Về Bài Viết "Đâu Là Chọn Lựa"

của ông Nguyễn Hy Vọng

Ca Hát

http://sachhiem.net/TONGIAO/tgC/Cahat.php

3 tháng 2, 2009

Dẫn: Bài viết của ông Nguyễn Hy Vọng

 

Tôi đọc bài của ông Nguyễn Hy Vọng (NHV) xong thì quá buồn cười về nội dung bài viết và tâm cảnh của tác giả đàng sau những giòng chữ, nên, nhân dịp đầu Xuân, xin có vài hàng cho vui. Vì chúng sinh căn trí không đều và vì Phật giáo có 8 vạn 4 ngàn pháp môn tu tập nên những ý kiến của tôi chỉ phản ảnh cái hiểu biết Phật giáo của tôi mà thôi. Xin thưa trước điều đó.

Câu số 1 - Thắc mắc nầy của ông NHV có hai sai lầm về Phương pháp luận. Một nhỏ, một lớn.

Nếu bạn là người đi tìm ông A thì chỉ có thể xảy ra hai trường hợp: Gặp hay không gặp ông A. Nếu thêm vào trường hợp thứ ba “bạn gặp một người mà bạn lầm là ông A” như ông NHV nêu lên thì cũng có thể thêm vào rất nhiều trường hợp bên lề khác nữa (peripheral reasoning). Ví dụ “bạn gặp ông A nhưng ông ấy chối không nhận mình là A” hay “bạn gặp hai người đều tự xưng là ông A” hay “bạn gặp được ông A nhưng bạn không biết đó là ông A”, vân vân và vân vân … Nói tóm lại, peripheral reasoning thì muốn tán hươu tán vượn, thêm thắt “hoa lá cành” gì cũng được. Ông NHV đã viết thì viết cho rốt ráo và chặt chẻ, đừng có khơi khơi ngừng lại hay thêm vào lý luận nào phục vụ cho luận điểm của mình mà thôi … Rãnh rổi, ông xem bức tranh Centered on Peripheral Reasoning (2004) của Ryan Lauterio thì biết thêm, một cách tượng hình, về cái loại lý luận rất vui dành cho mấy ông “ba hoa chích chòe” nầy.

Tuy nhiên, sai lầm về mặt lý luận trên không quan trọng. Ông NHV chỉ trở nên buồn cười, về mặt phương pháp luận, khi ông dùng phép loại suy để áp đặt sự tương đồng (analogy) cho trường hợp Đức Phật. Tại vì:

- Đức Phật không đi tìm chân lý cho nên không có chuyện “gặp hay không gặp” chân lý. Có hay không có Đức Phật thì Pháp/Dharma (Chân lý) cũng đã có đó. Phật chỉ là người nói cho ta biết cái đã có sẳn rồi.

- Kết luận của ông NHV rằng “Chân lý ở ngoài Đức Phật” thì không ai … care ! Từ Đức Phật cho đến chúng sinh, nhất là Phật tử chúng tôi. Chân lý ở ngoài hay ở trong, ở trên hay ở dưới, vấn đề của Phật tử chúng tôi là cái Pháp mà Đức Phật nói lại đó có đúng hay không. Đúng thì chúng tôi nghe theo để tu học, mà không đúng thì cho đi chổ khác chơi, mai mốt coi lại.

Ông NHV mang sự ám ảnh của nền thần học Công giáo rằng “Ta là đường, là sự thật, là sự sống; Ta là ánh sáng thế gian … ta là muối …”, bắt Đức Phật phải “Ta là … Chân lý” như Chúa vậy thì mới đáng tin, nên mới dùng cái analogy khập khểnh để chứng mình rằng Đức Phật (Ta) “ở ngoài” Chân lý. Những tuyên bố “Ta là thế nầy, ta là thế kia …” chẳng mang lại một chút trọng lượng nào cho “chân lý” cả. Đạo Phật không cần phải thêm thắt những “Ta là …” để dọa nạt tín đồ và dễ truyền đạo.

Tuy nhiên, để trả lời thẳng câu hỏi của ông, ít nhất có ba trường hợp cho ta biết Phật, hiễn nhiên đến độ con nít mới học Phật cũng biết, không phải là … Chân lý (Pháp):

- Thứ nhất, Phật nhận mình chỉ là vị Lương y hay Người chỉ đường hay Người Thầy dạy. Ai cũng biết rằng “Lương y” và “kiến thức y khoa”, hay “người chỉ đường” và “con đường”, hay “Thầy giáo” và “Môn học” là hai “thực thề” khác nhau, do đó, Phật không phải là Pháp (hoặc như ông NHV viết: chân lý ở ngoài Đức Phật).

