CÔNG GIÁO TÂY PHƯƠNG ĐÃ TỈNH

CÔNG GIÁO VIỆT NAM VẪN CÒN MÊ

Trần Chung Ngọc

24 tháng 3, 2010

Phần I

Công Giáo Tây Phương Đã Tỉnh

 

 1   2   3   4 

Khi mà những nhà thần học Công giáo như Uta Ranke-Heinemann, Tin Lành như Mục sư Ernie Bringas, Giám Mục John Shelby Spong và nhiều bậc lãnh đạo khác trong Ki Tô Giáo đã nhận thức được rằng, những tín lý mà nền thần học Ki Tô Giáo tạo ra về Giê-su chỉ là những huyền thoại để cho trẻ con tin, hoặc cho những người lớn có đầu óc ở trình độ của trẻ con, thì tất nhiên Ki Tô Giáo phải suy thoái. Thật vậy, chính Giáo hoàng và hàng giáo phẩm Công giáo cũng không còn tin vào những huyền thoại như trên nữa. Sau đây là vài sự kiện chứng minh.

Từ năm 1981, tòa thánh Vatican đã mời một số chuyên gia đến để cố vấn cho tòa thánh về vũ trụ học. Cuối cuộc hội thảo, các chuyên gia được giáo hoàng John Paul II tiếp kiến. Ông ta nói với các khoa học gia là “cứ tự nhiên nghiên cứu sự tiến hóa của vũ trụ sau sự nổ lớn (big bang), nhưng không nên tìm hiểu về chính lúc nổ vì đó là lúc sáng tạo, do đó là tác phẩm của Thượng đế.” (Stephen Hawking, A Brief History of Time, p. 116) [5]:. Chúng ta nên để ý, căn bản thuyết Big Bang đã được công nhận là đúng dù năm 1981, thuyết Big Bang chưa được hoàn chỉnh cho đến khi dò ra được bức xạ nền [background radiation] trong vũ trụ vào năm 1992, và rồi những vân trong bức xạ nền v..v…nhưng Giáo hoàng cũng đã phải công nhận vũ trụ này sinh ra từ một Big Bang. Big Bang là hiện tượng nổ bùng của một dị điểm (singularity) vô cùng đặc, vô cùng nóng, nguồn gốc của vũ trụ ngày nay, và đã xảy ra cách đây khoảng 13.7 tỷ năm chứ không phải là chỉ có từ 6000-10000 năm do sự “sáng tạo” (sic) của Thượng đế Ki-tô giáo như được viết trong Kinh Thánh, được coi như những lời không thể sai lầm của Thượng đế.

Rồi đến năm 1996, giáo hoàng John Paul II đã thú nhận trước thế giới là “thân xác con người có thể không phải là một sự sáng tạo tức thời của Thượng đế, mà là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần”. Ngài nói: “những kiến thức mới nhất dẫn đến việc phải chấp nhận thuyết tiến hóa hơn là một giả thuyết”. [6]

Chấp nhận thuyết Big Bang về nguồn gốc vũ trụ, thuyết tiến hóa về nguồn gốc con người, chấp nhận con người không phải là do Thượng đế tạo ra tức thời mà chính là kết quả của một quá trình tiến hóa dần dần và lâu dài, giáo hoàng đã phá tan thuyết sáng tạo của Thượng đế, cùng huyền thoại về Adam và Eve là tổ tông loài người do Thượng đế tạo dựng từ đất sét, và kéo theo không làm gì có chuyện Adam và Eve sa ngã tạo thành tội tổ tông. Do đó, vai trò “chuộc tội” và “cứu rỗi” của Giê-su chỉ là những luận điệu thần học lừa dối của giới giáo sĩ Ki Tô Giáo khi xưa, được tiếp tục đưa ra không ngoài mục đích khai thác lòng mê tín của một số người, huyễn hoặc và khuyến dụ họ tin vào những điều không thực.

Tháng 7 năm 1999, trước những khám phá xác tín nhất của khoa vũ trụ học, và trước những hiểu biết của con người ngày nay về cấu trúc của trái đất, Giáo Hoàng đã bắt buộc phải tuyên bố: "thiên đường không phải là một nơi trừu tượng mà cũng chẳng phải là một nơi cụ thể ở trên các tầng mây” (Heaven is neither an abstraction nor a physical place in the clouds), và “Hỏa ngục không phải là sự trừng phạt áp đặt từ bên ngoài bởi Thượng đế, mà là trạng thái hậu quả của những thái độ và hành động mà con người đã làm trong đời này” (Hell is not a punishment imposed externally by God, but the condition resulting from attitudes and actions which people adopt in this life). Như vậy là Giáo Hoàng đã bác bỏ phần giáo lý quan trọng nhất của giáo hội Công giáo: “người nào tin Chúa thì sẽ được Chúa cho lên thiên đường sống cuộc sống đời đời bên ngài, kẻ nào không tin sẽ bị Chúa phán xét đày vĩnh viễn xuống hỏa ngục ở trong lòng đất”. Thiên đường, cái bánh vẽ trên trời mà Giáo hội thường dùng để khuyến dụ những người nhẹ dạ cả tin, và một hỏa ngục để hù dọa những người yếu bóng vía, sau cùng đã không còn tác dụng gì đối với nhân loại trong thời đại văn minh tiến bộ ngày nay.

