Một Vài Điều Cần Làm Sáng Tỏ

Trong Việc Biên Soạn Sách Sử Về Giáo Hội La Mã

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TUYENGON/TuyenNgon03.php

15 tháng 6, 2010

1  2  3

VII.- Về Những Câu Hạch Sách …

Về câu hỏi, “Tại sao ông Nguyễn Mạnh Quang lại không nói gì đến Đảng Cộng Sản Việt Nam ở trong các tác phẩm của ông ta?”, tôi xin nói như thế này, “Đề tài đã được chúng tôi chọn để viết là Lịch Sử và Hô Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã. Vậy thì chúng tối phải luôn luôn nhắm vào các chủ điểm của đề tài này để biên soạn sao cho nói đúng với những chủ điểm đã được nêu ra.”

Thiết nghĩ rằng, ai cũng biết rằng một học sinh lớp 3 bậc tiểu học khi phải chọn một đề tài cho một bài luận định viết, thì chỉ được bàn luận về đề tài đó, không được nói đến chuyện gì khác. Có một chút gì khác trong đó bị coi là lạc đề và bị trừ điểm. Bất kỳ một học sinh nào đã học qua bậc tiểu học cũng phải hiểu điều này. Điều đáng buồn là các tác giả của câu hỏi này lại không biết như vậy! Rõ ràng nhất là có một nhà giáo vốn tiếp nhận sở học ở các bậc trung học qua các trường Pháp và trường đạo đã trực tiếp đặt ra với người viết một câu hỏi như sau:

Tại sao quý vị giáo sư và sử gia khả kính của chúng ta không buộc tội ông Hồ Chí Minh là Việt gian khi ông ….” [1]

Văn tức là người. tác giả đưa ra câu hỏi trên đây là tiêu biểu cho một trí thức có bằng cấp đại học và là một giáo viên dạy cùng một trường trường trung học với người viết. Cũng vì thế mà chúng ta có thể căn cứ vào câu hỏi trên đây của người này để suy ra mà thấy rõ tình trạng bất quân bình về kiến thức tổng quát và trình độ hiểu biết về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại của những người Việt Nam tiếp nhận sở học qua các trường Pháp tại Đông Dương (trước năm 1954) và các trường đạo, đúng như chúng tôi đã nói ở trên. Chúng tôi xin miễn bàn thêm về vấn đề này. Có một điều cần phải nói là sống trong một xã hội dân chủ tự do như ở Bắc Mỹ, thiết tưởng chúng ta cũng cần nên biết một vài điều như sau:

Thứ nhất: một học sinh lớp 7 ở bậc trung học (cấp 2) ở Hoa Kỳ cũng biết rằng khi bị cáo A (hay bất kỳ bị cáo nào khác) bị điệu ra trước vành móng ngựa để xét xử về tội giết người đoạt của, thì:

a.- Thân nhân của bị cáo không thể đứng ra làm chứng để bênh vực cho bị cáo.

b.- Luật sư bênh vực cho bị cáo không thể đứng lên trước tòa nêu lên thắc mắc hay đặt vấn đề với ông chánh án của phiên tòa hay với bên nguyên cáo rằng, "Tại sao lại đem thân chủ (bị cáo A) ra xét xử mà không xét xử những người khác mà ông ta chủ quan cho rằng cũng đã từng phạm tội ác tương tự như vậy?"

Thứ hai, tất cả những sinh viên bậc cử nhân (undergraduate) đều biết:

a.- Khi được chỉ định viết bài điểm sách thì phải viết đúng theo phương pháp điểm sách nghĩa là phải nói rõ: Tên tác giả, tên cuốn sách, nhà xuất bản, năm xuất bản, số lượng trang trong sách, sách được phân chia ra bao nhiêu phần, bao nhiêu chương, chủ đề của cuốn sách (thường thường tên sách cũng là chủ đề của cuốn sách), chủ đề của mỗi phần, chủ đề của mỗi chương, nhận xét về nội dung của cuốn sách và phương cách trình bày của tác giả. Có thể nói thêm về phần trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn của tác giả. Ngoài ra, không được nói gì khác. Tối kị, không được nói gì đến đời tư của tác giả. Nếu làm như vậy là "điểm mặt" tác giả, chứ không phải là "điểm sách" và sẽ được nói chuyện với pháp luật.

b.- Một tác giả có khả năng hay chuyên biệt về ngành chuyên môn nào và trong giới hạn nào thì chọn đề tài viết về môn đó và trong giới hạn đó. Nếu ôm đồm đi trệch ra ngoài ngành chuyên môn và giới hạn hiểu biết của mình, thì sẽ bị loạng quạng và làm trò hề cho thiên hạ. Thí dụ, một người văn sĩ giỏi về lối văn tiểu thuyết, có biệt tài về sáng tác ra những chuyện hư cấu, nhân vật hư cấu, nhưng nếu nhẩy sang lãnh vực viết về biên khảo, thì ông ta sẽ loạng quạng và rơi vào cảnh "múa rìu qua mắt thợ". Tương tự như vậy, một người được huấn luyện về ngành kỹ sư, rồi hứng chí nhẩy ra làm chính trị, “chính trị phòng trà", có biệt tài "rung đùi phun chí lớn", mà lại nhẩy ra viết sách theo phương cách biên khảo, thì chắc chắn cũng rơi vào tình trạng “làm trò hề” trước con mắt của các nhà sử học. Đây là trường hợp của ông Nguyễn Gia Kiểng khi viết cuốn "Tổ Quốc Ăn Năn". Đây cũng là truờng hợp của các ông Linh-mục Vũ Đình Họat, Linh-mục Nguyễn Khắc Xuyên, cựu luật sư Nguyễn Văn Chức, Lữ Giang, Cao Thế Dung viết lịch sử., v.v… Những người này vốn không nắm vững lịch sử thế giới, không biết gì về những việc làm tội ác của Giáo Hội La Mã, không biết gì về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đậi, và cũng không biết gì về chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm lại đi viết sách, viết báo chạy tội, bào chữa cho Giáo Hội La Mã và chế độ đạo phiệt Da-tô này. Làm như vậy là làm trò hề cho thiên hạ, và càng làm cho độc giả nhìn thấy rõ sự ngu dốt và vai trò sử nô của họ.

