NGƯỜI VIỆT NAM & “ĐẠO GIÊ-SU”

Trần Chung Ngọc Nguyễn Mạnh Quang
hợp soạn

http://sachhiem.net/TCN/TCNtg/DAOGIESU/TCN_NMQ1.php

06 tháng 1, 2008


Lời Tòa Soạn
Những mục của tác giả Trần Chung Ngọc: 1 2 3 4
Những mục của tác giả Nguyễn Mạnh Quang: 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
Lời Kết Chung

PHẦN I

[Người Viết: Trần Chung Ngọc]

۩

TRONG THỜI HIỆN ĐẠI, TÔN GIÁO CỦA NHIỀU NGƯỜI RẤT CÓ THỂ ĐƯỢC XẾP VÀO LOẠI “ĐẠO GIÊ-SU

(Bishop JAMES A. PIKE: IN MODERN TIMES THE RELIGION OF MANY COULD WELL BE CATEGORIZED AS “JESUSISM”; A Time For Christian Candor, p. 108)

Giám Mục James A. Pike, Trưởng Ban Tôn Giáo, Đại Học Columbia [Chairman of the Department of Religion, Columbia Universsity], nhận định như trên, dựa trên sự kiện là các tín đồ Ki Tô Giáo [Christians] thực sự chỉ là những tín đồ tôn thờ Giê-su như là một Thiên Chúa. Theo nghĩa trên, những người Ca-Tô Giáo hay Tin Lành đều có thể coi như là theo “đạo Giê-su”. Bài viết này là một khảo luận trí thức trong lãnh vực học thuật về một câu hỏi:

“NGƯỜI VIỆT NAM THEO ĐẠO GIÊ-SU LÀ VÌ CÁI GÌ?”

Trước hết tôi cần phải nói ngay một điều: Tôi đặt câu hỏi trên với tất cả sự nghiêm túc trong lãnh vực học thuật, một câu hỏi rất đứng đắn, có cơ sở, mà tôi nghĩ trong giai đoạn phát triển của đất nước ngày nay cần phải đặt trước người dân Việt, trước toàn thể dân Việt chứ không chỉ trước những tín đồ của “đạo Giê-su”. Tôi đặt vấn đề này trước những người chỉ cần có một trình độ hiểu biết thông thường, một đầu óc biết suy nghĩ, và có một sự lương thiện trí thức tối thiểu, nghĩa là phải chấp nhận sự thực, dù sự thực đó làm cho chúng ta đau lòng, chứ không phải là những người, vì đức tin của mình mà không chấp nhận sự thật trước những bằng chứng hiển nhiên, và tiếp tục nhận giả làm chân. Bài viết này, do đó, không ngoài mục đích trình bày những sự thực về đạo Giê-su qua các tài liệu từ cuốn Kinh Thánh, từ những tác phẩm nghiên cứu của các học giả ở trong cũng như ở ngoài các giáo hội Ki-Tô, từ lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam v.. v.., để tìm hiểu và giải đáp cho thắc mắc trong câu hỏi trên, chứ không có ý xúc phạm những người Việt theo đạo Giê-su. Nhưng tôi thực sự cũng mong muốn những bậc thức giả trong đạo Giê-su có thể giúp tôi bằng cách cho tôi một giải đáp trí thức cho câu hỏi trên.

Đây là một vấn nạn lớn cần phải khai sáng trong chiều hướng tiến bộ trí thức của nhân loại mà Việt Nam không có quyền tự đặt ra ngoài chiều hướng này, một chiều hướng có ảnh hưởng đến tương lai quốc gia, và nhất là một vấn nạn liên hệ đến tín ngưỡng của một tôn giáo lớn trên thế giới, và của 7% trên số hơn 80 triệu người dân Việt Nam, cho nên không phải chuyện có thể nói một cách vô trách nhiệm. Mặt khác, tôn giáo liên hệ tới mọi mặt sinh hoạt của xã hội cho nên chúng ta cần phải biết vị thế đúng của tôn giáo trong xã hội. Câu hỏi trên được đặt ra là vì, thứ nhất, qua cuộc nghiên cứu về đạo Giê-su và về Giáo hội Ca-tô Rô-ma trong nhiều năm, tôi vẫn không thể nào hiểu nổi người Việt Nam theo đạo Giê-su là vì cái gì.Bài viết này sẽ chứng minh thắc mắc của tôi không phải là vô căn cứ.Và thứ nhì, lịch sử truyền đạo Giê-su vào Việt Nam đã là một vấn nạn cho xã hội Việt Nam và kéo dài cho tới ngày nay như thế nào, tôi chắc mọi người chúng ta đều đã biết. Phần II của Giáo sư Nguyễn Mạnh Quang sẽ làm sáng tỏ thêm vấn nạn này.

Còn một điều khác tôi nghĩ cũng cần phải minh định.Tuy tôi là một Phật tử, nhưng chưa bao giờ tôi đứng trên lập trường tôn giáo của tôi hay dựa trên giáo lý Phật Giáo để viết về Ki Tô Giáo, vì tôi hiểu hơn ai hết, thứ nhất, Phật Pháp không tranh cãi với các pháp thế gian, và thứ nhì, một Phật tử đúng nghĩa là một Phật tử thì không bao giờ nên dựa vào tín ngưỡng của mình để mà phê phán một tín ngưỡng khác..Cho nên, những bài viết thuộc loại nghiên cứu như thế này hoàn toàn không dính dáng gì tới Phật Giáo.Bài viết này thuần túy thuộc lãnh vực học thuật, nghiên cứu nghiêm chỉnh, do đó bản chất là phi phe phái, phi chính trị. Nhưng tôi cũng phải nói là tôi làm công việc này với tinh thần Phật Giáo, đó là: thấy việc nên làm có thể giúp ích được tha nhân thì cứ làm, đừng ngần ngại, nhưng làm mà không truy cầu bất cứ điều gì cho chính mình, và làm với ý tốt cho tha nhân.Ý tốt này nằm trong hai chữ “giải hoặc”, nghĩa là tháo gỡ những sự huyền hoặc ra khỏi đầu óc những người bị mê hoặc bởi những điều mà trong thời đại này đã không còn giá trị và chúng ta không có quyền để chúng trong đầu mà không hiểu tại sao lại để chúng trong đầu.Tháo gỡ bằng cách nào? Và làm sao có thể quyết đoán là người ta đã bị mê hoặc.Qua nghiên cứu nghiêm chỉnh và hiểu biết đúng sự việc. Bây giờ chúng ta hãy bắt đầu đi vào lãnh vực nghiên cứu để đi tới hiểu biết.

