Học giả quốc tế phê phán đường lưỡi bò của TQ

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2009-11-29

Phương Loan /TuanVN

11 tháng 11, 2010

Trong khi quan điểm của các học giả Trung Quốc đưa ra tại Hội thảo quốc tế về Biển Đông được xem là "không có gì mới", "vẫn là luận điệu cũ đòi ôm trọn Biển Đông", thì các học giả quốc tế đều lên tiếng phê phán tuyên bố chủ quyền cũng như cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông.

VietNamNet ghi nhận ý kiến của các học giả quốc tế bên lề Hội thảo quốc tế về Biển Đông diễn ra tại Hà Nội tuần qua. Đáng tiếc, các học giả Trung Quốc tham gia hội thảo viện nhiều lí do đã từ chối trả lời phỏng vấn của báo giới Việt Nam.

Mập mờ, thiếu nghiêm túc

GS Valencia. Ảnh PL

GS Mark J. Valencia (Mỹ):

Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền với Biển Đông rất mập mờ. Trung Quốc không làm rõ thực ra đường chữ U đó là gì. Khi được đề nghị giải thích về ý nghĩa của đường ranh giới này, là đường biên giới hay là gì khác, họ rất mập mờ: có thể thế, có thể không. Nó cũng giống như cách Mỹ trả lời việc có hay không chuyện Mỹ giúp Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc đại lục tấn công. Họ cứ để mập mờ, với cách giải thích mềm như vậy, để người khác phải đoán, còn họ thì cố gắng đạt lợi ích tối đa.

GS Ramses Amer (Thụy Điển):

GS Ramses Amer
Ảnh: PL

Trong khi Việt Nam có tuyên bố rõ ràng về từng khu vực chủ quyền và quyền chủ quyền, cơ sở cho từng tuyên bố đó, có định nghĩa pháp lý rõ ràng cho từng khái niệm trong tuyên bố của mình thì tuyên bố của Trung Quốc lại không rõ ràng: từ khu vực tuyên bố chủ quyền tới cơ sở cho tuyên bố của họ.

Có ý kiến nói rằng về mặt hồ sơ, tư liệu, Trung Quốc có sự chuẩn bị tốt hơn. Thực ra, chỉ có tuyên bố chủ quyền mang tính lịch sử mới có thể chuẩn bị tài liệu giấy tờ. Thềm lục địa thì không thể chỉ trên văn bản, mà là thực địa. Dù anh có tuyên bố bao nhiêu vùng biển thuộc chủ quyền của mình thì đó cũng chỉ là tuyên bố mà thôi.

Thế nhưng, thực tế, cũng giống như vấn đề biên giới trên bộ, cuối cùng, các bên phải có cách tiếp cận chung. Cuối cùng, đó là vấn đề của đàm phán, thảo luận.

Sẽ là bất khả thi để đi đến đàm phán nếu như Trung Quốc vẫn không làm rõ tuyên bố của mình.

Đường lưỡi bò không giá trị

GS Mikhailovich. Ảnh PL

GS Lokshin G. Mikhailovich (Nga)

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với tất cả các đảo trên Biển Đông. Họ muốn biến Biển Đông thành hồ của Trung Quốc. Điều đó là không thể chấp nhận được với bất kì nước nào.

Khi còn trẻ, là một phiên dịch, có dịp dịch cho đoàn quan chức Việt Nam tới thăm Liên Xô và có đề cập tới vấn đề Hoàng Sa. Chính sách của Trung Quốc lúc đó rất cứng rắn. Họ lấy lí do là qua nghiên cứu khảo cổ, họ đã phát hiện xương người Trung Quốc ở các đảo thuộc quần đảo này, và do đó, Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với quần đảo. Lãnh đạo Việt Nam khi đó đã đáp lời Trung Quốc, hãy tới khảo cổ ở gò Đống Đa và các khu vực xung quanh Hà Nội, họ sẽ tìm thấy nhiều xương của người Trung Quốc hơn nữa.

Rõ ràng, quan điểm của Trung Quốc là hết sức thiếu nghiêm túc, chỉ mang tính tuyên truyền hơn là dựa trên lôgic, và tính pháp lý.

Các nước đã rất nỗ lực để giải quyết vấn đề Biển Đông, thế nhưng tiến trình đã bị ngưng trệ, bởi Trung Quốc áp dụng chính sách 3 không: nói không với quốc tế hóa vấn đề Biển Đông, nói không với đối thoại đa phương, nói không với bất kì cơ quan thứ 3 nào can dự giải quyết vấn đề Biển Đông. Chính sách đối ngoại 3 không này khiến cho xung đột Biển Đông không có hướng giải quyết.

