Tâm Thư Gửi Nhà Nước Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/TAMTHU/NMQtt_15.php

| bản in | ¿ trở ra mục lục | 05 tháng 8, 2010

PHẦN III

◎◎◎

CHƯƠNG 15

Kế Sách Vatican Xâm Nhập Vào Giai Cấp Lãnh Đạo Nước Anh

và Cuộc Chiến Chống Vatican Của Người Anh

  1   2

 

Các bài trong chương 15:

1.- Nguyên do khiến cho Vatican phải thi hành kế sách “Trèo cao lặn sâu”

2.- Mối liên hệ thân tình giữa triều đình Anh và Vatican

3.- Tranh giành quyền lực giữa Anh Hoàng Henry VIII và Vatican

4.- Âm mưu trèo cao lặn sâu của Vaticai vào triều đình Anh

5.- Bàn tay của Vatican tại triều đình Anh trong thời nữ bạo chúa Mary I (1553-1558)

6.- Vấn đề tôn giáo trong thời Nữ Hoàng Elizabeth (1558-1603)

7.- Âm mưu của Vatican tại triều đình Anh trong thời Vua James I (1603 –1626)

8.- Âm mưu của Vatican tại triều đình Anh trong thời Vua Charles I (1626-1649)

9.- Âm mưu của Vatican trong thời ông Oliver Cromwell cầm quyền (1649-1658)

10.- Âm mưu của Vatican tại triều đình Anh trong thời Vua Charles II (1661-1685)

11.- Âm mưu của Vatican tại triều đình Anh trong thời Vua James II (1885-1688)

12.- Cuộc chiến chống Vatican của nhân dân Anh tiếp diễn

 

Như đã trình bày ở trong chương 13, cho đến thế kỷ XVI, Giáo Hội La Mã được coi như là chủ nhân ông toàn bộ Tây Âu, Nam Âu và bao gồm cả vùng ven Biển Địa Trung Hải. Với bản chất siêu chuyên chính và siêu phong kiến, giáo hội luôn luôn có những hành động vô cùng gian tham, hết sức tàn ác và cực kỳ dã man đối với nhân dân dưới quyền. Tình trạng này đã khiến cho các nhà cầm quyền và nhân dân các quốc gia Âu Châu vô cùng bất mãn và hết sức căm thù. Cuối cùng, họ đã phải  vùng lên chống lại Giáo Hội La Mã,  chống đến cùng bằng những biện pháp cực kỳ cứng rắn và cương quyết. Họ dứt khoát cắt đứt hết mọi liên hệ và chặt đứt hết tất cả mọi chân tay rắn rết của cái “Giáo Hội Khốn Nạn” này (nhiều tác giả, "Vatican Thú Tội và Xin Lỗi?" (Garden Grove, CA; Giao Điểm, 2000), tr. 92.

Vatican cũng đã tiên đoán được như vậy, nhưng vì đã lỡ rao truyền láo rằng tất cả những gì Vatican nói và hành động đều là do Chúa mặc khải (được Chúa cho biết là họ phải nói và hành động như vậy), cho nên họ vẫn lì lợm, cố đấm ăn xôi, vẫn tiếp tục sử dụng cái thủ đoạn “mặc khải” lưu manh này để lừa bịp, mê hoặc và hù dọa người đời hầu thủ lợi và tồn tại. Vì vậy mà các cuộc chiến chống lại Giáo Hội La Mã của các dân tộc nạn nhân Âu Châu thường thường là trường kỳ dai dẳng. Nhưng rồi cuối cùng, ánh sáng cũng đã xua tan bóng tối, chính nghĩa của nhân dân Âu Châu đã đại thắng, và “bọn quạ đen” mượn danh tôn giáo để tiếm đoạt quyền lực chính trị cũng bị đại thảm bại. Đây là tình trạng chung của các dân tộc Âu Châu đã từng bị giặc Vatican và bọn qua đen nắm quyền thống trị từ thế kỷ 4 cho đến lúc bấy giờ, tính ra có cả hàng ngàn năm.

Cũng vì đã từng bị giặc Vatican và bọn quạ đen thống trị trong nhiều thế kỷ, cho nên công cuộc đánh đuổi bọn giặc thập ác này ra khỏi chính quyền và lãnh thổ Anh cũng gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài tới hơn 200 năm, nhân dân Anh mới dứt khóat được cái ách thống trị của “cái tôn giáo ác ôn” này. Có thể vì quá ghê tởm “Giáo Hội La Mã”, cho nên khi thành công vào năm 1691, nhân dân Anh mới cương quyết và dứt khoát phải thi hành biện pháp mạnh “diệt tận gốc, trốc tận rễ “cái giáo hội khốn nạn” bằng việc ban hành đạo luật mà sách sử Đạo Luật Ổn Định 1691. Đạo luật này cấm không cho tín đồ Ca-tô của Giáo Hội La Mã lên cầm quyền ở Anh quốc.  Vì muốn trình bày tương đối đầy đủ những tình tiết trong những bước đường khó khăn của cuộc chiến này, cho nên chương sách này khá dài và được chia ra làm các tiết mục như liệt kê ở trên.

 

I.- NGUYÊN DO KHIẾN CHO VATICAN

PHẢI THI HÀNH KẾ SÁCH “TRÈO CAO LẶN SÂU”

Từ thuở loài người biết tổ chức bộ máy quản trị nhân dân trong vùng trách nhiệm của từng nhóm dân tộc, thì luôn luôn có sự tranh chấp giữa một bên là nhóm thiểu số nằm trong giai cấp thống và một bên là đại khối nhân dân nằm trong giai cấp bị trị. Trong việc tranh chấp này, mỗi bên đưa ra một lý thuyết về “cái lý phải” hay “chính nghĩa” để biện minh cho mục đích mà họ theo đuổi. Quan niệm về chính quyền khác nhau giữa một bên là Nho Giáo và các nước theo chế độ tự do dân chủ và một bên là Ki-tô giáo.

Cách đây hơn hai ngàn năm, tại Đông Phương, Nho Giáo đứng về phe đại khối nhân bị trị đưa ra chủ thuyết cho rằng quyền hành quản trị do dân mà có, và có là để phục vụ cho phúc lợi thiết thực của người dân và cộng đồng dân tộc. Vào thời điểm đó, dù là thời cực thịnh của chế độ quân chủ, Nho Giáo đã dạy cho các nhà cầm quyền phải biết đáp ứng theo nguyện vọng của nhân dân vì "Ý dân là ý Trời", ”dân muốn là Trời muốn”, ”Dân chi sở ố, ố chi; dân chi sở hiếu, hiếu chi; sở vị dân chi phụ mẫu", và mạnh hơn nữa là "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh".

Chịu ảnh hưởng sâu nặng của quan niệm này, cho nên, từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam nói riêng, người dân Đông Phương nói chung dù là theo chế độ quân chủ trung ương tập quyền thì ông vua cũng phải có bổn phận và trách nhiệm của vua đối với nhân dân, người dân có bổn phận và trách nhiệm của người dân đối với nhà cầm quyền và dối với nhau đúng với vị thế của mỗi người đối với những người khác tùy theo mối liên hệ với sau. Tất cả những trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhau của tất cả mọi người trong xã hội cũng đều có tính cách phân nhiệm và hỗ tương "có đi có lại mới toại lòng nhau".