Chúng ta thấy, từ những công cuộc nghiên cứu mới nhất về Thánh Kinh, về nhân vật Giê-su, về Ki Tô Giáo nói chung, giới thức giả Tây phương đã thức tỉnh và nhận ra rằng, từ thế hệ này qua thế hệ khác, trải qua 2000 năm lịch sử, từ khi Giê-su sinh ra đời, con người Tây phương đã bị giam chặt trong một đức tin thuộc loại mù quáng, không cần biết, không cần hiểu. Hơn nữa, trước những cảnh chiến tranh triền miên, thiên tai, bệnh tật, cảnh khổ, cảnh chết đói ở những nước kém mở mang ở Phi Châu, bất cứ người nào còn có đầu óc suy tư đều không còn có thể chấp nhận luận điệu thần học về một Thiên Chúa toàn năng, toàn trí, và những thuộc tính của Thiên Chúa như : "Thiên Chúa quá thương yêu thế gian...", "Giê-su yêu tất cả mọi người", "Giê-su đến để mang một tin vui, tin vui tình thương, tin vui tự do..." v..v.. Chỉ có những đầu óc trong đó có một khuyết tật hay một điểm mù tôn giáo mới có thể còn tin như vậy.

Sự thức tỉnh của Tây phương không chỉ thuần túy là vì những giá trị mạc khải của tín ngưỡng Ki Tô Giáo nay đã sụp đổ, vì những giáo lý, bí tích v..v… ngày nay đã không còn mấy giá trị trong thế giới Tây phương, mà còn vì một khía cạnh khác không kém phần quan trọng. Đó là cái lịch sử ô nhục đẫm máu của Ki Tô Giáo, đặc biệt là Công giáo, đã làm cho thế giới thấy rằng đó chỉ là những tổ chức thế tục, buôn thần bán thánh, nấp sau bộ mặt tôn giáo. Ngày nay, các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki Tô đã phanh phui ra rằng lịch sử Ki Tô Giáo còn cái mặt đen tối, và nếu đặt lên cán cân thì mặt này sẽ nặng trĩu trên cán cân. Sau đây là vài lời thú nhận của chính giáo hoàng John Paul II của Công Giáo La-mã.

1994: Trong một mật thư gửi cho các hồng y, về sau bị lộ ra cho báo chí Ý, giáo hoàng John Paul II đặt câu hỏi: "Làm sao mà chúng ta có thể tiếp tục yên lặng trước nhiều hình thức bạo tàn mà giáo hội đã phạm phải nhân danh đức tin - chiến tranh tôn giáo, những Tòa Hình Án Xử Dị Giáo và những hình thức vi phạm nhân quyền khác?"(Chicago Tribune, June 5, 1995) [7]:

1995: Giáo hoàng John Paul II thúc giục Giáo Hội Ca Tô Rô Ma hãy nắm lấy cơ hội "đặc biệt thuận lợi" của một thiên niên kỷ mới để ghi nhận "cái mặt đen tối của lịch sử giáo hội (Công giáo)" [8]

