Bài nói chuyện kỳ thứ 13:

Một Số Điều Trong Bức Tâm Thư Của Cô Lynn Nguyễn

Gởi Cho Các Nhà Lãnh Đạo Việt Nam

Nguyễn Mạnh Quang

http://sachhiem.net/NMQ/NMQ89.php

12-Dec-2017

LTS: Đây là mấy câu trả lời của tác giả Nguyễn Mạnh Quang đối với một số câu hỏi trong Video của cô Lynn Nguyễn, tự xưng là du sinh ở Anh quốc: https://www.youtube.com/watch?v=3Erdrkg_XBQ&feature=youtu.be ngày 19/11/2017 (SH)

Tình cờ, tôi được nghe Cô Lynn Nguyễn nói chuyện trên Youtube.com Bức Tâm Thư của cô Gửi Nhà Lãnh đạo Việt Nam. Trong bài nói chuyên này, Cô Lynn nêu lên một số vấn đề mà chúng tôi cố gắng ghi lại trong phần đầu như sau (vì không đủ giờ nghe hết video dài của cô):

1.- Sau Hiệp Đinh Genève 1954, có gần một tirệu người Bắc di cư vào miền Nam mà không có người miền Nam di cư ra Bắc?

2.- Tại sao trước năm 1975, mỗi lần có giao tranh giữa quân đội miền Nam và quân đội Giải Phóng Miền Nam hay quân đội miền Bắc, thì người dân trong vùng hỏa tuyến lại chạy về vùng do chính quyền miền Nam kiểm soát mà không chạy về phía quân đội miền Bắc kiểm soát?

3.- Sau khi giải phóng miền Nam vào cuối tháng 4/1975, tại sao dân miền Nam ra đi, và có hàng ngàn dân Hải Phòng vượt Vịnh Bắc Bộ đến Hồng Kông?

4.- Năm 2017, sau khi hòa bình đã được 42 năm, tại sao dân chúng lại lũ lượt ra đi qua Nga, Pháp, Đức làm nô lệ.

5.- Tại sao du học sinh vẫn muốn ở lại nước ngoai?

Chúng tôi chỉ có thời gian ghi được bấy nhiêu, và xin trả lời cho cô ngay. Tất cả những câu hỏi của cô không có gì là mới cả, chỉ có cô tưởng mới mà thôi. Ở hải ngoại, chúng tôi đã từng nghe những luận điệu như trên năm này qua tháng kia. Có lẽ cô cũng chỉ đọc những câu hỏi này của một phe, đó là phe Chống Cộng Chí Chết, mà không chịu tìm hiểu những tác giả khác để mở rộng kiến thức. Dưới đây là phần trinh bày của chúng tôi về 5 vấn đề trên đây.

A.-/ Lời Nói Đầu

Thưa cô Lynn Nguyễn, và quý khán thính giả ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Trước đây, khi còn trẻ, vì ít có tài liệu để đọc, tôi cũng có những thắc mắc giống như cô Lynn Nguyễn nêu lên ở trên. Nhưng sau này, tôi may mắn được du học ở Hoa Kỳ và làm việc tại Nha Học Chánh Tacoma hơn 20 năm trời, tôi có nhiều cơ hội tiếp cận với rất nhiều tài liệu lịch sử. Dần dần tôi mới ngộ ra nhiều điều làm cho chúng ta tưởng như vậ̣y mà thực ra không phải như vậy.  Xin đơn cử vài thí dụ:

Thí dụ thứ nhất "Khi Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican xua quân tấn chiên nước ta làm thuộc địa, họ và bọn Việt gian phản quốc (đứng trong hàng ngũ của giặc) lớn tiếng cao rao rằng, “Pháp và Vatican đem văn minh đến khai hóa cho dân tộc Việt Nam ta!”

Thế nhưng, trong thực tế, họ đến để chiếm đoạt nước ta làm thuộc địa, cướp đoạt tài nguyên của đất nước, cưỡng bách dân ta làm nô lệ, và bóc lột đến tận xương tận tủy. Tất cả đã khiến cho dân ta lâm vào tình cảnh nghèo khổ, khốn cùng đến độ chỉ trong mấy tháng đầu năm 1945, con số người chết đói lên tới 2 triệu người.

Thí dụ thứ 2: Ông TS Mai Thanh Truyết viết rằng Giáo Dục của chế độ miền Nam (thời Việt Nam Cộng Hòa) là “nhân bản, dân tộc, và khai phóng.”[Mai Thanh Truyết, Nguyên Do Và Thách Thức Trong Giáo Dục Việt Nam”, tiết mục “Nhìn Lại Việt Nam”. (http://daihocsuphamsaigon.org/index.php/thoidiem/1675-nguyendothachthuc).]

Thế nhưng, sự thật, đó chỉ là lời nói khoa trương trong chính sách tuyên truyền để phỉnh gạt nhân dân miền Nam Trong thực tế, các nguyên tắc căn bản trên đây hoàn toàn không những không được thực thi, mà chính quyền miền Nam còn làm trái ngược. Vấn đề này đã được chúng tôi trình bày đầy đủ và khá rõ ràng trong bài viết có nhan đề là: “Vài Ý Kiến Về Lá Thư Của Ông Mai Thanh Truyết Trên Diễn Đàn Thư Tín” của tác giả Nguyễn Mạnh Quang (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ48.php)

Thí dụ thứ 3 là sau ngày 1/11/1963, các ông con chiên cờ vàng và đồng bọn “hoài Ngô” thường lớn tiếng cao rao rằng, ông Ngô Đình Diệm là ”một nhà ái quốc”, “một chí sĩ yêu nước” với lời ca tụng “Ai bao năm từng lê gót nới quê người, cứu đất nước thề tranh đấu cho tự do...”.

Thế nhưng, lịch sử cũng như các chứng nhân đương thời và thực tế cho thấy rằng, ông con chiên họ Ngô này thực sự là một tên đại Việt gian phản quốc, một tên quốc tặc mà nhân dân Việt Nam đã lên án là “thằng bạo chúa phản thần tam đại Việt gian” và sách sử ghi nhân rằng, nó là “Một trong số 100 tên bạo chúa ác độc nhất trong lịch sử nhân loại.” [Nigel Cawthorn, Tyrants History’s 100 Most Evil Despots & Dictators (London: Arcturus, 2004), tr 167-168]

Thí dụ thứ 4 Giáo Hội La Mã hay đạo Ki-tô luôn luôn rao truyền rằng, (a) “Thiên Chúa hay Chúa Cha Jehovah và Chúa Con Jesus là Đấng toàn thiện, toàn năng và có mặt ở khắp mọi nơi”. (b) “ông Jesus là con độc nhất Chúa Trời (Jehovah) được sai xuống cứu rỗi cho loài người”, (c) “Bà Maria là Đức Mẹ Đồng Trinh”, (d) “Đức Mẹ Maria đã hiện ra ở La Vang và ở rất nhiều nơi trên thế giới”, v.v...

Thế nhưng,  sự thực không phải như vậy. Đó chỉ là những lời dối gạt để làm giàu cho một tổ chức ăn không ngồi rồi, cả ngày cầu nguyện, suy nghĩ ra thêm những mánh khóe tiếp tục lừa gạt người đời. (Xin đọc “Những Đoạn Kinh Thánh Đáng Nhớ” (Link http://sachhiem.net/TONGIAO/tgS/SH72.php) để biết rõ thực hư như thế nào về những lời rao truyền trên đây của họ.

Thí dụ thứ 5 Các nhà truyền giáo vào Việt Nam luôn miệng rao giảng đạo Chúa nhân từ, hiền lành thánh thiện, nhưng phải đọc lịch sử và tìm hiểu kỹ những lời dạy trong sách thì hoàn toàn ngược lại. Tên gián điệp Alexander de Rhodes cũng vậy, làm rùm beng một sản phẩm tiếng Việt với phiên âm Latin có tên là “Phép Giảng Tám Ngày” (Roma: Bộ Truyền Giáo Roma, năm 1651, tr 94-132). Than ôi, những lời dạy trong quyển sách đó là một thứ bom đạn dùng để trang bị cho giáo dân của họ triệt tiêu văn hóa truyền thống của mình và nhắm mắt tôn thờ Chúa, một vị thần đại diện cho chính những nhà truyền giáo. Trong quyển sách đó, đức Phật bị gọi là thằng, Khổng Tử, Lão Tử đều bị hạ nhục, những chữ “thằng, nó, đục, mọi rợ…” được tận dụng triệt để. Hậu quả là các nhà thờ ở Việt Nam đều có khuynh hướng dạy giáo dân chống lại tổ tiên và đất nước của mình.