Sử gia Dun J. Li viết:

"Theo Khổng Tử thì mỗi một chức vị phải có một trách nhiệm (thực tế) kèm theo; nếu không có trách nhiệm (thực tế) kèm theo thì chức vị đó đã bị ”mất đi cái ý nghĩa” của nó. Như vậy, một ông vua, nếu không làm tròn ”trách nhiệm” đã được giao phó thì không thể gọi ông ta là vua được nữa ...

...Mối tương quan đúng nghĩa và chính đáng là phải áp đặt nghĩa vụ cho cả kẻ trên và người dưới;  kẻ nào không chịu hy sinh làm tròn nghĩa vụ của mình thì sẽ không có quyền đòi hỏi người khác phải làm đầy đủ nghĩa vụ của họ đối với mình." [1]

Nếu người làm vua (nhà lãnh đạo) mà không làm tròn trách nhiệm của mình, vừa lên nắm quyền đã vội quên những gì đã hứa với quốc dân (thất tín), lại chỉ biết tham lam, gây bè lập đảng, dành những đặc quyền, coi dân như bầy nô lệ (bất nghĩa), chiếm công vi tư, hà lạm công quỹ, vơ vét cho đầy túi tham (bất chính), tạo nên những cảnh tham nhũng trong chính quyền (bất công trong xã hội), khiến cho muôn dân căm hờn thù ghét (bất trí) thì người lãnh đạo đó không còn xứng đáng nữa, "quân phi quân", và trở thành "một thứ bạo chúa", ", một tên quốc tặc". "Thượng bất chính, hạ tắc loạn!" Gặp trường hợp như vậy thì bất cứ người dân nào cũng có quyền phất cờ khởi nghĩa kêu gọi nhân dân đứng lên diệt trừ quốc tặc, đạp đổ bạo quyền, đúng như sử gia Trần Trọng Kim đã viết:

"Nếu ông vua nào trị dân mà yêu cái của dân ghét và ghét cái của dân yêu, là làm những điều trái lòng dân, tức là trái mệnh trời, thì người khác được quyền ”điếu dân phạt tội”, nghĩa là cứu dân mà đánh người có tội, như vua Thang đánh vua Kiệt, vua Vũ Vương đánh vua Trụ vậy." [2]

Sử gia Bernard F. Fall cũng viết:

"Nếu người làm vua áp bức nhân dân thì người đó không còn xứng đáng được đối xử như là vua nữa. Cá nhân ông vua đó không còn thiêng liêng nữa, và trừ khử ông vua đó không còn là một tội ác. Nổi loạn giết một tên bạo chúa như vậy không những là một việc làm hợp lý mà còn là một việc làm đáng được ca tụng, và người đứng ra trừ diệt tên bạo chúa đó xứng đáng được đưa lên nắm quyền lãnh đạo đất nước, cai trị muôn dân.”  [3]

Chịu ảnh hưởng sâu nặng tư tưởng chính trị trên đây, trong tất cả mọi mâu thuẫn hay tranh chấp với nhà cầm quyền hay giai cấp thống trị, người dân Đông Phương nói chung, người Việt Nam nói riêng đều đứng về phía nhân dân hay đại khối nhân bị trị, chứ không phải tuân lệnh một đấng siêu nhân hay thần thánh nào cả.

Về sau người ta gọi là phe tả hay cực tả để phân biệt với phe hữu hay cực hữu sẽ bàn thêm ở đoạn dưới. Phe tả  và cực tả đã học theo Nho giáo về mục đích hay lập trường chính trị và phương cách tranh đấu để lật đổ một chế độ thất nhân tâm hay phản dân hại nước. Phe tả dựa vào thế nhân dân, khích động để lôi kéo họ (dân vận) tham gia hay ủng hộ lực lượng cách mạng. Họ vận động dư luận các nước ngòai (quốc tế vận) để  lên án chính sách quản trị nhân dân của chính quyền đương thời, nỗ lực lôi kéo cả quân lính của chính quyền đương đại (địch vận) để lôi kéo họ về với hàng ngũ nhân dân, rồi tập hợp mọi người thành một lực lượng xung kích và tiến lên:

1.- Hoặc là áp đảo và uy hiếp chính quyền bằng những cuộc biểu tình, biểu dương khí thế khiến cho họ phải suy nghĩ trước khi hành động, và khiến cho nhóm thiểu số lãnh đạo cao cấp phải khiếp sợ mà thóai lui. Đây là trường hợp của phong trào nhân dân trong cuộc Cách Mạng Pháp 1789 vào những ngày đầu tháng 7 năm đó khiến cho Vua Louis XVI phải nhượng bộ và đầu hàng, của Cách Mạng Nga vào những ngày cuối tháng 2/1917, khiến cho triều đinh Nga Hoàng Nicholas (1894-1917) bị cô lập hoàn toàn, của Cách Mạng Việt Nam 1945 khiến cho quân Nhật phải thúc thủ, Bảo Đại phải thóai vị và chính quyền Trần Trọng Kim phải rút lui.

2.- Hoặc là dùng sức mạnh nhân dân và quân sự để đập tan chế độ đương quyền vốn đã mục rữa vì chính cái bản chất tham tàn bạo ngược và phản dân hại nước của nó. Đây là trường hợp của Cách Mạng Cuba vào những ngày cuối tháng 12 năm 1958, cũng là trường hợp phong trào nổi dậy của nhân dân miền Nam Việt Nam trong những ngày từ 8/5/1963 cho đến ngày 1 tháng 11 năm đó.

Trái ngược với Nho Giáo, Ki-tô giáo ở Âu Châu và vùng ven Biển Địa Trung Hải cho rằng vũ trụ và trái đất này là do một vị thượng đế (tưởng tượng) mà họ gọi là Jehovah sáng tạo (tạo nên) và ủy quyền cho họ làm đại diện duy nhất của ông thượng đế này để quản lý trái đất (tài sản riêng của họ) và cưỡng bách nhân loại phải gia nhập vào cái đạo thờ cúng bố con ông Thương Đế Jehovah + Jesus theo quy luật do chính họ đặt ra, nếu không, thì sẽ bị khử diệt. Sự kiện này được sách sử ghi lại rõ ràng như sau:

Sắc lệnh được phát xuất từ nguyên lý rằng đất đai thuộc về Chúa Ki-tô, và người đại diện của Chúa Ki-tô có quyền sử dụng tất cả những gì không do tín của Chúa chiếm hữu, những kẻ ngoại đạo không thể là kẻ chiếm hữu hợp lý bất cứ một mảnh đất nào…” [4]

Quyền hành sinh ra tội ác và gian dối. Cũng vì thế mà bọn người lưu manh này lại tiếp tục gian dối đưa ra chủ thuyết “thần quyền chỉ đạo thế quyền” với quan niệm rằng quyền lực quản trị nhân dân (quyền lực chính trị) do Chúa Bố Jehovah và Chúa Con Jesus (tuy hai mà một) ban cho và được thông qua nhóm người đại diện duy nhất mà họ gọi là Giáo Hội La Mã. [5]

Ngòai những thuyết lý trên đây, họ còn đưa ra lý thuyết phục vụ Chúa bằng cách thờ phượng Chúa theo phương cách dâng của lễ và lạy lục cầu xin Chúa để được Chúa ban cho những gì ho mong ước. Phương cách phục vụ Chúa và cầu xin Chúa của họ quả thực là vô cùng quái đản. Xin đọc Xóm Đạo của nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn [6]

Ai không tin theo lý thuyết quái đản này hay chống lại thì sẽ bị Vatican coi là vô đạo, là tà đạo, là vô thần, rồi Vatican sẽ dùng bạo lực của nhà nước hay đám tín đồ cuồng tín sát hại một cách cực kỳ man rợ. Xin xem lại Phần III của Chương 13 ở trên để biết về tính cách và man rợ của Ki-tô giáo.

