Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_15a.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 05 tháng 8, 2010

PHẦN III

◎◎◎

CHƯƠNG 15

Cuộc chiến chống Vatican của người Anh và kế sách của

Vatican xâm nhập vào giai cấp lãnh đạo nước Anh

(tiếp theo)

  1  2

 

VI.- VẤN ĐỀ TÔN GIÁO TRONG THỜI

NỮ HÒANG ELIZABETH (1558-1603)

Khi được đưa lên kế ngôi vào ngày 17/11/1558, Nữ Hoàng Elizabeth I đã 25 tuổi. Bên cạnh bà có Hội Đồng Cố Vấn giúp việc. Việc làm đầu tiên của Bà là phải giải quyết những di hại do triều đình Nữ Hoàng Mary I để lại. Vì vậy bà phải theo “chính sách thực tế chủ nghĩa” (pragmatism). Vấn đề trước mắt là phải làm thế nào để phục hồi dân quyền và xoa dịu những người Tin Lành mà những người Ca-tô không thể lấy cớ gây bạo loạn chống lại. Trước hết, một trong những việc phải làm này là phải được Quốc Hội chấp thuận và ban hành đạo luật vào ngày 8/5/1559, công nhận vị nguyên thủ quốc gia Anh là giáo chủ Anh Giáo giống như thời Anh Hoàng Edward VI (1547-1553) với tước hiệu mới là “Supreme Governor of the Church of England” (Giáo chủ tối cao của Giáo Hội Anh) thay vì là tước hiệu “Supreme Head” (Ngôi Vị Tối Cao). Trong luật này có điều khoản các nhân viên chính quyền phải tuyên thệ trung thành với nhà vua (hay nữ hoàng), nếu không sẽ bị coi như là không đủ tiêu chuẩn làm công chức. Đồng thời, Quốc Hội cũng ban hành quyết định bãi bỏ luật gọi là tà giáo (heresy laws) được ban hành trong thời nữ bạo chúa Mary I.

Nữ hoàng Elizabeth I Xem như thế, trong thời Nữ Hoàng Elzabeth I, người dân Anh vẫn chưa có quyền được tự do không tin có Chúa Jesus, mà chỉ công nhận quyền bình đẳng giữa những người Ki-tô giáo, nhưng ưu thế vẫn là Anh Giáo, và về phương diện chính trị, chính quyền Anh cũng như Anh Giáo không còn có liên hệ gì với Vatican.

Như vậy là triều đại của Nữ Hoàng Elizabeth I cương quyết duy trì địa vị tối cao của Anh Giáo, cương quyết duy trì tình trạng tách rời Anh Quốc ra khỏi ảnh hưởng của Vatican, nhưng vẫn công nhận quyền hành xử tín ngưỡng của tín đồ Ki-tô La Mã trong lãnh thổ Anh. Đây là chính sách hòa giải tôn giáo của triều đình Anh trong thời Nữ Hoàng Elizabeth I.

Vấn đề là tín đồ Ki-tô La Mã vẫn còn tiếp tục triệt để tuân hành lệnh truyền của Vatican và họ vẫn còn cố gằng tìm đủ mọi cách đòi lại những khối  bất động sản khổng lồ của Giáo Hội La Mã tại Anh đã bị triều đình Anh tịch thu trong thời Anh Hoàng Henry VIII. Họ vẫn rình rập chờ đợi khi thời cơ thuận tiện là họ phát động chiến dịch gây bạo loạn đánh phá chính quyền và cưỡng chiếm lại những khối tài sản này. (Tình trạng này giống y hệt như các ông bà dân Chúa Việt Nam ngày nay đang cố gắng làm đủ mọi cách, kể cả gây bạo loạn, để đòi lại những khối bất động sản của Giáo Hội La Mã đã cướp đoạt của dân ta trong những năm 1862-1954 mà chính quyền Việt Nam hiện này đã quốc hữu hóa ở miền Bắc vĩ tuyến 17 từ giữa thập niên và 1950 và ở miền Nam vĩ tuyến 17 sau ngày 30/4/1975.)

Nhân tiện đây, nguời viết thỉnh cầu chính quyền Việt Nam hiện nay hãy noi gương Anh quốc, cương quyết giữ vững lập trường là không để cho một tấc đất của nước Việt Nam lọt vào tay La Mã qua bọn Việt gian mang quốc tịch Vatican.”

 

VII.- ÂM MƯU CỦA VATICAN

TRONG THỜI VUA JAMES I (1603-1626)

Ngay từ năm 1601, vị thủ tướng của triều đình Anh là Sir Robert Cecil đã bí mật liên hệ với Vua James VI (lúc đó là vua của xứ Scotland) để chuẩn bị đưa ông lên nối ngôi vua của nước Anh. Tháng 3 năm 1603, giữa lúc Nữ Hoàng Elizabeth I đang hấp hối, Thủ Tướng Cecil gửi cho Vua James VI (của xứ Scotland) một bản tuyên ngôn đã thảo sẵn về việc đưa ông tiểu vương này lên nối ngôi vua của toàn thể Anh quốc. Vì vậy mà ngay khi Nữ Hoàng Elizabeth vừa trút hơi thở cuối cùng vào lúc sáng sớm ngày 24/3/1603, thì triều đình Anh liền tuyên bố tiểu vương James VI là người được chọn đưa lên ngai vàng của Anh quốc. Như vậy là  triều đình Anh đã quyết định đưa tiểu vương James VI lên nối ngôi trước khi Nữ Hoàng Elizabeth băng hà. 

Vua James VI Vua James VI (sinh ngày 19/7/1566) vốn là vua xứ Scotland (một tiểu quốc nằm trong vương quốc Anh) với vương hiệu là James VI. Khi lên kế ngôi vương quốc Anh, ông lấy vương hiệu là James I và ở ngôi đến ngày 27/3/1625 thì qua đời. 

a.- Củng cố quyền lực của nhà Vua: Chính sách hòa giải với tín đồ Ki-tô La Mã ở trong nước và cứng rắn với Vatican trong thời Nữ Hoàng Elizabeth đã giúp cho xã hội nước Anh được ổn định. Vì thế, khi lên kế nghiệp, Vua James I tiếp tục thi hành chính sách hòa giải này. Thấy rằng vấn đề tôn giáo và xã hội được ổn định, nhà vua quay ra củng cố và tăng cường quyền lực cho ngôi vị ngai vàng bằng việc cho xuất bản tác phẩm có tựa đề là “the Trew Law of Free Monarchies” (tạm dịch: Luật Tin Vào Các Chế Độ Quân Chủ Tự Do). Trong tác phẩm này, nhà vua cho rằng quyền lực của nhà vua là bắt nguồn từ Thượng Đế vì rằng căn cứ theo kinh thánh, thì các vua chúa là những người có tư thế cao hơn (về phẩm chất?) những người thường. Tiếp theo, ông đưa ra đề nghị là phải theo chế độ quân chủ chuyên chế, theo đó thì nhà vua có thể ban hành những luật mới với những đặc quyền dành cho nhà vua, nhưng phải chú ý đến truyền thống của dân tộc và chú ý đến (việc thờ phượng) Thượng Đế.