Rồi đến ngày 12 tháng 3 năm 2000, trong một cuộc “thánh lễ” công cộng tại “thánh đường” Phê-rô, Giáo hoàng cùng một số hồng y, tổng giám mục, trong đó có tổng giám mục Nguyễn Văn Thuận, đại diện cho “hội thánh” Công giáo, đã chính thức “xưng thú 7 núi tội ác” đối với nhân loại của Công giáo. 7 núi tội ác này, qua gần 20 thế kỷ, đã đưa đến những thảm họa to lớn cho nhân loại như “thập ác chinh” (thường được gọi một cách sai lầm là “thánh chiến” vì bản chất những cuộc chiến này rất man rợ, bạo tàn chứ chẳng có gì là “thánh” cả), tòa hình án xử dị giáo, bách hại dân Do Thái, kỳ thị phái nữ, liên kết với thực dân để truyền đạo với sách lược xâm lăng văn hóa, mưu toan thống trị và có thái độ thù nghịch với các tôn giáo khác v..v.. Hành động “xưng thú 7 núi tội ác” này đã làm cho những lời tự nhận của giáo hội mà giáo hội thường nhồi nhét vào đầu óc tín đồ từ khi còn nhỏ, rằng Công giáo là tôn giáo “thiên khải duy nhất”, “thánh thiện”, “mầu nhiệm”, “tông truyền”, “hôn thê của Chúa”, “cao quý”, “ánh sáng của nhân loại”, bác ái”, “dân chủ” v..v.., trở thành những lời nói láo vĩ đại nhất trong lịch sử các tôn giáo của loài người. Một khi mà những lời nói láo không còn có hiệu lực và không còn thuyết phục được ai, thì tất nhiên con người sẽ không còn tin vào chúng nữa. Và ngày nay, ở Tây phương cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, tín đồ bỏ đạo hàng loạt là vì họ không còn muốn dính dáng gì đến một giáo hội đầy tội lỗi thế gian, và trình độ người dân ngày nay đã cao, không còn có thể tin vào những điều thuộc loại hoang đường mê tín nữa. Chính các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô đã khai sáng cho họ qua những tác phẩm nghiên cứu nghiêm chỉnh về Ki Tô Giáo.

Ki Tô Giáo đang suy thoái, con người Ki Tô trên khắp thế giới đang dần dần từ bỏ niềm tin vào một Thượng đế không tưởng cũng như vai trò cứu thế của Giê-su.Giáo hoàng đương nhiệmBenedict XVI đã nhiều lần thú nhận về sự suy thoái không cơ cứu vãn của Công giáo và Tin Lành ở Tây phương. Theo những tin tức trên báo chí trên thế giới và cả trên tờ thông tin chính thức của Vatican, tờ L’Osservatore Romano, vào những ngày 27, 28 tháng 7, 2005, thì Benedict 16 đã lên tiếng phàn nàn như sau:

Những tôn giáo chủ đạo ở Tây Phương [Ki Tô Giáo] có vẻ đang chết dần vì các xã hội càng ngày càng trở nên thế tục và không còn cần đến Thiên Chúa nữa.

Nhận xét của Ngài có vẻ bi quan và rầu rĩ hơn GH tiền nhiệm là John Paul II, người đã than phiền về sự suy thoái của đức tin trong các quốc gia phát triển và nói rằng điều này giải thích sự vật lộn của Giáo Hội Công giáo đối với vấn đề số người đi nhà thờ giảm rất nhiều trong những năm gần đây.” [9]

Cũng theo tin hãng Reuters ở Rome thì Giáo hoàng Benedict 16 đã phải đau lòng mà chấp nhận một sự thực:

Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới ở thời điểm mà không có bằng chứng nào là con người còn cần đến Thiên Chúa nữa, và còn cần ít hơn đến Chúa Ki Tô. Những Giáo Hội gọi là 'truyền thống' xem ra như đang chết dần.”

Theo một phúc trình mới đây của Vatican thì trong một số nước phát triển, Giáo dân đi dự lễ ngày Chủ Nhật chỉ còn khoảng 5%. Ngài nói thêm: Tuy nhiên không phải chỉ có đạo Công giáo bị như vậy mà Giáo Hội Tin Lành cũng bị ảnh hưởng nặng hơn nữa trong thời điểm lịch sử này. Không thấy có giải pháp nào mau chóng và thần diệu cả để cứu vãn giúp Giáo Hội chúng ta cả. [10]

Giáo hoàng khuyên tín đồ Công giáo, nhắm vào khối tín đồ Công giáo lạc hậu ở Phi Châu, Nam Mỹ, Phi Luật Tân, và Việt Nam, hãy kiên trì giữ vững đức tin, tiếp tục tiến bước trong đường hầm [keep walking in the tunnel], có thể ánh sáng le lói của Chúa Ki-Tô sẽ xuất hiện ở cuối đường hầm [Christ light would appear at the end]

Gần đây nhất, ngày 9 tháng 4, 2007, Giáo hoàng Benedict 16 lại cảnh báo là “Âu Châu có vẻ như sẽ mất đức tin trong tương lai, và gọi những người Âu Châu chỉ muốn có ít con là theo “chủ nghĩa cá nhân nguy hiểm” [trong khi cả thế giới đang lo nạn nhân mãn và cổ súy hạn chế sinh đẻ] Giáo hoàng nói: Bất hạnh thay, chúng ta phải ghi nhận là Âu Châu có vẻ như đang tuột xuống một con đường có thể đưa Âu Châu đến sự giã từ lịch sử [Ki Tô Giáo vẫn cho rằng lịch sử Âu Châu là lịch sử Ki Tô Giáo]

(Time, April 9, 2007: “One must unfortunately note that Europe seems to be going down a road which could lead it to take its leave from history” Pope Benedict XVI, warning that Europe appears to be losing faith in its future, calling some Europeans’ desire to have fewer children “dangerous individualism”.)

