11.-/ nhà trí thức Mai Quế Lâm,

12.-/ Tiến-sĩ Tôn Thất Thiện,

12.-/ Tiến-sĩ Nguyễn Học Tập,

13.-/ Giáo-sư Phan Thanh Hoài, 

14.-/ Giáo-sư Lê Hữu Mục

15.-/ Tiến-sĩ (dởm) Cao Thế Dung,

16.-/ Nguyễn Hy Vọng,

17.-/ Nhà văn tự phong Chu Tất Tiến,

18.-/ Luật sư dởm Trương Phú Thứ,

19.-/ Giám-mục Ngô Quang Kiệt,

20.-/ Hàn Giang Trần Lê Tuyên (người đã sửa lời nói “Tôi chết thì trả thù cho tôi” của tên bạo chúa phản thân tam đại Việt gian Ngô Đình Diệm) thành cụm từ “Tôi

Vì không biết những sự kiện lịch sử tối ư quan trọng này, hoặc cố tình tránh né, cho nên họ mới cho rằng  cuộc chiến 1945-1954 và  cuộc chiến 1954-1975 ở Việt Nam chỉ là các cuộc chiến ủy nhiệm, hay nội chiến. Thực tế, bản chất của hai cuộc chiến này chỉ là sự nối tiếp các cuộc kháng chiến của các thế hệ tiền nhân (đã khởi phát từ cuối thập niên 1850 ngay khi Liên Minh Xâm Lược Pháp Tây Ban Nha – Vatican khởi công tấn vào Đà Nẵng vào năm 1858) để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc và đòi lại miền Nam cho tổ quốc, đem lại thống nhất cho đất nước.

Hành động viết sử thiếu lương thiện hay thiếu trung thực như trên cũng là ý đồ làm giảm thiểu đại công nghiệp của Đảng Cộng Sản Việt Nam và Mặt Trận Việt Minh đã giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Bằng chứng là họ tung ra một vài quái chiêu như:

- Tôn vinh lên đến tận mây xanh chính quyền bù nhìn Bảo Đại (làm tay sai cho người Nhật với ông Trần Trong Kim làm thủ tướng trong thời gian từ ngày 17/4/1945 đến ngày 6/8/1945) mà không biết hay biết mà cố tình làm như không biết rằng Bảo Đại là một tên ăn chơi đàng điếm mà sử gia Joseph Buttinger  gọi là thằng “playboy”, đã thông dâm với người vợ của ông bác sĩ người Pháp ở Đà Lạt, và đã mấy lần làm Việt gian bán nước cho người ngoại bang. Vấn đề này đã được tôi trình bày rất rõ ràng trong bài viết có nhan đề là “Việt Nam Có Độc Lập Tự Do Từ Chính Quyền Trần Trọng Kim Hay Không? (http://sachhiem.net/NMQ/PCD/NMQ053.php).

- Đưa ra luận điệu “Không Cần Phải Phát Động Chiến Tranh, Pháp Cũng Phải Trao Trả Độc Lập Cho Việt Nam”. Đây là luận điệu vong ân bội nghĩa đối với hàng triệu các nhà ái quốc của hàng chục lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân từ cuối thập niên 1850  cho đến  ngày 30/4/1975. Các tổ chức nghĩa quân kháng chiến của các nhà ái quốc và các chính đảng cách Mạng trong gần một thế kỷ từ cuối thâp nhiên 1850 cho đến năm 1945 và hàng triệu nam nữ thanh niên, tráng niên cũng như các cụ gỉà trên 60 tuổi đã lăn xả vào cuộc chiến 1945-1954 đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican để  đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, và cuộc chiến 1954-1975 đánh đuổi Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican để đòi lại miền Nam đem lại thống nhất cho đất nước.  Để vạch rõ ý đồ này, cá nhân tôi đã biên soạn bài viết “Về Luận Điệu: Không Cần  Phải Phát Động Chiến Tranh, Pháp Cũng Phải Trao Trả Độc Lập Cho Việt Nam”. Bài phản biện này nằm trong Chương 10, sách Người Việt Nam Và Đạo Giê Su: (http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ15.php)

- Đổ lỗi cho Đại Tướng Võ Nguyên Giáp và chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa dưới quyền lãnh đạo của Cụ Hồ Chí Minh đã chủ động gây ra cuộc chiến 1946-1954 và quy trách nhiệm cho Đại Tướng Võ Nguyên Giám về con số mấy triệu người chết trong cuộc chiến này và cuộc  chiến 1954-1975 diễn ra ở miền Nam Việt Nam. Để phản biện luận điệu ngược ngạo này, tôi cũng đã biên soạn bài viết có nhan đề là “Đánh Lận Danh Nhân” (http://sachhiem.net/NMQ/PCD/NMQ038.php) và Chương 46 có tựa đề là “Liên Quân Pháp – Vatican gây hấn ở Bắc Bộ Và Chiến Tranh Bùng Nổ Trên Toàn Quốc” (http://sachhiem.net/NMQ/HOSOTOIAC/CH46.php), sách Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác Của Giáo Hội La Mã.

Các tác giả viết sử mà chúng tôi đã nêu đích danh trên đây  và rất nhiều tác giả khác, đặc biệt là các tác giả  vốn là con chiên Ki-tô hay mang căn bệnh chống Cộng cực đoan cũng đều viết sử như thế cả!

Như vậy, xin hỏi những người nào viết sử trung thực và những người nào viết sử lươn lẹo hay một chiều? Kính xin quý vị thức giả ở trong nước cũng như ở hải ngoại lên tiếng để rộng đường dư luận!

Mong lắm thay!

Ngày 18/4/2015

Nguyễn Mạnh Quang

_______________________

(1) Nguyên Vũ, Paris Xuân 96 (Houston, TX: Văn Hóa, 1996), tr. 222-223.

(2) Nguồn: Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam 2006. Web: http://khoi8406vn.blogspot.com/ Email: vanphong8406@gmail.comhttp://cacvankiencoban.blogspot.com/