Trên thực tế, trong suốt những năm ông còn tại vị, nó vẫn còn nằm trong giấc mơ của ông. Tuy nhiên, thói đời, tư tưởng thường hay biến thành hành động. Dù rằng không được đưa ra Quốc Hội hay không được Quốc Hội phê chuẩn, thì với tình trạng sẵn có quyền lực trong tay, nhà vua vẫn có thể hành xử theo ý của nhà vua, nếu không đúng 100%, thì cũng gần đúng như những gì ông đã trình bày trong tác phẩm “the Trew Law of Free Monarchies”. 

  

b.- Âm mưu của Nhà Thờ Vatican: Vua James vừa mới lên ngôi được hơn một năm thì xẩy ra một sự cố làm cho nhà vua thay đổi chính sách đối với tín đô Ki-tô La Mã. Số là cái đêm trước ngày Quốc Hội nhóm họp kỳ thứ hai vào ngày 5/11/1605 đã xẩy ra một biến cố mà sách sử gọi là “Catholic Gunpowder Plot” (Âm Mưu Của Nhà Thờ Vatican Cho Nổ Kho Thuốc Súng). Đêm hôm đó, người ta khám phá ở trong hầm rượu (trong  tòa nhà  Quốc Hội?) có một binh sĩ tên là Guy Fawkes đứng canh gác tại đống gỗ có ý định cho nổ 36 thùng thuốc súng ở gần đó với mục đích triệt hạ Tòa Nhà Quốc Hội. Vua James I cho rằng “âm mưu này không phải chỉ gây nguy hại cho sinh mệnh toàn bộ gia đình nhà vua, mà là hủy diệt cả nước Anh.” 

Sau biến cố này, Vua James I hủy bỏ chính sách hòa giải và chuyển sang chính sách cứng rắn đối với Vatican. Kể từ đó, triều đình Anh ra lệnh trừng trị những tín đồ Ca-tô La Mã ngoan cố không chịu tuân hành luật pháp Anh Quốc và giáo luật Anh. Tháng 5 năm 1606, Quốc Hội ban hành luật đòi hỏi mọi người dân Anh phải tuyên thệ trung thành với nhà vua và phải phủ nhận “ý niệm quyền lực của giáo hoàng phải đứng trên quyền lực của nhà vua”. Nhưng Nhà vua lại tỏ ra khoan dung và hòa giải với những tín đồ  Ki-tô La Mã đã tuyên thệ theo như luật đã ấn định. Đồng thời, nhà vua còn cho ban hành những biện pháp cứng rắn hơn và nghiêm khắc hơn để trừng trị những tín đồ của Vatican không chịu tuyên thệ.     

Ngày 27/3/1625, Vua James I băng hà. Người con thứ hai của nhà Vua là hoàng tử Charles được đưa lên nối ngôi vì người con trưởng là Henry đã chết vì bệnh thương hàn vào năm 1612, lúc đó mới có 18 tuổi.

 

VIII.- ÂM MƯU CỦA VATICAN

TRONG THỜI VUA  CHARLES I (1626-1649)

Ngay sau khi Vua James I qua đời, Hoàng Tử Charles (sinh ngày 19/11/1600) được đưa lên kế vị với vương hiệu là Charles I. Có lẽ vì chịu ảnh hưởng nặng nề bởi tư tương của vua cha trong tác phẩm “the Trew Law of Free Monarchies”, Vua Charles I  (1600-1649) cũng  biện minh quyền lực của nhà vua là do Thượng Đế mà có, không ai có thể tước đoạt được quyền lực của nhà vua, và nhà vua chỉ chịu trách nhiệm với Thượng Đế, chứ không phải với nhân dân hay Quốc Hội. Cũng vì thế mà vua Charles I mới tuyến bố rằng, “Ngoài Thượng Đế ra, vua chúa không cần phải giải thích với người nào về những việc làm của họ.”  (Kings are not bound to give an account of their actions but to God alone.”)  Những lời tuyên bố này đã khiến cho các bậc thức giả lo sợ rằng rất có thể Vua Charles I sẽ trở thành một bạo chúa. Những hành động ra lệnh đánh nhiều thứ thuế (cưỡng thu) và cai trị bằng pháp luật theo ý muốn của ông mà không cần đến sự chấp thuận của Quốc Hội khiến cho nhân dân chống đối mãnh liệt. Đây là một trong những lý do khiến cho sử gia Nigel Cawthorne ghi nhận ông là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại. 

Những lời tuyên bố ngang ngược trên đây của nhà vua rất phù hợp với chủ trương của Vatican. Thói đời, “chu tầm chu, mã tầm mã”. Vì thế, Vatican mới không bỏ lỡ cơ hội bằng vàng này để tìm đủ mọi cách móc nối  hầu có thể lùa ông vua này vào “cái tròng Ca-tô” (Catholic loop) nhằm đem nước Anh trở lại với Giáo Hội La Mã.

Thế rồi, không biết qua sự sắp đặt mai mối như thế nào mà Vua Charles I lại thành hôn với công chúa Henrietta Maria  (sinh ngày 25/11/1609) của nước Pháp, một tín đồ Ca-tô cuồng tín. Công chúa Henrietta Maria là em gái Vua Louis XIII (1601-1643) và là con gái Vua Henry IV của nước Pháp. Vua Henry IV bị phe Vatican ám sát chết vào ngày 14/5/1610.

Để có thể suy ra bàn tay bí mật nào đã sắp đặt cuộc hôn nhân giữa Vua James I của nước Anh và công chúa Henrietta Maria của nước Pháp, thiết tưởng cũng nên biết rõ vai trò của Vatican trên sân khấu chính trị của nước Pháp vào thời điểm này.

Tại Pháp, vào ngày 14/5/1610, Vua Henry IV (1589-1610) bị một tín đồ Ca-tô cuồng tín tên là François Ravaillac (1578-1610) ám sát chết vì nhà vua thi hành chính sách khoan dung đối với tín đồ Tin Lành bằng việc ban hành Sắc Lệnh Nantes vào ngày 13/4/1598. Ngay sau đó,  Louis XIII (sinh ngày 27/9/1601), được đưa lên nối ngôi. Đồng thời, giáo hội lại  bố trí cho Hồng Y Richelieu (1585-1642) nắm giữ chức vụ thủ tướng, thao túng việc triều cương, quyết định tất cả mọi vấn đề nội chính cũng như đối ngoại. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ bàn tay của Vatican quả thật là ghê gớm.

Ở đây, người viết không bàn đến vấn đề Hồng Y Richelieu quyết định mọi vấn đề nội chính, mà chỉ nói đến việc ông quyết định tất cả mọi vấn đề đối ngoại. Với quyền lực này của Hồng Y,  chúng ta có thể suy đoán ra có bàn tay sắp đặt của Vatican trong  cuộc hôn nhân giữa Vua James I của nước Anh và Công Chúa Henrietta Maria, em Vua Louis XIII của nước Pháp. Rõ ràng là cuộc hôn nhân này nặng tính cách chính trị và nằm trong chính sách dùng hôn nhân để “mở rộng nước Chúa” của Vaitcan mà ngôn ngữ chính trị gọi là “mỹ nhân kế”.