Ông bạn tác giả câu hỏi mà chúng tôi nêu lên ở trên đã không tự vấn xem ông ta đã đầu tư thì giờ vào ngành chuyên môn nào? Hiểu biết lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại đến mức độ nào? Có kiểm chứng những nguồn tin có liên hệ với điều ông ta nêu lên trong câu hỏi của ông không? Hay là ông ta chỉ đọc những bản văn do bọn văn sử nô trong bộ máy tuyên truyền của Giáo Hội La Mã “fabricated” (sáng tác) như họ đã “fabricated” ra chuyện ông Đại Tá CS Đào Văn Nghệ phản tỉnh rồi phổ biến trên các diễn đàn E-mail vào mấy ngày trong tuần lễ thứ hai trong tháng 1/2010 vừa qua? Người viết xin miễn nói thêm về ông bạn này!

Nêu lên mấy trường hợp trên đây là có ý muốn để cho độc giả thấy rõ trình độ kiến thức tổng quát quá tệ của những người đặt ra như vấn đề "Tại sao không nói gì đến chính quyền miền Bắc Việt Nam mà lại chỉ nói đến tội ác của Giáo Hội La Mã và các chính quyền đạo phiệt Da-tô ở miền Nam?", “Tại sao quý vị giáo sư và sử gia khả kính của chúng ta không buộc tôi ông Hồ Chí Minh là Việt gian …?”, v.v…

Về câu hỏi, “Tại sao người viết không viết về miền Bắc và các chế độ Cộng Sản, mà chỉ viết về các chính quyền miền Nam và Giáo Hội La Mã?” người viết xin giải thích như sau:

Thiết nghĩ rằng, đưa ra câu hỏi như vậy là không những không biết quy luật về vấn đề tự do chọn đề tài của người cầm viết, mà còn có thái độ hợm hĩnh và trịch thượng, cự nự và hạch sách người viết về vịệc TẠI SAO lại chọn đề tài mà họ không thích nói đến. Đây là cái đặc tính trịch thượng của những kẻ có quyền lực trong các chế độ đạo phiệt Ca-tô mà sách sử đã ghi lại rõ ràng là như vậy. Câu chuyện một ông linh mục không hài lòng về bộ sách lịch sử thế giới do hai ông Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang biên sọan và phát hành vào niên học 1955-1956 chỉ vì bộ sách này có đề cập đến đến thuyết tiến hóa của nhà bác học Charles Robert Darwin (1809-1882) và đời sống bê bối, loạn luân, dâm loàn của một số khá nhiều các giáo hoàng thời Trung Cổ. Vì thế, ông linh-mục này mới yêu cầu chính quyền Ngô Đình Diệm tịch thu và cấm không cho bộ sách này được lưu hành. Hậu quả là bộ sách này biến mất trên thị trường sách vở và mật vụ của chính quyền được phái đến tận nơi cư trú của tác giả Nguyễn Hiến Lê để rình mò, dò xét. (Nguyễn Hiến Lê, Đời Viết Văn Của Tôi (Westminster, CA: Văn Nghệ, 1986), tr. 99-101. Đây là một thủ đoạn khủng bố tinh thần những người viết sử..

Từ khi bản Tuyên Ngôn Cộng Sản (Communist Manìfesto) cúa hai ông Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) công bố vào năm 1848, thì bộ máy tuyên truyền của Tòa Thánh Vatican với các chi nhánh nằm trong các hội đồng giám mục và các chính quyền đạo phiệt (Ca-tô) tay sai tại các quốc gia địa phương khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Nam Việt Nam trong suốt thời kỳ 1954-1975, đã phát hành hàng trăm triệu ấn phẩm nói về lý thuyết và các chế độ Cộng Sản. Dĩ nhiên là trong những tác phẩm này, cũng có hàng triệu lời nhận xét, phê bình, chỉ trích, gièm pha, lên án bằng những ngôn ngữ hết sức là "Ca-tô" rồi. Đồng thời, cũng đã có hàng trăm ngàn tác phẩm khác nói về chủ nghĩa và các chế độ Cộng Sản tại các nước Liên Xô, Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam, Đông Đức, Hung Gia Lợi, Tiệp Khắc, Ba Lan, Lỗ Mani, v… do các học giả ở ngoài Giáo Hội La Mã biên soạn với một tinh thần vô tư, trung thực và thẳng thắn.. Tất cả những ấn phẩm này được viết bẳng đủ mọt thứ ngôn ngữ Anh, Pháp, Trung Hoa, Việt Nam, Nhật, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nhà, Ý, Đức, v..v... Với hàng trăm triệu ấn phẩm nói về Cộng Sản như vậy, nếu người viết có miệt mài nặn óc viết ra được một tác phẩm nói về Cộng Sản thì cũng chẳng khác gì như một hạt cát trong sa mạc. Theo quy luật "cung cầu", thì cái hạt cát này sẽ không được ai biết tới và như thế giá trị của nó không bằng giá trị của một thùng rác. Biết rõ giá trị của nó không bằng một thùng rác thì chỉ có những người "thiếu thông minh" mới làm mà thôi. Dĩ nhiên là người viết không bao giờ lại đi làm một chuyện như vậy.

Thực ra, đã có hàng triệu tác phẩm của các bậc trí giả người Âu Mỹ viết về những rặng núi tội ác của Giáo Hội La Mã. Những rặng núi tội ác đó là: (1) sử dụng những tín lý Ki-tô và những lời do chính Giáo Hội bịa đặt ra để phỉnh nịnh, lừa bịp tín đồ và người đời, (2) cấu kết với các cường quyền và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để củng cố quyền lực và mở rộng vùng ảnh hưởng, (3) sử dụng quyền lực của nhà nước tại các địa phương để (a) hoặc là cưỡng bách hoặc là chèn ép người dân dưới ở vào thế kẹt phải theo đạo để giải thoát, (b) phóng tay vơ vét tài nguyên quốc gia, bóc lột nhân dân, vơ vét của cải bằng trăm phương ngàn kế và tích lũy tài sả cho đầy túi tham, (c) thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để kìm hãm tín đồ và nhân dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trjang ngu dốt để dễ bề lừa bịp và quản lý họ, (d) khủng bố, thủ tiêu và tàn sát những người bất khuất không theo đạo Ca-tô, (e) giết người đoạt của, đốt nhà, phá chùa, phá miếu, hãm hiếp đàn bà con gái.

