Linh Mục Đểu JB Nguyễn Minh Phương

Đả kích Khổng giáo, Phật giáo, nâng cao Đức Tin của mình

Nguyễn Trọng Nghĩa

Nguồn: http://giaidocthongtindongthap.blogspot.com/2016/07/linh-muc-eu-jb-nguyen-minh-phuong-dcct_24.html

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgN/NgTnghia_lmNgMPhuong.php

25-Jul-2016

LTS: Nguyên tựa của tác giả là: Linh Mục Đểu JB Nguyễn Minh Phương DCCT hay Linh Mục Của LUXIPHE. Người theo Ca-tô Rô-ma giáo tin rằng Luxiphe là tên của một con quỉ, nghĩa là nghịch với thiên thần. Họ thường dùng để mắng những người xấu ác đối với họ. (SH)

Chúa Giê - Su từng dạy: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít..." và Người cũng đắn đo khi mô tả thợ gặt cũng như lúa và cỏ lùng rằng chủ ruộng không bao giờ mong cỏ lên trong ruộng lúa nhưng thửa ruộng nào cũng có cỏ. Đó là điều khó tránh khỏi. Trong thửa ruộng Chúa đã gieo hạt và sai các Thiên thần coi sóc cũng có lúa và cỏ cùng mọc lên. Tuy Chúa không muốn có cỏ mọc chen vào nhưng Ngài cũng không muốn nhổ nhầm lúa của Ngài: cứ để chúng cùng mọc lên cho đến ngày thu hoạch.

Điều khác biệt trong ruộng lúa này là: lúa xấu có thể dần dần trở thành cỏ và cỏ tốt có thể trở thành lúa. Điều lạ thứ hai là chủ ruộng vẫn đối xử với cỏ và lúa như nhau. Những đợt phân, nước, thuốc được trao cho lúa và cỏ như nhau. Thiên Chúa vẫn luôn chăm sóc, ban ơn và tỏ mình ra bằng những cách khác nhau cho thửa ruộng qua các đầy tớ, qua những ơn lành... Còn việc biến đổi bên trong tùy vào mỗi người.

Vậy nên, dù là một linh mục, giám mục hay nói chung là hàng giáo sĩ cũng không thể không là cỏ lùng đang lẫn giữa lúa tốt. Một cây lúa nếu không cho hạt thì cũng chỉ như cỏ lùng và cỏ lùng thì cũng vẫn chỉ là cỏ lùng, tất cả đều tổn hại đến cánh đồng truyền giáo của Giáo hội Công giáo. 

Một điều rất dễ nhận thấy là trong hàng giáo sĩ Công giáo tại Việt Nam có không ít những "cỏ lùng" trong vai linh mục, giám mục. Sự thể hiện bản chất của cỏ lùng - một thứ cỏ do ma quỷ, luxiphe gieo vào thế gian, cánh đồng truyền giáo của Giáo hội tỏa ra hết sức rõ ràng và mọi người cảm nhận được một cách "tốt nhất" sự xấu xa, bản chất của ma quỷ.

Có lẽ là do bản chất gian xảo, lừa lọc nên sự bộc phát "ma tính" của mỗi linh mục, giám mục luôn làm người ta dễ chấp nhận. Thể hiện ở chỗ người ta vẫn ngồi nghe không phản ứng dù là linh mục, giám mục nói bậy.