Cũng nên biết quái chiêu mỹ nhân kế này lại được Vatican tái diễn trong (1) cuộc hôn nhân giữa ông vua già xấu xí là Napoléon III (1808-1873) với một công nương trẻ đẹp (một tín đô Ca-tô cuồng tín người Tây Ban Nha) là Eugénie Marie de Montijo (1826-1920) được thực hiện vào năm 1853 (sẽ được nói rõ trong Chương 16 ở sau), và (2) cuộc hôn nhân giữa ông Bảo Đại (1913- 1997) và bà Marie Therèse Nguyễn Hữu Thị Lan (1914-1963), một tín đồ Ca-tô ngoan đạo và là con nhà đại điền chủ Pierre Nguyễn Hữu Hào ở Gò Công được thực hiện vào năm 1934.

Nói đến việc quyết định tất cả mọi vấn đề đối ngọai, chúng ta cũng nhớ lại, trong chính quyền Cộng Hòa của Tổng Thống Eisenhower (20/1/1953 - 20/1/1961), ông John Foster Dulles (một tín đồ cuồng tín của Vatican) nắm giữ chức vụ Tổng Trưởng Ngoại Giao, và người em ruột của ông này là Allen W. Dulles (cũng là tín đồ cuồng tín của Vatican) nắm giữ chức vụ Giám Đốc Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA). Cả hai chức vụ này đều có quyền quyết định hầu hết chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Nhờ vậy mà hai anh em ông Dulles đã dễ dàng đưa người đồng đạo của họ là ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam cầm quyền làm tay sai cho cả Mỹ và Vatican.

Trở lại cuộc hôn nhân chính trị giữa vua Anh Charles I  (1600-1649) và công chúa Henrietta Maria. Đây là cuộc hôn nhân được sắp xếp có mục đích đem quyền lực của Vatican vào trong triều đình Anh. Mục đích này được thể hiện ra qua những hành động phản loạn của Hoàng Hậu Henrietta Maria mưu đồ tiêu diệt Quốc Hội Anh để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô theo đúng truyền thống của  Vatican. Vì thế mà nước Anh rơi vào tình trạng nội chiến giữa một bên là Quốc Hội Anh được tuyệt đại khối nhân dân triệt để ủng hộ và  một bên là vợ chồng Vua Charles I liên minh với nước Pháp (thời Vua Louis XIII (1610-1643) [quyền hành nằm trọn trong tay Hồng Y Richelieu] và Vua Louis XIV (1643-1715) [quyền hành nằm trọn trong tay Hồng Y Mazarin (khi nhà vua chưa trưởng thành] cùng với Vatican. Sự kiện này được sách sử ghi nhận như sau:

Càng ngày bà Henrietta Maria càng tham gia vào chính  sự khi mà đất nước đang xẩy ra  xung đột rồi bùng lên thành nội chiến (giữa Quốc Hội và Nhà Vua) trong suốt thập niên 1630. Bà tỏ ra khinh miệt các triều thần theo hệ phái Thanh Giáo, chuyển hướng đối ngoaị, kết thân với Tây Ban Nha và mưu đố đảo chánh, tấn công các dân biểu quốc hội. Khi sắp xẩy ra chiến tranh, bà tích cực vận động gây quỹ để ủng hộ chồng bà, nhưng bà lại hoàn hoàn trông cậy vào nguồn tài trợ của  Vatican như Giáo Hoàng Urban VIII (1623-1644) và người Pháp. Hành động này làm cho rất nhiều người căm giận và là trở ngại cho những cố gắng của Vua Charles I. Đồng thời, bà lại có cảm tình với những người đồng đạo Ca-tô của bà và còn đặc cách tổ chức lễ cầu siêu (theo nghi thức Ca-tô) cho Linh-mục Richard Blount, S.J. ở trong nhà nguyện riêng của bà tại Somerset House khi ông này chết vào năm 1638 .

 Tháng 8 năm 1642, khi chiến tranh bùng nổ, Bà còn ở lục địa Âu Châu. Bà tiếp tục gây quỹ cho hoàng gia, và mãi đến đầu năm 1643 bà mới về nước Anh. Bà mang theo quân đội và vũ khí về  Bridlington đóng ở Yorshire, gia nhập lực lượng của hoàng gia ở phía bắc nước Anh và chọn York là nơi tổng hành dinh của bà. Bà cùng ở với quân đội này ở miền Bắc trong mấy tháng rồi kết hợp với nhà vua ở Oxford. Sau đó quân đội của xứ Scotland nhẩy vào can thiệp tiếp viện cho Quốc Hội, quân đội của Hoàng Gia bị thảm bại. Nhưng nhà vua lại từ chối, không chấp nhận những điều kiện nghiêm khắc để cho bà Henrietta Maria cùng với mấy người con trốn sang nước Pháp vào tháng 7 năm 1644. Năm 1649, Vua Charles bị hành hình, để lại bà sống trong cơ cực.”[16] 

Sự kiện vua Charles I bị đưa lên đọan đầu đài cho chúng ta thấy người dân Anh đã cương quyết dứt khoát loại bỏ cái quan niệm về tính cách thiêng liêng của cá nhân người làm vua theo quan niệm và lời dạy dỗ của Vatican như sách sử đã ghi nhận:

“…, một triết gia Âu Châu khác là thánh Aquinas (1225-1274) chủ trương rằng nhà vua được thượng đế chọn lựa cho nên nhân dân phải dùng các phương tiện hợp pháp để trục xuất một vị vua gian ác; nhân dân KHÔNG THỂ LÀM CÁCH MẠNG giết vua để thay đổi cơ chế chính quyền. Theo Aquinas, nhân dân thà có một ông vua gian ác còn hơn là phải đối đầu với hiểm họa đất nước bị phân chia. Sự cai trị độc ác của một lãnh tụ có thể phản ảnh ý định trừng phạt người dân của Thượng Đế; và nếu các phương tiện hợp pháp không thể trục xuất vị lãnh tụ gian ác, người dân chỉ còn có một cách duy nhất là cầu nguyện Thượng Đế. Nếu Thượng Đế (tức là Nhà Thờ Vatican) không đáp lời để bắt buộc vị lãnh tụ quốc gia đó phải thoái vị hay từ chức, thì nhân dân phải chấp nhận vị lãnh tụ gian ác này bởi vì đó là ý của Thượng Đế (Nhà Thờ Vatican.” [17])

Sự kiện này cũng cho chúng ta thấy, vô hình chung, Quốc Hội và nhân dân Anh đã hành xử theo cái quan niệm của Nho Giáo về bổn phận của người làm vua đối với nhân dân cũng như về tính cách thiêng liêng về cá nhân của ông vua:   

Nếu người làm vua áp bức nhân dân (tức là không hành xử đúng theo nguyên tắc đạo lý), thì ông vua đó không còn xứng đáng được đối xử như đối với một ông vua nữa. Cá nhân ông vua đó không còn thiêng liêng nữa, và trừ khử ông vua đó không còn là một tội ác. Nổi loạn giết một tên bạo chúa như vậy không những là một việc làm hợp lý mà còn là một việc làm đáng được ca tụng, và người đứng ra phất cờ khử diệt tên bạo chúa đó đáng được đưa lên thay thế tên bạo chúa đó để nắm quyền lãnh đạo đất nước.”  [18]

 

IX.- ÂM MƯU CỦA VATICAN TRONG THỜI

OLIVER CROMWELL CẦM QUYỀN (1599-1658)

Khi vua cha Charles I bị hành hình vào ngày 30/1/1649, trưởng tử của Vua Charles I đã 19 tuổi và không được Quốc Hội Anh đưa lên ngai vàng. Tới ngày 19/5/1649, Quốc Hội Anh ra quyết định rằng quyền hành pháp được trao cho Hội Đồng Quốc Gia (Council of State) dưới quyền lãnh đạo của Oliver Cromwell (1599-1658). Tình trạng này kéo dài cho đến khi ông Oliver Cromwell qua đời vào ngày 3/9/1658 và kéo dài thêm mấy năm nữa. Trong thời gian này, nước Anh còn được gọi là Khối Thịnh Vượng Chung.