Theo sử hiểu biết của người viết, những rặng núi này của Giáo Hội La Mã chưa được một tác giả người Việt nào biên soan thành một tác phẩm bằng tiếng Việt để cho nguời Việt đọc và biết rõ bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã. Nếu có một tác phẩm nói về vấn đề này được biên soạn bằng tiếng Việt, thì chắc chắn là có rất nhiều người Việt tìm đọc để giải tỏa những thắc mức của họ về (1) LÝ DO TẠI SAO mà trong hơn mười năm gần cuối cuộc đời, Giáo Hoàng John Paul II mỗi khi đi đến quốc gia nạn nhân nào cũng phải xin lỗi lia lịa, tính ra tất cả có tơi hơn một trăm lần, và (2) TẠI SAO Ngài lại cho tổ chức buổi đại lễ vô cùng long trọng tại Quảng Trường Peter (Róm) vào sáng ngày Chủ Nhật 12/3/2000 để chính ngài và các vị chức sắc cao cấp trong giáo triều Vatican đứng ra cáo thú với Chúa (sic) về những rặng núi tội ác này trước sự chứng kiến của trên dưới nửa triệu khán thính giả tại chố và hàng trăm triệu người khác theo dõi qua các màn ảnh truyền hình ở khắp mọi nơi trên thế giới. (Xin xem sách Vatican Thú Tội và Xin Lỗi? (Garden Grove, CA: Giáo Điểm, 2000) của nhiều tác giả. Đây chính là lý do TẠI SAO người viết đã chọn “cái tôn giáo ác ôn” này để biên soạn sách với tụa đề lài Lịch Sử và Hồ Sơ Tội Ác của Giáo Hội La Mã và đã bỏ ra hơn hai mươi năm trời lục lọi trong các thư viện và trong các websites để tìm tòi các tại liệu lịch sử có liên hệ để biên sọan bô sách này.

Người xưa thường nói, "Biết đến đâu, tâu đến đó." Tác giả là chứng nhân cuộc Kháng Chiến 1945-1954 từ tháng 8 năm 1945, có mặt ở miền Nam từ tháng 3 năm 1955 đến chiều tối ngày 29/4/1975, lại theo học ngành sử học từ đầu thập niêm 1960 và phụ trách dạy môn sử tại các trường trung học ở Việt Nam từ năm 1964 cho đến cuối tháng 4/1975. Suốt trong thời gian này, ở miền Nam, ngoại trừ những tài liệu tuyên truyền do bộ máy tuyền truyền của Vatican và bộ thông tin của chính quyền miền Nam phổ biến, các sách báo nói về lý thuyết Cộng Sản hay nói về các chế độ Cộng Sản và miền Bắc Việt Nam đều bị cấm, không cho lưu hành. Đây là một trong những lý do, người dân miền Nam, trong đó có tác giả, không biết rõ dân tình và chính quyền miền Bắc thực hiện được những gì và đã làm những gì có ích cho nhân dân và tổ quốc và những gì đi ngược với quyền lợi tối thượng của tổ quốc. Do đó, người viết thiết nghĩ rằng việc viết về miền Bắc xin để cho chính những người đã liên tục có mặt và chìm nổi với đại khối nhân dân miền Bắc đảm nhiệm.

Vả lại, sống ở các nước tự do dân chủ như ở Bắc Mỹ này, người cầm bút có quyền lựa chọn đề tài theo sở thích và khả năng của mình mà không ai có quyền hạch sách. Chỉ có những hạng người bị điều kiện hóa giống như con chó trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov hay mang căn bệnh "ngu dốt di truyền" mới không biết điều này và mới hành động lỗ mãng đi cự nự và hạch sách người viết rằng "tại sao không nói gì về miền Bắc?"

Suốt trong thời kỳ sống ở miền Nam, không có một biến cố chính trị nào mà tác giả không chứng kiến. Những người gây cho tác giả tò mò nhiều nhất để tìm hiểu và viết về Giáo Hội La Mã và các chế độ đạo phiệt Ca-tô tay sai của Giáo Hội ở miền Nam chính là những cung cách hành xử của giới tu sĩ áo đen và tín dồ Ca-tô người Việt đối với dân tộc và tổ quốc Việt Nam cũng như đối với những người thuộc các tôn giáo và văn hóa khác ở Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử từ cuối thế kỷ 18 cho đến ngày nay và ở hải ngoại từ đầu năm 1976 cho đến bây giờ.