Điều này gây quan ngại cho nước Nga, bởi nhiều người nghĩ nước Nga xa Biển Đông, nằm ngoài khu vực tranh chấp này. Thực tế không phải như vậy. Nga có lợi ích và mối quan tâm ở Biển Đông, có sự kết nối với khu vực này và là thành viên của một khu vực lớn hơn: khu vực châu Á - TBD. Chúng tôi muốn một khu vực ổn định và hòa bình, đảm bảo tự do thông thương, vận tải và an ninh khu vực...

GS Ian Townsend-Gault Ảnh PL

GS Ian Townsend-Gault (Canada):

Các nước không cần phải lo ngại về đường lưỡi bò mà Trung Quốc đưa ra gần như bao trọn Biển Đông, vì khi Trung Quốc phê chuẩn Công ước Luật Biển của LHQ (UNCLOS), đường lưỡi bò đó trở nên không có giá trị, vì theo Công ước, chủ quyền quốc gia được tính từ đường cơ sở ven biển vươn ra bao nhiêu hải lý đã được qui định rõ.

Hơn nữa đường lưỡi bò mà Trung Quốc vẽ không được giới luật gia công nhận. UNCLOS là một văn bản luật quốc tế hiện đại. Một khi phê chuẩn có nghĩa là Trung Quốc phải từ bỏ việc đòi chủ quyền trong đường lưỡi bò.

Nazery Khalid (Malaysia):

Theo đánh giá của giới quan sát, tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc có cơ sở pháp lý và lịch sử yếu nhất trong số các nước đưa ra tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. Từ góc độ pháp lý, yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với bất kì quy định nào của UNCLOS.

"Nên từ bỏ tuyên bố đường ranh giới 9 đoạn"

Tướng Daniel Schaeffe
Ảnh PL

Tướng Daniel Schaeffer (Pháp):

Năm 1947, cùng với việc chiếm đóng đảo Itu Aba (đảo Ba Bình), lần đầu tiên đ]ường ranh giới trên biển đã xuất hiện trong bản đồ tư nhân, không phải là bản đồ chính thức của Trung Quốc. Bản đồ đó đã vẽ một đường gần như bao trọn Biển Đông. Lúc này đường không vẽ đứt khúc 9 đoạn mà vẽ liền.

Sau đó, vào những năm 1950, đường ranh giới này lại được chia tách thành 11 đoạn và thành đường ranh giới 9 đoạn từ thời Thủ tướng Chu Ân Lai nắm quyền, sau khi xóa bỏ 2 đoạn ở khu vực Vịnh Bắc Bộ.

Điều quan trọng là, thậm chí ngay cả khi đường 9 đoạn này tiếp tục được in trong các bản đồ của Trung Quốc, và khi Trung Quốc luôn bảo vệ những gì mà nước này đã yêu sách chủ quyền với Biển Đông trong khu vực bao quanh bởi 9 đoạn này, cho đến nay, Chính phủ Trung Quốc chưa bao giờ đưa ra bất kì một văn bản pháp lý chính thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu vực được khoanh bởi 9 đoạn này.

Chưa bao giờ được giải thích bởi bất kì một cơ quan, tổ chức nào một cách rõ ràng, chắc chắn, vì thế, bản đồ này hoàn toàn không hợp lệ.

Đường 9 đoạn của Trung Quốc là yếu tố then chốt đầu độc liên tục mối quan hệ liên khu vực xung quanh vùng biển này.

Cùng với việc đưa ra bản đồ này, Trung Quốc đã gây ra sự mơ hồ và lạc lối cho những nhà quan sát trong việc giải thích đúng đắn sự tồn tại của đường ranh giới này.

Để biện hộ cho sự đúng đắn của việc duy trì sự tồn tại của đường ranh giới 9 đoạn, Trung Quốc nói rằng đường này có khoảng cách đều giữa bờ biển của các nước liền kề và các đảo mà Trung Quốc đang tuyên bố chủ quyền.

Bằng cách này, Trung Quốc đang đi ngược lại UNCLOS, khi Công ước quy định cơ chế xác định đường cơ sở này chỉ áp dụng với các quốc gia biển đảo, không phải với các đảo.