۩

Đạo Giê-su, thường được gọi là Cơ-Đốc Giáo, Ki-Tô-Giáo, Thiên Chúa Giáo, nhưng có lẽ gọi là đạo Giê-su thì thích hợp nhất, vì là đạo giáo dân tôn thờ Giê-su như là một Thiên Chúa, và tin vào khả năng cứu chuộc của Giê-su mà nền thần học của đạo Giê-su đã đã cấy vào đầu óc tín đồ.Đạo Giê-su được truyền vào Việt Nam theo hai hệ phái: Ca-Tô Giáo Rô-ma (Công giáo) và Phản Thệ Giáo (Tin Lành).Ca-Tô Giáo Rô-ma đã xâm nhập Việt Nam từ thế kỷ 16, và Phản Thệ Giáo từ thế kỷ 20, rồi phát triển song song với sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam.Bài viết này, bỏ qua khía cạnh lịch sử, xã hội, và những thủ đoạn truyền đạo bất xứng, là một khảo luận trong lãnh vực học thuật về hai sự kiện sau đây, đưa đến tình trạng một số người Việt tin theo đạo Giê-su:

1. Ca-Tô Giáo Rô-ma truyền vào Việt Nam và dạy tín đồ tin rằng Giáo hội Ca-Tô của họ là do Chúa Giê-su thành lập, truyền lại cho Tông Đồ Phê-Rô làm Giáo Hoàng, và rồi các Giáo Hoàng kế tiếp là những thừa kế của Phê-rô, là đại diện của Chúa (Vicars of Christ) trên trần, và các giám mục, linh mục ở dưới đều là các “cha cũng như Chúa”, có quyền thay Chúa tha mọi tội cho họ qua lễ xưng tội, và nếu họ tin Chúa thì sau khi chết, đến ngày tận thế, Chúa sẽ làm cho phần hồn của họ nhập lại với phần xác, bất kể là chết đã bao lâu và chết như thế nào, và sẽ được bốc lên thiên đàng để sống đời đời bên Chúa của họ v..v.., còn nếu không tin sẽ bị Chúa đầy đọa xuống hỏa ngục để bị ngọn lửa vĩnh hằng thiêu đốt. Để có được một chỗ trên thiên đàng, họ phải tuyệt đối tuân phục Giáo hội, nghĩa là phải tuân phục mọi giáo lý và phải tin mọi tín lý của Giáo hội đưa ra, bất kể những giáo lý và tín lý này có phù hợp với Thánh Kinh không, vì Giáo hội đãnắm trong tay chiếc chìa khóa mở cửa thiên đàng, và có quyền thay Chúa để thưởng phạt tín đồ.Vì tin vào những điều truyền đạo như trên cho nên đến ngày nay, giáo hội Ca-Tô Rô-ma tại Việt Nam, từ trên xuống dưới, vẫn tiếp tục tuân phục vô điều kiện Vatican.Chúng ta nên để ý đến từ “Ca-tô Giáo Rô-ma” mà tôi dịch từ “Roman Catholicism”.Thật ra, đạo Ca-Tô Rô-ma có xuất xứ từ miền Trung Đông, về sau trở thành một hệ phái thuộc quyền Rô-ma, bởi vậy cho nên Giáo hoàng mới có danh hiệu là “Giám Mục Thành Rô-ma” (Bishop of Rome).Tiến sĩ Loraine Boettner trong cuốn “Roman Catholicism”,đã cho rằng hai từ “Roman” và “Catholicism” đi liền với nhau chẳng có nghĩa gì vì chúng mâu thuẫn với nhau.Thật vậy, người Việt dịch từ “Catholic”là Công Giáo, cho rằng từ Catholic có nghĩa là phổ quát (universal), chung cho tất cả mọi người, nhưng bỏ quên chữ Roman liên hệ tới một địa danh ở Ý: Rô-ma (Rome).Đây là một sự nhập nhằng cố ý, vì “Roman” và “Catholic” là hai từ rất mâu thuẫn đối với nhau.“Roman” có nghĩa rõ rệt là một “particular”, nghĩa là một cái gì chỉ thu hẹp trong một phạm vi liên hệ tới một địa danh, không có tính tổng quát hay phổ quát (not general or universal), trái ngược với từ “catholic” có nghĩa là phổ quát (universal).Do đó Ca-Tô Giáo Rô-ma (Roman Catholicism) thực ra chỉ có nghĩa là một hệ phái Ki Tô Giáo phổ quát trong phạm vi của đế quốc La Mã. [Tự điển “The American Heritage Dictionary” định nghĩa tĩnh từ “Roman” (viết hoa) như sau: 1. Of, pertaining to, derived from, or characteristic of Rome and its people, esp. ancient Rome. 2. Of, pertaining to, composed in, or characteristic of the Latin language. 3. of or pertaining to the Roman Catholic Church. 4. Of or designating and architectural style by great round arches and barrel vaults, concrete masory construction, and classical orders as decorative features. 5. roman (không viết hoa) Of, set, or printed in type characterized by upright letters.] Cho nên trên thực tế, Roman Cạtholicism chẳng có cái gì có thể gọi là phổ quát hay chung cho mọi người trên thế giới, và từ Công Giáo của người Việt, bỏ đi chữ Roman, chẳng qua chỉ là một cưỡng từ vô nghĩa.Và đạo Ca-Tô Rô-ma ở Việt Nam chẳng qua chỉ là đạo Ki-Tô ở Rô-ma được các thừa sai thực dân mở đường, và rồi theo gót thực dân Pháp, truyền tới Việt Nam.Cho nên chúng ta thường nói đến “Giáo hội Ca-Tô Rô-ma tại Việt Nam”, hay quen thuộc hơn, “Giáo Hội Công giáo La-mã tại Việt Nam”.Chúng ta cũng thấy trên Internet có trang nhà Việt Catholic (Vietcatholic). Nhưng ít người hiểu được rằng, Việt Catholic cũng mâu thuẫn và vô nghĩa như Roman Catholic.Đã là Việt (a particular) thì không thể là Catholic (Universal).

2. Tin Lành (được dịch từ hai tiếng “Phúc Âm” [Gospels] hay “Good News”) truyền vào Việt Nam, căn bản truyền giáo không khác Ca-Tô Giáo Rô-Ma về những chủ đề như “cứu rỗi”, “thiên đường” và “hỏa ngục”, nhưng không có cấu trúc toàn trị như Ca-Tô Giáo Rô-ma.Tin Lành ly khai từ Ca-Tô Giáo Rô-ma, sáng lập bởi Martin Luther ở Đức, phủ nhận cấu trúc quyền lực của chế độ Giáo hoàng, không công nhận Giáo hoàng là “đại diện của Chúa Giê-su”, vì vậy Ca-Tô Giáo gọi Tin Lành là Phản Thệ Giáo. Tin Lành tuyệt đối tin vào Thánh Kinh là lời của Thượng đế, không thể sai lầm, và truyền bá dưới chiêu bài là Chúa Giê-su yêu bạn “Jesus loves you”, là bậc toàn thiện v..v.., và theo Tin Lành, chỉ cần tin Chúa,không cần phải qua một tổ chức trung gian như Ca-Tô Giáo, thì sẽ được cứu rỗi, và nhất là, trong đời này sẽ được giàu sang như dân các nước tân tiến trên thế giới như Anh, Mỹ v..v…, để khuyến dụ lớp cùng đinh trong xã hội, trái ngược với lời tuyên truyền của các giáo hội: đạo Giê-su là đạo của người nghèo.

