QUÍ HỒ TINH BẤT QUÍ HỒ ĐA

Lệ Thọ

11 tháng 2, 2011

Gần đây, có khá nhiều thông tin miệng và mạng internet râm ran về chuyện một số Phật tử cải đạo. Vì lý do đó có một số tu sĩ và Phật tử thảo luận với nhau “làm sao để gìn giữ phật tử”, như là tìm cách ngăn bờ sông không cho nước xoáy mòn lở sụp đất! Qua tìm hiểu thì có kế hoạchNGÀY TÀN CỦA PHẬT GIÁO” Allen Carr được phổ biến trên LankaWeb.com (Planning the demise of Buddhism) đặc biệt là tổ chức Asia Harvest (Mùa gặt Á châu) có trụ sở tại Mỹ, đang tìm cách “cải đạo” Phật tử ở các nước Á châu và Việt Nam.

Chúng tôi rất trân trọng những ý kiến đóng góp của một số quí tăng ni và chư vị Phật tử bởi những lời chỉ trích của Allen Carr qua 4 vấn đề:

- Hoằng pháp: Không thu hút giới trẻ, chùa chiền thưa thớt xuống cấp, tu sĩ quá ít, Phật sự tẻ nhạt đìu hiu.

- Tác phong tu sĩ: Trên tay phì phèo điếu thuốc, quá thân mật với nữ Phật tử, phát ngôn linh tinh, xuyên tạc chính trị.

- Hình ảnh ngôi chùa: Nhà chùa là cơ sở kinh doanh, nơi buôn thần bán thánh mê tín dị đoan.

- Gia đình Phật tử: Quá yếu về số lượng và chất lượng. Cả miền Bắc không có nỗi một đơn vị.

Qua một số ít lo toan của giới Phật giáo trên mạng và sự tự đắc của tác giả đã thấy bề nổi một số hiện tượng “tự nhiên” trong cuộc sống, rồi lấy đó như một cửa thành trì, hể vào được là phá tan đất nước. Qua ý tưởng đó tôi mượn một câu trong binh pháp của Tôn Tử: “Muốn thắng trận không phải là nhờ có nhiều quân, mà phải có tinh quân và tướng giỏi”. Có lẽ tác giả Allen Carr thích quân ô hợp?

Người Phật tử chúng ta ai mà không nằm lòng câu: “văn như tư, tư như tu” Tức là khi nghe một vấn đề gì phải suy nghĩ xem có đúng đạo lý, có phù hợp bản thân, có lợi ích cho số đông hay không? Rồi sau đó mới làm theo lời khuyên, kể cả lời đức Phật!

Chính vì cách dạy học trò nhận thức cao siêu như vậy, nên cả thế gian này tôn xưng đức Phật: “Thầy dạy khắp trời người, cha lành chung bốn loài”. Không phải cho đến bây giờ mới có người bỏ đi mà trong thời ngài còn trụ thế, vẫn có 500 người đứng dậy bỏ đi. Ngài cho số đó là cành lá hạt lép.

Điều đó cho thấy chủ trương của Phật giáo là tinh thần tự giác, chứ không dùng bất cứ một thủ thuật nào để lôi kéo tín đồ, nên bất cứ người Phật tử nào cũng tự hào, triết lý mình đang theo suốt mấy nghìn năm chưa từng làm tổn thương hay đổ một giọt máu của chúng sinh.

Một nền đạo lý đầy tính nhân sinh như vậy, tồn tại qua chừng đó thời gian thì quá đủ để trả lời cho mọi câu hỏi, và ai đó đã lo lắng “Ngày tàn của Phật giáo” vì những lý do tác giả Allen Carr đã nêu thì suy nghĩ có phần hời hợt với chính đạo lý mình đang tu học. Bởi chính đức Phật đã từ chối lối tu đỉnh cao của các đạo sĩ Ấn giáo vì cho rằng không đưa đến giải thoát khổ đau của sinh tử, vì ngài đản sinh là từ cõi trời Đao Lợi, ngài nhận thấy cho dù thời gian có dài bao lâu đi nữa thì cũng phải có hồi kết thúc nếu trong mỗi cá thể đó chưa đoạn tận cội gốc tham sân và si.

Không phải vô cớ mà Albert Einstein đã phát biểu: “…đến với Phật giáo là để nắm bắt chứ không phải để chiêm ngưỡng” ý tưởng đó đã trùng khớp với bài kinh mà đức Phật đã dạy: “…ví như một người muốn được lõi cây, tìm cầu lõi cây. Trong khi đi tìm lõi cây, trước một cây lớn, đứng thẳng, có lõi cây, người ấy bỏ qua lõi cây, bỏ qua giác cây, bỏ qua vỏ trong, chặt vỏ ngoài, lấy chúng mang đi, tưởng đó là lõi cây (Đại kinh thí dụ lõi cây-Trung Bộ I, H.T Minh Châu)