- Thứ nhì, người Phật tử quy y (nương dựa về) tam bảo: Phật, Pháp và Tăng, vốn là ba “thực thể” khác (ngoài) nhau.

- Và thứ ba, khi Phật sắp nhập Niết bàn, ông Anan (một đệ tử của Phật) thắc mắc không biết từ nay lấy “ai” để hướng dẫn cho chư tăng tu hành, Phật trả lời hãy quy vào Pháp của ta.

Nhưng Phật và Pháp khác nhau không có nghĩa là Phật không thể là vị Đại Giác ngộ, lại càng không có nghĩa là Pháp không thể là Chân lý. Cái nầy trong (hay ngoài) cái kia không phải là tiêu chuẩn đề xác định giá trị của một vị Phật hay của một giáo pháp. Ông Einstein không phải là Năng lượng, cũng chẳng đứng trong hay đứng ngoài Trọng lượng hay Vận tốc gì cả, nhưng quan hệ giữa ba yếu tố nầy mà ông để lại vẫn là E=mC2, một chân lý.

Nói tóm lại, trong câu số 1 nầy, ông NHV đã dùng: (i) Tiền đề lý luận – premise - què quặt, (ii) Ngoại suy/Analogy khiên cưỡng, (iii) lý luận trên cơ sở suy bụng ta ra bụng người, dùng khung thần học Công giáo để áp dụng cho Phật giáo, và (iv) không biết nội dung sơ đẳng nhất cả về Pháp lẫn về Phật.

Câu số 2 - Cũng như câu số 1, ta sẽ thấy ông NHV đang nói điều mình không biết.

Tóm tắt của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần trong “Phật học Tinh hoa” (Phật học chứ không phải “Phật giáo” như ông NHV viết, xem
http://www.sinhvienulsan.net/showthread.php?p=46157) rằng “Phật dặn các tỳ khưu không nên tin tất cả những gì Phật nói, mà phải tự mình xét lại, chừng nào nhận thấy chắc chắn có giá trị mới nên theo” là phần tóm gọn đúng đắn lời giảng sau đây của Đức Phật trong kinh Kalama:

“Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng; chớ có tin vì lý luận suy diễn; chớ có tin vì diễn giải tương tự; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện; chớ có tin vì phù hợp với định kiến; chớ có tin vì phát xuất từ nơi có uy quyền, chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình.

Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau: "Các pháp này là bất thiện; Các pháp này là đáng chê; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng!”
 http://www.thuvienhoasen.org/kinhkalama.htm )

Trước hết, khi ông NHV viết rằng “Đưc Phật bảo phải "xét lại", tức là Đức Phật không chắc chắn về lời của ngài” thì ông đã đọc tiếng Việt không rành rồi ! Ông Nguyễn Duy Cần viết “tự mình xét lại” tức là người nghe (các Tỹ kheo) tự mình xét lại, chứ không phải người nói (Đức Phật) “không chăc chắn về lời của ngài “ nên phải tự mình xét lại. “Xét lại” vì các Tỹ kheo căn trí không đồng đều, người nào cũng có óc trong đầu, lại lương thiện với chính mình, không phải loại người “phước cho kẻ nào không thấy mà tin” nên Phật dặn họ phải “xét lại” là Phật dạy cho họ tinh thần … độc lập, tự do và dân chủ đấy. Ông NHV đọc … nhanh quá nên trong câu văn rất rõ ràng đó của ông Nguyễn Duy Cần, ông NHV đã gán cho Đức Phật điều không có thật, điều mà ông gọi là “Đức Phật không chắc chắn về lời của ngài” nên Phật phải “xét lại”.

Lời dặn đó của Đức Phật đã làm cho sau nầy một Phật tử thì khác, rất khác, một tín đồ Công giáo trên hai phương diện: Phong cách tiếp cận tri thức nói chung và Phương pháp ứng xữ với Giáo pháp nói riêng. Cho nên, bảo một em học sinh trung học rằng toàn bộ vũ trụ mênh mông nầy, cách đây 6000 năm, được tạo dựng trong 7 ngày với ông A-Dong bà E-Và mang hình ảnh con người là em ấy phải “xét lại” ngay; bảo rằng con nhỏ hàng xóm vừa sinh con đầu lòng nhưng màng trinh vẫn còn nguyên si là em ấy phải “xét lại” ngay; bảo rằng có cái ông nào đó chết đi, sống lại rồi bay lên … trời là em ấy phải “xét lại” ngay. Còn trường hợp ông NHV đến nhà thờ nghe Cha nói đây là lời Chúa phán và vội vả tin ngay không “xét lại”, thì lẽ dĩ nhiên đó là quyền của ông. Người Mỹ có một câu hay lắm về đất nước của họ: “This is a country of freedom, including the freedom to be stupid” (Đây là một đất nước tự do, kể cả tư do được ngu)

Thứ đến, ông NHV dẫn chứng một trường hợp cần… xét lại là thuyết Luân hồi như một “lời của ngài có nhiều điều mà không ai có thể kiểm chứng được”. Thật ra thì thuyết Luân hồi đã được biểu hiện trên một số hiện tượng và được vận hành bằng một hệ thống lý luận rất logic.