Ca-Tô Giáo Rô-Ma và Tin Lành đều dạy tín đồ phải thờ phụng (worship) Giê-su, làm tôi tớ, tỳ nữ, siêng năng hầu việc Chúa. Nếu chúng ta có đi qua vùng Hố Nai, Gia Kiệm thì sẽ thấy một tấm bảng đề “Dòng Tỳ Nữ Của Chúa Giê-su” ở trước một ngõ vào, có lẽ là ngõ vào một nữ tu viện.Việc Chúa ở đây nên hiểu không phải là những việc Chúa muốn, vì chẳng có ai biết Chúa muốn gì, mà là những việc mà các “bề trên” trong Ca-Tô Giáo Rô-Ma cũng như Tin Lành muốn tín đồ phải tin đó là ý Chúa.Khi xưa, Giáo Hoàng Urban II phát động cuộc Thập Ác Chinh thứ nhất vào năm 1096 để cướp lại Thánh Địa từ những kẻ không tin đạo (Hồi giáo). “Thiên Chúa muốn thế” (Deus Vult = God will it) là tiếng hô hào kêu gọi để tập hợp đoàn Thập Ác quân (crusaders) đi giết người cho Chúa.

Từ hai sự kiện trên, để tìm hiểu câu hỏi: “Người Việt Nam Theo Đạo Giê-su Là Vì Cái Gì?”, chúng ta không có cách nào khác là phải làm sáng tỏ những chủ đề sau đây:

I. Giáo hội Ca-Tô Rô-ma có đích thực là do Giê-su thành lập như Giáo hội Ca Tô dạy không?

II. Giê-su sinh ra đời để làm gì?Những giải thích Thần học có đúng sự thật không?

III.Sự truyền đạo của Ki Tô Giáo trên thế giới có phải là ý muốn của Giê-su không?

IV.Những sắc dân phi-DoThái có phải là đối tượng cứu chuộc của Giê-su không?

V.Đạo đức và trí tuệ của Giê-su.

VI.Thánh Kinh có phải là những lời mạc khải không thể sai lầm của Thượng đế không, và thực chất nội dung Thánh Kinh là gì?

Hai điểm cuối, Đạo Đức và Trí Tuệ của Giê-su Nội Dung Thánh Kinh rất quan trọng để chúng ta có thể có một quyết định không sai lầm, vì thường thường chúng ta chỉ kính ngưỡng, tôn thờ những bậc đạo cao đức trọng, trí tuệ siêu đẳng, mang nhiều phúc lợi đến cho nhân loại bằng những đóng góp thiết thực cho đời sống của người dân trong mọi xã hội, và con người thường dựa vào những điều giảng dạy trong Kinh điển tôn giáo để mà áp dụng vào đời sống hàng ngày.

Về nhân vật Giê-su, tất cả chúng ta biết về ông ta là ở trong Tân Ước: trong 4 Phúc Âm và trong Sách Khải Huyền.Như vậy, chúng ta không có cách nào hơn là tìm hiểu vấn đề ngay trong Tân ước để có thể đánh giá đúng mức những lời giảng dạy của Ca-Tô Giáo cũng như Tin Lành về Giê-su.Tất cả tùy thuộc ở mức độ chính xác trong những lời giảng dạy của các giáo hội Ki-Tô. Đây là một điều rất quan trọng không thể không có (sine qua non) trong lãnh vực học thuật (scholarship).Trong thời đại ngày nay, sự tìm hiểu trí thức này là một điều cần thiết để mở mang dân trí, từ đó người dân có thể nhận thức đúng về tín ngưỡng của mình. Bài phân tích này không ngoài mục đích là hi vọng có thể tăng sự hiểu biết về đạo Giê-su cho người trong đạo cũng như người ngoài đạo, những người có đầu óc suy nghĩ hoặc chỉ cần có một mức hiểu biết tối thiểu.Sau đây, tôi sẽ đi vào vài điểm chính mà tôi đã đặt ở trên.Để cho được đầy đủ, bài viết này sẽ khá dài, vì phải trích dẫn nhiều từ Thánh Kinh, từ những kết quả nghiên cứu về Thánh Kinh và Giê-su ở Tây Phương, và từ những tài liệu tôi đã trình bày trong một số bài khác, vậy xin quý độc giả thông cảm và kiên nhẫn. Và cũng xin quý độc giả cần có một cuốn Thánh Kinh ngay trước mặt để kiểm chứng những phần tôi trích dẫn.

Mục I. Giáo Hội Ca-Tô Rô-ma Có Phải là Do Chúa Giê-su Thành Lập Như Giáo Hội Ca Tô Dạy Không?

Như trên đã nói, Giáo hội Ca-Tô Rô-ma dạy tín đồ rằng: “Giáo hội Ca-Tô của họ là do Chúa Giê-su thành lập, truyền lại cho Tông Đồ Phê-Rô làm Giáo Hoàng, và rồi các Giáo Hoàng kế tiếp là những thừa kế của Phê-rô, là đại diện của Chúa (Vicars of Christ) trên trần v..v…”Giáo hội dựa vào một câu trong Tân ước, Matthew 16: 18-19: “…Ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta, dầu các cửa hỏa ngục cũng không chống lại được, Ta sẽ giao cho ngươi những chìa khóa nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, thì cũng cầm buộc trên trời, còn sự gì con tháo cởi dưới đất thì cũng tháo cởi trên trời…” (… you are Peter, and on this rock I will build my church, and the gates of Hades shall not prevail against it.And I will give you the keys of the kingdom of heaven, and whatever you bind on earth will be bound in heaven, and whatever you loose on earth will be losed in heaven.) để tự đóng vai trò thừa kế Giê-su trong giáo hội do chính Giê-su lập ra. Gần đây, trong bức thư gửi các tín đồ Ca-Tô ở Trung Quốc, Giáo Hoàng Benedict XVI cũng khẳng định vai trò này như sau: Tôi, trong tư cách Người Kế Vị Thánh Phêrô và là Mục Tử toàn thể Hội Thánh”. Nhưng sự thật có phải như vậy không?