Đó là sách lược cấu kết với cường quyền địa phương và các đế quốc thực dân xâm lược Âu Mỹ để tồn tại, để củng cố quyền lực, để mở rộng vùng ảnh hưởng, và cũng là có thể sử dụng bạo lực của nhà nước để (a) thi hành chính sách ngu dân và nhồi sọ để kìm hãm người dân dưới quyền mãi mãi ở trong tình trạng ngu dốt (mới tin theo tin lý Ki-tô của Vatican), và (b) cưỡng bách nhân dân dưới quyền phải theo đạo làm nô lệ cho Vatican.

Vì quan niệm về chính trị và về nhân sinh khác nhau như vậy, cho nên những khi có mâu thuẫn hay tranh chấp giữa đại khối nhân dân bị trị và giai cấp thống trị, thì Vatican không thể nào đứng về phía đại khối nhân dân để chống lại hay lật đổ nhà cầm quyền đương thời được. Cũng vì thế mà các nhà chiến lược trong giáo triều Vatican phải thi hành một kế sách khác tinh vi hơn, thâm độc hơn bằng sách lược "lặn sâu trèo cao" vào thượng tầng giai cấp lãnh đạo bằng cách này hay cách khác. Những mưu chước mà Vatican đã dùng có thể kể như mua chuộc, hối lộ, mỹ nhân kế, mê hoặc, thuyết phục hay dùng áp lực từ phía thân nhân ruột thịt của những thành phần đối tượng để biến những thành phần lãnh đạo thành người của Vatican, lái chế độ đương thời theo khuynh hướng thi hành những chính sách của Vatican đề ra.

Trong gần hai ngàn năm qua, Vatican đã luôn luôn sử dụng (1) sách lược này hoặc là cướp đoạt chính quyền để thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô, hoặc là (2) sách lược liên kết với với cường quyền địa phương hay với các đế quốc thực dân xâm lược (để "mượn gió bẻ măng") theo nguyên tắc hùn hạp làm ăn "ông mất cái giò, bà thò nậm rượu" để cùng cướp đoạt tài nguyên, cũng cưỡng bách dân tộc nạn nhân làm nô lệ và cùng chia nhau lợi nhuận. Trong gần hai ngàn năm qua, toàn bộ lịch sử của các quốc gia vốn đã bị Vatican chi phối đều diến biến theo sách lược này.

Song song với sách lược trên đây, Vatican còn thiết lập bộ máy tuyên truyền đặt dưới quyền chỉ đạo của "Thánh Bộ Đức Tin" và có những đội ngũ văn nô người địa phưong với nhiệm vụ lạc dẫn dư luận quần chúng với mục đích tô son đỉểm phấn cho tất cả những gì của hay thuộc về Giáo Hội La Mã, và gièm pha, phỉ báng, hạ giá tất cả những gì không phải là của hay không thuộc về đạo Ki-tô Rô-ma. Đặc biệt là đối với những cá nhân hay thế lực bị Vatican coi là thù địch, các ông văn nô được lệnh sử dụng tất những ngôn từ và lời lẽ nặng nhất, mạnh nhất để triệt hạ uy tín của họ bằng bất cứ giá nào kể cả bịa đặt ra những chuyện xấu xa nhất để vu khống cho họ.

Nói tóm lại, tín đồ Ca-tô có chút khả năng nào đó từ nói, viết, đến kỹ thuật, tham gia vào tất cả hệ thống hoạt động của Vatican đều có những đặc tính chung là gian dối, lươn lẹo, trịch thượng, ngược ngạo trong ngôn ngũ cũng như trong hành động. Họ sử dụng những hoa ngôn, mỹ ngữ và cưỡng từ đoạt lý để lừa bịp và lương gạt người đời. Cũng vì thế mài tìm kiếm được một người chân chất, thật thà, chất phác trong công đồng con chiên người Việt quả thật là như mò kim dưới đáy biển, đặc biệt là trong tu sĩ áo đen và những người cầm bút. Đây là thực trạng xã hội con chiên người Việt ở trong nước cũng như ở hải ngoại. Thực trạng này được chính người ở trong các chăn “con chiên người Việt” là ông Charlie Nguyễn ghi nhận như sau:

“Nhân dịp này, tôi xin gửi xin kính gửi đến 10 vị nhân sĩ ký tên chung trong bức thư gửi Giáo Hoàng Jean Paul II đã đăng trên báo Vận Hội Mới Xuân Kỷ Mão (1999) cũng như kính gửi đến toàn thể quý vị hằng tâm đến nền văn hóa và tiền đồ dân tộc một số kinh nghiệm bản thân tôi về vấn đề Công Giáo và dân tộc như sau:

1.- Chúng ta nên phân biệt hai lọai người đối tượng. Lọai người thứ nhất là các tu sĩ Công Giáo và tập thể chính trị gia, trí thức Công Giáo lưu manh là bọn xưa nay chỉ vì tư lợi mà đã gây ra rất nhiều tội ác chống lại nhân loại và dân tộc. Đối với loại người này, chúng ta phải xác định họ là kẻ thù nguy hiểm và chúng ta cần phải đấu tranh diệt trừ không thể khoan nhượng. Đứng đầu bọn này phải kể đến Hội Đồng Giám Mục, những dòng tu đang biến đức tin Công Giáo thành một món hàng béo bở để tận dụng khái thác làm giầu như dòng tu Đồng Công ở Missouri chẳng hạn. Kế đến là bọn chính trị lưu manh đang ẩn núp trong các đòan thể ở nhà thờ như hiệp sĩ đoàn. Vào một lúc nào đó thuận tiện, chúng sẽ mau chóng biến thành những đòan quân võ trang hoặc những đòan quân mật vụ háo sát như những đòan thể của Linh-mục Hoàng Quỳnh, Lê Hữu Từ, Le Roy hoặc Trần Kim Tuyến. Lọai người thứ hai là tuyệt đại đa số giáo dân, những người mải lo làm ăn, vô tư chất phác. Chỉ vì thiếu hiểu biết, cho nên họ đã bị các tu sĩ và trí thức lưu manh lừa gạt và kích động, xô đẩy vào những họat động phá hoại đất nước mà họ vô tình không biết…”[7]

Cũng trong sách này, trong tiểu mục Huyền Thoại Vườn Địa Đàng, ông viết:

Hầu hết các tu sĩ là những kẻ đại gian đại ác ngụy trang dưới lớp áo đen, áo đỏ, áo trắng đóng vai đạo đức giả phỉnh gạt tín đồ. Bề ngoài, họ làm ra vẻ thuận thảo với nhau, thật sự bên trong nội bộ, họ ganh tị tranh đua nhau và sẵn sàng hạ thủ nhau để tranh quyền đoạt thế. Họ dùng đủ mọi thủ đoạn để bòn rút tiền bạc xương máu của giáo dân để xây nhà thờ nguy nga đồ sộ chỉ cốt để họ được vênh vang với đời. Mái nhà thờ của họ càng rộng lớn bao nhiều, càng che khuất ánh sáng mặt trời chân lý bấy nhiêu. Các bức tường của nhà thờ càng cao bao nhiêu càng ngăn cách giữa con người với nhau bấy nhiêu. Giáo sĩ là những con ký sinh trùng vừa ăn bám, vừa phá hoại xã hội. Họ tội lỗi cùng mình lại nắm quyền tha tội cho đám tín đồ vô tội hoặc ít tội hơn họ. Họ thực sự là một bọn ăn cướp nguy hiểm hơn bọn cướp thường vì những kẻ cướp thường đều bị luật pháp trừng trị. Trái lại, bọn cướp đội lốt giáo sĩ lại được giáo dân tôn kính, đi lại tự do vênh váo và được xã hội tâng bốc là “những vị lãnh đạo tinh thần”. Tất cả các tệ nạn này đều phát xuất từ sự thiếu hiểu biết của đại đa số giáo dân. Do vậy, việc giáo dục khai sáng tâm linh là vô cùng cần thiết để cứu nước và bảo vệ nền văn hóa nhân bản rất cao đẹp của dân tộc ta mà tuyệt đối đa số giáo dân không hề biết tới.”[8].

Các thế lực liên minh hay liên kết với Vatican: Tiền nhân ta thường nói rằng, “Quân tử vị nghĩa, nghĩa sinh đại nghĩa, tất tương hòa tương kính.” và “Tiểu nhân vị lợi, lợi sinh tương tranh, tất tương khắc tương thù.” Đây là quy luật lịch sử. Nói cho rõ hơn là tất cả các cá nhân hay thế lực liên kết với nhau vì đại nghĩa hay vì lý tưởng cao cả, thì mối giao tình với nhau sẽ hài hòa, tương thân, tương kính, và sẽ cùng cộng tác với nhau để hoằng dương hay theo đuổi cái lý tưởng cao đẹp mà họ cùng tin tưởng, cùng tôn vinh. Trái lại, những cá nhân hay thế lực cấu kết với nhau vì quyền lực và lợi lộc vật chất, thì chính cái quyền lực và lợi lộc vật chất mà họ liên kết với nhau để theo đuổi và đạt được lại trở thành cái nguyên nhân khiến cho mối quan hệ giữa họ với nhau bị nứt rạn, rồi phân hóa thành nhiều phe thù địch thanh toán và tàn sát lẫn nhau để chiếm lấy phần hơn hay độc chiếm. Đó là diễn biến tâm lý của những người kết hợp với nhau vì quyền lực và danh lợi, và cũng là một quy luật lịch sử. 

"Chu tầm chu, mã tầm mã". Vatican là một tập đoàn của những kẻ tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực. Tất nhiên là các cường quốc và các đế quốc thực dân xâm lược cấu kết với Vatican cũng là các thế lực có những đặc tính ghê tởm như Vatican, nghĩa là đều là những thế lực vị lợi cả. Đã vì lợi, tất nhiên là tất cả các liên minh này không thể đi ra ngoài tiến trình quy luật lịch sử như đã nói ở trên.

Gần đây nhất, chúng ta thấy có Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican đánh chiếm và thống trị Việt Nam trong những năm 1858-1954, Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican thống trị miền Nam Việt Nam từ tháng 7/1954 cho đến ngày 30/4/1975, và  cái gọi là “Liên Tôn Chống Cộng” do Nhà Thờ Vatican chủ trương và cho ra đời ở Nhà Thờ Phát Diệm trong thời Kháng Chiến 1945-1954. Vì mục đích chiếm đoạt quyền lực và lợi lộc vật chất mà các thế lực này liên kết với nhau thành liên minh chính trị, cho nên, “cái mầm mống của ý đồ đè bẹp lẫn nhau để chiếm phần hơn trong các liên minh này” đã có sẵn trong  thâm tâm của các thành viên ngay từ khi vừa mới bắt tay liên kết với nhau, và sẽ bùng nổ ngay sau khi vừa mới đạt được mục tiêu chung của họ. Tình trạng này thường xẩy ra vào khi một trong các thành viên có thái độ hay hành động gì khiến cho các thành viên khác cảm thấy bị lấn lướt hay bị đe dọa sẽ bị thanh toán. Sự xích mích giữa Anh Hoàng hay triều đình Anh với Giáo Hoàng Clement VII hay giáo triều Vatican ở vào quy luật lịch sử này.

 

II.- MỐI LIÊN HỆ THÂN TÌNH GIỮA

TRIỀU ĐÌNH ANH VÀ VATICAN

Trong gần hai ngàn năm qua, những hành động bịp bợm, bạo ngược, tham tàn và man rợ của Nhà Thờ Vatican tức đạo Ki-tô La Mã đã gây ra không biết bao nhiêu là đau thương khốn khổ cho nhân dân các quốc gia chẳng may lọt vào bàn tay của họ. Quốc gia nào bị áp đặt phải sống dưới ách thống trị của cái tôn giáo này càng lâu, thì nhân dân quốc gia đó càng có kinh nghiệm phải gánh chịu những cảnh khốn khổ đau thương nhiều hơn, và càng thấm thía với những hành động bịp bợm, tham tàn, bạo ngược, man rợ của bọn đầu nậu và nhóm tín đồ cuồng tín của cái tôn giáo dã man này. 

Nói về kinh nghiệm đau thương khốn khổ do cái tôn giáo này gây ra, có lẽ không có dân tộc nào có nhiều kinh nghiệm bằng các dân tộc Âu Châu, thứ đến là các dân tộc Hồi Giáo trong vùng ven Biển Địa Trung Hải, và sau cùng là các dân tộc tại các thuộc địa của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ. Vì giới hạn của tập sách này, ở đây chúng tôi chỉ trình bày một cách tổng quát và lấy nước Anh và nước Pháp để làm trường hợp điển hình.

Từ thuở nước Anh trở thành một quốc gia vào khoảng năm 410 cho đến đầu thập niên 1530, mối giao tình giữa chính quyền của quốc gia này và  Vatican rất là khăng khít, các nhà cầm quyền và giai cấp thống trị nước Anh đều cam phận “làm tôi tớ hèn mọn” chỉ biết là có bổn phận phải tuyệt đối vâng lời giáo hoàng và triệt để tuân hành tất cả những lệnh truyền của Tòa Thánh Vatican.