Các hiện tương đó là những chuyện kể lại (hoặc được viết thành sách) của những người nhớ lại tiền kiếp của mình, nhớ lại (và kiểm chứng cụ thể) những sinh hoạt trong đời sống của mình từ lúc mình chưa sinh ra. Hoặc của những thần đồng tích lũy một lượng kiến thức đồ sộ và phức tạp (về âm nhạc, về ngôn ngữ, …) mà không có thời gian và không qua quy trình đào tạo nào cả như nhạc sĩ Mozart mới 5 tuổi mà đã viết được các tấu khúc cho piano và violin. Nhưng rõ ràng nhất là trường hợp của các vị Lạt Ma Tây Tạng. Tuy nhiên, đó chỉ là những hiện tượng mà thôi, tuy rõ ràng mà vẫn nữa ngờ nữa tin. Có thể là do sự tình cờ, có thể đó là … nhiệm ý Thiên Chúa. Còn về cơ chế vận hành (Operating procedure) thì Phật tử chúng tôi chủ yếu tin vào thuyết Nghiệp báo, Nhân quả, Lý nhân duyên và Lục đạo để lý giải “thuyết” Luân hồi. Bốn “lý” nầy kết hợp với nhau và vận động theo một trình tự khoa học rất … logic. Ông NHV có rãnh thì đọc thêm trước khi viết thêm về chuyện nầy.

Tuy nhiên, luân hồi hay không luân hồi không quan trọng, sau đây mới là hai điều đáng nói:

- Thứ nhất, nếu có một Phật tử nào không tin thuyết Luân hồi thì cũng chẳng sao, cũng chẳng làm cho Phật tử đó không tu chứng được hay bị … dứt phép thông công ! Tại vì nội dung của đạo Phật và mục đích của đạo Phật không phải là để được đầu thai tái sinh vào một quốc độ tốt lành. Đức Phật nói rất rõ: “Như đại dương chỉ có một vị là vị mặn, giáo pháp của ta cũng chỉ có một vị là vị giải thoát”. Đạo Phật là đạo giải thoát. Giải thoát khỏi cái gì ? Khỏi vô minh. Còn Luân hồi, Niết bàn, Phật sẽ thành, Cực lạc … là chuyện phụ, sẽ đến sau. Có cũng được, mà không có cũng chẳng sao. Ít nhất thì thuyết Luân hồi cũng làm cho Phật tử (hay không phải là Phật tử) ăn hiền ở lành.

- Thứ nhì, trong khi người Phật tử “thoải mái” với thuyết Luân hồi như thế thì người Công giáo như ông NHV ứng xữ ra sao với những tín điều “nhạy cảm”, những “điều mà không ai có thể kiểm chứng được” và cực kỳ mê tín (tin một cách mê muội) của thần học Công giáo: Chúa tạo dựng ra vũ trụ và muôn loài, Satan và Tội tổ tông, Chúa ba ngôi nhất thể, Thiên đàng Địa ngục Luyện tội, Mẹ Maria đồng trinh vô nhiễm nguyên tội và lên trời cả hồn lẫn xác, Phép rữa tội Phép Giải tội Lễ Rước mình Thánh Chúa, Ngày Tận thế, Giáo hoàng không thể sai lầm về tín lý, … Nếu ông NHV đã có thể đặt câu hỏi “Bạn có biết kiếp trước của bạn là gì không? Kiếp sau của bạn là gì không?” thì tôi cũng xin hỏi ông NHV “có biết” những tín điều trên là thật hay giả không ? Làm sao ông biết là thật mà tin? Kiểm nghiệm như thế nào ?

Nói tóm lại, trong câu số 2 nầy, ông NHV đã (i) đọc tiếng Việt chưa thông nên xuyên tạc người nghe thành người nói, (ii) tưởng đầu óc người Phật tử giống đầu óc người Công giáo, và (iii) không thấy cái đà trong mắt mình.