Sự thật là, ngày nay các học giả nghiên cứu Thánh Kinh đều cho rằng giáo điều Chúa Giê-su thành lập giáo hội, Phê-rô làm giáo hoàng đầu tiên, và các giáo hoàng tiếp theo đều là kế vị của Phê-rôv..v.. như trên chỉ là những luận điệu thần học ngụy tạo của Giáo hội, và Giáo Hoàng cũng như các “bề trên” trong Giáo hội đã dùng nó để nhốt các tín đồ, vốn không bao giờ đọc Thánh Kinh, vào một ngục tù tâm linh, vì cái bánh vẽ trên nước trời nên các tín đồ phải tin tất cả những gì giáo hội nói và được dạy phải tuyệt đối tuân phục các “bề trên” của họ, và các “bề trên” của họ cũng phải tuyệt đối tuân phục đại diện của Chúa trên trần, nghĩa là giáo hoàng. Hãy “quên mình trong vâng phục”, đó là lời dạy căn bản trong Ca Tô Giáo Rô-ma, và điều ngụy tạo trên đã tạo thành cấu trúc quyền lực của giáo hội.

Thật vậy, đối với các học giả nghiên cứu Thánh Kinh và đối với giới trí thức ở trong cũng như ở ngoài giáo hội thì câu trên ở trong Tân Ước rõ ràng là được thêm thắt sau này với mục đíchthiết lập quyền lực tinh thần cũng như quyền lợi vật chất của giới lãnh đạo Ca-Tô trước đám đông tín đồ thấp kém ở dưới.Nghiên cứu kỹ Thánh Kinh, các chuyên gia đã vạch ra rằng câu trên hoàn toàn mâu thuẫn với nhiều đoạn trong Thánh Kinh, với tư tưởng của Giê-su, và nhất là không thích hợp với tư cách của Phê-rô.Chứng minh?

Đọc Thánh kinh, chúng ta thấy rõ là những người viết Tân Ước đều tin rằng Giê-su sẽ trở lại trần gian trong một tương lai rất gần, ngay trong thời điểm của Giê-su. Thí dụ những đoạn sau đây đều được trích từ Thánh Kinh: Cựu Ước Và Tân Ước, Hội Quốc Tế xuất bản, 1994; và Holy Bible: The New King James Version, American Bible Society, New York, 1982:

Matthew 16: 27-28:“Ta (Con của Người: Giê-su) sẽ trở lại với các thiên sứ trong vinh quang của Cha ta để thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm.Ta cho các con biết: một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy ta vào trong Nước ta”. (For the Son of Man will come in the glory of His Father with His angels, and then He will reward each according to his works. Assuredly, I say to you, there are some standing here who shall not taste death till they see the Son of Man coming in his kingdom.)

Matthew 24:34: “Ta quả quyết, thời đại này chưa chấm dứt, các biến cố ấy đã xảy ra rồi” (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled)

Mark 9: 1: Chúa bảo các môn đệ: “Ta cho các con biết, một vài người đang đứng đây sẽ còn sống cho đến khi nhìn thấy nước trời thiết lập với uy quyền vĩ đại(And He said to them, “Assuredly, I say to you that there are some standing here who will not taste death till they see the kingdom of God present with power.”)

Mark 13:30:Ta quả quyết, thế hệ này chưa qua đi thì các biến cố đó (các biến cố xung quanh ngày tận thế và sự trở lại của Giê-su. TCN) đã xảy ra rồi”. (Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things take place.)

Luke 21: 27, 32: “Bấy giờ nhân loại sẽ thấy ta giáng xuống trong mây trời với vinh quang và uy quyền tuyệt đối.. Ta quả quyết: thế hệ này chưa qua, các biến cố ấy đã xảy ra rồi”. (Then they will seethe Son of Man coming in a cloud with power and great glory.. Assuredly, I say to you, this generation will by no means pass away till all these things are fulfilled.)

John 14: 3: Ta đi chuẩn bị chỗ ở cho các con. Khi chuẩn bị xong, ta sẽ trở lại đón các con về với ta để các con ở cùng ta mãi mãi.” (And if I go and prepare a place for you, I will come again and receive you to myself; that where I am, there you may be also).

Qua những đoạn trích dẫn ở trên từ Tân Ước, chúng ta hãy tự hỏi: Giê-su thành lập giáo hội và trao chức vụ giáo hoàng chăn dắt tín đồ cho Phê-rô để làm gì khi mà ông ta tin rằng ngày tận thế gần kề, ngay trong thời của ông, khi một số môn đồ của ông còn sống? Không những Giê-su tin như vậy, mà còn truyền cho các Tông Đồ đi rao giảng về một “Nước trời” sắp đến, như được viết rõ trong Tân Ước.

Như vậy, có phải là giáo hội đã thêm thắt câu “..ngươi là Phê-rô, và trên phiến đá này ta sẽ xây dựng giáo hội của ta…” vào trong Tân Ước để lừa dối tín đồ là giáo hội do chính Chúa Giê-su thành lập và các giáo hoàng đều là những người kế thừa Phê-rô?Chúng ta cũng nên biết rằng, 4 Phúc Âm trong Tân ước được viết trong khoảng từ 40 đến 80 năm sau khi Giê-su đã chết và mãi đến thế kỷ 4, 27 sách trong Tân ước bằng tiếng Hi Lạp mới được công nhận là chính thức thuộc Tân ước, và rồi được dịch ra tiếng Latin và sau cùng mới được dịch ra các thứ tiếng khác nhau. Việc thêm thắt, ngụy tạo những đoạn trong cuốn Tân Ước không phải là khó khăn gì.Nhưng thật ra, mánh mưu thêm thắt câu trên không chỉ tạo quyền lực cho Giáo hoàng mà còn cho toàn thể giới chăn chiên. Thật vậy, Giáo hội đã biến câu trên thành những quyền lực thế tục rất hoang đường và phi lý cho giới giáo sĩ.Thí dụ, trong nghi lễ phong chức linh mục, ông Giám mục đặt tay lên đầu vị tân linh mục vàphán: “Hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần, chúng con tha tội cho ai thì họ được tha, cầm giữ ai thì họ bị cầm giữ. [Giáo Lý Công Giáo, Bản dịch của Hoài Chiên và Nguyễn Khắc Xuyên, trang 231].Theo tinh thần câu ngụy tạo mà Chúa truyền cho Phê-rô thành lập giáo hội ở trên, điều này có nghĩa là các Linh mục nắm quyền muốn cho ai lên Thiên đường thì cho, và lẽ dĩ nhiên, trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, tập đoàn chăn chiên, từ Giáo hoàng xuống tới các Linh mục, ai cũng đều nắm trong tay những chìa khóa của nước trời, nếu có cái gọi là nước trời.Hiển nhiên đây là chuyện hoang đường nhất trong những chuyện hoang đường, xét đến vấn đề đạo đức của một số không nhỏ thuộc giới chăn chiên, từ các giáo hoàng xuống tới các linh mục. Nhưng chúng ta cũng không thể phủ nhận là, chính điều này đã tạo nên một tâm cảnh sợ sệt, khúm núm, quỵ lụy “bề trên”, “quên mình trong vâng phục” trong đám tín đồ thấp kém, vì họ tin rằng các “bề trên” của họ thực sự nắm trong tay cái chìa khóa của nước trời, một nước chỉ hiện hữu trong nền thần học của giáo hội để khuyến dụ tín đồ.Thật ra thì, theo Giám Mục James A. Pike trong cuốn Một Thời Để Cho Sự Ngay Thẳng Của Ki Tô Giáo [A Time For Christian Candor], trang 109:

Cái nhìn về thế giới của Giê-su là cái nhìn của thời đại đó. Quan niệm về “Nước Trời” mà Giê-su thường nói đến đã được đưa vào đạo Do Thái từ 5 thế kỷ trước khi Giê-su sinh ra, do ảnh hưởng của Zoroaster [Jesus’ world-view was that of His time.The concept of the Kingdom of God which He stressed was that introduced into Judaism in the fifth century B.C., under Zoroastrian influence]

Điều này có nghĩa là, quan niệm về một “Nước Trời” không phải là của Giê-su mà là Giê-su chỉ lập lại một quan niệm cổ xưa của dân tộc Do Thái, một dân tộc có quá nhiều bất hạnh trong suốt giòng lịch sử cho nên luôn luôn khát vọng một quốc gia độc lập, tràn đầy sữa và mật như các Rabbi Do Thái đã từng hứa hẹn với dân Do Thái như vậy để an ủi những bất hạnh dân Do Thái đang gánh chịu, và dạy họ rằng hãy giữ vững niềm tin vào Thiên Chúa của họ thì một ngày nào đó Thiên Chúa sẽ đoái thương và cho họ được hưởng một cuộc sống trong “Nước Trời’ dưới sự cai quản của chính Thiên Chúa của họ.Đây là một niềm tin nguyên thủy, đặc thù của dân tộc Do Thái, không liên quan gì đến bất cứ dân tộc nào khác.Nhưng khi Ki Tô Giáo bành trướng trên thế giới thì họ đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về một “Nước Trời” chung cho mọi người, nhưng không ngoài điều kiện là phải tin vào Thiên Chúa và phải làm theo ý Chúa, thực sự chỉ là ý của giáo hội, vì chẳng có ai biết được ý Chúa là như thế nào.

Thứ nhì, đọc kỹ Thánh Kinh, chúng ta còn thấy, sau khi trao chìa khóa thiên đường cho Phê-rô (Matthew 16:19), chỉ 4 câu sau, Matthew 16: 23, Giê-su gọi Phê-rô là Satan: “Chúa quay lại và nói với Phê-rô: “Hãy đi ra đàng sau ta, Satan, ngươi là một sự xúc phạm đối với ta” (But he turned and said to Peter, “Get behind me, Satan! You are an offence to Me..”)Cũng vì sự mâu thuẫn và phi lý trong hai câu gần sát nhau trong Thánh kinh mà Lloyd Graham đã bình luận như sau:

Như vậy là giáo hội Ca-Tô được thành lập bởi Phê-rô, người mà, chỉ 4 câu sau trong Thánh Kinh, Chúa gọi là Satan.Vậy, nếu giáo hội Ca-Tô được thành lập bởi Phê-rô thì giáo hội đó đã được thành lập bởi Satan – một sự kiện mà chúng ta đã nghi ngờ từ lâu.(Xét đến lịch sử đẫm máu đầy tội ác của Ca-Tô Giáo mà giáo hoàng John Paul II và Tòa Thánh Vatican đã phảixưng thú 7 núi tội ác trước nhân loại và xin được tha thứ thì câu bình luận của Graham ở trên không phải là không có căn bản. TCN).

Câu chuyện về Phê-rô thậm vô nghĩa – một người chết như mọi người mà lại có quyền lực trên khắp nhân loại trong muôn đời muôn kiếp. Trong những vấn đề tôn giáo, tín đồ Ca-Tô thật là nhẹ dạ, cả tin, nhưng họ có thể nhẹ dạ đến mức tin rằng, trước khi có Ki Tô Giáo, những bậc thông thái như Pythagoras, Plato, Socrates…cần đến cái tên đánh cá Do Thái ngu đần này (Phê-rô) để đầy đọa hay cứu vớt linh hồn họ hay không?Nhất định là không, và chúng ta [ngày nay] cũng vậy.

(Graham, Lloyd, Deceptions & Myths of the Bible, The Citadel Press Book, New York, 1995, p.: 438:Thus the Catholic Church is founded on Peter whom, four verses later, Jesus openly calls Satan. Thus if the Catholic Church is founded on Peter, it is founded on Satan – a fact we have long expected.Peter’s story is the veriest nonsense – one mortal man endowed with the power over all humanity for all eternity. In things religious, Catholics are indeed credulous but can they be so credulous as to believe that pre-Christian sages like Pythagoras, Plato, Socrates…require this ignorant Jewish fisherman to bind and loose theirs souls?No, and neither are we.)

Đối với chúng ta, một câu hỏi tất nhiên cũng phải được đặt ra: người Việt Nam chúng ta, từ tổ tiên muôn đời đến chúng ta, có cần đến sự đầy đọa hay cứu vớt linh hồn từ cái tên đánh cá Do Thái Phê-rô, không những ngu đần mà còn hèn nhát, như được viết trong Tân Ước không? Và chúng ta có cần đến vai trò của người tự nhận là kế vị Phê-rô, và tại sao cần, khi mà vai trò Giáo hoàng đầu tiên của Ca-Tô Giáo Rô-ma, Phê-rô, rõ ràng chỉ là sự ngụy tạo thần học của Giáo hội?

Thứ ba, Thánh Kinh viết rõ, Phê-rô là mẫu người coi lời Chúa như không có, phản phúc và hèn nhát.Trước ngày Giê-su bị bắt, Giê-su bảo Phê-rô hãy thức cùng Giê-su để cầu nguyện cùng Giê-su, và Giê-su đi ra chỗ khác cầu nguyện.Tân Ước viễt rõ, Giê-su cũng sợ chết, không muốn chết nên cầu nguyện cùng Chúa Cha:“Cha ơi, nếu có thể đừng bắt con phải uống chén đắng này” [nghĩa là đừng bắt con phải chết] (Matthew 26: 38-39:“O My Father, if it is possible, let this cup pass from Me”), nhưng khi trở lại thì Phê-rô đã ngủ khì (Matthew 26: 40)..Khi Chúa bị bắt, vì sợ bị kết tội đồng lõa, Phê-rô đã ba lần chối Chúa, thề là không hề biết Chúa (Matthew 26: 70, 72, 74: Then he began to curse and swear, saying, “I do not know the Man!”).Khi Chúa bị đóng đinh trên thập giá thì Phê-rô trốn biệt.Một người tư cách như vậy mà Chúa lại chọn để thành lập giáo hội hay sao?Chúa không có môn đồ nào tốt hơn và hiểu biết hơn tên đánh cá Phê-rô hay sao?

