THẬP GIÁ VÀ LƯỠI GƯƠM

Linh Mục Trần Tam Tỉnh

bản điện tử của sachhiem.net (KT đánh máy)

¿ trở ra mục lục bản in

08 tháng 1, 2010

Chương I

HƯƠNG LIỆU VÀ CÁC LINH HỒN

(tiếp theo các phần trước)

8. CHỦ NGHĨA PHONG KIẾN TRONG ĐẠO.

Phải nói rằng cá cố thừa sai, do màu da và chiếc áo chùng thâm của họ, họ đứng ở một vị trí rất cao trên chiếc than xã hội. Người ta phải cung kính họ ngang với các quan đầu tỉnh (gọi là công sứ tại hai miền Trung và Bắc). Và nhiều ông đã lợi dụng vị trí của họ như thế để cai quản theo kiểu bạo chúa. Một vài thí dụ. Cố Antôn đi qua một làng lương, trên người mang áo chùng thâm và áo các phép. Một số thiếu niên người lương thấy cố ăn mặc kỳ cục thì cười diễu, có vài trẻ dám chửi rủa cố. Trở về nhà tức giận, tập hợp giáo dân lại, ra lệnh cho họ đi ruồng qua làng lương kia, trừng phạt đích đáng mấy đứa có tội, nghĩa là đánh đập tất cả những người họ bắt gặp ngoài đường tung hoành trong làng ấy như đối với quân thù vậy. Các cụ bô lão trong làng lương bèn gửi khiếu nại lên huyện. Và thật ngỡ ngàng khi thấy quan huyện bắt họ phải mua lễ vật, theo phong tục Việt Nam mà đến sắp mình lạy trước mặt cố, xin tha thứ cho những gì đã xúc phạm cố. Quan huyện còn nói thêm: «Đó là bản án còn nhẹ đấy, bởi đây là lần đầu tiên dân tụi bay đã phạm lỗi như thế. Chớ quên rằng, nếu còn tái phạm, thì bô lão sẽ vào tù, còn phạm nhân thì sẽ bị tử hình».

Cố Giăng, nằm trong một cái cáng do 2 giáo dân khiêng tới 1 thành phố cách nhà 18 kilômét. Vừa ra khỏi xứ đạo, một trong hai thưa rằng mình bị bệnh, xin cố kiếm ai thay thế hộ. Cố bảo: «Cứ bắt được ai thì bắt!» Có một người đi qua, cố kêu: «ê anh kia, đến khiêng ta đi tỉnh!» Người kia lắc đầu: «Không, tôi không thể và tôi không muốn». - «Thằng xấc láo, mày không muốn hả? Thằng giặc!» Người kia vẫn không chịu khiêng: «Tôi là lý trưởng, tôi không thể khiêng được». Đứng trước sự khước từ dứt khoát như thế, ông cố xuống khỏi cáng, cầm gậy bổ tới đánh đập viên lý trưởng, miệng nguyền rủa: «Lý với không lý, liệu mà khiêng cáng cho tao. À, thằng giặc cộng sản! Mày sẽ biết tao tao! ».

Hôm đó, cố Tây đến nhà quan đầu tỉnh và tố cáo rằng làng lương bên cạnh xứ đạo của ông đang nổi loạn, mà chính tên lý trưởng cầm đầu. Qua ngày sau viên lý trưởng bị cách chức và bị tống vào ngục. Không hiểu cố Tây có tạ ơn Chúa cho mình chiến thắng tên ngoại đạo kia chăng, nhưng chắc cố phải rất thích thú thấy rằng phong trào chống giáo sĩ bên chính quốc Pháp chưa được du nhập sang các vùng thuộc địa.