Ngoài ra, trong một hội nghị đặc biệt vào năm 1999, các giám mục Âu châu tuyên bố rằng các dân tộc trong toàn lục địa Âu Châu đã quyết định sống “như là Thiên chúa không hề hiện hữu”.

(At a special synod in 1999, the bishops of Europe declared that the peoples of the entire continent had decided to live “as though God did not exist”.)

Có một sự kiện mà ít người để ý đến. Đó là Phật Giáo đã giúp cho Tây phương thức tỉnh phần nào, dù Phật Giáo không bao giờ có chủ trương xâm lăng văn hóa, hay xâm lăng tôn giáo, hay kiếm tín đồ bằng tất cả những thủ đoạn bất chính như Công giáo. Đây là sự tiến bộ trí thức tự nhiên trong thế giới Tây phương.

Thật vậy, năm 1969, John H. Garabedian & Orde Coombs xuất bản cuốn Những Tôn Giáo Đông Phương Trong Thời Đại Điện Tử (Eastern Religions In The Electric Age), hình bìa ngoài là hàng chữ lớn viết lên tường: Chúa Ki-Tô Đã Chết - Phật Đang Sống (Christ Is Dead - Buddha Lives !), nội dung nói về cuộc nổi giậy đạo đức ở Mỹ (moral revolt in America), phân tích tại sao hàng triệu giới trẻ đang vứt bỏ những truyền thống của họ và tìm kiếm những giải đáp mới trong những tư tưởng và tôn giáo Đông phương (Why millions of young people are rejecting their own traditions and seeking new answers in the ideas and religions of the East)

Năm 1994, Stephen Batchelor xuất bản cuốn Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương (The Awakening of the West), nội dung viết về lịch sử tiếp xúc của Phật Giáo với Tây phương. Cuốn sách được giới thiệu như sau:

"Cuốn "Sự Thức Tỉnh Của Tây Phương" là một cuốn viết rất hay về lịch sử tiếp xúc của Phật Giáo với Tây phương trong 2000 năm qua - một cuốn sử biên về những cơ hội bỏ lỡ, sự kiêu căng văn hóa, thảm kịch chính trị, và những giấc mộng không thành. Từ thời đại đế Alexandre, các vua chúa và giáo hoàng Tây phương đã mong mỏi kiếm được quyền lực bằng cách chinh phục Á Châu. Qua nhiều thời kỳ họ đã phái từng đợt sứ giả và các nhà truyền giáo tới Á Châu để tiếp xúc với những người "ngoại đạo", nhưng tâm thức hẹp hòi của người Tây phương đã làm cho những người này chẳng biết được bao nhiêu về Phật Giáo.

Ngày nay Phật Giáo được coi như là một tôn giáo phát triển nhanh nhất và là một trong những phong trào tinh thần có ảnh hưởng nhiều nhất ở Tây phương."[11]

Stephen Batchelor

Tên cuốn sách đã gây sự ngỡ ngàng trong thế giới Tây phương không ít. Tây phương vẫn được coi, hay tự nhận, là văn minh tiến bộ nhất, và tôn giáo Tây phương, Ki Tô Giáo, vẫn được coi, hay tự nhận, là tôn giáo mạc khải, tôn giáo duy nhất có giá trị trên thế gian. Vậy tại sao Phật giáo đã làm cho Tây phương thức tỉnh, và thức tỉnh khỏi cái gì?

Sau đâylà một thí dụ điển hình về sự thức tỉnh của con người Tây phương: sự xuất bản cuốn Tinh Túy Của Phật Giáo: Một Khai Tâm Thực Hành Tứ Diệu Đế Của Tôn Giáo Thích Hợp Nhất Cho Thế Giới Ngày Nay (The Essence of Buddhism: A Practical Introduction To The Four Noble Truths Of The Religion Most Suited To Today’s World), tác giả là John Walters. Cuốn sách nhỏ này, vào khoảng 150 trang, rất đặc biệt, vì đó là tác phẩm của một người trưởng thành trong truyền thống Ki Tô, bị nhồi sọ Phật Giáo là một tôn giáo yếm thế, vô vọng, một dạng sơ khai của chủ thuyết hiện sinh [Buddhism as a defeatist philosophy of pessimism and hopelessness, a primitive form of Existentialism] v..v.., và tin rằng Ki Tô Giáo là tôn giáo duy nhất có ích cho nhân loại [in the bellief that Christianity was the only religion that had anything useful to offer to mankind]. Nhưng sau một chuyến du hành Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan, ông ta đã thấy tận mắt thực chất của Phật Giáo, hoàn toàn không như những điều ông đã được nhồi vào đầu từ khi còn nhỏ. Ông bèn suy nghĩ lại, tìm hiểu lịch sử và so sánh Ki Tô Giáo với Phật Giáo. Ông nghĩ tới “những sai lầm và tội ác của những Giáo hội Ki Tô và những giới chức lãnh đạo trong quá khứ (the blunders and crimes of the churches and their leaders in past ages), những lễ tiết (rituals) trong Ki Tô Giáo mà ông cho là có tính cách “mê tín tàn bạo” (sadistic superstition) và so sánh với “một trong những sự vinh quang nhất của Phật Giáo là tinh thần khoan nhượng” (one of the greatest glories of Buddhism is its tolerance).

