Hai bản đồ quý khẳng định

chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa

TS Nguyễn Xuân Diện

Phó Giám đốc Thư viện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm

http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuT/TinNLD1.php

22 tháng 3, 2009

Lao Động số 60 Ngày 19/03/2009 Cập nhật: 8:41 AM, 19/03/2009

(LĐ) - Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền về biển Đông với Trung Quốc, bên cạnh khía cạnh pháp lý và luật pháp quốc tế thì vấn đề chứng cứ lịch sử là rất quan trọng. Điều này lại càng quan trọng khi phải đối thoại với Trung Quốc - là nước có truyền thống lưu trữ và khảo cứu thư tịch cổ rất lâu đời, với trình độ rất cao.

Bên cạnh các tài liệu do người VN biên soạn (hiện đang lưu trữ trong và ngoài nước) thì các tài liệu do người nước ngoài, đặc biệt là người Trung Quốc biên soạn lại càng quan trọng, vì ở đó nó là bằng chứng hùng hồn nhất trong vấn đề chủ quyền tại biển Đông. Một khi tìm được các bằng chứng từ phía Trung Quốc, về việc họ không xác nhận chủ quyền tại biển Đông thì việc xem xét vấn đề trên bình diện pháp lý trở nên thuận lợi.

Mới đây, từ các bức ảnh do PGS-TS Đinh Khắc Thuân cung cấp, PGS-TS Ngô Đức Thọ phát hiện ra rằng, đây là bằng chứng chủ quyền của nước ta đối với hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa.

Đó là cuốn An Nam đồ chí của soạn giả Đặng Chung. Cuốn sách này được biên soạn "căn cứ theo bản sao ở Thuật Cổ Đường của họ Tiền". Thuật Cổ Đường là tên thư viện của Tiền Đại Hân - nhà khảo chứng học nổi tiếng đời Thanh. Họ tên soạn giả An Nam đồ chí được ghi cuối bài tựa: Phân thủ Quảng Đông Quỳnh Nhai Phó Tổng binh Ôn Lăng Đặng Chung (Phó Tổng binh trấn thủ châu Quỳnh Nhai, tỉnh Quảng Đông là Đặng Chung, người huyện Ôn Lăng).

An Nam đồ chí là một tập sách bản đồ có các khảo chú về toàn quốc và các địa phương của VN. Một nội dung như vậy là một tài liệu tham khảo sử địa học quan trọng, mà giới nghiên cứu VN cả trong nước và quốc tế cho đến nay chưa từng trích dẫn hoặc biết tới. Niên đại soạn sách ghi sau bài tựa càng là một giá trị quý hiếm: Vạn Lịch Mậu Thân thanh minh nhật. Vạn Lịch (1573-1620) là niên hiệu Vua Minh Thần Tông, năm Mậu Thân Vạn Lịch là năm 1608, cách nay đúng 401 năm.

Biển Đông có vị trí địa chiến lược, địa kinh tế cực kỳ quan trọng và là yết hầu kinh tế của toàn bộ khu vực Đông Á. Biển Đông là nơi giao nhau của nhiều tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất thế giới, nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Biển Đông rộng 6,2 triệu kilômét vuông, hàng ngày có khoảng 400 tàu lớn qua đây, khoảng 25% mậu dịch và 1/2 lượng dầu tiêu thụ của thế giới qua biển Đông. Khoảng 80% dầu thô của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản nhập khẩu từ Trung Đông, Châu Phi và các nước ASEAN đều đi qua biển Đông. Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ, khí đốt, phốtphát và nhiều khoảng sản quý hiếm.

Nguồn: PGS-TS Lê Văn Cương

An Nam đồ chí là thư tịch bản đồ đầu tiên của Trung Quốc ghi tên cửa biển Đại Trường Sa trong tờ bản đồ vẽ nước An Nam - tức Việt Nam.

PGS-TS Ngô Đức Thọ kết luận: "Bất cứ vì lý do gì, việc một viên quan binh của nhà Minh giữ chức Phó Tổng binh châu Quỳnh Nhai (tức đảo Hải Nam) ghi tên Cửa biển Đại Trường Sa của VN trên bản đồ An Nam, chứng tỏ người Trung Hoa từ trước và từ triều Minh, triều Thanh đều thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa là thuộc Việt Nam".

Về tài liệu nước ngoài, TS Nguyễn Nhã có một phát hiện đặc biệt quan trọng, khi ông tiếp cận bản đồ An Nam đại quốc họa đồ -, do Giám mục Taberd vẽ năm 1838. Tấm bản đồ nằm trong cuốn từ điển được in ấn, nên nó không phải là độc bản mà mức độ phổ biến rộng rãi, đến được với nhiều người - đặc biệt là giới học giả (đối tượng sử dụng chủ yếu của cuốn từ điển này). Trên bản đồ, quần đảo Hoàng Sa được viết bằng chữ "Cát Vàng". Và điều đặc biệt nhất là, bản đồ có ghi tọa độ và khi đối chiếu với số liệu hôm nay thì hoàn toàn trùng khớp. Đây là bản đồ cổ duy nhất có ghi tọa độ và cũng là bản đồ cổ duy nhất có xác định tọa độ của Hoàng Sa.