Cả bên trong Giáo Hội cũng có phân biệt đối xử một cách ngang nhiên. Cố thừa sai tin chắc rằng nhờ ơn Chúa và nhờ vào da trắng của ông, ông phải lo bảo vệ danh dự của người da trắng và cách đặc quyền chính trị của người da trắng. Hàng giáo sĩ Việt Nam được đào tạo để luôn biết sống trong lệ thuộc. Cần ghi nhận rằng hồi 1630, sĩ số các thừa sai chỉ là 20% trong hàng giáo sĩ tại Việt Nam, nhưng họ chiếm giữ toàn bộ các chức vụ quan trọng: như giám mục, tổng quản, hạt trưởng, giám đốc chủng viện, bề trên hội Dòng, chánh xứ ở thành thị. Trong hầu hết các địa phận, linh mục người Việt không được ngồi cùng một bàn với ông cố Tây, càng không được ăn cơm chung với cố.

Giám mục Côxtanini (Costantini) đã viết về óc phong kiến trong đạo bên Trung Hoa thời đó thế này: Khi tôi đếnh Trung Hoa, tôi thấy cả nước chia ra 56 giáo điểm, mỗi điểm có một vùng đất rộng lớn và rất phân biệt với nhau. Tôi có ngay cảm giác là các giáo điều này chẳng khác nào những căn cứ biệt lập, trong đó các giáo sĩ người Hoa sống và làm việc như người phụ thuộc thôi. Cần nói thêm rằng hồi đó, tại nhiều Nhà chung, vẫn giữ phong tục dành cho thừa sai nước ngoài được ngồi ghế đầu. Người ta thấy có vị thừa sai trẻ măng vừa từ châu Âu tới, đã được ngồi trên cả một nhóm linh mục địa phương, trong đó có cả những người già dáng kính với bộ râu đã bạc trắng».

Cảm tưởng của vị khâm sai tòa thánh tại Trung Quốc trùng hợp với óc phân biệt chủng tộc tại Việt Nam, nhất là khi Việt Nam khác Trung Quốc ở chỗ là một thuộc địa trọn nghĩa, một «thuộc địa để khai thác» nói theo tử ngữ chính thức của nhà cầm quyền Pháp. Tại Bùi Chu, ngày lễ Thánh Đaminh, tất cả các linh mục người Việt, bất kể hạng tuổi nào, phải tới sụp lạy trước mặt các thừa sai, kể cả đối với mấy người còn trẻ măng, hoặc chỉ là thầy phó tế thôi, và hôn kính giày các thừa sai đó, để giúp mình nhớ lại lời thánh Phaolô: «Phúc đức thay bàn chân các nhà truyền giáo».

Cảnh phân biệt chủng tộc ấy còn nổi bật hơn nữa trong lãnh vực đặc ân mà Giáo Hội dành cho giáo dân người Pháp, như tại các thành phố hoặc tại nơi họ cư ngụ, phải dành cho họ những chỗ đầu trong nhà thờ, nơi đó không một người Việt nào được phép ngồi vào, kể cả những ngày có đông giáo dân dự lễ đến nơi hàng trăm người cứ phải đứng, Giáo dân người Việt là giáo dân hạng thứ. Người ta quen kể họ như những trẻ thiếu niên được sức mạnh và uy quyền Giáo hội bảo hộ cho.

Ngoại trừ các cụm nhà thành thị dân chúng sống lẫn lộn, người công giáo thường được tập trung lại thánh làng xóm riêng, tách rời khỏi người lương, sống chen chúc quanh tháp nhà thờ xây theo kiểu Tây, chọc lên trời, cao vượt khỏi lũy tre. Bị đóng khung và được đoàn ngũ hóa bởi hàng giáo sĩ, họ trở thành một lực lượng quần chúng, một lực lượng đáng ghê sợ khi cha xứ kêu họ đứng lên bảo vệ đức tin, bảo vệ nhà thờ. Hệ thống ốc đảo đó tách biệt và cô lập phần lớn giáo dân khòi liên hệ với đồng bào, thúc đảy họ từ khước, tảy chay bất cứ điều gì không được Giáo Hội chánh thức phê chuẩn, chẳng hạn sách Truyện Kiều, một kiệt tác văn thơ cổ điển của Việt Nam, hoặc cái tài liệu cách mạng đều bị cho là ngược với đạo. Các sách của Vônte (Voltaire), Môngtekiơ (Montesquieu), khỏi nói tới Các Mác, vừa bị nhà nước thuộc địa cấm, vừa bị giáo luật khai trừ, nhưng ngay cuốn sách thánh đã dịch ra tiếng bản xứ mà cũng chẳng ai được biết đến (có một bản sách thánh in bằng hai thứ tiếng latinh và Việt ngữ, khổ lớn, nằm trong thư viện các chủng viện và một vài cha xứ, còn giáo dân thì không thể sờ tới).