Đầu tiên là hành động của "một linh mục ở Trung yêu cầu Bộ Giáo Duc cấm bán và tịch thu hết bộ Lịch Sử Thế Giới của hai tác giả Nguyễn Hiến Lê và Thiên Giang vì trong cuốn II viết về Thời Trung Cổ có nói đến sư bê bối của một vài Giáo Hòang". Do việc yêu cầu ngang ngược của ông linh mục ở miền Trung này mà người viết bắt đầu đế ý, theo dõi và tìm hiểu giới linh mục ở miền Nam trong những năm 1954-1975. Nhờ vậy mà người viết mới biết rằng không phải chỉ có một mình ông linh mục ở miền Trung này mới hành động xấc xược và ngược ngạo như vây, mà hầu như tất cả các ông tu sĩ Ca-tô của Giáo Hội La Mã ở Việt Nam đều có những tác phong và hành động giống như một thứ lãnh chúa trong thời Trung Cổ ở Âu Châu. Chức vụ và quyền hành của họ càng cao thì tác phong và hành động của họ càng kinh khủng và càng ghê tởm. Giám mục Ngô Đình Thục, Giám-mục Phạm Ngọc Chi và những linh mục như Mai Ngọc Khuê (Tân Sa Châu, Tân Bình, Gia Định), Đinh Xuân Hải (Phú Thọ Hòa, Tân Bình, Gia Định), Nguyễn Bá Lộc (Cái Sắn, Kiên Giang), Nguyễn Lạc Hóa (Biệt Khu Hải Yến, Cà Mâu), Trần Đình Vận (Dốc Mơ, Long Khánh), Tô Đình Sơn (Phú Yên), Nguyễn Hiến Thành (Bình Thới, Sàigòn), Vũ Thạch Nghị (Bình Thủy, Cần Thơ), Trần Du, Nguyễn Quang Lãm, Hoàng Quỳnh, Cao Văn Luận, Linh-muc Triệu (Bến Dinh, Châu Đốc), Linh-mục Tông (Chương Thiện), v.v... đều kinh khủng cả, không kinh khủng về phương diện này thì cũng kinh khủng về phương diện khác. Hầu như là ở đâu có xóm đạo và linh mục là ở đó có tai họa dồn dập xẩy ra cho người dân lương không biết vào ngày giờ nào. Nói một cách khác quyền lực Giáo Hội La Mã vươn ra tới đâu, thì nhân dân ở nới đó rơi vào thảm cảnh đọa đầy và bộ mặt thật của những người mà Giáo Hội thường phỉnh nịnh gọi là "dân Chúa" mới lòi ra cho những người dân lương thấy rõ. Đây cũng là một trong số những nguyên nhân đã khiến cho nhà báo Long Ân cho rằng họ đã trở thành hạng người "đã cúi đầu đi trên bốn chân để từ con người để trở về nguồn gốc con người súc sinh.” [2]

Tiếp theo, từ khi đến Hoa Kỳ mưu sinh vào đầu tháng 5/1975, người viết đã lăn lộn và hòa mình sống với rất nhiều tín đồ Da-tô nguyên gốc là dân Bùi Chu, Phát Diệm, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Ninh. Phần lớn những người này xuất thân từ Hố Nai, Dốc Mơ, Gia Kiệm, Bùi Môn, Tam Hiệp, Tam Hà và Cái Sắn. Nói chuyện với họ và đọc báo Việt Nam ở hải ngoại, người viết lại được biết rõ hơn về con người của các Ngài tu sĩ áo đen người Việt ở hải ngoại như các ông linh mục Nguyễn Hữu Việt Châu tức Việt Châu (Louisiana), Trịnh Thế Hùng (Chicago, Illinois), Nguyễn Đức Tiến (California), Đào Quang Chính (Houston, Texas), Nguyễn Hữu Dụ (Houston, Texas), Cao Đăng Minh (Portland, Oregon), Trần Công Nghị (California), Trần Đức Phương (Seattle, Washington). Người bạn đời của người đã viết thư đề ngày 16/12/1997 gửi cho ông linh mục Trần Đức Phương để nói về vai trò và sự liên hệ của ông ta với nhóm tín đồ Da-tô trong cái gọi là "Nhóm Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm" tại Seattle quậy phá buổi hội thảo văn hóa do sử gia Vũ Ngự Chiêu và người viết tổ chức tại nhà hàng Caravan ở thành phố Seattle vào ngày 20/7/1997. Lá thư này có đăng trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư 1954-1963.

Càng tìm hiểu thì lại càng thấy rõ những việc làm cùng những cung cách hành xử và vai trò chính trị của giới tu sĩ Da-tô tại miền Nam Việt Nam trong thời kỳ 1954-1975 cũng như ở hải ngoại từ năm 1975 đến nay thật là quái đản và vô cùng ghê tởm. Đặc biệt nhất là từ đầu năm năm 1976, những hành động ngang ngược, chướng tai gai mắt (khủng bố, vu khống, chửi bới và miệt thị những người cầm bút bất khuất dám nói lên những sự thật về chế độ đạo phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm của một nhóm thiểu số người Việt ở hải ngoại trong cái gọi là Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm.

Tất cả việc làm ghê tởm này của họ đã trở thành nguồn cảm hứng cho người viết tìm hiểu nhiều hơn về những việc làm của Giáo Hội La Mã trong gần hai ngàn năm qua. Qua nhiều năm tìm hiểu về sách sử nói về Giáo Hội La Mã, chúng tôi biết được khá nhiều những hành động ghê tởm của Tòa Thánh Vatican cũng như của các ông giáo hoàng và giai cấp giáo sĩ Da-tô trong hệ thống quyền lực của “cái tôn giáo ác ôn” này. Người xưa thường nói "Biết thì thưa thốt, không biết thi dựa cột mà nghe." Đây là lý do tại sao người viết lại biên soạn các tác phẩm như Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa Tòan Thư 1954-1963, Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, bộ sách Hồ Sơ Tội Ác và Lịch Sử của Giáo Hội La Mã, Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam, Chân Dung Người Việt Quốc Gia, Người Việt Và Đạo Giê-su (soạn chung với Giáo-sư Trần Chung Ngọc), Họ và Chúng Ta, Khi Nhà Văn Lạm Bàn Lịch Sử, Mối Ác Cảm Cúa Nhân Dân Thế Giới Đối Với Giáo Hội La Mã, v.v…

Thiết tưởng mấy lời trình bày trên đây cũng đủ giải thích cho những người còn thắc mắc "TẠI SAO người viết không nói gì đến chính quyền miền miền Bắc và các chế độ Cộng Sản?", và "TẠI SAO người viết lại viết về Giáo Hội La Mã và các chế độ đạo phiệt Da-tô ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975?"

Nêu lên những sự thật trên đây là để cho độc giả thấy rằng nói lên những sự thật lịch sử đã bị bưng bít hay bóp méo hoặc là bởi bàn tay của Giáo Hội La Mã, hoặc là bởi các chế độ đạo phiệt Da-tô tay sai của Giáo Hội là một việc làm không những bản thân và gia đình bị những tín đồ Da-tô cuồng tín của giáo hội khủng bố mà còn bị vu khống đủ điều để bêu riếu và hạ nhục. Ấy là chưa nói đến việc chính quyền đạo phiệt Da-tô đương thời khủng bố như những trường hợp của học giả Nguyễn Hiến Lê khi biên sọan bộ sách Lịch Sử Thế Giới, ông Nghiêm Xuân Thiện của tờ Thời Luận, Hoa sĩ Phạm Tăng và ban chủ biên của tờ Tự Do đề bị chế độ đạp phiệt Da-tô Ngô Đình Diệm khủng bố và đàn áp hết sức dã man.