Thế nhưng, quy luật lịch sử là “vạn vật biến chuyển không ngừng”. Mối giao tình giữa chính quyền Anh và Tòa Thánh Vatican cũng không đi ra ngoài quy luật lịch sử này. Cũng vì thế mà kể từ đầu thập niên 1530, mối giao tình giữa chính quyền Anh và Tòa Thánh Vatican không những đã trở thành căng thẳng, cắt đứt quan hệ với nhau, mà chính quyền và nhân dân Anh còn trở thành kẻ thù không đội trời chung với Vatican. Nguyên nhân nào đưa đến tình trạng  như vậy? Phần trình bày dưới đây sẽ cho chúng ta thấy rõ vấn đề này.

 

III.- TRANH CHẤP QUYỀN LỰC GIỮA

VUA HENRY VIII VÀ VATICAN

Vua Anh Henry VIII -http://en.wikipedia.org/wiki/File:Henry-VIII-kingofengland_1491-1547.jpgAnh Hoàng Herny VIII (1491-1547) lên ngôi vào năm 1509, đã từng  được Giáo Hội La Mã coi như là một tín đồ Da-tô ngoan đạo và được Giáo Hoàng Leo X (1513-1521) phong cho tước hiệu "Fidei Defensor" (Người Bảo Vệ Đức Tin). Tình thân giữa giáo triều Vatican và Anh Hoàng VIII thắm thiết là như vậy! Ấy thế mà cũng vẫn đi đến tình trạng: "Anh đi đường anh, tôi đường tôi." 

Nguyên do cũng chỉ vì đã đến thời điểm mà Anh Hoàng Henry VIII nhận thức được triều đình Vatican đã trực tiếp xâm phạm tới quyền lực và quyền tự do của nhà vua một cách quá đáng, không còn biết nể mặt một vị chủ tể trong một quốc gia có chủ quyền độc lập. Đúng vào lúc này, tại lục địa Âu Châu, Vatican đang bị sa lầy vì những khó khăn do Phong Trào Tin Lành chống lại Giáo Hội La Mã do Linh-mục Martin Luther (1483-1546) lãnh đạo, khởi phát vào tháng 10 năm 1517 tại Đức, lan rộng gần khắp Âu Châu và được nhân dân của rất nhiều nước nhiệt liệt ủng hộ và tích cực tham gia. Giậu đổ bìm leo, biết rõ Vatican đang gặp khó khăn với Phong Trào Tinh Lành trên đây, Anh Hoàng Henry VIII cảm thấy đây là thời điểm cho ông cương quyết chống lại quyền lực của Vatican để giành lại quyền tự lập cho vương quyền của các nhân ông và cũng là cho nhân dân Anh quốc.

Diễn biến sự kiện:

Vua Henry VIII và Anne BoleynVào năm 1531, Vua Henry VIII muốn ly dị bà Catalina để cưới bà Anne Boleyn. Giáo Hoàng Clement VII (1523-1534) không cho phép. Dù là không được phép,  Vua Henry VIII cũng vẫn cứ tiến hành việc ly dị người vợ cũ, rồi cuới người vợ mới và bất chấp tất cả những lời cấm đoán, khuyên răn và đe dọa của Vatican. Hành động này của Anh Hoàng làm cho giáo triều Vatican mất mặt. Vì vậy Giáo Hoàng Clement VII mới tuyên bố sẽ rút phép thông công Anh Hoàng Henry VIII nếu ông vẫn tiếp tục không vâng lời Tòa Thánh.

Kẻ tám lạng người nửa cân. Giáo Hoàng Clement VII đã trở mặt, mạo danh Chúa tuyên bố sẽ rút phép thông công Anh Hoàng Henry VIII, thì Anh Hoàng Henry VIII cũng đáp lại bằng hành động trở mặt. Cùng vào năm 1531, Anh Hoàng Henry VIII đáp lễ Tòa Thánh Vatican, ban hành một quyết định “cắt đứt đường tơ” với Vatican một cách thẳng thừng không một chút tiếc thương. Theo quyết định này:"Giáo sĩ của Giáo Hội La Mã trong nước Anh phải nhận quyền tối thượng của nhà Vua, chứ không phải là của giáo hoàng.”

Như vậy là Anh Hoàng đã công khai chống lại quyền lực của Tòa Thánh Vatican mà không cần biết đến Nguyên Tắc 3 trong bản Tuyên Cáo “Dictatus Papae”  “Rằng chỉ có Giáo Hoàng mới có quyền bổ nhiệm hay bãi chức các giám mục”. Bản tuyên cáo này do  Tòa Thánh Vatican ban hành vào năm 1075 trong thời Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085).

Là tín đồ của Vatican từ nhiều đời và lại được rèn luyện “theo tinh thần công giáo” ngay từ khi mới chào đời, ấy thế mà TẠI SAO Vua Henry VIII lại dám có hành động trả miếng Tòa Thánh Vatican như vậy?

Cũng như các vua chúa tại các nước Âu Châu khác, Anh Hoàng Henry VIII phải thần phục Tòa Thánh Vatican là vì quyền lợi cá nhân để duy trì địa vị. Trước kia, ông không dám chống lại Tòa Thánh Vatican là vì sợ rằng sẽ rơi vào tình trạng giống như Vua Henry IV (1050-1106) của nước Đức (Holy Roman Empire) trong thời Giáo Hoàng Gregory VII (1073-1085) trước kia. Nhưng bây giờ tình thế đã khác. Nhân dân Âu Châu đã không còn triệt để tuân phục giáo triều Vatican như trước kia nữa. Họ đã và đang hăng hái và tích cực tham gia phong trào Tin Lành của Linh-mục Martin Luther (1483-1546) chống lại Giáo Hội La Mã. Vậy thì đây là thời cơ tốt đẹp nhất để Anh Hoàng Henry VIII hành động giành lại quyền tự lập cho vương quyền của ông và quyền độc lập cho dân tộc Anh. 

Sau khi ban hành quyết định như trên, Anh Hoàng còn đưa ra một quyết định khác nữa là "bãi bỏ đặc quyền thu thuế thập phân của Giáo Hội La Mã" và ra lệnh cho các tu sĩ “khi làm bất cứ việc gì có liên hệ đến tôn giáo thì phải có sự ưng thuận của chính quyền rồi mới được làm." Tiếp theo đó, chính quyền Anh tiến hành việc thành lập Anh giáo (Anglicanism) mà nền tảng căn bản của hệ thống tín lý cũng là nền tảng căn bản của hệ thống tín lý Ki-tô, và tổ chức hàng giáo phẩm cũng được mô phỏng theo tổ chức của hàng giáo phẩm của Giáo Hội La Mã, chỉ khác có hai điều: Thứ nhất là Anh hoàng làm giáo chủ của Anh Giáo, còn đạo Ki-tô La Mã thì giáo hoàng là giáo chủ. Thứ hai một số tín lý Ki-tô bị loại bỏ vì bị cho là mê tín dị đoan và nặng tính cách tôn thờ hình tượng (superstitious and idolatrous).

Như vậy, Anh Giáo là một hệ phái Ki-tô giáo tách rời khỏi Tóa Thánh Vatican vào khoảng hơn 10 năm sau khi Phong Trào Tin Lành của Linh-mục Martin Luther bùng nổ tại đại lục địa Âu Châu vào tháng 10 năm 1517.