9. TRONG TRẬN GIÓ XOÁY NHỮNG NĂM 30.

Phải sống xa rời cả đất nước mình, nhận mệnh lệnh chẳng phải từ Rôma mà từ phố Bác (Pari) và từ Manila (điểm phát xuất các thừa sai Tây Ban Nha), giáo sĩ cũng như giáo dân Việt Nam nói chung đều phải sống ngược với phong trào yêu nước của nhân dân.

Năm 1930, Nguyễn Thái Học, với đảng quốc gia tư sản là Việt Nam quốc dân đảng, quyết định phất cờ kêu gọi dân chúng nổi dậy làm một cuộc cách mạng vũ trang, thề nguyền «liều chết để cả thế giới biềt rằng tinh thần dân Việt là bất tử». Cuộc nổi dậy nổ ra tại Yên Bái (9-2-1930) và một số tỉnh lân cận đã giết chết một số sĩ quan Pháp, một vài tên thực dân và 1 linh mục. Cuộc đàn áp sau đó thật đẩm máu. Các lãnh tụ đảng bị bắt và xử tử. Những người tỏ thiện cảm bị kết án và đày sang Côn Đảo. Nhiều người bị dội bom chấy sạch.

Các Nhà chung công giáo phản ứng lại theo cách của mình. Họ tung ra luận điệu về nguy cơ cộng sản – dầu cuộc nổi dậy được chỉ huy bởi 1 đấng tư sản quốc gia – họ tìm mọi cách minh chứng trước dư luận quần chúng Pháp rằng: Giáo Hội là lực lượng duy nhất bảo đảm cho sự hiện diện của nước Pháp tại Việt Nam, cũng như vấn đầ an ninh, trật tự xã hội. Chẳng bọ Bề Trên thừa sai Pari tuyên bố: «Nhà nước vốn phải gánh những trách nhiệm nặng nề và cảm thấy sự nặng nề đó, nên đã hiểu được vai trò bảo vệ trật tự nhờ có Nhà chung là quan trọng chừng nào… Sự rối ren khiến Nhà nước phải lo lắng từ 2 năm nay là phải lẽ đấy… nhưng nó chẳng dính dáng gì tới khối dân công giáo. Nhờ lớp dân chúng nên không cách nào cộng sản xâm nhập vào được. Vì thế, từ nhiều tháng nay, các linh mục bạn bè chỉ cho tôi thấy chỗ này chỗ kia có thài độ mới mẻ tại địa bàn người lương, giá đây họ còn thù ghét công giáo, nay lại nhìn công giáo như là thành trì độc nhất có thể ngăn chặn sự tấn công của những kiểu tàn bạo tân thời».

Những «địa bàn người lương» mà cố Tây nói đây. là thành phần tư sản thành thị và các quan lại vốn lo sợ, nều đế quốc thuộc địa sụp đổ thì chúng sẽ mất cả nồi cơm và các đặc quyền đặc lợi của mình. Muốn phụng sự Chúa và nước Pháp tốt hơn, có những nhà thừa sai và giáo dân đã tiếp tay khá mạnh mẽ cho bọn cảnh sát trong việc «bình định xứ sở».