Chúng tôi đã có dịp trình bày những thủ đoạn sau đây trong bài viết có nhan đề là “Thủ Đoạn Viết Sử và Phản Biện Của Các Con Chiên Cờ Vàng” trong đó có:

a.-/ Kế sách hay quái chiêu: “Đưa ra một nửa sự thật rồi xen vào đó những điều nói láo hay bóp méo sự thật”,

b.-/ Kế sách dựa vào một sự kiện lịch sử nào đó rồi diễn dịch lươn lẹo (1) hoặc là theo chiều hướng bốc thợm hoặc chạy tội cho Giáo Hội La Mã hay cho tập thể con chiên người Việt, (2) hoặc là lên án và chửi bới những cá nhân hay thế lực mà họ coi là thù địch.

c.-/ Kế sách “Bốc Lửa Tay Người” (vu khống) bằng cách “đem một việc làm sai lầm hay không được đại khối quần chúng tán đồng gán cho chính quyền Việt Nam làm việc này rồi phóng ra những ngôn từ thiếu văn hóa rất Ca-tô để lên án chửi bới chính quyền ta một các vô cùng thậm tệ.

Bài viết “Thủ Đoạn Viết Sử và Phản Biện Của Các Con Chiên Hoài Ngô và Cờ Vàng” đã được chúng tôi phổ biến trên Fb. Nguyễn Mạnh Quang và Fb.sachhiem.net trong tuần lễ đầu tháng 12/2017 vừa qua.

Do đó, mỗi khi đưa ra một nhận xét về vấn đề gì, chúng ta không thể chỉ nhìn vào hiện tượng, mà phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của nó.  Mười lời khuyên dạ̣y của Đức Phật sau đây cũng giúp ích cho sự đắn đo cân nhắc trước mọi nguồn tin:

1.-/ Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó là truyền thuyết.

2.-/ Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc về truyền thống.

3.-/ Chớ vội tin vào điều gì, chỉ vì điều đó được nhiều người nhắc đến hay tuyên truyền.

4.-/ Chớ vội tin 1 điều gì, chỉ vì điều đó được ghi lại trong kinh điển hay trong sách vở.

5.-/ Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó thuộc lý luận siêu hình.

6.-/- Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với lập trường của mình

7.-/ Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được căn cứ trên những dữ kiện hời hợt.

8.-/ Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó phù hợp với định kiến của mình.

9.-/ Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được sức mạnh và quyền uy ủng hộ.

10.-/ Chớ vội tin một điều gì, chỉ vì điều đó được các nhà truyền giáo hay đạo sư của mình truyền thuyết..”Thích Nhật Từ, Kinh Tụng Hàng Ngày (New Delhi, Ấn Độ:Đạo Phật Ngày Nay, 2002), tr. 98-

Vì thế, đối với những vấn đề do cô Lynn Nguyễn nêu lên trên đây, chúng ta cần phải tìm hiểu thấu đáo về những nguồn gốc phát sinh ra chúng, đại khái là:

- Hoàn cảnh hay bối cảnh lịch sử của đất nước ta trong thời gian 1945-1975 và cho đến ngày nay.

- Các sách lược vô cùng quỷ quyết với dã tâm “Ỷ mạnh hiếp yếu” đất nước ta của các thế lực ngoại thù là Liên Minh Xâm Lược Pháp – Vatican và Liên Minh Xâm Lược Mỹ –Vatican, và

- Các kế sách hay thủ đoạn vô cùng quỷ quyệt của các thế lực thù địch với Đảng Cộng Sản Việt Nam, Mặt Trận Việt Minh, chính quyền Kháng Chiến Việt Minh dưới quyền lãnh đạo của cụ Hồ Chí Minh, các chính quyền Miền Bắc trong nhũng năm 1954-1975 và các chính quyền Việt Nam ta từ năm 1975 cho đến ngày nay.

- Các sách lược đấu tranh chính trị của các nhà lãnh đạo chính quyền Kháng Chiến Việt Minh và các nhà lãnh đạo chính quyền Việt Nam ta từ năm 1954 cho đến ngày nay.

Đến đây chúng tôi xin được trả lời thẳng các vấn đề của Cô Lynn như sau.

B.-/ Giải Đáp

I.- Cô Lynn Nguyễn: “Sau Hiệp Đinh Genève 1954, có gần một tirệu người Bắc di cư vào miền Nam mà không có người miền Nam di cư ra Bắc?"

Thắc mắc này gồm có 2 phần (mệnh đề) : (A) có gần một tirệu người Bắc di cư vào miền Nam, và (B) Không có người miền Nam di cư ra Bắc?

NMQ: Cả hai sự kiện trên đây đều đúng, nhưng chúng ta cần biết rõ nguyên nhân của nó. qua các tài liệu khả tín như sau.

A. Về thắc mắc “TẠI SAO có gần một triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam?”

Vấn đề này đã được sử gia Linh-muc Trần Tam Tỉnh viết trong Tiết Mục “Để Bốc Người Di Tản, sách Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), khá đầy đủ như sau:

“Nước Pháp xin Hoa Kỳ cung cấp cho máy bay và tầu thủy của Hạm Đội 7. Người Mỹ, , trung thành với chủ thuyết Mắc Actuya (McArthur) và thuyết Đominô (Domino), đã không chịu ký vào Hiệp Định Genève, sau khi đã đặt lên một người cầm đầu chính phủ Sàigòn theo ý mình là Ngô (Đình Diệm), tín đồ công giáo được Hồng Y Spellman, Tổng Giám Mục Nữu Ước (New York) bảo trợ. Sau Hiệp định Định Genève, họ lập ra tổ chức Hiệp Hội Đông Nam Á (OTASE hay SEATO), một Liên Minh Chống Cộng và một số nước chư hầu châu Á. Tại chỗ, quân của Mỹ do Trung Tá Landsdale chỉ huy, nhộn nhịp làm công tác chiến tranh tâm lý chống Bắc Việt Nam, nhất là xúi giục dân chúng bỏ xứ sở đi vào Nam.

Nhờ việc xuất bản “Tài Liệu “Lầu Năm Góc” (Tài Liệu Bộ Quốc Phòng Mỹ), chúng ta biết được phần nào những mưu chước đó (x. The Pentagon Papers, tr 58-64). Trước tiên là chiến dịch tung tin đồn: “chiến dịch thứ nhất nhằm khéo léo tung ra câu chuyện một tiểu đoàn Cộng Sản Trung Hoa tại Bắc Kỳ đã trả thù một làng người Việt, phụ nữ bị hãm hiếp…. Điều đó làm cho người ta nhớ lại những sách nhiễu của quân lính Tưởng Giới Thạch năm 1945 và như vậy làm cho người Việt càng lo sợ về một cuộc chiếm đóng của quân Tàu dưới chế độ Việt Minh (…). Mấy tuần sau, người ta thuật lại với nhau câu chuyện giật gân về những điều tàn ác của các sư đoàn lính Trung Hoa làm tại vùng đất Việt Minh. Sau một cuộc điều tra, người ta mới biết rằng đó chỉ là chiến dịch tung tin đã cũ, được tô lại cho ra vẻ Việt Nam thôi.

Chiến tranh tâm lý tìm cách hạ giá uy tín chính phủ Hồ Chí Minh trước khi chính phủ này tiến vào Hà Nội.. Một người Việt ái quốc (sic) và một đại úy Mỹ “đã đi rải các tập tài liệu có ký tên Việt Minh, chỉ vẽ cho dân chúng phải hành động những gi khi chiếm được vùng Hà Nôi. Đầu tháng 10 (1954) các chỉ dẫn chủ yếu trong đó liên quan đến quyền tư hữu, việc đổi tiền và 3 ngày nghỉ việc dành cho thợ thuyền khi Cộng Sản chiếm được chính quyền. Qua hôm sau, số người đăng ký xin vào Nam đã tăng lên gấp ba. Hai ngày sau, tiền Việt Minh chỉ còn 50% giá trị. Lợi dụng sự mê tín dân gian, trước dịp Giáng Sinu, năm 1954, người Mỹ lại sử dụng một vũ khí khác , “Một người ái quốc mà chúng gọi là Triều Đình, làm việc tại sở in lịch bói toán phổ biến rất rộng rãi, nhất là tại các tỉnh miền Bắc đang còn năm trong tầm tay của ta. Người ta mời các thầy bói Việt Nam nổi tiếng đến, tiên đoán về những thất bại nghiêm trọng của một số cán bộ Việt Minh và về việc thống nhất tại miền Nam.” Người ta không biết bộ lịch đó gây ra những hậu quả to lớn chừng nào.