Trướcnhữngbằng chứng khôngthểphủbác như trên ở ngay trong Thánh Kinh, Joseph L. Daleiden, một học giả Ca-tô, trong cuốn Sự Mê Tín Cuối Cùng, trang 83,cho rằng “câu chuyện ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội là một chuyện tiếu lâm” (On the face of it, I would take it as a joke) và trích dẫn lời của Albert Camus, cho rằng “Giê-su đã riễu cợt cái tên nghèo khổ, hèn nhát Phê-rô khi bảo Phê-rô là vững như phiến đá” (Camus pointed out, Jesus must have been making fun of of poor, cowardly Peter by referring to him as a rock of steadfastness.).Rồi Daleiden kết luận:

Do đó, chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi biết rằng nhiều học giả chuyên về Thánh Kinh tin rằng câu chuyện về Phê-rô, giống như nhiều chuyện khác trong Tân Ước, đã được người ta thêm thắt vào sau.

(Daleiden, Joseph, The Final Superstition: A Critical Evaluation of the Judeo-Christian Legacy, Prometheus Books, New York, 1994, p. 83: It is not surprising, therefore, to learn that many biblical scholars believe the evidence indicates that this reference to Peter, like many other New Testament passages, was inserted at a later date.)

Nhưng không phải chỉ có các học giả mới nhận ra sự phi lý trong câu chuyện về Phê-rô, mà chính những nhà Thần học nổi danh trong giáo hội Ca-Tô cũng phải thừa nhận rằng thuyết Chúa thành lập giáo hội và trao quyền cho Phê-rô chỉ là ngụy tạo.

Hans Kung, Giáo sư Thần học tại trường đại học nổi tiếng Tubingen ở Đức, cũng phải viết như sau:

Con người Giê-su lịch sử, tin chắc rằng ngày tận thế phải xảy ra ngay khi ông còn đang sống.Và vì sự sắp tới của Nước Trời này, không còn nghi ngờ gì nữa là ông ta không muốn lập ra một cộng đồng đặc biệt khác với nước Do Thái, với giáo lý, nghi thức thờ cúng, định chế, cơ quan chỉ đạo riêng của Do Thái.Tất cả những điều trên có nghĩa là khi còn sống Giê-su không bao giờ sáng lập một giáo hội nào.Ông ta không hề có ý tưởng thành lập và tổ chức một hoạt động tôn giáo đại qui mô như được tạo ra về sau. [Một tôn giáo như Ca-Tô Giáo Rô-ma ngày nay].

(Kung, Hans, Christ Sein (1976), p.338-339: The historical Jesus.. counted on the world’s coming to an end in his own lifetime. And for this coming of God’s kingdom he doubtless did not want to found a special community distinct from Israel, with its own creed, its own cult, its own constitution, its own office…All this means that in his own lifetime Jesus never found any church.He had no idea of founding and organizing a large-scale religious operation that would have to be created…)

Uta Ranke-Heinemann, nữ Giáo sư Thần học Công Giáo đầu tiên trong Giáo hội Ca-Tô, cũng viết:

Giáo hội đã biến Giê-su thành một dụng cụ tuyên truyền. Vì lý do này mà chúng ta tin vào mọi điều biện minh cho sự thành lập một giáo hội như được thêm thắt vào những lời Giê-su nói bởi những tác giả các phúc âm.Sự thêm thắt này gồm có điều Giê-su ca tụng Phê-rô như một phiến đá làm nền tảng để Giê-su xây dựng giáo hội của ông ta (Matt. 16:18), vì Giê-su không bao giờ có ý thành lập một giáo hội… Ở đây, không phải là Giê-su nói, mà là giáo hội ban khai muốn tạo cho mình một địa vị lãnh đạo và một khuôn mặt quyền lực vì sự tăng trưởng của cấu trúc lãnh đạo theo cấp bậc.

Trong chương 21, chương ngụy tạo trong phúc âm John – nghĩa là chương được thêm vào phúc âm chính sau này – ý tưởng về một vai phó đã được phát triển rõ ràng.Phê-rô trở thành kẻ chăn đàn chiên của Giê-su.Như là đại diện của Giê-su, người chăn chiên thực sự lúc đầu, hắn thay thế Giê-su trong nhiệm vụ này.Ngay sau đó, giáo hội nghĩ rằng điều quan trọng không phải là con người Phê-rô.Giáo hội quyết định rằng chức vụ của Phê-rô là nền tảng của Giáo hội, do chính Giê-su thiết lập vĩnh viễn.Với quan niệm này chúng ta có những giáo hoàng là kế thừa Phê-rô và là phụ tá của Giê-su, và chế độ giáo hoàng là nền tảng của giáo hội.

(Uta Ranke-Heinemann, Putting Away Childish Things, Harper-Collins., San Francisco, 1995, p. 217: The Church has turned Jesus into its propagandist.For this reason we take everything that presupposes or dicusses or promotes the existence of a Church as interpolation by the authors of the Gospels into Jesus’ original sayings.That includes Jesus’ hailing Peter as the rock on which he will build his church (Matt. 16:18), since Jesus never meant to found a church… It’s not Jesus who’s speaking here; it’s the early church, which was interested in having such a leadership position and authority figure because of its growing hierarchical structure.

In the inauthentic chapter 21 of John – that is, in a later addition to the actual gospel – the idea of a deputy is already clearly developed.Peter becomes the shepherd of the flock of Christ.He takes over the functions of Jesus, the former and actual shepherd, as his representative.Shortly afterward, the Church began to think that the important thing was not the person of Peter.The Church decided that the office Peter held was the bedrock foundation of the Church, and that Jesus established it permanently.With this concept we have the popes as Peter’s successors and Christ’s deputies, and the papacy as the foundation of the Church.)

Một nhận định chính xác về thực chất Giáo hội Ca Tô Rô Ma là của Linh Mục Joseph McCabe.Linh mục Joseph McCabe là một học giả nổi tiếng về bộ sử 8 cuốn: A Complete Outline of History.Bộ sử này được dùng trong các đại học Mỹ trong nhiều thập niên.Nhưng nổi tiếng hơn cả là một bộ sách Thế Lực Đen Quốc Tế “The Black International” (Chỉ Ca Tô Giáo Rô-ma) gồm gần 20 cuốn sách mỏng, viết về mọi mặt của Ca Tô Giáo Rô-ma , trong đó có những cuốn điển hình như sau:

#1: Tội Ác Sau Cùng (không phải là cuối cùng. TCN) Của Vatican: Thế Lực Đen Quốc Tế Đã Âm Mưu Chống Tự Do, Chủ Nghĩa Giải Phóng, và Dân Chủ Trên Thế Giới Như Thế nào?” (The Vatican’s Last Crime: How The Black International Joined The World-Plot Agaisnt Freedom, Liberalism, and Democracy);