GH Clement VIIGiáo Hoàng Clement VII (1523-1534) phản đối dữ dội những việc làm này của Anh Hoàng Henry VIII, nhưng, như đã nói ở trên,  tiếng nói của giáo hoàng vào lúc này đã không còn có giá trị gì nữa đối với chính quyền và nhân dân Anh. Lý do: Lúc đó, ngay tại lục địa Âu Châu, Vatican cũng còn đang khốn khổ với Phong Trào Tin Lành do Linh-mục Martin Luther (1483-1546) khởi xướng vào tháng 10 năm 1517 ở Đức và phong trào này đã và đang lan tràn gần khắp Tây Âu, Bắc Âu và Nam Âu.

Cũng nên biết là bà Catalina vốn là công chúa Catherine của xứ Aragon (thuộc Tây Ban Nha) và đã là vợ của người anh ruột của Anh Hoàng Henry VIII là ông Arthur. Ông Arthur chết vào năm 1502, sau đó bà Catalina lại thành hôn với người em chồng là Anh Hoàng Henry VIII, tức là chị dâu lấy em chồng. Nực cười là một cuộc hôn nhân loạn luân như vậy mà vẫn được Giáo Hội La Mã cho là hợp đạo lý, rồi chuẩn nhận và cho làm phép cưới trước bàn thờ Chúa trong một giáo đường lớn nhất của giáo hội ở thủ đô nước Anh. Trong khi đó thì giáo hội lại phản đối kịch liệt việc ly dị cuộc hôn nhân này. Thì ra, đạo lý của Giáo Hội La Mã loạn luân và ngược đời như vậy! Thật là ghê tởm!

Sau khi tuyên bố ly khai với Tòa Thánh Vatican, Anh Hoàng Henry VIII ra lệnh khám xét các cơ sở của Giáo Hội La Mã trong lãnh thổ Anh mà chính quyền biết rõ những nơi đó cũng là những ổ ăn chơi đàng điếm của các ông tu sĩ các cấp của Giáo Hội La Mã ở nước Anh. Sự kiện này được cựu giáo sĩ Peter de Rosa ghi nhận như sau:

"Năm 1535, Anh Hoàng Henry VIII  (1509-1547), lúc đó đang nổi xung với Giáo Hoàng [Paul III (1534-1549)], ra lệnh cho Thomas Cromwell điều tra các tu viện kín. Một trong những nhân viên của Thomas Cromwell là Dr Leighton đến thanh tra tu viện Langdon ở Kent. Khi tông cửa vào trong phòng của tu viện trưởng, Leighton thấy ông ta (tu viện trưởng) đang nằm trên giường với tình nhân. Bộ quần áo để hoá trang làm đàn ông của người  tình của ông ta vẫn còn máng trên tủ chén. Toàn bộ bản báo cáo nói rằng, 144 căn nhà của Giáo Hội (ở nước Anh) đều khủng khiếp như là thành phố Sodom (một thành phố cổ  xưa ở Palestine); vô số các nữ tu viện với những người tự nhận là dâm đãng, lúc nhúc những trẻ thơ; các giáo sĩ, từ  tu viện trưởng  đến các thày dòng đang dan díu níu kéo cả những con điếm và các bà đã có chồng. So sánh với bản điều tra trong thời Tổng Giám Mục Morton vào nửa thế kỷ trước đó, thì vẫn không có gì khác. Khi nhận được bản báo cáo của Cromwell và cũng là khi Giáo Hoàng Paul III rút phép thông công Anh Hoàng Henry VIII, Quốc Hội Anh bắt đầu đàn áp các tu viện."  [9]

 

IV.- ÂM MƯU TRÈO CAO LẶN SÂU

CỦA VATICAN VÀO TRIỀU ĐÌNH ANH

 

Trong tiểu mục 1, chúng tôi đã nói rõ nguyên nhân khiến cho Vatican phải sử dụng kế sách trèo cao lặn sâu để cướp chính quyền và chỉ nói sơ quan về kế sách này. Ở đây xin nói rõ thêm hơn nữa. Trong kế sách này, Vatican cho người móc nối với các đối tượng trong hoàng tộc hay trong nhóm nhân vật có quyền thế trong việc quyết định đưa người lên cầm quyền để biến đối tượng thành người của Vatican. Những đối tượng đó:

1.- Hoặc là có triển vọng sẽ được đưa lên cầm quyền. Sách lược này đã được Vatican áp dụng ở cả Anh, ở Pháp và ở Việt Nam tại triều đình nhà Nguyễn 

2.- Hoặc là cá nhân người cầm quyền a) trường hợp Tổng Thống Louis Napoléon của nước Pháp trong những năm 1848-1852 và những năm  sau đó, hay (b) tập thế những người có thế lực quyết định đưa một nhân vật lên cầm quyền (trường hợp những người có thế lực trong hoàng gia Anh (khi Anh Hoàng Edward VI (Tin Lành) vừa mới qua đời vào ngày y 6/7/1553) co0s quyền quyết định đưa Công Chúa Mary I (1516-1558) và truất ngôi của Nữ Hoàng của Lady Jane Grey (Tin Lành) dù là Lady Jane Grey  đã được Anh Hòang Edward VI chì định trước khi nhắm mắt lìa đời và đã ở ngôi hơn một tuần lễ.

Anh Hoàng Henry VIII qua đời vào ngày 28/1/1547. Người con trai độc nhất của nhà vua với bà vợ thứ ba là bà Jane Seymour lúc đó mới có 9 tuổi (sinh ngày 12/10/1537) được đưa lên nối ngôi, lấy vương hiệu là Edward VI. Ông là vị vua đời thứ ba của triều đại Nhà Tudor trị vì nước Anh và được coi như ông vua thứ nhất theo đạo Tin Lành.

Vì còn nhỏ tuổi, việc triều chính được người chú của nhà vua là Edward Seymour tức là Công Tước Somerset đảm nhiệm. Như vậy, chức vụ của vị công tước này là chức vụ của người nhiếp chính. Đến đầu năm 1550, chức vụ này chuyển sang Bá Tước Warmick (Năm 1551, Bá Tước Warmick trở thành Công Tước Northumberland). Ngoài chức vụ nhiếp chính, còn có Hội Đồng Cơ Mật (Privy Council) để giám sát các công việc triều chính.

Chính vào lúc này, Vatican mới tính kế gài người vào triều đình Anh bằng cách cho người móc nối với phần tử tham lợi háo danh và thèm khát quyền lực trong hoàng tộc để kết thân và hứa hẹn sẽ triệt để ủng hộ khi được đưa lên cầm quyền. Phương cách tìm người móc nối như thế nào là một vấn đề cần phải được tìm hiểu.

Vua Edward VI  bị bệnh lao phổi. Căn bệnh này càng ngày càng trở nên trầm trọng khiến cho nhà vua qua đời vào ngày 6 tháng 7 năm 1553, lúc đó mới có 15 tuổi. Biết rằng không thể nào thoát khỏi lưỡi hái của tử thần, trước khi nhắm mắt lìa đời, nhà vua trối lại ý muốn chọn người em gái họ con ông chú là Lady Jane Grey (cùng một tuổi với nhà Vua) lên nối ngôi, chứ không chọn một trong hai người chị cùng cha khác mẹ là bà Mary I (1516-1588) [con bà Catalina mà Anh Hòang Henry VIII đã ly dị)] theo đạo Ca-tô, và bà Elizabeth I (1533-1603) [con bà Anne Boleyn] theo đạo Tin Lành.