Cụ thể nhất là trong bài giảng gần đây ngày 16/07/2016 Thánh Lễ 18g 30 Chúa Nhật - tại nhà thờ Kỳ Đồng - Dòng Chúa Cứu Thế - linh mục (lm.) JB Nguyễn Minh Phương đã dẫn giảng lời dạy của Chúa Giê - Su “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. (x. Ga 15, 13) bằng cách xuyên tạc giáo lý của Khổng Giáo và Phật Giáo. Điều này đã làm tổn hại đến Khổng giáo và Phật giáo nhưng lại chính là trực tiếp tổn hại đến Giáo hội Công giáo. Vì khi trên vai trò là một giáo sĩ Công giáo lại xuyên tạc và bịa đặt, giải thích một cách ngu dốt về giáo lý của Khổng giáo và Phật giáo! (Xem video: https://www.youtube.com/watch?v=LfxBuF1-f9g ở dưới bài)

linh mục JB Nguyễn Minh Phương

Với bản chất gian xảo nên L.M. Phương đã xảo ngôn hòng gạt bỏ trách nhiệm của bản thân khi lèo lái câu chuyện trong bài giảng của mình là một câu chuyện "hư cấu", nhưng như một con cáo "giấu đầu hở đuôi" khi mà cái tiêu đề dẫn giải cho câu chuyện chính là để củng cố "đức tin" và cái kết của một câu chuyện cho là "hư cấu" thì lại là "thật" = dùng dữ liệu hư cấu để kết luận một sự việc??? Xin cụ thể như sau:

Trước hết, đả kích Khổng giáo: L.M. Phương đã "Tôi đã nói anh rồi phía trước có cái hố không chịu tránh, rớt xuống hố ráng chịu. Vậy là Đức Khổng tử dạy ta "ăn ngay ở lành", "làm lành lánh dữ". Thế là Đức Khổng Tử đi". Rằng thì là Khổng tử không thể cứu người mà chỉ có thể dạy người, đến khi người mắc sai lầm thì tự chịu trách nhiệm!

Đúng, Khổng tử lấy cái tu dưỡng đức hạnh cá nhân mỗi người và hình pháp làm căn bản giáo dục con người và xã hội. Chỉ khi mỗi cá nhân nên vẹn toàn thì xã hội sẽ vẹn toàn. Hình pháp là căn bản giáo dục xã hội, con người mỗi khi vi phạm quy ước xã hội, phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình để xã hội công bằng. Một khi sự tu dưỡng của bản thân đạt chuẩn mực và hình pháp công bằng thì lý tưởng con người tốt, xã hội tốt ắt chính là thiên đường. 

Một người khi mắc sai lầm thì phải cầu chịu phạt hình để thể hiện sự ân hận vì sai lầm của mình. Nếu tự trốn tránh trách nhiệm, cầu cứu để được tha thứ thì chỉ là kẻ hạ nhân, bậc thấp hèn. Giáo dục của Khổng tử là hướng về sự tự tu dưỡng để trở thành bậc "Quân tử" chứ không phải kẻ "tiểu nhân". Đó hẳn nhiên, giáo dục ấy chính là cứu con người ngay khi con người chưa phạm sai lầm và khi đã phạm sai lầm thì sẽ không phạm thêm một sai lầm khác là thành "tiểu nhân". Đó mới chính là cứu người vì sẽ giúp con người trở thành chân "Quân tử"!

Vậy L.M. Phương hiểu cứu người chỉ là việc ra tay ban ơn một cách thực dụng, cứu để rồi kẻ ấy mỗi khi rơi xuống hố thì lại cầu cứu? Ông bà ta hẳn nghèo, dốt và không thông thái như một "chủ chăn" nhưng cũng hiểu được "Giúp cái cần câu chứ không giúp con cá!" là phương cách giáo dục sự tự tu dưỡng chứ không để cho người mắc sai lầm sự ỷ lại. Đó mới chính là giáo dục, là cứu người!

L.M. Phương miệt thị giáo lý của Khổng giáo không thể cứu được con người để đề cao vai trò của Chúa Giê-su nhưng L.M. Phương nên nhớ 

"Chính viên đá bọn thợ loại ra, đã trở nên viên đá góc; đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng trước mắt chúng ta." (Mt 21,42) và 8

"Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào chỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, 9 và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: "Xin ông nhường chỗ cho vị này". Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. 10 Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: "Xin mời ông bạn lên trên cho". Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn". 11

Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên". Vậy nên sự so sánh trơ trẽn của L.M. Phương chẳng những không làm "sáng danh Chúa" mà còn làm Chúa trở thành trò cười trước "thiên hạ".