Cũng có tin đồn qưân Mỹ sẽ ném bom nguyên tử tiêu diệt miền Bắc.

Nếu các hoạt động phá hoại của bọn Pháp và Mỹ gây được ảnh hưởng lên toàn thể dân chúng người Việt, thì có những luận điêu tuyên truyền khác đóng một vài trò quyết định hơn nơi các cộng đồng người công giáo.

Trước kia, họ sử dụng Đức Mẹ Fatima, mà việc tôn sùng mấy năm gần đây đã được tăng cường qua việc thành lập Đạo Binh Đức Mẹ, Đạo Binh Xanh, Hiệp Hội Chiến Sĩ. Tất nhiên Đức Mẹ được giao phó cho chức năng chính trị là để giải thoát những kẻ tôn sùng Ngài. Người ta đồn rằng Đức Mẹ hiện ra ở Ba Làng, Thanh Hóa để ra lệnh cho giáo dân đi vào Nam, bởi vì Mẹ cũng bỏ miền Bắc Việt Nam. “Việc hiện ra” hình như đã được dàn dựng tài tình bởi một linh mục, ông đã mặc áo Đức Mẹ cho một thiếu niên và đã cho em đứng vào sau bàn thờ Đức Mẹ Fatima. Trước mấy cây nến tung ánh lung linh, một vài nhà “đạo đức” coi đó là Đức Mẹ hiện ra, nói với họ một giọng dịu dàng nhưng minh bạch rằng, phải từ bỏ đất Cộng Sản bất cứ với giá nào. Mà tìm lánh sang vùng đất tự do, Đức Mẹ sắp sửa bỏ miền Bắc. Từ miệng qua tai, tin đồn được loan ra như một vết dầu loang được thêm thắt những nét chấm phá mới, kèm theo những lời tiên tri mới, hoặc những điềm gở tiên báo tai ương săp đổ tới. Óc tưởng tượng của dân chúng lại bày ra những chuyện linh mục bị tàn sát, những mật lệnh của Hồ Chí Minh bảo phải tiêu diệt cho hết người công giáo, hay là bắt họ phải bỏ đạo.

“Chạy trốn để cứu lấy mạng sống và cứu lấy đức tin", "Chúa Kitô đã vào Nam", "Đức Mẹ đã rời bỏ Bắc Việt". Những khẩu hiệu phi lý đó làm cho người Kitô hữu Phương Tây phải cười, nhưng lại có tác dụng rất lớn nơi một cộng đồng Kitô hữu Việt Nam đã từng bị giam nhốt xưa nay trong sự ngu dốt và trong một kiểu tin đạo nói được là thời trung cổ. Trong cái ốc đảo khép kín đó của giáo dân, những gì gọi là "Bí mật của Đức Mẹ Fatima đều được coi như là tín điều bắt buộc, đang khi nó chỉ dựa vào một mớ tài liệu tuyên truyền nhảm nhí. Nếu những năm 1949-1953, các linh mục đã thề biến giáo dân hiền lành vô tội đó thành những tên sát nhân cuồng nhiệt, nhờ khẩu hiệu"tiêu diệt Cộng Sản để làm vinh danh Chúa", thì họ cũng chẳng khó khăn gì trong việc tạo ra cuộc "Xuất hành vĩ đại" vào những năm 1954-1955. Hiển nhiên là người nông dân Việt Nam sống gắn bó với đất của tổ tiên, với mái nhà, với mảnh vườn, với nhà thờ và làng xóm hơn nông dân các nước khác nhiều. Nhưng họ lại dám từ bỏ tất cả mọi sự để bảo vệ đức tin, nhất là khi các cha xứ của họ lại bảo đảm với họ rằng, tại miền Nam Việt Nam có một vị thủ tướng công giáo đang chờ đón họ và sẽ cấp cho họ vùng đất phì nhiêu để làm ăn. Và khối dân chúng đó đã bước chân ra đi, thì không có gì có thể ngăn họ lại. Thế là với những áp lực đủ kiểu đủ sách, nhờ một lối tuyên truyền xảo trá, tạo ra một cơn hốt hoảng tinh thần nơi dân chúng Công Giáo, người ta đã thành công đưa vào Nam hàng trăm ngàn nông dân, bởi vì khối di cư công giáo sẽ là một lực lượng chính trị to lớn hỗ trợ cho chính quyền Ngô Đình Diệm.” Trần Tam Tỉnh, Thập Giá Và Lưỡi Gươm (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Bản Trẻ, 1978), tr 101-105.

Thiết tưởng rằng cảc đoạn văn sử trên đây của sử gia Linh-mục Trần Tam Tỉnh là những lời giải đáp khá đầy đủ và hết sức rõ ràng cho câu hỏi “TẠI SAO có gần một triệu người miền Bắc di cư vào miền Nam?”.

B.- Về vấn đề “Tại sao không có người miền Nam di cư ra Bắc?”

Phần trình bày trong Phần A trên đây cho thấy rõ Pháp, Mỹ, Vatican và chính quyền Ngô Đình Diệm có chủ tâm vi phạm Hiệp Định Genève 1954 và đã tung ra rất nhiều quái chiêu đánh phá và lật đổ chính quyền miền Bắc. Với những kinh nghiệm cả mấy chục năm dấn thân vào đại cuộc cứu nước, lăn lội trên chính trường và kinh qua nhiều lần vào tù ra khám mà vẫn bền lồng theo đuổi đại cuộc tranh đấu đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, dĩ nhiên là cụ Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo chính quyền miền Bắc dư biết rõ những thủ đoạn bất chính của các thế lực ngoại thù trên đây đã và đang tiến hành mưu đồ lật đổ hay gây bất lợi cho chính quyền miền Bắc. Biết rõ như vậy, đương nhiên là chính quyền miền Bắc cũng phải tìm cách đối phó bằng cách lên kế hoạch để chuẩn bị cho cuộc đấu tranh chính trị (bằng tổng tuyển cử) và nếu cần, phải phát động chiến tranh để vô hiệu hóa mưu đồ đại gian đại ác trên đây của Liên Minh Xâm Lược Mỹ - Vatican và chính quyền Sàigòn tay sai của chúng.

Chính vì thế mà chính quyền miền Bắc mới phải hành động để thích nghi với hoàn cảnh của đất nước tùy theo từng giai đoan sau Hiêp Định Genève 1954. Với tình hình Việt Nam vào hai năm 1954-1955, vì cần phải có nhân sự hoạt động tại các địa phương ở miền Bắc cũng như ở miền Nam, chính quyền miền Bắc không thể ủng hộ (nếu không muốn nói là chống lại) vấn đề người miền Bắc di cư vào miền Nam, và cũng không ủng hộ việc người miền Nam di cư ra miền Bắc. Đây là kế sách của chính quyền miền Bắc để chuẩn bị cho:

1.-/ Công cuộc đấu tranh chính trị cho kỳ tổng tuyển cử toàn quốc để thống nhất đất nước vào tháng 7 năm 1956 như Hiệp Định Genève 1954 đã quy định.

2.-/ Nếu vì lý do nào đó mà cuộc tổng tuyến cử thống nhất đất nước đã được dự trù như đã nói trên này không thể thực hiện được, thì lúc đó chính quyền miền Bắc sẽ có đủ nhân sự tại các địa phương ở miền Nam để tiến hành cuộc chiến đòi lại miền Nam Việt Nam cho tổ quốc.

Chình vì không được chính quyền miền Bắc ủng hộ, cho nên không có người miền Nam di cư ra miền Bắc.

Ngoài ra, còn một yếu tố khác hết sức quan trọng là Miền Nam được thiên nhiên ưu đãi với (1) ruộng đất bao la (đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn gần gấp bốn lần đồng bằng sông Hồng Hà), (2) phì nhiêu hơn (do phù sa sông Cửu Long bồi đắp), (3) thường không có thiên tai như nắng hạn, bão và lụt gây khó khăn cho đời sống người dân, và (4) dân thưa. Trong khi đó thì miền Bắc vốn ở trong tình trạng nhân mãn trầm trọng từ nhiều thế kỳ trước, không được thiên nhiên ưu đãi như ở miền Nam, thường xuyên bị những thiên tai như đã nói trên làm cho người dân ở đây luôn luôn gặp phải những khó khăn, khổ cực trong việc mưu sinh.