Việc đưa bà Lady Jane Grey nối ngôi gây nên tranh luận sôi nổi và gay cấn trong Hội Đồng Cơ Mật. Trong khi đó thì bà Mary I tích cực vận động để được đưa lên ngai vàng mặc dù bà Lady Jane đã được vua Edward chỉ định đưa lên nối ngôi và thực sự đang ngồi trên ngai vàng rồi. Tình trạng này khiến cho triều đình nước Anh chia làm hai phe thù địch, giữa một bên là Nữ Hoàng Jane Grey được phe gia đình chồng bà là Công Tước Northumberland triệt để ủng hộ, và một bên là bà Mary I  được  Vatican tích cực ủng hộ. Cuối cùng phe bà Mary I thắng thế và ngày 19 tháng 7 năm đó, Quốc Hội Anh tuyên bố ngôi vua thuộc về bà Mary I. Tính ra, bà Jane Grey chỉ ở ngôi được có 9 ngày.

 

V.- BÀN TAY VATICAN TẠI TRIỀU ĐÌNH ANH

TRONG THỜI NỮ BẠO CHÚA MARY I (1553-1558)

Ngay từ thuở mới chào đời, Bà Mary I cũng như tất cả các tín đồ Ca-tô khác đều được dạy dỗ rằng bổn phận của tín đồ là dù ở vào bất cứ hoàn cảnh nào, nếu có cơ hội là phải trả thù các đối thủ chính trị và sát hại những người thuộc các hệ phái tôn giáo khác như những lời dạy trong thánh kinh và lời dạy của giáo hội. Những lời dạy dã man này đều được ghi rõ trong thánh kinh và trong các sách sử:

a.-  Về những lời dạy phải trả thù các địch thủ, sách Phục Truyền  (19:21) ghi rõ như sau:

Phục truyền 19:21: Mắt ngươi chớ thương xót: Mạng đền mạng, mắt đền mắt, răng đền răng, tay đền răng, chân đền chân." (“Your eyes shall not pity, but life shall be for life, eye for eye, tooth for tooth, hand for hand, foot for foot.") [10]

b.- Sách  The Decline And Fall  Of The Roman Church  ghi lại hành động trả thù cho Chúa của họ qua lời tuyên bố của một sĩ quan thập tự tuyên bố với quân lính của ông ta như sau:

"Cruelty to enemies of Jesus within and without the heartland could be God's vengence."Tàn bạo đối với những kẻ thù của Chúa Jesus ở trong hay ở ngoài các vùng đất (do Giáo Hội La Mã kiểm soát) là sự trả thù của Thượng Đế.” [11]

http://www.smarter.com/other-movies/legend-of-bloody-mary/pd--ch-4--pi-790654.html?pdp=2&plt=gridCó hành động trả thù như vậy thì mới được giáo hội gọi là “ngoan đạo”, mới được gọi là “những người sống đạo theo đức tin Ki-tô”và đó là “lương tâm công giáo”.

Bà Mary I là một tín đồ Ca-tô ngoan đạo. Vì thế mà ngay khi vừa mới được Quốc Hội tấn phong xong, bà liền nghĩ đến việc phải hành xử “theo lương tâm công giáo” bằng cách tiến hành chính sách trả thù (và cũng là  chính sách bất khoan dung) đối với đối thủ chính trị và những thành phần thuộc các hệ phái tôn giáo khác. Nạn nhân đầu tiên của bà ta chính là Lady Jane cùng với gia đình bên chồng bà và những người ủng hộ. Wikipedia, the free encyclopedia viết về hành động này của Mary I như sau:

Ngay khi bà Grey vừa bị truất phế, Bà Mary tiến về London trong chiến thắng để lên ngôi giữa những làn sóng những người ủng hộ bà. Về phần bà Grey và ông Dudley bị bắt giam trong ngục thất Tower of London và bị hành hình. Mary sợ rằng nếu để Bà Jane sống, thì bà ta sẽ trở thành tụ điểm cho nhân dân Anh nổi lên chống lại chính quyền của bà.” [12]

Thanh toán xong các đối thủ chính trị, Mary I và tập đoàn Nhà Thờ Vatican tính đến việc tiến hành chiến dịch “làm sáng danh Chúa” bằng bạo lực. Việc làm này gây nên một cuộc tắm máu vô cùng man rợ. Nói về cuộc tắm máu này, sử gia Thomas P. Neil ghi lại như sau:

"Mary đã được khuyến cáo là nên đối xử tử tế với những người đã bỏ đạo Ca-tô, nhưng vây cánh bên cạnh bà vô cùng quá khích, cương quyết chống lại những người tà giáo. Trong thời gian 5 năm tại vị của bà, có tới khoảng ba trăm người bị hành hình vì tín ngưỡng của họ khác với đạo Ca Tô…Thực ra, Nữ Hoàng Mary không tệ hơn các nhà cầm quyền đồng thời với bà, nhưng vì chính sách bách hại những người khác tôn giáo của bà gây nên cuộc phản kháng chống lại bà và chống lại đạo Ki-tô La Mã. Các nhà viết sử đặt cho bà biệt danh là "Bloody Mary" (Mụ Mary khát máu)"  [13]

Wikipedia, the free encyclopedia viết:

Nhiều nhà lãnh đạo Tin Lành bị hành hình trong những cuộc khủng bố mà sách sử gọi là “Marian Persecutions”. Nhiều người Tin Lành giầu có, khoảng chừng 800 người tìm cách đi sống lưu vong ở nước ngoài. Những người đầu tiên bị sát hại là John Rogers (ngày 4/2/1555), Laurence Sauders (ngày 8/2/1555), Rowland Taylor (9/2/1555), và John Hooper, Giám Mục giáo phận Glouster (9/2/1555). Cuộc khủng bố kéo dài gần bốn năm trời. Không biết rõ có bao nhiêu người bị sát hại. Trong cuốn Sách Những Người Tử Đạo”, tác giả John Foxe  ước lượng có 284 người bị hành hình….” [14]

Vì những hành động sát hại quá nhiều người một cách man rợ như vậy, sử gia Nigel Cawthorne mới ghi nhận bà là một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.[15]

Ngày 17/11/1558, Bà Mary I qua đời. Bà Elizbeth là người em khác mẹ được đưa lến kế vị. Sách sử gọi bà là Nữ Hoàng Elizabeth I (1533-1603). Bà ở ngôi đến ngày 24/3/603 thì qua đời.