Chân giá trị của Phật Giáo đã làm cho John Walters thức tỉnh, thức tỉnh khỏi những điều sai sự thực, mê muội mà tôn giáo truyền thống của ông đã đầu độc đầu óc ông từ khi ông còn nhỏ. Và đây là sự thức tỉnh về tư duy, một khả năng quý báu nhất của con người.

Trên đây chỉ là vài tài liệu điển hình nói lên sự phát triển Phật Giáo ở Tây phương. Tuy nhiên, chúng không khỏi gây cho chúng ta một thắc mắc: Nếu nền văn minh tiến bộ Tây phương mà Ki Tô Giáo thường nhận vơ vào làm nền văn minh Ki Tô Giáo thật sự có giá trị về vấn đề đạo đức, tâm linh, thì tại sao thế giới Tây phương, nhất là giới trí thức hiểu biết, lại không hài lòng với tôn giáo truyền thống của mình mà lại thấy Phật Giáo hấp dẫn? Câu trả lời ngắn gọn là: Tây phương đã thức tỉnh, hay nói đúng hơn, đã tự cởi trói ra khỏi những mê lầm của tôn giáo truyền thống. Một khi con người Tây phương đã thức tỉnh ra khỏi sự mê lầm của tôn giáo truyền thống Tây phương thì tất nhiên tôn giáo truyền thống Tây phương phải suy thoái. Và đây là một sự kiện rất hiển nhiên, không những chỉ ở Âu Châu mà còn ở trên khắp thế giới, kể cả nước Mỹ là nước vẫn tự hào là “God’s country” với motto “In God We trust”. “In God We trust, But which one?”, đó là câu hỏi của Judith Hayes.

Tất nhiên, khi đã mất niềm tin, về nền tảng tín ngưỡng cũng như về thực chất hành trì của các giáo hội Ki Tô, con người Tây phương cần phải đi tìm một cái gì khác để bù đắp vào nhu cầu tâm linh của mình. Tất cả những tôn giáo độc thần khác như Hồi Giáo, Do Thái Giáo, bản chất đều như nhau, không thể thỏa mãn nhu cầu tâm linh thích hợp với thời đại này của người Tây phương. Do đó, Tây phương đã phải đi tìm sự uyên thâm về tư tưởng ở Đông phương. Đông phương có Phật Giáo, Lão Giáo, Khổng Giáo, và Ấn Độ Giáo. Ấn Độ Giáo thờ nhiều thần, không thích hợp với người Tây phương. Khổng giáo là những triết lý về xã hội và có những điều nay không còn hợp thời. Lão giáo thì thoát tục, xa lìa trần thế. Chỉ còn có Phật Giáo, vừa là một tôn giáo nhân chủ và nhân bản, vừa là một hệ thống triết lý thực dụng chẳng bao giờ lỗi thời, vừa có tinh thần khoa học, cho nên có thể nói là thích hợp với con người Tây phương nhất. Một cuốn sách xuất bản mới đây nhất của Vicky MacKenzies đã chứng minh sự kiện này. Cuốn sách có tên là Tại Sao Lại Là Phật Giáo? Người Tây Phương Đi Tìm Kiếm Sự Uyên Thâm Của Trí Tuệ (Why Buddhism? Westerners In Search Of Wisdom), nxb Tronsons, Anh quốc, và đề năm xuất bản là 2003.

Nói tóm lại, sự thức tỉnh của thế giới Tây phương là điều tất nhiên. Vì như nữ học giả Công giáo Joane H. Meehl, sau khi đã nhìn thấy rõ chủ đích và những việc làm của Giáo hội Công giáo từ thế kỷ 4 cho tới ngày nay, đã viết trong cuốn "Người Tín Đồ Công giáo Tỉnh Ngộ" (The Recovering Catholic, Prometheus Book, 1995, trang 288):

"Đạo Công giáo chỉ thịnh hành và phát triển trong đám người nghèo và ngu dốt. Nó chỉ bị khắc phục bằng giáo dục (mở mang dân trí. TCN) và đời sống kinh tế thoải mái." (Catholicism thrives and grows among the poor and ignorant. It is overcome by education and economic well-being).