Câu số 3 – Ông NHV trích sách “Phật học Tinh hoa” rằng “người học Phật không nên lệ thuộc vào một kinh sách nào, một giáo lý nào, là vì sự giải thoát phải do chính mình, chứ không do ân huệ của ai ban cho mình được cả” để đưa ra hai nhận xét : (i) Nếu đúng thế thì cầu nguyện với Phật chẳng được ích lợi gì, và (ii) Nếu không đúng thì tại sao ta theo một người (Phật) nói những điều không đúng ?

Đúng như ông NHV nói, cầu nguyện với Phật chẳng được lợi ích gì cả. Nhưng khác với Công giáo phải cầu nguyện để được sự ban ơn nầy ban ơn nọ từ một Thiên Chúa, một Đức Me, một Chúa Hài đồng, vài vạn ông Thánh, và không biết bao nhiêu ông (hay bà ?) Thiên Thần, ông NHV cần phân biệt hai thứ “lợi ích” trong cầu nguyện bên Phật giáo. Nếu cầu “lợi ích” kiểu được trúng số độc đắc, được tai qua nạn khỏi, … ngay cả cầu được tinh tấn tu hành hay cầu được lên cỏi Niết Bàn thì cũng còn khuya mới toại nguyện ! Còn loại “lợi ích” thứ nhì là được gián tiếp tăng thêm tín tâm thì đa số người Phật tử chúng tôi tin là có. Có ba lý do để Phật giáo chấp nhận loại cầu nguyện như thế, và tin rằng có “ích lợi”:

- Thứ nhất, Phật giáo đến đâu thì hòa quyện vào văn hóa bản địa và hài hòa nương tựa vào đó như một phương tiện thiện xảo để hoằng pháp. Vào Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng và cầu xin ông bà, cầu xin thần linh, cầu xin các vị anh hùng dân tộc (để được “lợi ích” riêng cho mình hay chung cho cả dân tộc) chỉ là, và đã là, người anh em cọng sinh cho Phật giáo phát triển tại Việt Nam. “Lợi ích” là nhờ tính cọng sinh đó nên từ gần 2000 năm nay, kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, tôi chưa từng thấy Phật giáo làm hại hay phản bội lại dân tộc như you know who, và cũng chưa từng thấy dân tộc khước từ hay mâu thuẫn với Phật giáo như you know who !

- Thứ nhì, chúng sinh căn tính không đều. Mấy tỹ người là mấy tỹ cá nhân khác biệt, nên Phật giáo phải được trình hiện như thế nào để phương pháp tiếp cận dung thông với hàng tỷ tỷ căn tính đó. Lẽ dĩ nhiên là phải tùy duyên và bất biến. Do đó, Phật giáo đề nghị 5 phương pháp tiếp cận lớn (trong 37 phẩm trợ đạo) để mở cửa vào lời giảng của Đức Phật mà tu và hành: Tín, Tấn, Niệm, Định và Huệ. Cách tu hành chậm nhất nhưng lại dễ nhất là “Tín”, và cách tu hành nhanh nhất nhưng lại khó nhất là “Huệ”. Phần thô kệch bước đầu của “Tín” chính là mấy bà già trầu ngồi cầu Phật để được lên Niết bàn mà, hình như chỉ qua đó, ông NHV đã nhìn (mà lại nhìn không đúng) để đánh giá đạo Phật.

- Cuối cùng, Phật tử chúng tôi tin rằng quá trình tu chứng (để thành Phật, hay để được giải thoát) không phải dễ như một cái phép rữa tội hay giải tội của các cha xức dầu “thánh” trên đầu, là có thể đùng một cái bước từ bên nầy qua bên kia bờ sinh tử đâu. Một đời người vào chùa tu chưa chắc đã chứng đạo, thậm chí cả ngàn kiếp cũng chưa xong. Nhưng kiếp nầy gặp đại sự nhân duyên đến “tín” được ở nhà chùa thì đã là tốt rồi, lấy đó làm tư lương cho kiếp sau … tu tiếp.

Từ nay, khi nào ông thấy bà già trầu sì sụp cầu nguyện cho hết bịnh trước tượng Phật, hay cô thiếu nữ thất tình ê a chú Đại Bi, xin ông nhớ đến ba điều nầy dùm tôi rồi hảy … múa bút.

Còn về đoạn trích dẫn “thoại đầu” ngón tay và mặt trăng, ông NHV viết: “Qua lời của Đức Phật vừa nêu trên đây, thì mặt trăng (tương trưng cho chân lý), không phải là ngón tay (tượng trưng cho giáo lý). Như thế, chính Đức Phật đã xác nhận giáo lý của ngài không phải là chân lý; nói cách khác, chân lý ở ngoài giáo lý của Đưc Phật”.