GS Stein Tonnesson trao đổi cùng GS Leszek Buszynski, ĐH quốc tế Nhật Bản. Ảnh PL

Cách thức Trung Quốc định nghĩa vùng lãnh thổ bên ngoài đại lục, ở đại dương không phải cách ứng xử vì hòa bình và ổn định.

Có các luồng quan điểm khác nhau ở Trung Quốc giải thích cho đường ranh giới 9 đoạn này. Có quan điểm của cho rằng Biển Đông là vùng lãnh hải. Thực tế là đường 9 đoạn này đã được vẽ trước khi UNCLOS ra đời. Đó là một thực tế lịch sử. Lại có một số ý kiến cho rằng Biển Đông là vùng nước lịch sử của Trung Quốc.

Cả hai quan điểm này đều không chấp nhận được bởi vì theo như UNCLOS n của LHQ, không có cái được gọi là vùng nước lịch sử. Các vịnh lịch sử thì có, nhưng vùng nước lịch sử thì không.

Coi Biển Đông là vùng lãnh hải cũng không có ý nghĩa bởi lẽ khoảng cách từ bờ biển đến đường ranh giới Trung Quốc tuyên bố gấp nhiều lần khoảng cách cho phép được quy định bởi UNCLOS liên quan đến vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, và thậm chí là thềm lục địa.

Hơn nữa, tuyên bố này theo cách nào đó cũng đối lập với tuyên bố của Trung Quốc cho rằng tất cả các đảo thuộc lãnh thổ Trung Quốc và xem đường cơ sở mà nước này định nghĩa hoặc tưởng tượng xung quanh những đảo như là của một quốc gia biển đảo.

Đường 9 đoạn của Trung Quốc không tương thích với bất kỳ điểm nào của UNCLOS và do đó, không thể áp dụng theo Luật biển.

Hơn nữa, bằng việc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, Trung Quốc đã không đưa ra một bức tranh về sự nghiêm túc với toàn thế giới. Muốn nhận được sự tôn trọng và được lắng nghe từ cộng đồng quốc tế, Trung Quốc tốt nhất nên từ bỏ đường ranh giới 9 đoạn của mình.

Quan điểm cũng đã được đưa ra bởi GS Zhao Lihai, ĐH Bắc Kinh, người mà sau thời gian bảo vệ cho đường ranh giới 9 đoạn đã nhận ra rằng việc bảo vệ yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông gây tác động ngược với điều mà Trung Quốc đang tìm kiếm: được lắng nghe để thu lợi lớn nhất.

Đơn phương

GS Stein Tonnesson (NaUy):

Quyết định cấm đánh bắt cá của Trung Quốc xuất phát từ mục đích tốt: bảo tồn nguồn cá, đảm bảo nguồn cung cấp cá to lớn, lâu dài cho hàng triệu cư dân sống ở khu vực Biển Đông. Tuy nhiên, vấn đề là Trung Quốc lại thực hiện đơn phương.

Đáng ra, Trung Quốc nên cùng với các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia... thảo luận và thiết lập một cơ chế cấm đánh bắt cá chung. Khi đó, quy định sẽ có hiệu quả thực tế hơn và cũng không làm căng thẳng tình hình Biển Đông.

Phương Loan

 


Các bài liên hệ đến biển đảo

- đăng ở sachhiem.net:


"Cuộc chiến" không cân sức giữa giới học giả VN và TQ (Đoan Trang)
Ba "Gọng Kìm" (Nam Quốc)
Chiều mưa biên giới anh đi về đâu. (Hoàng Nguyên Nhuận)
Cuộc biểu tình của giới trẻ trong nước (CLB Nhà Báo Tự Do)
Công lý lịch sử của Hoàng-Trường Sa, ..đến Tòa Khâm Sứ (Ts. Lý Khôi Việt)
Hai bản đồ quý khẳng định chủ quyền Việt Nam ở Trường Sa và Hoàng Sa (TS Nguyễn Xuân Diện)
Huyết Lệ Tâm Thư (Minh Mẫn)
Hãy phản đối hành động xâm lược của TQ (Tin)
Học giả quốc tế phê phán đường lưỡi bò của TQ (TuanVN)
Hồ sơ Biển Đông: ASEAN-Mỹ tăng cường quan hệ (Trọng Nghĩa/ RFI)
Lăng Ba Vi Bộ Với Kissinger(Hùynh Bất Hoặc)
Những ngôi chùa trên huyện đảo Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Những người đòi bỏ danh dự Tổ Quốc (NMQ)
Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ  (Lê Minh Nghĩa)
Phải chăng TQ & HK ... (Càphêtối)
Phủ nhận hoàn toàn quan điểm của nhà nước Trung Quốc (Đinh Kim Phúc)
Quan Hệ Việt Nam & Trung Quốc Trong 30 Năm Qua-1 (nxb Sự Thật)
Sắc chỉ Vua Minh Mạng về Hoàng Sa được tìm thấy (tin BBC)
Sức mạnh đồng thuận Việt Nam ...(MinhAnh)
Trái Tim Của Biển (Trần Vân Hạc)
Trường Sa và Hoàng Sa (Nguyễn Nhã)
Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -1 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)
Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -2 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)
Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -3 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)
Trường Sa và Hoàng Sa -Hoàn cảnh lịch sử dẫn đến tranh chấp -4 (Hàn Nguyên Nguyễn Nhã)
Trận Hoàng Sa 34 năm về trước
Trống đồng vang vọng giữa Trường Sa (Trần Vân Hạc)
Tây Sa và Nam Sa trong sử liệu Trung Quốc (Phạm Hoàng Quân)
Việt Nam Cộng Hòa dâng Đảo Hoàng Sa cho Trung Cộng (Đặng Văn Hoa)
Vì Lễ Rước Đuốc Olympic 2008 - Thư gửi Thủ Tướng  (Lê Trung Hành)
Vấn đề tên gọi và chủ quyền quốc gia trên vùng biển đông (Đinh Kim Phúc)
“Sóng” Biển Đông Giữa Lòng Hà Nội (TuanVN)

- đăng ở Tuan Vietnam.net:

  • Việt Nam và Trung Quốc nắm giữ chìa khóa cho vấn đề Biển Đông
  • Biển Đông: Từ tranh chấp công khai tới quản lý xung đột
  • Biển Đông trong chính sách ngoại giao dầu lửa Trung Hoa
  • Biển Đông: Tìm kiếm một dàn xếp pháp lý mới
  • Biển Đông, sự quan tâm của Mỹ và lựa chọn của VN
  • Biển Đông trên bàn nghị sự
  • "Không thể bành trướng 80% diện tích Biển Đông"
  • Ứng xử biển Đông: Nghiên cứu kỹ lưỡng, cân nhắc lợi ích
  • Những khuyến nghị sau Hội thảo Biển Đông
  • Tranh chấp Biển Đông: Cần hợp tác và đúng luật quốc tế
  •  

    - TuanVietNam trân trọng giới thiệu loạt bài về Biển Đông

  • Dùng biện pháp quân sự, Trung Quốc sẽ tự cô lập mình

    Trung Quốc sẽ phải đấu dịu sau đó, nếu không thì khó có thể ai chơi với Trung Quốc được. Đọc thêm "Dùng biện pháp quân sự, Trung Quốc sẽ tự cô lập mình"...

  •  

  • Việt Nam không thể mập mờ trong chính sách Biển Đông

    Theo ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban biên giới Chính phủ, điều cần nhất lúc này là Việt Nam có sự minh bạch chính sách, có tiếng nói riêng... Đọc thêm "Việt Nam không thể mập mờ trong chính sách Biển Đông"...

  •  

  • Biển Đông với mối quan hệ Mỹ - Trung

    Trường Sa từ lâu được những người đi biển biết đến với cái tên "vùng biển dữ" với nhiều dải đá ngầm và khu vực Biển Đông cũng đang trở... Đọc thêm "Biển Đông với mối quan hệ Mỹ - Trung"...

  •  

  • Biển Đông: Hòa bình song phương? Đa phương? Quốc tế hóa?

    Tạm gạt tính chất cứng rắn gần như là thịnh nộ trong phát biểu của Bộ trưởng Trung Quốc Dương Khiết Trì sang một bên, để tìm hiểu một cách... Đọc thêm "Biển Đông: Hòa bình song phương? Đa phương? Quốc tế hóa?"...

  •  

  • Biển Đông - Khoảng trống quyền lực có được lấp đầy?

    Khoảng trống quyền lực sau thời Chiến tranh Lạnh có được lấp đầy, tạo sự cân bằng quyền lợi bảo đảm hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác trong... Đọc thêm "Biển Đông - Khoảng trống quyền lực có được lấp đầy?"..

  •  

     

    Trang Thời Sự