Oliver Cromwell vốn là một dân biểu trong Quốc Hội Anh và khi xẩy ra nội chiến giữa phe Quốc Hội và phe  Hoàng Gia của Vua Charles I, ông trở thành vị tướng chỉ huy đạo quân của phe Quốc Hội đánh bại đạo quân Hoàng Gia của Vua Charles I và Hoàng Hậu Henrietta Maria (phe Vatican), và cũng là người thứ ba trong số 59 người ký tên trong quyết định xử tử Vua Charles I về tội phản quốc.

Năm 1649, phe Bảo Hoàng của Charles I liên kết chặt chẽ với  Vatican tại Ái Nhĩ Lan thành một liên minh chính trị. Liên minh chính trị này cố gắng tập họp những tín đồ Ca-tô và những phần tử bảo hoàng, bảo thủ, phản động và những thành phần bất mãn, rồi tổ chức  thành một lực lượng vũ trang chống chính quyền Cộng Hòa. Căn cứ địa của phe bảo hoàng là xứ Scotland (cũng là nơi quê hương của Vua James I, xin xem lại tiểu mục 7 ở trên), và xứ Ái Nhĩ  Lan (đại đa số là tín đồ Ca-tô). Đây là nguyên nhân khiến cho Oliver Cromwell xua quân tấn công Scotland và Ái Nhĩ Lan. Cuộc chiến kéo dài 4 tháng trời với nhiều trận đánh ác liệt và rất gay go. Cuối cùng, liên minh chính trị  của phe bảo hoàng hoàn toàn bị đánh bại. Sau đó, chính quyền Anh quyết định sáp nhập Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan vào lãnh thổ Anh và gọi là Khối Cộng Đồng Thịnh Vượng Chung. Danh xưng United Kingdom xuất hiện vào thời điểm này.

Sự kiện  Vatican cấu kết với Vua Charles I và băng đảng bảo hoàng phản nghịch rồi lại đồng mưu phát động chiến tranh mưu đồ lật đồ chính quyền, tất cả cho chúng ta thấy rõ ràng Vatican là kẻ ngọai thù cực kỳ nguy hiểm và đã gây ra cho dân tộc Anh không biết bao nhiêu là thảm cảnh đau thương. Với thực trạng như vậy, tất nhiên là chính quyền Anh dưới quyền lãnh đạo của Oliver Cromwell phải sử dụng những biện pháp mạnh đối với Vatican và trừng trị nghiêm khắc những tín đồ Ca-tô chỉ biết coi trọng giáo luật Vatican hơn luật pháp quốc gia. Sự kiện này được sách sử ghi lại như sau:

Theo sau việc sáp nhập Tô Cách Lan và Ái Nhĩ Lan vào lãnh thổ Anh, việc hành xử của đạo Ca-tô ở nơi công cộng đều bị cấm. Nhiều tu sĩ của Vatican bị sát hại khi bị bắt. Hơn nữa, có vào khoảng 12 ngàn dân Ái Nhĩ Lan (cũng là tín đồ Ca-tô) bị đem bán làm nộ lệ. Năm 1652, chính quyền Anh ban hành Luật Ổn Định Ái Nhĩ Lan, theo đó thì tất cả ruộng đất do tín đồ Ca-tô và Vatican làm chủ đều bị tịch thu và phân phối cho dân Anh và Tô Cách Lan đến lập nghiệp ở đây. Họ là những chủ nợ hoặc là quân nhân của Phe Quốc Hội. Tín đồ Ca-tô bị đưa đến định cư ở những nơi đất nghèo ở trong tỉnh Connacht. Sự kiện này nẩy sinh ra câu nói đương thời là “Xuống địa ngục hay là đi Connacht”. Trong thời Khối Thịnh Vượng Chung, số tín đồ Ca-tô làm chủ ruộng đất giảm từ 60% xuống tới 8%.” [19]

Portrait of Oliver Cromwell by Samuel Cooper.Oliver Cromwell là một nhân vật lịch sử gây nhiều tranh luận giữa một bên là dân Anh theo đạo Tin Lành, Anh Giáo, Thanh Giáo, cùng những người cấp tiến, và một bên là tín đô Ca-tô và Vatican. Đại khối dân Anh thì coi ông như là vị anh hùng của dân tộc. Họ đúc tượng, xây đài kỷ niệm tại các công viên, trường học và nhiều nơi công cộng cộng khác. Các sử gia thuộc phe này (phe Cộng Hòa) như David Hume và Christopher Hill thì cho rằng ông là Anh Hùng Của Tự Do. Năm 1875, ông Matthew Noble cho làm một bức tượng của ông và dựng ở ngoài  một ngôi nhà thờ ở Manchester. Trong kỳ thăm dò dư luận của đài BBC vào năm 2002, thì Oliver Cromwell được tuyển chọn là một trong số 10 người Anh vĩ đại nhất trong tất cả thời đại (In Britain he was elected as one of the Top 10 Britons of all time in a 2002 BBC poll). Trong thập niên 1890 có dự án dựng tượng Cromwell ở ngoài Tòa Nhà Quốc Hội. Dự án này gây nên những cuộc tranh luận rất sôi nổi. Áp lực từ phía Đảng Quốc Gia Ái Nhĩ Lan (Ca-tô) đòi phải rút lại đề nghị dùng tiền công quỹ để tài trợ cho dự án này. Cuối cùng, có một tư nhân là Lord Rosebery đứng ra  tài trợ. Năm 2008, bức tượng này được phục hồi lại đúng vào thời điểm kỷ niệm ngày giỗ thứ 350 của nhà ái quốc Cromwell. (In 2008 the statue was restored in time for the 350th anniversary of Cromwell's death.)

Trái lại, những tín đồ Ca-tô và Vatican thì cho rằng ông là một nhà độc tài mang tội giết vua. Họ thù ghét ông đến tận xương tận tủy. Trong những năm Vua Chales II (1661-1685) trị vì, chính quyền thi hành chính sách thân thiện với Vatican. Nhân dịp này, để trả thù Oliver Cromwell's những người tham gia cũng như ủng hộ chế độ của ông, tín đồ Ca-tô và Vatican đã hành xử hết sức dã man đúng như thánh kinh đã dạy và đúng theo truyền thống của Vatican từ ngàn xưa. Năm 1661, họ đào mả của ông chôn ở Wesminster Abbey lấy xác đem xiềng và treo tại Tyburn. Sau một thời gian (không biết là bao lâu), họ cắt cổ, lấy đầu đem cắm vào một cái sào, rồi đem bêu ở ngoài Tòa Thị Sảnh Wesminster (Westminster Hall). Còn cái xác thối rữa của ông thì họ đem quẳng xuống một cái hố. Cái đầu của ông vẫn bị bêu tại chỗ này cho đến năm 1685, rồi được thay đổi nhiều lần, trong đó có một lần được đem bán vào năm 1814 trước khi được đem chôn ở trong khuôn viên trường Đại Học Sidney Susex ở Cambridge vào năm 1960.  [20]

Hành động trả thù một cách cùng cực dã man của tín đồ Ca-tô và Vatican bằng cách đào xác chết của kẻ thù, lấy xác hành hạ, chặt lấy đầu cắm vào một cái sào rồi đem bêu ở một nơi công cộng khiến cho chúng ta nhớ lại những hành động man rợ như vậy mà họ đã từng làm  trong quá khứ ở Âu Châu cũng như ở Việt Nam. Xin xem hai Chương 4 và Chương 5 trong sách Nói Chuyện Vở Tổ Chức Việt Nam Cộng Hòa Foundation (Houston,TX: Đa Nguyên,2004) của tac giả Nguyễn Mạnh Quang.