Thiết tưởng giải đáp trên đây rất hợp lý cho câu hỏi   “Tại sao không có người miền Nam di cử ra miền Bắc?”

II.- Cô Lynn Nguyễn: “Tai sao trước năm 1975, mỗi lần có giao tranh giữa quân đội miền Nam và quân đội Giải Phóng Miền Nam hay quân đội miền Bắc, thì người dân trong vùng hỏa tuyến lại chạy về vùng do chính quyền miền Nam kiểm soát mà không chạy về phía quân đội miền Bắc kiểm soát?”

NMQ: Thưa cô Lynn Nguyễn, có ai chạy vào chỗ bị đốt nhà hay chỗ bị rải  chất độc da cam cùng với những trận mưa  bom mưa đạn hay không?  Sách sử đều ghi nhận rằng:

a.-/ Trong cuộc chiến 1959-1975, Liên Minh Xâm Lược Mỹ- Vatican đã sử dụng những thứ vũ khí hiện đại nhất và tàn độc nhất (như vũ khí hóa học gọi là “chất đôc da cam”) để tản phá và hủy diệt tất cả mọi sự sống của người dân, cũng như  tài nguyên của đất Việt Nam (thổ nhưỡng, cây rừng, hoa mầu), cùng các công trình văn hóa và văn minh của đất nước ta trong các vùng Mặt Trận Giải Phóng hay quân đội Bắc Việt kiểm soát, và biến miền Bắc thành bình địa. Vấn đề này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Encyclopedia of The Vietnam War viết:

Diện tích Việt Nam không bằng 1/25 diện tích Hoa Kỳ. Diện tích của cả ba nước Cao Mên, Lào và Việt Nam cộng lại mới bằng diện tích nước Pháp. Từ năm 1965 cho đến năm 1973, Hoa Kỳ đã dùng tới hơn 14 triệu tấn thuốc nổ thuộc loại hiện đại nhồi trong bom và đạn đại pháo để đánh phá cái diện tích bé nhỏ này. Riêng về khối lượng bom do không quân Hoa Kỳ sử dụng cũng đã lên tới hơn 7 triệu tấn, hơn gấp 3 lần tổng số bom được sử dụng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Phần lớn những bom trong các trận không kích và đạn đai bác do pháo binh bắn phá (gần 12 triệu tấn) thực sự là những hóa chất có công dụng làm rụng lá cây đã sử dụng ở miền Nam Việt Nam.

Mục đích của nó là hủy diệt hạ tầng cơ sở của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và cũng là để Mặt Trận mất đi sự ủng hộ của quần chúng miền Nam bằng cách đẩy họ chạy về các vùng do chính quyền miền Nam kiểm soát. Trong một buổi điều trần tại Quốc Hội vào tháng 1 năm 1966, ông Tổng Trưởng Quốc Phòng Robert McNamara đưa ra chứng cớ về sự thành công của các cuộc tấn kích bằng trọng pháo và không kích kể cả những phi vụ B.52 nhằm mục đích cưỡng bách người dân trong vùng “phải di chuyển về những nơi an toàn, khỏi phải bị tấn kích như vậy bất kể là thái độ của họ đối với chính quyền Miền Nam.” Ông McNamara nói tiếp,” làm như vậy không những phá vỡ được những hoạt động của quân du kích Việt Cộng, mà còn làm cho nền tảng kinh tế của đối phương suy sụp.”

Tuy nhiên, những trận tấn kích bằng bom và đạn như vậy đã làm cho 1/3 ruộng đất trồng trọt và hơn một nửa xóm làng ở nông thôn bị hủy diệt. Vào năm 1972, theo bản tường trình của tiểu ban Thượng Viện Hoa Kỳ, những cuộc tấn kích bằng trọng pháo và không kích như vậy đã gây nên một số lớn dân chúng bị thiệt mạng, bị thương tật và khiến cho hơn 10 triệu dân trở thành những người tỵ nạn.” Stanley I. Kutler (Ed.) (Encyclopedia of The Vietnam War (New York: Simon & Schuster McMillan: 1996. Pp. 600-601. 591-592.Nguyên văn: Vietnam is less than 1/25 the area of the United States; Cambodia, Laos and Vietnam combined have about the same area as France. Between 1965 and 1973, the United States used more than 14 million tons of air – and artillery high explosives on the area. The bombing done accounted about 7 million tons or more than three times the tonnage used during World War II. Most of the bombs and artillery shells, and virtually all the defoliant (nearly 12 million tons), fell on the southern half of the country. The purpose to destroy the National Liberation Front revolutionaries’ infrastructure and to deprive them of popular support in the South by driving the population into areas controlled by the South Vietnamese government. In congressional testimony in January 1966, Secretary Defense Robert McNamara introduced evidence on the success of air and artillery attacks, including “the most devasting and frightening” B.52 raids in forcing the villagers “to move to where they will be safe from such attacks regardless of their attitude to the GVN.” This, Mc Namara contininued, not only disrupted Viet Cong guerrillas’ activities but also threatened” a major deterioration of their economic base.The effect, however, was to destroy nearly one third of the cropland and more than half of the hamlets. By 1972, according to a U.S. Senate subcommittee report, U.S. air and artillery attacks were responsible for great bulk of the ten million refugees and most of the civilian casualties.”

b.-/ Về vũ khí hóa học gọi là “chất độc da cam”, nhà viết sử Nguyễn Văn Tuấn ghi nhận trong cuốn Chất Độc Màu Da Cam Và Chiến Tranh Việt Nam với nguyên văn như sau:

Trong thời gian từ 1962 đến 1971, quân đội Mỷ rải 77 triệu lít chất độc da cam xuống miền Nam và Trung Việt Nam, gây ảnh hưởng và tác hại đến môi truờng của 2,630,000 mẫu Tây và gần 5 triệu người sống trong 35,585 thôn ấp.” Nguyễn Văn Tuấn, Chất Độc Màu Da Cam và Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2005) tr 171.

Trong các vùng do Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hay quân đội miền Bắc kiểm soát phải hứng chịu hàng ngàn trận mưa bom ghê gớm với số lượng bom đạn và vũ khi hóa học (chất độc Da cam) tàn độc lớn lao như vậy, thì đương nhiên là người dân sống trong các vùng mục tiêu của giặc nhắm tới (bỏ bom tấn, rải chất độc da cam…) phải tìm đường chạy về các vùng do liên minh giặc kiểm soát thì mới hy vọng được an toàn. Âu đó cũng là vấn đề sinh tồn của con người hay của bất cứ sinh vật nào ở trên trái đất này. Điều này thật là đơn giản, nhưng lại có một số người cứ làm ra vẻ thắc mắc, nhằm lạc dẫn dư luận để ngầm tự trả lời: tại không ai ưa Cộng Sản!

III.- Cô Lynn Nguyễn: “Sau năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, tại sao dân miền Nam ra đi, và có hàng ngàn dân Hải Phòng cũng vượt Vịnh Bắc Bộ đến Hồng Kông để tìm đường ra đi ?”

NMQ: Câu hỏi này được những người chống Cộng luôn luôn đưa ra để ngầm chứa một sự kết án rằng chế độ Cộng Sản không có tự do dân chủ, cho nên không thể ở được.

Vậy thưa cô, đối với người ở Hải Phòng miền Bắc, tại sao họ không vượt biên sang Hoa Kỳ trước năm 1975? Điều tôi muốn nói là cơ hội  cho phép người ta có thể bỏ nước ra đi để tị nạn kinh tế không có trước thời điểm tháng 4 năm 1975. Năm 1975 là buổi giao thời, "tranh tối tranh sáng” và cũng là thời điểm khởi đầu chính quyền Hoa Kỳ và  nhiều nước khác ở Mỹ, Úc  và Âu Châu mở rộng vòng tay đón tiếp những người  ở miền Nam Việt Nam đi tị nạn kinh tế, với cái vỏ bọc là “tị nạn cộng sản.”  Đây là cơ hội bằng vàng cho tất cả mọi người sống trong nghèo khổ do chiến tranh (mà phần lớn là do bom đạn và chất độc da cam của quân đội Hoa Kỳ) gây ra. Đó là cơ hội khiến cho những người nghèo khổ ở Hải Phòng (thuận đường vượt biển) đi tị nạn kinh tế với hy vọng sẽ được đưa đến ở một quốc gia tiên tiến giầu có để mưu sinh.