#11:Cấu Trúc Toàn Trị Của Giáo Hội Rô-ma Với MộtFuehrer, Những Gauleiter, Tổ ChứcGestapo, Và Cơ Quan Kinh Tài (The Totalitarian Church of Rome: Its Fuehrer, Its Gauleiter, Its Gestapo, and Its Money-box) trong đó Linh mục McCabe đã so sánh Giáo Hoàng với Hitler mà người Đức Quốc Xã gọi là Fuehrer (lãnh tụ), trang 12: The Pope is an autocrat, a dictator, a Fuehrer in just the same sense as Hitler or Mussolini), so sánh Tổng Giám Mục, người cai quản một giáo phận, với Gauleiter, một quan chức lãnh đạo một vùng hay một miền dưới thời Đức Quốc Xã, Ibid., trang 18: Today in every country, the archbishops are the Gauleiter, the regional representatives of the Fuehrer, in the Nazi-Papal system, and their loyalty to the central caucus at Rome is easily secured today), so sánh Tổ Chức Linh Mục với tổ chức Gestapo của Đức Quốc Xã, Ibid., trang 20: The Roman Church has its Gestapo and other agents scattered over every country which it has conquered or hopes to conquer:quarter of a million priests, a vast army of monks and nuns, and an immense body of “technical experts” (journalists, teachers, writers, paid agents, organizers etc..;Each of these priests is, like the Gestapo men, a pocket edition of the head Dictator), ;

#13: La Mã Đặt Sự Phá Hoại Trên Văn Hóa: Giáo Hội Rô-ma, Nghèo Nhất Về Văn Hóa, Giầu Nhất Về Tội Ác (Rome Puts A Blight on Culture:The Roman Church The Poorest in Culture and Richest in Crime);

# 14: Giáo Hội Rô-ma, Kẻ Thù Của những Công Nhân:Rô-ma Là Đồng Minh Tất Nhiên Của Mọi Giới Bóc Lột (The Roman Church The Enemy Of The Workers: Rome Is The Natural Ally Of All Exploiters) v..v..

Nhưng tác phẩm dài nhất và đầy đủ về cấu trúc của chế độ Giáo hoàng, Thực chất giới Linh Mục, Học thuật Công Giáo (Catholic Scholarship), Các lễ tiết, bí tích mê tín trong Ca Tô Giáo Rô-ma v..v.. là cuốn Sự Thật Về Giáo Hội Ca Tô Rô-ma (The Truth About The Catholic Church, Girard, KS; Haldeman Julius, 1942).Cuốn sách này gồm có hai phần: Phần đầu nói về Lịch sử Giáo Hội Rô-ma (The History Of The Roman Church), và Phần hai nói về Giáo Hội Ngày Nay (The Church Today).Ngay chương đầu, Linh mục Joseph McCabe viết:

“Trong tất cả những chuyện giả tưởng vẫn còn được ẩn núp dưới cái dù dột nát “Chân lý Ca Tô Giáo”, truyền thuyết về chế độ giáo hoàng được thành lập bởi Chúa và hệ thống giáo hoàng thật đúng là lì lợm và có tính cách lãng mạn nhất.Chẳng có quyền lực thần thánh nào, mà chỉ là một chuỗi những ngụy tạo và cưỡng bách, những lừa đảo tôn giáo và tham vọngngỗ ngược, phạm phải trong một thời đại cực kỳ ngu si, đã dựng lên quyền lực của giáo hoàng, hệ thống giáo sĩ và tín ngưỡng.

Từ “Giáo hội” chẳng có nghĩa gì trong thời của Giê-su và Phê-rô.Không có từ đó trong tiếng Aramic.Giê-su đã phải nói là “Giáo đường” [nơi tụ tập cầu nguyện của người Do Thái], và ông ta ghét những Giáo đường.”

(Of all the fictions which still shelter from the storm of modern criticism under the leaky umbrella of “Catholic Truth”, the legend of the divine foundation of the Papacy and the Papal system is quite the boldest and most romantic.No divine force, but a pitifully human series of forgeries and coercions, of pious frauds and truculent ambitions, perpetrated in an age of deep ignorance, built up the Papal power, hierarchy and creed…

The word “church” had no meaning at all in the days of Christ and Peter.There was no such word in Aramaic.Christ would have had to say “synagogue”; and he hated synagogues.)

Ngoài ra, chúng ta cũng nên biết, Hội Nghiên Cứu Về Giê-su (The Jesus Seminar) gồm nhiều học giả thuộc mọi hệ phái Ki-tô, sau nhiều năm nghiên cứu, cũng đưa ra cùng một kết luận, nghĩa là, Giê-su không hề có ý định thành lập giáo hội cũng như không hề ủy quyền cho Phê-rô xây dựng giáo hội.Tất cả chỉ là những điều giáo hội Ca Tô bịa đặt để tạo quyền lực cho giáo hội mà thôi.

Cũng vì những bằng chứng không thể chối cãi được ở ngay trong Thánh Kinh mà khi được hỏi rằng: “Giê-su có ý định thành lập một tôn giáo mới, tôn giáo mà ngày nay chúng ta gọi là Ki Tô Giáo, hay ít nhất là tạo ra một giáo hội Ki Tô tách biệt (ra khỏi Do Thái giáo. TCN) không?”(Did Jesus intend to found a new religion, the one we now call Christianity, or at least create a separate Christian church?), Linh mục John Dominic Crossan đã trả lời: “Câu trả lời cho câu hỏi đó là một chữ “KHÔNG” quyết định” (The answer to that is an emphatic NO).

Từ những bằng chứng nghiên cứu Thánh Kinh của các học giả trong thế giới Tây Phương và của cả những nhà Thần học nổi danh trong Ca-Tô Giáo Rô-ma, chúng ta thấy rõ sự ngụy tạo ra tín điều “Chúa chọn Phê-rô là người thừa kế” chẳng qua chỉ là mánh mưu của Giáo hội Ca-Tô để tạo quyền lực trên đám tín đồ đầu óc yếu kém, cả tin, và không bao giờ đọc hay không đủ khả năng đọc Thánh Kinh .Lịch sử đã chứng tỏ Giáo hội Ca-Tô triệt để khai thác sự ngu dốt của quần chúng và cho đến ngày nay, vẫn duy trì sách lược giam giữ tín đồ trong sự ngu dốt, trong một ngục tù tâm linh, không dám cho tín đồ biết về những sự thực về Kinh Thánh cũng như về Ca-Tô Giáo, tuy rằng những sự thật này đã được phổ biến rộng rãi trên thế giới.