Ai cũng biết rằng những hành động xấc xược, ngược ngạo thiếu giáo dục trên đây của tín đồ Ca-tô người việt đối với người viết cũng như đối với các nhà báo và các nhà viết sử khác là do chủ truơng của Giáo Hội La Mã chỉ vì muốn nắm độc quyền truyền thông mà tạo nên. Tín đồ Da-tô thuộc lọai "sống đạo theo đức tin Kitô" đã được Giáo Hội nhồi sọ ngay từ khi mới chào đời là phải sử dụng bạo lực để bịt miệng hay khủng bố những thành phần dám viết lên những sự thật về những việc làm bất chính, bất nhân, tàn ngược và dã man của Giáo Hội. Mấy đọan văn dưới đây do Giáo-sư Lý Chánh Trung ghi lại trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc cho ta thấy rõ cái chủ truơng ngược ngạo và dã man này của Giáo Hội La Mã:

"Trong Giáo Hội Công Giáo thì trái lại, khuynh hướng đóng kín và tự mãn hiện diện ngay trên bình diện tập thể, vì Giáo Hội đã tự ý thức mình như một dân tộc được Thiên Chúa chọn lựa và giao cho sứ mạng cứu rỗi nhân loại. Giáo Hội là con đường độc nhất đưa tới Thiên Chúa: "Ngòai Giáo Hội không thể có sự cứu rỗi" (Hors de L'Église, point de salut).

Hậu quả của quan niệm ấy là tính cách "bất khoan dung" (Intolerance) của Giáo Hội Công Giáo: Giáo Hội đã được Thiên Chúa ban truyền toàn bộ sự thật cần thiết cho sự cứu rỗi (sic) và chỉ Giáo Hội mới có quyền giải thích hoặc khai triển sự thật đó (sic). Tất cả những gì ở ngoài sự thật nói trên hoặc trái với lời giải thích chánh thức của Giáo Hội chỉ có thể là sai lầm. Mà Giáo Hội có quyền và có bổn phận tiêu diệt sự sai lầm để bảo vệ sự thật hầu hòan thành sứ mạng cứu rỗi của mình.... Tuy nhiên, lịch sử cho thấy rằng, từ khi Giáo Hội trở thành "Quốc Giáo" dưới triều Hoàng Đế Constantine và nắm được những thế lực lớn lao, thi "cây gươm tinh thần" của Thánh Phao-lồ đã luôn luôn bị cám dỗ biến thành cây gươm thép thật sự. Kể từ đó, mỗi khi hoàn cảnh cho phép, Giáo Hội đã không ngần ngại dùng thế lực để tiêu diệt những tôn giáo khác, đập phá các đền thờ "tà thần". đốt sách vở ngọai đạo và đốt luôn con người bị xem là "lạc đạo" nếu không chịu sửa sai...

Sự bất khoan dung này khiến cho, trong quá khứ, Giáo Hội không bao giờ chấp nhận sự tự do trong nội bộ của mình cũng như trong xã hội loài người nói chung. Trong nội bộ Giáo Hội, người Công Giáo không được quyền có ý kiến riêng mà luôn luôn phải theo lời dạy của giáo quyền. Có một ý kiến riêng là "lạc đạo", như Giám-mục Bossuet đã viết: "Người lạc đạo" (hétérique) là người có một ý kiến theo nguyên nghĩa, một tình cảm riêng. Nhưng người Kitô hữu là người Công Giáo nghĩa là con người phổ biến (universe), con người không có tình ý riêng tư mà luôn luôn tuân theo tình ý của Giáo Hội không chút do dự". Trong xã hội lòai người, Giáo Hội không bao giờ công nhận cho các tôn giáo khác hoặc cho những người không công giáo cái quyền ăn nói ngang hàng với mình, bởi cái lý do giản dị là chỉ có Giáo Hội mới có sự thật mà chỉ có sự thật mới có quyền ăn nói. Người sai lầm chỉ có một quyền: quyền sửa sai.

Trong thông điệp ngày 29/4/1814 gửi Đức Giám Mục địa phận Troyes, Đức Giáo Hòang Pie VII (1800-1823) viết: "Người ta lẫn lộn sự thật với sự sai lầm, người ta đặt vị Hiền Thê thánh thiện và tinh truyền của Đức Kitô (tức Giáo Hội Công Giáo) ngang hàng với những giáo phái lạc đạo và ngay cả với bọn Do Thái bất tín", Đức Giáo Hòang Grégory XVI (1831-1846) đã gọi tự do báo chí là "thứ tự do tai hại nhất, đáng ghét nhất, kinh tởm nhất mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi..." [3]

Bàn tay không che nổi mặt trời. Sự kiện Giáo Hội La Mã chủ trương nắm độc quyền diễn dịch sự kiện lịch sử, độc quyền truyền thông và chủ trương dùng bạo lực để bịt miệng các nhà viết sử chân chính, tất cả, cho chúng ta thấy rõ tư cách của Giáo Hội La Mã không xứng đáng được gọi là một tôn giáo mà chỉ là một băng đảng ăn cướp, còn tệ hơn băng đảng ăn cướp Bình Xuyên ở Sàigòn – Chợ Lớn trong những năm 1948-1955.