Cũng nên biết, người Á Đông có câu “Ông Trời có đức hiếu sinh”. Người ta có khuynh hướng tìm đến một nơi no đủ hơn nếu có cơ hội. Trong thời chiến tranh, Liên minh giặc đổ bom đạn và chất độc da cam lên đầu lên cổ dân ta và hủy diệt tài nguyên của đất nước ta, xô đẩy dân ta vào đường cùng. Chúng nghĩ rằng, làm như thế thì chắc chắn là dân ta sẽ đầu hàng. Thế nhưng, hành động này của  chúng không những đã không làm cho dân ta đầu hàng, mà trái lại còn kiên trì chiến đấu cho tới khi thành công. Cũng vì thế mà đất nước ta vốn đã tan hoang lại càng trở nên tan hoang gấp bội phần so với các nước Âu Châu  trong thời Nhị Thế Chiến chấm dứt.

Chúng ta biết rằng sau Đệ Nhị Thế Chiến, người Âu Châu được Hoa Kỳ viện trợ kinh tế với Kế Hoạch Marshall để  cứu đói, cứu nghèo và phục hồi kinh tế. Trong khi đó, Việt Nam ta không những đã không có quốc gia nào viện trợ tài chánh tế để cứu đói, cứu nghèo, mà còn:

1.- Bị Hoa Kỳ cấm vận 19 năm trời,

2.- Bị giặc Cambodge Pol Pót đem quân đánh phá ở các tỉnh ven biên Việt –Miên ở miền Nam,

3.- Bị hơn 600 ngàn quân cộng Sản Trung Quốc tràn vào tấn công và tàn phá các tỉnh ven biên Việt – Hoa ở miền Bắc, và

4.- Bị bọn quạ đen và con chiên trong các làng đạo và các giáo khu ở khắp các nơi trong toàn quốc nổi loạn phá rối an ninh và trật tự. (Sẽ được rõ hơn ở phần sau.)

Tất cả những sự cố trên đây đã làm cho dân ta vốn đã nghèo đói từ thời chiến tranh trong 30 năm trời, lại càng trờ nên  khốn khổ gấp bội phần.

Đó là nguyên nhân của các cuộc di dân mà cô đã kể. Sau đây là  những bằng chứng  về những hành động  gây nên tình cảnh khốn khổ của dân ta mà chúng ta cần phải biết:

Sau sự cố tàu khu trục Maddox xẩy ra vào ngày 5/8/1964 (https://baomoi.com/su-kien-vinh-bac-bo-5-8-1964-nong-bong-bai-hoc-tao-co-gay-chien/c/22932097.epi) miền Bắc bắt đầu bị tàn phá bằng những trận mưa bom vô cùng khủng khiếp của không lực và hải quân Hoa Kỳ.

Rồi đến những trận mưa bom khác khủng khiếp gấp ngàn lần vào những ngày từ cuối tháng 12/1972 do quyết định của Tổng Thống Nixon tuyên bố vào ngày 18/12/1972) với dã tâm muốn biến miền Bắc Việt Nam trở lại “Thời Thạch Khí” để làm áp lực cưỡng bách chính quyền miền Bắc phải nhận chịu những điều kiện do chính quyền Mỹ đưa ra tại bàn Hội Nghi Paris. Hậu quả là các thành phố lớn cũng như tất cả cơ sở kinh tế ở miền Bắc đều bị tàn phá gần như là bình địa. Sự kiện này đều được sách sử ghi lại rõ ràng:

Ngày 13/12, cuộc đàm phán hòa bình giữa Mỹ và Bắc Việt Nam sụp đổ. Hai bên đưa ra cáo buộc lẫn nhau về việc ai phải chịu trách nhiệm cho sự thất bại này. Vô cùng tức giận, Tổng thống Nixon đã ra lệnh đánh bom trả đũa, và chiến dịch Linebacker II ra đời. Bắt đầu từ ngày 18/12, các máy bay B-52 và máy bay ném bom khác của Mỹ đã thả hơn 20.000 tấn bom xuống Hà Nội và Hải Phòng. Mỹ mất 15 chiếc B-52 khổng lồ và 11 máy bay khác trong đợt tấn công; còn phía Bắc Việt Nam tuyên bố rằng hơn 1.600 thường dân đã thiệt mạng.” Nguyễn Thị Phụng, “18/12/1972: Nixon Tuyên Bố “Đánh Bom Giáng Sinh” Bắc Việt Nam” Nguồn: (http://nghiencuuquocte.org/2016/12/18/nixon-tuyen-bo-danh-bom-giang-sinh-bac-viet/)

Hành động dã man này của Tông Thống Nixon đã làm cho miền Bắc:

Khắp nơi đổ nát tan hoang,

Điêu tàn lại nối điều tàn thảm thương.

Nạn nhân của bom B-52 bỏ lên Bắc Việt Nam vào dịp Christmas 1972. Ảnh BBC

Phố Khâm Thiên bị tàn phá do Mỹ dội bom ngày 27 tháng 12, 1972. Ảnh jettyimages.co.uk

Trong hoàn cảnh đất nước tan hoang như trên, tất nhiên là người dân miền Bắc phải lâm vào cảnh nghèo đói, đau thương, khốn khổ trăm bề và hết sức căm thù liên minh giặc ngoại xâm và bè lũ chính quyền tay sai của giặc ở miền Nam. Chính vì thế mà chính quyền và nhân dân miền Bắc cũng như nhân dân miền Nam cương quyết kiên trì theo đuổi cuộc chiến cho đến khi thành công. Nhờ vậy mà các phong trào phản kháng của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới chống lại chính quyền Mỹ can thiệp vào nội tình Việt Nam. Đồng thời, các gia đình người Mỹ có con em đang bị giam giữ trong các nhà tù ở miền Bắc và của các gia đình có con em bị đưa sang chiến đấu ở Việt Nam cũng đòi chính quyền Nixon phải nghiêm chỉnh nói chuyện với chính quyền miền Bắc để chấm dứt chiến tranh. Có như vậy thì (1) con em của họ (đang bị chính quyền Hà Nội giam giữ) mới hy vọng được phóng thích trở về với gia đình, và (2) thanh niên Hoa Kỳ không còn bị cưỡng bách gửi đi chiến đấu trong một cuộc chiến phi chính nghĩa để rồi tàn đời và mất xác ở một nơi xa lạ,  cách quê nhà của tới nửa vòng trái đât. Vì thế mà chính quyền Nixon mới phải nhượng bộ, chấp nhận những điều kiện do phái đoàn Việt Nam đưa ra tại Hội Nghi   Paris (1968-1973), theo đó thì chính quyền Mỹ phải rút hết quân đội về nước để cho người Việt Nam giải quyết những vấn đề của người Việt Nam. Nhờ vậy mà nhân dân ta mới hoàn thành được nhiệm vụ lịch sử đòi lại miền Nam từ trong tay Liên Minh Xâm Lược Mỹ -Vatican, đem lại thống nhất đất nước cho tổ quốc.

Như vậy, rõ ràng là sự hy sinh của toàn thể nhân dân miền Bắc quả thật là vô bờ bến. Nhờ vậy mà khi đất nước ta mới được thống nhất vào ngày 30/4/1975. Thế nhưng, cũng từ đó, dân ta lai phải đối đầu với thực trạng đất nước tan hoang bị tàn phá bởi một cuộcchiến vô cùng khốc liệt kéo dài tới 30 năm trời.