Cuộc khởi nghĩa thất bại ở Yên Bái không làm dân chúng chị bỏ khí giới, mặc dầu hết sức đói khổ do khủng hoảng kinh tế thế giới và do sự bóc lột triệt để của chế độ thuộc địa. Tại các thành phố lớn, nổi lên những cuộc biểu tình quan trọng: 42 cuộc từ ngày 1 tháng 5 năm 1930 đến đầu tháng năm năm 1931. Tại nông thôn, dân chúng đói khổ kêu đòi: «Trả đất cho người cày» và đồng thời tổ chức xuống đường đấu tranh. Ngày 12 tháng 9 năm 1931, gần 20.000 nông dân biểu tình tại thành phố Vinh. Chính quyền gọi máy bay tới ném bom và kéo quân lính tới bắn xả và dân chúng. Mặc dầu bị đàn áp tàn bạo, cuộc nổi dậy vẫn cứ tiếp tục. Nói chung dân công giáo, nghe theo lệnh các cố, đều đứng ngoài cuộc. Một số thừa sai không ngần ngại cung cấp tình báo cho cảnh sát và đem nộp cho chúng một số linh mục yêu nước. Thái độ và những cách hành động như thế gây bâng khuâng cho chính Rôma. Vì từ thế chiến thứ nhất, Vatican, lo âu trước cung cách dấn thân thực dân của các thừa sai, đã nhiều lần đưa ra lời cảnh báo: «Thật tai hại biết bao khi thấy các thừa sai quên mất địa vị mình, đến nổi đặt những điều lo lắng bản thân và quê hương trần gian của mình lên trên Nước trời và chứng tỏ một sự nhiệt tình thật không khôn ngoan lo cho việt bành tướng sức mạnh của xứ sở, sự chiếu tỏa lan rộng danh dự của quê hương lên trên tất cả. Các kiểu cách như thế chỉ là một thứ dịch tả phá hoại công việc tông đồ mà thôi» (Maximum Illud, Tông Huấn «Việc quan trọng nhất» ra ngày 30-11-1919).

Và đức Piô trong Thông điệp «Các sự việc Giáo hội», công bố năm 1925 đã nói: «Hãy đặt giả thuyết rằng, người dân xứ thuộc địa ngày nào đó sẽ đạt tới một trình độ văn minh mà mức trưởng thành chính trị muốn làm những người chủ đất nước họ, nên sẽ tìm cách trục xuất hết quân lính và thừa si của nước mà họ từng bị đô hộ…». Đêm đặt lính tráng chung một hàng với thừa sai, quả là chuyện đau lòng đối với một Giáo hoàng mà tinh thần tin mừng và cải cách đã khiến nhiều nhà thừa sai phải bực bội. Giám mục Senxo Coxtantini (Celso Costantini) đặt sứ tòa thánh được phái sang Trung Quốc, đã gặp phải sự chống đối khắp nôi khi ông ta cho các cố thừa sai biết rằng: đức Piô XI dự tính phong một số giám mục người Trung Hoa và giao cho họ cai quản một số địa phận. Nhiều người cho rằng điều đó khác gì một sự phản bội máu và mồ hôi cố thừa sai đã đổ ra suốt 3 thế kỷ nay! Kẻ khác lại cho rằng làm như thế là điên khùng.

Trước đó, linh mục Lebơ (Lebbes) một thừa sai người Bỉ đã bị vạ treo chén bởi giám mục của ông và ông đòi Giáo hội Trung Hoa lại cho người Trung Hoa. Người ta biết rằng điều đó cũng xảy ra tại Việt Nam. Mặc dầu giám mục Mac-cu (Maceou) địa phận Phát Diệm, một người khá cởi mở, đã đồng ý nhận cho một giám mục phó người Việt ở với mình, nhưng phần đông các cố thừa sai lại chống. Phải rất nhiều kiên nhẫn và sau nhiều cuộc thương lượng, Rôma mới có thể phong vị giám mục người Việt Nam đầu tiên năm 1933, vị thứ hai năm 1936 và vị thứ 3 năm 1939. Cũng cần thêm rằng, chính quyền Pháp chống lại việc bổ nhiệm các giám người Việt. Thật ra, người ta chỉ trao cho các giám mục bản xứ những địa phận nông thôn, 14 địa khác vẫn ở trong tay các giám mục thừa sai, vốn chỉ cò gần 20% sĩ số trong hàng giáo sĩ ở Việt Nam.