Biết chắc là Giê-su đã bị đóng đinh trên thập giá, chết, và táng xác, nên không bao giờ có thể trở lại trần gian được nữa, Giáo hội mới bày đặt ra chuyện Chúa chọn Phê-rô để thành lập Giáo hội.Cả Chúa và Phê-rô cũng đã chết rồi, đâu còn có thể trở lại trần để mà cải chính hay bác bỏ giáo lý ngụy tạo của Giáo hội Ca-Tô.Nhưng mục đích của sự ngụy tạo này cũng không phải là để vinh danh Chúa hay Phê-rô mà thực ra chỉ dùng Chúa Giê-su và Phê-rô làm một bình phong thần học, một dụng cụ tuyên truyền, một bàn đạp để tạo nên thần quyền cho giáo hoàng và giáo hội.Giáo hội bày đặt ra chuyện Chúa chọn Phê-rô làm người kế vị để thiết lập giáo lý buộc các tín đồ phải tuyệt đối tin và tuân phục giáo hội thì mới được Chúa cứu rỗi.Theo sự diễn giảng của giáo hội thì Phê-rô là người tuyệt đối tin Chúa nên được Chúa chọn bất kể là Phê-rô ngu đần và hèn nhát như Thánh Kinh đã viết rõ.Sự bịa đặt này còn nhằm một mánh mưu khác, đó là dạy tín đồ chỉ cần đặt niềm tin vào Giê-su để được cứu rỗi, sự ngu dốt và vô đạo đức không phải là vấn đề, bởi vì chính Phê rô, bản chất là một tên ngu dốt và vô đạo đức, nhưng vì hết lòng tin Chúa nên vẫn được Chúa chọn.Bởi vậy chúng ta thấy không có tôn giáo nào mà giới giáo sĩ và các tín đồ lại có tỷ lệ ngu dốt và kém đạo đức như Ca-Tô Giáo Rô-ma.Và vì Phê-rô cũng đã chết rồi, cho nên quyền lực của Chúa nằm trong tay những người kế thừa Phê-rô, một chức vị tự phong của các giáo hoàng.Qua học thuật Ca-tô (Catholic scholarship), các tín đồ Ca Tô đều được nhồi sọ từ khi mới sinh ra đời tín điều hoang đường là “Giáo Hoàng là đại diện của Chúa” (Vicar of Christ), nắm trong tay những chìa khóa mở cửa thiên đường và có quyền “rút phép thông công” tín đồ, hoặc “giáo hội do Chúa Giê-su thành lập nên không thể sai lầm” v..v… Do đó điều kiện tiên quyết cho các tín đồ muốn được Chúa cứu rỗi là phải tuyệt đối “quên mình trong vâng phục” giáo hoàng, giáo hội.Điều bất hạnh cho nhân loại là ngày nay vẫn có hàng triệu người tin như vậy, không hề quan tâm đến những điều phi lý nằm trong những thủ đoạn thần học này..Bởi vậy mà ngày nay, Giáo hoàng Benedict XVI vẫn thản nhiên tự nhận là Tôi, trong tư cách Người Kế Vị Thánh Phêrô và là Mục Tử toàn thể Hội Thánh” mà không chút ngượng ngùng trước thế giới.

Chúng ta thấy, chuyện Giê-su thành lập một giáo hội như giáo hội Ca-Tô Rô-ma ngày nay là một chuyện đã bị hầu hết những bậc thức giả ở trong cũng như ở ngoài giáo hội Ca-tô bác bỏ.Lẽ dĩ nhiên, không ai cấm ai không được tin vào một giáo hội thế tục do con người tạo ra và lừa dối tín đồ là do Chúa tạo ra.Đó là sự chọn lựa của họ và đó là niềm tin riêng tư của họ. Nhưng vì cái gì mà họ tự đặt mình trong sự lừa dối của một tổ chức thế tục nấp sau bình phong tôn giáo?Vì trên thực tế, nếu giáo hội Ca-Tô Rô-ma không phải là do Chúa thành lập, thì lẽ tất nhiên Chúa chẳng bao giờ can thiệp vào việc của một giáo hội không phải của Chúa.Điều này các tín đồ không bao giờ nghĩ đến.

Kết luận: Chúa Giê-su, nếu thực sự có một nhân vật được gọi là Chúa, thì Chúa cũng không hề có ở trong giáo hội Ca-tô Rô-ma này, và những người tin rằng có thể đến với Chúa qua ngả trung gian của giáo hội Ca-tô Rô-ma là những người sống với một ước muốn, một hi vọng không tưởng, không bao giờ có thể thành sự thật được.

Đây là một sự thật khá đau lòng đối với một số người đã từng đặt hết niềm tin vào một giáo hội với hi vọng có thể đến với Chúa qua trung gian của giáo hội.Nhưng dù đau lòng cách mấy, khi đối diện với một sự thật bất khả phủ bác, một số không ít người can đảm đã dứt khoát ra khỏi cái ngục tù tâm linh đã giam hãm mình trong nhiều năm.Và đây là một sự kiện.

Ngoài ra và hơn nữa,điều đáng nói ở đây là, ngoài sự vạch ra sự gian dối trên, các chuyên gia nghiên cứu Thánh Kinh còn chứng minh rằng: Giê-su, với những lời hứa hẹn hão huyền đầy tính chất tự tôn, tự cao, tự đại như trên, là người mắc bệnh tâm thần hoang tưởng, và thực tế đã cho các môn đệ ăn bánh vẽ vì ông ta đã ra đi và không hề trở lại. 2000 năm qua, những người tin là Giê-su có quyền phép “cứu rỗi” họ và cho họ lên thiên đường ở cùng ông đã dài cổ ra ngóng chờ “ngày trở lại” của Giê-su, nhưng năm này qua năm khác, thế hệ này qua thế hệ khác, thiên niên kỷ này qua thiên niên kỷ khác, Giê-su vẫn biệt tăm, tuy rằng trong thế giới Ki Tô có nhiều vị lãnh đạo tôn giáo đã nhiều lần tiên đoán ngày trở lại của Chúa Giê-su, nhưng không có lần nào trở thành hiện thực. Làm sao ông ta có thể trở về được khi ông ta đã bị đóng đinh trên thập giá, chết, và táng xác?Lời hứa hẹn vô trách nhiệm đầy tính cách lừa dối những kẻ nhẹ dạ như trên có giá trị gì khi những điều ông hứa không hề mảy may thực hiện được đã 2000 năm nay. Nhưng điều kỳ lạ là trên thế giới hiện nay vẫn có hàng triệu người tiếp tục tin tưởng và mong chờ ngày Giê-su trở lại trần, nếu bộ xương của Giê-su trong một tiểu quách mới tìm thấy ở Jerusalem có thể trở lại trần với nguyên vẹn hình người, hay hình Chúa ...

Kết Luận Cho Mục I:

Giáo hội Ca-Tô Rô-ma có phải là do Giê-su thành lập không? “Câu trả lời cho câu hỏi đó là một chữ “KHÔNG” quyết định” (The answer to that is an emphatic NO) [Linh Mục John Dominic Crossan].

Vậy thì, người Việt Nam theo Ca-Tô Giáo Rô-ma hay đạo Giê-su là vì cái gì?

(xem tiếp)

 


Trang Tôn Giáo