Có thể nói Việt Nam vào thời điểm sau ngày 30/4/1945 tan hoang và điều tàn gấp 100 lần nếu so với các nước Anh , Ái Nhĩ Lan, Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hòa Lan, và tất cả các quốc gia tham chiến trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Các quốc gia này chỉ trải qua có 6 năm chiến tranh, chỉ bị tàn phá bởi một số lượng vũ khi ít ỏi không bằng 1/20 số lượng vũ khi tàn phá đất nước Việt Nam. Hơn nữa, Việt Nam có diện tích nhỏ bé không bằng 1/10 tổng số diện tích của tất cả các quốc gia tham chiến trong thời Đệ Nhị Thế Chiến.  Khủng khiếp hon nữa, chẳng những quốc gia nhỏ bé của chúng ta bị tàn phá bằng những vũ khí hiện đại nhất, tàn độc nhất với một số lượng khổng lồ gần bằng 4 (bốn) lần tổng số bom  mà tất cả các nước tham chiến trong Đệ Nhị Thế Chiến sử dụng mà lại còn bị tàn phá bởi một số lượng khổng lồ vũ khí hóa học gọi là “chất độc Da Cam”. Chúng ta hãy nhìn vào hình ảnh tan hoang điêu tàn của các nước Âu Châu qua bản văn sử dưới đây,  rồi nhân gấp 100 lần để suy ra thảm cảnh nước ta vào thời điểm sau tháng 4/1975:

Sau chiến tranh, phần lớn các quốc gia Âu Châu bị tàn phá nặng nề. Nhiều ngàn dặm thiết lộ bị hư hại. Hầu hết các nhà ga xe lửa, xe đò, phi cảng và hải cảng bị phá hủy. Các nhà máy và các cơ sở kỹ nghệ hầu như bị tan nát hết cả. Nạn khan hiếm máy móc nông cơ cùng các dụng cụ và đồ phụ tùng kể cả nông súc để trang bị cho các nhà máy và các cơ sở khai thác nông nghiệp trở nên vô cùng trầm trọng. Nạn khan hiếm và thiếu hụt những tiện nghi tối thiểu và thực phẩm hầu như lan tràn khắp mọi nơi. Đồng ruộng đó đâ y cỏ hoang mọc kín. Nhiều khu đồng ruộng ngày xưa là những khu đồng lúa bát ngát mà nay đã biến thành những khu đồng cỏ hoang tàn. Âu Châu thiếu đến cả các sản phẩm hóa học, thiếu cả thuốc diệt trừ sâu rầy để bảo vệ hoa mầu.

Có thể nói rằng, sau chiến tranh, các quốc gia Âu Châu ở trong cảnh hoang tàn đổ nát. Nếu không có ngoại viện để trùng tu, phục hồi và xây dựng lại xứ sở, thì chắc chắn là nhân dân các nước này sẽ lâm vào cảnh đói lạnh ghê gớm!” Nguyễn Mạnh Quang, Đệ Nhị Thế Chiến Và Chiến Tranh Lạnh (Tacoma, WA: Tacoma, Public Schools, 1994), tr 186. .

Vì thế mà nhân dân ta còn phải tiếp tục phải thắt lưng buộc bụng để kiến thiết đất nước cũng như ổn định xã hội. Đồng thời, chính quyền và nhân dân ta còn phải chuẩn bị đối phó với những tình trạng như:

A.-/ Bị Hoa Kỳ thi hành chính sách cấm vận suốt 19 năm trời để bao vây kinh tế đất nước chúng ta. Dĩ diên là chính sách này của Hoa Kỳ đã làm cho dân ta vốn đã gặp phải muôn vàn khó khăn do bom đạn và vũ khí hóa học tàn phá (như đã nói ở trên) lại càng trở nên khốn khổ và khó khăn thêm bội phần.

B.-/ Bị quân cộng sản Pol Pót tấn công và tàn phá các tỉnh ven biên Viêt – Mên vào năm 1978 và bị khoảng 600 ngàn quân Trung Quốc Xâm lăng tiến vào đánh chiếm và tàn phá các tỉnh ven biên Việt –Hoa một cách hết sức dã man. Những hành động xâm lăng và dã man này làm cho đất nước chúng ta vốn đã tan hoang điêu tàn lại càng trở nên tan hoang, điều tàn hơn và dân ta lại càng gặp khó khăn gấp bội phần.

C.-/ Bọn qụa đen người Việt xúi giục giáo dân trong các xóm đạo nối loạn đánh phá chính quyền gần như liên tục khởi đầu từ năm 1976 với vụ nổi loạn tại Nhà Thờ Vinh Sơn, Sàigòn.

1. Vụ bạo loạn tại nhà thờ Vinh Sơn Sàigòn được Wikipedia nói rõ như sau:

“Vụ án nhà thờ Vinh Sơn là một vụ án bạo loạn chống chính quyền Việt Nam sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra tại nhà thờ Vinh Sơn, đường Trần Quốc Toản Sài Gòn (nay là đường 03 tháng 02, thành phố Hồ Chí Minh).

Đứng đầu là Nguyễn Việt Hưng, nguyên sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng hòa (theo tài liệu khác thì Nguyễn Việt Hưng chỉ là thượng sĩ[1], cố vấn là linh mục Nguyễn Hữu Nghị. .... Vụ Án Nhà Thờ Vinh Sơn, Wikipedia (https://vi.wikipedia.org/wiki/Vụ_án_nhà_thờ_Vinh_Sơn)

2.  Linh-mục Nguyễn Văn Lý nổi loạn ở giáo xứ Nguyệt Biều (Huế). Trong phiên tòa xử lý ông ta vào ngày 30/3/2007, ông Lý tỏ ra xấc xược, ngược ngạo và thiếu văn hóa trước vành móng ngựa.

3. Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xúi giục con chiên nổi loạn đánh phá tòa nhà công quyền tại số 142 Phố Nhà Chung, Hà Nội trong thời gian từ 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 với chiêu bài đòi chiếm lại khu đất này cho thế lực ngoại thù là Vatican.

4. Viên tổng giám mục này cùng với các Linh-mục Vũ Khởi Phụng, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Văn Thật, Nguyễn Hữu Vinh xúi giục một số giáo dân cuồng tín gây bạo loạn phá tường tràn vào chiếm đóng Công Ty May Chiến Thắng tại số 178 Đường Nguyễn Lương Bằng (Phường Đống Đa, Hà Nội) từ ngày 18/8/2008 cho đến ngày 22/9/2008.

5. Các linh mục Dòng Cứu Thế dùng lời lẽ ngang ngược (coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam) trong lá thư phúc đáp gửi ông Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội đề ngày 19/12/2008:

“Chúng tôi thấy rằng xét theo Giáo Luật của Hội Thánh Công Giáo, Hiến Pháp và Quy Luật của Dòng Chúa Cứu Thế, đồng thời cũng xét về phương diện mục vụ, các linh mục…. không vi phạm điều gì để phải bị “phê phán và giáo dục” và bị “điều chuyển khỏi địa phận thành phố Hà Nội”. (24) Trần Chung Ngọc, Tản Mạn Quanh Vài Chuyện Góp Ý Dự Thảo Sửa Đổi Hiến Pháp Năm 1992”. Nguồn: http://sachhiem.net/TCN/TCNts/TCNts066.php.

6. Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Nhơn (chủ tịch Hồi Đồng Giám Mục Việt Nam) sử dụng những lời lẽ ngang ngược, coi giáo luật đứng trên luật pháp Việt Nam khi viết văn thư số 10/GHVN đề ngày 25/9/2008 để trả lời bản văn thư số 1437/UBND-NC ngày 23/9/2008 của ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội.

7. Giáo dân ở xã An Bằng, Huế, lấn đất, lập bàn thờ cầu nguyện trái phép ở nhiều nơi ngoài khuôn viên Nhà Thờ, kéo dài từ đầu năm 2008 cho đến tháng 1/2009 vẫn còn.

An Bằng: giáo dân chiếm đất cầu nguyện trái phép http://sachhiem.net/XAHOI/xhL/LeMinhTuu.php

8. Ngày Chủ Nhật 18/5/2014, một cuộc biểu tình của “hàng ngàn giáo dân thuộc vùng Xã Đoài, bao gồm các xã Nghi Diên, Nghi Hòa, Hưng Trung... đã tuần hành trên các tuyến đường dẫn về nhà thờ Chính tòa Xã Đoài để phản đối hành động xâm lăng của Trung Quốc.” Nhà thờ chính tòa Xã Đoài thuộc giáo phận Nghệ An, dưới quyền cai quản của Giám Mục Nguyễn Thái Hợp. Điểm đặc biệt của cuộc biểu tình này là Ban Tổ Chức trương lên hàng trăm lá cờ  nửa trắng nửa vàng (cờ quốc gia Vatican), chứ tuyệt nhiên không có một lá quốc kỳ Việt Nam nào cả.

Ảnh binhtrung.org

Điều này chứng tỏ ban tổ chức đã lợi dụng đất nược đang bị cái họa cường lân từ phương Bắc đang lấn lướt và đe doạ đến sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc để công khai lộ ra bộ mặt thật “phản quốc truyền tử lưu tôn” của họ mà không còn e dè gì nữa. Đúng là “cháy già mới lòi ra mặt chuột” Chuyện biểu tình quái đản này được tác giả Nicolas Trần trình bày đầy đủ trong bài viết có nhan đề là “Cờ Bay! Cờ Bay” (Một Lá Cờ Vô Tổ Quốc, Một Lá Cờ Đã Chết, Và Một Lời Nói Dối Trắng Trợn) đề ngày 20/5/2014. Bài viết này có thể đọc online trên sachhiem.net: (http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuN/Namgiao.php).