Ngoài ra, trên tập san The journal of the Asiatic society of Bengal, Vol VI cũng đã đăng bài của giám mục Taberd, xác nhận Vua Gia Long đã thân chinh vượt biển đến Hoàng Sa vào năm 1816 và long trọng treo cờ, chính thức giữ chủ quyền quần đảo Paracels (Hoàng Sa, Cát Vàng)...

Hai tấm bản đồ do những người nước ngoài vẽ thực sự là một minh chứng hùng hồn về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

GS-TS Nguyễn Quang Ngọc - Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển:

Thư tịch và bản đồ cổ của Trung Quốc tính cho đến cuối thế kỷ XIX và thậm chí cả những năm cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XX, đều phản ánh một thực tế hết sức hiển nhiên là vùng lãnh thổ, lãnh hải truyền thống của Trung Quốc chưa bao giờ vượt quá đảo Hải Nam.

Phải khẳng định một cách tuyệt đối rằng lịch sử thực thi chủ quyền của VN ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa với tư cách nhà nước, phát triển liên tục, rõ ràng, muộn nhất là từ đầu thế kỷ XVII (dưới thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên) và qua các thế kỷ XVIII (dưới thời các chúa Nguyễn tiếp theo và vương triều Tây Sơn), XIX (dưới thời các vương triều Nguyễn) và cho mãi đến những năm đầu của thế kỷ XX vẫn chưa hề gặp phải sự phản đối của bất cứ quốc gia nào".

C.T ghi

 

TS Nguyễn Xuân Diện

(Phó Giám đốc Thư viện, Viện Nghiên cứu Hán Nôm)

Theo Lao Động

 

nguồn http://www.laodong.com.vn/Home/Hai-ban-do-quy-khang-dinh-chu-quyen-Viet-Nam

-o-Truong-Sa-va-Hoang-Sa/20093/130720.laodong

 


Nối: Vấn đề Hoàng Sa - Trường Sa: cần một nỗ lực tổng hợp

Nối: Thận trọng khi biên soạn sách về Hoàng Sa - Trường Sa

Nối: Việt Nam khẳng định chủ quyền với Trường Sa, Hoàng Sa (TTX)

Nối: Các tin tức về Trường Sa, Hoàng Sa (Vietinfo)

Nối: Sự thật không thể bị bóp méo

Nối: Thạc sĩ Hoàng Việt: “đường lưỡi bò” vô căn cứ (Lam Điền/TT)

Các bài liên lệ đến đảo Trường Sa - Hoàng Sa:

"Cuộc chiến" không cân sức giữa giới học giả VN và TQ (Đoan Trang)

Ba "Gọng Kìm" (Nam Quốc)

Chiều mưa biên giới anh đi về đâu. (Hoàng Nguyên Nhuận)

Cuộc biểu tình của giới trẻ trong nước (CLB Nhà Báo Tự Do)

Công lý lịch sử của Hoàng-Trường Sa, ..đến Tòa Khâm Sứ (Ts. Lý Khôi Việt)

Hai bản đồ quý khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa (TS Nguyễn Xuân Diện)

Huyết Lệ Tâm Thư (Minh Mẫn)

Hãy phản đối hành động xâm lược của TQ (Tin)

Học giả quốc tế phê phán đường lưỡi bò của TQ (TuanVN)

Hồ sơ Biển Đông: ASEAN-Mỹ tăng cường quan hệ (Trọng Nghĩa/ RFI)

Lăng Ba Vi Bộ Với Kissinger(Hùynh Bất Hoặc)

Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc)

Những người đòi bỏ danh dự Tổ Quốc (NMQ)

Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ  (Lê Minh Nghĩa)

Phải chăng TQ & HK ... (Càphêtối)

Phủ nhận hoàn toàn quan điểm của nhà nước Trung Quốc (Đinh Kim Phúc)

Quan Hệ Việt Nam & Trung Quốc Trong 30 Năm Qua-1 (nxb Sự Thật)

Sắc chỉ Vua Minh Mạng về Hoàng Sa được tìm thấy (tin BBC)

Sức mạnh đồng thuận Việt Nam ...(MinhAnh)

Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc)

Trường Sa và Hoàng Sa (Nguyễn Nhã)

Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -1 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)

Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -2 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)

Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -3 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)

Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -4 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)

Trận Hoàng Sa 34 năm về trước

Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc)

Tây Sa và Nam Sa trong sử liệu Trung Quốc (Phạm Hoàng Quân)

Việt Nam Cộng Hòa dâng Đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng (Đặng Văn Hoa)

Vì Lễ Rước Đuốc Olympic 2008 - Thư gửi Thủ Tướng  (Lê Trung Hành)

Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông (Đinh Kim Phúc)

“Sóng” Biển Đông Giữa Lòng Hà Nội (TuanVN)

Trang Chính Trị Xã Hội