Một nền tảng triết lý uyên thâm như vậy làm sao có thể một sớm một chiều mà có thể lãnh hội hết được, huống hồ những người lâu lâu mới đến Tam bảo thắp vài cây nhang, xin Phật ban cho phúc lành thì làm sao mà không bị chao đảo trước những thủ thuật lôi kéo số đông bằng vật chất và những người chạy đến vì cái bao tử? Đứng góc độ của nho học đã khó chấp nhận những người như vậy qua quan điểm sống: “Bần tiện bất nan di, uy vũ bất nan khuất”

Cho nên người Phật tử chân chánh hà tất phải bận lòng trước sự đến đi của thế sự, vì đó là bản chất của phiền não. Đức Phật đã từng dạy: “Nghèo túng do thiếu cơm ăn áo mặc chưa phải là khổ, mà người đó thiếu trí tuệ mới là khổ”. Bởi không phải chỉ khổ có đời này mà còn nhiều kiếp sống ở tương lai.

Lời nhắn nhủ đó đáng để chúng ta suy gẫm về cách hành xử, qua một bài viết với cái nhìn thiển cận chưa theo nỗi tư tưởng đạo Nho, và triết lý của Tôn Tử mà đã dao động! Trong khi đối tượng giải thoát của đạo Phật đâu phải chỉ có giới hạn ở 7 tỷ người trên một hành tinh nhỏ bé này? Mỗi ngày chúng ta phát nguyện độ khắp pháp giới chúng sinh. Cho nên bất cứ nơi đâu trong chốn thiền môn cũng nêu khẩu hiểu: “lấy trí tuệ làm sự nghiệp” chứ đâu có lấy giáo hội hay tín đồ làm sự nghiệp! Không khéo chúng ta bỏ chánh đạo để tạp tểnh làm chánh trị thì chết dở, bởi cái này Phật hoàng Trần Nhân Tông đã xem như một đôi dép rách! Đừng cho rằng số đông mới là hay là giỏi. Người xưa từng chủ trương: “quí hồ tinh, bất quí hồ đa” cho nên hậu đại học bao giờ cũng ít hơn trung học là điều tất yếu trong hệ thống giáo dục!

Lệ Thọ

Sài gòn 13/02/2011

 


Các bài về cải đạo:


Yêu Chúa "Hết Trí Khôn" (Một Độc Giả)
"Sư cô trụ trì" chùa Quan Âm cải đạo theo Chúa: Bóc trần sự thật (Thích Thanh Thắng)
43 Phương Pháp Cải Đạo (Minh Kiến)
Cải Đạo (SH)
Cải đạo bắt đầu từ trẻ con (Nguyễn Trí Cảm)
Cải đạo á châu ? Một ảo tưởng ! (Trần Chung Ngọc)
Cải Đạo, Sách Lược Thực Dân Mới Mà Cũ (Thiên Lôi)
Cầu Cứu - Bài Góp Ý (Nguyễn Tiến Đạt)
Cầu Cứu - Nỗi Ray Rứt (Ngọc Hân - SH)
Hôn Nhân và Tôn Giáo (Nguyễn Hữu Ba)
Ki tô giáo: Mánh Khóe Mới Nhất Trong Việc Cải Đạo (J. Goonetilleke/Nguyên Tánh dịch)
Kitô giáo: Lịch sử truyền đạo (BurningCrossNet/ Minh Kiến dịch)
Lửa "Đốt" Dân Tộc Ta (Hồng Ngọc)
Lửa đã cháy ở Mỹ Đình, bao giờ lan đến Quán Sứ? (Minh Thạnh)
Mắt xích cải đạo tu sĩ trong tiến trình cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)
Mối Họa Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Một Cố Gắng Cải Đạo Ly Kỳ (Đào Viên)
Một Giám Mục Viết Về Vấn Nạn Cải Đạo Của Ki-Tô Giáo (Trần Chung Ngọc)
Ngày Tàn của những kẻ Truyền Đạo Cuồng Tín (Minh Kiến)
Những Câu Chuyện Cải Đạo (Võ Ngọc Diệp)
Phản Hồi "Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo" của Minh Ngọc (Ki-Tô Hữu Lưu Tèo)
Quí Hồ Tinh Bất Quí Hồ Đa (Lệ Thọ)
THƯ NGỎ: Vận Động Thành Lập Tủ Sách “Chấn Hưng Phật Giáo”
Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo Và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Thử Tìm Hiểu Người Ki-Tô Giáo và Vấn Nạn Cải Đạo (Trần Chung Ngọc)
Thực Chất Tin Lành Nam Hàn (Trần Chung Ngọc)
Tiền và việc cải đạo tín đồ Phật giáo (Minh Thạnh)
Trả Lời Thư Bạn Lưu Tèo (Minh Ngọc)
Vài Câu Hỏi Cho Người Đi Truyền Đạo Chúa (Một Độc Giả)
Vì Chúng Sinh - Chống Cải Đạo (Nguyễn văn Phụng)
Vì Chúng Sinh - Ngăn Ngừa Việc Cải Đạo (Nguyễn Văn Phụng)
Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh Ngọc)
“Lập lờ đánh lận”… ông trời! (Minh Thạnh)

 

Trang Tôn Giáo