Các cuộc bổ nhiệm kể trên gây sự tin tưởng cho hàng giáo sĩ và giáo dân Việt Nam và đã làm nảy sinh một phong trào yêu nước trong giáo giới. Tại các địa phận còn do các giám mục Pháp hoặc Tây Ban Nha cai trị, một số giam mục đã can đảm gửi sang Rôma thư thỉnh nguyện xin tòa thánh đem Giáo-hội Việt Nam trao lại cho người Việt Nam. Bị kết án là nổi loạn, một vài vị đó đã bị phạt vạ treo chén, nhiều vị khác bị đày tới những xứ đạo nhỏ bé hẻo lánh và không có ảnh hưởng gì.

Cùng với sự thất bại nước Pháp năm 1939 và qua cuộc xâm lăng của quân phiệt Nhật từ năm 1941, người công giáo Việt Nam nhận ra, cũng như phần lớn đồng bào mình, rằng tòa nhà thuộc địa sắp sụp đổ tới nơi. Người ta bắt đầu dám nói tới lòng yêu nước, nhưng cách kín đáo tại các chủng viện. Một vài linh mục và giáo dân tỏ ra thiện cảm thông đồng với các phong trào cách mạng trong bưng. Tại Ninh Bình, một nhóm thanh niên công giáo đi vào rừng khán chiến, đánh Pháp đuổi Nhật.

10. THẬP GIÁ ĐƯỢC GIẢI PHÓNG.

Ngoại trừ các cố thừa sai, chẳng một ai lấy làm lạ khi thấy hàng giáo sĩ và giáo dân các xứ đạo đã sắp hàng đứng sau lưng cụ Hồ Chí Minh từ ngày Cách mạng tháng 8 và ngày tuyên bố độc lập mồng 2 tháng 9 năm 1945. Dù được ách đô hộ của hàng giáo sĩ nước ngoài vượt qua trên đầu vị Khâm Mạng Tòa thánh người Pháp, giám mục Nguyễn Bá Tòng đã nhân danh các giám mục và dân công giáo Việt Nam, gửi một Sứ điệp cho Đức giáo hoàng Piô XII ngày 23 tháng 9 năm 1945, trong đó có đoạn nói:

«Nhân dân Việt Nam yêu quí của chúng con muốn nhờ trung gian 4 vị giám mục của hô, dâng lên Đức Thánh Cha lòng tôn kính sâu xa và xin Đức Thánh Cha ban phúc lành, tỏ lòng rộng lượng và cầu nguyện cho nền độc lập mà nhân dân chúng con mới dành lại được vá quyết tâm bảo vệ với mọi giá. Chính phủ chúng con cũng đã ra một nghị quyết tốt đẹp và nhân ái, chọn ngày quốc khánh cho cả nước trùng với lễ kính các tử đạo Việt Nam, mà tòa thánh mới cho phép mừng vào chủ nhật đầu tháng 9. Toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt tôn giáo, mừng lễ này với một tinh thần yêu nước chân thành và nồng nhiệt chưa từng có với những cuộc biểu tình to lớn và nao nức, tỏ ta cho thấy toàn dân cùng quyết tâm bảo vệ chính quyền cho mình, dầu có phải đổ máu».

«Đứng trước những biến cố hết sức xúc động như thế này và bản thân chúng con cảm động đến tận trong lòng, vì ý thức bổn phận thiêng liêng đối với Tổ quốc chúng con, các giám mục người Việt Nam chúng con nài xin Đức Thánh Cha, tòa thánh Rôma, các đức Hồng Y, các đức Tổng giám mục, Giám mục và toàn thể anh chị em công giáo khắp thế giới và đặt biệt là công giáo Pháp, hãy hổ trợ cho việc quyết định của Tổ quốc yêu quí chúng con».