Thật vậy, đời sống vật chất ở Tây phương tương đối cao, xã hội càng ngày càng cải tiến, số người nghèo và ít học càng ngày càng giảm bớt. Cho nên, số người tha thiết với một Thiên Chúa không tưởng của Ki Tô Giáo càng ngày càng giảm. Hiện tượng này đã quá rõ rệt trong thế giới Tây phương. Nhưng vấn đề chính để cho con người Tây phương thức tỉnh là sự mở mang dân trí. Khi mà Giáo hội Công giáo không còn đủ khả năng để kiểm duyệt những sách nghiên cứu về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo thì người dân càng ngày càng tiếp cận với những sự thật về Ki Tô Giáo. Các bậc lãnh đạo trong Ki Tô Giáo không còn khả năng để thuyết phục giáo dân tin vào những điều họ nói, ngoại trừ những giáo dân trong những cộng đồng nghèo khổ mà chính sách bưng bít, che dấu sự thật của giáo hội vẫn còn có hiệu quả. Trong thế giới Tây phương ngày nay, chúng ta thấy cả ngàn tác phẩm viết về mọi khía cạnh của Ki Tô Giáo, và trên Internet chúng ta cũng thấy rất nhiều trang nhà nghiên cứu và đưa ra những sự thật về Ki Tô Giáo. Số tài liệu này nhiều đến độ không ai có thể tự cho là mình đã có thể đọc hết được.

Sau đây là một số đầu sách điển hình. Đọc những cuốn sách này, chúng ta sẽ hiểu tại sao Ki Tô Giáo lại suy thoái, và tại sao Giáo hoàng Benedict XVI cũng như Hội Đồng Giám Mục Âu Châu đã phải than phiền là: Thật là khác lạ trong thế giới Tây Phương, một thế giới mệt nhọc với chính văn hoá của mình, một thế giới ở thời điểm mà không còn bằng chứng để con người còn cần đến Thiên Chúa nữa, và còn ít cần hơn đến Chúa Ki-tô.

1. Về Lịch sử phát triển Công Giáo La Mã:

1. The Cross, The Flag, and the Bomb, William A. Au; 2. Holy Blood, Holy Grail, Michael Baigent, Richard Leigh & Henry Lincoln; 3. Our Hands Are Stained With Blood: The Tragic Story of the "Church" and the Jewish People, Michael L. Brown; 4. The Birth of Christianity: Reality and Myth, Joel Carmichael; 5. The Final Superstition, Joseph L. Daleiden; 6. The Early Christian Church, J.G. Davies; 7. The Court-Martial of Jesus: A Christian Defends The Jews Against the Charge of Deicide, Weddig Fricke; 8. Deceptions and Myths of the Bible, Lloyd M. Graham; 9. The Inquisition of the Middle Ages, Henry Charles Lea; 10. The Mythmaker: Paul and the Invention of Christianity, Hyam Maccoby; 11. The Truth About The Catholic Church, Joseph McCabe; 12. The Vatican & Zionism, Sergio I. Minerbi; 13. Middle Ages, George F. Mott & Harold M. Dee; 14. The Spanish Inquisition, Jean Plaidy; 15. A Legacy of Hatred: Why Christians Must Not Forget The Holocaust, David A. Raush; 16. Dungeon, Fire, and Sword, John J. Robinson; 17. Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Peter de Rosa; 18. The Crusades, Henry Treece; 19. The Barbarian West: The Early Middle Ages, Wallace-Hadrill; 20. Characters of the Inquisition, William Thomas Walsh.