9. Tại Mỹ Yên (Nghệ An): Sáng ngày 3/9/2013, trăm giáo dân đã kéo lên bao vây trụ sở UBND xã Nghi Phương (Nghi Lộc) gây sức ép với chính quyền đòi thả các đối tượng gây rối, hủy hoại tài sản của nhân dân (bị bắt từ ngày 22.5.2013). Nhóm người này còn có hành vi gây rối trật tự công cộng và giam giữ  trái phép cán bộ huyện Nghi Lộc và xã Nghi Phương.

10. Khối 8406 được cho ra đời vào ngày 8/4/2006 là do một nhóm tu sĩ và tín đồ Ca-tô thành lập với chủ tâm đánh phá chính quyền và dân tộc ta. Sách lược của họ là “mượn chiêu bài dân chủ” để làm cho đất nước bất ổn, dọn đường cho mưu đồ cướp chính quyền để phục hồi quyền lực và quyền lợi của Vatican. Nhìn vào các thành phần sáng lập viên cái đảng con chiên này dưới đây chúng ta sẽ thấy cái mưu đồ bất chính của Vatican hiện nay ở Việt Nam.

11. Vụ Nhà Thờ Tam Tòa, Hà Tĩnh (từ ngày 22/7/2009 kéo dài trong nhiều ngày):

12. Nhiều vụ khác như:

a.-/ Vụ Loan Lý, thuộc giáo phận Huế (14/9/2009 kéo dài trong nhiều ngày),

b.-/ Vụ Đồng Chiêm, thuộc giáo phận Hà Nôi (từ ngày 6/1/2010 kéo dài trong nhiều ngày),

c.-/ Vụ Cồn Dầu , Đà Nẵng (xẩy ra từ đầu tháng 5/5/2010).

d.-/ và còn nhiều vụ khác do bọn qua đen Đặng Hữu Nam (Giáo xứ, Phú Yên, Quỳnh Lưu Nghệ An), Nguyễn Đình Thục (Nghệ An), Nguyễn Duy Tân (Giáo xứ Thọ Hòa, Xuân Lộc, Đồng Nai) cầm đầu trong năm 2017.

Tất cả những vụ khởi loạn trên đây đều do các linh mục chủ mưu và khởi động. Có thể chúng tôi không biết hết được trong toàn quốc là có bao nhiêu khởi loạn bằng rất nhiều hình thức khác nhau như trên.

Vì đất nước tan hoang điêu tàn do chiến tranh cùng với những vụ nổi loạn do bọn quạ đen xúi giục con chiên gây nên như trên, tất cả đã khiến cho vấn đề ổn định xã hội, nâng cao dân trí, mở mang kinh tế gặp nhiều khó khăn, không thể tiến mau tiến mạnh như chínhh quyền và nhân dân ta mong muốn. Hậu quả là những kế sách tạo công ăn việc làm không thể đáp ưng được với nhu cầu dân số gia tăng quá mau.

(Cũng nên biết khi đất nước được thống nhất vào cuối tháng 4/1975, dân số nước ta chỉ có hơn 30 triệu dân, năm 2017, dân số Việt Nam tăng lên đến hơn 90 triêu người.).

Vì thế mà con số những người không có công ăn việc làm chiếm một tỉ lệ khá cao. Đây là nguyên nhân khiến cho (1) chính quyền phải lên kế hoạch xuất cảng lao động, và (2) có nhiều người ở miền Nam cũng như ở miền Bắc vượt biên và vượt biển với hy vọng có thể nhập cư vào các quốc gia tiên tiến để mưu sinh. Những người này được gọi là “những người tị nạn kinh tế”.

Vấn đề tị nạn kinh tế: Có thể vì quá mỏi mệt chịu đựng không biết bao nhiêu khó khăn và gian khổ trong suốt 30 năm chiến tranh, cho nên họ mới nghĩ rằng, (1) về phần họ, họ đã làm tròn nhiệm vụ của người trai thời loạn đối với dân tộc và đất nước, và (2) những bước đường tranh đấu tiếp theo, họ xin nhường lại các thế hệ tiếp theo. Vì thế mà khi thấy rằng phong trào vượt biển đi tị nạn kinh tế ở các nước kỹ nghệ tân tiến được giúp đỡ để sống đời thoải mái, họ (người dân miền Bắc) cũng đi theo phong trào này vượt biển đến Hồng Kông, gia nhập vào các nhóm người tị nạn kinh tế như cô Lynn Nguyễn nói ở trên.

Thực ra, không phải chỉ có Việt Nam (sau năm 1975) mới tìm đường đi tị nạn kinh tế, mà có rất nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả nhiều nước ở Âu Châu, Á Châu, đặc biệt là người dân Châu Mỹ La-tinh (Trung Nam Mỹ) chiếm tỉ lệ cao hơn hết, dù rằng người dân tại các quốc gia này đã được người Tây Ban Nha “khai hóa văn minh” và đem “Thiên Chúa Toàn Năng, Toàn Thiện” ban phước lành và Hồng Ân cho họ từ đầu thế kỷ 16. Vấn đề này đều được các nhà viết sử chân chính và các chứng nhân đương thời ghi nhận đầy đủ. Trong một bài báo có nhan đề là “Immigrants Still Pouring Into U.S." (đăng trong tờ The News Tribune, ấn bản phát hành ngày Thứ Sáu 7 tháng 11 năm 2003, tác giả Genaro C. Armas ghi nhận sự kiện này như sau:

"By the numbers.- The foreign population in the United States, the region of the World from which they arrived and the number who arrived between March 2000 and March 2003 according to an analysis of Census Bureau estimates by the Center for Immigration Studies. Totals might not exactly add up due to rounding:

Region

Total

2000-2003

Mexico

9,966,000

1,530,000

Canada

657,000

47,000

Central America

2,379,000

348,000

Caribbean

3,381,000

308,000

South America

2,120,000

379,000

Europe

4,500,000

440,000

East Asia

5,868,000

690,000

South Asia

1,596,000

332,000

Middle East

1,060,000

153,000

Sub-Saharan Africa

635,000

133,000

Oceania

1,215,000

174,000

Total [1]

33,471,000

2,534,000

(1) Genaro C. Armas, "Immigrants still pouring into U.S." The News Tribune (Tacoma, WA), Nov. 7, 2003: A9.

Vấn đề tị nạn chính trị. Đến đây, thiết tưởng cũng nên nói sơ qua về vấn đề này. Lịch sử cho thấy rằng, vấn đề tị nạn chính trị thường xẩy ra vào những buổi giao thời. Giao thời là thời gian giang sơn đổi chủ hay thay đổi chính quyền bằng bạo lực, bất kể là bạo lực bất chính, bất nhân, tranh quyền cướp nước, hay bạo lực cách mạng đạp đổ một bạo quyền tham tàn ác độc đem lại bình đẳng cho nhân dân, loại trừ bất công trong xã hội hay đòi lại chủ quyền độc lập cho dân tộc, hoặc tiêu diệt bọn lãnh chúa phong kiến, phản động, phản quốc tại các địa phương đem lại thống nhất cho đất nước. Giao thời cũng có nghĩa là thời điểm thay đổi chế độ và còn có thể gọi là “Thời Buổi Đổi Đời.”