Đến đây, tôi thực sự có vấn đề với trình độ hiểu biết (Phật học) và khả năng lý luận của ông NHV.

Trước hết, dĩ nhiên là “giáo lý” không phải là “chân lý”, mà giáo lý chỉ là phương tiện để tìm hiểu rồi vươn tới chân lý. Nhưng vươn tới được chân lý rồi cũng chưa hết. Vì đạo Phật là đạo để mà tu (và hành) chứ không phải là đạo để mà tin nên một Phật tử có nắm vững và tin vào Giáo/Chân lý đến đâu, và dù nội dung Giáo/Chân lý đó có đúng đắn đến đâu, mà Phật tử nầy không tu thì cũng … vất đi . Vậy thì “giáo lý” hay “chân lý”, những phạm trù tri thức, trong đạo Phật không phải là cứu cánh. Nhiều khi cứ chấp vào đó là hỏng chuyện tu hành giải thoát. Chính vì vậy mà Đức Phật đã cảnh giác Phật tử qua ẫn dụ “ngón tay và mặt trăng”. Bây giờ thì hy vọng ông NHV đã vở lẽ được rằng đối với Phật tử “ngón tay” chính là cái mà ông gọi là Giáo lý hay Chân lý hay bất kỳ điều gì đó, còn “mặt trăng” chính là giải thoát, qua được bờ bên kia.

Tôi xin thêm một câu khác “ghê gớm” hơn nhiều của Đức Phật trong kinh Kim Cương để ông NHV biết rằng ngay cả “Chân lý” Phật cũng bảo nên bỏ luôn: “Nầy Tỳ kheo ! các ông nên biết ta nói Pháp ví dụ như chiếc bè, Chánh Pháp còn nên bỏ huống là phi Pháp”. “Chánh pháp” trong câu nầy chính là “chân lý” của ông NHV.

Nói tóm lại, trong câu số 3 nầy, ông NHV đã (i) thấy lá mà tưởng là rừng nên lý luận tầm bậy, (ii) không biết gì về Phật học cả nên nói … trăng nói cuội mà thôi..

Những câu còn lại - Không thấy có câu 4 trong bài viết, còn các câu 5, 6 và 7 thì ông “truyền đạo” hơi rẽ tiền nên tôi miễn bàn. Vì sao tôi gọi là rẽ tiền (affirmation gratuite) ?

Vì ông dựa trên một tiền đề hoang tưởng mà ông không chứng minh để thuyết phục tôi được: Đó là, theo cuốn Kinh thánh đầy mâu thuẫn và phi lý của người Thiên Chúa giáo, sự hiện diện của một “Chúa Toàn năng” nào đó, một “CHA” chung nào đó, một “Thiên Chúa” nào đó, một đấng “tạo dựng” nào đó mà trên thế giới, toàn nhân loại chưa bao giờ ai thấy cả. Cho nên khi vị nầy phán ra hay hứa hẹn điều gì, thì đó là ông NHV “phán” và “hứa” chứ có phải cái ông Chúa đó đâu. Do đó, làm sao tôi tin theo được.

Ngược lại, thấy ông “yếu” về Logic quá và để kết thúc cuộc “mua vui cũng được một vài trống canh” nầy, tôi sẽ chứng minh rằng Chúa toàn năng của ông không thể hiện diện được: Tôi đố Chúa toàn năng của ông tạo ra được một hòn đá nặng đến nỗi Chúa không nâng lên được. Cái “bẩy” triết học (của năm thứ nhất ban Triết nhé !) ngắn ngủi và sơ đẳng nầy sẽ làm cho Chúa hết … toàn năng vậy !

Ca Hát

2/2009

 


Các thư cùng đề tài:

Đâu là lựa chọn của bạn?-1 (Nguyễn Hy Vọng)

Góp Ý Với Ông Vinh Danh Cha (Thiên Lý) 

Đâu là lựa chọn của bạn? (Thiếu Khanh)

Góp Ý Với Ông Vinh Danh Cha (Lại Quảng Nam)

Đâu là lựa chọn của bạn? - a (Lý Thái)

Đâu là lựa chọn của bạn?-2 (Nguyễn Hy Vọng)

Đâu là lựa chọn của bạn? - b (Lý Thái)

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn Hy Vọng - 1 (Du Nguyen)

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn hy Vọng (Nguyen Houston) 

Góp Ý Về Bài Viết Của Ông Nguyễn Hy Vọng - 2 (Du Nguyen)  

Về Bài Viết "Đâu Là Chọn Lựa" của ông Nguyễn Hy Vọng (Ca Hát)

 

Trang Tôn Giáo