Trong suốt chiều dài dựng nước, mở nước và giữ nước, tiền nhân ta, kẻ trước người sau, hết thế hệ này đến thế hệ khác, lớp lớp người đi lao vào những cuộc chiến chống lại quân cường xâm từ phương Bắc, chống lại liên quân giặc xâm lăng Pháp -Vatican từ Âu Châu. Nhờ vậy mà dân tộc ta mới có được giải giang sơn như ngày nay. Ấy thế mà, từ giữa thế kỷ 19 cho đến ngày nay, trong những cuộc chiến trường kỳ và đày gian khổ này, lại có một nhóm thiểu số người cũng là người Việt Nam chạy theo chủ nghĩa "phù thịnh", "xu thời", nhẩy ra xun xoe với quan thày mới, học đòi mang "tội tổ tông" để rồi nhân danh tôn giáo, đành lòng gục mặt tiếp tay cho quân thù xâm lược. Đã thế mà lại còn chê bai, dè bỉu các nhà ái quốc chân chính cùng các lực lượng nghĩa quân kháng chiến của nhân dân ta, và bảo rằng chỉ những kẻ dại dột mới làm cái chuyện "đội đá vá trời" và "châu chấu đá" như vậy. Đây là trường hợp của các con chiên Tôn Thọ Tường, Trần Bá Lộc, Ngô Đình Khả, Trần Lục, Nguyễn Bá Tòng, Ngô Đình Khôi, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Diệm và tất cả những người Việt Nam theo cái chủ thuyết "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa'" đều là những kẻ tiêu biểu cho những hạng người xu thời này. Trái lại, các vị anh hùng dân tộc của chúng ta, thì lại cho rằng "không thành công cũng thành nhân", và "chó sủa mặc chó", tiền nhân ta vẫn phải tiếp tục "lên đường" đi đòi lại núi sông cho dân tộc làm tròn nghĩa vụ với quê hương. Nhờ vậy mà nước Việt Nam ta ngày này còn tồn tại, dân tộc Việt Nam mới chiếm được một thế đứng vững vàng trong cộng đồng nhân loại, cờ Việt Nam mới hiên ngang, ngạo nghễ tung bay trước của Tòa Nhà Liên Hiệp Quốc tại New York, Việt Nam mới được bầu làm Hội Viên trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trong nhiện kỳ 2008-2010, và người Việt Nam đã được nhân dân thế giới kính nể và kiêng dè.

VIII.- Về Phương Pháp Viết Sử

Trong cuốn Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Tòan Thư 1954-1963 (nguyên gốc có danh xưng là Sứ Mạng và Khổ Nạn Của Người Viết Sử được Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu đề nghị đổi là "Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Tòan Thư 1954-1963"), chúng tôi dành cả Phần I để trình bày phương pháp, trách nhiệm, đức tính và điều kiện cần phải có của một người viết sử chân chính. Thiết tưởng không cần phải nhắc lại tất cả ở đây nữa, chỉ xin ghi lại phương pháp viết sử mà chúng tôi sử dụng.

Có nhiều phương cách viết sử. Bọn sử nô hay bồi bút chỉ cần làm công việc thâu góp những thông cáo cùng những tài liệu tuyên truyền và luật lệ do chính quyền liên hệ (mà họ tôn thờ) ban hành, rồi căn cứ vào đó để hệ thống hóa và sắp xếp thành từng phần, từng mục và từng chương trong tác phẩm của họ. Mục đích viết sử của họ là để ca tụng và vinh danh chế độ chính trị mà chúng tôn vinh. Sự kiện này được một tên văn nô Ca-tô tuyên bố rõ ràng như sau:

"Một sử gia có lương tri, hãy tôn trọng lời khuyên của các bậc tiền bối răn dạy con cháu: "Tốt đẹp khoe ra, xấu xa đậy lại."[4]

Lời lẽ trên đây cho chúng ta thấy rõ cái chủ tâm và phương các viết sử của các thành phần thuộc Nhóm A mà chũng tôi đã nói ở trên. Nó cũng cho chúng thấy cái vai trò của bọn văn nô sử nô Ca-tô chỉ là cái loa truyền truyền để phục vụ cho quyền lợi của chế độ đạo phiệt Ca-tô mà chúng tôn thờ. Người viết sử chân chính không thể làm như thế được, mà phải viết sử theo phương pháp khoa học.

Có người cho rằng phương pháp sử học bây giờ là "multi-archival" (sử dụng nhiều văn khố quốc gia) và "comperative studies" (đôi chiếu học). Chúng tôi nghĩ rằng dù theo phương pháp nào đi nữa, thì ngoài việc phải thận trọng tham khảo càng nhiều tài liệu khả tín càng tốt để bảo đảm sự trung thực cho những luận cứ, nhận xét và kết luận của các đề tài trình bày trong sách, lý luận phải thuận lý và vững chắc, mỗi luận cứ đều phải có phần trưng dẫn tài liệu khả tín để tăng cương khả năng thuyết phục. Ngoài ra, người viết sử còn phải dấn thân và hòa mình vào đại khối nhân dân bị trị để tìm hiểu những nguyện vọng và nỗi thống khổ của họ. Có như vậy thì mới có thể nói lên được sự trung thực về đời sống của nhân dân và thực trạng xã hội ở trong tác phẩm của mình. Sử gia Ruth Pelzda viết:

"Người viết sử phải đọc nhiều sách sử, báo chí cùng các tài liệu lịch sử khác cũng như phải tìm hiểu nhiều hình ảnh và các dụng cụ hay đồ vật khác. Tất cả những tài liệu này giống như những mảnh vụn dùng làm dữ kiện cho việc tìm ra những lời giải đáp cho một ô đố chữ. Người viết sử phải thâu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt để rồi cố gắng sắp xếp những dữ kiện đó thành một câu chuyện về lịch sử của mình." Nguyên văn: “People who write about history study all these things. They read books, letters, newspapers, magazines, and other written things. They look at photographs and paintings, and they study old objects. All of these things are like pieces of a puzzle. History writers gather as much information as they can find. Then they try to fit all these pieces toghether into a story."[5] .

Người viết theo phương pháp của nhà viết sử Ruth Pelzda trên đây.