Bức thư chân tình và cảm động đó có ẩn chứa một mối lo âu: các Giám mục Việt Nam sợ rằng Rôma với Đức giáo hoàng ủng hộ việc quân Pháp tái chiếm Đông dương. Muốn hiểu đúng nội dung của bức thư này, cần nhắt lại các biến cố quyết định với lịch sử Việt Nam năm 1945.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, quân đội Nhật đã tước vũ khí quân Pháp, hầu như chẳng gặp một chống cự nào. Vua Bảo Đại xóa bỏ các hiệp ước bất công đã ký với Pháp, tuyên bố «nền độc lập Việt Nam trong lòng Đại Á» dưới sự hướng dẫn của Nhật bản. Thực ra đó là một cuộc áp đảo nền đô hộ của Nhật một cách trá hình. Cùng thời đó, mặt trận Việt Minh (Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội) phát xuất từ chiến khu Thái Nguyên dưới sự lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh gia tăng du kích đánh lại quân Nhật. Lợi dụng sự đầu hàng của đế quốc Hừng Đông, cụ Hồ Chí Minh tung ra mạnh mẽ lời hiệu triệu toàn dân đứng lên giải phóng đất nước. Ngày 17 tháng 8, một cuộc mít tinh đã biến thành một cuộc xuống đường Giài phóng.

Ngày 19 tháng 8, cuộc cách mạng đã dành được thắng lợi mà không phải đổ máu. Khắp nơi, quần chúng nhân dân tuông ra đường hoan hô nền độc lập thật sự đã đến. Ngày 23 tháng 8, Bảo Đại thoái vị, đem bảo kiếm và hoàng ấn nộp cho chính phủ Cách mạng Lâm thời, Bảo Đại đã tuyên bố: «thà làm dân thường một nước tự do hơn được làm vua một nước bị trị».

Ngày 2 tháng 9, tại quảng trường Ba Đình, cụ Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập nước nhà trước đông đảo dân chúng, cả nước đã vui mừng «Nhân dân ta đã đập tan gông xiềng gần một thế kỷ của thực dân Pháp, để đem lại cho Tổ quốc Việt Nam chúng ta nền độc lập».

Cụ không dấu diếm những khó khăn. Khắp nơi còn nguy cơ. Trước hết quân đồng minh đã giao cho lính Trung quốc phía bắc vĩ tuyến 16 và cho lính Anh phía nam, để giải giáp quân Nhật. 200 ngàn quân của Tưởng Giới Thạch làm áp lực, đòi thiết lập tại Hà Nội một chính phủ thân Trung Hoa. Phía nam, lực lượng quân Anh lại giúp quân đội Pháp của tướng Lơ-kole (Leclerec) đổ bộ «tái chiếm». Đơ Gôn gặp đô đốc Thiery Đắgiăng-liơ (Thierry de Argenlieu), một tu sĩ dòng Camêlô, làm cho Cao ủy Pháp tại Đông Dướng, nghĩa là làm Toàn quyền. Có lẽ ông hy vọng rằng vị linh mục này sẽ thành công trong việc qui tụ dân công giáo lại đi theo ủng hộ mình, như hồi chinh lần đầu, cách đó một thế kỷ.

Ngày 2 tháng 9, trong cuộc mít tinh của đông đảo dân chúng mừng độc lập, có những người Pháp núp tại một nhà thờ Sài Gòn chĩa súng vào đám đông làm chết 47 người và bị thương. Trong đem 22 rạng ngày 23 tháng ấy, quân lính Pháp nổ súng tấn công và bắt đầu cuộc tái chiếm Nam bộ.

Cụ Hồ Chí Minh nêu khẩu lệnh: Hoặc là chết, Quân đội, nhân dân Nam bộ kháng cự dũng cảm với những cây súng xưa, gươm giáo và tầm vong vạt nhọn. Từ khắp nơi đổ về nào người nào của, tiếp viện cho kháng chiến.