 

X.- ÂM MƯU CỦA VATICAN

TRONG THỜI VUA CHARLES II (1661-1685)

Vua Charles II là người con trai đầu lòng của Vua Charles I (1600-1649) và Hoàng Hậu Henrietta Maria (1609 –1669). Nhà vua cũng là anh em con cô con cậu với Vua Louis XIV (1638 -1715). Sau khi phụ hoàng Charles I (1600-1649) bị hành quyết vào ngày 30/1/1649, ông được Quốc Hội Tô Cách Lan tuyên bố là vua xứ Tô Cách Lan. Lúc đó, nước Anh theo chế độ Cộng Hòa với danh xưng là Commonwealth. Những năm này, nước Anh bị các thế lực phản động tại Tô Cách Lan và  tại Ái Nhĩ Lan cấu kết với Vatican mưu đồ đưa Charles I lên ngôi, gây bạo loạn và tạo nên cuộc chiến đánh phá tấn công vào nước Anh cả  ở phía  bắc từ Tô Cách Lan và ở phía Nam từ Ái Nhĩ Lan.

Đến đây, thiết tưởng, chúng ta cũng nên biết là âm mưu này được Vatican tái diễn ở Việt Nam trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Dựa vào đoàn quân viễn chinh Pháp đang có mặt ở Đông Dương,  Vatican liên kết với các đảng Việt Quốc, Việt Cách, Đại Việt và sử dụng nhóm thiểu số giáo dân đưa Bảo Đại trở lại ngai vàng với dã tâm tái lập lại vương quyền cho nhà Nguyễn, thi hành chính sách chia để trị, dùng người Việt đánh người Việt, biến ngai vàng tại triều đình Huế thành một chế độ đạo phiệt Ca-tô nằm dưới quyền chỉ đạo của Vatican.  [21]

Vatican vừa mới đưa ra đề nghị trên đây (vào ngày 28/12/1945 để chuẩn bị cho chú bé Ca-tô Bảo Long lên nối ngôi, và để cho bà Nam Phương nắm vai trò nhiếp chính), liền được phe cánh của Vatican là các ông lãnh đạo của cả Việt Cách và Việt Quốc vội vàng vồ vập, hân hoan tán thành và tích cực tổ chức biểu tình tôn phò Bảo Đại.[22]

Song song với việc tổ chức biểu tình để hỗ trợ cho đề nghị của Vatican đưa Bảo Đại trở lại ngai vàng, chúng ta lại thấy ông Việt Quốc Nghiêm Kế Tổ bênh vực Vatican bằng cách lên án những biện pháp mạnh của chính quyền Việt Minh để đối phó với con cáo già Vatican. Dưới đây là nguyên văn lời tán dương và xu nịnh của ông Việt Quốc Nghiêm Kế Tổ đối với Vatican: 

“Đối với Giáo Hội Gia-tô, lực lượng mạnh mẽ có tổ chức chặt chẽ, Việt Minh cũng không tha. Khẩu hiệu thì Lương giáo đoàn kết, nhưng được thực hiện bằng cấm mở trường thần học của Giáo Hội, bằng đổ lỗi cho các cha cố đã làm gián điệp cho ngoại bang, ép họ vào tội tàng trữ khí giới bất hợp pháp...."[23]

Trở lại chuyện chính quyền Anh đối phó với các phe phản động và bảo hoàng của Vua Charles II cấu kết với Vatican, sau trận đại thắng của quân Anh tại trận đánh Worcester (The Battle of Worcester) vào ngày 3/9/1651, Charles II trốn sang  Pháp và sống lưu vong ở đây cho đến năm 1660 mới trở về Anh quốc. Sở dĩ Charles trở về nước Anh là vì sau khi  Olivier Cromwell tạ thế, là vì khi đó nước Anh rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị. Phe bảo hoàng lại liên kết với Vatican nổi lên chống lại phe Quốc Hội (Cộng Hòa). Phe bảo hoàng thắng thế và mời Charles lên ngai vàng trị vì cả nước Anh và Ái Nhĩ Lan, lấy vương hiệu là Charles II và chính thức được tấn phong tại Wesminster Abbey vào ngày 23/4/1661.

Ngay khi Vua Charles II vừa lên ngôi thì tân quốc hội (thân Vua Charles II) liền ban hành bộ luật chống Thanh Giáo. Bộ luật này có danh xưng là Clarendon Code. Vua Charles II phê chuẩn bộ luật này dù rằng chính nhà vua thiên về chính sách khoan dung tôn giáo. Nhưng cũng vào thời gian này, vào ngày 19/5/1662, Quốc Hội lại ban một đạo luật mới nữa gọi là “new Act of Uniformity”, theo đó thì việc cưỡng bách người dân Anh phải đi Nhà Thờ dự lễ bớt nghiêm khắc hơn.

Vừa mới lên ngôi không được bao lâu, cuộc chiến tranh Anh – Hòa Lan Lần Thứ Hai bùng nổ vào ngày 4/3/1665 kéo dài mãi đến 31/7/1667 mới chấm dứt.

Sợ rằng phải đối đầu với Hòa Lan trong một cuộc chiến khác nữa, năm 1670, Vua Anh Charles II ký mật ước Dover với Vua Louis XIV của nước Pháp. Theo mật ước này, Anh và Pháp liên kết với nhau thành một liên minh, trong đó có điều khoản nếu xẩy ra chiến tranh Anh – Hà Lan Lần Thứ Ba thì Vua Louis XIV sẽ viện trợ và cấp tiền cho Vua Charles II, bù lại Vua Charles II phải hứa rằng sẽ bỏ tôn giáo cũ để theo đạo Ca-tô (Ki-tô La Mã). Vua Charles II hứa sẽ theo đạo Ca-tô, nhưng không nói rõ là ngày nào.

Sau đó Vua Charles II đưa ra dự luật tự do tôn giáo cho tín đồ Ca-tô và những người biệt giáo Tin Lành được tự do hành đạo với bản tuyên ngôn gọi là 1672 Declaration of Indulgence (Bản Tuyên Ngôn Khoan Dung 1672), nhưng Quốc Hội bắt buộc ông phải rút lại.

Năm 1679,  Titus Oates tiết lộ có một âm mưu gọi là “Popish Plot”  (Âm Mưu Của Vatican”. Từ âm mưu này sinh ra cuộc khủng hoảng gọi là “Exclusion Crisis” (Cuộc Khủng Hoảng Trục Xuất). Người ta cho biết người em của Vua Charles II là James (cũng là công Tước York) đã theo đạo Ca-tô. Việc này khiến cho Quốc Hội lo sợ rằng triều đình Anh sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ của Vatican.