IX.- Tinh Thần Vô Tư Trong Việc Nhận Xét Các Tác Nhân Lịch Sử

Chúng ta biết rằng học lịch sử là học những bài học lịch sử do các nhà viết sử chân chính biên soạn, chứ không phải do bọn sử nô viết ra theo lệnh quan thầy hay theo bản chất cuồng nô để bênh vực cho quan thày. Nói đến các nhà viết sử chân chính có nghĩa là nói đến cái trách nhiệm phải ghi lại những sự kiện đã xẩy ra trong quá khứ một cách trung thực để cho hậu thế biết đến mà học hỏi và suy ngẫm hầu có thể rút ra được những kinh nghiệm hữu ích để ứng xử với tình huống trước mặt lúc đương thời và dự phóng cho tương lai:

”Nhiệm vụ chính của người học sử là gì hơn tái tạo dĩ vãng càng gần với sự thực càng quí! Người học sử chân chính chẳng khác gì vị thẩm phán lương thiện, chí công, vô tư. Sử gia không thể gạt bỏ những chứng cớ hiển nhiên hầu che đậy việc làm sai lầm của các tác nhân. Điểm khác biệt là vị thẩm phán chỉ xét xử những hành vi sai lầm và phạm pháp của người đương thời dựa trên những luật lệ hiện có; người học sử đi tìm những sự thực trong dĩ vãng. Người học sử cũng không có được những tiện nghi như máy dò sự thực, những cuộc đối chất có tuyên thệ (confrontation và cross-examination), và cũng chẳng được ủy thác để xét xử các tác nhân. Việc duy nhất có thể làm là tái tạo sự thực gần nhất về dĩ vãng, dưới sự dìu dắt của lương tâm nghề nghiệp. Phần xét chung cuộc là hậu thế.”[6]

Trong cuốn Hơn Nửa Đời Hư, nơi phần Thay Lời Tựa, cụ Vương Hồng Sển viết:

Duy những nét tốt, đức lành cũng như những tật xấu, thói nhơ, tiếng thơm, tiếng lành, tôi cố giữ y như đã nghe - thấy - và - được - biết, và xin chép lại đúng sự thật gọi là ghi dấu một thời buổi đã qua để làm gương cho hậu thế. Xin đừng lầm tưởng tôi có ý bêu riếu hoặc thừa dịp nói xấu một người nào. Tôi xin thưa chỉ muốn tôn trọng sự thật, và hoàn toàn không có ác ý. Xin độc giả đừng tìm hiểu xa hơn những gì tôi muốn nói và đã viết.” [7]

Do đó, thiển nghĩ rằng, đã dành cả cuộc đời vào việc học sử, dạy sử, tìm hiểu lịch sử và cuối cùng khi về hưu lại quyết tâm đem hết quãng đời còn lại cho nghề viết sử thì phải cố gắng tối đa noi gương các bậc tiền bối mà loại bỏ hết cảm tình riêng tư với bất kỳ nhân vật lịch sử nào để cho các tác phẩm có giá trị đối với người đời và hậu thế:

Tuy nhiên, thánh nhân cò có khi lầm, và học giả Nguyễn Hiến Lê cũng viết:

Chép sử thì không ai có thể hoàn toàn khách quan được, chỉ có thể thành thực được thôi. Chỉ ghi lại những việc xẩy ra, không tìm hiểu nguyên nhân, không khen không chê, thì theo tôi, không phải là viết sử. Có những giá trị tinh thần mà chúng ta phải tôn trọng, phải bênh vực; trái lại thì phải chê. Có như vậy mới là thành thực với người đọc và với chính mình.”[8]

Người viết không dám so sánh với những việc làm của tiền nhân ta, nhưng thiết nghĩ rằng, đã mang cái nghiệp viết sử thì phải có trách nhiệm ghi lại những sự thật lịch đã bị Giáo Hội La Mã hoặc là bưng bít, hoặc là bóp méo để cho độc gia hay người đời thấy rõ. Tất cả những việc làm thiếu văn hóa bịa đặt ra đủ điều xấu xa để biếu riếu cũng như nhừng mưu đồ hăm dọa an ninh và khủng bố tinh thần chúng tôi dù là do bàn tay của giáo hội hay do thình thần tự phát của của những con chiên cuồng tín người Việt cũng không làm cho chúng tôi chùn bước, mà trái lại, càng làm cho chúng tôi hăng say hơn nữa để hòan thành công việc mà chúng tôi đã dự trù, để nói cho Giáo Hội La Mã và các ông bà con chiên người Việt cuồng tín biết rằng, ho:

1.- Không thể bơi ngược dòng lịch sử để tiếp tục hành động ngang ngược như thời Trung Cổ được nữa,

2.- Không thể nào tái lập được chế độ đạo phiệt Da-tô hay chế độ cha cố ở bất kỳ nơi nào,

3.- Cần phải hủy bỏ hệ thống thần học bịp bợm của Giáo Hội La Mã và phải quẳng nó vào sọt rác để khỏi làm ô nhiễm môi sinh của nhân lọai ở trên cõi đời này.

Đã quá trễ rồi! Xin đừng chần chờ nữa!

"Thuốc đắng đỡ tật, sự thật mất lòng". Viết hay nói lên một sự thật của một cá nhân có thế lực tại một địa phương đã là một sự vô cùng nguy hiểm đến sinh mạng và an ninh của người viết. Huống chi là nói lên những sự thật về những việc làm bất chính và tàn ngược của Giáo Hội La Mã, một thế lực đã có kinh nghiệm gần hai ngàn năm về kỹ thuật sử dụng những thủ đoạn lừa bịp, bạo lực và khủng bố. Thế nhưng, dù là đã sát hại tới cả gần ba trăm triệu người, Giáo Hội cũng không thể tiêu diệt hết được những người chống đối và những thành phần thuộc các tôn giáo khác. Giáo Hội càng đàn áp, càng khủng bố thì lòng căm thù của nhân dân thế giới đối với giáo hộii càng trở nên mãnh liệtvà càng làm cho các nhà viết sử hăng say viết lên những sự thật về những hành động tàn ngược và dã man của giáo hội. Sự kiện này đã nói lên lòng dũng cảm và tinh thần trách nhiệm của các nhà viết sử chân chính. Họ đã cân nhắc thận trọng giữa một bên là trách nhiệm lương tâm khi phải hoàn thành một công việc phải làm và một bên là sức ép của các thế lực ở hậu truờng sân khấu chính trị và chính quyền tay sai của giáo hội luôn luôn muốn cưỡng bách họ phải bẻ cong ngòi bút để suy tôn và ca tụng Giáo Hội.