Chính phủ cách mạng vừa chống cự lại cuộc tiến công của Pháp, vừa phải đương đầu với những khó khăn về chính trị và kinh tế. Quân lính Trung Hoa đến gọi là để giải giáp người Nhật, nhưng không che đậy nổi tham vọng thực dân của chúng. Chính phủ chỉ có trong tay vỏn vẹn một triệu đồng, để lo toan mọi chuyện (ngân hàng Đông dương lúc đó vẫn nằm trong tay quân Pháp), phải tổ chức lại tất cả, cái gì cũng chỉ bắt đầu, với những cán bộ đầy nhiệt huyết nhưng chưa kinh nghiệm, có những chương trình cải cách táo bạo nhưng dân chúng lại chưa hiểu ra.

Nhằm ngăn chận sự tê liệt kinh tế, chính phủ tổ chức tại nguyên quyên Tuần lễ vàng nhân dân phấn khởi hưởng ứng. Giám mục Hồ ngọc Cẩn địa phận Bùi Chu, đem cả giây chuyền vàng thánh giá dân cùng vào công quỹ.

Tại miền Nam, quân Pháp tăng cường các cuộc hành quân, lùng bắt các nhà yêu nước tại thành thị, ruồng bố các vùng nông thôn. Chúng ra sức bẻ gãy tinh thần kháng chiến của dân chúng.

Một lần nữa, 4 vị giám mục người Việt Nam lại đưa ra lời kêu gọi người Kitô giáo trên khắp thế giới và đặt biệt là nhân dân Anh (mà quân đội mang trách nhiệm để cho quân lính Pháp đổ bộ lên mạn nam vĩ tuyến 16) và Hoa kỳ là nước đã trở thành cường quốc hàng đầu thế giới sau thế chiến, rằng: Đất nước chúng tôi hiện đang bị xâm lăng, chúng tôi quyết bảo vệ nền độc lập, chính nghĩa công bằng và tự do. Còn dân nước chỉ vì đầy lòng yêu nước tinh túy mà đang chịu tràn sát trên các chiến trường, lẽ ra họ phải được đưa ra cùng nhau xây dựng đất nước mình.

«Trong lúc hòa bình đã được vãn hồi trên toàn thế giới lẽ ra chúng tôi phải được cùng bao dân tộc khác hàn gắn các đổ nát do chiến tranh tàn gây ra, thay vì tiếp tục dồn thêm đổ nát. Chúng tôi phải chịu ảnh hưởng không sao tránh khỏi của cuộc thế chiến vừa qua, đã tàn phá và xáo trộn tất cả. Chúng tôi đã phải chịu một nạn nói khủng khiếp làm chết đi một phần đồng bào của một nạn đói mới có thề còn khủng khiếp hơn nạn trước. »

«Hỡi anh chị em công giáo thế giới, hãy đến trợ giúp cho các miền giáo phồn thịnh đức tin của Việt Nam, hãy đến viện trợ cho Tồ quốc thân yêu của chúng tôi đã từng cống hiến cho anh chị em 90.000 vị nhân chứng đạo thánh và còn hứa hẹn nhiều mùa gặt to lớn hơn. Hỡi nhân dân các nước Anh và nước Mỹ, hã cho chúng tôi sự can thiệp có ích lợi, khiến chúng tôi thoát khỏi cảnh rùng rợn của chiến tranh, trong khi cả thế giới đã được hưỡng thái bình..!!.. »

Lời kêu gọi đó đã thành tiếng vang trong tờ Thông tin tại Bơruygiơ (Bruges, nướic Bỉ) tố cáo nước Pháp tái diễn một cuộc chiến xâm lăng, bất chấp các quyền lợi của nhân dân Việt Nam và việc làm tàn ác đó lại được thực hiện dưới sự điểu khiển của một linh mục Their d’ Acgiăngliơ.