 

(xem tiếp mục VI:

Vấn Đề Tôn Giáo Trong Thời Nữ Hoàng Elizabeth (1558-1603)

 

CHÚ THÍCH


[1] Dun J. Li, The Ageless Chinese - A History (New York: Charles Scribner’s Sons, 1978), tr 75-76. Nguyên văn: ”Society was composed of a variety of individuals and each individual had a special function to perform. However, authority did not and should not imply despotism. With each name, according to Confucius, there was a reality; without reality a name would be deprived of its meanings. Thus a prince (name) could not be rightly called a prince if he did not perform the functions (reality) assigned to him. If, for instance, he used his authority for selfish purposes instead of the welfare of his subjects, he was a prince in name only, but not a real prince. There was a heavenly imposed duty on the ruler as well as on the ruled. A ruler should set an example to his subjects. Only when the ruler was wise and virtuous could the people be expected to be loyal and obedient. The same principle was also applied to the household. Though the husband was superior to his wife, parents superior to children, and alder brothers superior to the young ones, there were mutual obligations governing each other: love and protection on the part of the superiors and loyalty and obedience on the part of the inferiors. The respect and obedience a superior received was not automatic by any means. Only when a king treated his ministers with li (propriety), said Confucius, could the ministers reciprocate it with chung (loyalty). By the same token, a cruel, unloving father forfeited all rights of demanding filial piety from his son. A correct relationship imposed obligations on both sides; those who were not willing to give should receive either."

[2] Trần Trọng Kim, Nho Giáo – Tập I (Sàigòn: Tân Việt, 1952?), tr. 168.

[3] Bernard B. Fall, The Two Vietnams, (Neư Ỷok: Frederick A Prager, 1964), tr 18. "If the sovereign oppressed the people, he no longer deserved to be treated as the sovereign. His person was no longer sacred, and to kill him was no longer a crime. Revolt against such tyranny not only was reasonable but was a meritorious act and conferred upon its author the right to take over the powers of the soverieign"..

[4] Cao Huy Thuần, Đạo Thiên Chúa Và Chủ Nghĩa Thực Tại Việt Nam (Los Angeles, CA: Hương Quê, 1988), tr. 7.

[5] Dương Thành Lợi. Triết Lý Quốc Trị Đông Phương., 1997 tr. 93.

Một triết gia Âu Châu khác là Aquinas chủ trương rằng nhà vua (đấng bề trên) được Thượng Đế chọn lựa cho nên nhân dân phải dùng các phương tiện hợp pháp để trục xuất một vị vua gian ác; nhân dân không thể làm cách mạng để giết vua và thay đổi cơ chế chính quyền. Theo Aquinas, nhân dân thà có một ông vua gian ác còn hơn là phải đối đầu với hiểm họa đất nước bị phân chia. Sự cai trị độc ác của lãnh tụ có thể phản ảnh ý định của Thượng Đế muốn trừng phạt người dân; và nếu các phương tiện hợp pháp không thể trục xuất đưọc vị lãnh tụ gian ác, người dân chỉ còn cách duy nhất là cầu nguyện Thượng Đế. Nếu Thượng Đế không đáp lại lời cầu nguyện để bắt buộc vị lãnh tụ quốc gia đó phải thoái vị thì nhân dân phải chấp nhận vị lãnh tụ gian ác này bởi vì đó là ý của Thượng Đế.”

[6] Nguyễn Ngọc Ngạn, Xóm Đạo (Đông Kinh: Tân Văn, 2003), tr. 148. “Toàn trại này, dường như ai cũng sùng đạo như nhau, và sự sùng đạo ấy được thể hiện qua việc cầu nguyện và đi lễ. Buổi sáng, năm giờ chuông đổ lần thứ nhất, họ đã lục tục đánh thức cả nhà cùng dậy. Việc đầu tiên khi chưa bước chân xuống đất, là phải làm dấu thánh giá và đọc vài kinh nhật tụng. Sau đó, đánh răng rửa mặt, thay quần áo đi lễ. Trên đường đến nhà thờ, họ không bỏ phí thì giờ, lấy tràng hạt ra vừa lần chuỗi vừa cầu xin. Vào nhà thờ đọc kinh chung cả tiếng đồng hồ rồi mời tham dự thánh lễ mà dường như vẫn chưa thấy đủ, họ còn quì nán lại đọc kinh thêm cho đến lúc tới giờ đi làm. Buổi trưa, đúng giờ ngọ, chuông nhà thờ lại cất lên, nhắc họ dù đang làm gì, dù đang ở đâu, cũng phải tạm ngưng tay để làm dấu thánh giá và cầu nguyện. Tối về, cơm nước xong lại vội vã đến nhà thờ. Và khoảng 9 giờ tối, trước khi đi ngủ, mọi gia đình đều tụ tập trước bàn thờ để đọc thêm một loạt kinh nữa trước khi lên giường! Nói chung, một ngày không biết bao nhiêu lần nhớ đến Chúa. Ăn củ khoai cũng làm dấu thánh giá. Nửa đêm mất ngủ cũng ngồi lên lần tràng hạt! Vui cũng cám ơn Chúa, mà buồn cũng coi là thánh giá Chúa trao cho mình gánh vác! Niềm tin mãnh liệt như thế, cho nên chẳng lạ gì….”

[7] Charlie Nguyễn, Công Giáo Trên Bờ Vực Thẳm (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2001), tr.29-30.

[8] Charlie Nguyễn, Sdd., tr. 63-64.

[9] Peter de Rosa, Vicar of Christ (New York: Dublin, Ireland: Poolberg Press, 2000),  413-414. Nguyên văn: "In the year 1535, Henry, now furious with the pope, ordered Thomas Cromwell to look into life in cloister. One of Cromwell's men, Dr Leighton, visited the abbey of Langdon in Kent. Breaking down the abbot's door, Leighton found him in bed with his mistress. The woman's male attire, a disguise, was hanging up in a cupboard. The overall report said that 144 religious houses were equal in viciousness to Sodom; countless convents, served by lews confessors', were full of children, clergy - abbots, monks and friars - were carrying on not merely with whores but with married women. Nothing had changed since Archbishop Morton's inquiry half a century before. After receiving Cromwell's dossier and in the wake of Henry' s excommunication by Pope Paul III, Parliament began suppress the monasteries."

[10] Thomas Nelson, Ibid., tr. 173.

[11] Malachi Martin, The Decline And Fall Of The Roman Church (New York: G.P. Putnam's Sons, 1981), tr. 110-111.

[12] Theo Wikipedia, the free encyclopedia. “In the wake of Grey's deposition, Mary rode triumphantly into London on a wave of popular support to assume the crown Grey left behind. For their part, Grey and Dudley were ultimately imprisoned in the Tower of London and executed. Mary feared that, if left alive, Lady Jane would be a rallying point for rebels who rejected Mary's rule.”

[13] Thomas P. Neil, Story Of Mankind (New York: Holt, Rinehart and Winston Inc., 1968), page 366. "Mary was advised to be lenient with those had left the faith. The queen was not personally inclined to be severe, but many of her subordinates went to extrems against "heretics." About three hundred were executed for their anti-Catholic beliefs during her reign..... Mary was no worse than other rulers of the time, but the persecution caused a reaction against the queen and Catholicism, and historians soon dubbed her "Bloody Mary."

[14] Wikipedia, the free encyclopedia. “Numerous Protestant leaders were executed in the Marian Persecutions. Many rich Protestants chose exile, and around 800 left the country. The first to die were John Rogers (4 February 1555), Laurence Saunders (8 February 1555), Rowland Taylor (9 February 1555), and John Hooper, the Bishop of Gluocester (9 February 1555). The persecution lasted for almost four years. It is not known exactly how many died. John Foxe estimates in his Book of Martyrs that 284 were executed for their faith…”

 

 

Trang Nguyễn Mạnh Quang