Phùng Quán đã nói: "Dù ai cầm dao dọa giết, cũng không nói ghét thành yêu". Bất kỳ người viết sử chân chính nào cũng phải biết như vậy. Do đó, họ phải cương quyết không lùi bước trước bạo quyền, bất chấp tất cả mọi nguy hiểm và dù cho nguy hiểm đến sinh mạng thì họ cũng cương quyết làm tròn trách nhiệm lương tâm của họ. Với tinh thần bất khuất ấy, chúng tôi cố gắng biên soạn các tác phẩm nói về những việc làm bất chính, đại gian đại ác của giáo hội trong gần hai ngàn năm qua để giúp cho người Việt Nam biết rõ bộ mặt thật của cái “đạo bịp” này. Khi đã quyết tâm lao vào việc làm này, chúng tôi bất chấp tất cả mọi nguy hiểm hay những khổ nạn do giáo hội và bọn cuồng nô vô tổ quốc người Việt làm tay sai cho giáo hội gây ra. Mọi chuyện nguy hiểm đến sinh mạng không làm cho chúng tôi chùn bước. Đối với chúng tôi, vấn đề quan trọng nhất là phải trình bày như thế nào để cho độc giả dễ dàng hiểu rõ những sự thật lịch sử mà Giáo Hội La Mã đã cố tình bưng bít và bóp méo trong gần hai ngàn năm qua.

Trong Quyển Hai của bộ sách Thực Chất Của Giáo Hội La Mã, nơi sau Chưong 16, chúng tôi có đăng một phần bài thơ Nỗi Lòng của người viết ký tên là Việt Án Anh trong đó có mấy đoạn dưới đây:

Tôi viết đây không phải vì ghét đạo,

Mà ghét phường mượn đạo để lừa dân,

Mượn nhà thờ để làm chuyện bất nhân,

Nhân damh đạo làm những điều bất nghĩa.

Lũ chúng nó quân bất nhân bất nghĩa,

Chuyên môn dùng danh nghĩa thánh thần,

Bày đủ trò huyễn hoặc để lừa dân,

Người viết sử phải lột trần sự thật.

Tôi viết đây với tấm lòng chân thật,

Viết ra bằng kinh nghiệm của bản thân,

Bằng cuộc đời tìm hiểu sử nhiều năm,

Viết sự thật lẽ thường hay bị ghét.

Ghét hay yêu sá gì tôi cứ viết,

Viết cho đời mau sớm tỉnh cơn mê,

Cho quân gian không còn lối đi về,

Không còn chuyện nhập nhằng đời với đạo.

Không còn chuyện lũ buôn thần bán thánh,

Ẩn mình trong những lớp áo tu hành,

Hầu dễ dàng làm những chuyện lưu manh

Dưới danh nghĩa một danh xưng tôn giáo.

Không còn chuyên mượn danh xưng tôn giáo,

Chuyên lừa dân bằng danh nghĩa thánh thần,

Làm những điều bất nghĩa và bất nhân,

Gươm lịch sử không tha phường gian ác.

(Việt Án Anh 1999)

Các tác phẩm như bộ sách Lịch Sử Và Tội Ác Của Giáo Hội La Mã, Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa Toàn Thư, Thực Chất của Giáo Hội La Mã, Bài Thơ Cho Con (A Poem For My Children), Chân Dung Người Việt Quốc Gia, Khi Nhà Văn Lạm Bàn Lịch Sử, Người Việt Nam và Đạo Giê-su (đồng soạn với Giáo-sư Trần Chung Ngọc) Họ và Chúng Ta, Tâm Thư Gủi Nhà Nước Việt Nam, Mối Ác Cảm của Nhân Dân Thế Giới Đối Với Giáo Hội La Mã và các ấn phẩm hay bài viết khác, tất cả đều được biên soạn căn cứ theo những tài liệu lịch sử mà chúng tôi đã học hỏi, tìm hiểu và sưu tầm từ khi còn là học sinh bậc trung học. Những tác phẩm này được viết theo lương tâm chức nghiệp của một nhà giáo tốt nghiệp ngành sử học cùng với kinh nghiệm hơn 30 năm dạy môn sử ở các trường trung học ở Việt Nam và ở Hoa Kỳ, và được viết theo kinh nghiệm bản thân của một chứng nhân lịch sử đã chìm nổi với quê hương trong suốt chiều dài cuộc Kháng Chiến 1945-1954 chống xâm lăng ở miền Bắc Việt Nam và có mặt ở miền Nam Việt Nam từ 1955 cho đến chiều tối ngày 29/4/1975.

Mong rằng phần trình bày của chúng tôi như vậy có thể làm giải tỏa những thắc mắc của những ai còn thắc mắc về những điều trên. Dù sao đi nữa, thiển nghĩ rằng "thánh nhân còn có khi lầm". Cho nên, dù cho có cố gắng bao nhiêu đi nữa, tập sách này cũng vẫn còn nhiều thiếu sót. Ước mong được đón nhận những lời chỉ giáo của các bậc cao minh.

Đa tạ,

Nguyễn Mạnh Quang

___________________

AUDIO/VIDEO CLIPS

1.- Video tuyên ngôn của một người viết sử về giáo hội la mã phần 01

2.- Video tuyên ngôn của một người viết sử về giáo hội la mã phần 02

3.- Video tuyên ngôn của một người viết sử về giáo hội la mã phần 03

4.- Video tuyên ngôn của một người viết sử về giáo hội la mã phần 04

 

CHÚ THÍCH


[1] Nguồn: http://sachhiem.net/NMQ/NMQ020.php

[2] Xin xem Chú Thích số 2, tiểu mục Số 1 ở trên.

[3] Lý Chánh Trung. Tôn Giáo Và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), trang 73-76.

[4] Bùi Hòang Thư. "Bạn Đọc Góp Ý." Văn Nghệ Tiền Phong số 548 tháng 11 năm 1998: 44 -45.

[5] Ruth Pelz, Our Region: The Pacific Northwest (Salt Lake City, Utah: Peregrine Smith Inc., 1987), p 128

[6] Nguyên Vũ, Paris Xuân 96 – Phần Kết Từ (Hoston, TX: 1996), tr. 222-223.

[7] .Vương Hồng Sển, Hơn Nửa Đời Hư (Wesminster, Ca: Văn Nghệ, 1995), tr. 13.

[8] Nguyễn Hiến Lê, Sử Trung Quốc (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Hóa, 1997), trang bìa sau.

Database #89

Trang Nguyễn Mạnh Quang