2. Về Sách Lược Truyền Đạo và Chính Trị Công Giáo La Mã:

1. Unholy Trinity: How The Vatican's Nazi Networks Betrayed Western Intelligence to the Soviets, Mark Aarons & John Loftus; 2. The Vatican Empire, Nino Lo Bello; 3. American Freedom and Catholic Power, Paul Blanshard; 4. a. Gia Tô Thực Dân Sử Liệu, b. Sách Lược Gia Tô Thực Dân Thống Trị Toàn Cầu, c. Gia Tô Thực Dân Chính Sử, Chu Văn Trình; 5. Pope, Premier, President, Roland Flamini; 6. Catholicisme et Sociétés Asiatiques, Alain Forest & Yoshiharu Tsuboi; 7. The Roman Catholic Church in Colonial Latin America, Richard E. Greenleaf; 8. The Catholic Church in World Politics, Eric O. Hanson; 9. Les Missions Étrangères et la Pénétration Francaise au Viet-Nam, Nicole-Dominique Lê; 10. The Missionaries: God Against the Indians, Norman Lewis; 11. a. Catholic Imperialism and World Freedom, b. Vietnam: Why Did We Go?, c. The Vatican's Holocaust, Avro Manhattan; 12. The Vietnamese Response to French Intervention: 1862-1874, Mark W. McLeod; 13. The Politics of the Vatican, Peter Nichols; 14. Christ or Evil? The Corrupt Face of Christianity in Africa, Anene Obianyido; 15. The Holy Humbugs, Padchi; 16. Missionaries, Julian Pettifer & Clive Prince; 17. The Roman Catholic Church in Modern Latin America, Karl M. Schmit; 18. Histoire de la Pénétration Francaise au Vietnam (1858-1897), Nguyễn Xuân Thọ; 19. Đạo Thiên Chúa và Chủ Nghĩa Thực Dân Tại Việt-Nam, Cao Huy Thuần; 20. Dieu et César: Les Catholiques dans L'histoire du Vietnam, Trần Tam Tĩnh; 21. French Catholic Missionaries and the Politics of Imperialism in Vietnam, 1857-1914, Patrick J.N. Tuck.

3. Về Vatican:

-”Vatican Mis À Nu” của Đức Ông Luigi Marinelli

-Những cuốn “The Vatican’s Mafia”; “Vatican Exposed: Money, Murder, and the Mafia”;

“The Vatican’s Finances”; “The Antichrist in the Vatican”; “The Lies of Pope John Paul

II” v..v.. của Đức Ông Rafael Rodríguez Guillén.

-“The Secret Archives of the Vatican” của Maria Luisa Ambrosini & Mary Willis

-“The Vatican and Zionism” của Sergio I. Minerbi.

-“The Love Affairs of the Vatican or The Favorites of the Popes” của Dr. Angelo S.

Rappoport

-“In the Vatican: The Politics and Organization of the Roman Catholic Church” của

Thomas Reese

-“Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy” của Giám mục dòng Tên Peter de Rosa

-“The Vatican’s Holocaust” của Baron Avro Manhattan

-“In the Vatican” của Peter Hebblethwaite

-“The Vatican Empire” “The Incredible Book of Vatican Facts and Papal Curiosities”

của Nino Lo Bello

-“O Vatican: A slightly wicked view of the Holy See” của Paul Hofmann

-“The Vatican Connection” của Richard Hammer

- “Papal Sin” của Garry Wills

4. Về Phân tích và phê bình Thánh Kinh:

1. The X-Rated Bible: An Irreverend Survey of Sex in the Scriptures, Ben Edward Akerley; 2. A History of God, Karen Armstrong; 3. The Bible Handbook, W.P.Ball, G.W. Foote et al..; 4. a. The Gospel of Love Versus Crime, b. The Shadow of the Deamon, Jack Bays; 5. Going By The Book: Past and Present Tragedies of Biblical Authority, Ernie Bringa; 6. Dieu Contre Dieu, Robert Dalian; 7. Christianity Cross-Examined, William Floyd; 8. Bible Romances, G.W. Foote; 9. Who Wrote the Bible?, Richard Elliott Friedman; 10. One Hundred Contradictions in the Bible, Marshall J. Gauvin; 11. Deceptions and Myths of the Bible, Lloyd M. Graham; 12. a. The Book of Ruth, b. The Born Again Skeptic's Guide to the Bible, Ruth Hermence Green; 13. Mythology's Last Gods: Yahweh and Jesus, William Harwood; 14. Some Mistakes of Moses, Robert G. Ingersoll; 15. All the Obscenities in the Bible, Gene Kasmar; 16. The Bible Unmasked, Joseph Lewis; 17. The Case Against Christianity, Michael Martin; 18. a. Resurrection: Myth or Reality, b. Born a Woman: A Bishop Rethinks the Birth of Jesus, John Shelby Spong; 19. Jesus and the Riddle of the Dead Sea Scrolls, Barbara Thiering; 20. The Bad News Bible: The New Testament, David Voas; 21. Fictional Transfiguration of Jesus, Theodore Ziolkowski; 22. The Five Gospels: What Did Jesus Say?, The Jesus Seminar.