«Điều này làm cho người ta lấy làm tiếc rằng ?những linh mục tu sĩ – chẳng ai lại không biết lý lịch của đô đốc Thiery d’ Acgiănglơi – lại dám nhận, ?dẫu là với ý ngay lành đi nữa, trách nhiệm của cuộc chi ến tranh xâm lăng Chính sách của đô đốc đã làm cho người ta tin theo luận điệu cho rằng linh mục và thừa sai công giáo là những tay chân công cụ củ chủ nghĩa đế quốc phương Tây».

Tại Việt Nam, như đã kể trong chương sách này, chẳng phải người ta có luận điệu, mà đây là sự thật. Hơn nữa, mặc dầu 4 giám mục người Việt Nam đã lặp lại lời kêu gọi ủng hộ nền độc lập của Tổ quốc, 14 giám mục thừa sai đều giữ im lặng. Phải chăng họ đồng tình với cuộc chiền tái xâm lược của Pháp? Phải chăng họ không chấp nhận cho người dân Việt công giáo được tỏ tình yêu nước của mình?

Đã hẳn, trong những tháng sau Cách mạng tháng 8, một vài số thừa sai đã có những điều cay đắng với những giáo dân không ngần ngại tốc giác hành động thực dân và phân việt chủng tộc của các ông.

Trong nhiều địa phận, giáo sĩ Việt Nam nói to lên yêu sách của họ rất chánh đáng, nhưng bị trù dập mãi từ lâu năm trước. Quả thế, thật là điều kỳ cục, trong một nước độc lập và trong một Giáo hội có tới 80% giáo sĩ đã là người bản quốc, thế mà linh mục cũng như giáo dân cứ bị một nhúm người phương Tây cai quản mãi. Nhớ lại đức Piô đã từng kêu gọi các thừa sai chuyển giao chỗ mình cho giáo sĩ bản xứ, trả Giáo hội Việt Nam lại cho người Việt Nam. Tại các địa phận Hà Nội, Hải phòng, Thanh Hóa, Bắc Ninh, Thái Bình, hàng giáo sĩ gây áp lực để các giám mục thừa sai đặt những Linh mục tổng quản người Việt và giáo xứ đạo thành thị cho các linh mục bản xứ coi sóc thế các cố thừa sai.

Ngày 10.10.1945 tại Thái Bình 20.000 giáo dân kéo tới hoan hô hội đồng mục vụ địa phận gồm nguyên các linh mục người Việt, chỉ trừ giám mục. Nhiều khẩu hiệu được kết băng phất phới trước gió, như «hoan hô Đức Giáo Hoàng. Giáo hội Việt Nam hoàn lại cho người Việt Nước Việt Nam độc lập muôn năm». Dòng người đông như nước lũ diễn hành qua trước tòa giám mục, có hội đồng mục vụ mới bênh cạnh, xuất hiện trước ban công và giơ tay ban phép lành cho dân chúng. Nhưng chỉ mấy tháng sau, ra một thư chung bắt các linh mục đọc trong các lễ chủa nhựt bãi bỏ chức tổng quản và hội đồng mục vụ, vịn cớ rằng giám mục đã làm chuyện đó vì bị ép buộc. Các linh mục quản xứ đã không chịu đọc thư chung đó cho giáo dân nghe.

Các linh mục linh mục Tổng quàn được đặt lên trong tất cả các địa phận, khối quần chúng giáo dân tin tưỡng vào lòng yêu nước của mình, hăng hái tham gia cuộc kháng chiến vệ quốc và xây dựng một nước Việt Nam độc lập.

Như vậy, cùng các giám mục và linh mục đứng đầu người công giáo Việt Nam đã muốn xóa đi hình ảnh một giáo hội hợp tác với quân xâm lược, một giáo hội chỉ làm công cụ cho nước Pháp, một giáo hội đã từng sống bên lề của một dân tộc đang chiến đấu cho chủ quyền và sự tự do của mình.

Một trang sử vừa được lật sang. Song tiếc thay chẳng được bao lâu.

 

(còn tiếp)

Trang Tôn Giáo