Vì thế, năm 1673, Quốc Hội mới ban hành một đạo luật gọi là “Test Act” (Luật Thử Nghiệm). Theo đạo luật này, tất cả các viên chức chính quyền và sĩ quan quân đội đều phải tuyên thệ rằng (1) phải từ bỏ tín điều hóa thể (transubstantiatiion) [bánh thánh là mình hay thân xác Chúa và rượu lễ là máu Chúa], (2) phải lên án và tố cáo một số tín điều bị coi như là mê tín và sùng bái các tượng thần, và (3) chỉ được rước lễ theo nghi thức của Giáo Hội Anh thôi.  

(Growing fears of Catholic influence at court led the English Parliament to introduce a new Test Act in 1673. Under this Act, all civil and military officials were required to take an oath (in which they were required not only to disavow the doctrine of transubstantiatiion, but also denounce certain practices of the Catholic Church as "superstitious and idolatrous") and to receive the Eucharist under the auspices of the Church of England.")  Wikipedia, the free encyclopedia. “James II of England - Conversion to Catholicism.”. Also “The Cavalier Parliament opposed the Declaration of Indulgence on constitutional grounds (claiming that the King had no right to arbitrarily suspend laws) rather than on political ones. Charles withdrew the Declaration, and also agreed to the Test Act, which not only required public officials to receive the sacrament under the forms prescribed by the Church of England, but also later forced them to denounce certain teachings of the Roman Catholic Church as “superstitious and idolatrous"   Wikipedia, the free encyclopedia. “Charles II of England – Conflict with Parliament.” )

Theo sự hiểu biết của người viết, cho đến ngày nay, hai luật này vẫn còn hữu hiệu.

James từ chối, không tuân thủ những điều trên đây. Để được tự do hành xử theo ý riêng của ông, ông từ bỏ chức vụ gọi là “Lord High Admiral” trong chính quyền Anh và ông công khai hóa việc ông đã theo Ca-tô giáo. (Lúc đó, James chỉ là một hoàng thân, chưa được đưa lên ngai vàng).

Những biến cố này tạo nên việc nẩy sinh ra Đảng Tự Do thiên về ủng hộ trục xuất và Đảng Bảo Thủ thiên về chống trục xuất. Vua Charles II đứng về phe Đảng Bảo Thủ. Sau đó, vào năm 1683, có âm mưu định sát hại Vua Charles II và James. Phe Bảo Thủ cho rằng âm mưu này là có bàn ta của Đảng Tự Do.  Một vài nhân vật lãnh đạo Đảng Tự Do bị sát hại, một số bị bắt buộc phải trốn đi sống lưu vong ở nước ngoài.

Trong khi đó, vì không muốn cho nhà vua  rơi vào tình trạng “được đằng chân lân đằng đầu” để rồi lại có những hành động quá trớn, năm 1679 Quốc Hội ban hành Luật Habeas Corpus. Luật này có nội dung “chống lại viên chức chính quyền lạm dụng quyền lực bắt giam người mà không cho biết lý do và không có trát tòa. [24]

Phản ứng lại, Vua Charles II giải tán Quốc Hội và nắm quyền cai trị chuyên chế cho đến khi ông qua đời vào ngày 6/2/1685. Trong giờ hấp hối nằm trên giường bệnh, ông rửa tội theo đạo Ca-tô.

 

XI.- ÂM MƯU CỦA VATICAN

TRONG THỜI VUA JAMES II (1685-1688)

 

Vua James II sinh ngày 14/10/1633, và là em ruột cùng cha cùng mẹ với Vua James I, tức là cũng là anh em con cô con cậu với Vua Louis XIV (1638-1715) của nước Pháp. Như đã nói trên, Vua James II đã theo đạo Ca-tô từ trước khi được đưa lên ngai vàng. Vì là một tín đô Ca-tô, ông phải triệt để tuân hành những lời dạy của Vatican. Một trong những lời dạy này là phải biến chế độ của ông thành một chế độ quân chủ chuyên chính (absolute monarchy) để tất cả mọi công việc cai trị nhân dân đều nằm trong tay của nhà vua. Có như vậy thì mới có thể thi hành chính sách về tôn giáo theo đúng đường lối của Vatican. Chủ trương của ông là như vậy.

King James II (1633-1701)Tuy nhiên, với sự cố vấn của Vatican, ông hành động một cách hết sức thận trọng mưu đồ thực hiện âm mưu biến chế độ của ông thành một chế độ đạo phiệt Ca-tô. Bước đầu tiên của mưu đồ này là phải công nhận quyền tự do tôn giáo cho tín đồ Ca-tô trong lãnh thổ. Do đó, ông đưa ra chiêu bài “tự do  tôn giáo”. Bề ngoài, nhà vua công khai biện minh cho chính sách tự do tôn giáo, rằng phải công nhận quyền tự do tôn giáo cho tất cả mọi người dân của nước Anh trong đó có những người theo đạo Ca-tô. Về quyền lực chính trị, sợ để lâu sẽ bất lợi, cho nên ông đã  hành động hấp tấp. Vì thế ông đã để lộ ra cho mọi người biết rõ ý đồ bất chính của ông là muốn biến quyền lực của ngôi vua thành quyền lực của một bạo quân của một chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, giống như chế độ quân chủ chuyên chế của bạo quân Louis XIV của nước  Pháp. Âm mưu này đều đi ngược lại với ý nguyện và chủ trương của Quốc Hội và cũng là của Anh giáo.

Kinh cung chi điểu. Là một trong những dân tộc có quá nhiều kinh nghiệm xương máu với Vatican và với tín đồ Ca-tô, nhân dân Anh biết rõ những thủ đoạn chính trị này được thể hiện ra qua hành động của Anh Hoàng James II, cho nên Quốc Hội Anh chống lại mãnh liệt âm mưu  trên đây của nhà vua. Việc này gây nên cuộc tranh luận sôi nổi và hết sức gay cấn giữa một bên là Quốc Hội được tuyệt đai số dân Anh triệt để ủng hộ và một bên là nhà vua được Vatican đứng sau tích cực cổ võ.

Trong khi cuộc tranh luận còn đang tiếp diễn, thì ngày 10/6/1688, người vợ thứ hai của Nhà Vua là bà Mary, một tín đồ Ca-tô thuần thành, hạ sinh một hoàng nam đặt tên là James Francis Edward. Đây là vị hoàng nam độc nhất của Nhà vua theo đạo Ca-tô và có thể lên nối ngôi. Vấn đề này làm cho dân Anh càng lo sợ hơn nữa. Họ lo sợ rằng sẽ lại có một ông vua Ca-tô kế tiếp lên cầm quyền thì dân Anh sẽ vô cùng khốn đốn. Người dân Anh ôn hòa cho rằng chính sách thân Vatican có thể là một sự thác loạn tinh thần tạm thời của nhà vua, nhưng việc một nhà vua có một hoàng nam theo đạo Ca-tô có thể khiến cho nước Anh sẽ có một triều đại thực sự và vĩnh viễn theo đạo Ca-tô. Sự kiện này khiến cho họ phải xét lại lòng kiên nhẫn của họ. “When James's only possible successors were his two Protestant daughters, moderate Anglicans could see his pro-Catholic policies as a temporary aberration; the Prince's birth opened the possibility of a permanent Catholic dynasty, and led such men to reconsider their patience.”[25]

Đứng trước nguy cơ cấp bách là đất nước có thể rơi vào ách thống trị của Vatican, các chính khách Anh thiết tha với tiền đồ của đất nước tích cực hoạt động mạnh mẽ. Những người thuộc phe Quốc Hội và những người ủng hộ phe Quốc Hội liên kết chặt chẽ với nhau và quyết tâm củng cố thế lực để chuẩn bị chống lại Vua James II. Được tuyệt đại đa số nhân dân nhiệt tình ủng hộ và tích cực tham gia, thế lực chống lại nhà vua trở nên hết sức hùng mạnh và thắng thế. Cuối cùng, nhà vua bị buộc phải thoái vị. Biến cố này được sách sử gọi là cuộc Cách Mạng Vinh Quang (The Glorious Revolution) hay là Cuộc Cách Mạng 1688 (The Revolution of 1688).