Nhờ nghiên cứu lịch sử Hoa Kỳ và lịch sử thế giới, chúng tôi được biết rằng tại Âu Châu vào thế kỷ thứ 16, 17, 18,.. có hàng triệu người Âu Châu bỏ nước đến Mỹ Châu để tỵ nạn chính trị và bị kỳ thị tôn giáo. Tại Bắc Mỹ, sau Cách Mạng Hoa Kỳ thành công, những người trung thành với Đế quốc Anh cũng phải trốn khỏi Hoa Kỳ đi đến Gia Nã Đại (Canada) tỵ nạn. [xin đọc cuốn LỊCH SỬ HOA KỲ của chính tác giả Nguyễn Mạnh Quang do Nha Học Chánh Tacoma, WA xuất bản năm 1978, 1980, Chương X, Phần I tựa đề "CUỘC CÁCH MẠNG HOA KỲ ĐÃ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIA NÃ ĐẠI NHƯ THẾ NÀO?" ở link http://sachhiem.net/NMQ/LSHK/LSHK10.php]

 Dưới đây là một số những tài liệu khác nói về vấn đề tị nạn chính trị và tôn giáo:

1.-/ Trong Bài Học Chiến Tranh Việt Nam Nhìn Từ Hậu Trường Chính Trị Hoa Kỳ, Tác giả Lương Minh Sơn ghi nhận trong như sau:

Hoa Kỳ và Tôn Giáo: Đối với Hoa Kỳ, mặc dù là một đất nước được gây dựng trên nền tảng luân lý và đạo đức của niềm tin Thiên Chúa (Judeo-Christian), tổ tiên của người Mỹ là những người Âu Châu đã từng bỏ chạy qua đây để tránh sự ruồng bắt của Tòa Thánh La Mã trong thời kỳ “Inquistions”. Thành thử Hiến Pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm và tách rời mọi sự liên hệ về quyền lực giữa chính trị và tôn giáo, không phải chỉ vì trình độ ý thức chính trị cao mà còn là vì kinh nghiệm đau đớn có thật lúc trước. Nếu Hoa Kỳ cấm bang giao với Cộng Sản Trung Quốc trong 23 năm (1949-1972), với Cộng Sản Việt Nam 19 năm (1975-1994), vì không tương quan tên chính kiến và quyền lợi, thì Hoa Kỳ cũng đã từng cấm bang giao với Vatican 117 năm (1867-1984). Điều này cho thấy, trong thập niên 1950, Ngô Đình Diệm được Đức Hồng Y Spellman và các ủy viên Chính Trị Tôn Giáo của một số nhà thờ Mỹ đưa đi gặp một số giới chức Hoa Kỳ chẳng những phải bằng trường hợp bí mật để che giấu nhân dân Hoa Kỳ mà còn không thể nào hợp pháp được với Hiến Pháp Hiệp Chủng Quốc. Trong khi ông Diệm cho giới chức Hoa Kỳ biết rằng ông “tin tưởng vào Vatican và ông chống Cộng cực lực” thì năm 1960, Thượng Nghị Sĩ John F. Kennedy đã phải khẳng định với Phó Tổng Thống Richard Milhous Nixon và hàng chục triệu người Mỹ mọi quyết định của ông trên cương vị của một Tổng Thống Hiệp Chủng Quốc sẽ không thể nào bị chi phối bởi tôn giáo của ông. Lý do là vì Kennedy đang tranh cử để trở thành vị tổng thống đầu tiên và duy nhất của Hoa Kỳ cho đến ngày hôm nay là người Thiên Chúa Giáo La Mã trong một quốc gia mà gần 80 phần trăm dân số không phải là người có cùng giáo phái, và không có quyền bang giao với Vatican, [WAR ”Census of Religious Groups in The U.S”]. Lê Hữu Dản, Sự Thật – Đặc Xuân Đinh Sửu 1997 (Fremont, CA: Tự Xuất Bản, 1997), tr. 28.

2.-/ Sử gia Pierre Gaxotte viết trong sách The Age of Louis XIV như sau:

Ngày 18-10-1685, Vua Louis XIV ra lệnh hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes. Hành động này khiến cho hàng triệu người Tin Lành Huguenots phải bỏ cả cơ đồ sản nghiệp, bỏ cả quê hương đất tổ đi sống đời lưu vong nơi quê người đất khách, và hàng triệu tín đồ Tin Lành khác còn ở lại trong nước thì bị cưỡng bách phải theo đạo Ki-tô La Mã.” Pierre Gaxotte, The Age of Louis XIV (New York: The Macmillan Company, 1970), tr. 210-214.

[Chú thích về Sắc lệnh Nantes: Vua Henry IV, nước Pháp, cho ban hành Sắc Lệnh Nantes vào ngày 13/4/1598, công nhận quyền tự do tôn giáo của người dân Pháp (công nhận quyền tự do tôn giáo của người theo Tin Lành). Việc này làm cho Giáo Hội La Mã và tín đồ Da-tô ngoan đạo người Pháp bất bình và thù ghét nhà vua. Đây là nguyên nhân khiến cho nhà vua bị ám sát vào  ngày 14 tháng 5 năm 1610. Xem mục III.- CUỘC TRANH ĐẤU CHỐNG VATICAN CỦA NHÂN DÂN PHÁP, Phàn A.3.b]

Tác giả sách Age of Louis XIV dành hẳn Chương X với nhan đề là The Religious Struggles and the Revocation of the Edict of Nantes (từ trang 189 đến trang 154) trong đó có một đoạn nói về việc hủy bỏ Sắc-lệnh Nantes và hậu quả của nó như sau:

"Như vậy, vương quốc Pháp đã trở thành một quốc gia mà tôn giáo của nhà cầm quyền là tôn giáo của quốc gia. Chính sách bất khoan dung trở thành luật lệ khắp trong nước. Louis XIV đã tự hạ giá xuống tới mức độ tầm thường như những người khác. Mọi người trong nước Pháp đều nhìn thấy rõ sự suy thoái này. Việc hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes chẳng giải quyết được gì cả, trái lại, nó còn làm cho mọi sự việc trở thành bất ổn. Nhà vua cấm di cư ra khỏi nước, nhưng người ta vẫn ồ ạt bỏ nước ra đi.  ." Pierre Gaxotte, Sđd.,.tr. 211-212 - Nguyên văn: “The kingdom had thus once again become a state where the religion of the sovereign was the law. Intolerance was the rule almost everywhere: Louis XIV lowered himself to the level of the rest. This regression was enthusiastically hailed by all of France. But the revocation settled nothing, on the contrary, it unsettled things. The king forbade emigration, but emigration got under way.  .”

IV.- Cô Lynn Nguyễn: “Năm 2017, sau khi hòa bình đã được 42 năm, tại sao dân chúng lại lũ lượt ra đi qua Nga, Pháp, Đức làm nô lệ.

NMQ: Thắc mắc số 4 này có phần giống như thắc mắc số 3 trên đây.  

V.- Cô Lynn Nguyễn: “Tại sao du học sinh vẫn muốn ở lại nước ngoài?

Lời thắc mắc này đã được chúng tôi trình bày tương đối khá đầy đủ trong bài viết “Tại Sao Sinh Viên Quốc Tế Du Học Ở Mỹ Không Chịu Về Nước” (http://sachhiem.net/NMQ/NMQ68.php)

Không phải chỉ có sinh viên Việt Nam du học ở nước ngoài từ sau năm 1975 muốn ở lại nước ngoài, mà thời trước năm 1975, đã có rất nhiều sinh viên du học ở các nước Âu Mỹ tiên tiến giầu có cũng không muốn hồi hương, mà chỉ muốn ở lại kiếm việc làm rồi ở lại luôn ở nước người.

Cá nhân tôi cũng là du học sinh ở miền Nam thời trước năm 1975 do chương trình của Mỹ bảo trợ, đã chứng kiến các bạn bè tôi tìm đủ cách để ở lại Mỹ. Riêng tôi đã có gia đình nên không thể làm thế.  Những người sẵn sàng về nước là những người thuộc diện con ông cháu cha, biết chắc rằng khỉ hồi hương là có chức vụ cao trọng ở trong chính quyền như trường hợp các ông Hoàng Đức Nhã, Nguyễn Tiến Hưng, Nguyễn Ngọc Bích, Huỳnh Văn Lang, v.v... còn lại đều tìm hết mọi cách ở lại nếu có thể. Chỉ có điều là ngày trước, đa số du học sinh thường là được học bổng của USAID (do Mỹ viện trợ) để về Việt Nam phục vụ, cho nên việc ở lại là một điều khó thực hiện. Ngày nay du học sinh thường là tự túc cho nên không bị ràng buộc bởi các giao kèo tương tự.

Hy vọng rằng sau khi đọc xong, cô Lynn và độc giả sẽ có thể nhìn ra sự thực của vấn đề.  ./.

Nguyễn Mạnh Quang


Video đính kèm (bài nói chuyện kỳ 13):

Phần 1: Face Book sachhiem.net.us: Lời nói đầu, câu hỏi 1 và 2.

Phần 2: Face Book sachhiem.net.us: Câu hỏi 3, 4, 5. Hết

Cũng có thể xem trên youtube:

- Du Sinh Lynn Nguyễn, Phần 1: Một Số Điều

- Du Sinh Lynn Nguyễn, Phần 2: Tại sao có cuộc di cư vào Nam

- Du Sinh Lynn Nguyễn, Phần 3: Tại sao sau 1975, người miền Nam bỏ nước ra đi

- Du Sinh Lynn Nguyễn, Phần 4: Tại sao các du học sinh không về nước.