Tiếp theo là đả kích Phật giáo:

".... Anh muốn cứu hả? Anh nhảy lên khỏi miệng hố đi rồi tôi cứu anh! Kl: Đức Phật là ngón tay chỉ đường, chỉ cho con đường tự cứu!" L.M. Phương miệt thị rằng Đức Phật hay Phật giáo không cứu người mà chỉ người cách tự cứu lấy bản thân.

L.M. Phương ngu một lần thêm một lần ngu. Như trên đã phân tích, hệ thống triết lý là để giáo dục con người và xã hội, chỉ có giáo dục và việc tự giáo dục mới có thể cứu con người và xã hội. Nếu không có sự tu dưỡng chuẩn mực và cần thiết thì con người dễ mắc sai lầm, và mọi sai lầm đều làm tổn hại đến bản thân và xã hội. Việc chỉ ra con đường, cách thức tự giáo dục khiến cho con người trở thành "NGƯỜI" thay vì trước giáo dục là "CON".

Một người khi rơi xuống hố chính là mắc sai lầm thì cách cứu người ấy là chỉ ra nguyên nhân của cái sai lầm, khắc phục nó để không phải mắc sai lầm nữa. Đó là giáo dục! Đó là cứu người! Mỗi người phải tự cứu lấy bản thân mình, gánh chịu hậu quả do chính mình tạo ra và khắc phục nó tốt nhất thì mới chính là một con người chân chính, mới xứng đáng làm người! L.M. Phương hiểu gì về Phật giáo khi "hư cấu" và giải thích giáo lý phật giáo một cách vô lối nhằm tôn vinh Chúa Giê-su? Phật giáo có câu "Ta không vào địa ngục thì ai vào!" là để chỉ sự hy sinh vì "chúng sinh" (từ nhà phật)! Câu nói ấy có so sánh được với “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình” (Ga 15,13): hay không?

Tư tưởng hy sinh là cốt lõi trong giáo lý của mọi tôn giáo, không thể có sự so sánh cẩu thả và ngu độn để nâng cao giá trị tôn giáo của mình và hạ thấp tôn giáo khác. Chính cái sự so sánh làm cho chính "danh Thánh" của Thiên Chúa bị tổn hại.

Nâng cao đức tin của mình bằng cách đả kích giáo lý và đấng chí tôn của tôn giáo khác là ngu ngốc.

Nâng cao đức tin của mình cách dối trá "hư cấu" câu chuyện nhưng không dám thừa nhận là đểu.

Chúa Giê-su nhảy xuống hố cõng con người lên bằng quyền phép của Người. Nhưng kẻ sai lầm kia rơi xuống hố là lỗi của hắn, giáo hội ta vẫn còn “nơi mà lửa không hề tắt, giòi bọ không hề chết...” vẫn còn đó Luyện ngục nên mới cần có Linh mục để chăn dắt linh hồn, thợ gặt linh hồn cho Chúa! Vậy nếu Chúa đã cứu con người khỏi hố thì sao lại còn Luyện ngục, hỏa ngục vậy L.M. Phương?

Thế nên kết luận rằng: Chỉ bọn luxiphe mới làm tổn hại đến Giáo hội, đến Thiên Chúa. Sự ngu ngốc của L.M. Phương chứng tỏ Chúa Thánh Thần không soi sáng và chính linh mục cũng không biết đến ý nghĩa của Kinh Sáng Soi.

Linh mục mà ngu độn thì dẫn đàn chiên về đâu?

Nguyễn Trọng Nghĩa

https://www.youtube.com/watch?v=LfxBuF1-f9g

_______________

 

Trang Tôn Giáo