Sau khi Vua James II thoái vị, người con trai của ông không được đưa lên nối ngôi vì đã theo đạo Ca-tô. Năm 1689, Quốc Hội đưa bà Mary II (con gái lớn của Vua James, theo đạo Tin Lành) và William III (cũng theo đạo Tin Lành, vừa là con chú bác, vừa là chồng của bà Mary II)  được đưa lên ngai vàng để cùng nắm quyền lãnh đạo đất nước.

Về phần Vua James II, sau khi bị bắt buộc phải thoái vị, ông trốn sang Pháp nương nhờ Vua Louis XIV (vừa là người anh em con cô con cậu, vừa là người đồng đạo Ca-tô) rồi được viện quân của Pháp đem về Anh mưu đồ chống lại chính quyền và nhân dân Anh để phục hồi quyền lực cho cá nhân ông ta, và cũng là cho Nhà Thờ Vatican. Viện quân này gọi là Lực Lượng Jacobite (Jacobite forces) đổ bộ lên Ái Nhĩ Lan vào năm 1689 nhưng bị quân đội Anh đánh bại trong trận đánh Boyone (the Battle of the Boyone) vào mùa hè năm 1690. Sau cuộc thảm bại này, phế vương James II chạy sang Pháp sống nhờ vào sự bao bọc và che chở của Vua Louis XIV cho đến khi trút hơi thở cuối cùng vào ngày 16/9/1701.

Trận đánh ở Boyne do họa sĩ Jan Wyck vẽ 1693

- nguồn http://en.wikipedia.org/wiki/Jan_Wyck

 

 

XII.- CUỘC CHIẾN CỦA NHÂN DÂN ANH

CHỐNG NHÀ THỜ VATICAN CÒN TIẾP DIỄN

 

Con chim bị đạn sợ làn cây cong. Hành động bạo ngược của Nữ Hoàng Mary I (1553-1558), của Vua Charles II (1661-1685), và của vua James II (1685-1688) cùng với âm mưu của Vatican ở hậu trường các triều đại này là bài học xương máu cho nhân dân Anh. Cũng vì thế mà ngay sau khi vừa mới đánh tan được lực lượng bảo hoàng của Vua James II cấu kết với Vatican qua chính quyền đạo phiệt Ca-tô của bạo quân Louiis XIV (1638-1715), Quốc Hội Anh phải tìm ra biện pháp diệt trừ tận gốc một lần cho xong cái “hiểm họa của Vatican”, để cho nó không còn thể nào tái diễn ở trên lãnh thổ Anh được nữa. Vì vậy mà ngay từ năm 1689, Quốc Hội Anh đã gấp rút tiến hành những việc làm để giải phóng người dân Anh thoát khỏi cùng một lúc cả hai ách thống trị tham tàn, bạo ngược và dã man của cả chế độ quân chủ độc tài chuyên chính và chế độ đạo phiệt Vatican bằng một loạt quyết định như sau:

1.- Năm 1689, Quốc Hội Anh công nhận những quyền tự do căn bản của người dân bằng việc ban hành Bản Dân Quyền (the Bill of Rights) bảo đảm: (1) quyền tự do ngôn luận tại diễn đàn quốc hội, (2) quy định các phiên họp thường xuyên của cơ quan này, (3) cấm nhà vua không được can thiệp vào các cuộc bầu cử quốc hội, (4) bảo đảm cho người dân có quyền được gửi thỉnh nguyện thư lên chính quyền để trình bày những điều phiền muộn về những hành động lạm quyền của các viên chức chính quyền và chính sách sai lầm của nhà nước, (5) cấm không cho đặt ra các khoản tiền ký qũy tại ngoại hầu tra cho các nghi can một cách quá đáng, (6) cấm không cho hành pháp được sử dụng quân đội một cách bất hợp pháp.  [26]

2.- Cũng vào năm 1689, chính quyền lại ban hành Luật Khoan Dung (the Toleration Act) bảo đảm quyền tự do tôn giáo cho các hệ phái Tin Lành không nằm trong Anh Giáo. Nguyên văn: “Another part of the Revolution Settlement, also passed in 1689, was the Toleration Act, which granted religious freedom to various Protestant groups, although those who were not members of the England Church could not hold public office.” [27]

3.- Năm 1691, Quốc Hội Anh lại ban hành một biện pháp khác nữa nghiêm khắc hơn đối với  Vatican. Đó là Đạo Luật Ổn Định vào năm 1691. Đạo luật này cấm không cho người Anh là tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền. Dưới đây là đoạn văn quan trọng của đạo luật này:

Không có một tín đồ Ki-tô La Mã nào có thể trở thành nhà lãnh đạo nước Anh. Như vậy là luật này loại hẳn tất cả những người con và cháu của vua James Đệ Nhị với người vợ thứ hai của nhà vua, không cho họ lên cầm quyền.”[28]

Kể từ đây, nước Anh thực sự (1) theo chế độ quân chủ lập hiến, quyền cai trị đất nước được trao cho  vị thủ tướng do Quốc Hội tuyển chọn, và (2) không có một người Anh nào là tín đồ Ca-tô được đưa lên ngai vàng. Cũng từ đó, ảnh hưởng Giáo Hội La Mã được coi như là bị tiêu diệt hoàn toàn ở Anh quốc, mặc dầu quốc gia này là một nước dân chủ tự do và tôn trọng quyền tự do tôn giáo của tất cả mọi người dân.