5. Về Cấu trúc độc tài toàn trị của chế độ giáo hoàng:

1. The Papacy and the Modern World, Karl Otmar Von Aterin; 2. The Pope and the Mavericks, Louis Baldwin; 3. The Decline and Fall of the Medieval Papacy, L. Elliot Binns; 4. American Freedom and Catholic Power, Paul Blanshard; 5. Church: Charism & Power, Leonardo Boff; 6. The Final Superstition, Joseph L. Daleiden; 7. The Rest of Us Catholics: The Loyal Opposition, Joseph Dunn; 8. The Limits of the Papacy, Patrick Granfield; 9. A Modern Priest Looks at his Outdated Church, James Kavanaugh; 10. The Infallibility Debate, John J. Kirvan; 11. Infallible? An Inquiry, Hans Kung; 12. The Keys to this Blood, Malachi Martin; 13. The Totalitarian Church of Rome: Its Fuehrer, Its Gauleiter, Its Gestapo, and Its Money-Box , Joseph McCabe; 14. Freedom's Foe - The Vatican, Adrian Pigott; 15. Authority in the Roman Catholic Church, Maximilian F. Russer; 16. Vicars of Christ: The Dark Side of the Papacy, Peter de Rosa.

6. Về Linh mục bỏ đạo và loạn dâm:

1. Pourquoi J'ai Quitté L'Église Romaine, Georges Las Vergnas; 2. Why I Left The Roman Catholic Church, Charles Davis; 3. Letters To An Ex-Priest, Emmett McLoughlin; 4. Shattered Vows, Priests Who Leave, David Rice; 5. Full Pews and Empty Altars, Richard Schonherr & Lawrence Young; 6. Liberating Faith, Geffrey B. Kelly; 7. Braking Faith, John Cornwell; 8. Sex, Priests, and Power, Richard Sipe.

7. Về Thiên Chúa Của Ki Tô Giáo:

1. A History of God & The Case for God, Karen Armstrong; 2. Gospel Fictions, Randel Helms; 3. Gospel Truth, Russell Shorto; 4. God is not Great, Christopher Hitchens; 5. Atheism: The Case Against God; 6. Critiques of God, Peter A. Angeles; 7. The Dark Side of God, Douglas Lockhart; The God Delusion, Richard Dawkins; 8. Putting Away Childish Things, Uta Ranke-Heinemann; 9. The Impossibility of God, Michael Martin; 10. The Impossibility of God, Jeffrey Grupp; 11. God: The Failed Hypothesis, Victor J. Stenger; 12. God’s problem, Bent D. Ehrman.

 

Xin đón đọc kỳ tới:

Phần II.- Công Giáo Việt Nam Vẫn Còn Mê.


[5] He told us that it was all right to study the evolution of the universe after the big bang, but we should not inquire into the big bang itself because that was the moment of Creation and therefore the work of God

[6] Pope John Paul II has put the teaching authority of the Roman Catholic Church firmly behind the view that “the human body may not have been the immediate creation of God, but is the product of a gradual process of evolution.. The pope said that “fresh knowledge leads to recognition of the theory of evolution as more than just a hypothesis”.

[7] In a 1994 confidential letter to cardinals which was later leaked to the Italian Press, Pope John Paul II asked: "How can one remain silent about the many forms of violence perpetrated in the name of faith - wars of religion, tribunals of the Inquisition and other forms of violations of the rights of persons?"

[8] Ibid.,: Pope John Paul II had urged the Roman Catholic Church to seize the "particularly propitious" occasion of the new millennium to recognize "the dark side of its history".

[9] ROME (Reuters, July 27, 2005) - Mainstream churches in the West appear to be dying as societies that are increasingly secular see less need for God, Pope Benedict said in comments published on Wednesday.

His outlook was even glummer than that of his predecessor John Paul, who lamented the decline of faith in the developed world and said it explained the Catholic Church's struggle with falling attendance in the West in recent years.

[10] It is different in the Western world, a world which is tired of its own culture, a world which is at the point where there’s no longer evidence for a need of God, even less of Christ," he told a meeting of clergy in the Italian Alps.

"The so-called traditional churches look like they are dying," he said, according to a text published by Vatican daily L’osservatore Romano.

Participation at Sunday Mass in some developed countries was as low as 5 percent, a recent Vatican report said.

"The Catholic Church is not doing as badly as the big Protestant Churches but naturally it shares the problem of this moment in historỵ" "There’s no system for a rapid change.”

[11] The "Awakening of the West" is a beautifully written history of the Encounter of Buddhism with the West during the past 2000 years - a chronicle of missed opportunities, cultural arrogance, political tragedy, and unfulfilled dreamd. Since the time of Alexander the Great, European kings and popes longed for the power to be gained through the conquest of Asia. They sent periodic streams of envoys and missionaries to establish contact with the "infidels," but the European's narrow-mindedness prevented them from learning much at all about Buddhism.

Buddhism is said to be the fastest growing religion and one of the most influential spiritual movements in the West.

Trang Tôn giáo