Nhận xét chung về những việc làm của Quốc Hội Anh và cuộc Cách Mạng 1668 của người  Anh, sách sử ghi nhận như sau:

Với việc ban hành Bản Dân Quyền, Quốc Hội đã dứt khoát dập tắt mọi hy vọng tái lập chế độ quân chủ chuyên chính của Vatican, và cũng là chấm dứt vĩnh viễn và đào sâu chôn chặt chế độ quân chủ trung tương tập quyền trong vương quốc Anh bằng cách kiểm soát chặt chẽ quyền lực của nhà vua. Những quyền lực của nhà vua bị giới hạn rất nhiều, như  là: nhà vua hay nữ hoàng  không thể có quyền đình chỉ việc thi hành các luật pháp (do Quốc Hội ban hành), không có quyền đánh thuế, không có quyền bổ nhậm các viên chức trong triều đình, và hành pháp không có quyền duy trì quân đội trong thời bình mà không được Quốc Hội cho phép.” [29]

Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng chống Vatican, nhưng không phải trải qua những bước đường khó khăn như ở Anh quốc vì rằng, ngay từ những ngày đầu mới khai sinh ra đất nước Hoa Kỳ, khi bắt tay vào việc biên soạn hiến pháp để làm nền tảng cho cơ cấu tổ chức chính quyền, các nhà sáng lập quốc đều là những bậc trí giả biết rõ bản chất của con cáo già Vatican. Vì thế họ mới ghi vào trong Hiến Pháp điều khoản “tôn giáo phải được tách rời khỏi chính quyền” bằng câu văn:

Congess shall make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof;…” Câu văn này được hiểu là “tách rời tôn giáo ra khỏi chính quyền.” [30]

Nhờ điều khoản này mà tại Hoa Kỳ, Nhà Thờ Vatican KHÔNG THỂ NÀO sử dụng tín đồ Ca-tô thiết lập được chế độ đạo phiệt Ca-tô như họ đã làm ở Croatia trong những năm 1941-1945, và ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975.

 

CHÚ THÍCH


[15] Nigel Cawthorne, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictaors (London: Arcturus, 2004), tr. 66.

[16] Nguồn: “Henrietta Maria”,  Wikipedia, the free encyclopedia. (“Henrietta Maria increasingly took part in national affairs as the country moved towards open conflict through the 1630s. She despised Puritan courtiers to deflect a diplomatic approach to Spain and sought a coup to pre-empt the Parliamentarians. As war approached she was active in seeking funds and support for her husband, but her concentration on Catholic sources like Pope Urban VIII and the French angered many in England and hindered Charles' efforts. She was also sympathetic to her fellow Catholics and even gave a requiem in her private chapel at Somerset House for Father Richard Blount, S.J. upon his death in 1638. In August 1642, when the conflict began, she was in Europe. She continued to raise money for the Royalist cause, and did not return to England until early 1643. She landed at Bridlington in Yorkshire with troops and arms, and joined the Royalist forces in northern England, making her headquarters at York. She remained with the army in the north for some months before rejoining the King at Oxford. The collapse of the king's position following Scottish intervention on the side of Parliament, and his refusal to accept stringent terms for a settlement led her to flee to France with her sons in July 1644. Charles was executed in 1649, leaving her almost destitute.”)

[17]  Dương Thành Lợi, Triết Lý Quốc Trị Đông Phương (Toronto, Canada: Làng Văn, 1997), tr. 93.

[18] Bernard B. Fall, The Two Vietnams (New York: Frederick A. Praeger, 1964), p. 18. Nguyên văn: “If the sovereign oppressed the people, he no longer deserved to be treated as the sovereign. His person was no longer sacred, and to kill him was no longer a crime. Revolt against such tyranny not only was reasonable but was a meritorious act and conferred upon its author the right to take over the powers of the soverieign.”

[19]  Nguồn: “Oliver Cromwell”, Wikipedia, the free encyclopedia. Nguyên văn: “In the wake of the Commonwealth's conquest, the public practice of Catholicism was banned and Catholic priests were murdered when captured. In addition, roughly 12,000 Irish people were sold into slavery under the Commonwealth. All Catholic-owned land was confiscated in the Act for the Settlement of Ireland 1652 and given to Scottish and English settlers, the Parliament's financial creditors and Parliamentary soldiers. The remaining Catholic landowners were allocated poorer land in the province of Connacht - this led to the Cromwellian attributed phrase "To hell or to Connacht". Under the Commonwealth, Catholic landownership dropped from 60% of the total to just 8%.”

[20] Nguồn:Wikipedia, the free encyclopedia, - Oliver Cromwell (Death and posthumous execution.” Nguyên văn: “Finally, his disinterred body was thrown into a pit, while his severed head was displayed on a pole outside Westminster Hall until 1685. Afterwards the head changed hands several times, including the sale in 1814 to a man named Josiah Henry Wilkinson, before eventually being buried in the grounds of Sidney Sussex College, Cambridge, in 1960.”

[21] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975 – Tập A: 1939-1946 (Houston, TX: Văn Hóa, 1996), tr. 295. “28/12/1945, Huế: Tổng Giám Mục Antoni Drapier, đại diện Roma tuyên bố: Gia đình Bảo Đại là “gia đình thân Pháp bậc nhất trong dân chúng Việt Nam (la plus francophilende tous les annamites), và theo ý ông ta, nên cho Bảo Đại lên ngôi như trước ngày 9/3/ (1945) (À mon avis, il serait avantageux pour le calm de rétablir le Roi come le chef regulier avant le mars; DOM [Aix], CP 125). Drapier cũng đưa ra giải pháp là có thể sau đó sẽ cho Bảo Long lên kế vị, và Nam Phương là Giám Quốc [Phụ chính].

[22] Hoàng Cơ Thụy, Việt Sử Khảo Luận - Cuốn 5 (Paris: Nam Á, 2002), tr. 2076: "Nhóm Quốc Dân Đảng (của Vũ Hồng Khanh, Nghiêm Kế Tổ, Nguyễn Tường Tam, v.v...) đòi thành lập ngay một Chính Phủ Liên Hiệp Kháng Chiến với Vĩnh Thụy làm chủ tịch. Nhiều cuộc biểu tình được tổ chức trước nhà Vĩnh Thụy ở Đường Gambetta cũ, hoan hô cố vấn và đòi ông ra cầm quyền."

[23] Nghiêm Kế Tổ, Việt Nam Máu Lửa (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr. 89.

[24] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Living World History (Glenview, Illinois: Scott, Foresman and Company, 1975), p. 397. Nguyên văn: “One was the passage in 1679 of the Habeas Corpus Act, a safeguard against arbitrary imprisonment. Anyone who believed himself to be unjustly imprisoned could obtain a writ of babeas corpus (Latin for “you have the body”) which compelled the government to explain why the prisoner was being held.”

[25] Nguồn: Wikipedia, the free encyclopedia – James II of England.

[26]  Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Ibid., p. 398. Nguyên văn: “In order to safeguard the results of the Glorious Revolution, Parliament passed several important measures, usually called the Revolution Settlement. One of these, the Bill of Rights of 1689, guaranteed freedom of speech in Parliament, provided for frequent meetings of that body and forbade the king to interfere with the election of its members. Other clauses guaranteed the right of the people to petition the government, forbade excessive bail, and protected the nation frm the illegal use of the army.”

[27] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank Ibid., p. 398.

[28] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Ibid.,p. 398. Nguyên văn: “A third measure, the Act of Settlement of 1691, provided that no Roman Catholic could be ruler of England, automatically excluding the descendants of James II by his second wife.”

[29] Arnold Schrier & T. Walter Wallbank, Ibid.,p. 398. Nguyên văn: With the passage of the Bill of Rights it stamped out once and for all any possibility of a Catholic monarchy, and ended moves towards absolute monarchy in the British kingdom by circumscribing the monarch's powers. These powers were greatly restricted; he or she could no longer suspend laws, levy taxes, make royal appointments, or maintain a standing army during peacetime without Parliament's permission.” Nguồn: Wikipedia, the free encyclopedia. “The Glorious Revolution.”

[30]Robert P. Ludlum, Howard B. Wider & Harriett McCune Brown, This Is America’S Story (Atlanta, GA: Houghton Mifflin Company, 1975), p. 752.

 

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang